Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Cơ sở khoa học cho diễn giải môi trường trên các tuyến du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 65 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để đánh giá năng lực và kết quả của mỗi sinh viên sau khi kết thúc học
tập tại trƣờng Đại học Lâm Nghiệp 2014 - 2018, đồng thời giúp sinh viên chứng
tỏ đƣợc khả năng làm quen với thực tiễn mỗi sinh viên cần hoàn thành tốt một
chuyên đề hoặc khóa luận tốt nghiệp.
Với sự nhất trí của khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, ngành
Quản lý tài nguyên thiên nhiên tôi tiến hành thực hiện khóa luận:
Cơ sở khoa học cho diễn giải mơi trường trên các tuyến du lịch sinh
thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
Sau thời gian làm việc khẩn trƣơng, nghiêm túc, dƣới sự giúp đỡ và tạo
điệu kiện của nhà trƣờng, sự hƣớng dẫn của giáo viên, ban quản lý, cán bộ
VQG Xuân Thủy, nhân dân các xã vùng đệm VQG Xn Thủy, bạn bè và gia
đình. Nhân dịp hồn thành luận văn tốt nghiệp tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới
nhà trƣờng, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng, ban quản lý, cán bộ
VQG Xuân Thủy, nhân dân các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy đã tạo điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu cần thiết để hồn thành
khóa luận. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hƣớng dẫn:
Tiến sĩ. Nguyễn Đắc Mạnh đã tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện
khóa luận tốt nghiệp.
Mặc dù khóa luận đã hồn thành nhƣng do thời gian và năng lực bản thân
còn nhiều hạn chế nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tơi
rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp từ thầy cơ giáo và bạn bè để khóa
luận này đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hƣơng Linh
i



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi
TĨM TẮT KHĨA LUẬN................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 3
1.1. Khái quát về diễn giải môi trƣờng ................................................................. 3
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu diễn giải môi trƣờng tại Việt Nam và VQG Xuân
Thủy ...................................................................................................................... 4
1.2.1 Tại Việt Nam ................................................................................................ 4
1.2.2 Tại VQG Xuân Thủy .................................................................................... 6
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY...... 8
2.1. Vị trí địa lý, diện tích ..................................................................................... 8
2.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 8
2.2.1. Địa hình: ...................................................................................................... 8
2.2.2. Thổ nhƣỡng: ................................................................................................ 9
2.2.3. Khí hậu: ....................................................................................................... 9
2.2.4. Thủy văn: .................................................................................................. 10
2.2.5. Hải văn: ..................................................................................................... 11
2.2.6. Khu hệ động thực vật: ............................................................................... 12
2.3. Điều kiện kinh tế- xã hội.............................................................................. 16
2.3.1. Dân số, phân bố dân cƣ: ............................................................................ 16
2.3.2. Kinh tế: ...................................................................................................... 18
2.3.3. Văn hóa- du lịch: ....................................................................................... 20
2.3.4. Cơ sở hạ tầng: ........................................................................................... 20

ii



Chƣơng 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22
3.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 22
3.1.1. Mục tiêu chung: ........................................................................................ 22
3.1.2. Các mục tiêu cụ thể: .................................................................................. 22
3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 22
3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .............................................................................. 22
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................. 22
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 23
3.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 1: .......................................... 23
3.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 2: .......................................... 24
3.4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu đối với nội dung 3: .......................................... 25
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ........................................... 26
4.1. Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên các tuyến du lịch sinh thái tại
Vƣờn quốc gia Xuân Thủy .................................................................................. 26
4.1.1. Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên tuyến điền dã mở rộng ............. 28
4.1.2. Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên tuyến xem chim mở rộng ......... 36
4.2. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu trải nghiệm thiên nhiên của nhóm sinh viên đại
học đến tham quan Vƣờn quốc gia Xuân Thủy .................................................. 42
4.3. Khung kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên hai tuyến du lịch sinh thái tại
Vƣờn quốc gia Xuân Thủy .................................................................................. 44
4.3.1 Tuyến điền dã mở rộng .............................................................................. 44
4.3.2. Tuyến xem chim mở rộng ......................................................................... 46
KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ .......................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

VQG:

Vƣờn quốc gia

ĐDSH:

Đa dạng sinh học

HST:

Hệ sinh thái

PRA:

Participatory Rural Appraisal

SWOT:

Strengths- Weaknesses- Opportunities- Threats

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm ........................ 16
Bảng 2.2. Cơ cấu dân số và lao động của các xã vùng đệm năm 2013 .............. 17
Bảng 4.1. Kết quả điều tra các loài chim và sinh cảnh sống của chúng trên tuyến
điền dã mở rộng vào mùa xuân ........................................................................... 29
Bảng 4.2. Kết quả điều tra các loài chim và sinh cảnh sống của chúng trên tuyến
điền dã mở rộng vào mùa hè ............................................................................... 30
Bảng 4.3. Kết quả điều tra các loài chim và sinh cảnh sống của chúng trên tuyến
xem chim mở rộng vào mùa xuân ....................................................................... 37
Bảng 4.4. Kết quả điều tra các loài chim và sinh cảnh sống của chúng trên tuyến
xem chim mở rộng vào mùa hè ........................................................................... 39
Bảng 4.5. Thống kê hành vi của du khách khi đến VQG Xuân Thủy ................ 43
Bảng 4.6. Đánh giá của du khách đối với điểm đến VQG Xuân Thủy .............. 44
Bảng 4.7. Khung kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến điền dã mở rộng ... 45
Bảng 4.8. Khung kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên tuyến xem chim mở rộng
............................................................................................................................. 46

