lOMoARcPSD|9881195
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................2
1. PHÉP PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG.....................................................................3
1.1. Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng..................................................3
1.2. Các đặc trưng cơ bản của Phủ định biện chứng.........................................3
1.3. Quy luật phủ định của phủ định...................................................................4
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng về phủ định..................5
2. VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC KẾ
THỪA VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY...........................................6
2.1. Giá trị truyền thống.......................................................................................6
2.1.1.Khái niệm...................................................................................................6
2.1.2.Các giá trị truyền thống của Việt Nam......................................................7
2.2. Vai trò của phép biện chứng của phủ định trong việc gìn giữ và phát huy
truyền thống văn hóa Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay...........8
2.2.1.Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay là sự thống
nhất của hai quá trình giữ lại và lọc bỏ..............................................................9
2.2.2.Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong bối cảnh hiện nay
chính là q trình bổ sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp lý” trong
truyền thống văn hóa........................................................................................10
2.2.3.Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay cần phải
chống hai khuynh hướng sai lầm: khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ
định sạch trơn đối với truyền thống văn hóa của dân tộc................................12
2.2.4.Kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền với
q trình mở rộng giao lưu, học hỏi và tiếp nhận những giá trị văn hóa của
các dân tộc khác trên thế giới...........................................................................13
KẾT LUẬN.............................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................17
1
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
LỜI NĨI ĐẦU
Tồn cầu hóa là một trong những xu hướng nổi bật và tất yếu của xã hội hiện
đại ngày nay. Mọi quốc gia trên thế giới đều đang có những thay đổi trong những
chính sách kinh tế, chính trị, ngoại giao và tất cả các khía cạnh khác của đất nước
để tận dụng triệt để, hiệu quả những tác động tích cực của xu hướng này. Trong bối
cảnh ấy, Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực hội nhập, giao lưu với bạn bè
quốc tế. Việc trở thành thành viên của hàng loạt các tổ chức thế giới như APEC,
WTO hay ASEAN đã thể hiện một Việt Nam đang ngày càng chủ động hội nhập
sâu hơn vào tiến trình tồn cầu hóa của nhân loại với mục tiêu hiện đại hóa, cơng
nghiệp hóa đất nước, phấn đấu tiến xa hơn trên con đường xây dựng xã hội chủ
nghĩa.
Tuy nhiên, bất cứ một sự thay đổi nào cũng có tính hai mặt. Một mặt, tồn
cầu hóa sẽ đem lại những điều kiện thuận lợi để phát triển, xây dựng kinh tế xã hội.
Nhưng mặt khác, nó cũng đem lại nhiều nguy cơ, nổi trội và đáng quan tâm trong
đó là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Một câu hỏi – đồng thời cũng là
một thử thách – mang tính thời sự và vơ cùng thiết thực được đặt ra là:
Làm thế nào để bảo tồn, kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay?
Tất nhiên một chiến lược phát triển và hội nhập văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc khơng thể đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc nhưng tinh hoa văn hóa
nhân loại để làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc
nước mình. Thách thức mang tính thời đại này có thể được giải quyết từ góc nhìn
của triết học với phương pháp luận phủ định biện chứng. Đó là lí do tơi chọn đề tài:
“Phép biện chứng về phủ định và vận dụng phân tích việc kế thừa và phát triển
sáng tạo các giá trị tuyền thống trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay”. Cuốn tiểu
luận này tập trung vào phân tích phép phủ định biện chứng và ứng dụng thực tiễn
2
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
của nó trong vấn đề duy trì và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc.
1. PHÉP PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
1.1. Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng
Xuyên suốt lịch sử triết học, tùy theo thế giới quan và phương pháp luận, các
nhà triết học và trường phái triết học có quan niệm khác nhau về sự phủ định. Theo
quan niệm của chủ nghĩa Mac – Lenin, trong thế giới, các sự vật, hiện tượng sinh ra
tồn tại phát triển rồi mất đi, được thay thế bằng sự vật, hiên tượng khác; thay thế
hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện tượng
trong quá trình vận động phát triển của nó. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình
vận động và phát triển của sự vật và sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ
định.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hóa từ những thay đổi về
lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập
làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra
đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không
ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó
cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự
ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.
