Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phong thổ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ HỮU HỒNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ,
TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2021


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ HỮU HỒNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG THỔ,
TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi trường
Mã số: 885 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG



Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Văn Hữu Tập

Thái Nguyên - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu” là cơng trình nghiên cứu độc lập của tơi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được thực hiện một cách trung thực, các thơng
tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Phong Thổ, ngày … tháng ... năm 2021
Tác giả

Lê Hữu Hồng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên và đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Tài nguyên và Môi trường đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận
văn này.
- Xin cảm ơn TS. Văn Hữu Tập - Giảng viên khoa Tài nguyên và Mơi
trường - Đại học Khoa học đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn và cho em
những nhận xét q báu trong q trình hồn thiện luận văn.
Do giới hạn về kiến thức và khả năng lý luận của bản thân cịn nhiều thiếu

sót và hạn chế nên chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự nhận xét, chỉ dẫn, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía các thầy/cơ
để bài luận văn được hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc các thầy/cô nhiều sức khỏe, thành công
và hạnh phúc.

i
i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................. 3
5. Những đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 3
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................. 4
1.1.2. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt ................................ 5
1.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt......................................................................... 6
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt tới con người và môi trường ....... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 12
1.2.1. Hiện trạng CTRSH và công tác quản lý CTRSH trên thế giới ................. 12

1.2.2. Hiện trạng CTRSH và công tác quản lý CTRSH tại Việt Nam................ 16
1.2.3. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Lai Châu ................................ 24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..................................................................................................................... 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 26
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 27
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ............................................................ 27
2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu.................................... 27
2.3.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ................................................... 27
3


2.3.4. Phương pháp xác định thành phần CTRSH................................................... 28
2.3.5. Phương pháp dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trong tương lai ....... 29
2.3.6. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ...................................... 29
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 30
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phong Thổ, tỉnh Lai
Châu..................................................................................................................... 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 30
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................... 33
3.1.3. Đánh giá chung ..................................................................................................... 37
3.2. Hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phong Thổ............... 39
3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ......................................................... 39
3.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt .................................................................. 40
3.2.3. Tải lượng chất thải rắn sinh hoạt ...................................................................... 43
3.2.4. Dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt ........................................................ 45
3.3. Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Phong Thổ..... 48
3.3.1. Nguồn lực phục vụ công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Phong Thổ ............................................................................................................. 48

3.3.2. Công tác phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
huyện Phong Thổ ............................................................................................................. 57
3.4. Đánh giá những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Phong Thổ.................................................................... 66
3.5. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn huyện Phong Thổ.................................................................... 67
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .................................................................................. 71
1. Kết luận ........................................................................................................... 71
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 73

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNV

:

Bộ Nội vụ

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CP

:


Chính phủ

CTR

:

Chất thải rắn

CTRSH

:

Chất thải rắn sinh hoạt

DNNN

:

Doanh nghiệp nhà nước

DNTN

:

Doanh nghiệp tư nhân

GDTX

:


Giáo dục thường xuyên

HTX

:

Hợp tác xã

MT

:

Môi trường



:

Nghị định

PTCS

:

Phổ thông cơ sở

PTTH

:


Phổ thông trung học



:

Quyết định

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TT

:

Thông tư

UBND

:

Ủy ban nhân dân

v



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH .............................................. 6
Bảng 1.2. Khối lượng phát sinh, chỉ số phát sinh CTRSH bình quân trên đầu
người của các địa phương (2010 – 2019)............................................................ 16
Bảng 1.3. Khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực đô thị ............................... 19
Bảng 1.4. Khối lượng CTRSH phát sinh tại khu vực nông thôn ........................ 20
Bảng 3.1. Các nguồn phát sinh CTRSH chủ yếu trên địa bàn huyện ................. 39
Phong Thổ ........................................................................................................... 39
Bảng 3.2. Thành phần của CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ ................... 41
Bảng 3.3. Tải lượng CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ năm 2020 ............ 43
Bảng 3.4. Dự báo dân số của huyện Phong Thổ đến năm 2035 ......................... 45
Bảng 3.5. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Phong Thổ
đến năm 2035 ...................................................................................................... 46
Bảng 3.6. Giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt được đầu tư
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước .................................................................. 50
Bảng 3.7. Khối lượng công việc và kinh phí thực hiện cơng tác vệ sinh MT đơ
thị trên địa bàn huyện Phong Thổ của HTX Thảo My trong năm 2021 ............. 53
Bảng 3.8. Nội dung công việc thu gom CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ
của HTX Thảo My năm 2021 ............................................................................. 53
Bảng 3.9. Các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý CTRSH trên
địa bàn huyện Phong Thổ năm 2020................................................................... 55
Bảng 3.10. Khối lượng và tỷ lệ CTRSH được thu gom trên địa bàn huyện Phong
Thổ năm 2020...................................................................................................... 58
Bảng 3.11. Dự kiến tỷ lệ CTRSH được thu gom và xử lý trên địa bàn huyện
Phong Thổ giai đoạn 2021 - 2025 ....................................................................... 59
Bảng 3.12. Dự kiến số xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Thổ được thu gom,
xử lý CTRSH hoạt giai đoạn 2021 - 2025........................................................... 60

