Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Giáo trình mô đun Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh (Nghề Sửa chữa máy thi công xây dựng Trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 38 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN 27 : BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH
NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY THI CÔNG XÂY DỰNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:…./QĐ-TCGNB ngày……..tháng…….năm
20….. của trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Ninh Bình


LỜI GIỚI THIỆU
Để giảm tốc độ của một xe, máy đang chạy và dừng lại, cần thiết phải
tạo ra một lực làm cho các bánh xe quay chậm lại. Phanh là hệ thống an toàn
chủ động hết sức quan trọng nên luôn được các nhà thiết kế quan tâm, không
ngừng nghiên cứu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả. Bên cạnh đó sửa chữa và
bảo dưỡng hệ thống phanh cũng là một công việc hết sức quan trọng.
Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, Nội dung chính: giáo
trình bao gồm năm bài:
Bài 1. Tháo, lắp và nhận dạng hệ thống phanh
Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống phanh
Bài 3. Sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực
Bài 4. Sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén
Bài 5. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu phanh tay
Kiến thức trong giáo trình được sắp xếp logic từ nhiệm vụ, yêu cầu, cấu
tạo, nguyên lý hoạt động đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp
kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một
cách dễ dàng.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi sai sót, tác


giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau
giáo trình được hồn thiện hơn.
Ninh Bình, ngày…..tháng…. năm
Tham gia biên soạn
Chủ biên: Ninh Văn Hoàn
Hoàng Minh Tuấn
Nguyễn Văn Tam
Lê Văn Tài


MỤC LỤC
TT
1

TÊN ĐỀ MỤC

TRANG

Lời giới thiệu

2

Mục lục
3 Bài 1: Tháo, lắp và nhận dạng hệ thống phanh
4 Bài 2: Bảo dưỡng hệ thống phanh
5 Bài 3: Sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực
6 Bài 4: Sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén
7 Bài 5: Sửa chữa cơ cấu phanh tay
8 Tài liệu tham khảo


1
10
13
21
29
38


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN ĐÀO TẠO:
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH
MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 27
THỜI GIAN MÔ ĐUN: 120 h (Lý thuyết: 30 h; Thực hành: 86 h, Kiểm tra: 4h)
I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA VÀ VAI TRỊ CỦA MƠ ĐUN :
- Vị trí của mơ đun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học
chung như: Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phịng; Ngoại ngữ; Cơ kỹ thuật;
Vật liệu cơ khí; Vẽ kỹ thuật Thực; Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật; Điện
kỹ thuật; Điện tử cơ bản; Chính trị; Pháp luật... Mơ đun này được bố trí giảng
dạy ở học kỳ III của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các mơđun
khác của nghề..
- Ý nghĩa và vai trò: Hệ thống phanh là hệ thống rất quan trọng của phần
gầm. Sau khi học xong Học sinh có được những kiến thức cơ bản về: Nhiệm vụ,
cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, những hiện tượng, hư hỏng và phương pháp kiểm
tra, sửa chữa cũng như điều chỉnh các bộ phận trong hệ thống phanh. Đảm bảo
hệ thống pháp huy được hết tính năng trong q trình làm việc.
II. MỤC TIÊU MƠ ĐUN :
Học xong mơ đun này học viên sẽ có khả năng:
+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hệ thống phanh trên
ơ tơ.
+ Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống phanh dầu
và phanh hơi trên ơ tơ.

+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận (dẫn
động phanh và cơ cấu phanh bánh xe ) của hệ thống phanh dầu và phanh hơi.
+ Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng chung và của
các bộ phận hệ thống phanh dầu và phanh hơi.
+ Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa được
những hư hỏng của các bộ phận hệ thống phanh.
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm
bảo chính xác và an tồn.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Thời gian
Tên các bài trong mô đun
Tổng số

Thực
Kiểm
thuyết
hành
tra*
1
Tháo, lắp và nhận dạng hệ thống phanh
25
6
18
1
2
Bảo dưỡng hệ thống phanh
15
2
12

1
3
Sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực
32
9
22
1
4
Sửa chữa hệ thống phanh dẫn động khí nén
32
9
22
1
5
Sửa chữa cơ cấu phanh tay
16
4
12
0
Cộng:
120
30
86
4
*
Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào
giờ thực hành. Các bài trong mơ đun là bài giảng tích hợp và được thực hiện ở xưởng thực
hành.

Số

TT


IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun: Được đánh giá qua
bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình
thực hiện các bài học có trong mơ đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện mô đun:
- Về Kiến thức: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp trực tiếp
hoặc trắc nghiệm tự luận của giáo viên, và tập thể giáo viên đạt các yêu cầu sau:
+ Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ cấu tạo và nguyên tắc
hoạt động của hệ thống phanh.
+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp
bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của các bộ phận hệ thống
phanh.
+ Qua các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 60%.
- Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp thao tác trên máy, qua
quá trình thực hiện, qua chất lượng sản phẩm qua sự nhận xét, tự đánh giá của
học sinh và của hội đồng giáo viên, đạt các yêu cầu sau:
+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng và sửa chữa được các hư hỏng chi
tiết, bộ phận của hệ thống phanh.
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm
bảo chính xác và an tồn.
+ Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh an toàn và hợp lý.
+ Qua sản phẩm tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh đạt yêu cầu
kỹ thuật 70% và đúng thời gian quy định.
+ Qua quá trình thực hiện, áp dụng các biện pháp an tồn lao động và vệ
sinh cơng nghiệp đầy đủ đúng kỹ thuật.
+ Qua kết quả bài thực hành đạt yêu cầu 70% và hoạt động tốt.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có khả năng độc lập khi thực hiện và truyền nghề được;
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề cơng nghệ ơ tơ
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên


6


Tên bài: BÀI 1: THÁO, LẮP VÀ NHẬN DẠNG HỆ THỐNG PHANH
Mã bài: 27-1
MỤC TIÊU CỦA BÀI
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh;
- Trình bày được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của các hệ
thống phanh ;
- Nhận dạng và xác định được vị trí các bộ phận của các loại hệ thống
phanh;
- Tháo, lắp được các hệ thống trên ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa máy thi cơng
xây dựng;
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh
B- NỘI DUNG
1.1- NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG PHANH .
1.1.1- Nhiệm vụ:
- Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ hoặc dừng xe theo yêu cầu của
người lái để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông;
- Đảm bảo cho ôtô chạy an toàn ở tốc độ cao, nâng cao năng xuất vận
chuyển.
1.1.2- Yêu cầu:
Hệ thống phanh là một hệ thống đảm bảo an tồn chuyển động cho xe. Do

vậy nó chấp nhận những yêu cầu khắt khe nhất là đối với xe cao tốc, chủ yếu là
thời gian hoạt động ở tốc độ cao.
- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe (đảm bảo quãng đường
phanh ngắn nhất khi phanh gấp) ;
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của xe khi
phanh.
- Điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng, khơng có hiện tượng tự bó phanh;
- Đảm bảo sự phân bố mơmen phanh trên các bánh xe phù hợp với trọng
lượng bám khi phanh với cường độ khác nhau;
- Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp với lực phanh trên bánh xe;
- Cơ cấu phanh thốt nhiệt tốt, khơng truyền nhiệt ra xung quanh;
- Có hệ số ma sát giữa tang trống và má phanh cao ổn định trong mọi điều kiện
sử dụng;
- Lực tác dụng lên cơ cấu phanh nhỏ và bánh xe quay trơn khi không
phanh;
- Cấu tạo đơn giản, độ bền cao và dễ chăm xóc, bảo dưỡng.
1.1.3- Phân loại:
a) Phân loại theo cơ cấu điều khiển trên xe.
- Phanh chân điều khiển bằng bàn đạp.
- Phanh tay điều khiển bằng cần.
b) Theo vị trí bố trí của cơ cấu phanh.
- Phanh bánh xe: Bố trí trong lòng bánh xe.
1


- Phanh truyền lực: Bố trí cạnh cầu xe.
c) Theo cấu tạo của cơ cấu phanh.
- Phanh guốc.
- Phanh dải.
- Phanh đĩa.

d) Theo dẫn động phanh..
- Phanh cơ khí.
- Phanh khí nén.
- Phanh thủy lực.
- Phanh điện.
- Phanh liên hợp.
e) Theo mức độ hoàn thiện chất lượng phanh.
- Hệ thống phanh có điều hồ lực phanh;
- Hệ thống phanh có bộ phận chống hãm cứng bánh xe.
1.2- SƠ ĐỒ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHANH.
1.2.1- Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của dẫn động phanh cơ
khí.
a) Sơ đồ cấu tạo:

Hình 1.1:Hệ thống phanh dẫn động cơ khí
1- Cần phanh tay

2- Dây phanh

2

3- Cơ cấu phanh tay


b) Nguyên tắc hoạt động:
- Khi người lái kéo cần phanh tay, thông qua dây phanh và cơ cấu dẫn
động phanh làm má phanh bung ra áp sát vào tang trống thực hiện quá trình
phanh.
- Khi người lái nhả phanh tay, thông qua dây phanh và cơ cấu dẫn động lò
xo kéo má phanh tách khỏi tang trống kết thúc quá trình phanh.

1.2.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của hệ thống phanh dẫn
động thủy lực.
a) Sơ đồ cấu tạo.
Cấu tạo của hệ thống phanh dầu gồm hai bộ phận chính: Dẫn động phanh
và cơ cấu hãm.
Dẫn động phanh gồm có bàn đạp phanh, dẫn động phanh, ty đẩy, ống dẫn
dầu và xylanh làm việc ở bánh xe.
Cơ cấu phanh gồm: Cơ cấu phanh đĩa và cơ cấu phanh guốc.

Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
1. Bàn đạp phanh
2. Bộ trợ lực chân khơng
7. Cơ cấu phanh guốc

3. Dẫn động phanh
4. Bình chứa dầu

5. Cơ cấu phanh đĩa
6.Bộ điều hòa lực phanh

b) Nguyên tắc hoạt động
Ở hệ thống phanh dầu, lực tác dụng từ bàn đạp phanh được truyền đến cơ
cấu hãm phanh thông qua chất lỏng (dầu phanh) ở các đường ống.
- Khi người lái tác dụng vào bàn đạp phanh, piston trong dẫn động phanh
dịch chuyển nên dầu bị ép và sinh ra áp suất cao thông qua đường ống dẫn đến
xylanh bánh xe sẽ tác dụng lên hai bề mặt của các piston ở xylanh bánh xe, các
piston dịch chuyển xa nhau đẩy má phanh áp sát vào tang trống hoặc đĩa phanh,
để thực hiện quá trình phanh.
- Khi nhả bàn đạp phanh, piston trong dẫn động phanh không còn lực tác
dụng nên áp suất dầu trong đường ống giảm xuống. Lò xo trong cơ cấu phanh

kéo hai má phanh tách khỏi tang trống hoặc đĩa phanh để kết thúc quá trình
phanh. Dầu trong xylanh bánh xe theo đường ống để trở về bình chứa dầu.
1.2.3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của hệ thống phanh dẫn
động khí nén.
3


a) Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống phanh dẫn động khí nén.

Hình1.3: Sơ đồ cấu tạo của hệ thống phanh dẫn động khí nén.
1- Bàn đạp phanh
4- Bình chứa khí nén
7- Bầu phanh

2: Máy nén khí
5- -Đồng hồ đo áp suất

3- Dẫn động phanh
6 - Đường dẫn khí

Hệ thống phanh khí thường bố trí trên các ơtơ có trọng tải lớn. Các bộ phận
chính gồm có: máy nén khí, van điều chỉnh áp suất, bình chứa khí nén, van
phân phối (Dẫn động phanh), các bầu phanh cùng với cơ cấu hãm của các bánh
xe, bàn đạp, ống dẫn hơi và các ống mềm. Trên một số xe có bố trí hai bình chứa
khí, bình lọc và đường ống dẫn khí cho hệ thống phanh rơ mc.
b) Ngun tắc hoạt động.
- Khi người lái đạp lên bàn đạp phanh (1) thông qua cơ cấu dẫn động làm
cho dẫn động phanh (3) mở cho khí nén từ bình chứa (4) đi vào ống dẫn khí rồi
đến các bầu phanh (7). Màng ở trong bầu phanh đi ra thông qua ty đẩy làm xoay
quả đào một góc, guốc phanh đi ra áp sát vào tang trống thực hiện quá trình

phanh.
- Khi nhả bàn đạp phanh (1) dẫn động phanh (3) đóng đường khí nén từ
bình chứa khí đến bầu phanh, đồng thời mở đường khí từ bầu phanh ra khí trời,
má phanh tách khỏi tang trống kết thúc quá trình phanh.
1.2.4. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống phanh thủy khí .
Chúng ta đã biết dẫn động bằng thuỷ lực có ưu điểm độ nhạy cao nhưng
hạn chế là lực điều khiển trên bàn đạp còn lớn. Ngược lại đối với dẫn động bằng
khí nén lại có ưu điểm là lực điều khiển trên bàn đạp nhỏ nhưng độ nhạy kém
(thời gian chậm tác dụng lớn do khí bị nén khi chịu áp suất).
Để tận dụng ưu điểm của hai loại dẫn động trên người ta sử dụng hệ thống dẫn
động phối hợp giữa thuỷ lực và khí nén (Hình 1.4).
Loại dẫn động này thường được áp dụng trên các ơtơ tải trung bình và lớn.
a) Sơ đồ cấu tạo:

4


Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống dẫn động thuỷ khí
1- Máy nén khí
4- Bàn đạp phanh
7- Bình chứa dầu

2- Bình chứa khí
5- Xylanh khí
8- Cơ cấu phanh dầu

3- Dẫn động phanh
6- Dẫn động phanh dầu
9- Van điều khiển khí nén


Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống bao gồm hai phần dẫn động:
- Dẫn động thuỷ lực: có hai xylanh chính dẫn hai dịng dầu đến các xylanh
bánh xe phía trước và phía sau;
- Dẫn động khí nén: bao gồm từ máy nén khí, bình chứa khí, van phân
phối khí và các xylanh khí nén.
Phần máy nén khí và van phân phối hồn tồn có cấu tạo và ngun tắc
hoạt động như trong hệ thống dẫn động bằng khí nén.
Phần xylanh chính loại đơn và các xylanh bánh xe có kết cấu và nguyên
tắc hoạt động như trong hệ thống dẫn động thuỷ lực. Vì vậy ở đây khơng mơ tả
lại hai phần vừa nêu trên.
Đây là dẫn động thuỷ khí kết hợp hai dịng nên van phân phối khí là loại
van kép, có hai xylanh chính và hai xylanh khí.
b) Nguyên tắc hoạt động:
- Khi chưa tác động vào bàn đạp: Máy nén khí làm việc rồi đẩy khí đến
bình chứa khí. Khí từ bình chứa khí theo đường dẫn đến dẫn động phanh (3) và
xylanh khí chờ ở đó;
- Khi tác động vào bàn đạp (4) làm mở khí nén từ bình chứa khí theo đường
dẫn đến dẫn động phanh (3) và đi đến van điều khiển của (9) làm mở đường khí
từ bình chứa khí vào xy lanh khí nén(5) dầu trong dẫn động phanh thủy lực(6),
theo đường dẫn dầu đến xylanh bánh xe đẩy má phanh áp sát vào tang trống
thực hiện quá trình phanh;
- Khi nhả bàn đạp khí nén trên đường dẫn đến van điều khiển(9) và xylanh
khí (5) được xả ra ngồi khí trời, van lại đóng đường khí từ bình chứa khí đến
đồng thời dầu ở xylanh bánh xe trở về bình chứa (7) má phanh tách khỏi tang
trống kết thúc quá trình phanh.
5


1.3. Tháo, lắp và nhận dạng các hệ thống phanh ơtơ:
1.3.1 Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (phanh tay)

Trình tự tháo, lắp:
STT Nội dung công việc
1

Chuẩn bị:
- Dụng cụ, thiết bị tháo, lắp.

*

3
4

Yêu cầu kỹ
thuật

- Xe ôtô, cầu nâng
- Khẩu 21, Tay vặn,
Tuốc nơ vít, lơ via,
kìm
- Giẻ lau, dung dịch
làm sạch , Tuốc nơ
vít, giấy nháp

- Hoạt động được
và đầy đủ các chi
tiết

Trình tự tháo:
Tháo cơ cấu phanh tay:
- Tháo đai ốc hãm bánh xe.


- Khẩu 21

- Tháo bánh xe

- Lơ via

- Nới đều, đối
xứng
-Không làm hỏng
ren

- Tháo vít định vị
- Tháo tang trống
- Tháo lị xo kéo guốc phanh
- Tháo chốt giữ guốc phanh sau,
guốc phanh và cơ cấu điều chỉnh
- Tháo chốt giữ guốc phanh
trước và guốc phanh
- Tháo dây phanh tay
Tháo dẫn động phanh tay:
- Tháo nắp đậy cần phanh;
- Tháo dây phanh
- Tháo cần phanh tay
Nhận dạng các chi tiết
Cơ cấu phanh
Dẫn động phanh tay
Lắp và điều chỉnh
- Lắp ngược lại với tháo
- Điều chỉnh phanh tay


Tuốc nơ vít

- Dụng cụ bảo dưỡng
2
*

Dụng cụ, thiết bị

Tuốc nơ vít
Kìm
- Tuốc nơ vít
Kìm
Tuốc nơ vít
Khẩu 10 -12
Khẩu 10

Khẩu 10

1.3.2 Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực
Trình tự tháo, lắp:
6

Đúng yêu cầu kỹ
thuật


TT
Trình tự thực hiện
1

Tháo dẫn động phanh ra khỏi xe
- Lấy dầu phanh ra khỏi bình chứa;
- Tháo đường dẫn dầu ra

Dụng cụ
Xylanh
Clê 10

- Tháo dẫn động phanh ra khỏi bộ
trợ lực chân không
- Tháo bộ trợ lực chân không
2

3

4
5

6

Yêu cầu kỹ thuật
Khơng để dây ra ngồi
Khơng để dầu chảy ra
xe

Khẩu 12
Khẩu 12-14,
Kìm

Tháo cơ cấu phanh guốc:

- Tháo đai ốc hãm bánh xe.
- Tháo bánh xe
- Tháo vít định vị
- Tháo tang trống
- Tháo lò xo kéo guốc phanh
- Tháo chốt giữ guốc phanh sau,
guốc phanh và cơ cấu điều chỉnh
- Tháo chốt giữ guốc phanh trước
và guốc phanh
- Tháo dây phanh tay
- Tháo đường dẫn dầu đến xylanh
bánh xe
- Tháo xy lanh bánh xe
Tháo cơ cấu phanh đĩa
- Tháo đai ốc hãm bánh xe.
- Tháo bánh xe
- Tháo đường ống dẫn
- Tháo cụm calip
Tháo bộ chia và đường ống
Nhận dạng các chi tiết
- Cơ cấu phanh
- Dẫn động phanh
Lắp và điều chỉnh
- Lắp ngược lại với tháo
- Điều chỉnh khe hở má phanh

