Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021 – 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.92 KB, 16 trang )

DỰ BÁO CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Trương Quang Phong, Hồ Đại Nghĩa
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bình Định
,

MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn 2016-2019, UBND tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo, điều hành
các nhiệm vụ trọng tâm theo đúng các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy; ban hành các Văn bản, Chương trình cơng tác trọng
tâm của UBND tỉnh cũng như thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn này. Tuy nhiên bên cạnh những
kết quả phát triển kinh tế - xã hội mang tính tích cực thì địa phương vẫn cịn tồn tại một số
vấn đề, hạn chế như: chậm cải cách một số vấn đề về hành chính địa phương, tình trạng
chậm triển khai một số dự án đầu tư trọng điểm, tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở
một số KCN, CCN trên địa bàn tỉnh chưa được xử lý thỏa đáng…
Nhằm xây dựng một căn cứ kinh tế khoa học và đáng tin cậy giúp chính quyền địa
phương có cái nhìn tổng thể về phát triển kinh tế của địa phương trong giai đoạn 2021 –
2025 từ đó có thể hình thành, xây dựng một chương trình, chiến lược phát triển kinh tế địa
phương hiệu quả trong giai đoạn tới. Dựa trên kết quả dự báo một số chỉ tiêu phát triển
kinh tế của địa phương nghiên cứu này cũng đề xuất một số định hướng phát triển lớn cho
Bình Định trong giai đoạn 2021 – 2025 có giá trị tham khảo trong việc hoạch định và xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính cập nhật
và phù hợp với diễn biến thực tế của nền kinh tế trong bối cảnh hiện tại thì nghiên cứu
cũng xem xét và tính tốn đến tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế tỉnh
giai đoạn 2021 – 2025.
1. Mơ hình dự báo sử dụng cho nghiên cứu
Việc tính tốn các chỉ tiêu KT-XH của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025 cần
đảm bảo yêu cầu chính xác và kết nối khoa học giữa các chỉ tiêu. Về căn bản nghiên cứu
này dựa trên việc sử dụng mơ hình dự báo kết hợp các phương pháp định lượng (mơ hình
bình qn giản đơn, mơ hình hồi quy chuỗi thời gian, mơ hình nhân quả...) kết hợp với


phương pháp chuyên gia (phương pháp phỏng vấn trực tiếp chuyên gia, phương pháp hội
thảo...) để xây dựng mơ hình tính tốn phù hợp cho từng chỉ tiêu cụ thể trong mối quan hệ
gắn kết hiệu quả và chính xác nhất trong một hệ thống chỉ tiêu. Mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu KT- XH của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025 được dự báo dựa trên mô hình hóa
các mối quan hệ cụ thể như sơ đồ sau:
Bảng 1: Tóm tắt các chỉ tiêu trong mơ hình dự báo

STT
1

Chỉ tiêu
GRDP

Phương pháp tính
Sử dụng mơ hình ARIMA
1

Chú thích


2

Kim ngạch XNK

Mơ hình nhân quả giữa biến GRDP
và Kim ngạch XNK

3

Vốn đầu tư


Mơ hình nhân quả giữa biến GRDP
và Vốn Đầu tư

4

Thu ngân sách

Mơ hình nhân quả giữa biến GRDP
và Thu ngân sách

5

GRDP/người

Sử dụng dự báo GRDP và dân số để
tính chỉ tiêu GRDP/người

(8)=(1)/(2)

6

Hệ số ICOR

Sử dụng dự báo GRDP và Vốn đầu
tư để dự báo chỉ số ICOR

(9)=(4)/∆(1)

NSLĐ


Sử dụng dự báo GRDP và lực lượng
lao động đang làm việc để tính chỉ
tiêu NSLĐ

(10)=(1)/(7)

8

Tổng doanh thu du lịch

Mơ hình nhân quả giữa biến Lượng
khách du lịch và tổng doanh thu du
lịch

9

HDI

Sử dụng theo phương pháp của
UNDP năm 2010

10

TFP

Mơ hình Tăng trưởng Solow

7


Trong mơ hình này, các phương pháp và mơ hình được dùng để tính tốn các chỉ
tiêu cũng như mối quan hệ giữa các chỉ tiêu được diễn giải cụ thể như sau:
- Sử dụng mơ hình chuỗi thời gian để dự báo cho các chỉ tiêu độc lập ít có sự liên
quan đến nhiều chỉ tiêu kinh tế và sử dụng chỉ số RMSE (Căn bậc hai sai số bình phương
trung bình) để lựa chọn mơ hình phù hợp. Dự báo cho các chỉ tiêu kinh tế: Giá trị sản xuất
ngành nông – lâm – thủy sản, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ, lượng khách du lịch.
- Sử dụng mơ hình ARIMA để dự báo cho tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tổng sản
phẩm địa phương (GRDP) của Bình Định cho giai đoạn 2021-2025. Đây là chỉ tiêu có
mối quan hệ trong kinh tế với các chỉ tiêu: Kim ngạch xuất nhập khẩu, vốn, năng suất lao
động, hệ số ICOR, GRDP bình quân đầu người.
- Sử dụng mơ hình nhân quả giữa GRDP và kim ngạch xuất nhập khẩu, vốn đầu tư
để dự báo cho chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu và vốn đầu tư của Bình Định giai đoạn
2021-2025 dựa trên các lý thuyết nghiên cứu của các nhà kinh tế học: Romer, Grossman,
Helpman, Baldwin, Forslid và các kết quả dự báo của GRDP của địa phương trong giai
đoạn này.
- Sử dụng mơ hình nhân quả gữa GRDP và thu ngân sách để dự báo chỉ tiêu thu
ngân sách Bình Định giai đoạn 2021-2025 dựa trên các nghiên cứu của Cinar và cộng sự
(2014) và Huynh (2007).
- Sử dụng mơ hình nhân quả giữa lượng khách du lịch và tổng doanh thu để dự báo
cho chỉ tiêu Tổng doanh thu du lịch Bình Định giai đoạn 2021-2025 theo kết quả nghiên
2


cứu của Akal (2004) về mối quan hệ hiệu quả giữa khách du lịch và doanh thu du lịch.
- Sử dụng mơ hình tăng trưởng Slow trong đó áp dụng Hàm tăng trưởng CobbDouglas để tính tốn mức độ đóng góp của các yếu tố Vốn, Lao động và TFP vào quá
trình tăng trưởng của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025 dựa trên kết quả dự báo của
GRDP, vốn, lực lượng lao động trong giai đoạn này.
- Sử dụng kết quả dự báo của 2 chỉ tiêu GRDP và lực lượng lao động đang làm
việc, từ đó tính tốn chỉ tiêu năng suất lao động của Bình Định giai đoạn 2021-2025.

- Sử dụng kết quả dự báo của 2 chỉ tiêu GRDP và dân số, từ đó tính tốn chỉ tiêu
GRDP bình quân đầu người của Bình Định giai đoạn 2021-2025. Trong đó chỉ tiêu dân số
được dự báo bằng việc sử dụng phương pháp chuyển tuổi để dự báo và chỉ tiêu GRDP
được dự báo trước.
- Sử dụng kết quả dự báo của 2 chỉ tiêu GRDP và Vốn đầu tư, từ đó tính tốn chỉ
tiêu hệ số ICOR của Bình Định giai đoạn 2021-2025.
- Sử dụng theo phương pháp được UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp
Quốc) cơng bố vào năm 2010.
2. Kết quả dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh Bình Định
giai đoạn 2021 – 2025
2.1. Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GRDP của Bình Định
Theo Quyết định 108/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 9/1/2020 Về
việc ban hành một số chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, tổng sản phẩm địa
phương (GRDP) tăng 7-7,2% (tính theo giá so sánh 2010). Trong đó, nơng, lâm, thủy sản
tăng 3,3 - 3,5%; Công nghiệp và xây dựng tăng 9,3 - 9,5%; Dịch vụ tăng 7,6 - 7,8%; Thuế
sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,1 - 10,3%.
Phương pháp được áp dụng để phân tích các dự báo là phương pháp Hồi quy chuỗi
thời gian theo mô hình ARIMA sử dụng phần mềm SPSS cho ra kết quả dự tốc độ tăng và
cơ cấu tổng GRDP và GRDP của các ngành trong giai đoạn 2021-2025 tại Bình Định
được dẫn ra ở bảng 2 như sau:
Bảng 2: Kết quả dự báo tốc độ tăng tổng GRDP và GRDP của các ngành giai đoạn 20212025 tại Bình Định
Năm

2020*

2021

2022


2023

2024

2025

BQ 2021-2025

Tốc độ tăng (%)

Tổng GRDP

7,0-7,2

7,14

7,27

7,28

7,32

7,39

7,28

Nông - lâm - thủy sản

3,3-3,5


3,5

3,1

3,2

2,9

2,8

3,1

Công nghiệp - Xây dựng

9,3-9,5

9,5

9,8

9,9

10,0

10,1

9,9

Dịch vụ


7,6-7,8

6,8

6,8

6,7

6,7

6,9

6,8

10,1-10,3

11,1

11,5

1,1

1,4

3,3

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp
sản phẩm

3


5,7


Nguồn: Tính tốn của BISEDS
* Sớ liệu năm 2020 từ Quyết định 108/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 9/1/2020

Kết quả dự báo này cần có một số lưu ý như sau: Đối với chỉ tiêu Thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm là giá trị ngoại suy từ kết quả của các chỉ tiêu khác; Do quá trình
phải chuyển đổi số liệu từ giá năm 1994 sang giá 2010 nên mẫu quan sát chưa phản ánh
chính xác thực tế và còn có nhiều nhiễu làm ảnh hưởng đến chất lượng mơ hình nhưng
mơ hình ARIMA đã khắc phục được các yếu tố này và thỏa mãn tất cả các yêu cầu về
kiểm định và dự báo với độ tin cậy >95%.
Trong năm 2020 cả nước hứng chịu đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tình hình kinh tế của cả nước nói chung và Bình Định nói riêng. Một trong
những chỉ tiêu chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả dự
báo của Viện trong năm 2020 tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh chỉ đạt từ 5,26-5,85%
trong đó các ngành Nông - lâm - thủy sản, Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ có tốc độ
tăng tương ứng trong khoảng từ 2,18-2,50%, 6,18-7,15% và 5,08-5,94%. Thu ngân sách
địa phương giảm mạnh do tình trạng đình trệ sản xuất và dừng hoạt động của các DN trên
địa bàn, dự báo thu ngân sách năm 2020 trên địa bàn ước đạt 5.800-7.200 tỷ đồng. Tổng
nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 6,5-7,5% so với GRDP. Tổng kim ngạch
xuất khẩu ít chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 với mức suy giảm không nghiêm trọng,
dự báo chỉ tiêu này ước đạt 780-920 triệu USD trong năm 2020.
Dự báo tốc độ tăng trưởng GRDP Bình Định giai đoạn 2021- 2025 sẽ suy giảm kéo
dài, tuy giai đoạn về sau có sự hồi phục nhưng có độ trễ nhất định, cụ thể:
Bảng 3: Kết quả dự báo tốc độ tăng tổng GRDP và GRDP của các ngành giai đoạn 20212025 tại Bình Định sau ảnh hưởng của dịch Covid-19
Năm

2020*


2021

2022

2023

2024

2025

BQ 2021-2025

Tốc độ tăng (%)

Tổng GRDP

7,0-7,2

5,71

5,82

6,02

6,15

6,29

6,00


Nông - lâm - thủy sản

3,3-3,5

3,0

2,6

2,7

2,5

2,4

3,0

Công nghiệp - Xây dựng

9,3-9,5

6,7

6,9

6,9

7,0

7,1


6,9

Dịch vụ

7,6-7,8

5,1

5,1

5,0

5,0

5,2

5,1

10,1-10,3

6,7

6,9

0,7

0,8

5,0


3,4

Thuế sản phẩm trừ trợ
cấp sản phẩm

Nguồn: Tính tốn của BISEDS
* Sớ liệu năm 2020 từ Qút định 108/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 9/1/2020

2.2. Kim ngạch xuất – nhập khẩu
Để dự báo chỉ tiêu Kim ngạch xuất khẩu của Bình Định, nghiên cứu dựa trên kết
quả hồi quy chuỗi dữ liệu thời gian giữa kim ngạch xuất và giá trị tăng trưởng GRDP của
địa phương. Dự trên phân tích đồ thị mối quan hệ nhân quả giữa GRDP và kim ngạch xuất
khẩu của Bình Định trong giai đoạn 2001-2020 kết hợp sử dụng phần mềm SPSS cho ra
4


kết quả dự báo Kim ngạch xuất khẩu của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025 cụ thể
được dẫn ra ở bảng 4 như sau:
Bảng 4: Dự báo Kim ngạch xuất khẩu Bình Định giai đoạn 2021-2025
ĐVT: Triệu USD
Năm

2020*

2021

2022

2023


2024

2025

BQ 20212025

KN XK (Bình thường)

970

1.050,88

1.125,36

1.202,94

1.283,82

1.368,15

1.206,23

KN XK (Covid-19)

970

840,71

900,29


962,35

1027,05

1094,52

934,91

Nguồn: Tính tốn của BISEDS
* Sớ liệu năm 2020 từ Quyết định 108/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 9/1/2020

Dựa trên kết quả phân tích ANOVA của mơ hình dự báo (chủ yếu là các hệ số R2,
SEE và Sig) cho thấy các chỉ tiêu thống kê đều rất tốt cho mục đích dự báo. Kiểm định
tiền nghiệm cho giai đoạn 2015-2019 cho thấy mơ hình dự báo của hàm xu hướng là rất
tốt khi độ lệch giữa giá trị dự báo và giá trị thực là 4,2%. Đối với số liệu chịu tác động bởi
nhiều yếu tố vĩ mơ và khá nhạy cảm với tình hình kinh tế thế giới thì độ lệch này là khá
thấp và mơ hình hồn tồn phù hợp với tình hình thực tế về tình hình xuất khẩu của Bình
Định. Tuy nhiên tình hình Covid-19 sẽ làm suy giảm khá đáng kể đến kim ngạch xuất
khẩu của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025.
2.3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Dựa trên phương pháp phân tích chuỗi số liệu thời gian về Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cho thấy các số liệu này có xu hướng tăng đều qua các
năm và không có nhiều biến động, cho nên sử dụng cách tiếp cận sử dụng chuