Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

VẤN đề BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ ý NGHĨA CỦA NÓ đối VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.3 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THƠNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
HIỆN NAY

LÊ THẢO VY –2054040163 - 010100510501
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đào Văn Minh

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT
QUẢ TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN........................................................3
1.1. Khái niệm “nguyên nhân” và “kết quả” ........................................................3
1.2.Tính chất của cặp phạm trù “nguyên nhân” và “kết quả” ..............................3


1.3. Mối quan hệ giữa “nguyên nhân” và “kết quả”..............................................4
1.4.Ý nghĩa phương pháp luận..............................................................................6
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN
NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỐI VỚI
CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN......................................7
2.1. Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong triết
học Mác – Lênin đối với cuộc sống của sinh viên ...............................................7
2.2. Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong triết
học Mác – Lênin đối với việc học tập của sinh viên.............................................8
KẾT LUẬN........................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................12


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình nhận thức con người thâm nhập ngày càng sâu
hơn vào các đối tượng để nắm bắt và thể hiện thông qua các khái niệm
những thuộc tính và mối liên hệ chung cùng có ở tất cả chúng. Các mối
liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy
vật khái quát thành các phạm trù cơ bản. Tính cặp đơi của các phạm trù
thể hiện sự phản ánh biện chứng tính thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập của thế giới khách quan.
Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nguyên nhân – kết
quả là một trong những mối liên hệ đầu tiên được phản ánh vào trong
đầu óc của con người. Cặp nguyên nhân và kết quả là cơ sở phương
pháp luận chỉ ra các mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện
tượng như những quá trình tự nhiên. Với mong muốn vận dụng được
những kiến thức đã học về phép biện chứng duy vật và tìm hiểu được ý
nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả, từ đó áp dụng vào thực
tế đời sống và trong học tập của bản thân. Do vậy trong khuôn khổ tiểu

luận, dựa và những kiến thức đã học cũng như tham khảo thêm các tài
liệu em lựa chọn tìm hiểu về đề tài : Vấn đề biện chứng giữa nguyên
nhân và kết quả trong triết học Mác – Lênin và ý nghĩa của nó đối với
cuộc sống và việc học tập của sinh viên.
2. Mục đích chọn đề tài
Nghiên cứu rõ hơn về vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân – kết quả
trong triết học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và việc học
tập của sinh viên.
1


3. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này em sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ
thống hóa, phương pháp logic và lịch sử,…
4. Kết cấu
Bài tiểu luận gồm hai phần chính:
Chương I: Vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả trong triết
học Mác – Lênin.
Chương II: Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
trong triết học Mác – Lênin đối với cuộc sống và việc học tập của sinh viên.

NỘI DUNG
2


CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ
KẾT QUẢ TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
1.1 Khái niệm “nguyên nhân” và “kết quả”
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong

một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, gây ra một
sự biến đổi nhất định nào đó.
Kết quả là phạm trù chỉ những sự biến đổi xuất hiện do tác động lẫn
nhau giữa các mặt các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau gây ra.
Nhận thức về nguyên nhân, kết quả vừa giúp khắc phục được hạn chế coi
nguyên nhân của mỗi sự vật, hiện tượng, trong những điều kiện nhất định,
nằm bên ngồi sự vật, hiện tượng đó; vừa khắc phục được thiếu sót coi
nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa của tồn bộ thế giới vật
chất nằm ngồi nó, trong lực lượng phi vật chất nào đó.
1.2 Tính chất của cặp phạm trù “ngun nhân” và “kết quả”
Tính khách quan, nguyên nhân và kết quả là cái vốn có của bản
thân các sự vật, của hiện thực khách quan. Nó tồn tại khơng phụ thuộc
vào ý thức chủ quan của con người, không phụ thuộc vào việc ta có
nhận thức được nó hay khơng.
Tính phổ biến, thể hiện ở chỗ, mọi sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên, xã hội và tư duy đều có nguyên nhân, chỉ có điều là chúng ta đã
nhận thức được ngun nhân đó chưa mà thơi.
Tính tất yếu, thể hiện ở chỗ, cùng một nguyên nhân nhất định,
trong những điều kiện, hồn cảnh càng ít khác nhau thì thu được kết
quả do chúng gây ra cũng ít khác nhau bấy nhiêu.

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa “nguyên nhân” và “kết
3


quả”:
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu.
Phê phán quan niệm sai lầm của triết học duy tâm về tính chất của mối
liên hệ nhân quả, Ph.Ăngghen nhấn mạnh “Hoạt động của con người

là hịn đá thử vàng của tính nhân quả” (Ph. Ăngghen, 2004 ,tập 20,
trang 720-721,721). Trên thực tế, con người không chỉ quan sát thấy
hiện tượng này sau hiện tượng kia, mà cịn có thể tự mình gây ra hiện
tượng, q trình nhất định trong thực nghiệm khoa học, giống như
hiện tượng, quá trình ấy xẩy ra trong tự nhiên. Từ quan niệm cho rằng,
mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều được gây
nên bởi những nguyên nhân nhất định, trong đó có cả những nguyên
nhân chưa được nhận thức, phép biện chứng duy vật rút ra nguyên tắc
quyết định luận hết sức quan trọng của nhận thức khoa học
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Do đó, bao giờ nguyên nhân cũng là cái có trước, kết quả chỉ xuất hiện
sau khi nguyên nhân xuất hiện và tác động. Cần chú ý là ngoài quan hệ nối
tiếp nhau về mặt thời gian, quan hệ nhân – quả cịn là quan hệ sản sinh, trong
đó nguyên nhân sinh ra kết quả.
Thực tiễn cho thấy, một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác
nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, một kết quả có thể được gây
nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác động cùng
một lúc.
Nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một
hướng thì chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả.
Ngược lại, nếu các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các
hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hồn tồn triệt tiêu tác
4


dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả.
Căn cứ vào tính chất, phạm vi và vai trị của ngun nhân đối với sự
hình thành kết quả, có thể phân loại các nguyên nhân ra thành: Nguyên nhân
chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên
ngoài, Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng kết quả không tồn tại thụ động
mà có sự tác động trở lại nguyên nhân theo hai chiều hướng: có thể tích cực,
có thể tiêu cực. Do vậy, cần lợi dụng những kết quả để tác động lại nguyên
nhân nhằm đạt được mục tiêu của con người.
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển đổi vị trí cho nhau trong q
trình phát triển của sự vật
Quan niệm duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả khơng cứng
nhắc, tĩnh tại. Trong q trình vận động, phát triển, nguyên nhân và kết quả
có thể đổi chỗ, chuyển hóa cho nhau. Trong sợi dây chuyền vơ tận của sự vận
động của vật chất, khơng có một hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu
tiên và cũng khơng có một kết quả nào được xem là kết quả cuối cùng. Cái mà
ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì ở thời điểm, trong
mối quan hệ khác lại là kết quả; nguyên nhân “cháy hết mình” trong kết quả
và kết quả “tắt đi” trong nguyên nhân; nguyên nhân đốt cháy mình sinh ra kết
quả, kết quả tắt đi sinh ra nguyên nhân (Hegel). Do mối quan hệ nhân – quả là
không đầu không đi, vì vậy một hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân
hay kết quả bao giờ cũng phải đặt trong một quan hệ xác định, cụ thể.
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận.
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó
5


và do nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy
nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó, cùng các điều kiện để
những nguyên nhân ấy phát huy tác dụng; muốn loại bỏ một sự vật, hiện
tượng nào đó khơng cần thiết, thì phải loại bỏ ngun nhân sinh ra nó, cũng
như các điều kiện để những nguyên nhân ấy phát huy tác dụng của nó.  Muốn
tìm ngun nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật,
hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ

trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực. “ Hoạt động của con
người là hòn đá thử vàng của nhân quả” ( Ph.Ăng – ghen, 2004 ,tập 20, trang
720-721,721)
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm
nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối
liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc
trong mối quan hệ nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau,
chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện
tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên
cứu sự vật, hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là kết quả,
cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là ngun nhân, sản sinh ra
những kết quả nhất định. Trước những thành cơng hay thất bại, u cầu phải
nhìn khách quan vào sự thật, chỉ rõ nguyên nhân để rút ra bài học kinh
nghiệm, phát huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, như vậy mới có tiến bộ.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và
quyết định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó khơng vội kết luận về
ngun nhân nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích
trong thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện,
hồn cảnh cụ thể chứ không nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong thực
tiễn và nhận thức cần có cái nhìn tồn diện về lịch sử - cụ thể trong phân tích,
6


giải quyết và vận dụng quan hệ nhân – quả. Trong số các nguyên nhân sinh ra
một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu,
nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và
hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong.
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ BIỆN CHỨNG GIỮA
NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ TRONG TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

2.1. Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
trong triết học Mác – Lênin đối với cuộc sống của sinh viên
Bất kì sự vật nào cũng có ngun nhân của nó và do nguyên nhân quyết
định và muốn cho sự vật, hiện tượng ấy xuất hiện thì phải tạo ra nguyên nhân,
điều kiện để những nguyên nhân ấy phát huy tác dụng. Chẳng hạn như muốn
có một sức khỏe tốt thì sinh viên cần phải có sự tác động của các yếu tố như:
có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh; kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lí;
trạng thái tinh thần thoải mái; cùng với việc thường xuyên luyện tập thể dục
thể thao... Nếu tất cả các nguyên nhân được sử dụng và phát huy cùng lúc,
đúng thời điểm thì kết quả đạt được sẽ càng diễn ra nhanh chóng và sẽ đạt
được kết quả tốt đẹp nhất. Cũng như nếu sinh viên biết linh hoạt kết hợp các
yếu tố trên một cách đều đặn thì sẽ dễ dàng có được một sức khỏe tốt.
Khi đứng trước một kết quả cụ thể nào đó cần có cái nhìn khách quan, đa
chiều vì một sự vật, hiện tượng có nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định.
Chẳng hạn khi trong mối quan hệ giữa người với người, cụ thể là giữa bạn bè
với nhau, khơng thể chỉ nhìn vào ngoại hình để kết bạn, đánh giá là người đó
tốt hay xấu, có thể chơi được hay khơng. Khơng thể phủ nhận ngoại hình có
ảnh hưởng khơng nhỏ đến ấn tượng đầu tiên nhưng để đánh giá một người
còn phải dựa vào việc tiếp xúc, từ đó biết được tính cách, thái độ, trình độ học
vấn, quan điểm của người đó có hợp với mình hay khơng. Vậy nên tục ngữ
7


cũng có câu: “Đừng trơng mặt mà bắt hình dong”.
Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân và kết quả có thể đổi
chỗ, chuyển hóa cho nhau. Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động của
vật chất, khơng có một hiện tượng nào được coi là ngun nhân đầu tiên và
cũng khơng có một kết quả nào được xem là kết quả cuối cùng. Kết quả của
12 năm học vất vả là bản thân có thể bước gần đến giấc mơ của bản thân hơn
– đậu đại học ở ngành mình thích và học ngơi trường mình mơ ước. Nhưng

việc học đại học chỉ là một trong số những nguyên nhân giúp bạn theo đuổi
giấc mơ, chỉ là khởi đầu cho công việc, sự nghiệp sau này của bạn. Vì trong
q trình học đại học ấy khơng chỉ là học mà còn là những tài năng vốn có
của mình, những kĩ năng học tập được, các mối quan hệ, sự kiên trì, sự may
mắn… Do vậy một hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân hay kết quả
bao giờ cũng phải đặt trong một quan hệ xác định, cụ thể.
2.2. Ý nghĩa của vấn đề biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
trong triết học Mác – Lênin đối với việc học tập của sinh viên
Muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó khơng cần thiết, thì phải loại
bỏ ngun nhân sinh ra nó, cũng như các điều kiện để những nguyên nhân ấy
phát huy tác dụng của nó. Nhiều sinh viên lên đại học bắt đầu bỏ bê việc học
của bản thân dẫn đến kết quả học tập khơng tốt, thậm chí nợ mơn rất nhiều.
Những ngun nhân có thể gây nên như: xa nhà khơng có ai nhắc nhở việc
học, chủ quan trong việc học, phụ thuộc vào các tài liệu sẵn có mà thầy cơ
cung cấp, đi làm thêm, bị đa cấp lừa, chơi với những người bạn không tốt, ảnh
hưởng của yêu đương, phương pháp học sai.... Để cải thiện việc học, tất cả
những nguyên nhân trên cần bị loại bỏ và thay đó là lập một kế hoạch cụ thể
để thay đổi. Ví dụ như có ý thức tự giác học, làm bài tập; đọc kĩ các tài liệu
thầy cô gửi và highlight những điểm quan trọng; phân bổ thời gian hợp lí giữa
8


việc học và làm thêm; học hỏi những bạn cùng lớp; có phương pháp học tập
cụ thể cho từng mơn...
Do nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn
nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác
định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện
tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trị là kết quả, cũng như trong mối
quan hệ mà nó giữ vai trị là ngun nhân, sản sinh ra những kết quả. Chẳng
hạn mỗi một sinh viên đều mong bản thân có một kết quả học tập tốt nhất có

thể. Nếu biết cách lựa chọn cho mình một phương pháp học tập tốt sẽ dẫn đến
việc học tập tốt hơn. Và càng học tập tốt hơn sẽ thúc đẩy bản thân tìm tịi,
khám phá, có động lực trong học tập, từ đó khám phá những phương pháp
học mới ngày càng hiệu quả, phù hợp hơn. Điều đó có nghĩa là đã vận dụng
được sự tác động trở lại của kết quả với nguyên nhân theo một hướng tích
cực.
Khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải
lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hồn cảnh cụ thể chứ
khơng nên rập khn theo phương pháp cũ. Ví dụ như áp dụng vào các môn
học của sinh viên. Mỗi một học sinh sinh viên cần xác định đúng vị trí, vai trị
và đối tượng nghiên cứu của từng mơn học để có phương pháp học cho phù
hợp. Chẳng hạn với mơn về Tốn học cần nắm được những kiến thức cơ bản,
các cơng thức tính tốn, phương pháp giải, làm những bài tập vận dụng để có
thể nắm chắc kiến thức tốt nhất, ngồi ra cịn phải giải đề để làm quen với
dạng đề thi... Nhưng nếu môn Văn thì khơng thể nào học cơng thức để làm.
Học Văn địi hỏi phải đọc nhiều, hiểu và cảm nhận nó; sau đó tìm kiếm tài
liệu tham khảo, những trích dẫn hay áp dụng vào bài làm và làm một số dạng
đề... Ngồi ra cần tìm cho bản thân phương pháp học phù hợp với chính mình
chứ khơng ép bản thân làm theo phương pháp của người khác vì hợp với
9


người khác chưa chắc đã phù hợp với mình.
Ngồi ra trước những thành công hay thất bại, yêu cầu phải nhìn khách
quan vào sự thật, chỉ rõ nguyên nhân để rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy
ưu điểm, sửa chữa sai lầm, như vậy mới có thể tiến bộ. Mỗi sinh viên cần ý
thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để lên kế hoạch khắc phục nó.
Nếu tiếng Anh bạn học chưa giỏi cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ra kết
quả ấy. Chẳng hạn như nếu nghe tiếng Anh không tốt là do từ vựng không
nhiều, bản thân phát âm sai từ nên khi nghe không thể hình dung ra từ, khơng

luyện tập nghe thường xun mà chỉ chú ý vào phần ngữ pháp. Chỉ khi biết rõ
bản thân cần khắc phục những gì mới có thể cải thiện được kết quả tốt nhất.

10


KẾT LUẬN
Mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân và kết quả trong triết học Mác
– Lênin giúp nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố
hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau như là nguyên nhân cuối cùng dẫn
đến sự xuất hiện của các mặt, các yếu tố, các sự vật, hiện tượng mới về chất,
chính là khâu quyết định dẫn đến việc phát hiện ra tính nhân quả như là yếu tố
quan trọng của mối liên hệ phổ biến.
Cặp nguyên nhân và kết quả là cơ sở phương pháp luận chỉ ra các mối
liên hệ và sự phát triển của các sự vật, hiện tượng như những quá trình tự
nhiên. Chúng giúp con người suy ngẫm những chất liệu cụ thể đã thu nhận
được trong quá trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra những đặc trưng
cơ bản nhất của khách thể.
Tóm lại, mối quan hệ nhân – quả được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực.
Nhưng dù ở lĩnh vực nào thì con người cũng phải ln ln tìm hiểu, nghiên
cứu để khắc phục, tránh những hậu quả xấu do các tác động gây ra. Ngược
lại, chúng ta cũng có thể lợi dụng mối quan hệ nhân – quả này để áp dụng phù
hợp cho cuộc sống của mình.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác – Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Dương (24/03/2021), Cặp phạm trù nguyên nhân – kết
quả theo Mác – Lênin, Luật Dương Gia, />[truy cập ngày 17/08/2021]
3. Luật Quang Huy (29/07/2021), Nội dung và ý nghĩa của cặp phạm trù
nguyên nhân – kết quả và vận dụng cặp phạm trù này vào trong thực
tiễn, Quang Huy Law firm, />[truy cập ngày 17/08/2021]
4.  Ph. Ăng-ghen (2010), Biện chứng của tự nhiên, Nxb. Chính trị quốc
gia – Sự thật, Hà Nội.

12



×