1.2. Các đặc trưng cơ bản của Phủ định biện chứng
Theo quan niệm của các nhà kinh điển, phủ định biên chứng có hai đặc điểm
cơ bản là tính khái quát và tính kế thừa.
Thứ nhất, phủ định biện chứng có tính khách quan vì ngun nhân của sự
phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là kết quả của việc giải quyết mâu
thuẫn bên trong sự vật, tạo khả năng ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đồng thời,
mỗi sự vật có một phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào những thuộc tính và
cách giải quyết mâu thuẫn của bản thân sự vật. Điều này đồng nghĩa với việc phủ
định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn hay nguyện vọng của con người.
3
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
Con người chỉ có thể tác động làm nhanh hay châm quá trình ấy dựa trên cơ sở nắm
vững quy luật phát triển của sự vật. Vì vậy, phủ định biện chứng cũng chính là sự
tự thân phủ định.
Thứ hai, phủ định biện chứng là kết quả của việc tự giải quyết mâu thuẫn bên
trong của bản thân sự vật và của q trình tích lũy về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về
chất, cho nên cái mới ra đời không thể là sự phủ định sạch trơn cái cũ, mà là sự phủ
định có kế thừa. Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, cái mới khơng xóa bỏ hồn tồn
cái cũ, mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt tích cực của cái cũ, tạo điều
kiện và tiền đề cho sự phát triển tiếp theo. Với tính kế thừa ấy phủ định biện chứng
đồng thời cũng là khằng định.
Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là nhân tố khắc phục
cái cũ, mà còn gắn liền cái cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ định. Vì vậy,
phủ định biện chứng trở thành vòng khâu, khuynh hướng tất yếu của sự liên hệ và
sự phát triển.
1.3. Quy luật phủ định của phủ định
Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, phủ định biện chứng là
một quá trình vơ tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và
lại bị cái mới khác phủ định… Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng
diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định, từ thấp đến cao một cách vơ tận
theo đường xốy ốc.
Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ
định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của
nó. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu nhưng trên cơ sở mới cao
hơn, nó thể hiện rõ rệt bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp theo đó được
gọi là sự phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất hiện cái mới như
là một sự tổng hợp và kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ, và những điểm tích
cực ấy sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển trong những lần phủ định tiếp theo. Do
đó, cái mới với tư cách là kết quả phủ định của phủ định có nội dung tồn diện và
4
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
tiến bộ hơn so với cái khẳng định ban đầu và lần phủ định sau đó. Như vậy, sự phát
triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng đi lên không
ngừng – nhưng không theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc. Nhận xét về con
đường này, V.I. Lênin viết : “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua,
nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”);
sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng...”
Khái quát con đường phát triển bằng đường xoáy ốc thể hiện rõ nét tính chất
biện chứng của sự phát triển bao gồm tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên và tính vơ
tận. Mỗi vịng xốy ốc được lặp lại nhưng với trình độ cao hơn, bản chất tiên tiến hơn.
Sự đi lên vô tận từ thấp đến cao được biểu hiện thơng qua những vịng xốy ốc tiếp
nối khơng ngừng.
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa
cái bị phủ định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ định biện
chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những
nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính
chu kì của sự phát triển.
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng về phủ định
Phép biện chứng về phủ định, mà cụ thể ở đây là quy luật phủ định của phủ
định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn nhất xu hướng vận động và
phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Thay vì đi theo những đường
thẳng tắp, mọi sự vật phát triển theo những vịng xốy ốc tiến lên khơng ngừng, đó
là những q trình quanh co, phức tạp, đặc biệt là lĩnh vực đời sống xã hội. Lenin
viết: “Cho rằng lịch sử thế giới phát triển đều đặn không va vấp, không nhảy lùi
những bước rất lớn là không biện chứng, không khoa học, khơng đúng về mặt lí
luận”.
