Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tài liệu BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2008 CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI VINPEARL doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.64 KB, 42 trang )

VINPEARL



1
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2008
CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI VINPEARL
I. LỊCH SỬ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1. Những sự kiện quan trọng:
Việc thành lập và chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần:
Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl tiền thân là Công ty TNHH Du lịch và Thương
mại Hòn Tre
được thành lập vào ngày 26/07/2006 với mức vốn Điều lệ ban đầu là 290 tỷ đồng.
Đến nay vốn Điều lệ của Công ty đã được nâng lên 1000 tỷ đồng, là một trong những Công ty sở
hữu và kinh doanh Khu du lịch, vui chơi giải trí hiện đại nhất tại Việt Nam.
Các sự kiện quan trọng khác:
- Ngày 25/04/2008: Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl đã tổ chức thành công
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2008 để thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
năm 2007, kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2007, phương hướng hoạt động năm 2008 và
lựa chọn Công ty kiểm toán là thành viên của Tổ chức kiểm toán quốc tế cho Công ty;
- Ngày 26/04/2008: Công ty đã vinh dự nhận được giải thưởng “Kiến trúc tiêu biểu Việt Nam
thời kỳ đổi mới” do Hội kiến trúc sư Việt Nam trao tặng.
- Ngày 02/09/2008: Thương hiệu Vinpearl vinh dự lần thứ 2 được nằm trong Top 100 thương
hiệu đoạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 trong tổng số 200 Doanh nghiệp đoạt giải của
năm.
Trải qua 6 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl đã
khẳng định thương hiệu của mình trong làng du lịch giải trí với các Khu du lịch, khu vui chơi giải
trí, nhà hàng, khách sạn 5 sao có quy mô rộng lớn, cao cấp, hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trong tương lai gần, Công ty chủ trương tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong các lĩnh vực
nói trên bằng việc tập trung vào thị trường khách hàng cao cấp kết hợp với khách hàng nội địa có
khả năng chi trả, tiếp tục đầu tư để


phát triển loại hình du lịch kết hợp nghỉ dưỡng tại đảo Hòn
Tre, đưa Vinpearlland trở thành Trung tâm Văn hóa – Du lịch – Giải trí cao cấp nhất Việt Nam
và đạt tiêu chuẩn quốc tế.
2. Quá trình phát triển
a. Ngành nghề kinh doanh
Năm 2008, Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl tiếp tục triển khai các ngành nghề
đã đăng ký kinh doanh để đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty, hiện nay các lĩnh vực chính của
Công ty theo giấy chứng nhận ĐKKD bao gồm:
* Kinh doanh nhóm ngành nghề liên quan đến Khách sạn, du lịch của Công ty:
VINPEARL



2
+ Kinh doanh du lịch sinh thái, làng du lịch, nhà hàng ăn uống;
+ Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa;
+ Kinh doanh vũ trường, Hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kinh doanh dịch vụ trò chơi điện
tử có thưởng dành cho người nước ngoài. Hoạt động vui chơi giải trí khác;
+ Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí thể thao: tennis, leo núi, lướt dù trên biển, cano,
thuyền buồm, thuyền chèo, lướt ván, môtô trượt nước;
+ Chiếu phim điện ảnh và phim video;
+ Dịch vụ giặt, là;
+ Mua bán thực phẩm tươi sống và chế biến, bia rượu, thuốc lá điếu sản xuất trong nước,
bán hàng lưu niệm và hàng bách hóa cho khách du lịch;
+ Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (không gây chảy máu);
+ Kinh doanh dịch vụ massage (tại Khu Du lịch Hòn Ngọc Việt);
* Kinh doanh nhóm ngành nghề liên quan đến Bất động sản của Công ty:
+ Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà có trang bị kỹ thuật đặc biệt;
+ Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy;

+ Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
* Kinh doanh nhóm ngành nghề khác phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của Công
ty:
+ Vận tải hành khách đường bộ;
+ Vận tải hành khách đường thủy;
+ Kinh doanh vận tải hành khách bằng cáp treo;
+ Đại lý bán vé máy bay, vé tàu, vé xe;
+ Mua bán vật tư ngành in, bao bì đóng gói thực phẩm;
+ Môi giới thương mại;
+ Nuôi trồng thủy sản;
+ Trồng rừng;
+ Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống;
b. Tình hình hoạt động
Vinpearlland là một tổ hợp bao gồm Khu du lịch, khu vui chơi giải trí có quy mô và hiện đại nhất
Việt Nam cùng với các nhà hàng, đặc biệt Khách sạn Vinpearl Resort & Spa là một trong những
VINPEARL



3
khu nghỉ dưỡng lớn nhất tại Việt Nam với 500 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 5 sao với đầy đủ tiện
nghi và dịch vụ cùng đẳng cấp.
Trong 2008, số lượng khách đến Vinpearlland đạt trên 732.000 người. Công viên giải trí
Vinpearl cùng hạng mục cáp treo đã trở thành một điểm đến, một phần trong tour du lịch Nha
Trang của các công ty du lịch trong và ngoài nước. Công suất sử dụng phòng của khách sạn
Vinpearl Resort & Spa trung bình trong 3 năm từ 2006 đến 2008 là 64%, vào những dịp Lễ Tết và
các ngày nghỉ, công suất phòng khách sạn Vinpearl Resort & Spa có thể đạt mức 100%.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho du lịch đã tạo cho Vinpearlland lợi thế đáng kể.
Từ năm 2006 đến nay Vinpearlland đã được lựa chọn là địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa-xã
hội lớn của cả nước, trong đó có các sự kiện tiêu biểu như Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2006, Hội

nghị cấp bộ trưởng và thứ trưởng ngành tài chính - du lịch, nằm trong khuôn khổ Hội nghị APEC
vào tháng 10 năm 2006, Cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Sao Mai 2007, Chương trình Duyên dáng
Việt Nam 16, Phần thi đặc biệt của cuộc thi Miss Earth 2007, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam và một
phần cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 2008.
Vinpearlland cung cấp các dịch vụ lưu trú và nghỉ dưỡng chất lượng 5 sao và các dịch vụ vui chơi
giải trí chất lượng cao cho các khách du lịch quốc tế và trong nước.
Với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất trong khu vực và chiến dịch quảng bá rộng rãi thông
qua các kênh truyền thông khác nhau và các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quan trọng tầm cỡ quốc
gia và quốc tế được tổ chức tại Vinpearlland vừa qua và sắp tới, Khách sạn Vinpearl Resort &
Spa có sức thu hút mạnh các du khách trong và ngoài nước mong muốn có nơi nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí có sản phẩm phong phú đáp ứng mọi nhu cầu và dịch vụ chu đáo.
Khách hàng của Khách sạn Vinpearl Resort & Spa khá đa dạng, Công ty khai thác cả nguồn
khách nội địa và khách quốc tế. Khách quốc tế chiếm bình quân 55% tổng số ngày khách, trong
đó phần lớn là khách đến từ các nước phát triển của châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), từ châu Âu và
châu Mỹ. Đây là nguồn khách có khả năng chi trả cao và ổn định của khách sạn được cung cấp
thông qua các công ty lữ hành và các đại lý du lịch quốc tế. Nguồn khách nội địa của khách sạn
chủ yếu là đối tượng khách có thu nhập cao, các thương gia hoặc các hội thảo, hội nghị khách
hàng của những doanh nghiệp lớn. Trong xu hướng phát triển chung của Việt Nam, nguồn khách
trong nước đến nghỉ tại khách sạn đang tăng nhanh, đặc biệt là những dịp cuối tuần, lễ tết hoặc
mùa hè.
Công suất sử dụng phòng của Khách sạn Vinpearl Resort & Spa liên tục tăng qua từng năm, cụ
thể là năm 2006 là 55% (tương đương 44.800 ngày phòng), năm 2007 là 68% (tương đương
62.000 ngày phòng) và năm 2008 là 65% (tương đương 95.600 ngày phòng). Đặc biệt khách sạn
luôn bị thiếu phòng trong các kỳ cao điểm như hè, lễ, tết, các ngày nghỉ cuối tuần.
Chi tiết về số lượt khách lưu trú tại khách sạn Vinpearl Resort & Spa được trình bày trong bảng
sau:
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
VINPEARL




