Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY. TT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.1 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ TÂM

ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO
VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở NƠNG THƠN
ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG HIỆN NAY

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã số: 62 22 03 02

HÀ NỘI - 2019


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS Nguyễn Thị Nga
2. TS Ngô Thị Thu Ngà

Phản biện 1: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 2: ...........................................................
...........................................................

Phản biện 3: ...........................................................
...........................................................



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng và nhà nước ta đặc biệt đề cao vai trị của gia đình, coi đó là tế
bào của của xã hội. Đồng thời, Đảng và nhà nước cũng đưa ra nhiều chủ
trương, chính sách để xây dựng gia đình văn hóa nhằm góp phần vào sự phát
triển đất nước. Gia đình văn hóa là mơi trường đầu tiên và tốt nhất hình thành
nhân cách con người đồng thời là tế bào quan trọng để xây dựng xã hội bởi
gia đình là xuất phát điểm cho sự triển khai các quy phạm luân lý theo hướng
mở rộng từ nội ra ngoại. Một người có thể tự giác tuân thủ các chuẩn mực
hành vi đạo đức, thực hiện bổn phận, trách nhiệm của mình đối với người
khác và đối với xã hội hay không phải bắt nguồn từ gia đình. Quá trình xây
dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của văn hóa
truyền thống đặc biệt là Nho giáo.
Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội của người Việt như
trong cuốn sách Nho giáo xưa và nay do tác giả Vũ Khiêu chủ biên viết: “Ở
Việt Nam, những mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, vợ chồng, bè bạn, anh
em trong một thời gian hàng nghìn năm đều rập khn theo Nho giáo”. Hiện
nay, một trong những giá trị còn lại và ảnh hưởng sâu sắc nhất của Nho giáo
đối với xã hội Việt Nam đó là đạo đức gia đình. Đạo đức gia đình của Nho

giáo đã được người Việt tiếp nhận và cải biến đi để trở thành văn hóa gia
truyền thống đặc trưng của mình. Chính điều đó đã tạo nên một số khác biệt
giữa Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Trung Quốc về vấn đề gia đình.
Đồng bằng sơng Hồng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả
nước trong đó khu vực nơng thơn chiếm phần lớn diện tích và dân số. Nơng
thơn đồng bằng sơng Hồng vốn là khu vực có phương thức sản xuất nông
nghiệp lạc hậu và là một trong những nơi đầu tiên Nho giáo truyền vào Việt
Nam nên ở đây lưu giữ nhiều giá trị văn hóa Nho giáo lâu dài, đặc biệt là dấu
ấn sâu đậm về văn hóa gia đình. Bởi vậy, quan niệm của Nho giáo về gia
đình đã ảnh hưởng đến quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn
đồng bằng sơng Hồng trên cả hai bình diện tích cực và hạn chế. Cụ thể, về
ảnh hưởng tích cực: Nho giáo đề cao vai trị của gia đình và các chuẩn mực
như tơn ti trật tự, các thành viên phải có trách nhiệm quan tâm lẫn nhau,…
phù hợp với những tiêu chí quan trọng của gia đình văn hóa. Mặt khác, chủ
nghĩa gia đình, tính gia trưởng cực đoan, tư tưởng trọng nam khinh nữ, nghi


2

lễ rườm rà trong quan niệm của Nho giáo…, lại có ảnh hưởng tiêu cực đi
ngược lại với các tiêu chí tiến bộ, văn minh của gia đình văn hóa.
Hiện nay, q trình xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng
sông Hồng chịu sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường, hội nhập quốc
tế, công nghệ thơng tin... Bên cạnh những tác động tích cực thì những yếu tố
này đã làm văn hóa gia đình biến đổi theo chiều hướng tiêu cực như: gia tăng
tình trạng ly hơn, tình trạng mắc tệ nạn xã hội của thanh thiếu niên; gia đình
và các chuẩn mực đạo đức truyền thống không được coi trọng, một số trật tự
phép tắc trong gia đình bị đảo lộn, các thành viên thiếu tình thương, trách
nhiệm và sự quan tâm lẫn nhau, thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội ngày càng
gia tăng… Vì thế, giáo dục con người theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ

của Nho giáo sẽ góp phần khắc phục những tiêu cực do sự tác động của các
yếu tố trên.
Như vậy, chúng ta phải gạn đục khơi trong khi nghiên cứu ảnh hưởng
của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa
để khai thác những giá trị tích cực và hạn chế những tiêu cực. Từ đó, chúng
ta đưa ra những giải pháp ứng xử với vấn đề này một cách phù hợp như tác
giả Vũ Khiêu nhận xét: “nếu không đặt vấn đề nghiên cứu Nho giáo một
cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ bng trơi cho sự phục hồi những nhân tố
tiêu cực của Nho giáo, đồng thời sẽ lãng phí những nhân tố tích cực mà Nho
giáo cịn có thể đóng góp vào sự nghiệp của đất nước ta hôm nay”.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn
vấn đề “Ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây
dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay” làm
đề tài luận án tiến sĩ triết học.
2. Mục tiêu và nhiêm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực trạng ảnh hưởng quan niệm của Nho
giáo về gia đình đến việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng
sơng Hồng hiện nay, luận án đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực góp phần
xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đã nêu trên luận án sẽ giải quyết một số nhiệm
vụ sau:


3

- Thứ nhất, tổng quan lại hệ thống các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài

- Thứ hai, trình bày có hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến
quan niệm của Nho giáo về gia đình và vấn đề xây dựng gia đình văn hóa ở
Việt Nam hiện nay.
- Thứ ba, phân tích, làm rõ thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho
giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng
bằng sông Hồng hiện nay và một số vấn đề đặt ra.
- Thứ tư, đề xuất nguyên tắc và một số giải pháp chủ yếu phát huy ảnh
hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia
đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sông
Hồng hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về gia đình và
ảnh hưởng của nó đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng
bằng sông Hồng hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu ở khu vực nông thôn của
đồng đồng bằng sông Hồng.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: trong luận án, tác giả nghiên cứu vấn
đề ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia
đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng từ năm 1986 đến nay.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: quan niệm của Nho giáo về gia đình có
nội dung rất phong phú nhưng trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu đạo
đức gia đình.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà
nước về vấn đề gia đình.
- Luận án tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị khoa

học của một số cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến nội dung của
luận án.


