Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tiểu luận, đề tài pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở việt nam thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.11 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT SƯ VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT SƯ
(Thi kết thúc học phần LS1/ Kỳ thi phụ)

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Họ và tên: Nguyễn Thanh Long
Sinh ngày: 06 tháng 11 năm 1986
Số báo danh: 15
Lớp: Đào tạo nghề Luật sư
Khóa: 22, tại Hậu Giang

Hậu Giang, ngày 01 tháng 9 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................... 1
NỘI DUNG....................................................................................................... 2
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỀ LUẬT SƯ........................................ 2
1. Khái niệm về nghề luật sư............................................................................. 2
2. Đặc điểm của nghề luật sư............................................................................. 2
2.1. Về lĩnh vực hành nghề........................................................................................ 2
2.2. Về chức năng xã hội và nhân văn............................................................... 2
2.3. Về đối tượng khách thể nghề nghiệp........................................................... 2
2.4. Về quản lý đối với nghề nghiệp Luật sư..................................................... 2
2.5. Về đặc thù nghề nghiệp luật sư.................................................................. 3


II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ................3
1. Khái niệm về Luật sư.................................................................................... 3
2. Tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luật sư.................................................... 4
3. Chức năng xã hội của luật sư........................................................................ 4
4. Đào tạo và miễn đào tạo nghề luật sư............................................................ 4
4.1. Thời gian đào tạo.............................................................................................. 4
4.2. Miễn đào tạo nghề luật sư.......................................................................... 4
5. Tập sự hành nghề luật sư............................................................................... 5
6. Chứng chỉ hành nghề luật sư......................................................................... 5
7. Gia nhập Đoàn luật sư................................................................................... 5
8. Quyền và nghĩa vụ của luật sư....................................................................... 5
III.....................................................................................................................N
HỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ
LUẬT SƯ....................................................................................................
..................................................................................................................... 6
1. Khái niệm về hành nghề luật sư..................................................................... 6
2. Dịch vụ pháp lý và phạm vi hành nghề luật sư............................................... 6
3. Hình thức hành nghề luật sư........................................................................... 7
4. Hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.......7


IV.....................................................................................................................T
HỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT
SƯ Ở VIỆT NAM....................................................................................... 7
1. Thực trạng pháp luật về luật sư ở Việt Nam................................................... 7
2. Thực trạng hành nghề luật sư ở Việt Nam...................................................... 8
V. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ
HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM................................................... 9
KẾT LUẬN...................................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 11



MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bất kỳ một
quốc gia nào cũng phải trang bị cho mình một nền tư pháp hồn chỉnh bên cạnh sự ổn
định về chính trị và vững mạnh về kinh tế. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6
năm 2005 của Bộ chính trị đã chỉ ra rằng nghề luật sư ở nước ta đang có những cơ hội
phát triển đầy thuận lợi. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực phát triển kinh tế, cải
cách tư pháp, hội nhập quốc tế đã có những tác động tích cực đến việc phát triển nghề
luật sư ở nước ta.
Xuất phát từ tầm quan trọng của luật sư và pháp luật về luật sư trong sự nghiệp
phát triển đất nước, cùng với việc ý thức được những thành tựu và bất cập của pháp
luật về hành nghề luật sư nên học viên chọn đề tài “Pháp luật về luật sư và hành nghề
luật sư ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện” làm đề tài tiểu luận kết thúc
môn học của mình với mong muốn đem lại được một cái nhìn bao quát về luật sư và
hành nghề luật sư. Qua đó đưa ra một số kiến nghị góp một phần nhỏ vào sự phát triển
của nghề luật sư trong công cuộc xây dựng đất nước.