v
i



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Phong Thổ............................................................. 30
Hình 3.2. Thành phần CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ .......................... 41
Hình 3.3. Thành phần CTRSH tại 2 khu vực nghiên cứu trên địa bàn huyện
Phong Thổ ........................................................................................................... 42
Hình 3.4. Khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ năm 2020 phân
theo khu vực (tấn/năm) ....................................................................................... 44
Hình 3.5. Dự báo khối lượng CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ giai đoạn
2021 - 2035.......................................................................................................... 47

vi
i


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì tình trạng ơ nhiễm mơi
trường (MT) do chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) càng trở nên phổ biến, bao
gồm cả các khu đô thị/thành phố và khu vực nông thôn. CTRSH được người dân
thải bỏ ở nhiều nơi khác nhau.
Đối với các khu vực thành phố hay đô thị, lượng CTRSH phát sinh hàng
ngày khá lớn, tuy nhiên do có hệ thống thu gom và xử lý CTR nên tình trạng ơ
nhiễm do CTR có phần được cải thiện hơn. Tuy nhiên, đối với khu vực nông
thôn, việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH cịn gặp nhiều khó khăn về chính
sách hỗ trợ các hoạt động quản lý, tổ chức dịch vụ MT nông thôn chưa đủ năng
lực để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề quản lý chất thải,... Tỷ lệ thu
gom CTRSH vẫn tăng hàng năm nhưng do lượng phát sinh lớn, năng lực thu
gom còn hạn chế, cùng với ý thức cộng đồng chưa cao nên tỷ lệ thu gom tại các

khu vực nông thơn vẫn chưa đạt u cầu. Do đó, CTRSH đang là một vấn đề
MT rất được quan tâm hiện nay.
Lai Châu là một tỉnh biên giới, thuộc vùng Tây Bắc Bộ. Lai Châu có tiềm
năng để phát triển dịch vụ – thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Đồng thời,
tỉnh cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo
vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới nằm ở
phía Bắc của tỉnh Lai Châu. Phong Thổ là huyện có nhiều tài ngun khống
sản, trữ lượng khá lớn như đất hiếm, đồng, vàng,… là điều kiện quan trọng để
phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khống sản; suối nước
nóng Vàng Bó, di tích của người Việt cổ Nậm Phé, Nậm Tun, miếu Nàng Han;
có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc: Kin Lẩu Khẩu Mẩu, Lễ hội Nàng Han, lễ hội
Then Kin Pang của người Thái, lễ hội Gầu Tào của người Mông; có cửa khẩu
quốc gia Ma Lù Thàng tạo điều kiện quan trọng để trao đổi hàng hóa giữa tỉnh
Lai Châu với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa
phương phát triển.

1


Sau khi tách tỉnh, tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Phong Thổ nói riêng
là một trong những đơn vị khó khăn. Tuy nhiên, nền kinh tế Lai Châu cũng như
huyện Phong Thổ đã phát triển và đạt được những kết quan trọng. Kinh tế - xã
hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn huyện
Phong Thổ ngày càng được nâng cao dẫn đến lượng CTRSH phát sinh ngày
càng tăng. Tuy nhiên, trên thực tế do nhiều nguyên nhân, công tác quản lý
CTRSH hiện nay của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, ảnh hưởng đến
cuộc sống của người dân tại khu vực xung quanh.
Ơ nhiễm mơi trường từ CTRSH khơng phải là một đề tài mới được nêu ra
để gây sự chú ý cho xã hội, mà nó đã là một vấn đề rất nghiêm trọng cần được
sự quan tâm cả cộng đồng.