4
Số khách % Số khách %
Số
khách
%
Số lượt khách Quốc tế 15.403 51,58 21.371 40,88 25.560 43,84
+ Khách Châu Á 4.140 26,88 4.877 22,82 5.528 21,63
+ Khách Châu Mỹ 3.777 24,52 5.253 24,58 4.992 19,53
+ Khách Châu Đại Dương 1.898 12,32 3.282 15,36 3.500 13,69
+ Khách Châu Âu 5.569 36,16 7.912 37,02 11.486 44,94
+ Khách Châu Phi 19 0,12 47 0,22 54 0,21
Số lượt khách trong nước 14.460 48,42 30.909 59,12 32.744 56,16
Tổng cộng 29.863 100 52.280 100 58.304 100,00
Nguồn Vinpearl
Chi tiết về số ngày khách lưu trú tại khách sạn Vinpearl Resort & Spa được trình bày trong bảng
sau:

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số
khách
%
Số
khách
%
Số
khách
%
Số ngày khách Quốc tế 57.453 62,73 75.899 54,73 112.392 65,75

Số ngày khách trong nước 34.129 37,27 62.779 45,27 58.540 34,25
Tổng cộng 91.582 100 138.678 100 170.932 100,00
Nguồn Vinpearl
Khách quốc tế chiếm bình quân khoảng 61% tổng số ngày khách, trong đó phần lớn là khách đến
từ các nước phát triển của châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), từ châu Âu và châu Mỹ với số ngày lưu
trú bình quân của khách quốc tế là 4 ngày. Đây là nguồn khách có khả năng chi trả cao và ổn định
được cung cấp thông qua các công ty lữ hành và đại lý du lịch quốc tế.
Khách nội địa của khách sạn chủ yếu là đối tượng khách có thu nhập cao, các thương gia hoặc
khách mời tham dự các hội thảo, hội nghị khách hàng của những doanh nghiệp lớn. Khách trong
nước đến nghỉ tại khách sạn Vinpearl Resort & Spa có xu hướng tăng lên, đặc biệt là vào những
dịp nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, tết hoặc vào mùa hè. Số ngày lưu trú bình quân của khách nội địa là 2
ngày.
Ngoài ra, nhờ khai thác tốt luồng khách nội địa đồng thời đưa ra chính sách giảm giá, khuyến mại
nên tỷ lệ thu nhập/doanh thu của Khách sạn không bị ảnh hưởng nhiều dù lượng khách có khả
năng chi trả giảm sút do ảnh hưởng của suy thoái và khủng hoảng kinh tế.
Với vị trí đắc địa cũng như sự đầu tư dài hơi và có tầm nhìn xa đã khiến cho Khách sạn Vinpearl
Resort & Spa có lợi thế lớn so với các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng khác trong cả nước cũng như
VINPEARL



5
trong khu vực. Chưa có khu du lịch, nghỉ dưỡng nào ở VN có qui mô, tầm cỡ và đầy đủ các dịch
vụ như Vinpearl Resort &.Spa. Chính những ưu thế đó đã cho phép Khách sạn Vinpearl Resort &
Spa tiếp tục xác định đối tượng khách hàng của mình là đối tượng khách có thu nhập cao, các
thương gia hoặc các hội thảo, hội nghị khách hàng của những doanh nghiệp lớn.
Bên cạnh hoạt động cho thuê phòng khách sạn, dịch vụ ăn uống tại khách sạn cũng chiếm tỷ trọng
khá cao trong tổng doanh thu thuần của Công ty. Năm 2006 doanh thu dịch vụ ăn uống đạt trên 38
tỷ Đồng, chiếm trên 30% tổng doanh thu thuần và năm 2007 đạt trên 51 tỷ Đồng, chiếm trên 30%
tổng doanh thu thuần. Năm 2008, doanh thu dịch vụ ăn uống tại khách sạn đạt trên 72 tỷ Đồng,

chiếm 25% tổng doanh thu thuần của Khách sạn và trên 15% doanh thu thuần toàn Công ty.
3. Định hướng phát triển
a. Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
- Phấn đấu đưa Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl phát triển không ngừng, từng
bước xây dựng và đưa Vinpearlland trở thành Trung tâm Văn hóa – Du lịch – Giải trí đạt tiêu
chuẩn hàng đầu của khu vực Châu Á.
- Phấn đấu đưa Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl trở thành một tập đoàn kinh
tế lớn mạnh với sự phát triển tổng lực từ nhiều hướng kinh doanh như kinh doanh khu du lịch
vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, sân golf tiêu chuẩn quốc tế và khu nghỉ dưỡng cao cấp,
và bất động sản.
b. Chiến lược phát triển trung và dài hạn.
* Hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách sạn và vui chơi giải trí
Thực hiện chiến lược xây dựng Vinpearlland trở thành Trung tâm Văn hóa – Du lịch – Giải trí cao
cấp và hiện đại nhất trong khu vực, đồng thời nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách du lịch, hiện Công ty đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Khách sạn 6 sao để sớm hoàn
thành Dự án Công viên Văn hóa và Du lịch Sinh thái Vinpearlland.
* Hoạt động tại Khách sạn Vinpearl Resort & Spa, và Công viên giải trí Vinpearl:
Cuối tháng 12 năm 2007 Công ty đã kết thúc việc nâng cấp toà nhà Executive và đưa vào đón
khách nhân dịp năm mới 2008, cùng với việc đưa vào sử dụng tòa nhà Deluxe từ tháng 8 năm
2007 đã nâng tổng công suất của khu khách sạn lên 500 phòng, do vậy doanh thu từ hoạt động
khách sạn năm 2008 tăng 70% so với năm 2007, và từ năm 2009 trở đi tăng trung bình khoảng
20%. Hơn nữa, do thu nhập của người dân tăng mạnh, nhu cầu vui chơi giải trí và nghỉ ngơi tại
các khu du lịch cao cấp cũng tăng nhanh.
Bên cạnh việc nâng cấp khu khách sạn, Công ty chính thức đưa Khu Thủy cung tại khu Công viên
giải trí Vinpearl vào hoạt động vào đầu năm 2008. Từ năm 2008, các dịch vụ của khu công viên
bắt đầu được khai thác toàn diện, đồng thời lượng khách đến nghỉ tại khách sạn gia tăng, do đó
lượng khách đến vui chơi tại khu vực này đã tăng lên đáng kể trong năm 2008. Thêm vào đó, hệ
VINPEARL




6
thống cáp treo cũng được đưa vào khai thác từ cuối tháng 3 năm 2007 nên doanh thu của khu
Công viên giải trí Vinpearl năm 2008 tăng 62% so với năm 2007.
* Hoạt động kinh doanh bất động sản và đầu tư tài chính
Bên cạnh việc nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, trong
thời gian qua Công ty cũng đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong chiến lược
phát triển của mình, Công ty cũng đã xác định đây chính là những hướng đầu tư mới nhằm đa
dạng hóa hoạt động kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và nhân lực hiện có và sẽ mang
lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
Tình hình thực thực hiện đầu tư các dự án đầu tư bất động sản được trình bày tại phần II mục 3
của báo cáo.
Tình hình thực hiện đầu tư tài chính dài hạn được trình bày tại phần II.1.b của báo cáo.
II. BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1. Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm (lợi nhuận, tình hình tài chính của
Công ty tại thời điểm cuối năm 2008).
a. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008
Đơn vị tính: 1.000 VND
CHỈ TIÊU
Báo cáo tài chính
riêng của
Công ty mẹ
Báo cáo tài chính
hợp nhất
Tổng doanh thu và thu nhập 660.040.638 627.828.666
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 470.265.059 470.651.078
+ Doanh thu hoạt động tài chính 186.246.227 153.648.237
+ Thu nhập khác 3.529.352 3.529.352
Tổng chi phí 589.597.393 599.576.932
Giá vốn hàng bán 321.896.864 322.120.341

Chi phí bán hang 42.560.105 42.505.367
Chi phí quản lý doanh nghiệp 36.018.941 36.470.699
Chi phí tài chính 188.706.261 198.065.302
Chi phí khác 415.222 415.222
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 70.443.245 28.251.734
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - 131.391
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
(1.143.340) (7.597.998)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
71.586.585 35.718.341
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số
-
(5.970.389)
VINPEARL



7
CHỈ TIÊU
Báo cáo tài chính
riêng của
Công ty mẹ
Báo cáo tài chính
hợp nhất
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ
71.586.585
41.688.730