Song, sự phát triển là khuynh hướng chung, tất yếu của sự vận động của sự
vật. cơ sở lí luận trên đây giúp ta có cái nhìn biện chứng về xu thế của thời đại mà
ta đang sống. phép phủ định biện định biện chứng cũng giúp ta hiểu đầy đủ hơn về
5
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
cái mới. Cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển của sự vật. nó ln
ln biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Trong giới tự nhiên, cái
mới xuất hiện được thực hiện một cách tự động. Trong đời sống xã hội, cái mới
xuất hiện gắn liền với sự nhận thức và hoạt động của con người. Tuy cái mới là cái
phù hợp với quy luật là cái tất thắng. Song, như Lenin nói: “Trong lúc cái mới vừa
mới nảy sinh thì cái cũ trong một thời gian nào đó vẫn cịn cứ mạnh hơn cái mới”.
Vì vậy, một quan niệm chân chính về sự phát triển phải là một thái độ ủng hộ cái
mới, đấu tranh cho cái mới, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm sự phát triển.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần ủng hộ lối sống mới, đạo đức mới cũng
như những lý thuyết khoa học mới.
2. VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ PHỦ ĐỊNH TRONG VIỆC KẾ THỪA
VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG
BỐI CẢNH TỒN CẦU HĨA HIỆN NAY
2.1. Giá trị truyền thống
2.1.1. Khái niệm
Nói đến truyền thống là nói đến phức hợp những tư tưởng, tình cảm, những
tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí… của một cộng
đồng người đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn đinh và được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
Nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là
đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp, là
nói đến cái có khả năng thơi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới. Vì vậy,
khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đối
ổn định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc văn hố dân tộc
có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần phải bảo vệ và phát
triển. Bản thân truyền thống chính là một cơ chế vừa tích luỹ, vừa truyền đạt lại
những gì đã được tích luỹ được đúc kết cho các thế hệ nối tiếp nhau của cộng đồng,
6
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
của dân tộc. Một giá trị khi trở thành giá trị truyền thống thì đã bao hàm trong nó ý
nghĩa lâu dài, hoặc cũng có thể nói, một giá trị xét về mặt thời gian là bền vững thì
tự thân nó đã mang ý nghĩa là giá trị truyền thống.
Trên bình diện thời gian và phạm vi tác động cần thiết phải phân biệt các giá
trị bền vững có ý nghĩa truyền thống này với những giá trị nhất thời, có phạm vi
ảnh hưởng hạn hẹp, với các giá trị đang mờ nhạt dần hoặc thật sự đã lỗi thời, với
các giá trị đang hình thành mà chưa đốn định được một cách chắc chắn ý nghĩa
của chúng. Như vậy, nội dung truyền thống cũng như các giá trị truyền thống rất đa
dạng và phong phú. Nhưng cần lưu ý rằng trong truyền thống khơng chỉ có tồn là
những mặt tích cực mà cịn có thể có khơng ít những nét tiêu cực nếu xét theo quan
điểm lịch sử - cụ thể. Cho nên việc phân biệt các loại giá trị là rất quan trọng vì nó
sẽ giúp cho chúng ta có được một cái nhìn khách quan, biện chứng, tránh được sự
tuỳ tiện, chủ quan, cực đoan khi xem xét các giá trị, đề phòng cả hai khuynh hướng
đã từng xảy ra, hoặc là phủ nhận sạch trơn mọi truyền thống và giá trị truyền thống,
hoặc là lưu truyền thiếu phê phán, tán dương quá đáng những truyền thống ít giá trị
hay khơng cịn giá trị, thậm chí có hại hoặc cản trở sự phát triển.
Quan điểm biện chứng về sự phát triển địi hỏi trong q trình phủ định cái
cũ phải theo nguyên tắc kế thừa có phê phán, kế thừa những nhân tố hợp quy luật
và lọc bỏ, vượt qua, cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy theo hướng
tiến bộ.
2.1.2. Các giá trị truyền thống của Việt Nam
Việt Nam luôn tự hào là một đất nước với bề dày truyền thống lâu đời, với
những giá trị văn hóa được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã ăn sâu
vào tiềm thức của người Việt và trở thành một bản sắc văn hóa đặc trưng, đáng q.