4


NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỀ LUẬT SƯ
1. Khái niệm về nghề luật sư
Với tính chất là nghề nghiệp đặc thù trong xã hội pháp quyền, nghề luật sư
được hiểu là một nghề luật trong đó tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hành nghề
cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách độc lập và chuyên nghiệp còn
khách hàng phải trả thù lao và chi phí cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo quy
định của pháp luật và quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ công lý.
2. Đặc điểm của nghề luật sư
2.1. Về lĩnh vực hành nghề
Trong hệ thống các nghề nghiệp và chức danh nghề, nghề luật sư là một nghề
luật, trong đó luật sư hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp.
2.2. Về chức năng xã hội và nhân văn
Nghề luật sư là nghề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân, bảo vệ quyền con người, góp phần bảo vệ cơng lý, cơng bằng xã hội. Nghề luật
sư có tính nhân văn sâu sắc, luật sư hành nghề khơng phải chỉ vì mục tiêu kinh tế đơn
thuần, nghề luật sư cịn có sứ mệnh cao cả, thực hiện chức năng xã hội - nghề nghiệp
gắn với số phận con người.
Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, vị trí, vai trị của luật sư và nghề luật sư
ngày càng được đề cao, luật sư góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam,
bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý và thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong hoạt
động xét xử của Tòa án theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.
2.3. Về đối tượng khách thể nghề nghiệp
Nghề luật sư là nghề có tính chất dịch vụ, cung cấp dịch vụ pháp lý gắn liền với
hệ thống tư pháp. So với các nghề nghiệp khác, nghề luật sư không trực tiếp tham gia
vào hoạt động sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ thông thường, mà cung cấp
dịch vụ pháp lý cho các khách hàng. Dịch vụ pháp lý là dịch vụ đặc biệt trong xã hội
gắn với quyền lực nhà nước, thực thi pháp luật, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân gắn liền với thực hiện quyền tư pháp.
2.4. Về quản lý đối với nghề nghiệp Luật sư
Nghề luật sư là nghề luật trong đó luật sư có phương thức hành nghề tự do.
Luật sư hành nghề dựa trên kiến thức pháp luật và kỹ năng, thể hiện vai trò cá nhân,
uy tín và đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, quản lý đối với nghề luật sư có nguyên
tắc đặc thù. Tính đặc thù ở chỗ nghề luật sư là nghề của những người có hiểu biết pháp
luật, có tính độc lập cao và luôn muốn tự do trong phương thức hành nghề của mình.



Mặt khác, nhà nước và xã hội cũng đòi hỏi họ phải gương mẫu, tự giác chấp
hành pháp luật. Xuất phát từ tính đặc thù nghề nghiệp nên nhà nước quản lý hết sức
chặt chẽ đối với nghề luật sư và luật sư nhưng tạo không gian riêng, điều kiện tối đa
cho luật sư tự do phát triển hoạt động nghề nghiệp của mình.
Theo quy định pháp luật hiện hành, nghề luật sư và luật sư được quản lý chặt
chẽ khơng chỉ bằng pháp luật mà cịn bằng hệ thống quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Nhà
nước ban hành hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với luật sư và nghề luật sư, đồng thời
pháp luật về luật sư còn quy định luật sư phải tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp của luật sư. Hai hệ thống này song trùng, phối hợp chặt chẽ với nhau điều
chỉnh đối với nghề luật sư và tạo thành nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước và tự
quản đối với luật sư và nghề luật sư. Nguyên tắc quản lý nói trên đảm bảo cho nghề
luật sư phát triển đúng hướng, đạt mục đích nghề nghiệp của người hành nghề, đồng
thời đạt được mục đích và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội của nhà
nước đối với các quan hệ xã hội có liên quan đến luật sư và nghề luật sư.
2.5. Về đặc thù nghề nghiệp luật sư
Nghề luật sư là một nghề đặc biệt và mang những đặc thù sau:
- Nghề luật sư địi hỏi những người hành nghề phải có trình độ chun mơn và có tính
chun nghiệp cao. Kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật là cơ sở để luật sư hành
nghề. Luật sư là người am hiểu kiến thức pháp luật chuyên ngành, hiểu rõ các quy
định của pháp luật và biết cách áp dụng, vận dụng nó trong từng trường hợp cụ thể.
- Luật sư hành nghề độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách hàng về hoạt
động nghề nghiệp của mình.
- Luật sư là một nghề khơng chỉ địi hỏi về chun mơn cao mà cịn địi hỏi người hành
nghề phải có tư cách đạo đức tốt.
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ
1. Khái niệm về Luật sư
Theo Điều 2 Luật Luật sư năm 2006, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 (sau
đây gọi là Luật Luật sư) quy định Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành
nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân,
cơ quan, tổ chức.