Tổng số thuế và các khoản Công ty phải nộp cho Nhà nước năm 2008 10.012.915
Tổng số thuế và các khoản Công ty đã nộp vào ngân sách năm 2008 15.676.954


b. Tình hình tài chính của Công ty tại thời điểm 31/12/2008 và một số chỉ tiêu trọng yếu:
TÀI SẢN Số tiền (1.000 VND)
Tài sản ngắn hạn 972.946.062
Tiền và các khoản tương đương tiền 74.112.499
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 664.748.272
Các khoản phải thu ngắn hạn 216.765.689
Hàng tồn kho 12.077.727
Tài sản ngắn hạn khác 5.241.874

Tài sản dài hạn 2.197.014.120
Tài sản cố định 1.920.635.936
Tài sản cố định hữu hình 1.203.205.042
Tài sản cố định vô hình 89.232.206
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 628.198.688
Bất động sản đầu tư 21.479.904
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 166.429.282
Tài sản dài hạn khác 88.468.997

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 3.169.960.182

NGUỒN VỐN Số tiền (1.000 VND)
Nợ phải trả 1.976.314.371
Nợ ngắn hạn 438.884.913
Nợ dài hạn 1.537.429.458

VINPEARL




8
Nguồn vốn chủ sở hữu 1.069.568.292
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000.000.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 70.015.374
Nguồn kinh phí và các quỹ khác (447.082)

Lợi ích của cổ đông thiểu số 124.077.519

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3.169.960.182


c. T ình hình góp vốn đầu tư vào các Công ty khác
 Đầu tư vào các công ty con
- Công ty đã thành lập Công ty TNHH Một thành viên quản lý khách sạn Vinpearl. Vốn
điều lệ là 30 tỷ đồng, trong đó Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl nắm giữ
100% vốn chủ sở hữu của Công ty này. Hoạt động chủ yếu của Công ty TNHH Một thành
viên quản lý khách sạn Vinpearl là dịch vụ quản lý điều hành, tư vấn quản lý khách sạn,
khu du lịch.
- Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam Nha Trang. Vốn điều lệ
của Công ty này là 10 tỷ đồng, trong Công ty Vinpearl góp 80% vốn điều lệ, tương đương
8 tỷ đồng.
- Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần phát triển Thành phố Xanh. Vốn điều lệ của
Công ty này là 300 tỷ đồng, trong đó Công ty Vinpearl góp 70% vốn điều lệ, tương đương
210 tỷ đồng.
- Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Liên kết Đại Toàn
Cầu. Vốn điều lệ của Công ty này là 350 tỷ đồng, trong Công ty Vinpearl góp 70% vốn
điều lệ, tương đương 210 tỷ đồng.
- Tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH Du lịch Sinh thái Nam Qua. vốn điều lệ của
Công ty này là 110 tỷ đồng, trong Công ty Vinpearl góp 80% vốn điều lệ, tương đương 88
tỷ đồng.

Số vốn đã góp lũy kế tại 31/12/2008: 0 đồng;
 Đầu tư vào các công ty liên doanh liên kết
- Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Vận tải Hoàng Long Nha Trang. Vốn điều
lệ của Công ty này là 20 tỷ đồng, trong đó Công ty Vinpearl sở hữu 50% vốn điều lệ,
tương đương 10 tỷ đồng. Trong năm 2008 Công ty đã chuyển nhượng toàn bộ vốn sở hữu
tại Công ty này.
VINPEARL



9
- Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Bất động sản Thanh Niên. Vốn điều lệ của
Công ty này là 280 tỷ đồng, trong đó Công ty Vinpearl đăng ký góp 20% vốn điều lệ,
tương đương 56 tỷ đồng.
- Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Vinpearl Hội An. Vốn điều
lệ của Công ty này là 300 tỷ đồng, trong đó Công ty Vinpearl đăng ký góp 50% vốn điều
lệ, tương đương 150 tỷ đồng. Trong năm 2008, Công ty đã chuyển nhượng 20% quyền
góp cho đối tác khác, số vốn đăng ký góp còn lại là 30% tương đương 90 tỷ đồng.
- Công ty nhận chuyển nhượng 1.100.000 cổ phần của Công ty Cổ phần Tư vấn và Quản lý
xây dựng Vincom với số tiền bằng mệnh giá để trở thành cổ đông sáng lập và nắm giữ
20% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Tư vấn và Quản lý xây dựng Vincom.
- Mua 847.800 cổ phần Công ty CP Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng, chiếm 29% vốn điều lệ
của Công ty này là 29,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2008 Công ty còn mua cổ phần để đầu tư vào một số công ty khác như
sau:
- Mua thêm 487.700 cổ phần Công ty Cổ Phần Du lịch Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí
Minh nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần ở Công ty này từ 9,8% lên 25,28% vốn điều lệ. vốn điều
lệ của Công ty này là 31,5 tỷ đồng;
- Mua 212.520 cổ phần Công ty Cổ Phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội chiếm 7,08% vốn
điều lệ của Công ty này là 30 tỷ đồng;

- Tham gia góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng Thuận Phong , trong
đó Công ty Vinpearl đăng ký góp 300.000 cổ phần, chiếm 3% vốn Điều lệ của Công ty Cổ
phần Phát triển Năng lượng Thuận Phong;
- Góp vốn đầu tư vào dự án hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Cơ
khí Hà Nội và các đối tác khác để chuẩn bị thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển
Thành phố Hoàng Gia (Royal City JSC) với số tiền 58.333.332.000 đồng.
* Khoản nợ dài hạn.
- Công ty đang vay Chi nhánh Ngân Hàng đầu tư và Phát triển Khánh Hòa để đầu tư cho
các dự án tại Đảo Hòn Tre, với tổng số dư nợ vay dài hạn đến thời điểm 31/12/2008 là:
559.924.878.913 VNĐ
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng Cổ Đông ngày 26 tháng 11 năm 2007 về việc phát hành
trái phiếu theo hình thức riêng lẻ, tổng khối lượng phát hành là 2.000 tỷ đồng, thời hạn từ 3
đến 5 năm để đầu tư Dự án Khu biệt thự và Sân golf Vinpearl tại Đảo Hòn Tre – Phường Vĩnh
Nguyên – Thành phố Nha Trang. Công ty đã hoàn tất phát hành đợt 1 vào ngày 06/05/2008
với số lượng 1.000 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng. Số
Trái phiếu này được Ngân hàng BIDV Quang Trung thu xếp, tư vấn và toàn bộ đã được bán.
Trái phiếu phát hành bao gồm 500 trái phiếu có kỳ hạn 3 năm với lãi suất cố định là 15%/năm
VINPEARL



10
và 500 trái phiếu có kỳ hạn 5 năm với lãi suất cố định là 16%/năm. Lãi trái phiếu được trả
hàng năm vào ngày phát hành trái phiếu
2. Tình hình thực hiện so với kế hoạch (tình hình tài chính và lợi nhuận so với kế hoạch)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu KH năm 2008 Thực hiện 2008 So sánh
Doanh thu thuần 673.000 624.299 (48.701)
Chi phí HĐKD 493.000 599.162 106.162
Thu nhập khác 4.000 3.114 (886)

Lợi nhuận sau thuế 184.000 41.689 (142.311)
- Doanh thu: Doanh thu thực tế năm 2008 giảm so với kế hoạch 48.701 triệu đồng (tương ứng
7,24%), nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, thời tiết năm 2008 không
thuận lợi nên lượng khách đến Khu công viên giải trí Vinpearl giảm đáng kể so với kế hoạch.
- Chi phí hoạt động kinh doanh: Chi phí thực tế cao hơn kế hoạch 106.162 triệu đồng (tương ứng
21,53%). Nguyên nhân:
+ Phần lớn giá nguyên vật liệu đầu vào đều tăng, đặc biệt là giá nhiên liệu và thực phẩm.
+ Chi phí vay vốn tăng cao: khi xây dựng kế hoạch, lãi suất vay vốn được sử dụng để tính toán
cho khoản vay ngoại tệ đô la là 6,5%/năm và khoản vay tiền Việt Nam là 10,5%/năm. Thực tế
lãi suất vay vốn Công ty phải trả cho đô la tương đương 9,5%/năm và tiền Việt Nam là
17,5%/năm.
+ Chi phí quảng bá, marketing trong năm phát sinh lớn.
Từ những nguyên nhân chính trên đây làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty không
đạt được kế hoạch đề ra.
3. Những thay đổi chủ yếu trong năm
Năm 2008 là năm đặc biệt đối với quá trình phát triển của Công ty cổ phần Du lịch và Thương
mại Vinpearl với hàng loạt các sự kiện quan trọng như:
- Công ty đã niêm yết 100 triệu cổ phiếu của Công ty tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh
- Công ty đã chính thức đưa công trình Thủy cung đi vào hoạt động từ 31/01/2008.
Công ty đã hoàn tất phát hành đợt 1 vào ngày 06/05/2008 với số lượng 1.000 trái phiếu mệnh giá
1 tỷ đồng/trái phiếu với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng. Từ đó, tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng
lên tương ứng.
Bên cạnh việc tiếp tục khai thác nguồn khách Du lịch vui chơi và giải trí kết hợp nghỉ dưỡng
trong khu du lịch Vinpearlland, khách sạn Vinpearl Resort & Spa, Vinpearl cũng đẩy mạnh tiến
VINPEARL