- Khẩu 21

- Nới đều, đối xứng


- Lơ via
Tuốc nơ vít

-Khơng làm hỏng ren

Tuốc nơ vít
Kìm
- Tuốc nơ vít
Kìm
C lê 10
- Khẩu12-14
- Khẩu 21
- Nới đều, đối xứng
- Lơ via
-Khơng làm hỏng ren
Chịng 12
- Khẩu 12-14
Clê 10

Tuốc nơ vít

1. 3.3. Hệ thống phanh dẫn động khí nén
Nội dung công việc

STT

7

Đúng yêu cầu kỹ thuật
Đúng yêu cầu kỹ thuật


Dụng cụ

Yêu cầu


kỹ thuật
1

2
*

Tháo dẫn động ra khỏi xe:
- Tháo đòn dẫn động ra khỏi địn mở
- Tháo các đường khí vào, ra

C lê 19-22

- Tháo dẫn động ra khỏi xe
- Tháo bàn đạp phanh và đòn dấn động
Tháo cơ cấu phanh hơi
Tháo bộ phận hãm bánh xe
- Nới êcu, bulông lốp

Khẩu 14 -17
Kìm

- Kích và kê xe
- Tháo lốp xe
- Tháo trục láp (bán trục)


- Tháo moay ơ và tang trống bánh sau
- Tháo nắp che bụi
- Tháo chốt lệch tâm

*

3

4
5

Kìm

- Tháo con lăn
- Tháo lò xo, guốc phanh
- Tháo chốt ty đẩy bầu phanh
- Tháo cần nối
- Tháo trục quả đào
Tháo cơ cấu dẫn động bằng hơi
- Tháo đường ống dẫn khí tới các bầu
phanh
- Tháo bầu phanh
Tháo máy nén khí
-Tháo dây đai
-Tháo các đường ống dẫn khí từ máy nén
khí tới bình chứa, tới van phân phối
-Tháo các đường ống dẫn dầu, đường ống
nước vào máy nén khí
-Tháo máy nén khí ra khỏi xe

Tháo bình chứa khí và đường ống
Nhận dạng các chi tiết
- Cơ cấu phanh
- Dẫn động phanh
8

Khẩu
chun dùng
Kích trụ đỡ
Khẩu
chun dùng
khẩu 22, búa

Khơng làm hỏng
ren và đường ống

Chỉ nới ra khơng
tháo
Đảm bảo an tồn
Đảm bảo an tồn
Tháo xong
bulơng dùng vam
bulơng, hoặc búa
đóng

Tp bát
chun dùng
Khẩu 12
Chịng 32,
búa

Tuốc nơ vít
Kìm
kìm
Búa gõ nhẹ
Clê 17-22

Khơng làm hỏng
đường ống

Chịng 1719, kìm
Khẩu 17-19
Clê 19-22
Clê 14-17
Chòng 17-19
Chòng 19-22

Hứng dầu, nước
vào khay riêng


6

- Máy nén, bình chứa khí
Lắp ghép và điều chỉnh
- Lắp ngược lại với tháo
- Điều chỉnh

Đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật


3.4. Hệ thống phanh dẫn động thuỷ khí
STT
1

2

Nội dung cơng việc
Tháo dẫn động ra khỏi xe:
- Tháo đòn dẫn động ra khỏi địn mở

4
5

6

Kìm

- Tháo các đường khí vào, ra

C lê 17-19

- Tháo dẫn động ra khỏi xe
- Tháo bàn đạp phanh và địn dấn động
Tháo cụm thủy khí
- Tháo các đường khí vào
- Xả dầu phanh

Khẩu 14 -17
Kìm


- Tháo cụm thủy khí
3

Yêu cầu
kỹ thuật

Dụng cụ

Tháo cơ cấu phanh
Tương tự như cơ cấu phanh dầu
Tháo Máy nén, bình chứa
Tương tự như phanh hơi
Nhận dạng các chi tiết
- Cơ cấu phanh
- Cụm thủy khí
- Dẫn động phanh
- Máy nén, bình chứa khí
Lắp ghép và điều chỉnh
- Lắp ngược lại với tháo
- Điều chỉnh

Khơng làm hỏng
ren và đường ống

C lê 19- 22
Kìm, khay
đựng
Khẩu, c lê
14-17


Đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật

* Kiểm tra thực hành

Tên bài: BÀI 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH
Mã bài: 27-2
9


A- MỤC TIÊU CỦA BÀI
Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được quy định về bảo dưỡng hệ thống phanh;
- Bảo dưỡng được hệ thống phanh đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu
chuẩn kỹ thuật trong nghề công nghệ;
- Sử dụng đúng các dụng cụ bảo dưỡng đảm bảo chính xác và an tồn
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa máy thi cơng
xây dựng;
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh
B- NỘI DUNG

2.1. Mục đích, yêu cầu của việc bảo dưỡng hệ thống phanh.

2.1.1. Mục đích:
- Pháp hiện xử lý các sự cố và ngăn ngừa những Hư hỏng có thể xảy ra
để ln ln duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh.
- Keo dài tuổi thọ của chi tiết, cụm, hệ thống tiết kiệm chi phí sửa chữa.
- Tạo thái độ thoải mái, thích thú cho người lái để lái xe an tồn.
2.1.2.u cầu:
Thực thiện tốt các chế độ chăm xóc và bảo dưỡng , kiểm tra phát hiện các