Có thể kể đến vơ vàn những giá trị truyền thống cao đẹp và bền vững của dân tộc
ta, đó là lịng u nước nồng nàn, u hịa bình, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý
“thương người như thể thương dân”, đoàn kết, cần cù, tinh thần hiếu học, tôn sư
trọng đạo, … Những giá trị văn hóa truyền thống này được lưu truyền từ thế hệ này
7
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
này sang thế hệ khác, tạo nên cốt cách con người Việt Nam và có giá trị to lớn
trong cơng cuộc xây dựng đất nước hiện đại, phát triển, con người văn minh, tiến
bộ. Vì thế, việc gìn giữ, kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị truyền thống
quý báu của dân tộc được nhìn nhận như một thách thức tất yếu, mang tính khách
quan và cũng là một nhiệm vụ cấp thiết của Đảng và của mỗi cơng dân đặc biệt
trong thời kì hiện đại khi đất nước ta đang ngày một đổi mới, phát triển, hòa nhập
với thế giới theo xu hướng tồn cầu hóa.
2.2. Vai trò của phép biện chứng của phủ định trong việc gìn giữ và phát
huy truyền thống văn hóa Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
Kế thừa là quy luật phát triển tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Kế thừa còn được xem là một trong những đặc trưng cơ
bản, phổ biến của phủ định biện chứng, là sợi dây liên kết bền vững giữa cái cũ và
cái mới, giữa sự vật cũ và sự vật mới trên con đường phát triển. Thực chất đây là
quá trình đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa sự vật cũ với sự vật mới nhằm phát
huy những yếu tố, bộ phận tích cực, tiến bộ của cái cũ, sự vật cũ để xây dựng, tạo
nên cái mới, sự vật mới. Q trình đó vừa diễn ra sự lọc bỏ và giữ lại những “hạt
nhân hợp lý”, vừa bổ sung, phát triển và tạo ra các giá trị mới đáp ứng yêu cầu đòi
hỏi của thế giới hiện thực.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong quá trình lãnh đạo đất nước,
Đảng ta ln kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những di sản quý báu của dân tộc và
nhân loại. Trong đó, truyền thống văn hóa của dân tộc được Đảng ta kế thừa và
phát huy triệt để, góp phần trực tiếp nâng truyền thống văn hóa của dân tộc và các
giá trị của nó lên một tầm cao mới, với một chất lượng mới. Những thành tựu đạt
được qua 25 năm đổi mới đã chứng minh sự đúng đắn trong quan điểm của Đảng ta
nhằm khai thác, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc vào
xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Phát biểu khai mạc Hội
nghị Trung ương năm khóa VIII, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu khẳng định: “Phát huy
truyền thống văn hóa của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhân lên sức
8
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
mạnh của nhân dân ta để vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo ra
thế và lực mới cho đất nước ta bước vào thế kỷ 21”.
Trước bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước hiện
nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, của cuộc cách mạng khoa học cơng nghệ, của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã, đang và sẽ đặt ra cho
chúng ta những khó khăn, thách thức lớn đối với việc kế thừa các giá trị truyền
thống văn hóa của dân tộc. Vì vậy, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các giá trị truyền
thống văn hóa của dân tộc trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN thời kỳ mới càng trở nên cấp thiết và nặng nề hơn bao giờ hết.
2.2.1. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay là sự
thống nhất của hai quá trình giữ lại và lọc bỏ.
Về mặt nhận thức, cần quán triệt quan điểm: Kế thừa truyền thống văn hóa
của dân tộc ở nước ta hiện nay là sự thống nhất của hai quá trình giữ lại và lọc
bỏ. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay, về thực chất là
một quá trình phủ định biện chứng các mặt, các yếu tố, thuộc tính và các bộ phận
cấu thành của nó. Sự kế thừa đó khơng phải là loại bỏ hồn tồn hay phủ định sạch
trơn truyền thống văn hóa, cắt đứt sợi dây liên hệ giữa quá khứ, truyền thống với
hiện tại và tương lai; nó cũng khơng phải là bê ngun xi hồn tồn truyền thống
văn hóa mà là sự kế thừa có chọn lọc, kế thừa có điều kiện, tức là chỉ giữ lại những
“hạt nhân hợp lý”, những yếu tố cịn tích cực, tiến bộ, đồng thời loại bỏ những yếu
tố tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu trong truyền thống văn hóa.