11

độ triển khai các Dự án trọng điểm mở ra những hướng kinh doanh mới, cụ thể trong lĩnh vực bất
động sản như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng Khu biệt thự và sân golf Vinpearl:
Được đầu tư xây dựng tại khu biển Đầm Già với quy mô xây dựng là 1.655.214 m
2
diện tích mặt
đất và 766.752 m
2
diện tích mặt biển với tổng giá trị đầu tư lên đến 2.174.300 triệu đồng trong đó
hạng mục chính là khu biệt thự cao cấp và khu sân Golf 18 lỗ.
Dự án Khu biệt thự và sân golf Vinpearl gồm các biệt thự cao cấp để bán hoặc cho thuê và một
sân golf 18 lỗ sẽ được triển khai trên diện tích đất quy hoạch là 165 ha. Khi hoàn tất, Dự án Khu
biệt thự và sân golf Vinpearl cùng với các dự án của Vinpearl đã được triển khai tại Hòn Tre sẽ
tạo nên một tổ hợp nghỉ dưỡng, giải trí lớn và độc đáo của khu vực Đông Nam Á.
Công ty sở hữu 100% Dự án Khu biệt thự và sân golf Vinpearl này và đã nhận được Giấy chứng
nhận đầu tư do Ủy ban Nhân dân Tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu vào ngày 21 tháng 12 năm 2007.
Tổng vốn đầu tư đăng ký của Dự án Khu biệt thự và sân golf Vinpearl là 497.469 triệu Đồng.
Phương án đầu tư ban đầu của Dự án Khu biệt thự và sân golf Vinpearl là xây dựng sân golf và
các công trình phụ trợ kèm theo đạt tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu
biệt thự để khai thác kinh doanh.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả, Công ty Vinpearl đã điều chỉnh phương án đầu tư không chỉ xây
dựng cơ sở hạ tầng mà còn xây dựng và hoàn thiện biệt thự để khai thác kinh doanh với số vốn
đầu tư điều chỉnh là 2.174.259 triệu đồng. Và ngày 22 tháng 10 năm 2008, Ủy ban Nhân dân Tỉnh
Khánh Hòa đã cấp Giấy chứng nhận Đầu tư Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư nói trên cho phép
điều chỉnh tăng vốn để thực hiện Dự án Khu biệt thự và sân golf Vinpearl.
Các dự án đầu tư tiềm năng khác:
- Dự án Thành phố Xanh
Ngày 26 tháng 10 năm 2007, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản số
7328/UBND-ĐTMT cho phép Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên Xung phong là chủ đầu
tư đầu tư xây dựng Khu dân cư – công viên cao cấp Phước Thiện tại phường Long Thạnh Mỹ và

phường Long Bình, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh được hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư
Bất động sản miền Nam (Vincom Sài Gòn) và Vinpearl để thành lập một công ty cổ phần để đầu
tư xây dựng Khu dân cư – công viên cao cấp Phước Thiện tại phường Long Thạnh Mỹ và phường
Long Bình, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, được biết đến với tên gọi “Dự án Thành phố Xanh”.
Sau khi có chấp thuận về mặt nguyên tắc của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, Công
ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên Xung, Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản miền Nam và
Vinpearl đã thành lập Công Ty Cổ Phần Phát Triển Thành Phố Xanh (với Giấy Chứng Nhận
Đăng Ký Kinh Doanh số 41033008366 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp
ngày 8 tháng 11 năm 2007, thay đổi lần thứ ba ngày 15/12/2008) để phát triển Dự án Thành phố
Xanh. Vốn điều lệ của Công Ty Cổ Phần Phát Triển Thành Phố Xanh là 300 tỷ Đồng, trong đó
Vinpearl nắm giữ 70% vốn điều lệ.
VINPEARL



12
Ngày 15/10/2008, UBND TP.Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 4372/QĐ-UBND của về việc
thu hồi đất để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư xây dựng khu dân cư và
Công viên Phước Thiện tại Quận 9 - TP.HCM và giao cho Công ty Cổ phần Phát triển Thành phố
Xanh làm chủ đầu tư, các bên liên quan có trách nhiệm như sau:
* UBND Quận 9 có trách nhiệm:
- Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, thực hiện
công bố cho các hộ dân có đất thu hồi trong phạm vi dự án theo quy định.
- Sau khi đủ thời gian công bố, ban hành quyết định thu hồi đất đối với từng thửa đất của các
hộ gia đình, cá nhân và thực hiện bồi thường giải phòng mặt bằng theo quy định.
- Phối hợp với các chủ đầu tư dự án thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định.
* Công ty Cổ phần Phát triển Thành phố Xanh: Phối hợp với UBND Quận 9 thực hiện bồi
thường, hỗ trợ tái định cư theo các quy định của Nhà nước.
Hiện Công ty Cổ phần Phát triển Thanh phố xanh đang triển khai đền bù giải tỏa đồng thời phối
hợp với UBND Quận 9 lập ban bồi thường giải toả cho dự án, thuê tư vấn thẩm định giá đất và

tiến hành các thủ tục lập phương án bồi thường tổng thể, thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư
theo quy định tại Quyết định số 4372/QĐ-UBND ngày 15/10/2008 của UBND TP. Hồ Chí Minh;
- Dự án Công viên văn hóa và du lịch sinh thái Vinpearlland.
Nhanh chóng hoàn thiện các hạng mục còn lại của dự án Công viên văn hóa và du lịch sinh thái
Vinpearlland để đưa vào hoạt động như chính thức đưa Khu thủy cung vào hoạt động tại Khu
Công viên vui chơi và giải trí Vinpearl. Thương hiệu Vinpearlland được nhắc đến như một điểm
du lịch không thể thiếu của Khách du lịch khi đến TP biển Nha Trang. Tỷ lệ bán phòng của
Vinpearl Resort & Spa liên tục giữ ở mức rất cao. Bên cạnh đó quan hệ đối tác với các Công ty
Thương mại và các Đại lý du lịch trong và ngoài nước không ngừng phát triển. Các công ty lớn và
tầm cỡ trong nước/nước ngoài liên tục chọn Công ty làm nơi tổ chức sự kiện hoặc nghỉ dưỡng cho
nhân viên và đối tác. Các sự kiện lớn như Hoa Hậu Việt Nam 2006, Duyên Dáng VN 2006, chung
kết Tiếng hát truyền hình Sao Mai 2007, Hoa Hậu Thế Giới Người Việt 2007, phần thi đặc biệt
cuộc thi Hoa Hậu Trái Đất 2007, một phần của Cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ năm 2008 được diễn
ra tại đây một lần nữa khẳng định tầm vóc và qui mô đẳng cấp quốc gia và quốc tế của
Vinpearlland.
Với kế hoạch xây dựng Vinpearlland thành quần thể du lịch nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu
không chỉ của Nha Trang và Việt Nam mà còn là của khu vực và thế giới, ngoài việc không
ngừng đầu tư và nâng cấp phát triển các sản phẩm du lịch tầm cỡ quốc tế, Công ty còn có kế
hoạch phát triển mạng lưới tiếp thị và bán hàng ra các nước thông qua việc không ngừng mở rộng
mạng lưới các đại lý du lịch tại các thị trường tiềm năng tại các nước trên thế giới, các văn phòng
tiếp thị và bán bán hàng tại các nước có thị trường tiềm năng. Việc tiếp thị & quảng cáo cũng sẽ
được tiến hành với tầm nhìn xa qua các kênh tiếp thị và truyền thông quốc tế cũng như các hình
thức tiếp thị và truyền thông hiện đại qua các kênh mới.
VINPEARL