Hư hỏng và sửa chữa kịp thời, đảm bảo hệ thống làm việc tốt, khơng bị Hư
hỏng.
2.2. Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh
2.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên:
Thời gian thực hiện sau mỗi ngày hoặc mỗi ca làm việc, nội dung như sau:
- Lau chùi và kiểm tra độ kín của các chỗ nối, cơ cấu truyền động phanh và
hiệu lực của phanh. Đối với xe tải bơm mỡ vào các vị trí trục quả đào của cơ cấu
phanh.
2.2.2. Bảo dưỡng định kỳ:
Bảo dưỡng định kỳ phải tuân thủ theo chế độ bảo dưỡng của từng loại xe.
Nếu không ta thực hiện theo các cấp bảo dưỡng sau:
a )Bảo dưỡng cấp 1: Thời gian thực hiện: Đối với xe con sau 600 - 1000
km, xe tải, khách 800 - 1000km, nội dung như sau:
- Kiểm tra tình trạng làm việc và độ kín của các ống dẫn hệ thống hãm,
hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp phanh.
- Kiểm tra cơ cấu truyền động của khóa phanh , tình trạng của cơ cấu
truyền động và hiệu lực của phanh tay. Sau khi bảo dưỡng kiểm tra hiệu lực của
phanh ở tất cả các bánh xe.
b) Bảo dưỡng cấp 2: Thời gian thực hiện: Đối với xe con sau 5000 - 6000
km, xe tải, khách 4000 - 6000km, nội dung như sau:
- Kiểm tra tình trạng và độ kín của của các ống dẫn và các bộ phận của hệ
thống phanh.
- Kiểm tra cơ cấu truyền động của khóa phanh và mức độ bắt chặt van với
thân xe. Kiểm tra hoạt động của dẫn động phanh.
- Kiểm tra tình trạng của tang trống, guốc phanh, má phanh và lò xo.
- Kiểm tra mức dầu trong bầu chứa, nếu có dấu hiệu khơng khí lọt vào hệ
thống thì phải xả khí khỏi hệ thống.
10



- Kiểm tra và hiệu chỉnh khe hở giữa guốc phanh và trống phanh, siết chặt
các chi tiết của phanh tay, điều chỉnh phanh tay khi cần thiết.
- Kiểm tra sự hoạt động của van an toàn;
- Kiểm tra và điều chỉnh dây đai máy nén khí
Lưu ý
- Thực hiện chế độ bảo dưỡng là giá trị tối đa cho phép, nhưng khi xe hoạt
động ở vùng núi và nơi có đĩa hình và khí hậu phức tạp ta phải thực hiên chế độ
bảo dưỡng ở giá trị thấp.
2.2.3. Kiểm tra và điều chỉnh.
a) Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh:
Quy trình thực hiện.
TT
Trình tự thực hiện
Dụng cụ
Yêu cầu kỹ thuật
1
Kiểm tra
Thước thẳng
- Đặt thước song song với hành
- Thước đặt phải song
trình bàn đạp và vng góc với sàn
song
xe đồng thời xác định vị trí của bàn
đạp trên thước
- Dùng ngón tay cái tác dụng vào
Tiêu chuẩn 3-5mm.
bàn đạp đi xuống, khi nào cảm trấy
Khơng đúng điều chỉnh
nặng thì dùng lại. Đọc trị số và đối
lại

chiếu với tiêu chuẩn.
2
Điều chỉnh
- Tháo chốt ty đẩy liên kết với bàn Kìm
đạp phanh
- Điều chỉnh ty đẩy
C lê 12
- Hành trình lớn nới ra,
nhỏ vặn vào
- Lắp chốt
kìm
- Kiểm tra lại
Thước thẳng
Tiêu chuẩn 3-5mm.
b) Kiểm tra và điều chỉnh khe hở má phanh.
TT
Trình tự thực hiện
1
Kiểm tra
- Chọn căn lá dúng tiêu chuẩn

Dụng cụ
Thước lá

Khe hở phía trên 0,25
Khe hở phía dưới 0,15

- Đưa căn lá vào vị trí kiểm tra
- Kéo căn lá
2


Yêu cầu kỹ thuật

Sin sít là được, khơng
đạt ta phải điều chỉnh

Điều chỉnh
- Gẩy cơ cấu điều chỉnh

Tuốc nơ vít

c) Xả khí cho hệ thống.

11

Vừa gẩy vừa kéo căn lá
khí nào thấy sin sít là
được


TT
Trình tự thực hiện
Dụng cụ
1
Chuẩn bị
- Kiểm tra và đổ thêm dầu phanh
- Cắm dây xả khi với ốc xả khí và
lọ đựng
2
Trình tự thực hiện

b1 Người trên xe nhồi phanh khi nào
cứng chân phanh thì dừng lại
b2 Người bên dưới xe xoay bulơng xả Clê 10
khí ra và quan sát dầu chẩy ra có
khí khơng

u cầu kỹ thuật
Đúng tiêu chuẩn

Phải có 2 người
Ấn chặt chân phanh

-Nới ½ vịng trong 3
giây
- Người trên đạp bàn
đạp theo .
b3 Xoay bu lông xả khí vào
Clê 10
Vừa tới
b4 Lắp lại b1 khi nào xả mà dầu chẩy Clê 10
- Phải để ý bình dầu
ra khơng cịn khí nữa mới thơi
khơng được hết
b5 Xả khí bánh xe khác, tương tự như Clê 10
- Xả từ bánh xe gần
trên từ b1-b14
dẫn động nhất đến xa
dẫn động
2.2.4. Thực hành các chế độ bảo dưỡng và thực hiện kiểm tra và điều chỉnh.
- Bảo dưỡng thừng xuyên:

- Bảo dưỡng định kỳ
- Kiểm tra và điều chỉnh

Tên bài: BÀI 3: SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG THỦY LỰC

12


Mã bài: 27-3
A- MỤC TIÊU CỦA BÀI
Học xong bài này người học có khả năng:
- Nêu được các hiện tượng, Hư hỏng và giải thích được các nguyên nhân gây ra
hiện tượng, Hư hỏng;
- Trình bày được các phương pháp kiểm tra và sửa chữa;
- Kiểm tra , sửa chữa và đánh giá được hệ thống phanh dẫn động thủy lực đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa máy thi cơng
xây dựng;
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học sinh
B- NỘI DUNG
3.1. Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống
phanh dẫn động thủy lực
3.1.1. Dẫn động phanh:
a) Hư hỏng và nguyên nhân .
* Hư hỏng.
- Các piston, xylanh bị mòn, cào xước, han dỉ và ren hỏng;
- Cúp pen bị mòn, rách, trương nở hoặc chai cứng;
- Cụm van hỏng, lò xo gẫy yếu, tấm hình sao hỏng và lỗ điều hồ bị tắc;
- Bàn đạp bị cong, nứt, gẫy và mòn.
* Nguyên nhân.