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu” được tiến hành thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng CTRSH và thực trạng công tác quản lý
CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý
CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Thu thập, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến hiện trạng CTRSH
và cơng tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Tổng quan các cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh
Lai Châu.
- Điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn
huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
2


- Điều tra, đánh giá nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu về hiện trạng CTRSH và thực trạng công tác quản lý
CTRSH.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu bổ sung cơ sở lý luận nghiên cứu
quản lý về CTRSH trên địa bàn các huyện, thành phố. Trên cơ sở đó có thể có
những sáng kiến góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý
CTRSH.
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu góp phần cung cấp những bằng chứng
thực tiễn, đánh giá chính xác về thực trạng ô nhiễm CTRSH trên địa bàn huyện

Phong Thổ, đánh giá những mặt làm được và chưa làm được của các hoạt động
BVMT. Từ đó cung cấp những kiến nghị để nâng cao chất lượng quản lý
CTRSH hiệu quả, góp phần giải quyết vấn đề ơ nhiễm MT trên địa bàn huyện
Phong Thổ nói riêng và tồn tỉnh Lai Châu nói chung trong tương lai.
5. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài này là cơng trình khoa học có ý nghĩa lớn trong việc làm rõ các vấn
đề trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Từ đó, đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
CTRSH trên địa bàn huyện.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý MT trong công tác quản lý CTRSH.

3


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
Một số khái niệm liên quan đến công tác quản lý CTRSH gồm:
- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [14].
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải [14].
CTR là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [3].
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát
sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [3].
- Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những

tác động có hại đối với MT và sức khỏe con người [5].
Quản lý chất thải là q trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại,
thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải [13].
- Phân định chất thải là quá trình phân biệt một vật chất là chất thải hay
không phải là chất thải, chất thải nguy hại hay chất thải thông thường và xác
định chất thải đó thuộc một loại hoặc một nhóm chất thải nhất định với mục đích
để phân loại và quản lý trên thực tế [3].
- Phân loại chất thải là hoạt động phân tách chất thải (đã được phân định)
trên thực tế nhằm chia thành các loại hoặc nhóm chất thải để có các quy trình
quản lý khác nhau [3].
- Thu gom CTR là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm
thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp nhận [5].

4


- Lưu giữ CTR là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định ở
nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý nhận [5].
- Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh
đến nơi xử lý, có thể kèm theo hoạt động thu gom, lưu giữ (hay tập kết) tạm
thời, trung chuyển chất thải và sơ chế chất thải tại điểm tập kết hoặc trạm trung
chuyển [3].
- Tái sử dụng chất thải là việc sử dụng lại chất thải một cách trực tiếp
hoặc sau khi sơ chế mà khơng làm thay đổi tính chất của chất thải [3].
- Tái chế chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
để thu lại các thành phần có giá trị từ chất thải [3].
- Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
(khác với sơ chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn
lấp chất thải và các yếu tố có hại trong chất thải [3].

- Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ
thu gom, vận chuyển CTRSH theo quy định [3].
- Chủ xử lý chất thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở xử
lý chất thải [3].
1.1.2. Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thông thường, nguồn phát sinh CTR bao gồm:
- Hộ gia đình;
- Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,…);
- Công sở (cơ quan, trường học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh
viện,…);
- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, cơng viên, khu vui chơi giải
trí, đường phố,…);
- Hoạt động xây dựng;
- Dịch vụ công cộng (quét đường, cơng viên, khu vực vui chơi giải trí,…);
5


- Công nghiệp;
- Nông nghiệp.
Bảng 1.1. Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH
Nguồn phát

Nơi phát sinh

sinh

Thành phần
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng

Khu dân cư


Hộ gia đình, biệt thự, chung cư

hóa (giấy, gỗ, vải, cao su, thiếc,
nhơm, thủy tinh,...), tro, đồ điện tử,
vật dụng hư hỏng,...

Nhà kho, nhà hàng, khách sạn,
Khu thương mại

nhà trọ, các trạm sửa chữa, bảo
hành và dịch vụ

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy
tinh, kim loại,...

Vệ sinh đường phố, công viên,

Rác, cành cây cắt tỉa, lá cây, chất

vườn hoa, khu vui chơi, giải trí,

thải chung tại các khu vui chơi, giải

bùn cống rãnh,...

trí, bùn cống rãnh,...

Cơ quan, cơng


Trường học, văn phịng cơ

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy

sở

quan chính phủ

tinh, kim loại,...