13
Định hướng cụ thể của Công ty trong hoạt động Marketing như sau:
o Phát triển và mở rộng thị trường du lịch nội địa bằng cách đánh mạnh vào khả năng thị

trường Du lịch nội địa trong nước, nhu cầu của Khách du lịch nội địa thường đi du lịch vào
mùa hè nên có thể giảm giá phòng vào mùa thấp điểm này. Công ty cũng hướng tới mục tiêu
vào các đối tượng khách nội đia đi hội họp & nghỉ ngơi vì các Công ty thưởng nhân viên/
đối tác bằng các chuyến du lịch ngắn ngày.
o Hợp tác với các hãng hàng không Quốc tế: Việc hợp tác với các hãng hàng không giá rẻ vô
cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của Công ty. Ngoài hãng Hàng không Vietnam
Airline hoạt động trên toàn quốc, thì việc hợp tác với hãng Hàng không Pacific với tuyến
đường bay giá rẻ từ TP Hồ Chí Minh đi Nha Trang đã làm tăng lượng khách du lịch đến
Nha Trang đáng kể. Vì vậy chính sách hợp tác với các hãng hàng không vô cùng quan trọng
để giảm thiểu chi phí Tour cho khách du lịch là điều đáng quan tâm. Việc hợp tác với
chương trình Bông sen vàng của Hãng hàng không Việt Nam để tích lũy điểm khi đặt phòng
khách sạn hoặc đặt phòng các resort cho khách hàng là một trong những chương trình
khuyến mãi được đặt ra.
o Bán hàng trực tuyến: Cùng với việc bùng nổ thông tin trên thế giới là việc kinh doanh và
bán hàng trực tuyến qua mạng đang là một phương thức tiếp cận mới với khách hàng trong
thời gian vừa qua, nên không thể coi thường cách bán hàng trực tuyến này vì đây là 01 kênh
kinh doanh quan trọng để tăng lượng khách du lịch trong và ngoài nước.
o Ngoài việc hợp tác trên, cần quan tâm đến việc hợp tác với các công ty tổ chức sự kiện trong
nước nhằm giới thiệu cho họ về khách sạn nhằm mục đích quảng cáo và nâng cao thương
hiệu của Công ty. Hoặc cũng có thể hợp tác với các bệnh viện quốc tế để tổ chức các tour du
lịch kết hợp chữa bệnh, nghĩ dưỡng và phục hồi thể lực của khách du lịch khi tham quan và
nghỉ dưỡng tại khu du lịch của Công ty.
o Hợp tác với các khách sạn tại Thành phố/Chung cư cao cấp: Việc hợp tác với các khách sạn
trong và ngoài nước là một chiến lược phát triển ổn định lâu dài của công ty. Hoặc tổ chức
các cuộc thi như hội thi golf kết hợp với nghỉ dưỡng nhằm mục đích thu hút khách du lịch
đến tham quan và thi đấu các Khu du lịch của Công ty.
o Việc tổ chức bán hàng khuyến mãi hàng tháng cũng là một trong những chính sách lớn của
Công ty thu hút khách du lịch trong thời gian vừa qua và sắp tới.
III. BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC
1. Báo cáo tình hình tài chính

a. Khả năng sinh lời, khả năng thanh toán
Với nguồn thu chủ yếu là kinh doanh khách sạn, dịch vụ vui chơi giải trí và các hoạt động kinh
doanh khác, Công ty đã tạo được nguồn khách hàng ổn định với công suất sử dụng phòng khách
sạn bình quân năm là 68% và và số lượt khách đến khu vui chơi giải trí gần 750.000 khách.
VINPEARL



14
Những chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2008:
STT Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Kỳ trước Kỳ báo cáo
1 Cơ cấu tài sản
%
- Tài sản dài hạn / Tổng tài sản

83,54

69,31
- Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản 16,44 30,69
2 Cơ cấu nguồn vốn
%
- Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 42,08 62,35
- Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 57,92 37,65
3 Khả năng thanh toán
Lần
- Khả năng thanh toán hiện hành 2,38 1,60
- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,57 2,22

- Khả năng thanh toán nhanh 0,63 0,17
4 Tỷ suất lợi nhuận
%
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản 4,74 2,41
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần 17,33 6,64

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / Nguồn vốn chủ
sở hữu 8,19 3,90

b. Phân tích những biến động về kết quả hoạt động kinh doanh (những thay đổi lớn so với dự
kiến và nguyên nhân dẫn đến biến động).
Chỉ tiêu
Doanh thu năm
2007 (Triệu VND)
Doanh thu năm
2008 (Triệu VND)
So sánh
Kinh doanh khách sạn 170.869 289.864 118.995
Khu vui chơi giải trí Vinpearl 105.534 170.654 65.120
Kinh doanh bất động sản 96.736 - (96.736)
Hoạt động tài chính 82.398 153.648 71.250
Hoạt động khác 30.158 13.663 (16.495)
Tổng cộng 485.695 627.829 142.134
- Năm 2008 khách sạn Vinpearl Resort & Spa đi vào hoạt động ổn định, đồng thời Công ty đã
chính thức đưa công trình thủy cung (một hạng mục của dự án Công viên văn hóa và du lịch
sinh thái Vinpearlland) đi vào hoạt động từ 31/01/2008 nên tổng doanh thu các dịch vụ kinh
doanh khách sạn và Khu vui chơi giải trí đã tăng mạnh từ 276 tỷ đồng năm 2007 lên trên 460
tỷ đồng năm 2008. Mặc dù doanh thu tăng rất cao, tuy nhiên do ảnh hưởng khủng hoảng kinh
VINPEARL




15
tế, thời tiết năm 2008 không thuận lợi nên lượng khách đến Vinpearl giảm so với dự kiến, làm
cho doanh thu trong năm giảm so với kế hoạch đặt ra.
- Hoạt động kinh doanh bất động sản và hoạt động tài chính trong năm 2007 đã mang lại cho
Công ty khoản lợi nhuận đáng kể. Trong khi đó, năm 2008 Công ty không chuyển nhượng bất
động sản, chi phí vay vay tăng rất cao nên các hoạt động này không mang lại lợi nhuận cho
Công ty.
c. Giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12 của năm báo cáo
Tổng giá trị tài sản của Công ty theo sổ sách tại thời điểm 31/12/2008 là: 3.169.960.182.203 VNĐ
d. Những thay đổi về vốn
Thực hiện Nghị quyết Đại hội cổ đông ngày ngày 26 tháng 11 năm 2007 về việc phát hành trái
phiếu theo hình thức riêng lẻ, tổng khối lượng phát hành là 2.000.000.000.000 VND, thời hạn từ 3
đến 5 năm để đầu tư dự án Khu biệt thự và Sân golf Vinpearl tại đảo Hòn Tre – Phường Vĩnh
Nguyên – Thành phố Nha Trang. Công ty đã hoàn tất phát hành đợt 1 vào ngày 06/05/2008 với số
lượng 1.000 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng. Từ đó, tài sản
và nguồn vốn của Công ty tăng lên tương ứng. Toàn bộ số trái phiếu này là trái phiếu không
chuyển đổi
e. Tổng số cổ phiếu theo từng loại (cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi )
Toàn bộ cổ phiếu của Công ty hiện là cổ phiếu thường.
f. Tổng số trái phiếu đang lưu hành theo từng loại (trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu
không thể chuyển đổi )
Thực hiện Nghị quyết của ĐHCĐ và HĐQT về việc phát hành Trái phiếu doanh nghiệp trung và
dài hạn với khối lượng lên tới 2.000 tỷ đồng theo hình thức phát hành riêng lẻ, trong năm 2008,
công ty đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cần thiết và chính thức phát hành thành công Trái phiếu đợt 1
vào ngày 6/5/2008 với khối lượng 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 và 5 năm để tài trợ cho các dự án bất
động sản Công ty đã, đang và chuẩn bị triển khai. Đồng thời Công ty cũng chuẩn bị hồ sơ tài liệu
cho đợt phát hành thứ 2 dự kiến sẽ chào bán vào đầu năm 2009.
g. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành theo từng loại.