4

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp như:
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp đối chiếu và so sánh…, để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
mà đề tài luận án đặt ra.
5. Đóng góp của luận án
- Làm rõ nội dung cơ bản của quan niệm Nho giáo về gia đình và quá
trình du nhập, biến đổi của các quan niệm này ở Việt Nam. Đồng thời, luận
án làm rõ một số nội dung cơ bản về xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam
hiện nay.
- Phân tích thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình
đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng
hiện nay. Đồng thời, luận án phân tích một số vấn đề đặt ra từ những ảnh
hưởng ấy.
- Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh
hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về
gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thôn đồng bằng sông
Hồng hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần vào việc tìm hiểu quan niệm của Nho giáo Trung
Quốc và Nho giáo Việt Nam về gia đình và ảnh hưởng của nó đối với việc
xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng. Từ đó, luận
án đề ra các nguyên tắc và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn

chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình trong việc xây
dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng hiện nay.
- Luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên
cứu, giảng dạy và học tập ở các trường học viện, đại học, cao đẳng hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình khoa học của
tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
4 chương, 12 tiết.


5

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu về Nho giáo
Những cơng trình này chủ yếu tập trung vào việc trình bày nguồn gốc
ra đời của Nho giáo, các chuẩn mực đạo đức của Nho giáo, quá trình du
nhập Nho giáo vào Việt Nam và đặc điểm của Nho giáo Việt Nam. Mặc dù
có những ý kiến khác nhau trong việc đánh giá vai trị của Nho giáo nhưng
nhìn chung, các tác giả đều khẳng định ở Việt Nam, Nho giáo có ảnh tích
cực đến các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời họ đặt ra yêu cầu cần phải kế
thừa và phát triển Nho giáo một cách khoa học.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quan niệm của
Nho giáo về gia đình
Những cơng trình này tập trung trình bày quan niệm của Nho giáo về

vai trị của gia đình và phân tích rõ những mối quan hệ chính trong gia đình
(cha con, chồng vợ, anh em) cùng với những chuẩn mực đạo đức cơ bản.
Nội dung chủ yếu ở đây là đề cao việc xây dựng gia đình gia trưởng, nền
nếp, tôn ti trật tự, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình và đặc biệt
tư tưởng trọng nam khinh nữ. Các cơng trình đều khẳng định quan niệm của
Nho giáo về gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa gia đình Việt Nam
đồng thời chỉ ra sự cải biến trong quan niệm về gia đình của Nho giáo Việt
Nam so với Nho giáo Trung Quốc.
1.1.3. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề xây
dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay
Những cơng trình này đã phân tích chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước về gia đình, gia đình văn hóa ở Việt
Nam. Đặc biệt, những cơng trình đó cịn chỉ rõ q trình thay đổi, phát triển


6

về những tiêu chí gia đình văn hóa đồng thời phân tích thực trạng cùng
những biến đổi trong văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay. Các cơng trình
này chỉ ra một số nguyên nhân của sự biến đổi văn hóa gia đình hiện nay đó
là do sự tác động của kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế,
sự phát triển của công nghệ thông tin..., đã làm văn hóa gia đình Việt Nam
biến đổi theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực.
1.2. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỰC
TRẠNG CỦA ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở NƠNG THƠN
ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG HIỆN NAY

1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đặc điểm của
gia đình ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng

Những cơng trình này đều phân tích đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh
tế- xã hội và văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn làng xã, tính cộng
đồng, tính tự trị của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, các cơng trình
cịn phân tích rõ văn hóa gia đình ở vùng đồng bằng sơng Hồng về mơ hình
gia đình truyền thống, văn hóa ứng xử của các thành viên trong gia đình.
Hầu hết các cơng trình đều khẳng định Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến
văn hóa nói chung, văn hóa gia đình nói riêng ở vùng này.
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng của
ảnh hưởng quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia
đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay
Hiện nay, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu ảnh hưởng của quan
niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng
thơn đồng bằng sơng Hồng theo các tiêu chí của gia đình văn hóa do Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành. Bởi vậy, muốn nghiên cứu vấn đề
này thì cần phải đi từ một số cơng trình nghiên cứu cơ bản về ảnh hưởng
của Nho giáo đối với văn hóa gia đình Việt Nam. Hầu hết các cơng trình
này đều khẳng định Nho giáo có ảnh hưởng tới văn hóa gia đình Việt Nam
trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực. Ảnh hưởng tích cực đó là giúp gia


7

đình trở nên có tơn ti trật tự, nền nếp gia phong đặc biệt là giúp cho người
phụ nữ hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn. Ảnh hưởng tiêu cực đó là tính
gia trưởng cực đoan, hà khắc, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã cản trở sự
phát triển của gia đình.
Các cơng trình trên đã giúp cho tác giả luận án tri thức liên quan đến
thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với xây dựng
gia đình văn hóa ở đồng bằng sơng Hồng.
1.3. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

NGUN TẮC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC,
HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA QUAN NIỆM NHO GIÁO VỀ
GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở NƠNG
THƠN ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG HIỆN NAY

Có nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến văn hóa truyền thống,
thực trạng cùng với những biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại.
Các cơng trình đó đã xây dựng những giải pháp có giá trị trong việc khắc
phục những tiêu cực và phát huy những giá trị tích cực của văn hóa truyền
thống và văn hóa hiện đại đang tác động đến gia đình Việt Nam hiện nay.
Đồng thời các cơng trình đó cịn cung cấp cho tác giả luận án cái nhìn khá
tồn diện về hệ thống giải pháp có liên quan việc khai thác Nho giáo trong
bối cảnh xã hội hiện đại, đặc biệt là ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về
gia đình đối với xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sông
Hồng hiện nay.
1.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CƠNG
TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT

1.4.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
đã cơng bố liên quan đến luận án
Các cơng trình trên đã cung cấp cho tác giả luận án một cái nhìn sâu
sắc và tồn diện về các nội dung: quan niệm của Nho giáo Trung Quốc và
Nho giáo Việt Nam về gia đình cùng những biến đổi của những quan niệm


8

ấy khi ở Việt Nam; các quan điểm của Đảng và nhà nước về gia đình văn
hóa, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng gia đình văn hóa; đặc

điểm của gia đình ở nơng thơn đồng bằng sông Hồng; một số ảnh hưởng
của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với văn hóa gia đình ở nông thôn
đồng bằng sông Hồng, một số giải pháp để khai thác Nho giáo trong giai
đoạn hiện nay.
1.4.2. Những vấn đề đặt ra mà tác giả luận án phải tiếp tục
nghiên cứu
Theo chúng tơi, hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sự ảnh
hưởng của Nho giáo đối với đời sống xã hội Việt Nam, quan niệm của Nho
giáo về gia đình đối với văn hóa gia đình truyền thống của người Việt. Tuy
nhiên, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của quan niệm
Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa theo tiêu chí
của gia đình văn hóa do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành. Bởi vậy,
để giải quyết vấn đề này trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác
giả đi trước, tác giả luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu làm rõ những vấn
đề sau:
- Trình bày một cách có hệ thống nội dung chủ yếu trong quan niệm
về gia đình của Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam cùng những
biến đổi, các nhân tố làm biến đổi quan niệm về gia đình của Nho giáo Việt
Nam. Phân tích các vấn đề liên quan đến gia đình văn hóa, xây dựng gia
đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích đặc điểm của gia đình ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng,
thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây
dựng gia đình văn hóa ở khu vực này và vấn đề đặt ra.
- Đề xuất nguyên tắc và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích
cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối
với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng
hiện nay.


9


Chương 2
QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH VÀ VẤN ĐỀ
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH

2.1.1. Quan niệm của Nho giáo Trung Quốc về gia đình
Thứ nhất, quan niệm về vai trị của gia đình
Nho giáo đề cao vai trị của gia đình- là nền tảng của xã hội như Mạnh
Tử nói: “Gốc của thiên hạ là đất nước, gốc của đất nước là gia đình, gốc của
gia đình là bản thân”. Theo các nhà Nho, nếu gia đình có tơn ti trật tự thì xã
hội sẽ có kỉ cương và ngược lại, nếu đạo đức gia đình bị đảo lộn thì xã hội
sẽ rối ren. Từ đó các nhà Nho chủ trương đề cao vai trị của giáo dục đạo
đức gia đình.
Thứ hai, quan niệm về gia đạo và các chuẩn mực đạo đức gia đình
Nho giáo xây dựng gia đạo dựa trên ba mối quan hệ chủ yếu là cha con, chồng - vợ, anh - em theo nguyên tắc Chính danh: “cha nên cha, con
nên con, anh nên anh, em nên em, chồng nên chồng, vợ nên vợ, thế là gia
đạo chính”.
Trong mối quan hệ cha con, Nho giáo chủ trương “cha từ, con hiếu”.
Cha phải “từ” nghĩa là cha phải thương yêu, dạy bảo con cái nên người. Con
phải “hiếu” với cha nghĩa là con cái phải thành kính chăm sóc cha, kế nghiệp
cha mẹ, phải quan tâm tới thờ cúng tổ tiên. Các nhà Nho giáo cho rằng bất
hiếu là tội lớn trong đó khơng sinh được con trai là tội nặng nhất. Đây có thể
coi là tư tưởng quá phi lý, hà khắc và cực đoan của Nho giáo. Trong quan hệ
chồng vợ, Nho giáo đặc biệt đề cao vai trò của người chồng và yêu cầu người
vợ phải phục tùng chồng và nhà chồng. Trong mối quan hệ anh em, Nho giáo
đề cao đức hịa thuận và tơn ti trật tự “trưởng ấu hữu tự”. “Đễ” khơng chỉ là
hịa thuận, là cách ứng xử của em đối với anh mà là em phải kính anh và
nghe anh. Theo các nhà Nho, việc giáo dục hiếu, đễ trong gia đình đều nhằm
mục đích làm cho con người biết tơn trọng vua và bậc trên: “hiếu với cha mẹ

là để thờ vua, kính anh là để đối xử với người trên”.


10

Thứ ba, quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ
Nho giáo bắt người phụ nữ phải rèn luyện mình theo thuyết “tam
tịng”, “tứ đức”. Đến Hậu Nho thì quan niệm về người phụ nữ cịn khắc
nghiệt hơn. Chính tư tưởng này đã bó hẹp người phụ nữ cả đời chỉ trong
phạm vi gia đình mà khơng thể vươn ra ngoài xã hội.
Thứ tư, quan niệm của Nho giáo về tình cảm thân tộc
Theo Nho giáo, người thân trong gia đình, dịng họ phải thương u,
giúp đỡ lẫn nhau. Tư tưởng này bên cạnh mặt tích cực là làm cho các cá
nhân trong gia đình, dịng tộc u thương giúp đỡ nhau thì cũng mang lại
nhiều hạn chế đó là hình thành chủ nghĩa gia đình mang lại nhiều bất công
trong xã hội.
2.1.2. Quan niệm của Nho giáo Việt Nam về gia đình
2.1.2.1. Những nội dung cơ bản của quan niệm Nho giáo Việt Nam
về gia đình
Giống như Nho giáo Trung Quốc, Nho giáo Việt Nam cũng đề cao vai
trò của gia đình: “nhà tức là cái nước nhỏ, nước tức là cái nhà lớn”. Nho
giáo Việt Nam cũng xây dựng một hệ thống gia đạo với các chuẩn mực đạo
đức cơ bản. Trong quan hệ về cha con, Nho giáo Việt Nam đặc biệt coi
trọng đức hiếu. “Hiếu” là tơn kính, phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ qua
đời việc tang phải chu đáo và điều này được thể hiện rõ trong các bộ luật
thời phong kiến. Nho giáo Việt Nam cũng kịch liệt phê phán tội bất hiếu,
thậm chí pháp luật quy đó là một tội rất nặng. Trong mối quan hệ chồng vợ,
điều 90 của bộ luật triều Lê ghi rõ: “Đạo làm vợ chồng phải cùng kính u
nhau, dốc lịng ân nghĩa”. Nghĩa là chồng vợ phải đối xử với nhau có tình
nghĩa, thủy chung. Về cơ bản, Nho giáo Việt Nam vẫn lấy tư tưởng trọng