Do điều kiện đặc thù của sự sinh tồn, truyền thống văn hóa của dân tộc Việt
Nam từng bước được hình thành và phát triển. Truyền thống đó đã đồng hành và
phát huy sức mạnh của nó trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy cũng thường xuyên được các
thế hệ người Việt Nam kế tiếp tuyển chọn và sàng lọc, loại bỏ những yếu tố khơng
cịn phù hợp, giữ lại những nhân tố tích cực, tiến bộ, những “hạt nhân hợp lý”. Nhờ
9
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
đó, dân tộc Việt Nam ln đứng vững trước mn vàn thử thách, chiến thắng tất cả
các thế lực ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền của dân tộc, bảo
vệ bản sắc văn hóa dân tộc và cuộc sống hịa bình, hạnh phúc của nhân dân.
Vì vậy, khi nhận thức và hành động, các chủ thể văn hóa cần có thái độ
khách quan, khoa học trong giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. Tích cực đi sâu
nghiên cứu, tìm hiểu, thơng qua điều tra, khảo sát, đánh giá phân loại một cách có
hệ thống, đồng bộ để lưu giữ những truyền thống văn hóa cịn tiến bộ, còn phát huy
tác dụng. Kiên quyết loại bỏ những gì của truyền thống văn hóa đã trở nên lỗi thời,
lạc hậu, khơng cịn phát huy tác dụng. Xây dựng một thái độ đúng mực đối với
những gì cần được bảo tồn, giữ gìn. Cái gì cần được bảo tồn, giữ gìn thì phải bảo
tồn, giữ gìn ngay từ khi nó cịn đang tồn tại. Hiện nay, trong hệ các giá trị truyền
thống văn hóa của dân tộc có rất nhiều giá trị độc đáo, đặc sắc cần phải được giữ
gìn, kế thừa và phát huy. Đó là những giá trị tiêu biểu mang tính ổn định, lâu dài và
là điểm tựa để Việt Nam phát triển đi lên. Những giá trị đó là “lịng u nước nồng
nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý,
đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong
lối sống”.
2.2.2. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ta trong bối cảnh hiện nay
chính là quá trình bổ sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp lý” trong
truyền thống văn hóa.
Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay là quá trình bổ
sung, phát triển hơn nữa những “hạt nhân hợp lý” trong truyền thống văn hóa được
giữ lại, làm cho truyền thống đó có nội dung và hình thức mới phù hợp với yêu cầu
của thời kỳ mới. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta
đã xây dựng nên truyền thống văn hóa với những giá trị đặc sắc, độc đáo, mang sắc
thái riêng của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình phát triển, truyền thống văn hóa
của dân tộc khơng hề đứng yên và bất biến, mà trái lại luôn được các thế hệ người
10
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
Việt Nam kế tiếp kế thừa, bổ sung, phát triển và đổi mới liên tục. Đặc biệt, ở những
thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của lịch sử, vào những thời điểm chuyển giao thời
đại, nhiều giá trị, nhiều khía cạnh của truyền thống văn hóa dân tộc cũng có sự thay
đổi mang tính bước ngoặt.
Thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới đã và
đang đặt ra những yêu cầu, nội dung và hình thức mới cho việc bổ sung, phát triển
truyền thống văn hóa của dân tộc. Dựa trên nền tảng của những “hạt nhân hợp lý”
trong truyền thống văn hóa dân tộc được giữ lại, cần tích cực bổ sung, phát triển
thêm các giá trị mới, bảo đảm cho sự phát triển của hệ thống các giá trị văn hóa dân
tộc ln là một dịng chảy liên tục, khơng đứt đoạn. Các giá trị mới là những cái
mới phù hợp, cái mới đang phát huy tốt tác dụng theo quan điểm của Đảng và nhân
dân ta. Các giá trị mới ở đây khơng phải hồn tồn tách rời giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, tinh hoa của nhân loại, càng không phải do ý muốn chủ quan của
một vài cá nhân áp đặt, mà nó được hình thành trong sự kế thừa biện chứng, trong
sự tiếp nối hợp lơgíc các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn
năm lịch sử. Trong đó, các giá trị văn hóa truyền thống cần phải được bảo tồn và
phát huy trong những giá trị văn hóa hiện đại và ngược lại, những giá trị văn hóa
hiện đại phải dựa trên nền các giá trị văn hóa truyền thống, lấy nó làm điểm tựa để
phát triển. Chẳng hạn, truyền thống đoàn kết cố kết dân tộc để giữ nước: “Cử quốc
nghênh địch”, “cả nước chung sức đánh giặc” của các triều đại phong kiến Việt
Nam trước đây có thể được kế thừa và nâng cao trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thời kỳ mới thành tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, đại
đoàn kết dân tộc, toàn dân tham gia phát triển kinh tế, toàn dân tham gia xây dựng
nền quốc phịng, tồn dân sẵn sàng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, toàn dân
tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Truyền thống
“ngụ binh ư nơng”, “động vi binh, tĩnh vi dân” vẫn có thể được kế thừa và phát
triển thành các quan điểm như: kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng - an
ninh và ngược lại; kết hợp giữa xây dựng với bảo vệ, bảo vệ với xây dựng; kết hợp
11
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
giữa xây dựng đất nước với xây dựng các tiềm lực của nền quốc phịng tồn dân và
tiềm lực của chiến tranh nhân dân; kết hợp giữa xây dựng đất nước với xây dựng
thế trận quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân.
2.2.3. Kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc ở nước ta hiện nay cần phải
chống hai khuynh hướng sai lầm: khuynh hướng bảo thủ và khuynh hướng phủ
định sạch trơn đối với truyền thống văn hóa của dân tộc.
Trong hai khuynh hướng này, phủ định sạch trơn là khuynh hướng xuất hiện
ngay từ những năm đầu xây dựng CNXH ở nước Nga. Những người theo khuynh
hướng phủ định sạch trơn tập hợp trong phái “văn hóa vơ sản” chủ trương xây dựng
một nền văn hóa mới từ đầu, đoạn tuyệt hẳn với văn hóa của chế độ Nga hồng cũ.
V.I.Lênin đã kịch liệt phê phán những người theo khuynh hướng này. Người viết:
“Văn hóa vơ sản khơng phải bỗng nhiên mà có, nó khơng phải do những người tự
cho mình là chun gia về văn hóa vơ sản, phát minh ra. Đó hồn tồn là điều ngu
ngốc. Văn hóa vơ sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến
thức mà lồi người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội
của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu”. Ở Việt Nam, khuynh hướng phủ
định sạch trơn đã từng xuất hiện trong cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa trước
đây. Hậu quả của khuynh hướng này là nhiều giá trị truyền thống văn hóa và những
phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc bị xóa bỏ hoặc lãng qn; nhiều di tích lịch
sử, văn hóa bị tàn phá nặng nề hoặc bị xuống cấp nghiêm trọng; nhiều phong tục,
tập quán tốt đẹp không được bảo tồn, lưu giữ, dần dần bị mai một.
Khuynh hướng bảo thủ thực chất là khuynh hướng đề cao, tuyệt đối hóa
truyền thống văn hóa dân tộc. Coi truyền thống văn hóa dân tộc là cái bất biến,
khơng thể thay đổi được và vì vậy kế thừa nguyên xi, không cần phải bổ sung, sửa
đổi và phát triển. Từ đó dẫn đến “đóng cửa”, từ chối hoặc hạ thấp việc tiếp thụ các
giá trị văn hóa bên ngồi.
12
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
2.2.4. Kế thừa và phát triển sáng tạo truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền
với q trình mở rộng giao lưu, học hỏi và tiếp nhận những giá trị văn hóa của các
dân tộc khác trên thế giới.