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 100.000.000 cổ phiếu phổ thông.
h. Số lượng cổ phiếu dự trữ, cổ phiếu quỹ theo từng loại (nếu có).
Không có
i. Cổ tức/ lợi nhuận chia cho cổ đông:
Công ty sẽ chi trả cổ tức theo quy định tại Điều lệ của công ty và theo quyết định của ĐHĐCĐ.
2. Báo cáo kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm như sau:
VINPEARL



16
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu KH năm 2008 Thực hiện 2008 So sánh
Doanh thu thuần 673.000 627.413 (45.587)
Chi phí 489.000 599.162 110.162
Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ 184.000 41.689 (142.311)
Mặc dù doanh thu hoạt động kinh doanh du lịch và vui chơi giải trí có sự tăng trưởng khá cao,
nhưng do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thời tiết trong năm không thuận lợi nên
đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:
- Lượng khách đến Vinpearl giảm so với dự kiến khi xây dựng kế hoạch, từ đó doanh thu thực
hiện năm 2008 là 624,3 tỷ đồng, thấp hơn kế hoạch đề ra là 45,587 tỷ, tương đương 6,77% kế
hoạch.
- Chi phí hoạt động kinh doanh: Chi phí thực tế cao hơn kế hoạch 110,162 tỷ đồng (tương ứng
22,53%). Nguyên nhân:
+ Phần lớn giá nguyên vật liệu đầu vào đều tăng, đặc biệt là giá nhiên liệu và thực phẩm.
+ Chi phí vay vốn tăng rất cao: khi xây dựng kế hoạch, lãi suất vay vốn được sử dụng để tính
toán cho khoản vay ngoại tệ đôla là 6,5%/năm và khoản vay tiền Việt Nam là 10,5%/năm.
Thực tế lãi suất vay vốn Công ty phải trả bình quân trong năm cho đồng đôla tương đương
9,5%/năm và tiền Việt Nam là 18%/năm.

Với những khó khăn của nền kinh tế nói chung, đạt được kết quả kinh doanh như trên là sự nỗ lực
đáng trân trọng của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty. Hội đồng quản tri
ghi nhận sự nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.
3. Những tiến bộ Công ty đã đạt được:
a. Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách quản lý
Để đảm bảo đáp ứng được sự phát triển Công ty về phạm vi và quy mô, tính đến ngày 31/12/2007
tổng số lao động của Công ty là ngày 31/12/2008 là 1.413 nhân viên (không kể số lao động theo
thời vụ). Trong đó:
Trình độ người lao động
Số lượng (người)
Đại học và sau đại học 241
Cao đẳng và Trung câp 226
Phổ thông 946
Tổng cộng 1.413
Chiến lược phát triển nhân sự của Ban lãnh đạo công ty là xây dựng, giữ gìn và không ngừng phát
triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, nhằm mang lại các sản phẩm, dịch
VINPEARL



17
vụ du lịch đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất, đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho du
khách trong và ngoài nước
Xây dựng một môi trường làm việc ổn định, lâu bền, sáng tạo, hiệu quả và đầy nhiệt huyết, cạnh
tranh và nhiều triển vọng cho sự thăng tiến với thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt nhất. Xây
dựng một đội ngũ CBCNV giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp tốt ngoại ngữ,
có kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp và biết làm hài lòng khách hàng đồng thời không ngừng huấn
luyện, đào tạo nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng dịch
vụ quốc tế.
Để thực hiện chiến lược này, công ty đã xây dựng và không ngừng cải tiến chính sách lương,

thưởng, chế độ phúc lợi, tuyển dụng và đào tạo có tính cạnh tranh cao, thu hút được lao động có
chất lượng từ thị trường lao động trong và ngoài nước. Đồng thời, công ty luôn quan tâm tạo môi
trường và điều kiện làm việc tốt nhất, đảm bảo tính công bằng và cơ hội phát triển tối đa khả năng
và sức sáng tạo của mỗi cá nhân.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực luôn được đề cao tại Công ty Vinpearl.
Ngân sách đào tạo hàng năm vào khoảng 2% của tổng quỹ lương và Công ty Vinpearl có các
Phòng Đào tạo chuyên trách từng khu vực, đảm bảo tính hiệu quả của công tác đào tạo.
Ngoài ra, Công ty cũng luôn quan tâm chú trọng đến đời sống tinh thần của tập thể cán bộ nhân
viên trong công ty thông qua các hoạt động như: Tổ chức sinh nhật, thi đấu thể thao, hội diễn văn
nghệ, hội thi khéo tay, tham quan nghỉ mát, thăm hỏi nhân viên ốm đau, thai sản…Hàng năm,
Công ty tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Công ty, thành lập Tập đoàn, các lễ hội
nhân dịp Tết Trung thu, quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Quốc tế phụ nữ 8/3,
Noel, Tết nguyên đán…vv. Thông qua các hoạt động tập thể được tổ chức xuyên suốt trong năm,
Công đoàn Công ty cùng Ban văn thể đời sống đã phát huy tối đa vai trò không những trong việc
đảm bảo đời sống tinh thần mà còn bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của cán bộ nhân viên trong
toàn Công ty.
Bằng nỗ lực của Ban Lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty, Vinpearl đã gặt hái
được rất nhiều thành công. Với những đóng góp cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành
du lịch tỉnh Khánh Hòa nói riêng, Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl đã khẳng
định được vị trí là một thương hiệu mạnh trong và ngoài nước. Vinpearl đã nhiều lần vinh dự
nhận được bằng khen của nhà nước và tỉnh Khánh Hòa và các giải thưởng khác điển hình như:
-
Bằng khen của Bộ Ngoại Giao về thành tích suất sắc trong sản xuất, kinh doanh và góp phần
xây dựng quê hương đất nước.
- Giấy chứng nhận xác lập kỷ lục Tuyến cáp treo vượt biển dài nhất Việt Nam.
- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa về thành tích phục vụ lễ kỷ niêm 30 năm
giải phóng Khánh Hòa và Festival biển 2005.
- Công ty đã vinh dự nhận được giải thưởng “Kiến trúc tiêu biểu Việt Nam thời kỳ đổi mới”
do Hội kiến trúc sư Việt Nam trao tặng.
VINPEARL




18
- Thương hiệu Vinpearl vinh dự lần thứ 2 được nằm trong Top 100 thương hiệu đoạt giải
thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 trong tổng số 200 Doanh nghiệp đoạt giải.
- Công ty đã vinh dự nhận được giải thưởng Quả cầu vàng dành cho doanh nghiệp xuất sắc;
giải thưởng Tinh hoa Việt Nam dành cho sản phẩm dịch vụ xuất sắc trong khuôn khổ
chương trình Vinh danh doanh nghiệp hội nhập WTO. Đặc biệt Ông Đặng Thanh Thủy –
Phó Tổng Giám đốc Công ty đã vinh dự nhận được giải thưởng Ngôi sao Việt Nam dành
cho các doanh nhân trong khuôn khổ của chương trình này.
b. Các biện pháp kiểm soát.
Các hoạt động của Công ty được đảm bảo an toàn, tuân thủ theo đúng pháp luật, thực hiện triển
khai theo đúng các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và HĐQT công ty, tạo tiền đề cho việc
phát triển bền vững. Để làm được việc này, ngoài việc mở rộng và phát triển các mặt hoạt động
kinh doanh, duy trì tốc độ tăng trưởng về tài chính, quy mô lĩnh vực kinh doanh thì quản trị rủi ro
là một trong những nội dung quan trọng được tập trung quán triệt từ HĐQT, ban kiểm soát, ban
Tổng Giám đốc đến từng phòng ban nghiệp vụ.
Để làm được việc này, Ban lãnh đạo công ty đã chủ động triển khai đồng thời việc quy chuẩn hóa
các quy trình, quy chế quản trị với việc tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi các quy chế
trong các mặt hoạt động của công ty. Hoạt động của Ban kiểm soát, bộ phận pháp chế của Công
ty được tăng cường nhằm phát huy vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động của Công ty,
kịp thời phát hiện và khắc phục các thiếu sót, tạo đà cho việc phát triển bền vững hài hòa giữa lợi
ích của Công ty, Nhà nước, các đối tác cũng như quyền lợi của người lao động.
4. Kế hoạch phát triển trong tương lai.
Trong thời gian tới, cụ thể là năm 2009 này, hoạt động kinh doanh của Công ty tiếp tục được duy
trì theo định hướng đã xác định. Theo đó, Công ty sẽ phấn đấu để trở thành một tập đoàn kinh tế
đa ngành mạnh trong đó lấy kinh tế du lịch làm trọng tâm chiến lược. Tiêu chí được đưa ra là:
phát triển bền vững và hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu này, trước mắt Công ty cần nỗ lực
khai thác kinh doanh một cách có hiệu quả nhất các dự án, hạng mục công trình đã được đưa vào