nam khinh nữ làm nguyên lý khi xây dựng nguyên tắc chồng là bề trên và
vợ là kẻ dưới, người vợ phải ứng xử đúng mực với chồng. Trong quan hệ
anh em, Nho giáo Việt Nam đề cao sự hòa thuận và thành kính trên dưới,
em kính anh.
Bàn về người phụ nữ, các nhà Nho Việt Nam cho rằng người phụ nữ
phải giữ gìn trinh tiết, khơng ngừng trau dồi đức hạnh để phụng dưỡng


11

chồng và gia đình nhà chồng. Bao trùm tất cả lên thân phận của người phụ
nữ thời phong kiến đó là tư tưởng trọng nam khinh nữ hà khắc cực đoan của
Nho giáo.
2.1.2.2. Một số biến đổi trong quan niệm về gia đình của Nho giáo
Việt Nam so với Nho giáo Trung Quốc
Quan niệm về gia đình của Nho giáo Việt Nam có nhiều biến đổi so
với Nho giáo Trung Quốc. Đó là: Thứ nhất, tính gia trưởng trong gia đình
của Nho giáo Việt Nam khơng khắc nghiệt như của Nho giáo Trung Quốc;
Thứ hai, nếu như chữ “hiếu” của Nho giáo Trung Quốc chỉ bó hẹp trong
phạm vi gia đình thì chữ hiếu của Nho giáo Việt Nam đã mở rộng ra phạm
vi toàn xã hội; Thứ ba, địa vị của người phụ nữ trong gia đình được Nho
giáo Việt Nam đánh giá cao hơn so với Nho giáo Trung Quốc. Sự biến đổi
này thể hiện đặc trưng trong văn hóa người Việt đó là tư duy linh hoạt và
mang đậm tính nhân văn.
2.1.2.3. Một số yếu tố dẫn đến sự biến đổi trong quan niệm về gia
đình của Nho giáo Việt Nam so với Nho giáo Trung Quốc
Sự biến đổi trong quan niệm về gia đình của Nho giáo Việt Nam so
với Nho giáo Trung Quốc được diễn ra bởi những nhân tố cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nếu như kết cấu của xã hội Trung Quốc là nhà- nước thì kết cấu
xã hội của Việt Nam lại là “nhà - làng - nước”; Thứ hai, do sự khác nhau

của người Việt và người Trung Quốc về phương thức sản xuất truyền thống;
Thứ ba, do sự khác biệt giữa văn hóa truyền thống của người Việt so với
văn hóa truyền thống của người Trung Quốc. Chính những yếu tố này đã
làm cho quan niệm về gia đình của Nho giáo Việt Nam nhân văn hơn, dân
chủ hơn so với Nho giáo Trung Quốc.
2.2. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

2.2.1. Quan niệm về gia đình văn hóa
Nơng thơn đồng bằng sơng Hồng là nơi đầu tiên trong cả nước phát
động phong trào xây dựng gia đình văn hóa vào những năm 60 của thế kỷ
XX. Từ đó đến nay, tiêu chí của gia đình văn hóa ln ln được bổ sung,


12

thay đổi sao cho phù hợp với văn hóa truyền thống và yêu cầu của thời đại.
Theo thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 do Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch đưa ra những tiêu chuẩn để công nhận gia đình đạt danh
hiệu Gia đình văn hóa, đó là: “1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các
phong trào thi đua của địa phương; 2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ,
tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; 3. Tổ chức lao động, sản xuất,
kinh doanh, công tác, học tập năng suất, chất lượng, hiệu quả”.
Từ quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước, từ tiêu chí của Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch và từ văn hóa gia đình truyền thống của người
Việt chúng ta có thể hiểu gia đình văn hóa hội tụ các giá trị đạo đức. Bởi
vậy, gia đình văn hóa có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc hình thành
nhân cách con người và góp vào phần phát triển của xã hội.
2.2.2. Xây dựng gia đình văn hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến

xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam
2.2.2.1. Thực chất của xây dựng gia đình văn hóa
Xây dựng gia đình văn hóa là q trình làm cho mỗi gia đình trở nên
có văn hóa. Đó là q trình củng cố các giá trị đạo đức gia đình truyền
thống và xây dựng giá trị mới phù hợp với dân tộc và nhân loại. Từ tiêu chí
gia đình văn hóa của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành và kết hợp
với việc nghiên cứu về văn hóa gia đình, chúng tơi tóm lược thành các
nhóm tiêu chí cơ bản: Thứ nhất, gia đình ấm no, hịa thuận, tiến bộ, hạnh
phúc; Thứ hai, gia đình gương mẫu thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội;
Thứ ba, gia đình đồn kết, giúp đỡ mọi người xung quanh.
Chúng tôi cho rằng, xây dựng gia đình văn hóa có nội dung rất phong
phú nhưng nội dung quan trọng nhất đó là phải xây dựng gia đình có đạo
đức bởi đạo đức là gốc của nhân cách con người.
2.2.2.2. Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình văn
hóa ở Việt Nam hiện nay
Có thể khái quát một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xây dựng gia
đình văn hóa ở nước ta hiện nay: Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng xã