Dịch vụ cơng
cộng đơ thị

(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia, 2017) [1]
Thành phần lý, hóa học của CTR là khác nhau tùy thuộc vào khu vực
của từng địa phương, mùa khí hậu, điều kiện kinh tế, thói quen tiêu dùng và
kiểu sống của người dân cùng nhiều yếu tố khác.
1.1.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Có thể phân loại CTRSH theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể:
- Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2020 [14], CTRSH phát sinh từ hộ gia
đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc sau:
+ CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế;
+ Chất thải thực phẩm;
+ CTRSH khác.
- Có thể phân loại CTRSH theo nguồn gốc phát sinh, gồm có:
6


+ CTR đơ thị (chất thải từ hộ gia đình, chợ, trường học, cơ quan,…);
+ CTR nông nghiệp (rơm rạ, trấu, lõi ngơ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật,…);

+ CTR cơng nghiệp (chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu cơng
nghiệp) [15].
- Có thể phân loại CTRSH theo cơng nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế,
gồm có:
+ Chất phải phân hủy sinh học, phân thải khó phân hủy sinh học;
+ Chất thải cháy được, chất thải không cháy được;
+ Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ,... [15].
- Có thể phân loại CTRSH theo thành phần hóa học, gồm có:
+ CTR hữu cơ (chất thải thực phẩm, rau củ quả, phế thải nông nghiệp,
chất thải chế biến thức ăn,…);
+ CTR vô cơ (chất thải vật liệu xây dựng như đá, sỏi, xi măng, thủy
tinh,…) [15].
- Có thể phân loại CTRSH theo tính chất độc hại, gồm có:
+ CTR thơng thường: giấy, vải, thủy tinh,…;
+ CTR nguy hại: chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải nông nghiệp
nguy hại, chất thải y tế nguy hại,…
- Phân loại theo công nghệ xử lý hoặc khả năng tái chế:
+ Chất thải dễ phân hủy sinh học, chất thải khó phân hủy sinh học;
+ Chất thải cháy được, chất thải không cháy được;
+ Chất thải tái chế được: kim loại, cao su, giấy, gỗ,... [15].
1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt tới con người và môi trường
1.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt tới con người
Bãi chơn lấp CTRSH là nơi thích hợp cho các lồi chuột, cơn trùng (ruồi,
gián…), các loại sinh vật gây bệnh phát triển và cư trú. Với chu kỳ sinh trưởng
7


rất ngắn, các loại sinh vật này sẽ là nguồn lan truyền bệnh tật đối với khu vực
dân cư xung quanh nếu khơng được quản lý hợp lý. Các lồi vi sinh vật gây
bệnh và vi sinh vật hoại sinh là căn nguyên chủ yếu gây các bệnh nhiễm khuẩn

đường hô hấp và các bệnh đường hô hấp khác như hen phế quản, viêm đường hô
hấp, dị ứng, ung thư phổi. Vi sinh vật trong khơng khí chịu nhiều ảnh hưởng của
các yếu tố về địa hình, khí hậu, các nguồn chất thải lỏng và rắn, các nguồn gốc
tạo ra bụi và các hạt mang vi sinh vật. Do đó, q trình vận hành bãi chơn lấp
CTR dẫn đến sự thay đổi thành phần vi sinh vật trong khơng khí theo chiều
hướng xấu, bao gồm:
- Tăng số lượng các vi khuẩn gây bệnh (chủ yếu là các vi khuẩn đường
ruột, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ, vi khuẩn tan máu,…).
- Tăng số lượng và chủng loại các loài nấm hoại sinh, nấm gây bệnh và
nấm độc.
- Tăng nhanh các chất gây dị ứng trong khơng khí, là yếu tố gây dị ứng tại
chỗ (đường hô hấp, mũi họng) và dị ứng ngoài da.
- Gặp điều kiện thuận lợi như xe vận tải chở rác, máy xúc, máy ủi làm
việc,…; ruồi nhặng, chuột, gián,… phát triển nhiều, sẽ tạo điều kiện cuốn các vi
khuẩn, nấm gây bệnh và các chất gây dị ứng ngun khơng khí, theo chiều gió
phát tán ra ngồi khu vực bãi chơn lấp CTR. Đây là một trong những nguyên
nhân làm gia tăng các bệnh về hơ hấp, mũi họng và bệnh ngồi da.
Các bãi chơn lấp CTRSH là nguồn phát sinh nước rỉ rác gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm, đầu độc các nguồn tiếp nhận là các kênh, sông, suối và đất tại
khu vực xung quanh. Nước rỉ rác có chứa các các chất hữu cơ khó phân hủy,
kim loại độc hại như đồng, asen và uranium, hoặc nó có thể làm ơ nhiễm nguồn
nước với các muối canxi, magiê, amoni,... Ngoài ra, khả năng gây nổ do khí
metan tại các bãi chơn lấp cũng là vấn đề gây nguy hiểm đối với tài sản vả sức
khỏe của người dân xung quanh khu vực bãi chơn lấp. Tại các bãi chơn lấp, các
khí gây mùi phát tán trong khơng khí dưới điều kiện khí hậu thay đổi (gió, nhiệt
độ và độ ẩm) sẽ ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh và cả những khu
8