vận hành, khai thác tại Vinpearlland; nhanh chóng triển khai các dự án giai đoạn III để xây dựng
một tổ hợp Trung tâm Văn hóa – Du lịch giải trí cao cấp và hiện đại nhất khu vực hoàn thành
đúng tiến độ vào năm 2010, biến Vinpearlland thực sự trở thành một khu du lịch giải trí biển đảo
số 1 Việt Nam và mang đẳng cấp, tầm vóc quốc tế, sớm mang lại lợi ích kinh tế và thu hồi vốn
đầu tư; đầu tư một cách bài bản và có hiệu quả vào lĩnh vực hạ tầng du lịch và các lĩnh vực khác
như bất động sản, phương tiện vận chuyển mà trước mắt là các dự án đã xác định tại Nha Trang,
Hà Nội, TP.HCM
IV. BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2008
Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2008
TÀI SẢN

số
Số cuối năm
(1.000 đồng)
Số đầu năm
(1.000 đồng)
VINPEARL



19
TÀI SẢN

số
Số cuối năm
(1.000 đồng)
Số đầu năm
(1.000 đồng)
A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100
972.946.062 292.221.861

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110
74.112.499 117.480.759
1. Tiền 111
74.112.499 117.480.759
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120
664.748.272 67.936.378
1. Đầu tư ngắn hạn 121
664.748.272 67.936.378
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130
216.765.689 67.870.049
1. Phải thu khách hàng 131
19.235.006 13.853.275
2. Trả trước cho người bán 132
16.564.446 43.137.541
5. Các khoản phải thu khác 135
180.966.237 10.879.232
IV. Hàng tồn kho 140
12.077.727 11.121.006
1. Hàng tồn kho 141
12.077.727 11.121.006
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
5.241.874 27.813.669
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152
214.138 25.595.162
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154
43.862 -
4. Tài sản ngắn hạn khác 158
4.983.875 2.218.508
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200
2.197.014.120 1.483.388.442

II. Tài sản cố định 220
1.920.635.936 1.316.790.770
1. Tài sản cố định hữu hình 221
1.203.205.042 1.104.841.772
Nguyên giá 222
1.350.442.828 1.190.724.076
Giá trị hao mòn lũy kế 223
(147.237.785) (85.882.304)
3. Tài sản cố định vô hình 227
89.232.206 63.870.255
Nguyên giá 228
93.881.360 66.643.871
Giá trị hao mòn lũy kế 229
(4.649.154) (2.773.617)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230
628.198.688 148.078.743
III. Bất động sản đầu tư 240
21.479.904 22.245.618
Nguyên giá 241
22.711.588 22.711.588
Giá trị hao mòn lũy kế 242
(1.231.684) (465.970)
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250
166.429.282 81.636.989
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252
26.183.337 -
3. Đầu tư dài hạn khác 258
140.245.945 81.636.989
V. Tài sản dài hạn khác 260
88.468.997 62.715.064

1. Chi phí trả trước dài hạn 261
80.126.624 62.462.401
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262
7.597.998 -
VINPEARL



20
TÀI SẢN

số
Số cuối năm
(1.000 đồng)
Số đầu năm
(1.000 đồng)
3. Tài sản dài hạn khác 268
744.375 252.663
VI. Lợi thế thương mại 269
-
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270
3.169.960.182 1.775.610.303

NGUỒN VỐN

số
Số cuối năm
(1.000 đồng)
Số đầu năm

(1.000 đồng)
A - NỢ PHẢI TRẢ 300 1.976.314.371 747.105.751
I. Nợ ngắn hạn 310 438.884.913 186.019.048
1. Vay và nợ ngắn hạn 311 251.355.322 81.667.896
2. Phải trả người bán 312 45.307.111 57.475.712
3. Người mua trả tiền trước 313 21.098.047 9.605.724
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 651.960 6.272.138
5. Phải trả người lao động 315 1.488.859 439.764
6. Chi phí phải trả 316 117.522.839 1.151.099
9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 1.460.776 29.406.715
II. Nợ dài hạn 330 1.537.429.458 561.086.703
3. Phải trả dài hạn khác 333 800.223 771.152
4. Vay và nợ dài hạn 334 1.533.211.667 559.924.879
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 3.417.568 390.672
B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 1.069.568.292 1.028.326.644
I. Vốn chủ sở hữu 410 1.070.015.374 1.029.027.624
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.000.000.000 1.000.000.000
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 70.015.374 29.027.624
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 (447.082) (700.980)
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 (447.082) (700.980)
C - LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 439 124.077.519 177.908
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 3.169.960.182 1.775.610.303

Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2008
CHỈ TIÊU

số
Năm 2008
(1.000 đồng)
Năm 2007

(1.000 đồng)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 398,115,036,820 134,836,784,273
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 736,074,104 1,116,890,380
VINPEARL



21
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
10
397,378,962,716 133,719,893,893
4. Giá vốn hàng bán 11 262,816,512,660 97,172,774,931
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
20
134,562,450,056 36,547,118,962
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 82,329,335,010 1,528,657,929
7. Chi phí tài chính 22 41,252,137,771 7,545,027,589
Trong đó: chi phí lãi vay 23 38,074,281,655 5,285,978,796
8. Chi phí bán hàng 24 26,810,020,927 3,774,820,278
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 52,155,808,393 23,657,016,559
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 96,673,817,975 3,098,912,465
11. Thu nhập khác 31 5,725,666,597 3,567,954,833
12. Chi phí khác 32 9,053,676,134 3,951,699,020
13. Lợi nhuận khác 40 (3,328,009,537) (383,744,187)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 93,345,808,438 2,715,168,278
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành
51

10,405,679,815 -
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn
lại
52
- -
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 82,940,128,623 2,715,168,278
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 1,242 94

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm 2008 (theo phương pháp gián tiếp)
CHỈ TIÊU

số
Năm 2008
(1.000 đồng)
Năm 2007
(1.000 đồng)
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế 01
28.251.734 95.558.541
2. Điều chỉnh cho các khoản


- Khấu hao tài sản cố định 02
63.893.024 42.136.661
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04
8.214.005 (55.840)
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05
(149.182.109) (112.192.794)
- Chi phí lãi vay 06

177.320.335 38.074.282
3. Lợi nhuận từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động 08
128.496.990 63.520.849
- Tăng, giảm các khoản phải thu 09
14.805.037 (18.604.929)
- Tăng, giảm hàng tồn kho 10
(956.722) (895.569)
- Tăng, giảm các khoản phải trả 11
8.538.943 2.457.282
VINPEARL



22
CHỈ TIÊU

số
Năm 2008
(1.000 đồng)
Năm 2007
(1.000 đồng)
- Tăng, giảm chi phí trả trước 12
(17.664.223) (24.536.511)
- Tiền lãi vay đã trả 13
(78.510.696) (38.073.421)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14
(946.937) (10.405.680)
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15
29.072 572.767
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 16

(4.238.794) (800.980)
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 20
49.552.671 (26.766.193)
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1.
Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và
các tài sản dài hạn khác
21 (764.253.964) (430.666.559)
2.
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và
các tài sản dài hạn khác
22 75.298 100.451.429
3.
Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị
khác
23 (864.000.000) (130.500.000)
4.
Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của
đơn vị khác
24 228.188.106 62.563.622
5. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 25 (57.255.393) (106.636.989)
6. Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 26 82.000.000 134.500.000
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 42.462.831 1.367.551
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (373,063,504,091) (570,363,154,800)
III.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

1.
Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của

chủ sở hữu chủ sở hữu
31
129.870.000 173.317.620
2 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33
1.646.445.147 762.453.295
3 Tiền chi trả nợ gốc vay 34
(536.452.955) (438.472.789)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40
1.239.862.193 497.298.126
Lưu chuyển tiền thuần trong năm 50
(43.368.259) 101.610.986
Tiền và tương đương tiền đầu năm 60
117.480.759 15.869.773

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi
ngoại tệ
61
- -
Tiền và tương đương tiền cuối năm 70
74.112.499 117.480.759
V. BẢN GIẢI TRÌNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN
1. Kiểm toán độc lập:
- Đơn vị thực hiện kiểm toán độc lập : Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)
- Ý kiến của Kiểm toán viên:
VINPEARL