Quy định này được hiểu cụ thể như sau: Luật sư là người có quốc tịch Việt
Nam, có bằng cử nhân luật, có chứng nhận đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào
tạo, trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, đạt kết quả của kỳ Kiểm tra hết tập sự
hoặc được giảm hoặc miễn đào tạo và miễn tập sự theo quy định của pháp luật, được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, đã gia nhập một
Đoàn Luật sư, được cấp Thẻ Luật sư và cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng
trong chức hành nghề luật sư hoặc với tư cách cá nhân.


2. Tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luật sư
- Tiêu chuẩn luật sư:
Điều 10 Luật Luật sư quy định: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc,
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có Bằng cử nhân luật, đã
được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm
bảo hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
- Điều kiện hành nghề luật sư:
Điều 11 Luật Luật sư quy định: Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10
của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia
nhập một Đoàn luật sư.
3. Chức năng xã hội của luật sư
Chức năng xã hội của luật sư là các phương diện hoạt động chủ yếu của luật sư
trong các mối quan hệ xã hội, xác định vị trí, vai trị của luật sư trong mối quan hệ với
nhà nước và xã hội, với các cá nhân, cơ quan, tổ chức, với các hoạt động kinh tế - xã
hội, với pháp luật và công lý.
Điều 3 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi, bổ sung 2012 quy định: “Hoạt động
nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ cơng lý, các quyền tự do, dân chủ của cơng
dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh”.
4. Đào tạo và miễn đào tạo nghề luật sư

4.1. Thời gian đào tạo
Khoản 2, Điều 12 Luật Luật sư quy định: Thời gian đào tạo nghề luật sư là
mười hai tháng. Người hồn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào
tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
4.2. Miễn đào tạo nghề luật sư
Những người sau đây được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định tại Điều 13
Luật Luật sư:
- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật.
- Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát;
chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp
luật.
- Đã là thẩm tra viên chính ngành tịa án, kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; chuyên
viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.


5. Tập sự hành nghề luật sư
Tập sự hành nghề luật sư được quy định tại Điều 14 Luật Luật sư như sau:
- Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư và người quy định tại
khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề luật sư.
Thời gian tập sự hành nghề luật sư là mười hai tháng, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều 16 của Luật Luật sư. Thời gian tập sự hành nghề luật sư
được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.
- Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ
sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đồn luật sư cấp Giấy chứng
nhận người tập sự hành nghề luật sư.
- Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sự hướng dẫn trong hoạt động nghề
nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
khách hàng tại phiên tịa, khơng được ký văn bản tư vấn pháp luật. Người tập sự hành
nghề luật sư được đi cùng với luật sự hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị

cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc
dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý; giúp luật sư hướng dẫn nghiên
cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt
động nghề nghiệp khác; được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các
dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng
đồng ý.
- Theo đó, Thơng tư số 19/2013/TT-BTP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Bộ tư pháp
hướng dẫn cụ thể về tập sự hành nghề luật sư quy định tại chương 2 (từ Điều 3 đến
Điều 19).
6. Chứng chỉ hành nghề luật sư
Điều 17 Luật Luật sư quy định: Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành
nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm
Đoàn Luật sư. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
7. Gia nhập Đồn luật sư
Theo quy định tại Điều 20 của Luật Luật sư thì người có Chứng chỉ hành nghề
luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.
8. Quyền và nghĩa vụ của luật sư
Luật sư có quyền và nghĩa vụ theo Điều 21 Luật Luật sư.
Luật sư có các quyền:


- Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật theo quy định của Luật Luật sư và quy
định của pháp luật có liên quan.
- Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
- Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành
nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư.
- Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Hành nghề luật sư ở nước ngoài.

- Các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư.
Luật sư có các nghĩa vụ:
- Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật Luật sư.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các
cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật
sư tiếp xúc khi hành nghề.
- Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu
cầu.
- Thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư.
III. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH NGHỀ
LUẬT SƯ
1. Khái niệm về hành nghề luật sư
Dưới góc độ nghề nghiệp luật sư, hành nghề luật sư được hiểu là Tổ chức hành nghề
luật sư và luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng còn khách hàng phải trả thù
lao và chi phí cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật và quy tắc
đạo đức nghề nghiệp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
2. Dịch vụ pháp lý và phạm vi hành nghề luật sư
Theo quy định tại Điều 22 Luật Luật sư thì phạm vi dịch vụ pháp lý hành nghề
luật sư được xác định như sau:
- Tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động, hành chính và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến
pháp luật.


- Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư.
3. Hình thức hành nghề luật sư

Theo quy định tại Điều 23 Luật Luật sư thì Luật sư được lựa chọn một trong hai
hình thức hành nghề sau:
- Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng việc thành lập
hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư làm việc theo hợp đồng lao động
cho tổ chức hành nghề luật sư.
- Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại Điều 49 của Luật Luật sư.
4. Hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam
Ngày nay, nghề luật sư ngày càng phát triển và có vị thế quan trọng trong mọi
lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là trong quan hệ quốc tế. Do điều kiện kinh tế - xã
hội của mỗi nước và sự phát triển của nghề luật sư mà luật sư, cơng ty luật nước ngồi
có thể hoạt động một cách hợp pháp tại một nước, theo những hình thức khác nhau.
Theo quy định của Luật Luật sư thì Hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài,
luật sư nước ngoài tại Việt Nam được quy định từ Điều 68 đến Điều 77.
IV.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ HÀNH NGHỀ LUẬT
SƯ Ở VIỆT NAM
1. Thực trạng pháp luật về luật sư ở Việt Nam
Theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì "Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ
về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chun mơn. Hồn thiện cơ
chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định
rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy
chế độ tự quản của tổ chức luật sư; đề cao trách nhiệm của các tổ chức luật sư đối với
thành viên của mình."
Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ
năm 2010 đến năm 2020” thì số lượng luật sư số lượng luật sư được đào tạo chuyên sâu
trong lĩnh vực thương mại, đầu tư là 1.000 người; số luật sư đạt tiêu chuẩn quốc tế là 150
người.
Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thủ Tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 thì “Phát triển đội ngũ

luật sư đến năm 2020 có từ 18.000 đến 20.000 luật sư”.
Tính đến cuối năm 2020 cả nước có 15.107 luật sư (theo báo cáo tai Hội nghị
Tổng kết tổ chức hoạt động năm 2020 và phương hướng hoạt động năm 2021 của Liên
Đồn Luật sư Việt Nam). Như vậy, nhìn chung là chưa đạt yêu cầu về số lượng luật sư
đã đề ra theo chiến lược phát triển luật sư.


Việc ban hành Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam năm 2015,
Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019, Quyết định
số 139/QĐ-BTV ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư
Việt Nam quy định về hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Luật sư khi bị
xâm phạm trong quá trình hành nghề luật sư đã tạo mơi trường pháp lý thuận lợi hơn
cho hoạt động hành nghề của các luật sư. Điều này góp phần trong sự nghiệp bảo vệ
công lý, hội nhập và phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Luật Luật sư khơng chỉ nâng cao vị thế, vai trị của người luật sư trong xã hội, mà còn
đưa họ từng bước lên ngang tầm với luật sư của các nước trong khu vực và trên thế
giới. Với hoạt động hành nghề của mình, luật sư đã góp phần giúp bộ máy chính
quyền các cấp hoạt động đúng theo khn khổ pháp luật, là bộ phận xã hội phản biện
các dự thảo luật, các quy định, chính sách của Nhà nước, giúp phục vụ tốt hơn cho lợi
ích của nhân dân và Nhà nước.
2. Thực trạng hành nghề luật sư ở Việt Nam
Luật sư có vai trị rất lớn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Sự đối
trọng, phản biện của luật sư đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng chính
là yếu tố quan trọng để hạn chế oan sai, bảo đảm dân chủ, công bằng, công lý.
Từ khi Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được ban hành thì vị thế của ngành Luật
sư và luật sư được nâng lên tầm cao mới. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
Luật sư tương đối hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, vẫn còn một số trở ngại trong việc hành nghề của một số luật sư:
- Việc sao chụp hồ sơ tại tịa cũng gặp khơng ít khó khăn mặc dù đã có quy định cụ