Mở rộng giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các quốc gia, dân tộc với nhau là
một vấn đề có tính quy luật của mọi nền văn hóa, đồng thời cũng là một trong
những động lực cơ bản thúc đẩy sự phát triển văn hóa của mỗi dân tộc. Đảng ta chỉ
rõ: “Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh
kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả
giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hồn
thiện mình”. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam trước đây, tuy đã từng có thời kỳ cha
ơng ta thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa tự ru ngủ mình, khơng
giao lưu với bên ngồi, từ chối con đường tiếp cận văn minh của nhân loại nhằm
giữ cho được “nếp nhà”, giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc. Thực tế, hậu
quả của chính sách này đã khơng tự bảo vệ được mình, mà Tổ quốc còn bị rơi vào
tay kẻ khác. Nhưng, xét một cách khách quan thì Việt Nam là đất nước có một nền
văn hóa mở với một tư duy văn hóa mở. Người Việt Nam khơng có tư tưởng kỳ thị
dân tộc, không cực đoan trong giao lưu và tiếp biến văn hóa với các quốc gia, dân
tộc khác. Trong q trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn tiếp thụ
có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các nước có quan hệ với Việt Nam để bổ
sung và làm giàu truyền thống văn hóa của dân tộc.
Ngày nay, dưới sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, của cuộc cách mạng
khoa học - cơng nghệ, cùng với đó là cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đang đi
vào chiều sâu, nên việc mở rộng giao lưu và tiếp biến với những giá trị văn hóa của
các dân tộc khác trên thế giới được đặt ra như một tất yếu. Thơng qua đó, truyền
thống văn hóa của dân tộc được truyền bá ra bên ngoài, được tiếp xúc nhiều hơn
với các nền văn hóa khác để học hỏi, trao đổi, so sánh, tiếp nhận, tiếp biến, làm
phong phú thêm truyền thống văn hóa của dân tộc. Chẳng hạn, truyền thống quân
sự Việt Nam là một trong những giá trị đặc sắc và độc đáo của truyền thống văn
13
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
hóa dân tộc mà cả thế giới phải thừa nhận. Trong cái đặc sắc và độc đáo đó có sự
giao lưu và tiếp biến, kế thừa sáng tạo và “vượt gộp” của những tinh hoa quân sự
trên thế giới. Nếu khơng có q trình này thì khơng thể tạo ra cái đặc sắc và độc
đáo trong truyền thống quân sự Việt Nam. Ngày nay, truyền thống đó muốn tồn tại
và phát triển, tất yếu phải mở rộng giao lưu và tiếp biến với những tinh hoa quân sự
hiện đại của thế giới, tiếp thụ có chọn lọc các thành tựu mới nhất của khoa học
quân sự và nghệ thuật quân sự trên thế giới để xây dựng một nền quân sự Việt Nam
hiện đại, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong
thời kỳ mới.
Tuy vậy, bên cạnh những cơ hội và tiềm năng phát triển mà tồn cầu hóa
mang lại, xu thế này cũng đặt ra vô vàn những thách thức, nhất là với việc bảo tồn
bản sắc văn hóa dân tộc khi sự hội nhập và tiếp thu văn hóa thế giới có thể “hịa
tan” và làm mai một những giá trị tốt đẹp ấy. Vậy, làm sao để “hòa nhập” mà
khơng bị “hịa tan”?
Trước thực trạng đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra kinh nghiệm: Trong
bất kì tình huống nào, đặc biệt là thời kì đẩy manh cơng nghiệp hố, hiên đại hố
phải “tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” nhưng phải “giữ vững truyền
thống và bản sắc văn hoá dân tộc”. Quy luật về sự kế thừa di sản văn hóa và giữ
gìn, phát triển văn hóa dân tộc cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn nhận một
cách biện chứng: “ Nói là khơi phục vốn cũ thì nên khổi phục cái gì tốt, cịn cái gì
khơng tốt thì phải loại dần ra”. Hội nhập văn hoá phải trên cơ sở định hướng với
sự lựa chọn tối ưu, làm sao để tích hợp nhiều tinh hoa đặc sắc của nhiều nền văn
hoá khác nhau. Nếu sự tiếp thu ấy là bê nguyên xi những cái bên ngồi vào thì văn
hố sẽ bị mất gốc, sẽ bị đồng hoá. Tiếp thu trong tư thế chủ động là điều kiện của
việc xử lý mối quan hệ biện chứng nội sinh, ngoại sinh. Nguyên tắc tiếp thu là lấy
bản sắc văn hố của mình làm gốc, lấy tiêu chí văn hố làm bộ lọc, tiếp thu các văn
hoá hiện đại của thế giới, lấy cái tiến bộ bổ sung cho cái thiếu hụt trong văn hoá
truyền thống, tạo thuận lợi cho văn hoá dân tộc phát triển.