- Trong dầu có nhiều cặn, bẩn và tạp chất.
- Dùng dầu không đúng loại.
- Do sử dụng lâu ngày vật liệu bị mòn, biến dạng hoặc tháo lắp không
đúng yêu cầu kỹ thuật.
b) Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.
* Phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng.
- Tháo các chi tiết rửa sạch, riêng cúp pen rửa bằng nước xà phịng, sau đó
xịt hơi cho khơ rồi bơi một ít dầu phanh khi lắp (tuyệt đối khơng được rửa bằng
xăng, dầu điêzen).
- Dùng phương pháp quan sát xác định những Hư hỏng của chi tiết.
- Dùng panme, đồng hồ so để xác định độ hao mòn của piston, xylanh.
* Phương pháp sửa chữa.
- Nếu xylanh bị mòn, các vết xước ít và nhỏ hơn 0,5 mm thì dùng giấy
nhám mịn chuyên dùng đánh bóng.
- Nếu vết xước sâu lớn hơn 0,5 mm thì doa lại xylanh rồi thay piston mới
có đường kính phù hợp.
Khe hở giữa piston và xylanh đảm bảo từ 0,025 ÷ 0,075 mm.
- Cúp pen hỏng, thay cái mới.
- Lịxo yếu, gẫy thì thay cái mới.
- Bàn đạp cong thì nắn lại, nếu nứt gẫy thì hàn.

13


Chú ý: Khi lắp các chi tiết ta phải bôi một lớp dầu phanh lên bề mặt, sau khi lắp
xong piston phải đảm bảo chuyển động linh hoạt trong xylanh.
3.1.2. Hư hỏng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra và sửa chữa cơ cấu
phanh dầu.
a) Hư hỏng và nguyên nhân .
* Hư hỏng:

- Các má phanh mịn, nhơ đinh tán, nứt, vỡ, dính dầu mỡ, các đinh tán lỏng.
- Lị xo kéo guốc phanh bị gẫy, yếu;
- Trục lệch tâm, cam lệch tâm, mịn;
-Tang trống ơ van, mịn cơn, cào xước;
- Đĩa phanh, mòn, cào xước, vênh;
- Xylanh bánh xe mòn, cào xước, ăn mịn hóa học;
- Cúp pen và cao su chắn bụi mòn, rách , chai cứng và trương nở;
- Guốc phanh bị biến dạng;
- Cơ cấu điều chỉnh hỏng.
* Nguyên nhân
- Do ma sát giữa má phanh và tang trống;
- Do sử dụng lâu ngày, nhiệt lớn, lực phanh tác động đột ngột nhiều lần;
- Tháo, lắp và bảo dưỡng không đúng yêu cầu kỹ thuật.
b) Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa.
*Kiểm tra, sửa chữa má phanh.
- Dùng phương pháp quan sát để kiểm tra:
+ Má phanh, có bị dính dầu mỡ khơng. nếu có ta dùng xăng để rửa sạch;
+ Má phanh có bị sứt mẻ, nếu bị thì thay má phanh mới;
+ Má phanh có bị chai cứng, nứt nhỏ và cháy khơng. Nếu nhẹ ta dùng
giấy ráp đánh lại nặng thay mới.
+ Má phanh mịn, nhơ đinh tán thì thay cái mới.
+ Kiểm tra độ trịn của má phanh, nếu diện tích tiếp xúc nhỏ hơn 85% thì
ta đem mài lại.
- Dùng thước đo độ sâu hoặc pan me để kiểm tra độ mòn của má phanh
+ Đối với má phanh dùng đinh tán thì ta kiểm tra độ sâu đinh tán nằm
trong giới hạn cho phép 0,8 ÷ 1,5mm.
+ Đối với má phanh dán thì chiều dầy của tấm ma sát nằm trong giới hạn
÷
0,8 1,5mm hay độ dầy má phanh khơng được mịn q 80%
* Kiểm tra, sửa chữa tang trống.

- Dùng phương pháp quan sát kiểm tra:
+ Tang trống có bị nứt, bề mặt ma sát có bị trầy xước, các vết cháy, lồi
lõm, loe miệng. Nếu tang trống bị nứt thì thay thế, lồi lõm, cào xước nhẹ thì
dùng giấy ráp đánh bóng, cịn mịn sâu ≥ 0,25mm thì phải tiện lại tang trống.
- Dùng panme, đồng hồ so kiểm tra độ mịn, ơvan và độ đảo của tang
trống.
+ Nếu đường kính lớn hơn đường kính tối đa được ghi trên bề mặt tang
trống thì phải thay thế, cịn đối với loại khơng ghi thì khơng được vượt q 1,5
÷ 2,3mm so với đường kính ngun thuỷ.
+ Nếu độ ơvan vượt q 0,12mm thì phải tiện lại tang trống.
14


+ Nếu độ đảo vượt quá 0,28mm ta phải tiện lại hoặc thay mới.
Chú ý: Khi tiện một tang trống phải tiện cả cặp trên trục. Cho phép sự chênh
lệch kích thước đường kính của hai tang trống trên trục khơng vượt q
0,25mm. Độ bóng phải như nhau đạt ∇ 6 trở lên.
* Kiểm tra, sửa chữa đĩa phanh. (rôto)
- Dùng phương pháp quan sát kiểm tra bề mặt đĩa phanh có cào xước,
gợn sóng hoặc cháy rỗ.
+ Nếu bị cào xước, gợn sóng > 0,25mm thì tiện lại bề mặt;
+ Cào xước nhỏ hoặc cháy rỗ thì dùng giấy ráp đánh bóng.
- Dùng panme kiểm tra độ dầy của đĩa phanh. Độ dầy tối thiểu của đĩa
phanh được ghi lên trên đĩa phanh.
- Kiểm tra độ song song của đĩa phanh. Bằng cách dùng panme đo 8 ÷ 12
vị trí khác nhau quanh đĩa phanh, để xác định nơi dầy nhất, nơi mỏng nhất. Nếu
hiệu của độ dầy lớn nhất và độ dầy nhỏ nhất > 0,012 ÷ 0,025mm Thì phải tiện đĩa
phanh lại.
- Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo của đĩa phanh, nếu độ đảo vượt quá
0,13mm thì đĩa phanh phải được tiện lại hoặc thay thế. (Chú ý độ rơ của bánh