23
Giới hạn về phạm vi kiểm toán

Công ty ghi nhận các khoản đầu tư vào 02 Công ty liên kết (bao gồm: Công ty Cổ phần Du lịch
Việt Nam tại Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Bất động sản Thanh Niên) theo giá gốc mà không áp
dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất do thiếu các thông tin tài
chính cập nhật từ các Công ty này (xem thuyết minh số I.7 và thuyết minh số V.12). Kiểm toán
viên không được tiếp cận các thông tin tài chính của các công ty liên kết nêu trên nên không có cơ
sở để đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này đến Báo cáo tài chính hợp nhất được đề cập.
Vấn đề chưa thống nhất
Ban Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl và Kiểm toán viên có ý
kiến chưa thống nhất về việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ
chuyển nhượng cổ phần, cụ thể như sau:
+ Quan điểm của Ban Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl trình
bày tại thuyết minh số VI.9 của Bản thuyết minh Báo cáo tài chính về cơ sở pháp lý để Công
ty xác định Chi phí thuế thu nhập hiện hành đối với khoản thu nhập phát sinh từ chuyển
nhượng cổ phần tại Công ty:
Theo quy định tại điểm 3, mục I, phần D của Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng
11 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14
tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
quy định: “Tổ chức, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần thì thu nhập từ chuyển
nhượng cổ phần thực hiện kê khai nộp thuế theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính” và theo
Văn bản số 1578/TCT-PCCS ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Tổng cục Thuế về trả lời chính
sách thuế cho Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl, khoản thu nhập từ đầu tư
chứng khoán của Công ty phát sinh trong năm được gộp chung với thu nhập từ hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp để tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định và được bù trừ với
số lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh khác cũng như khi xác định các ưu đãi về miễn giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp. Do Công ty đang được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp,
nên theo Văn bản số 1578/TCT-PCCS ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Tổng cục Thuế, khoản
thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần phát sinh trong năm 2007 và năm 2008 được Công ty gộp
chung và được bù trừ với số lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh khác để xác định thu nhập
được ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó, Báo cáo tài chính của Công ty không
ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ

phần phát sinh trong năm 2007 và năm 2008.
+ Quan điểm của Kiểm toán viên:
Tại phần D của Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định: “Không áp dụng mức
thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn tại Phần E Thông tư này đối
với thu nhập từ chuyển nhượng vốn đầu tư vào cơ sở kinh doanh. Trường hợp chuyển nhượng
VINPEARL



24
vốn phát sinh lỗ thì khoản lỗ này không được bù trừ với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh
doanh” và tại công văn số 978/TCT-CS ngày 03/03/2008 Tổng Cục Thuế đã có ý kiến: “Việc
áp dụng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh có dự
án đầu tư mà các dự án đầu tư này thuộc nghành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc thuộc địa
bàn ưu đãi đầu tư. Hoạt động chuyển nhượng vốn không phải là một dự án đầu tư và cũng
không thuộc nghành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư”.
Căn cứ theo các theo hướng dẫn nêu trên thì khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát
sinh cho khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần và quyền mua cổ phần của Công ty (xem
thuyết minh số VI.3) được dự tính là 25.480.000.000 đồng cho năm 2008 và 21.728.000.000
đồng cho năm 2007.
Ý kiến của Kiểm toán viên
Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Công ty hiện đang ghi nhận chỉ tiêu Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành năm 2008 là 131.391.141 đồng và của năm 2007 là 11.331.788.651
đồng, chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 là 35.718.341.334 đồng và
năm 2007 là 84.226.752.291 đồng, chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân phối trình bày trên Bảng Cân đối
kế toán hợp nhất tại thời điểm ngày 31/12/2008 là 70.015.374.294 đồng và ngày 31/12/2007 là
29.027.623.801 đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi vấn đề chưa thống nhất nêu trên, nếu tiến
hành điều chỉnh theo như quan điểm của kiểm toán viên, thì chỉ tiêu Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của năm 2008 sẽ là
25.611.391.141 đồng và của năm 2007 là 33.059.788.651 đồng, chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của năm 2008 là
10.238.341.334 đồng và của năm 2007 là 62.498.752.291 đồng, chỉ tiêu Lợi nhuận chưa phân
phối trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại thời điểm ngày 31/12/2008 sẽ là 22.807.374.294 đồng
và ngày 31/12/2007 là 7.299.623.801 đồng, chỉ tiêu Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tại thời
điểm ngày 31/12/2008 sẽ là 47.859.960.039 đồng và ngày 31/12/2007 là 28.000.137.842 đồng.
Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu có liên quan trên Báo cáo tài chính
hợp nhất do giới hạn phạm vi kiểm toán và vấn đề chưa thống nhất trên đây, Báo cáo tài chính
hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của
Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008, kết
quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm tài chính kết thúc
cùng ngày của Tập đoàn, đồng thời phù hợp với các Chuẩn mực, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp
Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.
- Các nhận xét đặc biệt: Không có.
Giải trình về ý kiến ngọai trừ của kiểm toán viên:
Liên quan đến ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính
cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Công ty Cổ Phần Du Lịch và Thương
Mại Vinpearl, Công ty xin được giải trình như sau:
VINPEARL



25
• Giới hạn về phạm vi kiểm toán
Công ty ghi nhận các khoản đầu tư vào 2 Công ty liên kết (bao gồm: Công ty Cổ phần Du lịch
Việt Nam Vitours và Công ty Cổ phần Bất động sản Thanh Niên) theo giá gốc mà không áp
dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết
thúc ngày 31/12/2008 do thiếu các thông tin tài chính từ các Công ty này cho năm tài chính
kết thúc ngày 31/12/2008, nguyên nhân là do tại thời điểm Công ty hoàn tất việc lập Báo cáo

tài chính hợp nhất và kiểm toán viên ký phát hành Báo cáo kiểm toán (12/02/2009), các công
ty liên kết chưa hoàn tất việc lập Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày
31/12/2008 để phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty. Do Kiểm toán
viên không có được các thông tin tài chính của các công ty liên kết nêu trên nên không có cơ
sở để đánh giá ảnh hưởng của vấn đề này đến Báo cáo tài chính hợp nhất nên đã đưa ra ý kiến
ngoại trừ do giới hạn về phạm vi kiểm toán.
Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của vấn đề này đến Báo cáo tài chính hợp nhất, Ban Tổng
Giám đốc của Công ty đánh giá rằng, với các thông tin tài chính có được từ 2 Công ty này tại
thời điểm 30/09/2008, ảnh hưởng của việc điều chỉnh nếu áp dụng đúng theo phương pháp
vốn chủ sở hữu đến Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2008
của Công ty là không trọng yếu. Vấn đề này đã được Ban Tổng Giám đốc Công ty giải trình
rõ trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.
• Về vấn đề chưa thống nhất
Trong năm 2007 và 2008, Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl có phát sinh
khoản thu nhập về chuyển nhượng cổ phần và quyền mua cổ phần tại các Công ty.
Theo trình bày của Kiểm toán viên trên Báo cáo kiểm toán, Ban Tổng Giám đốc Công ty Cổ
phần Du lịch và Thương mại Vinpearl và Kiểm toán viên có ý kiến chưa thống nhất về việc
xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần như
nêu trên.
Từ vấn đề chưa thống nhất trên đây, Kiểm toán viên đưa ra ý kiến ngoại trừ một số chỉ tiêu
trình bày trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2008 của Vinpearl bị ảnh hưởng bởi vấn đề
chưa thống nhất trên đây.
Liên quan đến việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp từ khoản thu nhập từ chuyển
nhượng cổ phần trên đây, Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl cũng như Cục
Thuế tỉnh Khánh Hòa đã có Văn bản hỏi Tổng cục Thuế từ tháng 12/2008, nhưng đến thời
điểm phát hành Báo cáo kiểm toán (12/02/2009) vẫn chưa nhận được Văn bản trả lời của
Tổng cục Thuế về vấn đề này.
Ngày 27/02/2009 Tổng cục Thuế có Văn bản số 652/TCT-CS về việc chính sách thuế thu
nhập doanh nghiệp trả lời cho Cục thuế tỉnh Khánh Hòa. Theo đó, Tổng cục Thuế xác định
việc chuyển nhượng phần vốn đầu tư của Công ty vào các Công ty cổ phần là chuyển nhượng

cổ phần và thuộc lĩnh vực chứng khoán, thu nhập phát sinh từ việc bán cổ phần được gộp

×