13

hội chủ nghĩa; Thứ hai, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế; Thứ ba, nền kinh
tế nông nghiệp gắn liền với phong tục, tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng và văn
hóa truyền thống; Thứ tư, quan niệm của Nho giáo về gia đình. Thứ năm,
các chủ thể xây dựng gia đình văn hóa. Theo chúng tơi, quan niệm của Nho
giáo về gia đình là một trong các nhân tố ảnh hưởng rõ nét nhất.
2.3. PHƯƠNG THỨC ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN NIỆM NHO GIÁO
VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY


Sự ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình khơng không phải
là trực tiếp mà là gián tiếp thông qua các nhân tố khác, trong đó: Thứ nhất,
sự ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình thơng qua tín ngưỡng,
phong tục tập quán, ca dao và tục ngữ; Thứ hai, sự ảnh hưởng của quan
niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa được thể
hiện thơng qua hương ước làng xóm; Thứ ba, sự ảnh hưởng của quan niệm
Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa thơng qua hình
thức tổ chức sinh hoạt của mỗi gia đình. Nghiên cứu những phương thức
ảnh hưởng này giúp chúng ta trả lời câu hỏi hiện nay bệ đỡ của Nho giáo là
nhà nước phong kiến khơng cịn tồn tại nữa mà Nho giáo lại có thể tồn tại
và phát triển ở Việt Nam sâu đậm thế.
Tiểu kết chương 2
Nho giáo là học thuyết thuyết đề cao vai trò. Đây cũng là học thuyết
tiêu biểu nhất trong việc xây dựng một hệ thống các nội dung chuẩn mực
đạo đức và các nguyên tắc sinh hoạt trong gia đình. Quan niệm của Nho
giáo về gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa gia đình Việt Nam. Tuy
nhiên, quan niệm về gia đình của Nho giáo Việt Nam khơng cực đoan, khắc
nghiệt như Nho giáo Trung Quốc nhân văn và dân chủ hơn rất nhiều. Theo
đó nguyên nhân của sự biến đổi này là do tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa
truyền thống của Việt Nam quy định.
Nơng thôn đồng bằng sông Hồng là nơi đầu tiên trong cả nước phát
động phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa là gia đình


14

chứa đựng những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống và tiếp thu giá trị văn
hóa nhân loại. Gia đình văn hóa cũng là có vai trị đặc biệt quan trọng trong
việc hình thành nhân cách con người và góp phần vào sự phát triển của xã
hội. Nên xây dựng gia đình văn hóa là một u cầu cấp thiết hiện nay.

Quan niệm của Nho giáo về gia đình ảnh hưởng đến xây dựng gia
đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay thông qua nhiều phương thức khác nhau.
Bởi vậy nghiên cứu phương thức ảnh hưởng sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi
tại sao khi bệ đỡ của Nho giáo là chế độ phong kiến khơng cịn nữa mà
quan niệm của Nho giáo về gia đình vẫn cịn có ảnh hưởng tới xây dựng gia
đình văn hóa ở nước ta đến thế.
Chương 3
ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở NƠNG THƠN
ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIA ĐÌNH Ở NƠNG THƠN ĐỒNG BẰNG
SƠNG HỒNG

Đồng bằng sơng Hồng là một trong những vùng kinh tế lớn của cả
nước trong đó khu vực nơng thơn chiếm phần lớn diện tích và dân số. Là
nơi tập trung sinh sống của các nhóm tộc người cổ nên đây được xem là
một trong những cái nơi đầu tiên hình thành văn hố cổ truyền Việt Nam.
Gia đình ở nơng thơn đồng bằng sông Hồng nổi bật với những đặc điểm
sau: Thứ nhất, về vấn đề kinh tế và tổ chức sản xuất: quy mô nhỏ với
phương thức sản xuất lạc hậu; Thứ hai, các gia đình đề cao mối quan hệ gắn
kết giữa gia đình - dịng họ - làng xã; Thứ ba, loại hình gia đình chủ yếu là
gia đình hạt nhân; Thứ tư, gia đình vẫn mang tính gia trưởng và trọng nam
khinh nữ; Thứ năm, các gia đình đề cao việc thờ cúng tổ tiên và phong tục
tập qn của làng xã; Thứ sáu, văn hóa gia đình ở nơng thơn đồng bằng
sơng Hồng hiện nay đang có sự biến đổi mạnh mẽ.


15
3.2. THỰC TRẠNG CỦA ẢNH HƯỞNG QUAN NIỆM NHO GIÁO

VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở
NƠNG THƠN ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG HIỆN NAY

3.2.1. Những ảnh hưởng có ý nghĩa tích cực của quan niệm Nho
giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn
đồng bằng sơng Hồng hiện nay
Có thể nói giá trị lớn nhất của quan niệm Nho giáo về gia đình là xây
dựng được một hệ thống các chuẩn mực đạo đức làm cho gia đình trở nên
hịa thuận, nền nếp, tơn ti trật tự và yêu thương nhau để từ đó chấp hành
nghiêm túc các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, làm
cho mỗi cá nhân được chăm sóc và phát triển tốt nhất... Bởi vậy, nghiên cứu
sự ảnh hưởng tích cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây
dựng gia đình văn hóa phải căn cứ trên nhiều khía cạnh, lĩnh vực để từ đó
mới thấy được vai trị của nó. Cụ thể là: Thứ nhất, quan niệm của Nho giáo
về gia đình góp phần vào việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc;
Thứ hai, quan niệm của Nho giáo về gia đình góp phần vào việc giáo dục
các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội; Thứ ba, quan niệm
của Nho giáo về gia đình góp phần vào việc giáo dục các thành viên trong
gia đình giúp đỡ cộng đồng.
Tóm lại, quan niệm của Nho giáo về gia đình có nhiều ảnh hưởng tích
cực đến việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng
nó giúp cho các thành viên trong gia đình coi trọng gia đình, thương u và
có trách nhiệm với các thành viên khác trong gia đình như lời nhận xét của
giáo sư Vũ Ngọc Khánh: “Song cái đặc sắc nhất của lý thuyết Nho giáo là
làm cho gia đình trở nên có văn hóa”.
3.2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia
đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng
sơng Hồng hiện nay
Quan niệm của Nho giáo về gia đình cịn có ảnh hưởng tiêu cực đối
với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng. Cụ

thể là: Thứ nhất, tính gia trưởng cực đoan và tư tưởng trọng nam khinh nữ
trong quan niệm của Nho giáo về gia đình đã cản trở việc xây dựng gia đình