xe)
* Kiểm tra, sửa chữa lị xo.
Kiểm tra lị xo có bị mịn vẹt, rỉ sét, yếu, gẫy. Nếu có ta phải thay thế.
* Kiểm tra, sửa chữa guốc phanh.
Kiểm ta guốc phanh có bị biến dạng không, nếu biến dạng nhỏ nắn lại,
lớn thì thay thế.
* Kiểm tra, sửa chữa bộ điều chỉnh tự động.
- Kiểm tra ren có bị Hư hỏng khơng, nếu hỏng ta rô ren lại;
- Kiểm tra cần điều chỉnh, thanh nối, bánh răng có Hư hỏng hoặc biến
dạng, nếu có thì khắc phục lại hoặc thay thế.
* Kiểm tra, sửa chữa mâm phanh:
Mâm phanh bị biến dạng thì nắn lại.
* Kiểm tra, sửa chữa xy lanh bánh xe (Giống như dẫn động phanh)
3.1.3. Hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bộ trợ lực
phanh.
a) Hư hỏngvà nguyên nhân .
* Hư hỏng:
- Hỏng van một chiều nối giữa nguồn chân không và xi lanh trợ lực;
- Van mở trợ lực ,van điều khiển thủng, bị mòn, nát, hở;
- Hệ thống bị hở;
- Các phớt làm kín mòn, rách, xước, biến cứng;
- Lò xo của các van và màng điều khiển bị yếu, gẫy;
- Dầu phanh lọt vào xi lanh;
- Tắc, bẹp do sự cố bất thường;
- Nguồn chân không bị hỏng (trên động cơ phun xăng, hay động cơ diesel).
* Nguyên nhân:
Do sử dụng lâu ngày, bị nước, dầu phanh vào hoặc tháo lắp không đúng
yêu cầu kỹ thuật.
15



b) Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa.
* Kiểm tra hoạt động bộ trợ lực trên xe:
- Đạp bàn đạp phanh vài lần khi động cơ không làm việc thì khơng có sự
thay đổi hành trình tự do của bàn đạp
- Đạp bàn đạp phanh và khởi động động cơ nếu bàn đạp dịch chuyển
xuống dưới một chút thì chứng tỏ bộ trợ lực phanh làm việc bình thường.
* Kiểm tra độ kín khơng khí:
- Khởi động động cơ, sau một hay hai phút tắt máy, từ từ đạp bàn đạp
phanh vài lần. Nếu bàn đạp dịch chuyển xuống thấp hơn so với bàn đạp phanh
đầu tiên thì trợ lực phanh khơng bị lọt khí.
- Đạp phanh khi động cơ đang làm việc và tắt máy giữ nguyên bàn đạp
nếu khơng có sự dịch chuyển của bàn đạp sau 30 giây thì bộ trợ lực phanh
khơng bị lọt khí. Nếu có hiện tượng ngược lại chứng tỏ bộ trợ lực có Hư hỏng
cần tháo ra kiểm tra các bộ phận:
- Quan sát phát hiện các Hư hỏng của màng trợ lực, các phớt làm kín như
bị mịn, rách, rạn nứt.
- Kiểm tra các van một chiều bằng khí nén, đối với van lắp với động cơ
thì khí phải thơng từ phía trợ lực đến động cơ, ngược lại khí khơng được chảy từ
động cơ đến trợ lực.
- Kiểm tra đàn hồi của các lò xo bằng lực kế.
* Phương pháp sửa chữa:
- Các màng và các phớt làm kín hỏng thì thay mới.
- Các van khí hỏng thay mới.
- Các lò xo yếu, gẫy thay mới.
* Phương pháp điều chỉnh:
- Điều chỉnh khe hở của ty đẩy. (Hình 3.9)
Phải điều chỉnh chiều dài ty đẩy bộ trợ lực trước khi lắp ráp xylanh của
phanh với bộ trợ lực phanh. Do yêu cầu sau khi lắp ghép giữa piston và ty đẩy
phải có khe hở từ 0,1 ÷ 0, 5mm. Nếu khe hở này nhỏ quá sẽ bị bó phanh, còn

khe hở lớn sẽ làm cho chậm tác dụng.

A=13,76mm; B= 20,8mm; D =28,5mm
E =35,5mm

Hình 3.1: Điều chỉnh khe hở ty đẩy.

16


3.1.4. Chẩn đoán và đánh giá hệ thống phanh dẫn động thủy lực,
* Chẩn đoán và đánh giá theo hiện tượng:
a. Khi phanh xe có tiêng kêu ồn khác thường.
* Hiện tượng:
Có tiếng kêu ồn khác thường khi phanh
* Nguyên nhân:
- Bàn đạp phanh và các chốt xoay bị mòn, các bu lông xiết không
chặt.
- Má phanh, tang trống , bị biến dang, nứt vỡ, lỏng đinh tán, long má phanh,
lò xo và chốt dẫn hướng mòn , má phanh quá mòn hay các chi tiết long ra...
b. Phanh kém hiệu lực hoặc không ăn.
* Hiện tượng:
Khi phanh xe không dừng theo yêu cầu của người lái và bàn đạp phanh
chạm sàn, phanh khơng có hiệu lực.
* Ngun nhân:
- Bàn đạp cong, kẹt;
- Hành trình tự do quá lớn;
- Dẫn động phanh bị thiếu dầu phanh, xy lanh chính, pít tơng và
cúp pen bị mịn;
- Hở các đường ống dầu phanh, dầu phanh khơng đúng chất lượng;

- Có khơng khí trong hệ thống;
- Bộ trợ lực không là việc;
- Khe hở má phanh và tang trống lớn, chai cứng và dính dầu mỡ;
- Má phanh, tang trống mịn, trơ cháy và diện tích tiếp xúc nhỏ;
- Lực tác động lên cơ cấu phanh lớn;
- Piston bị kẹt
c. Khi phanh xe bi kéo lệch về một bên.
* Hiện tượng:
Khi đạp phanh xe bị lệch về một bên hay bi lêch đuôi xe.
* Nguyên nhân:
- Áp suất lốp và độ mòn của hai bánh xe phải trái không đều nhau.
- Hỏng bộ điều hồ lực phanh.
- Một dịng của dẫn động phanh bị hỏng;
- Pít tơng, xy lanh bánh xe bánh xe bị kẹt một bên
- Cơ cấu phanh bị dính dầu, mỡ hoặc điều chỉnh khe hở má phanh không
đều nhau.
d. Bó phanh (phanh bó cứng).
* Hiện tượng:
Khi xe vận hành không tác dung lên bàn đạp và cần phanh tay nhưng
cảm thấy có sự cản lớn (xe ì, sờ tang trống bị nóng).

