Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Một số điểm mới về quyền con người, theo hiến pháp năm 2013.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.45 KB, 3 trang )

một số điểm mới về quyền con người trong Hiến pháp 2013
Bài làm
Cùng với sự phát triển của xã hội, quyền con người luôn là vấn đề được
mỗi quốc gia đặc biệt quan tâm; việc bảo vệ, tôn trọng, phát huy quyền con
người đang dần trở thành thước đo của nền văn minh, tiến bộ của các quốc gia,
dân tộc trên thế giới.
Cùng với quá trình xây dựng, phát triển đất nước, nước ta đã có những nỗ
lực mạnh mẽ trong việc bảo vệ và phát triển quyền con người. Một trong những
minh chứng cho điều này phải kể đến những quy định trong hiến pháp năm 2013
- đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của nước ta, đã có nhiều điểm mới về quyền
con người theo hướng tiến bộ, góp phần tích cực vào việc bảo vệ, phát huy các
quyền con người ở Việt Nam. Có thể chỉ ra và phân tích một số điểm mới cơ bản
trong Hiến pháp năm 2013 về quyền con người như sau:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 đã có sự thay đổi về tên chương và vị trí
chương chứa các quy định về quyền con người, quyền công dân. Tại bản Hiến
pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 (sau đây gọi là Hiến pháp năm 1992)
đặt tên chương là "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" đồng thời sắp xếp
vị trí các quy định này tại chương V. Đến Hiến pháp năm 2013 tên chương này
bổ sung thêm cụm từ “Quyền con người” có tên gọi là "Quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản công dân" và đưa vị trí chương này lên chương thứ II, ngay
sau chương chế độ chính trị. Qua đó khẳng định Nhà nước đã có sự thừa nhận,
tơn trọng và cam kết bảo vệ các quyền con người theo Công ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc tham gia.
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ các trường hợp quyền con
người, quyền công dân bị hạn chế. Tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy
định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,
quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận,
tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người,
quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng". Trong khi Hiến pháp năm 1992 khơng có quy


định cụ thể về các trường hợp này, do đó, có thể dẫn đến sự tùy tiện hạn chế
quyền con người, quyền công dân, tạo ra nguy cơ cao trong việc xâm phạm


quyền con người, quyền công dân. Với quy định cụ thể về các trường hợp quyền
con người, quyền công dân bị hạn chế. Tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 Hiến
pháp năm 2013 đã khắc phục được hạn chế này của Hiến pháp năm 1992.
Thứ ba, Hiến pháp 2013 đã thể hiện rõ sự phân định giữa “quyền con
người” và “quyền cơng dân” bằng việc quy định cụ thể nhóm quyền được áp
dụng đối với mọi cá nhân với tư cách là quyền con người và nhóm quyền chỉ áp
dụng đối với công dân Việt Nam với tư cách là các quyền cơng dân. Theo đó,
quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc
sinh ra; cịn quyền cơng dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực
hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan
hệ với nhà nước, được nhà nước đảm bảo đối với cơng dân của nước mình. Các
quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân được bố
trí, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống, đầu tiên là các nguyên tắc hiến định về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân; tiếp đó là các quy
định về quyền về dân sự, chính trị; các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội và sau
cùng là các quy định về nghĩa vụ của cá nhân, công dân. Việc ghi nhận và quy
định này, đã cho thấy nhận thức khoa học, tiến bộ của Nhà nước trong việc ghi
nhận và bảo vệ các quyền con người.
Thứ tư, so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp 2013 đã xác định rõ trách
nhiệm của các cơ quan Nhà nước, đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong mối
quan hệ với quyền con người, quyền công dân, ngăn chặn các hành vi xâm
phạm, hạn chế quyền cơng dân từ phía các cơ quan, nhân viên công quyền, tạo
cơ sở pháp lý vững chắc để mỗi người dân bảo vệ và thực hiện quyền con người,
quyền cơng dân của mình.
Hiến pháp 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước và những đảm bảo của Nhà
nước trong việc ghi nhận, tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền

công dân như “Quyền con người, quyền cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật”(Điều 14);“Nhà nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngồi”(Điều
17), “Nhà nước tạo mọi điều kiện để cơng dân tham gia quản lý nhà nước và xã
hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của
công dân” (Điều 28).
Thứ năm, Hiến pháp 2013 thể hiện một bước tiến mới trong việc mở rộng
và phát triển các quyền, phản ánh kết quả của quá trình đổi mới ở nước ta bằng


việc bổ sung quy định một số quyền mới của con người, quyền và nghĩa vụ mới
của công dân như: Tại khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi
người có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của
luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử
nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử
nghiệm”, đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1992, thể hiện được quyền hiến
mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của mọi người để chữa bệnh cho người
thân, cũng như đề cao vai trị của bộ phận có thể người phục vụ cho việc nghiên
cứu, chữa bệnh trong y học hiện nay. Hay quy định Công dân được nhà nước bảo
hộ, không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (Điều 17); con người có
quyền khơng bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, không ai
bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật (Điều 19); cơng dân có quyền được bảo
đảm an sinh xã hội (Điều 34); mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá
trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41);
có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn
ngữ giao tiếp (Điều 42); có quyền được sống trong mơi trường trong lành và có
nghĩa vụ bảo vệ mơi trường (Điều 43)…
Như vậy, với những điểm mới như đã phân tích ở trên, Hiến pháp năm
2013 đã đánh dấu bước phát triển nổi bật, tiến bộ trong tiến trình bảo vệ và phát

triển các quyền con người ở Việt Nam. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các cơ
quan chức năng tuân theo trong việc bảo vệ quyền con người khi thực hiện các
nhiệm vụ công vụ, đồng thời cũng là công cụ hữu hiệu để mọi cá nhân tự bảo vệ
các quyền của mình tránh khỏi sự xâm phạm trái pháp luật.



×