vực cách xa bãi chơn lấp. Các khí gây mùi có thể gây ra một số bệnh về đường

hơ hấp, hen suyễn và stress, thậm chí sảy thai (do phosphin). Việc thải bỏ
CTRSH trên đường, khu đất trống, các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh sẽ dẫn
đến việc sinh sản của côn trùng, chuột, gián và bọ chét là vật trung gian lan
truyền bệnh dịch hạch. Quá trình đốt CTRSH phát sinh bụi, hơi nước và khí thải
(CO, axit, kim loại, dioxin/furan). Nếu khơng có biện pháp kiểm sốt đúng quy
định, những chất ơ nhiễm này có thể góp phần gây nên các bệnh về hen suyễn,
tim, làm tổn hại đến hệ thần kinh và đặc biệt là dioxin/furan có khả năng gây
ung thư rất cao [2].
Nguy cơ sức khoẻ đặc biệt đối với nhiều người nhặt rác. Những người
làm nghề nhặt CTRSH thường xuyên phải chịu ảnh hưởng ở mức cao do bụi,
mầm bệnh, các chất độc hại, cơn trùng đốt/chích và các loại hơi khí độc hại
trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng
này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy và các vấn đề về đường
ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng
đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là
mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền
nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... [9].
1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường
* Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên
- Ảnh hưởng tới môi trường đất: Do đặc tính về kích thước và các thành
phần khó phân hủy theo thời gian (như nhựa, cao su, vải,…), tác động dễ nhận
biết nhất của CTRSH là ảnh hưởng đến cảnh quan. Các bãi rác lộ thiên gây mất
mỹ quan tại các đô thị, khu dân cư, khu vực công cộng. Bên cạnh đó, khi
CTRSH bị đổ thải trực tiếp trên mặt đất như tại các bãi rác tự phát, sự phân hủy
thành phần hữu cơ trong điều kiện kỵ khí và dưới tác dụng của vi sinh vật sẽ tạo
ra các axit hữu cơ làm axit hóa đất. Ngồi ra, sự tích tụ các kim loại nặng và các
chất nguy hại trong đất do thấm từ nước rỉ rác vào đất cũng góp phần gây ơ
nhiễm MT đất [2].
9



- Khi thải vào các nguồn nước mặt, CTRSH gây ra các vấn đề sau:
+ Các chất nổi lên bề mặt nước gây mất cảnh quan, đồng thời cản trở
sự
truyền ánh sáng, gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của các loại thực vật
nước.
+ CTRSH lơ lửng trong nước, đặc biệt là các loại chất thải nhựa, quấn vào
chân vịt của tàu thuyền làm cản trở giao thông và là nguyên nhân gây chết các
loại thủy hải sản.
+ Các chất thải lắng xuống đáy làm tăng khối lượng trầm tích phải nạo vét
hàng năm. Q trình phân hủy kỵ khí sinh ra các loại khí độc hại, đặc biệt là khí
H2S gây ngộ độc cấp cho các loại thủy hải sản. Ngay cả khi được chôn lấp hợp
vệ sinh, CTRSH cũng gây ô nhiễm MT nước do không xử lý nước rỉ rác đạt yêu
cầu theo quy định [2].
- Ảnh hưởng tới mơi trường khơng khí:
Q trình phân hủy các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực
phẩm dư thừa, xác động thực vật,…) trong CTRSH sẽ phát sinh mùi khó chịu.
Mùi có thể phát sinh từ các hợp chất sau:
+ Hydro sunfua (H2S) là sản phẩm phân hủy kỵ khí của các loại đạm có
chứa lưu huỳnh, có mùi trứng thối và có thể đo được bằng các máy phân tích
thơng thường. Khi pH < 6,0, H2S không bị phân ly và sẽ gây mùi hơi thối. Khi
-

2-

pH > 6,5, H2S bị phân ly hồn tồn thành HS và S nên khơng gây mùi hơi thối.
Vì bãi chơn lấp lâu ngày có pH cao (>8,0) nên không thể phát hiện H2S.
+ Mercaptan cũng là các sản phẩm của q trình phân hủy kỵ khí các loại
đạm có lưu huỳnh. Tuy nhiên, nồng độ của các chất này rất thấp trong khơng khí
bãi chơn lấp.

+ Các loại axit béo bay hơi: Trong quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu
cơ (cacbohydrat, protein và lipit), thường 3 loại axit béo axit axetic (CH3COOH–
C2), axit propionic (CH3CH2COOH–C3) và axit butyric (CH3CH2
CH2COOH–C4) được hình thành. Hỗn hợp của 3 loại này gây mùi hơi thối khó
10


chịu. Tuy nhiên, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam chưa quy

11


định ngưỡng đối với các chất này và ít khi được phân tích do phương pháp phân
tích địi hỏi thiết bị chuyên biệt và chi phí cao. Mặt khác, do đặc thù tạo khí của
bãi chơn lấp, trên đỉnh và gần bãi thường ít có mùi, nhưng ở khoảng cách xa hơn
ngồi phạm vi bãi thì mùi có độ đậm đặc hơn.
CTRSH trong điều kiện kỵ khí cịn phát sinh nhiều loại khí nhà kính và
khí gây ơ nhiễm MT, như:
+ Khí CH4 có hiệu suất gây hiệu ứng nhà kính lớn hơn 21 lần so với khí
CO2 . Khí CH4 chiếm 45 - 65% thể tích trong khí bãi chơn lấp.
+ Khí CO2 chiếm 35 - 40% thể tích trong khí bãi chơn lấp.
+ Phosphin (PH3) gây nhiễm độc nếu hít phải ở nồng độ 0,3 - 1,0 ppm và
có khả năng gây sảy thai.
+ Khí amoniac (NH3) chiếm tỷ lệ thấp trong khí bãi chơn lấp.
Khí thải từ các lị đốt CTRSH (như: CO, khí axit, kim loại, dioxin/furan)
cũng có khả năng gây ơ nhiễm MT khơng khí nếu khơng có biện pháp kiểm
sốt, xử lý khí thải đảm bảo quy định [2].
* Ảnh hưởng tới môi trường xã hội
- Chi phí quản lý CTRSH ngày càng tăng: Mỗi năm, các thành phố phải
chi phí rất lớn để thực hiện các hoạt động quản lý CTRSH, bao gồm: thu gom

CTRSH tại các nguồn phát sinh; thu gom trên đường phố; trung chuyển và vận
chuyển; xử lý (chôn lấp); quét dọn và vệ sinh đường phố, nơi công cộng;... Sự
gia tăng dân số và sự phổ biến của các đồ dùng một lần đã khiến lượng CTRSH
ngày càng tăng, dẫn đến chi phí quản lý cũng tăng theo.
- Tác động đến ngành du lịch: Tình trạng ơ nhiễm MT do CTRSH, đặc
biệt là chất thải nhựa tại một số khu du lịch biển đang ngày càng gia tăng.
CTRSH chưa được thu gom, xử lý đúng quy định, dẫn tới tình trạng ơ nhiễm
MT, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn,…
Trong khi ý thức BVMT của người dân và du khách cịn hạn chế, thường xun
xảy ra tình trạng vứt chất thải, thực phẩm thừa bừa bãi trên các bãi tắm, gây ô
12


nhiễm MT, ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng khai thác du lịch.
- Giá trị kinh tế từ hoạt động tái chế: Việc tận dụng chất thải thành các
nguồn nguyên liệu cho các ngành sản xuất, năng lượng góp phần tăng trưởng
kinh tế, giảm khai thác tài nguyên và nhiên liệu khơng tái tạo. Trong CTRSH có
một lượng lớn thành phần có thể tái chế với giá trị kinh tế cao. Hoạt động tái chế
có thể thực hiện cả ở quy mơ nhỏ, lẻ (hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn,…) và cả
ở quy mô lớn (trạm, nhà máy). Trong q trình tái chế, chi phí nhân cơng, năng
lượng, hố chất và xử lý MT nhiều hơn, nhưng giá bán sản phẩm tái chế thấp
hơn nên cần sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước (tiền thuê đất, thuế doanh
nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, vay vốn đầu tư,…). Những khó khăn này dẫn đến
số lượng doanh nghiệp tái chế khơng nhiều. Ngồi ra, theo quy luật của kinh tế
thị trường, chỉ có các loại chất thải có giá trị cao mới được tái chế nên người thu
gom phế liệu chỉ thu gom các loại chất thải có giá trị tái chế cao.
- Gây xung đột, bất ổn xã hội: Nhiều năm qua, các vụ việc xung đột xã
hội có nguyên nhân từ CTRSH vẫn thường xuyên diễn ra, chủ yếu phát sinh do
việc lưu giữ, vận chuyển, xả thải, chôn lấp CTRSH khi dân phản đối do vấn đề ô
nhiễm tại các cơ sở xử lý CTRSH.

- Giá trị xã hội tích cực từ hoạt động tái chế: Một trong những thế mạnh
của lĩnh vực tái chế phế liệu là tạo nên nhiều việc làm với vốn đầu tư thấp và
nguồn nhân lực không cần đào tạo kỹ thuật cao [2].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Hiện trạng CTRSH và công tác quản lý CTRSH trên thế giới
Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới ước tính đến năm 2025, lượng
CTRSH phát sinh khoảng 6 triệu tấn mỗi ngày. Để vận chuyển khối CTR hàng
ngày, cần số xe ô tơ chở CTR xếp hàng dài khoảng 5.000km. Theo tính tốn của
các nhà khoa học, nếu xu hướng này khơng thay đổi, đến năm 2100, mỗi ngày
thế giới lại có thêm 11 triệu tấn CTR [4].
Indonesia là một trong những quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với
cuộc khủng hoảng CTR thải trầm trọng. Năm 2020, nước này thải ra khoảng 65
13


triệu tấn CTR. Hiện nay, Indonesia đang đặt mục tiêu giảm 22% lượng CTR mỗi
năm. Giải pháp là thành lập thêm các ngân hàng CTR, nơi người dân được
khuyến khích mang CTR đã phân loại đến để đổi lấy những khoản tiền trang trải
cho cuộc sống. Bên cạnh đó, Indonesia tích cực tham gia các diễn đàn tồn cầu
và khu vực nhằm nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại do chất
thải nhựa gây ra đối với các đại dương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có
biện pháp ngăn chặn việc người dân đổ các loại chất thải nhựa xuống biển
[25]. Hiện nay, lượng CTR tại Anh mỗi năm tăng trung bình khoảng 3%. Liên
minh châu Âu (EU) đã buộc phải ra một quy định, bắt buộc các nước thành viên
phải giảm nhanh lượng CTR, cũng như hạn chế đáng kể việc sử dụng lại các bãi
rác [8].
Tại Nhật Bản, vấn đề xử lý CTR và đảm bảo an ninh CTR được thực hiện
rất hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại CTR ngay từ đầu và áp
dụng công nghệ xử lý, tái chế hiện đại. Mỗi khu vực đều có một hệ thống hồn
tồn khác nhau. 23 khu phố ở Tokyo có hệ thống phân loại CTR riêng, tất cả

CTR có thể cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, CTR không thể đốt đựng trong
túi màu xanh dương trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh
và pin đựng ở túi màu trắng. 20,8% tổng lượng CTR thải hàng năm được Nhật
Bản đưa vào tái chế. Tokyo (Nhật Bản) là một trong những thành phố đông dân
trên thế giới với 36 triệu người và phát thải khoảng 12 triệu tấn CTR thải/năm.
Do thiếu không gian để chứa CTR, Tokyo tập trung nhiều vào việc tái chế chất
thải thành năng lượng với 48 lò đốt [6, 10].
Luật của Đan Mạch cấm đốt những chất thải có thể tái chế được. Các địa
phương có thể đổ chất thải có thể tái chế được ở những trung tâm tái chế, mà
không phải trả lệ phí. Tuy nhiên, họ sẽ bị phạt nặng nếu đưa chất thải có thể tái
chế được vào lị đốt. Ở thành phố Horsholm, chỉ có 4% chất thải được đưa tới
bãi rác và 1%, gồm hoá chất, sơn và chất thải điện tử, được chuyển tới bãi chôn
chất thải đặc biệt. 61% chất thải của thành phố được tái chế và 34% được đốt
trong nhà máy tái chế chất thải thành năng lượng. Những nhà máy này đã sử
dụng nhiều thiết bị sàng lọc mới, để loại ra những chất có thể gây ơ nhiễm trước
13


khi đưa chất thải vào lò đốt. Những chất thải có thể gây ơ nhiễm được xử lý theo
phương pháp riêng, mà không phải đem chôn [10].
Mỗi ngày, Ấn Độ thải ra tới 140.000 tấn chất thải, tương đương với 34%
lượng chất thải trên thế giới mỗi ngày. Phần lớn chất thải ở Ấn Độ thải ra MT
mà không được xử lý, trong đó tập trung tại các đơ thị lớn như New Delhi,
Mumbai và các khu vực ven vùng vịnh Bengal. Ước tính, tới năm 2050, Ấn Độ
sẽ cần một bãi chơn lấp tương đương diện tích của Thủ đô New Delhi để xử lý
khối lượng chất thải ra. Hơn 90% số chất thải tại Ấn Độ được chôn lấp ở các
khu đất mở, hoặc được chất đống lộ thiên [7].
Tại Đức, chính quyền u cầu người dân khơng chỉ phân loại chất thải mà
còn phải giảm bớt trọng lượng của chúng. Vào thời điểm hiện tại, bất chấp thực
trạng dân số còn tăng lên, thành phố Hamburg chỉ sản sinh ra mỗi năm chừng

1,4 triệu tấn CTR, trong đó có 600.000 tấn được xử lý bằng phương pháp thiêu
đốt, số còn lại đều được tái chế. Tất cả những nhà máy này đốt chất thải hiện
đang sử dụng những công nghệ hiện đại để sàng lọc các kim loại nặng, nitrat và
sulfat trước khi đưa vào đốt. Sau năm 2005, các bãi chất thải của Đức hầu như
không cịn nhận các loại CTR có thể phân hủy [8].
Tại Amsterdam (Hà Lan), hầu hết CTR thải tạo ra bởi hơn 2 triệu cư dân
sống ở Amsterdam đều được mang đi thiêu đốt, sau khi những vật liệu như kim
loại, giấy và thủy tinh được tách riêng ra. Để giảm lượng CTR thải nhựa, các
doanh nghiệp thường tính thêm chi phí đối với túi nylon đựng đồ mua ở siêu thị.
Cuối năm 2017, một nhà máy thu hồi nhựa và những vật liệu khác đã được đưa
vào hoạt động để đảm đương một lượng CTR thải lớn hơn trong thành phố [6].
Tại Sao Paulo (Brazil), chất thải được cư dân thu gom vào túi và đặt ra
đường, trước nhà của họ và được thu nhặt hàng ngày, trừ ngày chủ nhật. Nhưng
trước khi xe tải thu chất thải đến, các hợp tác xã đã lựa chọn vật liệu còn dùng
được và đem bán cho công ty chế biến. Những phần CTR cịn lại được mang đi
chơn lấp [6].
Úc là một trong những quốc gia thải CTR nhiều trên thế giới. Nhiều trung
14


tâm đô thị lớn ở nước này đã được mở rộng để phù hợp với tiêu chuẩn sống cao
hơn của người dân. Do đó, hệ thống xử lý chất thải cũng được yêu cầu cao hơn.
Những biện pháp xử lý chất thải bền vững đã được tìm kiếm và áp dụng. Đối với
chất thải rắn như CTRSH, sản phẩm công nghiệp được xử lý tại các bãi chơn
lấp. Ngồi ra, nhiều chính sách pháp luật cũng đã được đưa ra, như một số quốc
gia đã áp dụng biện pháp đánh thuế để giảm thiểu chất thải như Nam Phi, Israel
áp thuế đối với túi nhựa; Bỉ đánh thuế đối với màng nhựa và dụng cụ ăn uống
dùng một lần; Đan Mạch đánh thuế nhựa đối với túi và vật liệu đóng gói cũng
như thuế đổ chất thải ở bãi rác hoặc đốt rác. Bên cạnh một số quy định về kiểm
sốt hàng hóa trong sản xuất và sử dụng, một số nước có chính sách theo hướng

tiếp cận tổng thể để giải quyết vấn đề chất thải như Nhật Bản đã ban hành riêng
một luật về chất thải biển - Luật Khuyến khích xử lý chất thải biển, Hàn Quốc
ban hành Luật Quản lý mơi trường biển, trong đó u cầu xây dựng Kế hoạch
tổng thể quản lý chất thải biển. Một số giải pháp khác cũng đã được thực hiện tại
một số quốc gia như thu mua chất thải nhựa từ ngư dân, hay cung cấp túi rác và
lắp đặt nơi đổ chất thải cho tàu thuyền,… Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên
trên thế giới ngăn cấm chất thải thực phẩm siêu thị và yêu cầu các nhà bán lẻ
quy mô lớn hiến tặng số lượng thực phẩm cịn sót lại. Luật này được thơng qua
vào năm ngối, đánh dấu pháp luật đầu tiên thuộc loại hình này trong nỗ lực
toàn cầu nhằm giảm chất thải thực phẩm. Các nước khác như Đan Mạch, Đức,
Anh và Hoa Kỳ cũng đang tham gia vào cuộc chạy đua không có chất thải thực
phẩm, thực hiện các chiến lược ngăn ngừa chất thải và nâng cao kiến thức cho
người tiêu dùng về MT khi xử lý phế liệu [25].
Như vậy, quản lý CTR hiệu quả đang là trọng tâm của những chính sách
phát triển MT bền vững ở tất cả quốc gia trên thế giới. Việc áp dụng các chính
sách đặc thù cho mỗi quốc gia để quản lý chất thải là biện pháp hữu hiệu, cần
thiết để đối phó với tình trạng này. Tuy nhiên, quản lý chất thải là vấn đề toàn
cầu và là yếu tố quyết định để tạo ra các công nghệ xử lý phù hợp mang lại hiệu
quả. Vì vậy, điều quan trọng là phải hướng tới xây dựng một hệ thống chất thải
chung, bao gồm từ khâu xử lý ban đầu đến khâu sử dụng cuối cùng.
15


×