16

bình đẳng, tiến bộ; Thứ hai, quan niệm của Nho giáo về gia đình đã hình
thành lối sống cam chịu, lệ thuộc ở người phụ nữ; Thứ ba, quan niệm của
Nho giáo về gia đình góp phần duy trì các hủ tục, nghi lễ rườm rà, lạc hậu.
Hiện nay, tư tưởng trọng nam kinh nữ, gia trưởng cực đoan vẫn còn tồn tại
và gây ra những hậu quả xấu trong văn hóa gia đình ở nơng thơn đồng bằng
sơng Hồng, Thứ tư, chủ nghĩa gia đình của Nho giáo là một trong những
nguyên nhân cản trở sự tiến bộ của xã hội.
Như vậy, những ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia
đình đã kìm hãm sự phát triển của một số thành viên trong gia đình, tạo điều
kiện cho những cái tiêu cực có tồn tại. Từ đó, có thể khẳng định những tiêu
cực trong quan niệm của Nho giáo về gia đình đã đi ngược lại với tiêu chí
của gia đình văn hóa.
Tóm lại, quan niệm của Nho giáo về gia đình đã ảnh hưởng tới việc
xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng trên cả hai
phương diện tích cực và tiêu cực. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là phải
tìm ra được những vấn đề còn tồn đọng và căn nguyên của nó để từ đó có
những giải pháp khai thác vấn đề này một cách phù hợp nhất.
3.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG
CỦA QUAN NIỆM NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở NƠNG THƠN ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG HIỆN NAY

3.3.1. Một số tư tưởng tiêu cực trong quan niệm của Nho giáo về
gia đình vẫn tồn tại, phát triển một cách tự phát và rộng rãi trong các

gia đình
Do ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội, do quan niệm của
Nho giáo về gia đình đã ăn sâu vào trong văn hóa gia đình ở nơng thơn
đồng bằng sơng Hồng, đặc biệt là do trình độ nhận thức của một số thành
viên trong gia đình cịn thấp nên những tiêu cực như tính gia trưởng cực
đoan, tư tưởng thích con trai trọng nam khinh nữ..., vẫn còn tồn tại và phát
triển một cách tự phát, điều khiển suy nghĩ và hành vi văn hóa của họ. Điều
này đã cản trở việc xây dựng gia đình văn hóa và sự phát triển của xã hội.


17

3.3.2. Một số tư tưởng tích cực trong quan niệm của Nho giáo về gia
đình khơng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống gia đình hiện nay
Quan niệm của Nho giáo về gia đình có nhiều giá trị tích cực phù hợp
với tiêu chí của gia đình văn hóa và khắc phục được những mặt trái của
kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế... Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều
nhân tố như trình độ nhận thức cịn thấp, sự tác động của mặt trái trong kinh
tế thị trường, hội nhập quốc tế, công nghệ thông tin, làm biến đổi văn hóa
gia đình hình thành lối sống lai căng, phủ nhận vai trị của văn hóa truyền
thống,... nên rất nhiều tư tưởng tích cực trong quan niệm của Nho giáo về
gia đình khơng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống gia đình hiện nay.
Tiểu kết chương 3
Nơng thôn đồng bằng sông Hồng là vùng đất chứa nhiều nét văn hóa
truyền thống đặc trưng của của người Việt. Bên cạnh những đặc điểm chung
thì gia đình ở nơng thôn đồng bằng sông Hồng cũng mang những nét đặc
thù riêng biệt mà một trong những nhân tố tạo nên nét đặc thù đó chính là
do sự ảnh hưởng của quan niệm của Nho giáo về gia đình.
Do tồn tại từ lâu nên quan niệm của Nho giáo về gia đình có ảnh
hưởng lớn đến xây dựng gia đình văn hóa ở khu vực này trên cả hai mặt tích

cực và hạn chế. Mặt tích cực đó là đề cao nền nếp gia phong, tôn ti trật tự và
mọi người trong gia đình đều hịa thuận, thương u chăm sóc nhau...
Ngược lại, mặt tiêu cực đó là tư tưởng gia trưởng cực đoan, trọng nam
khinh nữ..., đã cản trở sự phát triển bình đẳng, tiến bộ, văn minh của gia
đình văn hóa.
Từ việc phân tích thực trạng của những ảnh hưởng trên, luận án đề
cập đến một số vấn đề đặt ra. Đó là: một số tư tưởng tiêu cực trong quan
niệm của Nho giáo về gia đình tồn tại và phát triển tự phát, rộng rãi trong
đời sống các gia đình; một số tư tưởng tích cực trong quan niệm của Nho
giáo về gia đình khơng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống gia đình
hiện nay. Để giải quyết các vấn đề này, chúng ta cần đề xuất những nguyên
tắc và giải pháp tối ưu nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình trong việc xây dựng gia
đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sông Hồng.


18

Chương 4
NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY
ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC
CỦA QUAN NIỆM NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở NƠNG THƠN
ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG HIỆN NAY
4.1. NGUYÊN TẮC PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN
CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA QUAN NIỆM NHO GIÁO VỀ GIA
ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HĨA Ở NƠNG
THƠN ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG HIỆN NAY

4.1.1. Học tập, vận dụng quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh

trong việc phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia
đình văn hóa
Kế thừa quan niệm của Nho giáo cho rằng nhà là gốc của nước, Hồ
Chí Minh đã khẳng định: “Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Theo Người,
muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng gia đình phải
bền vững từ đó Người đề cao việc giáo dục đạo đức gia đình. Với phương
pháp biện chứng duy vật khoa học, Hồ Chí Minh đã khai thác đạo đức gia
đình của Nho giáo một cách hợp lý, có hiệu quả phù hợp với xã hội mới đặc
biệt Người rất quan tâm tới vấn đề giải phóng phụ nữ. Với phương pháp
tiếp cận này, Người đã kiên quyết đấu tranh loại bỏ những yếu tố tiêu cực
không phù hợp, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong đạo đức gia đình của
Nho giáo đối với việc xây dựng văn hóa gia đình ở Việt Nam.
4.1.2. Phát huy ảnh hưởng tích cực của quan niệm Nho giáo về gia
đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng
sơng Hồng phải gắn với việc phát triển kinh tế, văn hóa và con người
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nên muốn loại bỏ những mặt
tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của quan niệm Nho giáo về gia đình
chúng ta phải tiến hành phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho các gia
đình. Đồng thời, chúng ta phải cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu, nâng


19

cao văn hóa, dân trí để khai thác đạo đức gia đình của Nho giáo một cách
hợp lý.
4.1.3. Đảm bảo sự thống nhất giữa kế thừa những giá trị tích cực
và lọc bỏ những tiêu cực trong quan niệm của Nho giáo về gia đình trên
cơ sở tiếp thu những giá trị nhân văn của thời đại
Chúng ta không nên cực đoan siêu hình chỉ khen hoặc chê đạo đức gia

đình của Nho giáo mà phải biết đánh giá và khai thác nó một cách hợp lý,
đó là loại bỏ dần những yếu tố tiêu cực và phát huy những yếu tố hiện đại.
Đồng thời, việc kế thừa và khắc phục những giá trị đó phải dựa trên sự phù
hợp với những giá trị nhân văn của thời đại. Có như vậy chúng ta mới khai
thác triệt để những giá trị trong quan niệm của Nho giáo về gia đình để xây
dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sông Hồng hiện nay.
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG
TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA QUAN NIỆM
NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN
HĨA Ở NƠNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY

4.2.1. Phát triển kinh tế gia đình để tạo điều kiện cho việc phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho
giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa
Là một hình thái ý thức xã hội nên quan niệm của Nho giáo về gia đình
chịu sự tác động của kinh tế - xã hội, kinh tế của gia đình. Theo nguyên lý
này, kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho những yếu tố tích cực phát huy
và ngược lại, kinh tế lạc hậu lại là cơ hội cho những yếu tố tiêu cực của đạo
đức Nho giáo về gia đình tồn tại phát triển và ảnh hưởng tới xây dựng gia
đình văn hóa. Để phát triển kinh tế cho các gia đình ở nông thôn đồng bằng
sông Hồng chúng ta cần cụ thực hiện những việc làm sau: Thứ nhất, phải
tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên tất cả các mặt ở nông thôn
đồng bằng sông Hồng; Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của kinh tế
hộ gia đình và thực hiện thành cơng chính sách xóa đói giảm nghèo để nâng
cao đời sống của các thành viên trong gia đình; Thứ ba, phải giải quyết tốt
vấn đề việc làm cho người lao động nhằm giảm tình trạng thất nghiệp để
đảm bảo đời sống của các gia đình


20


4.2.2. Nâng cao trình độ dân trí để tạo điều kiện cho việc phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho
giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa
Nâng cao trình độ dân trí là việc làm quan trọng để các thành viên
trong gia đình phân biệt được các giá trị tích cực, tiêu cực của quan niệm
Nho giáo về gia đình, từ đó có các biện pháp kế thừa hay khắc phục một
cách hợp lý. Giải pháp này được tiến hành bởi những hành động cụ thể:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục gia đình để phát huy
ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo
về gia đình; Thứ hai, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu và phát triển thuần
phong mỹ tục để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy ảnh hưởng tích
cực của quan niệm Nho giáo về gia đình; Thứ ba, xây dựng những chuẩn
mực đạo đức mới trong gia đình - là cơ sở để phát huy những ảnh hưởng
tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình;
Thứ tư: tham khảo kinh nghiệm khai thác Nho giáo của một số nước trong
khu vực châu Á.
4.2.3. Tăng cường vai trò của pháp luật, xử lý nghiêm minh
những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình và vi phạm bình đẳng giới
nhằm mục đích hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho
giáo về gia đình
Tuân thủ theo pháp luật sẽ tạo ra tính cơng bằng, trật tự trong xã hội.
Nước ta ban hành nhiều luật liên quan đến gia đình nhưng một số gia đình ở
nơng thơn đồng bằng sơng Hồng vẫn cịn tình trạng bất bình đẳng giới, bạo
lực gia đình... Nguyên nhân của vấn đề này là do trình độ hiểu biết luật
pháp của người dân còn thấp và là chế tài xử lý vụ việc bạo lực gia đình, bất
bình đẳng giới cịn chưa nghiêm minh. Chính vì vậy, chúng ta phải tăng
cường và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả của pháp luật
trong việc giải quyết vấn đề gia đình. Để làm được điều này chúng ta cần:
Thứ nhất, nâng cao vai trò của pháp luật; Thứ hai, xử lý nghiêm minh

những hành vi vi phạm luật.


21

4.2.4. Nâng cao vai trò hoạt động một số tổ chức trong hệ thống
chính trị - xã hội nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình
Các thiết chế chính trị chính trị - xã hội có vai trị rất quan trọng mang
tính quyết định đối với hiệu quả của quá trình lọc bỏ tiêu cực đồng thời kế
thừa và phát huy các giá trị tích cực trong quan niệm của Nho giáo về gia
đình. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức trong
hệ thống chính trị - xã hội. Cụ thể là: Thứ nhất, nâng cao vai trò của cấp ủy
Đảng và chính quyền địa phương nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình; Thứ hai, nâng
cao vai trị của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhằm phát huy ảnh hưởng
tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình.