thể. Có nhiều nơi, tịa án làm khó nên việc sao chụp hồ sơ luật sư phải đi nhiều lần mới
sao chụp được.
- Nghề luật sư là nghề nguy hiểm. Trong một số vụ án hình sự bị dư luận xã hội lên án
mạnh mẽ như giết người, hiếp dâm trẻ em, luật sư bào chữa cho bị cáo gặp rất nhiều
khó khăn, gia đình bị hại nhìn khơng thiện cảm, thậm chí có lời nói xúc phạm, thậm
chí có hành vi đe dọa. Nhiều luật sư trong quá trình hành nghề đành phải chấp nhận
những rủi ro ngồi mong muốn, họ thậm chí cịn bị đe dọa về tính mạng, sức khỏe.
Gây bất an trong khi hành nghề.
- Hiện nay, do mạng xã hội phát triển mạnh nên có một số sự việc dù chưa có kết luận
của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhưng có một số luật sư bình luận vấn đề một
cách phiến diện rồi bình luận, tranh luận lung tung, nói xấu, thách thức lẫn nhau làm
ảnh hưởng đến uy tính của ngành luật sư.
- Một số ít đối tượng tham gia hội luật gia rồi tự xưng là luật sư nhận ủy quyền một số
vụ, việc dân sự rồi hứa hẹn lung tung làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành.


- Vẫn còn một số luật sư quá coi trọng lợi ích vật chất dẫn đến vi phạm các quy tắc đạo
đức nghề nghiệp luật sư, thậm chí cịn có vài luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng
đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
V. PHƯƠNG HƯỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ VÀ
HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ Ở VIỆT NAM
Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả hành nghề luật
sư Việt Nam ngang tầm với khu vực và thế giới, học viên đề xuất những giải pháp sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa và phát huy tinh thần Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp
trong tình hình mới.
- Nâng cao chất lượng luật sư, trước hết phải nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, bởi vì khơng có những cử nhân luật vững vàng
về kiến thức chun mơn và ngoại ngữ thì khó để đào tạo được luật sư giỏi, luật sư hội
nhập quốc tế.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung về tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 Luật Luật sư như

sau: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có
phẩm chất đạo đức tốt, có Bằng chuyên ngành luật từ cử nhân luật trở lên, đã được
đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo
hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
- Kiến nghị sửa đổi khoản 3, Điều 32 Luật Luật sư về Điều kiện thành lập tổ chức hành
nghề luật sư theo hướng bỏ hai năm kinh nghiệm hành nghề liên tục của luật sư.


KẾT LUẬN
Nghề Luật sư là một nghề luật trong xã hội hiện đại, Sứ mệnh của luật sư là góp
phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Hoạt động của luật sư có mối quan hệ gắn chặt
với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp góp phần xây dựng nhà nước
pháp quyền, xây dựng nền kinh tế đất nước.
Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam, có thể nói từ những văn
bản đầu tiên khi có nghề luật sư đến khi có Luật Luật sư ra đời và được áp dụng hiện
hành là cả một q trình, dẫu khơng thực sự dài nhưng là một bước tiến khá đáng kể
của ngành lập pháp nước ta, có thể khẳng định rằng có được một chế định pháp luật về
luật sư và hành nghề luật sư như hiện nay là một bước phát triển có tính đột phá, tạo
cơ sở pháp lý thơng thống, lành mạnh cả về mơ hình tổ chức lẫn phương thức hành
nghề thể hiện được những thuộc tính vốn có và cần có của chế định luật sư.
Tuy nhiên, pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư ở nươc ta vẫn còn nhiều
vấn đề cần quan tâm, cần tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với sự thay đổi của xã hội,
của nhu cầu hội nhập và tồn cầu hố hiện nay. Những vấn đề đó, một phần đã được
người viết thể hiện trong tiểu luận này. Phần khác, rất mong được sự nghiên cứu sâu
hơn của những người có cùng sự quan tâm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012.
- Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ chính trị về

chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
- Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.
- Nghị định số 137/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.
- Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010
đến năm 2020”.
- Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thủ Tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020.
- Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Luật sư, nghị định hướng dẫn thi hành các quy định của
Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
- Thông tư số 19/2013/TT-BTP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
tập sự hành nghề luật sư.
- Quyết định số 1573/QĐ-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Bộ Tư pháp về việc phê
duyệt Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
- Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13 tháng 12 năm 2009 của Hội đồng Luật sư
toàn quốc về việc ban hành Bộ quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt
Nam.



×