Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.37 KB, 49 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Việt Nam đang chuyển mình với những bước tiến mới, những thành tựu
mới cả về văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội. Hồ mình vào sự phát triển của nền
kinh tế các tổ chức muốn tồn tại và phát triển nhất định phải xây dựng cho mình
các yếu tố tiềm lực vững vàng, như vốn, công nghệ, tài nguyên, đặc biệt là con
người. Nguồn nhân lực trong mọi tổ chức đóng vai trị đặc biệt quan trọng, là
yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Một ông chủ
thành công là một ông chủ biết cách dùng người, biết cách lựa chọn đúng người
làm đúng việc và đúng vị trí. Vì vậy cơng tác quản trị nhân sự nói chung và
cơng tác tuyển dụng nói riêng giữ một vị trí rất quan trọng trong sự thành công
của mỗi tổ chức. Chất lượng nguồn nhân lực đầu vào cao sẽ nâng cao được chất
lượng nguồn nhân lực trong tương lai, và hiệu quả quản lý nhân sự của mỗi tổ
chức. Tuy nhiên không phải tổ chức nào, lãnh đạo nào cũng thấy được tầm quan
trọng và biết cách thực hiện tốt công tác đó.
Nghiên cứu q trình tuyển dụng của một tổ chức từ đó đưa ra những
đánh giá về cơng tác tuyển dụng để tuyển chọn được những nhân lực có trình độ
phù hợp với vi trí cần tuyển dụng la một vấn đề hết sức cần thiết.
Từ nhưng thưc tế trên em đã mạnh dan chon đề tài ” Giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại ban quản lý khu kinh tế
cửa khẩu quốc tế cầu treo” làm đề tài thực tập
Mục đích của đề tài này là nghiên cứu những lý luận cơ bản cũng như
thực trạng của công tác tuyển dụng nhân sự tại Ban Quản Lý Khu Kinh tế Cửa
Khẩy Quốc Tế Cầu Treo phát hiện ra những điểm còn tồn tại đồng thời đề xuất
ý kiến nhằm giúp Ban Quản Lý có được một đội ngũ nhân viên có chất lượng
hơn.
Với nội dung lớn mớ mẻ, thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ và khả
năng cịn hạn chế, chắc chắn khơng tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong được sự
góp ý và đánh giá chân thành của các thầy cô giáo và các cán bộ trong Ban
Quản Lý để bản chuyên đề này có giá trị lớn về mặt lý luận và thực tiễn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình
của Cơ Lê Na, cùng với các cán bộ, nhân viên đặc biệt là cán bộ Văn Phòng


thuộc Ban Quản Lý Khu kinh tế cửa khẩu quôc tế Cầu Treo đã tạo điều kiện
cho tơi hồn thành bản chun đề này.
Đề tai gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: Tổng quan về BQL khu kinh tế cửa khẩu câu treo
Phần thứ hai: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng
nhân sư tại ban quản lý khu kin tế cửa khẩu quốc tế cầu treo
1


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU QUỐC TẾ CÂU TREO

1.1 Tổng quan về BQL khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Câu Treo
1.1.1 Lich sử hình thành
Tên giao dịch: Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Quốc Tế Cầu Treo
Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Quốc Tế Cầu Treo là cơ quan quản
lý trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Trưởng ban: Trần Báu Hà
Trụ sở chính: Khối 5- Thị trấn Tây Sơn- Huyện Hương Sơn- Tỉnh Hà Tĩnh.
Điện thoại:

(84) 39.876823

Fax:

(84) 39.876823

Email:
Website:





Ngày 12/11/1998 Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy chế khu vực
khuyến khích phát triển kinh tế đặc biệt cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (gọi tắt là
khu thương mại cửa khẩu quốc tế cầu treo). Để tiếp tục hoàn thiện đầu tư theo
hướng ưu đãi hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển khu
kinh tế của khẩu quốc tế Cầu Treo, ngày 12/01/2005 Thủ tướng Chính phủ ra
quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế khu kinh tế thương mại cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh. Khu thương mại Cầu Treo được đổi tên
thành khu kinh tế cửa khâu quốc tê Cầu Treo.
Tính “đặc biệt” ở đây được thể hiện là:
Thứ nhất, việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thể hiện sự quan
tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhằm cụ thể hố mối quan hệ hợp
tác tồn diện với nước bạn Lào, tạo ra điểm nhấn đầu cầu của toàn Việt Nam
trên EWEC để tiếp cận gần hơn tiến trình hội nhập AFTA, mở rộng giao thương
với các nước thuộc tiểu vùng sơng Mêkơng, thực hiện chính sách xố đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cư dân vùng biên giới miền Tây
tỉnh Hà Tĩnh.
2


Thứ hai, đây là mơ hình khu kinh tế rất mới được Chính phủ Việt Nam
cho triển khai xây dựng và hoạt động theo một quy chế riêng lần đầu tiên được
áp dụng thí điểm tại Việt Nam, được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định
hiện hành của luật pháp Việt Nam. Cho phép khách du lịch được mua một
lượng hàng hố miễn thuế có giá trị khơng quá 500.000đ/người/ngày và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, việc thực hiện hợp định
GMS về kiểm tra thủ tục phương tiện vận tải “một điểm dừng, tại chổ”, cho
phép ơ tơ có tay lái bên phải được vào - ra khu vực.

Thứ ba, Câu Treo được xem là điểm đầu của Hành lang kinh tế Đơng Tây có diện tích (56.000 ha) lớn nhất trong số các khu kinh tế cửa khẩu hiện có
trên cả nước với ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ chủ quyền quốc gia
Việt Nam nhưng có khơng gian kinh tế thương mại riêng biệt.
Với tổng diện tích: 15.804 ha; bao gồm thị trấn Tây Sơn và xã Sơn Kim,
Sơn Tây thuộc huyện Hương Sơn , tinh Hà Tĩnh.
Dân số: Hiện tại 35.000 người, quy hoạch phát triển đến 2020 là 55.000
người.
Chiều dài trải dọc theo quốc lộ 8A là 25 km, cách thành phố Hà Tĩnh
80Km và cách thành phố Vinh Nghệ An 70 Km. Thông thương với nước Cộng
hoà Dân chủ Nhân Dân Lào, Thái Lan, Mianma và các nước trong khu vực trên
trục Hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.
Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (gọi tắt là Ban quản
lý) là cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ; có
chức năng quản lý đầu tư, xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo theo Quy chế hoạt động (được ban hành theo Quyết định
162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ), quy hoạch, kế
hoạch và tiến độ thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Ban quản lý có tư cách pháp nhân, có tài khoản, trụ sở làm việc và con
dấu hình Quốc huy; là đầu mối kế hoạch ngân sách của tỉnh; được cân đối riêng
vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Trung ương; kinh phí hoạt động của
Ban quản lý do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh được
thành lập theo Quyết định số: 1693/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ.

3


1.1.2 Quá trình phát triển Ban quản lý.
Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh được

thành lập theo Quyết định số: 1693/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ.(tiền thân là Ban chuẩn bị dự án khu kinh tế cửa khẩu cầu
treo).
Ban đầu Ban quản ly bao gôm một trưởng ban mơt phó ban Các phịng
chun mơn:
Văn phịng;
Phịng Quản lý Đầu tư;
Phịng Quản lý Quy hoạch - Mơi trường;
Phịng Quản lý Doanh nghiệp
Đến nay sau hơn 3 năm thành lập và phát triển thi Ban quản lý khu kinh tế
đã có một bộ máy quản lý tuong dối hồn chỉnh. Hiện nay thi cơ cấu tổ chức của
ban quản lý bao gồm 1 Trương ban, hai phó trưởng ban và các phịng chun
mơn:
Văn Phịng
Thanh Tra
Phịng kế hoạch đầu tư
Phịng quản lý hành chính cửa khẩu
Phịng quản lý tài ngun và mơi Trường
Phịng quản lý doanh nghiệp và trương mại
Phịng quy hoạch và xây dựng cơ bản
Trung Tâm dịch vụ công ích
Có được bộ máy quả lý tuong đối hồn chỉnh nên Ban quản lý đã nhanh
chống đưa khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo lên một diện mao mới thu hút
đươc rất nhiều nhà đầu tư tìm đến để quyết định đầu tư tại khu kinh tế.
Từ khi có Quyết định 162 đến nay, BQL KTT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
đã tập trung lập quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy các hoạt động
thương mại và SX-KD tại KKT. Nhờ vậy, các hoạt động KT-XH tại đây có nhiều
4



khởi sắc; đã hình thành các khu đơ thị, khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du
lịch; đảm bảo QP-AN khu vực biên giới; đưa KKT ngày càng trở nên sầm uất.
Đến nay, quy hoạch chung và 5 quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt; 6
đồ án quy hoạch chi tiết đang được triển khai; BQL đã và đang triển khai đầu tư
xây dựng 93 dự án hạ tầng trong KKT với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng;
đã hồn thành đưa vào sử dụng 10 cơng trình và đang đẩy nhanh tiến độ xây
dựng 6 cơng trình khác.
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc
tế cầu treo
Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu
tư, phát triển khu kinh tế.
Xây dựng quy hoạch tổng thể, lập quy hoạch chi tiết phát triển, xây dựng
quy chế phối hợp hoạt động của Khu kinh tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
và tổ chức thực hiện.
Xây dựng danh mục dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ
bản hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển; Tổ chức thẩm định các dự
án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền.
Thực hiện việc đăng ký đầu tư; thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại
giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận và chứng chỉ
Xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch, dịch vụ
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
Thực hiện việc quản lý và sử dụng các nguồn đầu tư trên địa bàn Khu
kinh tế; chỉ đạo, quản lý có hiệu quả các dự án xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước tại Khu kinh tế.
Quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hỗ trợ đầu tư và
sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong Khu kinh tế.
Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư về các vấn đề phát
sinh trong quá trình hình thành triển khai thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất

kinh doanh, các hoạt động khác tại khu kinh tế và kiến nghị ủy ban nhân dân
tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan giải quyết những vấn đề
vượt thẩm quyền.
5


Đánh giá hiệu quả đầu tư trong Khu kinh tế.
Làm đầu mối thực hiện cải cách hành chính và áp dụng công nghệ thông
tin phục vụ công tác quản lý tại cửa khẩu và Khu kinh tế. Tổ chức và chỉ đạo
thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
đối với các đơn vị thuộc.
Quản lý sử dụng đất trong Khu kinh tế: Được giao đất, cho thuê đất, mặt
nước cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trong Khu kinh tế đúng mục đích sử
dụng theo quy định của pháp luật về đất đai; Quyết định mức thu tiền sử dụng
đất, mặt nước, tiền thuê đất, mặt nước; mức miễn giảm tiền sử dụng đất, mặt
nước; miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước theo từng dự án trong Khu kinh tế;
Được tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất ; Phối
hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện việc bồi
thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất, mặt nước đã được cơ quan có
thẩm quyền thu hồi để giao cho Ban Quản lý thực hiện việc giao lại đất, cho thuê
đất đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất và để tái định cư cho các hộ
gia đình bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quản lý vốn ngân sách nhà nước, phí và lệ phí: Quản lý vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách; thực hiện việc thu chi hành
chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được nhà
nước giao theo quy định của pháp luật; Xây dựng các khung giá, mức phí, lệ phí
thực hiện tại Khu kinh tế, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành theo
quy định của pháp luật; Thu các loại phí, lệ phí và quản lý sử dụng theo quy
định.
Được ký hợp đồng BOT, BTO, BT; là cơ quan trực tiếp tiếp nhận, sử dụng

nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển Khu kinh tế; được
sử dụng quỹ đất để tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giải phóng
mặt bằng; được đưa các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Khu kinh
tế vào danh mục dự án kêu gọi hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Quản lý, chỉ đạo hoạt động đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp
trực thuộc; tổ chức thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống các cơng trình kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các cơng trình dịch vụ và tiện ích cơng cộng trong
Khu kinh tế.
Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan
trong việc bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, phòng cháy chữa cháy và mọi hoạt
động trong Khu kinh tế phù hợp với Quy chế hoạt động của Khu kinh tế và các
quy định của pháp luật.
6


Tổ chức đào tạo và cung ứng dịch vụ lao động cho các doanh nghiệp
trong Khu kinh tế.
Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế (Khu thương mại) của nước Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào để đảm bảo hoạt động của các Khu kinh tế (Khu
Thương mại) phát triển phù hợp với các hiệp định, thoả thuận hiện hành giữa
Chính phủ Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hồ Dân
chủ Nhân dân Lào cũng như các thoả thuận hiện hành giữa tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh
Bô-Ly-Khăm-Xay.
Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy
chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; phối hợp kiểm
tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về lao động, tiền lương; bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ
chức chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án trong Khu
kinh
tế.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, gửi báo cáo về hoạt động đầu tư trong
Khu kinh tế cho ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành liên quan.
Quản lý tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản của Ban quản lý theo
quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh giao trong từng thời kỳ
1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của của Ban quản lý khu kinh tế cửa
khẩu Câu Treo
1.3.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ban quản lý khu kinh tế
cửa khẩu câu treo.
Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo có Trưởng ban do Chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh bổ nhiệm. Và 2 phó trưởng ban do chủ tich ủy
ban nhân dân tinh Hà Tĩnh bổ nhiệm theo đề nghị của trưởng ban quản lý.
Ban quả lý có bộ máy giúp viêc gồm: Văn phòng, Phòng kế hoạch và đầu
tư, Phịng quản lý hành chính cửa khẩu Phịng QL doanh nghiệp thương mại,
Thanh tra, Phòng quy hoạch và xây dưng CB, Phịng quản lý tài ngun và mơI
trường, TT dịch vụ cơng ích.
Căn cứ u cầu, nhiệm vụ phát triển Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Hà Tĩnh
trong từng giai đoạn cụ thể, Trưởng ban Ban Quản lý trình Chủ tịch ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Tĩnh quyết định theo thẩm quyền về tổ chức bộ máy của Ban Quản

7


Sơ đồ 1.1: sơ đồ cơ cấu tổ chức ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo

Lảnh đạo ban

TRƯỞNG BAN
Trưởng ban: Trần Báu Hà

TRẦN BÁU HÀ
ĐTCQ: (84) 39.3500636

ĐTDĐ: (84) 903.456234

Email:
Phó Trưởng ban: Phạm Trần Đệ
PHĨ(84)
TRƯỞNG
BAN
ĐTCQ:
39.3500568
PHẠM TRẦN ĐỆ

PHĨ TRƯỞNG BAN
ĐTDĐ: (84) 913.301265

Email:

HỒNG THANH TÙNG

Phó Trưởng ban: Hồng Thanh Tùng
ĐTCQ: (84) 39.3500541
VĂN PHỊNG

ĐTDĐ: (84) 913.544491
8

THANH TRA



PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ

PHÒNG QUY HOẠCH VA
XÂY DƯNG CƠ BAN

Email:
PHỊNG QUẢN LÝ TN &
MƠI TRƯONG

PHỊNG QUẢN LÝ HÀNH
Văn
Phịng
CHÍNH CỬA KHẨU

Chánh Văn phòng: Nguyễn Trọng Tuấn
ĐTCQ: (84) 39.3500542

ĐTDĐ: (84) 912.122146

PHỊNG QL DOANH

Email:

NGHIÊP TM & DV

TRUNG TÂM DỊCH VỤ
CƠNG ÍCH


Phịng Kế Hoạch Và Đầu tư
Trưởng phịng: Trịnh Cơng Minh
ĐTCQ: (84) 39.3512056

ĐTDĐ: (84) 983.910502

Email:
Phòng Quy Hoạch Và Xây Dựng Cơ Bản
Trưởng phòng: Lê Ngọc Tửu
ĐTCQ: (84) 39.3512059

ĐTDĐ: (84) 913.088038

Email:
Phòng Quản Lý Hành Chính Cửa Khẩu
Trưởng phịng: Lê Văn Tứ
ĐTCQ: (84) 39.3820068

ĐTDĐ: (84) 912.343610

Email:
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận phòng ban.
*Ban Lảnh đạo:
+ Trưởng ban: là người điều hành công việc hàng ngày của Ban quản lý,
chịu sự giám sát của UBND tỉnh đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh
và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo điều
lệ của Ban quản lý khu kinh tế của khẩu quốc tế cầu treo.
+ Phó trưởng ban kỹ thuật: là người tham mưu, giúp việc cho trưởng ban
về công tác kỹ thuật, đầu tư, bảo hộ lao động, an tồn lao động, phịng chống
cháy nổ bão lụt.

+ Phó trưởng ban tổ chức: là người tham mưu, giúp việc cho trưởng ban
về cơng tác Đảng, cơng tác chính trị, quần chúng, cán bộ, quản lý lao động - tiền
lương, văn phịng, hành chính, pháp chế trong Ban quản lý.
* Văn phòng:

9


- Tham mưu cho lãnh đạo Ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ yếu
sau:
+ Công tác tổng hợp;
+ Hành chính, lễ tân;
+ Thi dua khen thưởng.
- Khâu nối công tác các đơn vị trực thuộc, tổ chức Đảng, các tổ chức
Đồn
thể.
- Phối hợp với các phịng, ban chun môn và các đơn vị trực thuộc xây dựng và
triển khai một số nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Ban phân cơng hoặc uỷ
quyền.
Văn phịng Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo có con dấu riêng để phục vụ
những hoạt động thuộc nghiệp vụ của văn phòng và để giao dịch nội bộ.
* Thanh Tra:
Thanh tra BQL Khu Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo là tổ chức
chuyên trách chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế
cầu treo và chịu sự lãnh đạo của Thanh tra tỉnh về công tác, tổ chức, nghiệp vụ
thanh
tra.
Thanh tra BQL Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo có con dấu riêng để hoạt
động theo chức năng nhiệm vụ của Thanh tra cấp sở.
Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Thanh tra BQL

Khu Kinh tế - Thương mại cửa khẩu Cầu Treo thực hiện theo điều 5 Nghị định
số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) và
thơng tư hướng dẫn số 124/TT-TTr. ngày 18/7/1990 của Thanh tra Nhà nước,
* Phòng Kế hoạch & Đầu tư:
- Tham mưu cho lãnh đạo Ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ yếu
sau:
+ Công tác kế hoạch (bao gồm cả hoạt động chung của cơ quan);
+ Xây dựng Danh mục dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm;
+ Công tác quy hoạch, Xây dựng Quy chế phối hợp, Điều lệ hoạt động
Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ
chức thực hiện;
+ Tổ chức thẩm định dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết
quả đấu thầu các dự án thuộc nguồn vốn NSNN do Ban làm chủ đầu tư;
+ Xây dựng các khung giá, phí, lệ phí.
10


+ Tham gia hoạt động đối ngoại và thực hiện công tác quảng bá xúc tiến
đầu tư.
+ Tổng hợp, báo cáo các nội dung liên quan đến công tác của phịng.
- Phối hợp với các phịng, ban chun mơn và các đơn vị trực thuộc xây
dựng và triển khai một số nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Ban phân cơng hoặc
uỷ quyền.
- Phịng kế hoạch và đầu tư là đơn vị sự nghiệp có thu, có nhiệm vụ quản
lý các dự án đầu tư và xây dựng các công trình CSHT tại Khu Kinh tế cửa khẩu
quốc tế cầu treo thuộc nguồn vốn NSNN do BQL Khu Kinh cửa khẩu quốc tế
cầu treo làm chủ đầu tư (bao gồm cả cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái
định cư).
- Đồng thời, do Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo chưa có điều kiện
thành lập cơng ty đầu tư xây dựng CSHT, trước mắt BQLDA thực hiện thêm

chức năng duy tu bảo dưỡng các cơng trình CSHT tại các khu vực SXKD tập
trung. Biên chế bộ phận duy tu bảo dưỡng thực hiện theo chế độ hợp đồng, sử
dụng phần kinh phí ngân cấp hàng năm cho BQLDA. Khi có điều kiện, BQLDA
sẽ tự cân đối từ nguồn thu phí tiện ích sử dụng các cơng trình cơng cộng tại Khu
Kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo để đảm bảo chi phí cho hoạt động của bộ phận
này..
*Phịng Quản lý Tài ngun & Mơi trường:
- Tham mưu cho lãnh đạo Ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ yếu
sau:
+ Tham mưu trình cấp: Giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; Trình ký quyết định giao đất, cho thuê đất;
+ Thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các dự án đầu tư do BQL Khu Kinh tế
cửa khẩu quốc tế cầu treo làm chủ đầu tư;
+ Thẩm định các phương án đền bù giải phóng mặt bằng;
+ Thẩm định mơi trường đối với các dự án đầu tư SXKD;
+ Tham gia thẩm định các quy hoạch;
+ Thực hiện quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý tài nguyên, môi
trường tại các khu vực quy hoạch được giao quản lý;
+ Kiểm tra và chấp nhận cho các dự án đầu tư đủ điều kiện đi vào hoạt
động;
+ Tổng hợp, báo cáo các nội dung liên quan của phòng.

11


- Phối hợp với các phịng, ban chun mơn và các đơn vị trực thuộc xây
dựng và triển khai một số nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Ban phân cơng hoặc
uỷ quyền.
* Phịng Quản lý Doanh nghiệp Thương Mài và Dịch vụ:
- Tham mưu cho lãnh đạo Ban thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ yếu

sau:
+ Tham mưu trình cấp, điều chỉnh và thu hồi: Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại
diện của thương nhân và doanh nghiệp du lịch nước ngoài, Giấy chứng nhận ưu
đãi đầu tư, Chứng chỉ xuất xứ hàng hoá và các Chứngchỉ khác thuộc thẩm quyền
của BQL Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo;
+ Trinh phê duyệt kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi; Tham mưu cơng tác quản lý hoạt động SXKD, thương mại dịch
vụ trên địa bàn Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo;
+ Theo dõi, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành,
triển khai và thực hiện các án đầu tư, kinh doanh và hoạt động tại Khu Kinh tế
cửa khẩu quốc tế cầu treo;
+ Trình cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài, tham mưu thực
hiện các nhiệm vụ về quản lý lao động trên địa bàn theo sự uỷ quyền của Bộ
LĐTB&XH;
+ Tham gia công tác đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ mang
biển số Cầu treo;
+ Hướng dẫn các thủ tục liên qua đến doanh nghiệp;
+ Xây dựng chính sách, biện pháp quản lý về hành chính thương mại
trong Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo;
+ Tổng hợp, báo cáo các nội dung liên quan của phịng.
- Phối hợp với các phịng, ban chun mơn và các đơn vị trực thuộc xây
dựng và triển khai một số nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo Ban phân cơng hoặc
uỷ quyền.
* TT dịch vụ cơng ích:
Là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện nhiệm vụ khai thác, quản lý các
hoạt động tại Trung tâm thương mại Tây Sơn

12



* Phịng quản lý hành chính cửa khẩu
-Tham mưu giúp việc cho Trưởng ban trong công tác xây dựng bộ máy tổ
chức, hành chính, điều chỉnh quản lý, Các hoạt động của Ban quản lý khu kinh
tế.
+Giúp Trưởng ban tổ chức bộ máy, sắp xếp, quản lý nhân sự nhằm hồn
thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ban quản lý.
+Bố trí sắp xếp thời gian làm việc cho Ban Lảnh đạo và các phịng ban
của Cơng ty.
+Giúp việc lập quy hoạch nhân sự, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ kế cận,
giúp Trưởng ban nhận xét cán bộ hàng năm. Theo dõi, giả quyết và quản lý hồ
sơ các vụ việc khen thưởng và kỷ luật ở Ban quản lý.
+Quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch của cán bộ Ban quản lý theo phân cấp của
UBND tỉnh.
+Quản lý công việc hành chính của Ban quản lý: Quản lý các hồ sơ công
văn, giấy tờ và con dấu của Ban quản lý.
+Quản lý tài sản của Ban quản lý bao gồm trụ sở làm việc các khu đất, cơ
sở vật chất ha tầng tại khu kinh tế: mua sắm, quản lý các trang thiết bị cho Ban
quản lý.
+Hướng dẫn quản lý về chế độ chính sách tiền lương với cán bộ nhân viên
Ban quản lý theo đúng quy định của luật pháp Nhà Nước và phân cấp của
UBND.
+Quản lý công tác BHXH, BHYT, cho các cán bộ công nhân viên trong
Ban quản lý. Giúp Trưởng Ban quản lý nhân sự, quốc phịng tồn dân, trật tự an
ninh .
+Lên lịch làm việc cho Trưởng ban, ghi chép biên bản trong các cuộc họp
giao ban.
* Phòng quy hoạch và xây dưng cơ bản
Tham mưu cho lãnh đạo Ban và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trên
các lĩnh vực Quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định, theo phân cấp và

theo uỷ quyền
- Tổ chức lập, thẩm định, trình duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung, quy
hoạch chi tiết kịp tiến độ bảo đảm các quy trình, quy phạm, đáp ứng mục tiêu
trước mắt và lâu dài về xây dựng phát triển KKT Vũng Áng và các KCN.

13


- Quản lý quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu kinh tế cửa khẩu quôc tế cầu
treo, quy hoạch các khu chức năng trong khu kinh tế cửa khẩu quôc tế cầu treo.
- Thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án nhóm B, C (khi được UBND tỉnh
ủy quyền).
- Tham mưu cho Lãnh đạo Ban quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm
B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại khu kinh tế cửa khẩu quôc tế
cầu treo (khi được UBND tỉnh ủy quyền).
- Giới thiệu địa điểm, tham mưu cho Lãnh đạo Ban cấp chứng chỉ quy
hoạch, giấy phép xây dựng, chấp thuận kiến trúc quy hoạch đối với các dự án
đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu quôc tế cầu treo theo quy định hiện hành.
- Tham gia thẩm định để cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư
cho các dự án, các doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu quôc tế cầu
treo;
- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư XDCB, các dự án sử dụng vốn
ngân sách nhà nước đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu quôc tế cầu treo theo quy
định hiện hành.
- Chủ trì cùng các phòng ban chức năng, bộ phận thẩm định hồ sơ kinh tế,
kỹ thuật và các nội dung liên quan đến kỹ thuật xây dựng của các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản.
- Thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng, tổng dự tốn các cơng trình do
Ban làm chủ đầu tư.
- Chủ trì giải quyết và tham gia giải quyết các kiến nghị có liên quan của

Trung tâm Dịch vụ Hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu quôc tế cầu treo, các Công ty
phát triển hạ tầng và các doanh nghiệp trong KKT Vũng Áng và các KCN về
công việc xây dựng hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu quôc tế cầu treo.
- Tham mưu giúp lãnh đạo Ban thực hiện việc quản lý nhà nước đối với
các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng trong KKT, KCN do Ban làm chủ đầu tư.
- Tham gia Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư.
- Thực hiện một số công việc khác do lãnh đạo Ban giao hoặc uỷ quyền

14


1.4. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của của BQL khu kinh tế cửa
khẩu câu treo
1.4.1. Đặc điểm về tài chính
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được phát triển bằng những nguồn
vốn chủ yếu sau:
*Hàng năm, căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, khả năng cân đối của ngân
sách nhà nước, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội quan trọng đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan bố trí vốn từ nguồn hỗ
trợ có mục tiêu từ nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh Hà Tĩnh để triển khai
các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội quan trọng của Khu kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo.
* Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
*Vốn doanh nghiệp và dân cư trong nước thông qua các dự án đầu tư trực
tiếp, các hình thức phát hành trái phiếu cơng trình hoặc các đối tượng có nhu cầu
sử dụng hạ tầng ứng trước một phần vốn và hình thức tín dụng đồng tài trợ.
* Vốn nước ngoài, bao gồm: đầu tư trực tiếp nước ngồi, kể cả việc áp
dụng các hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng Chuyển giao (BT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO); vốn của các tổ
chức tín dụng; vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

* Được sử dụng quỹ đất để tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và
vốn để giải phóng mặt bằng cho đầu tư phát triển.
* Các cơng trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Khu kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo được đưa vào Danh mục dự án kêu gọi vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA).
* Cho phép các ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng thành lập và
hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng được mở chi nhánh trong Khu kinh tế
cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để thực hiện các chức năng tín dụng bằng đồng Việt
Nam và ngoại tệ đối với các hoạt động kinh tế trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc
tế Cầu Treo theo quy định hiện hành.
Nguồn tai chính cua Ban quản Lý la do UBND tĩnh Ha tĩnh cấp. Ban
quan lý xây dựng các hạn mục đầu tư trình lên UBND tỉnh Hà Tĩnh Phê duyệt và
cấp vốn để xây dựng. Hiện giờ Khu kinh tế cầu treo đang trong quá trình xây
dựng cơ sở vật chất và hạ tầng nên nguồn tài chính mà ban quản lý sở hửu đều
nhằm mục đích xây dựng cho khu kinh tế.

15


Bảng 1.1 Nguồn vốn xây dựng cơ sơ vật chất hạ tầng
Thực hiện
Chỉ tiêu
2007

2008

2009

2010


Nguồn vốn xây dựng 456
cơ sở vật chất

320

390

600

Tổng nguồn vốn

776

1166

1766

456

(Nguồn: báo cáo tổng kết thực hiện đầu tư hàng năm)
Năm 2007 Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã thực
hiện công tác đầu tư trực tiếp tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo 82 dự án, cơng
trình với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng
năm 2008 được 320 tỷ, năm 2009 được 390 tỷ, năm 2010 được 600 tỷ.
Với số vốn trên Ban quả lý đã và đang xây dựng nhiều dự án hạ tầng thiết yếu
tổng số vốn 1766 tỷ đồng, như: Đường tìm kiếm, cứu hộ, lánh nạn kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội phía Tây huyện Hương Sơn; Hạ tầng cổng B; Hạ tầng khu
Công nghiệp Đại Kim; Hạ tầng khu tái định cư Hà Tân; Khu công nghiệp,
thương mại, dịch vụ du lịch và đô thị sinh thái Đá Mồng; Quy hoạch và xây
dựng mở rộng khu vực giữa hai cửa khẩu Cầu Treo- Nậm Phao; Nhà kiểm soát

liên hợp cửa khẩu quốc tế Cầu Treo kết hợp với Quốc Môn; Chỉnh trang và xây
dựng đồng bộ hạ tầng Khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; Khu công nghiệp,
thương mại, đô thị Hà Tân…

16


1.4.2. Đặc điểm về nhân sự
Bảng 1.2 Cơ cấu lao động phân theo trình độ và giới tính
NĂM

2008/2009 2009/2010

CHỈ TIÊU
2008

% 2009 % 2010 %

Tổng số lao động
184
196
203
Phân loại theo trình
độ
Đại học
19 0.1 20 0.1 19
Cao đẳng
14 0.08 13 0.07 16
23 0.13 25 0.13 26
Trung cấp

Công nhân kỹ thuật 20 0.11 20 0.1 22
Lao động khác
108 0.59 118 0.6 120
Phân loại theo giới
tính
Nam
160 0.87 175 0.89 177
Nữ
24 0.13 21 0.11 26

CL

%

CL

%

12

1.1

7

1.04

0.09 1
0.08 -1
0.13 2
0.11 0

0.59 10

1.1
0.9
1.1
1
1.1

-1
3
1
2
2

0.95
1.23
1.04
1.1
1.02

0.87 15
0.13 -3

1.1
0.9

2
5

1.01

1.24

(Nguồn :phòng quản lý hành chính Ban quản lý)
Qua bảng trên ta thấy tình hình lao động của cơng ty qua những năm 2008
–2010 có nhiều biến động . Tổng số lao động tăng lên qua từng năm tăng gần
10% phản ánh quy mô của Ban quản lý cũng có chiều hướng phát triển ngày
càng đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của công ty kinh doanh nhà đất theo chiều
hướng biến động của thị trường.
Đội ngũ cán bộ trong công ty (theo bảng)
Trong hoạt động Quản lý và xây dựng cơ sơ hạ tầng , vai trị cán bộ quản
lý có vị trí vơ cùng quan trọng . Khi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
ngày càng cao , nhiệm vụ của quản lý kinh tế xã hội ngày càng phức tạp ở từng
doanh nghiệp nói chung và của Ban quản lý nói riêng thì việc tổ chức bộ máy
quản lý , thiết lập đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ ngày càng trở nên quan
trọng hơn.
Theo số liệu ở bảng trên cho thấy , về trình độ chuyên mơn Ban quản lý
có 100% cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp là 61 người chiếm
30% .Công ty đã xác định muốn tồn tại và phát triển phải có đội giúp việc cho
ban lành nghề và cán bộ trình độ
17


Tất cả những đIều trên cho thấy , công ty đang và sẽ có hướng đầu tư
nhân lực hợp lý, dần tạo cho mình một đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trẻ có
năng lực,chịu đựng áp lực cao có khả năng làm việc độc lập trong công việc.
Tỷ lệ nam nữ trong công ty ( theo biểu)
Năm 2001 tỷ lệ nam chiếm 87% ,nữ chiếm 13% (184 người)
Năm 2002 tỷ lệ năm chiếm 89% , nữ chiếm 11% ( 196 người)
Năm 2003 tỷ lệ nam chiếm 87% nữ chiếm 13% (203 người)
Nhìn chung , tỷ lệ nam nữ ổn đinh ít biến đổi , phù hợp vơí đặc trưng

nghành nghề của công ty cần nhiều lao động nam .Trong năm 2009 , cơng ty có
một số nhân viên nữ xin nghỉ do bận cơng việc gia đình giảm 3 nhân viên ,đến
năm 2003 số nhân viên này đã quay trở lại làm việc và cơng ty có tuyển thêm 2
nhân viên tương ưng là 24% so với năm 2009.
Với lực lượng trẻ khoẻ , bên cạnh những người đã có kinh nghiệm lâu
năm thì chắc chắn trong những năm tới cơng ty sẽ có một đội ngũ chun mơn
giỏi về kỹ thuật và giầu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhanh nhảy sáng tạo
1.3.3 Đặc điểm về sản phẩm
Những sản phẩm của Ban quản lý thường mang tính vĩ mô và không
mang lai giá trị về mặt thương mai ngay như:
Xây dựng quy hoạch tổng thể, lập quy hoạch chi tiết phát triển, xây dựng
quy chế phối hợp hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện
cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép
thành lập văn phòng đại diện thương mại, chi nhánh của các tổ chức và các
thương nhân nước ngoài, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu
tư, giấy phép lao động cho người nước ngoài, người ViệtNam định cư ở nước
ngoài đến làm việc, hoạt động sản xuất kinh doanh tại Khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo và các giấy phép, chứng chỉ khác
Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí thực hiện tại Khu kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành theo quy
định của pháp luật.
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của giai đoạn 2007-2010
Nằm trên quốc lộ 8A qua biên giới Việt-Lào, Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
có một vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Hà Tĩnh
và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây cũng là cửa ngõ ngắn nhất để nước bạn Lào và
các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng hướng ra biển Đông, phát triển quan
18



hệ với các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Châu Úc và Bắc Mỹ qua cụm
cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương tỉnh Hà Tĩnh.
Từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu
Treo đã thực hiện công tác đầu tư trực tiếp tại Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo 82
dự án, cơng trình với tổng mức đầu tư trên 2.000 tỷ đồng. Với nguồn vốn đã đầu
tư nói trên đã biến khu kinh tế với cơ sở hạ tầng từ vùng khó khăn về giao thơng,
thiếu thốn các cơng trình thiết yếu như: Trường học, bệnh viện, trạm xá, đương
cứu hộ cứu nan, nâng cấp quốc lộ 8A, xây dựng và quy hoạch các khu cơng
nghiêp … nay đã hình thành một đô thị khang trang, hệ thống giao thông đến tận
các xã trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo,
đảm bảo quốc phòng, an ninh nơi biên giới…
Ngày 9/4/2010, Ban quản lý cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tổ chức khởi công
3 dự án hạ tầng trọng điểm tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, với tổng
mức đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng.
Các dự án gồm dự án hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Đại Kim; hạ tầng
kỹ thuật khu vực cổng kiểm soát nội địa (cổng B) và đường cứu hộ cứu nạn,
phòng chống lụt bão, phát triển kinh tế-xã hội phía tây huyện Hương Sơn.
Khu cơng nghiệp Đại Kim ở xã Sơn Kim rộng 27ha, cách cửa khẩu Cầu
Treo hơn 30km. Tại đây đã có hàng chục nhà đầu tư đang làm thủ tục xin cấp
giấy chứng nhận đầu tư.
Tại khu công nghiệp này, hệ thống đường giao thông, điện, nước, thông
tin sẽ được xây dựng, lắp đặt. Khu vực Cổng B rộng 13ha.
Đường cứu hộ cứu nạn dài hơn 40km, đi qua các xã Sơn Tây, Sơn Kim I, Sơn
Kim II, thị trấn Tây Sơn, có số vốn đầu tư 952 tỷ đồng và hơn 20.000 dân được
hưởng lợi.
Hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Đại Kim và khu vực cổng kiểm sốt sẽ
hồn thành trong thời hạn 8 tháng; đường cứu hộ cứu nạn hoàn thành vào cuối
năm 2012.
Trưởng Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Ông Trần
Báu Hà cho biết: “Đến nay đã có 9 dự án đầu tư vào KKT được cấp giấy chứng

nhận đầu tư với tổng số vốn gần 2.000 tỷ đồng; 105 doanh nghiệp và 628 hộ
kinh doanh cá thể trên địa bàn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
hàng ngàn hộ tham gia hoạt động kinh doanh, buôn bán trong KKT.

19


PHẦN 2: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI BAN QUẢN LÝ KHU KIN TẾ CỬA
KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO

2.1 phân tích thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại ban quả lý
khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo
2.1.1 Công tác tuyển mộ nhân sự tại ban quản lý khu khu kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu Treo
2.1.1.1 Nguồn tuyển mộ
*Nguồn bên trong.
Khi tuyển dụng ở nguồn nội bộ thì đối với Ban quản lý, công tác tuyển
dụng được rút ngắn lại, khơng phải tiến hành thứ tự như qui trình tuyển dụng đã
nêu ở ở trên. Nếu trong quá trình làm việc phát sinh ra một vị trí nào đó phát
sinh, cần phải có, hoặc một số vị trí vẫn còn thiếu hay người cũ đã thuyên
chuyển đi nơi khác hoặc đã xin nghỉ; căn cứ vào yêu cầu riêng của cơng việc,
trưởng bộ phận đó tiến hành xem xét, sàng lọc các nhân viên trong Ban quản lý.
Nếu thấy trong bộ phận của mình có được người có đầy đủ các điều kiện phù
hợp với yêu cầu công việc thì trưởng bộ phận đó sẽ có u cầu cất nhắc trình bộ
phận Hành chính - Nhân sự, bộ phận này sẽ lập phiếu tiếp nhận, điều động để
trình Trương Ban ký duyệt. Trong trường hợp, ở bộ phận này có nhu cầu giảm
nhân sự và được ký duyệt, bộ phận khác đang có nhu cầu tăng nhân sự và thấy
nhân viên bị thuyên giảm kia phù hợp với yêu cầu cơng việc bộ phận mình thì
cũng sẽ đề xuất để bộ phận Hành chính - Nhân sự lập phiếu tiếp nhận/điều động

để chuyển nhân viên đó về bộ phận của mình.
Về chức trách, quyền hạn ký quyết định bổ nhiệm chức vụ cũng được chi
nhánh xác định khá rỏ ràng.
Nếu bổ nhiệm cấp tổ trưởng, nhóm trưởng sẽ do trưởng các phòng ban ký
quyết định bổ nhiệm.
Nếu bổ nhiệm cấp trưởng, phó phong ban thì sẽ do Trưởng ban ký quyết
định bổ nhiệm.
Khi ký quyết định bổ nhiệm sẽ ký ngay quyết định lương cho chức vụ
được bổ nhiệm đó. Như vậy, việc tuyển dụng nội bộ của Ban quản lý được tiến
hành rất chặt chẽ nhưng cũng hết sức nhanh gọn; việc bổ nhiệm chức vụ như vậy
20


sẽ bỏ qua các bước phỏng vấn và tiết kiệm rất nhiều chi phí tuyển dụng cho cơng
ty, cho phép cơng ty sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực hiện có.
Tuy vậy, việc tuyển dụng như vậy sẽ khơng được quản bá rộng rải cho
tồn bộ cơng nhân viên và sẽ không tân dụng hết năng lực của nhân viên nếu
như một số nhân viên khác cũng có ước vọng và có đầy đủ năng lực để đảm
đương cơng việc mà không được lựa chọn để bổ nhiệm. Điều này sẽ dẫn đến
tình trạng nhân viên có thể sẽ không phục ban lãnh đạo, như vậy những nhân
viên đã cống hiến rất nhiều cho công ty mà lại không được chọn lựa sẽ cảm thấy
bất công, không phục và sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc hiện tại, nhân viên sẽ
giảm đi tính nhiệt tình trong cơng việc do vậy công việc không đạt hiệu quả cao.
* Nguồn bên ngoài
Khi phiếu đề xuất tăng nhân sự được duyệt mà qua q trình xem xét,
phân tích khơng lựa chọn được nhân viên thích hợp để điều động, bổ nhiệm vào
chức vụ đang khiếm khuyết trưởng bộ phận Hành chính - Nhân sự quyết định
tiến hành công việc tuyển dụng mới.
Sau khi căn cứ vào bản mô tả công việc, xác định được yêu cầu của công
việc trưởng bộ phận Hành chính - Nhân sự tiến hành lập kế hoạch cơng bố tuyển

dụng và kế hoạch tuyển dụng.
Kế hoạch công bố tuyển dụng nêu rõ thời gian công bố, công bố trên
phương tiện nào, nội dung, số hồ sơ cần tiếp nhận và cả chi phí dự trù cho việc
cơng bố. Kế hoạch công bố tưyển dụng và kế hoạch tuyển dụng được trình lên
Giám đơc xem xét và ký duyệt. Sau khi được ký duyệt, trưởng bộ phận Hành
chính - Nhân sự cho tiến hành việc tuyên bố tuyển dụng (thông báo tuyển dụng).
Tuy nhiên trong việc tuyển dụng mới này, cơng ty chỉ chú trọng đến các
nguồn bên ngồi thơng qua đăng báo cịn các nguồn khác thì cơng ty chưa chú
trọng. Công ty chú trọng đến các nguồn: nhân viên cũ, sinh viên ... mà đây lại là
những nguồn lao động rất dồi dào và đầy tiềm năng, sẽ cung cấp cho chi nhánh
những nhân viên tốt nhất
2.1.1.2 Phương pháp tuyển mộ
* Chuẩn bị tuyển mộ:
Ban quản lý đã rất chú trọng ngay cả ở bước đầu tiên này. Công tác mộ
của Ban quản lý được giao cho bộ phận Hành chính – Nhân sự thuộc Văn
Phịng phụ trách và kiêm nhiệm luôn là Hội đồng tuyển dụng. Bộ phận này sẽ
21


tiến hành tổ chức , bố trí, sắp xếp, thực hiện cơng việc tuyển chọn sao cho có
hiệu quả nhất.
Trước hết, bộ phận này tiến hành theo dõi các hoạt động của Ban quản lý,
theo dõi bản phân tích cơng việc để có thể đánh giá cơng việc, phát hiện kịp thời
những công việc, những bộ phận cần phải bổ sung nhân viên để đáp ứng được
mục tiêu của từng giai đoạn của Ban quản lý. Ngoài ra, bộ phận Hành chính –
Nhân sự cũng ln thơng qua các bộ phận, các phiếu yêu cầu của các bộ phận về
việc cần thuyên giảm hay điều động hoặc nhu cầu tăng nhân sự của các bộ phận
đó. Như vậy, cơng việc này rất xác thực với yêu cầu của công việc vì các bộ
phận đó trực tiếp điều hành nên họ sẽ là những người hiểu rõ hơn ai hết cần tăng
hay cần giảm nhân viên.

Từ việc phân tích cơng việc và theo đề xuất của trưởng các bộ phận, bộ
phận Hành chính
– Nhân sự xem xét để đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể về kinh nghiệm, về đạo
đức, trình độ,vóc dáng, độ tuổi … của ứng viên cần tuyển dụng; chuẩn bị các nội
dung thông báo tuyển dụng. Tuỳ từng yêu cầu của công việc, sự cấp bách của
công việc, vị trí của cơng việc … mà bộ phận Hành chính – Nhân sự tiến hành
lựa chọn thời gian tiến hành tuyển dụng, địa điểm tuyển dụng thích hợp nhất.
Một công việc cũng hết sức quan trọng khác được bộ phận Hành chính Nhân sự tiến hành trong bước này đó là xác định nguồn tuyển mộ cho Ban quản
lý.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể , giai đoạn cụ thể hay yêu cầu công việc cụ
thể mà tiến hành tuyển dụng trên hai nguồn đó là nguồn bên trong và nguồn từ
bên ngồi.
Bộ tổ chức hành chính xác định số lượng người cần tuyển mộ cho từng
đơn vị cần tuyển, yêu cầu về trình độ của người xin việc từ đó xây dựng kế
hoạch tuyển mộ nhân sự trình lên Tổng giám đốc phê duyệt. Sau đó Cơng ty tiến
hành thông báo tuyển mộ đối với cả nguồn bên trong và bên ngoài nhằm thu hút
rộng rãi ứng viên nộp hồ sơ xin việc. Đối với mỗi nguồn tuyển mộ thì Ban quản
lý đều áp dụng phương pháp tuyển mộ tương ứng rồi tiến hành lựa chọn ra người
được tuyển dụng.
*Thông báo tuyển mộ.
Thông thường, công ty thường thông báo tuyển mộ trên một số các
phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí (Các báo điện tư, Báo Lao
Động…), qua phát thanh, qua truyền hình hoặc qua các trung tâm dịch vụ lao
22


động nhưng chủ yếu là thơng báo qua báo chí, và thông báo tuyển dụng trên
Website của Ban quản lý.
Trong nội dung của thơng báo có ghi tóm tắt các điều kiện đối với ứng
viên, nêu rõ số lượng ứng viên, thời hạn tiếp nhận hồ sơ cũng như nội dung một

bộ hồ sơ hoàn chỉnh, thời gian, địa điểm, lịch phỏng vấn…
Việc thông báo sẽ được tiến hành với một số ngày nhất định tuỳ từng yêu
cầu cụ thể của công việc cũng như thực tế.
Ban quản lý tiến hành cơng việc thơng báo tuyển mộ với chi phí thấp nhất
có thể nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu tuyển người của Ban quản lý. Với việc
thông qua báo chí, phát thanh, cơng ty hồn tồn có thể thu nhận được rất nhiều
hồ sơ đạt yêu cầu với nhiều ứng viên có năng lực với thị trường rộng lớn và có
điều kiện sàng lọc để chọn được những người ưu tú nhất, phù hợp nhất.
Kết quả đạt được
Kết quả tuyển mộ nhân sự trong 3 năm vừa qua
Bảng 2.1: Kết quả tuyển mộ nhân sự
Năm
Chỉ tiêu

(Đơn vị tính: người)

2008
SL

2009
%

SL

2010
%

SL

%


I.Tổng hồ sơ xin việc 80

100

85

100

87

100

Nguồn bên trong

15

18,75

10

11,76

20

22.99

Nguồn bên ngoài

65


81.25

75

88,26

67

77,01

100

55

100

60

100

II. Tổng số hồ sơ 50
được chấp nhận
Nguồn bên trong

8

16

8


14,54

15

25

Nguồn bên ngoài

42

84

47

85,45

45

75

(Nguồn: Phịng tổ chức - Hàn chính Cơng ty CP nhựa, bao bì Vinh)
(Nguồn: Bộ phận tổ chức - Hàn chính Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế cầu treo)
23


Bảng 2.2 Bảng Tỷ lê hồ sơ được chấp nhận
(Đơn vị tính: Phần trăm)
Năm


2008

Chỉ tiêu
Tỷ lệ hồ sơ được chấp nhận

2009

62,5
%

Nguồn bên trong

2010

64,7
%

68.96
%

53,3

80%

75%

64,6

62,67


67,16

%
Nguồn bên ngồi
%

%

(Nguồn: Phịng tổ chức - Hàn chính Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc
tế Cầu Treo))
Tỷ lệ được chấp nhận = (Tổng số hồ sơ được chấp nhận / Tổng số hồ sơ
xin việc)*100%
Qua bảng số liệu ta thấy số lượng hồ sơ tuyển mộ tăng lên theo tầng năm
cu thể là nam 2008 số hồ sơ là 80 đến năm 2009 la 85 bộ hồ sơ tăng lên 5 bộ
năm 2010 la 87 bộ tăng 2 bộ so cới năm 2009. Nguồn tuyển mộ chủ yếu là
nguồn bên ngoài chiếm tỷ lệ hơn 80%. Do nhu cầu phát triển của Ban quản lý
khu kinh tế nên nhu cầu về tuyển dụng mới vượt hơn hẳn so với nguồi bên trong,
đến năm 2010 ta thấy khi cơ cấu tổ chưc của Ban quản ly đi vào ôn đinh thi
nguồn nhân lực bên trong đã tăng lên hẳn chiếm 30% nguồn tuyển mộ.
Nhìn vào bảng tỷ lệ hồ sơ được chấp nhận ta thấy tỷ lệ hồ sơ đươc chấp
nhâm khá cao đạt gần 70% cu thể ơ các năm 2008 tỷ lệ hồ sơ được chấp nhận
đạt 62,5%, năm 2009 đạt 64,7% và năm 2010 đạt 68,96% tỷ lệ hồ sơ được chấp
nhận tăng dần theo các năm chứng tỏ hiệu quả công tác tuyển mộ đã tăng lên,
thông tin tuyển mộ thu hút được nhiều ứng viên đáp ứng yêu cầu hơn.
Như vậy, trong 3 năm gần đây công tác tuyển mộ của Công ty đã thu
hút được số lượng ứng viên tham gia khá lớn và liên tục tăng qua các năm thể
hiện sự tăng lên của chất lượng công tác tuyển mộ.

24



2.1.2 Công tác tuyển chọn nhân sự tại ban quản lý khu kinh tế cửa
khẩu quốc tế Cầu treo
*Quy trình tuyển chọn nhân sự
để có thể tuyển chọn được những cán nhân viên tốt nhất, phù hợp với yêu
cầu công việc nhất, Ban quản lý tiến hành công tác tuyển dụng căn bản dựa vào
các bước tuyển sau:
Bước 1: Thu nhập và nghiên cứu hồ sơ.
Bước 2: Phỏng vấn sơ bộ.
Bước 3: Kiểm tra, trắc nghiệm.
Bước 4: Phỏng vấn lần hai.
Bước 5: Điều tra, xác minh lý lịch.
Bước 6: Đánh giá.
Bước 7: Quyết định tuyển chọn và khám sức khoẻ.
Bước 8: Hội nhập người mới tuyển vào môi trường làm việc của doanh
nghiệp.
Bước 1 : Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ.
Sau khi tiến hành thông báo tuyển dụng,bộ phận Hành chính – Nhân sự
bắt đầu tiếp nhận hồ sơ. Tuỳ từng công việc cụ thể và tuỳ từng bộ phận cụ thể
mà bộ hồ sơ của ứng viên có khác nhau, nhưng về cơ bản thì thường có một số
giấy tờ sau:
Sơ yếu lý lịch.
Bản sao các văn bằng, giấy tạm trú, tạm vắng.
Đơn xin việc.
Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ.
Bản sao về các chứng nhận quá trình làm việc trước đó.
25



×