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ hai tuyến khảo sát tại VQG Xuân Thủy ................................... 27
Hình 4.2. Sơ đồ tuyến điền dã mở rộng .............................................................. 28
Hình 4.3. Mơ hình ni ngao thâm canh và câu cá ............................................ 31
Hình 4.4. Sơ đồ tuyến xem chim mở rộng .......................................................... 37
Hình 4.5. Hoạt động thu bắt hải sản bằng lồng bát quái và thuyền nan ............. 40

vi



TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG
TĨM TẮT KHĨA LUẬN
I. Tên khóa luận: Cơ sở khoa học cho diễn giải môi trƣờng trên các tuyến du
lịch sinh thái tại Vƣờn quốc gia Xuân Thủy
II. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hƣơng Linh
1. Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Đắc Mạnh
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Xác định các yếu tố quan trọng có khả năng hấp dẫn du khách; cũng nhƣ
những điểm nhạy cảm sinh thái cần hạn chế hoạt động của du khách;
+ Xác định đặc tính tâm lý và nhu cầu trải nghiệm thiên nhiên của đối tƣợng du
khách tiềm năng;
+ Định hƣớng kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên một số tuyến du lịch sinh thái
tại Vƣờn quốc gia Xuân Thủy.
3. Nội dung nghiên cứu
+ Điều tra ghi nhận thông tin về các loài chim hoang dã và sinh cảnh sống của
chúng trên hai tuyến du lịch sinh thái, cũng nhƣ kiến thức bản địa có liên quan;
+ Điều tra xã hội học đối với các nhóm sinh viên đại học đến tham quan Vƣờn
quốc gia Xuân Thủy;
+ Thiết kế thông điệp và lựa chọn phƣơng thức diễn giải phù hợp trên mỗi tuyến
du lịch sinh thái tại Vƣờn quốc gia Xuân Thủy.
4. Kết quả đạt đƣợc:
+ Đặc điểm tài nguyên và môi trƣờng trên các tuyến du lịch sinh thái tại Vƣờn
quốc gia Xuân Thủy.
+ Đặc điểm tâm lý và nhu cầu trải nghiệm thiên nhiên của nhóm sinh viên đại
học đến tham quan Vƣờn quốc gia Xuân Thủy.
+ Khung kế hoạch diễn giải môi trƣờng trên hai tuyến du lịch sinh thái tại Vƣờn

quốc gia Xuân Thủy.
vii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi tỷ trọng từ nông nghiệp, công
nghiệp sang dịch vụ. Có thể nhận thấy rằng trong vịng 15 năm trở lại đây du
lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên trong thời gian phát triển
du lịch Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên mà chƣa có định hƣớng
phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trƣờng hay du lịch bền vững. Du lịch
sinh thái là nguồn lợi tiềm năng và ổn định của của ngành du lịch. Sở dĩ có thể
nói nhƣ vậy là do các hoạt động du lịch sinh thái thƣờng không gây tác động
xấu đến môi trƣờng. Các hoạt động từ du lịch sinh thái nhƣ: Đi tham quan,
nghiên cứu, hoạt động ngoài trời, hay xem các loài động vật hoang dã … vừa
giúp tuyên truyền văn hóa dân tộc, nâng cao ý thức du khách về bảo vệ môi
trƣờng hệ sinh thái, vừa giúp phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho cộng đồng
địa phƣơng. Mà trong đó du lịch xem chim hoang dã là một hoạt động rất thú vị
và thân thiện đến môi trƣờng.
Vƣờn quốc gia Xuân Thủy đƣợc biết đến là khu vực Ramsar đầu tiên của
Việt Nam cũng nhƣ của khu vực Đông Nam Á. Hệ sinh thái đất ngập nƣớc ở
đây có tính đa dạng sinh học cao đã tạo nên rất nhiều sinh cảnh sống khác nhau
nên khu hệ chim của vƣờn cũng rất đa dạng. Đặc biệt có 9 lồi chim q hiếm
đƣợc đƣa vào sách đỏ của quốc tế. Vƣờn quốc gia Xn Thủy có thể ví nhƣ là
sân chim lớn nhất của miền Bắc đóng vai trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ
các giá trị văn hóa lịch sử và thúc đẩy phát triển kinh tế. Đến với Xuân Thủy du
khách sẽ đƣợc tận mắt chứng kiến các hoạt động sống của rất nhiều loài chim
nƣớc, đƣợc tham gia các hoạt động du lịch thân thiện với thiên nhiên.
Nghiên cứu xây dựng chƣơng trình hƣớng dẫn du khách bắt đầu đƣợc
triển khai tại VQG Xuân Thủy từ năm 2012 theo Chƣơng trình liên minh đất
ngập nƣớc (WAP). Tuy nhiên thơng tin cịn khá sơ xài, vai trị định hƣớng hoạt

động hƣớng dẫn cịn ít; bài diễn giải chƣa tập trung vào đối tƣợng cụ thể mà chỉ
là thông tin tham khảo về hoạt động xem chim.

1


Bởi vậy tơi đã xây dựng khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Cơ sở khoa học
cho diễn giải môi trường trên các tuyến du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia
Xuân Thủy” với mong muốn định hƣớng hoạt động hƣớng dẫn du khách, nhằm
gia tăng giá trị sản phẩm du lịch sinh thái của VQG.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về diễn giải mơi trƣờng
- Diễn giải là gì?
Diễn giải đƣợc hiểu theo cách đơn giản là “ một cách tiếp cận truyền
thông” mà thông qua phƣơng phức diễn đạt và giải thích ngƣời thực hiện sẽ
giúp ngƣời nghe hiểu vấn đề.
- Diễn giải mơi trƣờng là gì?
“Diễn giải mơi trƣờng là q trình hoạt động chuyển từ ngơn ngữ chun
ngành môi trƣờng hoặc các lĩnh vực liên quan sang dạng ngơn ngữ và ý tƣởng
mà những ngƣời bình thƣờng khơng hoạt động trong lĩnh vực mơi trƣờng cũng
có thể hiểu đƣợc” (Theo Sam H. Ham)
Một khái niệm về diễn giải môi trƣờng đƣợc Freeman Tilden (1957) đƣa
ra lần đầu tiên “Một hoạt động giáo dục diễn giải rõ các ý nghĩa và mối quan hệ
trong môi trƣờng thông qua sử dụng các đối tƣợng có thật, sự tiếp xúc trực tiếp
và các phƣơng tiện minh họa, hơn là chỉ đơn giản cung cấp thông tin sát thực” (9)

Nhƣ trong định nghĩa của Tilden, mặc dù một nhà diễn giải có thể sử
dụng những thông tin xác thực để minh họa hoặc làm rõ nghĩa, nhƣng nhà diễn
giải trƣớc tiên phải cố gắng truyền đạt những ý tƣởng và các ý nghĩa chứ khơng
chỉ đơn thuần là thơng tin đó. Điểm này cho thấy sự khác biệt giữa nhà diễn giải
với ngƣời hƣớng dẫn viên thông thƣờng.
Không chỉ lựa chọn các thơng tin xác thực có mang tính hỗ trợ, minh họa
và làm rõ nghĩa nhƣ một bài giảng thông thƣờng. Diễn giải nhƣ chúng ta sẽ thấy
có mục đích là truyền tài một thơng điệp – một thơng điệp có thể trả lời cho câu
hỏi “ nhƣ vậy để làm gì?.
Một cách định nghĩa khác: Diễn giải mơi trƣờng là sử dụng khuyên hay
lời nhắn cụ thể về một vấn đề chủ đạo liên quan đến môi trƣờng
- Một số khái niệm khác liên quan:

3


Chủ đề của một bài trình bày ở dạng ngơn ngữ nói hay viết đơn giản chỉ
là nêu lên vấn đề chủ đạo, vấn đề chính, ý chính của cả bài. Chủ đề có thể
khơng phải một câu hồn chỉnh.
Thơng điệp là một lời khuyên/ lời nhắn cụ thể mà chúng ta muốn chuyển
tới khán giả về chủ đề nào đó.
Một bài diễn giải mơi trƣờng phải có chủ đề rõ ràng và một thông điệp cụ
thể, dễ hiểu, dễ nhớ.
1.2. Lược sử nghiên cứu diễn giải môi trường tại Việt Nam và VQG
Xuân Thủy
1.2.1 Tại Việt Nam
Bên cạnh sự hình thành và phát triển của du lịch sinh thái chúng ta cũng
phải nói đến hoạt động diễn giải mơi trƣờng – một trong những hoạt động đóng
vai trị chủ đạo góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái.
Rất khó có thể đƣa ra mốc thời gian chính xác về hoạt động diễn giải môi

trƣờng đƣợc tổ chức lần đầu tiên ở đâu, các nội dung chính nhƣ thế nào. Nhƣng
có thể tổng quát đƣợc rằng ngay từ khi có đề án triển khai DLST tại một Khu
bảo tồn thiên nhiên, Vƣờn quốc gia hay một vùng sinh thái … thì bộ phận
chuyên trách tại các khu vực đã xây dựng các đề xuất để phát triển DLST. Diễn
giải môi trƣờng là một thuật ngữ mới đƣợc ở Việt Nam từ đầu những năm 2000.
Phần lớn mọi ngƣời hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
đều còn xa lạ với thuật ngữ này. Tuy nhiên, nếu bạn là hƣớng dẫn viên du lịch ở
các VQG hay bất cứ điểm du lịch nào, hoặc bạn là các nhà khoa học phải thuyết
trình trƣớc cơng chúng (những ngƣời bình thƣờng khơng làm nghiên cứu khoa
học), bạn đang làm cơng tác diễn giải.
Tính nhƣ năm 2000 làm mốc xuất phát cho việc sử dụng thuật ngữ “ diễn
giải mơi trƣờng” tại Việt Nam. Các năm sau đó cũng đã có rất nhiều KBTTN,
VQG thành lập các điểm du lịch, trung tâm du lịch sinh thái có áp dụng đến
hình thức diễn giải mơi trƣờng. Cụ thể nhƣ:

4


- Ngày 01/04/2011 Vƣờn Quốc gia Bidoup – Núi Bà đã tổ chức lễ ra mắt
Trung tâm Du lịch sịnh thái và giáo dục môi trƣờng. Trong năm 2011 hai tuyến
du lịch là: Tuyến tham quan thác nƣớc Thiên thai (khu hành chính dịch vụ) và
chinh phục Langbiang đã đƣợc đƣa vào khai thác với mục tiêu “các hoạt động
về diễn giải môi trƣờng với sự hƣớng dẫn, giới thiệu của các cán bộ có chun
mơn về thế giới động thực vật sẽ dẫn dắt du khách đến với những điều lý thú
của thiên nhiên”. Năm 2013 trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trƣờng
thực hiện hoạt động diễn giải mỗi trƣờng với 20 chủ đề xoay quanh đa dạng
sinh học và bảo vệ môi trƣờng tại VQG.
- Ngày 15/7/2014, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số
1852/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án và công nhận Điểm du lịch sinh thái
và diễn giải môi trƣờng Vƣờn thực vật thuộc Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ

Bàng theo loại hình du lịch sinh thái, tham quan học tập, diễn giải môi trƣờng.
Từ năm 2014 trở lại đây đã có rất nhiều khách du lịch tới tham quan khu Vƣờn
thực vật tại đây và tham gia dƣới hình thức tham quan diễn giải mơi trƣờng.
Một số VQG, KBTTN khác cũng thành lập trung tâm du lịch sinh thái và
diễn mơi trƣờng hay phịng giáo dục mơi trƣờng và du lịch sinh thái. Do thời gian
nghiên cứu hạn chế nên đề tài chƣa nghiên cứu sâu đƣợc thời gian cụ thể diễn ra
các hoạt động diễn giải môi trƣờng mà chỉ đƣa ra danh sách một số VQG,
KBTTN khác có áp dụng hình thức du lịch sinh thái diễn giải mơi trƣờng:
+ VQG Ba Vì – Hà Nội.
+ VQG Cát Bà – Hải Phòng.
+ VQG Cúc Phƣơng – Ninh Bình, Thanh Hóa, Hịa Bình.
+ VQG Xn Thủy – Nam Định.
+ VQG Bến En – Thanh Hóa.
+ VQG Cát Tiên – Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phƣớc.
+ VQG Côn Đảo – Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ VQG York Đôn – Đắk Lắk.


5


Tóm lại tại Việt Nam hình thức diễn giải mơi trƣờng đã đƣợc áp dụng tại
nhiều nơi, bằng nhiều phƣơng thức khác nhau. Nhƣng chƣa có tài liệu nào
thống kê cụ thể hay đƣa ra quy phạm về các nội dung chính, cách thức thiết kế,
lập kế hoạch diễn giải môi trƣờng mà chỉ đƣợc thể hiện qua các bài nói chuyện,
bài tham khảo.
1.2.2 Tại VQG Xuân Thủy
Dƣới góc độ sinh thái có thể thấy rằng khu vực VQG Xuân Thủy là một
khu vực lý tƣởng để nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên tại đây các hoạt động
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật, đánh