Tiểu kết chương 4
Từ việc phân tích thực trạng của ảnh hưởng và vấn đề đặt ra từ thực
trạng đó, tác giả luận án đã đưa ra ba nguyên tắc và bốn nhóm giải pháp
để phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quan
niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở khu
vực này.
Theo chúng tôi, nếu thực hiện đồng bộ bốn nhóm giải pháp trên đặc
biệt là thực hiện tốt giải pháp nâng cao nhận thức trình độ dân trí cho các
thành viên trong gia đình thì chúng ta sẽ khai thác tốt nhất các giá trị đạo
đức gia đình của Nho giáo. Bởi vì, xét đến cùng, những tiêu cực trong
quan niệm của Nho giáo về gia đình vẫn cịn tồn tại và những giá trị tích
cực của nó chưa được phát huy có nguyên nhân từ việc nhận thức của con

người cịn hạn chế. Bên cạnh đó, xét đến cùng, chủ thể quan trọng nhất của
việc xây dựng gia đình văn hóa chính là các thành viên trong gia đình, họ
là người kiến tạo xây dựng nền nếp gia phong đồng thời họ cũng chính là
người thực hiện và trực tiếp chịu ảnh hưởng nền văn hóa gia đình mà họ
xây dựng.


22

KẾT LUẬN
Nho giáo là học thuyết đề cao vai trò của gia đình đối với việc hồn
thiện nhân cách con người và xây dựng xã hội lý tưởng. Các nhà Nho xây
dựng một hệ thống các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với
các quan hệ cơ bản: cha - con (hiếu), chồng - vợ (chung thủy, hòa thuận), anh
- em (nghĩa)…, với nội dung chủ yếu là đề cao tôn ti trật và mang nặng tính
gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ và chủ nghĩa gia đình.
Nho giáo được truyền vào Việt Nam từ rất lâu trong đó quan niệm về
gia đình của Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa gia đình của người
Việt. Tuy nhiên, do sự tác động của nhiều nhân tố thuộc về văn hóa bản địa
của người Việt nên các quan niệm về gia đình của Nho giáo ở Việt Nam đã
có sự cải biến so với Nho giáo Trung Quốc. Sự cải biến đó thể hiện ở tính
cơng bằng và địa vị của người phụ nữ Việt Nam cao hơn địa vị của người
phụ nữ Trung Quốc. Chính sự cải biến này đã tạo ra văn hóa gia đình truyền
thống của người Việt. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, văn hóa
gia đình truyền thống của người Việt vẫn mang dấu ấn đạo đức gia đình của
Nho giáo sâu sắc.
Quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta được bắt đầu từ những
năm 60 của thế kỷ XX. Hiện nay, việc làm này đang nhận được sự hưởng
ứng của người dân, trong đó nông thôn đồng bằng sông Hồng là khu vực đi
đầu cả nước về xây dựng gia đình văn hóa. Ở nơng thơn đồng bằng sơng

Hồng, q trình xây dựng gia đình văn hóa đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng
sâu sắc của quan niệm Nho giáo về gia đình bởi phương thức ảnh hưởng
của nó rất đa dạng, phong phú đến văn hóa gia đình. Trong đó phương thức
chủ yếu thơng qua: phong tục tập qn, hương ước làng xóm, ca dao, tục
ngữ và kiểu tổ chức sinh hoạt gia đình đã ăn sâu vào trong đời sống của
người dân. Sự ảnh hưởng đó thể hiện rõ trên hai bình diện tích cực và tiêu
cực. Mặt tích cực đó là: đề cao vai trị của gia đình, trách nhiệm của các
nhân đối với gia đình và xã hội, đề cao các chuẩn mực đạo đức tôn ti trật tự


23

trong gia đình…, giúp gia đình “hịa thuận, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc” theo
đúng theo chí của gia đình văn hóa. Mặt tiêu cực đó là: tư tưởng gia trưởng,
tư tưởng trọng nam khinh nữ, chủ nghĩa gia đình…, đã đi ngược lại với tiêu
chí “dân chủ, bình đẳng, tiến bộ” của gia đình văn hóa.
Từ thực trạng ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với
việc xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sông Hồng, tác giả
luận án đề cập đến một số vấn đề đặt ra. Đó là: tư tưởng tiêu cực trong quan
niệm của Nho giáo về gia đình tồn tại và phát triển tự phát, rộng rãi trong
đời sống các gia đình; một số tư tưởng tích cực trong quan niệm của Nho
giáo về gia đình khơng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống gia đình
hiện nay; quan niệm của Nho giáo về gia đình chứa đựng nhiều nhân tố hợp
lý phù hợp với các tiêu chí của gia đình văn hóa và khắc phục những ảnh
hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường, tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Nguyên nhân của những vấn đề này đó là: do kinh tế - xã hội ở nơi này còn
thấp; do sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; do tính lạc
hậu của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội; do bản thân một số chuẩn mực
đạo đức trong quan niệm gia đình của Nho giáo chứa đựng nhiều yếu tố tích
cực phù hợp với tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, do một số tổ chức

chính trị - xã hội ở khu vực chưa hoàn thiện tốt vai trị của mình và đặc biệt
là do nhận thức về pháp luật của người dân còn thấp và chế tài của pháp luật
về xử phạt các vấn đề liên quan tới bình đẳng giới, bạo lực gia đình chưa
nghiêm minh là điều kiện cho những mặt trái trong quan niệm của Nho giáo
về gia đình vẫn có cơ hội ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào xây dựng gia
đình văn hóa…
Từ thực trạng ảnh hưởng và vấn đề đặt ra, tác giả luận án nhận thấy
xây dựng một số nguyên tắc và giải pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực,
hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của qua niệm Nho giáo về gia đình đối với việc
xây dựng gia đình văn hóa ở nơng thơn đồng bằng sơng Hồng hiện nay là
việc làm hết sức quan trọng. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế -


×