14
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
Tóm lại, việc kế thừa và phát triển sáng tạo các giá trị truyền thống là một tất
yếu khách quan. Đó là một q trình lọc bỏ và giữ lại những “hạt nhân hợp lý”, bổ
sung, phát triển và tạo ra các giá trị truyền thống mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của
xã hội hiện nay. Đặc biệt, hiện nay, trong bối cảnh tồn cầu hố, việc kế thừa và
phát triển văn hố cịn là sự giao lưu, học hỏi và tiếp biến với các nền văn hoá khác
trên thế giới một cách có chọn lọc nhằm làm phong phú và hiện đại hoá truyền
thống văn hoá Việt Nam, làm đậm đà và bền vững thêm bản sắc văn hố của mình.
15
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
KẾT LUẬN
Thế giới đang chuyển đồi từng giờ, từng phút với tốc độ chóng mặt. Cùng
với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật, của đời sống và xã hội là sự
xuất hiện những giá trị hiện đại đối với từng quốc gia, từng dân tộc. Đặc biệt là
trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, khi mà sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia
là khơng có giới hạn, thì việc những giá trị truyền thống có thể bị mai một là tất
yếu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vẫn hội nhập vào xu thế phát triển của thế giới
nhưng vẫn giữ được cái riêng của dân tộc mình.
Muốn làm được điều này phải có khả năng phán đốn, phân biệt và đánh giá.
Dựa vào giá trị truyền thống dân tộc với tư cách là cơ sở nền tảng, chúng ta có thể
thực hiện được điều trên, giá trị truyền thống là cùng một loại với giá trị nhân loại.
Giá trị nhân loại khi vào nước ta sẽ cùng với giá trị truyền thống làm nên giá trị
mới của dân tộc. Giá trị nhân loại có thể là một nhân tố nâng cao giá trị truyền
thống, làm cho giá trị truyền thống mang bộ mặt hiện đại, đáp ứng yêu cầu của con
người hiện đại nhiều hơn. Mặt khác, giá trị nhân loại khi được con người dân tộc
chấp nhận, được lặp đi lặp lại qua một vài thế hệ cũng có thể trở thành giá trị
truyền thống. Cứ như thế, giá trị truyền thống ngày càng một phong phú thêm, nâng
cao hơn.
Dưới góc nhìn của phương pháp luận phủ định biện chứng, chủ trương lớn
nhất, bao quát nhất để đối phó với những thách thức của hội nhập là "Xây dựng
và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", làm cho
văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người,
từng gia đình, từng cộng đồng, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người.
Chỉ trên cơ sở có một nền văn hóa như vậy, xã hội ta mới có thể có nguồn lực
nội sinh to lớn, để từ đó có sức đề kháng, khả năng "miễn dịch" mạnh mẽ trước
những yếu tố văn hóa tiêu cực du nhập từ bên ngoài và nảy sinh ngay từ bên
trong, từ mặt trái của nền kinh tế thị trường.
16
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
17
Downloaded by Diem Quynh ()
lOMoARcPSD|9881195
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin", Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2010
2. V.I.Lênin: "Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1981
3. Từ điển chính trị vắn tắt, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1988
4. Trần Văn Giàu, "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam", Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1980
5. Minh Thu, Giáo dục truyền thống đạo đức của dân tộc, http://tinhdoan-
vinhphuc.vn/index.php?action=details&id=ART52019
6. Kim Dung, Hoà nhập văn hố và nỗi lo "hồ tan", />
van-hoa-va-noi-lo-hoa-tan-263938.vov
18
Downloaded by Diem Quynh ()