17


* Nguyên nhân:
- Bàn đạp cong, kẹt;
- Hành trình tự do q nhỏ;
- Xy lanh chính, pít tơng b ị b ó, cúp pen bị trương nở, cúp pen lộn cà các
lỗ dầu bị tắc;
- Bị tắc các đường ống dầu phanh, dầu phanh không đúng chất lượng;

- Bộ trợ lực không là việc;
- Khe hở má phanh và tang trống khơng có hoặc chỉnh khơng đều;
- Cơ cấu phanh lớn bị kẹt;
- Piston bị kẹt;
- Chưa nhả phanh tay hoặc nhả chưa hết.
e. Phanh bị dật:
- Lò xo kéo các guốc phanh bị gãy, má phanh bị gãy, khe hở má phanh và
trống phanh không đúng qui định nhỏ quá, gối đỡ má phanh mòn, trục quả đào bị
rơ, tang trống bị đảo, ổ bi moay ơ bị rơ.
- Bàn đạp khơng có hành trình tự do: Khơng có khe hở giữa má phanh và tang
trống, piston xi lanh phanh bánh xe bị kẹt. Khe hở giữa cán piston và piston của xi
lanh chính q lớn.
* Chẩn đốn và đánh giá theo phương pháp thử:
a) Bằng cách thử xe trên đường:Các cơng việc chính tiến hành như sau:
* Đối với phanh chân:
Chọn mặt đường tốt khơ, có độ nhẵn và độ bám gần đồng đều, chiều dài
khoảng 150m, chiều rộng mặt đường lớn từ 4 đến 6 lần chiều rộng thân xe. Kẻ
sẵn trên nền đường vạch chuẩn tim đường, cắm mốc tiêu vị trí bắt đầu phanh.
Cho xe chuyển động thẳng với vận tốc qui định và phanh ngặt, giữ chặt vành
lái.Thông qua trạng thái dừng xe xác định độ lệch hướng chuyển động ô tô, đo
chiều dài quãng đường phanh . Trị số lệch hướng này có thể lấy bằng giá trị
trung bình của độ lệch ngang thân xe trên chiều dài quãng đường phanh, nó
biểu thị sự không đồng đều của mômen phanh trên các cơ cấu phanh, do mòn
hoặc do Hư hỏng trong các đường dẫn động (dòng dẫn động phanh). Điều kiện
thử như vậy có ý nghĩa khi xem xét an tồn chuyển động mà không chỉ rõ sự
không đồng đều cho các bánh xe. Theo TCVN TCVN 6919-2001 Việt Nam
trong trường hợp lắp ráp, xuất xưởng ô tô.độ lệch quĩ đạo khi phanh ở vận tốc
qui định(30m/h với ô tô tải, buýt, 40km/h với ô tô con) không quá 8 0 so với
phương thẳng hay không bị lệch bên 3,5m, với lực bàn đạp khoảng (500
÷700)N.

* Đối với phanh tay:
- Kiểm tra trên đường phẳng: Chọn mặt đường như đã trình bày khi thử phanh
chân trên đường. Cho ô tô chạy thẳng với tốc độ 15km/h, kéo nhanh đều phanh tay.
Quãng đường phanh không được lớn hơn 6m, gia tốc không nhỏ hơn 2m/s2, ô tô
không lệch khỏi quỹ đạo thẳng.

18


Với ơ tơ con có thể cho ơ tơ đứng yên tại nền đường phẳng, kéo phanh tay, dùng từ
4 đến 5 người đẩy xe về trước, xe không lăn bánh là được.
- Kiểm tra trên dốc: Chọn mặt đường tốt có độ dốc 200. Cho ơ tơ dừng trên dốc
bằng phanh chân, tắt máy, chuyển về số trung gian, kéo phanh tay, từ từ nhả phanh
chân, xe không bị trôi là được.
- Số lượng tiếng “tách” theo yêu cầu của nhà sản xuất. Lực kéo không quá 400
đên 600N.
b) Đo lực phanh hoặc mômen phanh trên bệ thử:
- Chế độ thử: Phương tiện không tải
- Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lượng phương tiện không tải
G0đối với tất cả các loại xe.
- Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái) : không
được lớn hơn 20%.
- Phanh tay tổng lực phanh không nhỏ hơn 20% trọng tải phương đối với xe
con và 30% trọng tải phương đối với xe tải .
3.2. Thực hành kiểm tra, sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
3.2.1. Trình tự kiểm tra, sửa chữa dẫn động phanh dầu.
Phương pháp
Yêu cầu
STT
Nội dung công việc

Dụng cụ
sửa chữa
kỹ thuật
- Xylanh mịn bị cào
Quan sát và - Giấy nhám
Nhẵn, bóng
xước nhỏ.
dụng cụ do
vết xước <
1
- Xylanh mòn bị cào
Doa hạ cốt hoặc
0,5, cơn
xước lớn.
thay cái mới
méo <0,05
Quan sát,
2 Piston mịn xước
Thay cái mới
dùng pan me
Phớt cao su làm kín bị
3
Quan sát
Thay cái mới
trương, rách, biến, cứng
4 Các van hỏng, mòn
Quan sát
Thay cái mới
Hỏng nhiều thay
5 Lò xo yếu gãy

Quan sát
cái mới
6 Lỗ điều hồ tắc bẩn
Thơng rửa sạch sẽ
3.2.2. Trình tự kiểm tra cơ cấu phanh dầu:
Phương pháp
Yêu cầu
STT Nội dung cơng việc
Dụng cụ
sửa chữas
kỹ thuật
1 Guốc phanh:
-Dính dầu, mỡ
Quan sát
- Rửa bằng xăng
-Bề mặt má phanh
- Dùng giấy ráp đánh
cháy rỗ, chai cứng
sạch
-Mòn, nứt, rỗ, chồi
Thước cặp - Thay tấm ma sát mới -Độ sâu đinh
đinh tán
tán >2,5
- Guốc phanh bị biến Quan sát
- Nắn lại
dạng
- Diện tích tiếp xúc
Phấn mầu - Rà lại
≥ 80% dải
bề mặt ≤80%

đều trên bề
[

19


×