giá đa dạng sinh học, đánh giá chất lƣợng mơi trƣờng … Một số đê tài và cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến môi trƣờng đƣợc thực hiện tại VQG
giai đoạn 1990 – 2012:
+ Đề tài “Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng các
bãi bồi ven biển sửa sông tỉnh Thái Bình”(Nguyễn Văn Cƣ, 1997).
+ Đề tài “Điều tra cơ bản tài nguyên môi trƣờng nhằm khai thác, sử dụng
hợp lý đất hoang hoá các bãi bồi ven biển cửa sông Việt Nam” (Nguyễn Văn
Cƣ, 1999).
+ Đề tài “Ứng dụng kỹ thuật viễn thám và GIS giám sát diễn biến xói lở
bờ biển châu thổ sơng Hồng” (Trần Văn Điện, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Văn
Thảo, 2001).
+ Năm 2003, trong khuôn khổ hợp tác giữa Chƣơng trình BirdLife Quốc tế
tại Đơng Dƣơng và VQG Xuân Thuỷ, Nguyễn Đức Tú, Lê Mạnh Hùng và Mai
Xuân Trung đã công bố “Hƣớng dẫn giám sát bảo tồn tại VQG Xuân Thuỷ, Nam
Định”, trong đó có đề xuất các chỉ số giám sát đối với VQG Xuân Thuỷ, bao gồm 5
loài chim và 6 mối đe dọa.
+ Năm 2004, cơng trình nghiên cứu “Danh lục các loài chim ở VQG Xuân
Thuỷ” do Tổ chức BirdLife quốc tế tại Đông Dƣơng và Ban quản lý VQG Xn
Thuỷ thực hiện. Cơng trình này đã ghi nhận ở VQG Xn Thuỷ có 219 lồi chim
thuộc 41 họ và 11 bộ. Trong đó, đã ghi nhận đƣợc 18 lồi chim quan trọng và tình

6


trạng của chúng tại VQG Xuân Thuỷ. Đặc biệt, VQG Xuân Thuỷ đƣợc xem là
một trong những vùng chim quan trọng của quốc tế và nhiều hoạt động quan trắc
biến động của một số loài chim ở khu vực này đã đƣợc tổ chức thực hiện.
+ Năm 2007, các tác giả Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị
Anh Đào, đã cơng bố cơng trình “Đa dạng sinh học ở Vƣờn quốc gia Xuân
Thủy” (42 trang) với các nội dung khái quát các đặc trƣng về đa dạng các hệ

sinh thái, đặc biệt sinh thái quần xã rừng mặn và thành phần loài sinh vật ở
VQG Xuân Thủy cũng nhƣ đã xác định những tác động của các yếu tố tự nhiên
và con ngƣời tới diễn biến ĐDSH ở đây.
+ Báo cáo “Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá sơ bộ sự biến động tài
nguyên vùng bờ khu vực Vƣờn quốc gia Xuân Thuỷ thời kỳ 1989 đến 2007”
(Văn phòng Dự án Quản lý tổng hợp vùng bờ - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
tỉnh Nam Định cùng với Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ và các đối tác địa
phƣơng, 2010).
+ Luận văn thạc sĩ khoa học của Trần Thị Trang (2014) với đề tài “ Ứng
dụng công nghệ viễn thám và GIS trong nghiên cứu biến động rừng ngập mặn
ven biển, khu vực thực nghiệm ở cửa Ba Lạt”.
Từ năm 2012 trở lại đây, dƣới sự tài trợ của WAP, VNPPA phối hợp với
VQG Xuân Thủy đã triển khai một số hoạt động du lịch sinh thái trong đó có hoạt
động diễn giải mơi trƣờng. Năm 2014 Tài liệu “ Sổ tay diễn giải môi trƣờng VQG
Xuân Thủy” đƣợc xây dựng đã giúp ích rất nhiều cho các hƣớng dẫn viên du lịch
và cộng đồng. Tài liệu này là cơ sở bƣớc đầu cho nghiên cứu diễn giải môi trƣờng
ở khu vực. Cuốn sổ tay diễn giải môi trƣờng gồm hai phần chính :
- Phần 1: Những kiến thức cơ bản (bao gồm các khái niệm, cách xây dựng
một bài diễn giải môi trƣờng, các kỹ năng cần thiết trong diễn giải môi trƣờng ).
- Phần 2: Những chủ đề diễn giải môi trƣờng tại VQG Xuân Thủy (bao
gồm 25 bài diễn giải thuộc 5 nhóm chủ đề: Du lịch sinh thái VQG Xuân Thủy;
Môi trƣờng VQG Xuân Thủy; Văn hóa – lịch sử; Cộng đồng dân cƣ; Thơng tin
và quy định).

7


Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VƢỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
2.1. Vị trí địa lý, diện tích

Vƣờn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía Đơng Nam huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng, toạ độ: từ 20010' đến 20015' vĩ
độ Bắc và từ 106020' đến 106032' kinh độ Đông.
Khu bảo tồn Đất ngập nƣớc Xn Thuỷ đƣợc chính thức cơng nhận là
Vƣờn quốc gia theo quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ
vào ngày 02/01/2003. Theo đó, diện tích tồn bộ vƣờn khoảng 15.000 ha, bao
gồm vùng lõi với 7.100 ha (3.100 ha diện tích đất nổi có rừng khi triều kiệt và
khoảng 4.000 ha đất còn ngập nƣớc). Vùng đệm khoảng 8.000 ha, bao gồm
960ha phần diện tích cịn lại của Cồn Ngạn, tồn bộ Bãi Trong với diện tích
2.764ha và diện tích tự nhiên của 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc ,Giao
Xuân và Giao Hải với diện tích 4.276ha.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Địa hình:
+ Nằm rìa châu thổ sơng Hồng, khu vực VQG Xn Thủy có địa hình
bằng phẳng, có một số cồn cát, các tuyến đê và một vài gị đống nằm rải rác. Độ
cao có xu hƣớng nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đơng.
+ Dạng địa hình hỗn hợp sơng-biển chiếm phần lớn diện tích, đƣợc hình
thành trong q trình tƣơng tác sơng - biển. Vật liệu cấu tạo chủ yếu gồm bộtcát, bột-sét và sét bột…đặc trƣng cho tƣớng bãi triều. Bề mặt địa hình bằng
phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển và có nhiều đấu tích các lạch triều, lịng
dẫn chết sót lại. Hiện nay, dạng địa hình này đang đƣợc khai thác chính trong
nơng nghiệp.
+ Địa hình đầm lầy ở vùng triều thấp (lagoon) phía nam cửa sơng Ba Lạt
chiếm một diện tích khá lớn ở các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, đồng thời

8


cũng tạo ra một vùng đệm lý tƣởng cho các khu vực bảo tồn RNM. Hiện nay,
ngƣời dân đã tự động sử dụng lagoon để nuôi ngao vạng và tôm sú.
2.2.2. Thổ nhưỡng:

Tại khu vực VQG Xuân Thuỷ, các trầm tích bề mặt trải qua các q
trình mặn hóa, phèn hóa, bồi tụ và lắng đọng đã hình thành nên 4 nhóm đất
chính với 12 loại.
+ Nhóm đất phèn gồm đất phèn tiềm năng và đất phèn hoạt tính chiếm
diện tích khá lớn trong khu vực. Chúng có thành phần cơ giới trung bình với
lớp phủ chủ yếu là thực vật ƣa mặn, chua nhƣ sú, vẹt.
+ Nhóm đất mặn gồm 4 loại: đất mặn ít, đất mặn trung bình, đất mặn
nhiều và đất mặn sú vẹt. Tổng muối hoà tan từ 0,25 - 1%, thành phần muối kim
loại kiềm chủ yếu là Cl-, SO42-, CO32-, HCO3- đƣợc ƣu tiên để trồng RNM
phịng hộ và NTTS. Đất mặn ít chủ yếu để trồng lúa cho năng suất khá cao.
+ Nhóm đất phù sa bao gồm đất phù sa đƣợc bồi giàu dinh dƣỡng; đất
phù sa không đƣợc bồi, không glay hoặc glay yếu có thành phần cơ giới cát pha,
thịt nhẹ hoặc thịt trung bình; đất phù sa khơng đƣợc bồi, glay trung bình hoặc
mạnh; và đất phù sa khơng đƣợc bồi, glay mạnh và ngập úng vào mùa mƣa.
Loại đất này rất phù hợp để trồng lúa nƣớc, cây xen canh và cây ăn quả.
+ Nhóm đất cát đƣợc hình thành do tác động của biển, sơng, dịng chảy nội
đồng và gió, phân bố ở các bãi cát và cồn cát ven biển. Đất nghèo dinh dƣỡng, có
phản ứng ít chua (pHKCl = 5,5 - 6,0) bao gồm đất cát thơ hình thành trên các cồn
cát trẻ ở biển và các cồn cát cổ nằm sâu trong đất liền. Chúng chủ yếu đƣợc sử
dụng để trồng rừng phi lao chắn gió, xây dựng khu du lịch, bãi tắm, vật liệu lót để
NTTS. Cồn cát cũ đƣợc cải tạo thích hợp với nhiều lồi cây trồng cạn.
2.2.3. Khí hậu:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa
ở miền Bắc Việt Nam, phân hố sâu sắc theo mùa trong năm: mùa gió Tây nam,
nóng và ẩm, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và gió mùa Đơng bắc, lạnh và khơ,

9


kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Theo tài liệu của Nguyễn Văn Viết

(1984), khu vực Giao Thuỷ có nhiệt độ trung bình năm đạt 23 - 24oC, tổng tích
ơn đạt 8.500oC - 8.700oC. Mùa hè có nhiệt độ trung bình 27 - 29 oC. Tháng
nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể đạt tới 38 - 39 oC. Tháng lạnh nhất là
tháng 1 với nhiệt độ trung bình 16,7 oC, đơi khi có thể xuống tới 4 - 5 oC. Số
giờ nắng trung bình 1.650 - 1.700 giờ/năm.
Do nằm sát biển nên độ ẩm không khí cao, trung bình trong năm đạt 84%,
nhƣng phân bố không đều giữa các tháng, phụ thuộc vào chế độ mƣa. Mùa đơng độ
ẩm khơng khí dao động trong khoảng 77 - 81%, mùa hè trung bình đạt 84 - 86%.
+ Chế độ mƣa: Khu vực có chế độ mƣa phong phú và phân bố khá đồng
đều; lƣợng mƣa trung bình năm dao động từ 1.520-1.850 mm/năm; Mùa mƣa
kéo dài từ tháng V đến tháng X, chiếm tới 85 - 90% lƣợng mƣa năm, tập trung
chủ yếu vào tháng VII, VIII và IX. Tháng có lƣợng mƣa nhỏ nhất là tháng XII
và tháng I. Trong trƣờng hợp có bão, áp thấp nhiệt đới hay hoạt động của dải
hội tụ nhiệt đới thì lƣợng mƣa cực đại trong 24 giờ có thể đạt 300-500mm.
+ Chế độ gió: Khu vực cửa sơng Hồng, chịu sự chi phối của hệ thống gió
mùa. Mùa gió đơng bắc với hƣớng gió thịnh hành là bắc, đơng bắc với tốc độ
trung bình 4,0 - 4,5 m/s. Mùa gió tây nam, hƣớng gió chính là nam và đơng nam
với tốc độ gió trung bình đạt 3,2 - 3,9 m/s, cao nhất vào các tháng tháng V VII. Vùng nghiên cứu còn chịu ảnh hƣởng của dải hội tụ nhiệt đới, do đó,
thƣờng chịu tác động của gió bão, với sức gió đạt 45 - 50 m/s. Bão thƣờng tác
động xấu đến tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và hoạt động của con ngƣời,
đặc biệt là gây biến động địa hình bãi, thúc đẩy q trình xói lở bờ cả về quy
mô lẫn cƣờng độ.
2.2.4. Thủy văn:
Khu vực VQG Xn Thủy có 2 sơng nhánh chính trong khu vực bãi
triều là sơng Vọp và sơng Trà, ngồi ra cịn một số lạch triều nhỏ cấp thốt
nƣớc tự nhiên.

10



+ Sông Vọp: chảy từ cửa Ba Lạt ra biển Giao Hải dài khoảng 12 km, là
ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Bãi trong.
+ Sông Trà: chảy từ Cửa Ba Lạt xuống phía Nam ra biển gặp sơng Vọp ở
biển Giao Hải, dài khoảng 12 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và
Cồn Lu.
+ Ngoài ra hệ thống Sơng Hồng cũng đóng góp tổng lƣợng nƣớc bình
qn 114.109 m3/năm và dịng bùn cát là 115 triệu tấn/ năm.
2.2.5. Hải văn:
+ Chế độ sóng : thay đổi theo mùa phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Vào
mùa đơng, sóng dải ven bờ có hƣớng đơng (34%), đơng bắc (13%) và đơng nam
(18%); ở ngồi khơi hƣớng sóng chính là đơng bắc (61%), hƣớng đơng và các
hƣớng khác có tần xuất nhỏ. Mùa hè, hƣớng sóng thịnh hành ngồi khơi là
hƣớng nam, tây nam và hƣớng đơng; dải ven bờ có hƣớng sóng chính là đơng
nam với tần xuất 24%. Độ cao của sóng ở ngồi khơi trung bình 1,2 - 1,4 m, khi
vào bờ giảm xuống cịn 0,6 - 0,8 m. Độ cao sóng cực đại tƣơng ứng là 7 - 8 m
và 5 - 6 m, thƣờng xuất hiện khi có bão.
+ Thủy triều : Biển Giao Thủy có chế độ nhật triều đều. Biên độ trung
bình 150 - 180 cm, lớn nhất 330 cm, nhỏ nhất 25 cm. Trong tháng có 2 kỳ nƣớc
lớn, mỗi kỳ kéo dài 2 - 3 ngày. Do biên độ triều lớn, độ dốc địa hình đáy nhỏ
nên cả bãi biển và bãi triều đều có bề rộng đáng kể, có thể đạt tới 4 - 5 km.
+ Dao động mực nƣớc biển: Sự dâng lên của mực biển làm thay đổi mức
năng lƣợng, địa hình đƣờng bờ và độ dốc đáy biển, làm tăng khả năng xói lở bờ
biển. Sự thay đổi mực nƣớc biển phụ thuộc vào các hoạt động kiến tạo hiện đại.
Khu vực VQG Xuân Thủy thuộc đới sụt lún Đồ Sơn - Cửa Cấm vì vậy, tốc độ
dâng lên của mực nƣớc biển đƣợc đánh giá là 0,5 mm/năm.
+ Đặc điểm dòng chảy: Các kết quả nghiên cứu hải dƣơng học cho thấy
bờ phía tây vịnh Bắc Bộ dịng chảy có hƣớng tây nam vào mùa đông và đông
bắc vào mùa hè. Tốc độ dòng chảy dao động từ 0,3 - 0,6 hải lý/ giờ.

11



2.2.6. Khu hệ động thực vật:
+ Thành phần loài thực vật nổi
Trong chuyến điều tra tại VQG Xuân Thuỷ tháng 7/2013 đã xác định
đƣợc 87 loài TVN thuộc 3 ngành tảo gồm: ngành vi khuẩn lam (Cyanobacteria),
ngành tảo silic (Bacillariophyta) và ngành tảo giáp (Pyrrophyta). Trong đó, tảo
silic có số loài cao nhất (76 loài, chiếm 83%), tiếp đến là tảo giáp (có 12 lồi,
chiếm 13%) và cuối cùng là vi khuẩn lam (có 4 lồi, chiếm 4%).
+ Thành phần lồi động vật nổi
Phân tích các mẫu vật thu đƣợc trong đợt khảo sát vào mùa hè tháng
07/2013 tại các thủy vực ở VQG Xuân Thuỷ xác định 87 loài và nhóm lồi
động vật nổi xếp trong 4 ngành động vật không xƣơng sống, 6 lớp, 10 bộ, 38 họ
và 58 giống. Trong số các loài đã ghi nhận đƣợc, phân lớp giáp xác chân chèo
(Copepoda) có số lồi nhiều nhất với 59 loài (chiếm 67,8% tổng số loài), tiếp
đến là nhóm giáp xác râu chẻ (Cladocera) (14 lồi, chiếm 16,1% tổng số loài);
trùng bánh xe (Rotifera) (4 loài; chiếm 4,6%).
Lê Hùng Anh (2005) đã ghi nhận 79 loài động vật nổi ở khu vực này. Nhƣ
vậy, thống kê đến nay đã xác định đƣợc 110 loài động vật nổi tại đây.
+ Động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy
Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu từ trƣớc đến nay và kết quả khảo sát,
đã thống kê đƣợc 386 lồi động vật khơng xƣơng sống ở đáy thuộc 6 ngành
(Annelida, Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca, Sipuncula), 11 lớp,
38 bộ, 106 họ, 206 giống. Trong đó, số lƣợng lồi bắt gặp trong đợt khảo sát
tháng 12 năm 2012 và tháng 7 năm 2013 là 186 loài.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Lớp giáp xác lớn (Malacostraca) có thành
phần lồi phong phú nhất, với 151 loài thuộc 3 bộ Amphipoda, Decapoda và
Stomatopoda. Tiếp đến là lớp chân bụng (Gastropoda) với 80 loài, 33 giống, 17
họ, 8 bộ; lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) với 67 loài thuộc 46 giống, 23 họ, 9 bộ;


12


Lớp giun nhiều tơ (Polychaeta) với 47 loài thuộc 38 giống, 23 họ, 10 bộ. Các
lớp cịn lại chỉ có từ 1-2 đến loài.
+Thành phần loài cá
Kết quả các đợt khảo sát mùa đông (12/2012) và mùa hè (tháng 7/2013) tại
VQG Xuân Thuỷ và các chợ cá vùng đệm, đã xác định có 99 lồi cá thuộc 53 họ,
14 bộ, trong đó bộ cá vƣợc (Perciformes) chiếm ƣu thế với tổng số loài là 55 loài.
Trong số các loài đƣợc bắt gặp thì có 49 lồi có mặt trong cả 2 đợt khảo sát. Đáng
chú ý là trong đợt khảo sát mùa hè ghi nhận và bổ sung vào danh sách thành phần
loài ở VQG Xuân Thuỷ thêm rất nhiều loài cá nƣớc ngọt trong mẫu vật thu thập
đƣợc tại cửa sông Ba Lạt và các kênh nƣớc ngọt nội đồng đổ ra biển.
Tập hợp từ các điều tra, nghiên cứu về cá cho tới nay, tổng số loài cá
đƣợc ghi nhận tại vùng cửa sông Hồng và khu vực VQG Xuân Thuỷ là 154 loài
thuộc 14 bộ và 53 họ.
+ Côn trùng
Trong các chuyến điều tra mùa đông (tháng 12/2012), mùa hè (tháng
7/2013) và các đơỵ quan trắc tháng 12/2013, tháng 6/2014, đã thu mẫu và xác
định đƣợc 322 lồi và dạng lồi cơn trùng thuộc 13 bộ, 81 họ ở VQG Xuân
Thuỷ. Trong đó, ghi nhận bổ sung 55 lồi (chỉ tính các lồi đã xác định tên khoa
học) cho khu hệ côn trùng của VQG Xuân Thuỷ. Tập hợp các kết quả khảo sát
của các đợt điều tra, quan trắc này với các điều tra côn trùng trƣớc đây, đã thống
kê đƣợc danh sách 427 loài và dạng lồi cơn trùng ở khu vực VQG Xn Thuỷ
(Phụ lục). Có thể xem đây là danh lục cơn trùng đầy đủ nhất cho tới nay của
VQG Xuân Thuỷ, cao hơn nhiều so với số 113 loài, thuộc 50 họ của 10 bộ của
Lê Xuân Huệ và Nguyễn Thị Thu Hà (2004).
Về mức độ đa dạng côn trùng, số liệu điều tra ban đầu cho thấy tính đa
dạng lồi cơn trùng ở VQG Xuân Thuỷ nhìn chung là thấp so với các HST rừng
ở trên cạn với chỉ số đa dạng loài (H’) là 4,28.


13


Đã ghi nhận đƣợc một loài ngoại lai xâm hại là cánh cứng hại lá dừa
(Brontispa longissima (Gestro, 1885)). Loài ngoại lai này trƣớc đây chỉ đƣợc
ghi nhận ở các vùng trồng dừa thuộc khu vực phía Nam, và đây là lần đầu tiên
thấy ở VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định.
+ Thành phần lồi bị sát, ếch nhái
Kết quả của các đợt điều tra mùa đông 2012 và mùa hè 2013 và 2014 tại
khu vực VQG Xuân Thuỷ, đã ghi nhận 30 lồi bị sát, ếch nhái, trong đó có 10
loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 20 lồi bị sát thuộc 9 họ, 2 bộ. Các họ có số
lƣợng lồi nhiều bao gồm họ rắn nƣớc (Colubridae) có 7 lồi (chiếm 23,3% tổng
số lồi); họ rắn hổ (Elapidae) và họ ếch nhái chính thức (Dicroglossidae) có 4 loài
(chiếm 13,3% tổng số loài).
Lê Nguyên Ngật và Trần Giang Hồn (2004) [44], trong cơng trình điều
tra vùng ven biển Nam Định, Thái Bình- HST RNM vùng đồng bằng sơng
Hồng (bao gồm cả khu vực VQG Xuân Thuỷ), đã ghi nhận đƣợc 37 lồi bị sát,
ếch nhái, gồm 13 lồi ếch nhái (chiếm 15,85% số loài ở Việt Nam), thuộc 8
giống, 4 họ, 1 bộ và 24 lồi bị sát (9,3% số loài ở Việt Nam) thuộc 17 giống, 8
họ, 2 bộ [44].
Số lồi bị sát- ếch nhái ghi nhận đƣợc trong đợt điều tra 2012, 2013 và
2014 thấp hơn với con số 37 loài của các tác giả Lê Nguyên Ngật và Trần Giang
Hoàn do giới hạn điều tra đợt này chỉ trong phạm vi VQG Xuân Thuỷ.
+ Chim
VQG Xuân Thuỷ là vùng ĐNN có khu hệ chim khá phong phú. Qua điều
tra khảo sát thực địa và kế thừa kết quả các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây về
chim ở VQG Xuân Thuỷ, đã thống kê đƣợc 222 loài chim thuộc 42 họ của 12
bộ (Phụ lục 2). Trong đó, có 90 lồi đã ghi nhận đƣợc trong các đợt khảo sát
tháng 12 năm 2012 và tháng 7 năm 2013.

Thành phần lồi chim ở VQG Xn Thuỷ có sự biến động theo mùa: Mùa
đông – xuân từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau là mùa di cƣ của các

14


loài chim từ phƣơng bắc tới, đây là thời điểm ghi nhận đƣợc cả các loài chim di
cƣ và định cƣ. Mùa hè – thu, từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm chỉ ghi nhận
đƣợc các loài chim định cƣ. Trong tổng số 222 loài chim ghi nhận đƣợc ở VQG
Xn Thuỷ, đã thống kê đƣợc có 166 lồi chim di cƣ (chiếm 75,45% tổng số
loài chim); 51 loài chim định cƣ (23,18%) và 3 loài chim lang thang (1,36%).
Độ phong phú của các loài chim ở VQG Xuân Thuỷ đƣợc xác định theo
phƣơng pháp định tính, gồm có 3 mức độ: phổ biến, ít, hiếm. Trong số 222 lồi
chim ghi nhận đƣợc ở khu vực nghiên cứu có 108 loài phổ biến (chiếm 49,09%
tổng số loài), 89 loài khơng phổ biến (40,45%) và 23 lồi hiếm gặp (10,45%).
Trong số các loài sinh vật quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ ở VQG Xuân
Thuỷ, nhóm chim đƣợc chú ý bảo tồn nhiều hơn cả, đặc biệt là nhóm chim nƣớc
di cƣ. Có hai dịng di cƣ chính theo trục Bắc Nam và ngƣợc lại: vào mùa đông,
chim di cƣ tránh rét từ phƣơng Bắc xuống trú đông, vào dịp hè thu các lồi di
cƣ tránh nóng từ phƣơng Nam lên nhƣ các lồi Giang Sen, Bồ Nơng…từ miền
Nam Việt Nam và Campuchia đã chọn VQG Xuân Thuỷ làm nơi tránh nóng
trong vịng đời di cƣ hàng năm của chúng. Chính vì vậy, VQG Xn Thuỷ là
“Ga chim quốc tế” quan trọng của nhiều loài chim quý, hiếm và đặc biệt là nơi
sống của nhiều loài chim nƣớc.
+ Thành phần loài thú
Theo báo cáo của VQG Xuân Thủy (2004), đã ghi nhận đƣợc 8 loài thú,
chủ yếu là thú nhỏ thuộc các bộ ăn sâu bọ và bộ gặm nhấm: chuột chù (Suncus
murrinus), dơi lá mũi (Hipposideros arrmiger), cầy hƣơng (Viverricula indica),
rái cá thƣờng (Lutra lutra), chuột đất bé (Bandicota savilei), chuột nhắt nhà
(Mus muscolus), chuột nhà (Rattus flavipectus), chuột cống (Rattus norvegicus).

Các nghiên cứu sau đó đến nay về thú trong khu vực không đƣợc triển khai. Trong
bộ sƣu tập của VQG Xuân Thủy hiện có bộ xƣơng của cá heo họ Delphinidae
nhƣng chƣa xác định đƣợc tên loài. Thơng tin khác về có cả lồi cá ơng sƣ nhƣng
chƣa đƣợc kiểm định mẫu vật.

15


2.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
2.3.1. Dân số, phân bố dân cư:
Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2013, toàn bộ 5 xã vùng đệm Vƣờn
Quốc Gia Xuân Thuỷ có 50.637 nhân khẩu trong 13.478 hộ, với diện tích 40,33
km2. Mật độ dân cƣ các xã tƣơng đối đồng đều, trung bình 1.256 ngƣời/km2.
Xã Giao Lạc có mật độ dân cao nhất, 1.515 ngƣời/km2, xã Giao Thiện có mật
độ thấp nhất là 952 ngƣời/km2.
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã vùng đệm
TT

1

2

3

4

5




Diện tích
(km2)

Số hộ

Dân số (ngƣời)

Mật độ
(ngƣời/km2)

1
Giao Thiện

11,8

2.862

11.230

952

2
Giao An

8,35

2.909

10.761


1.288

3
Giao Lạc

7,05

2.651

10.680

1.515

4
Giao Xuân

7,58

2.869

10.519

1.388

5
Giao Hải

5,55

2.187


7.447

1.342

Tổng

40,33

13.478

50.637

1.256

(Nguồn: Thống kê từ các xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy năm 2013)
Mật độ dân số tại các xã vùng đệm VQG Xuân Thủy cũng tƣơng đƣơng
với mật độ dân số trung bình của khu vực Đồng bằng Sơng Hồng (1.238
ngƣời/1km2 vào năm 2007). Tuy nhiên, mật độ dân số trong vùng vẫn cao, gấp
5 lần so với mật độ trung bình của cả nƣớc, gấp gần 3 lần so với Đồng bằng
sông Cửu Long, gấp 10 lần so với Miền núi và Trung du Bắc Bộ và gấp 17,6 lần

16


so với Tây Nguyên. Đây chính là áp lực lớn đối với công tác bảo tồn và PTBV
tài nguyên tự nhiên ĐNN tại khu vực.
Nguồn lao động ở vùng đệm tƣơng đối trẻ, tuổi đời từ 16 – 44 tuổi, chiếm
42,9%, trong số đó có khoảng 49,28% là lao động nữ. Đây cũng là lực lƣợng
chính tham gia hoạt động khai thác tài nguyên ở khu vực VQG. Thời gian dành

cho sản xuất nông nghiệp thực chất chỉ chiếm 30% quỹ thời gian trong năm,
còn lại chủ yếu là khai thác tài nguyên sinh vật ở khu vực VQG Xuân Thuỷ.
Theo số liệu thống kê, trong số dân, nữ chiếm 51,4%, nam chiếm 48,6%.
Số ngƣời trong độ tuổi lao động ở các xã trong vùng đệm là: 23.382 ngƣời,
chiếm 53,9% số dân, trong đó: Số lao động nữ là 11.746 ngƣời, chiếm 49,28%
số lao động trong vùng đệm. Nhƣ vậy, trung bình trong mỗi hộ có khoảng 2
ngƣời trong độ tuổi lao động.
Bảng 2.2. Cơ cấu dân số và lao động của các xã vùng đệm năm 2013
Dân số
TT

Tên xã

Nam

Nữ

1 Giao Thiện 11.230

5.713

5.517

6.177

3.001

3.175

2 Giao An


10.761

6.170

4.591

6.150

3.551

2.599

3 Giao Lạc

10.680

5.130

5.550

4.730

2.260

2.470

4 Giao Xuân

10.519


5.317

5.202

4.529

1.589

2.940

5 Giao Hải

7.447

3.738

3.709

3.724

1.869

1.854

Tổng

Tổng

Dân số trong độ tuổi lao động


50.637 25.023 24.569

Tổng

25.842

Nam

12.270

Nữ

13.039

(Nguồn: Thống kê từ các xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy 2013)
- Tỷ lệ tăng dân số: Theo số liệu của Phịng Thống kê huyện Giao Thủy
(2011), tồn bộ 5 xã vùng đệm Vƣờn Quốc Gia Xuân Thuỷ có tỉ lệ tăng dân số
tự nhiên tƣơng đối đồng đều giữa các xã, bình quân qua các năm là gần 1,02 %.
So với các năm trƣớc, tỷ lệ này đã giảm nhiều do trình độ dân trí ngày càng

17


đƣợc nâng lên và cơng tác kế hoạch hố gia đình của địa phƣơng đƣợc thực
hiện tốt trong những năm gần đây.
- Tôn giáo và dân tộc : Khu vực 5 xã vùng đệm Vƣờn quốc gia Xuân
Thuỷ là nơi sinh sống chủ yếu của ngƣời dân tộc Kinh. Số dân theo đạo thiên
chúa giáo chiếm 41 % tổng số dân trong khu vực. Trong đó, tỷ lệ ngƣời theo
đạo ở xã Giao Thiện chiếm 72%, xã Giao An 32%, xã Giao Lạc 71%, Giao

Xuân 27% và Giao Hải 3,6%.
Hiện nay trên địa 5 xã vùng đệm có tất cả 23 nhà thờ lớn nhỏ, riêng ở xã
Giao Thiện có ba Giáo xứ có linh mục. Trong năm có tất cả 6 lễ chính, cịn bình
thƣờng thì hàng tuần ngƣời dân theo đạo thiên chúa vẫn đến nhà thờ để làm lễ
cầu nguyện.
2.3.2. Kinh tế:
- Nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng đã đƣợc đa dạng, khơng cịn độc canh
cây lúa hay cây màu, gồm trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng
rất nhiều lồi cây ăn quả.
+ Nhóm cây lƣơng thực-thực phẩm (lúa, khoai, rau đậu các loại): lồi cây
trồng có diện tích đáng kể là cây lúa nƣớc, phát triển khá ổn định. Năm 2011
năng suất lúa nƣớc vụ chiêm bình quân 76 tạ/ha, vụ mùa 59 tạ/ha.
+ Nhóm cây ăn quả: Các cây ăn quả đƣợc nhân dân lựa chọn để đƣa vào
trồng là cam, quýt, chanh, bƣởi, nhãn, vải, chuối, song hầu hết ở mức độ ít,
chƣa phát triển thành hàng hố.
- Ngành chăn ni: Trên khu vực các xã vùng đệm phát triển còn thấp,
đàn gia súc tƣơng đối ít và chủ yếu thuộc sở hữu tƣ nhân. Phần lớn ngành chăn
nuôi ở các xã vùng đệm chỉ mới góp phần vào việc cải thiện điều kiện sinh hoạt
hàng ngày, tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình và tận dụng phân bón cho
nông nghiệp.

18


×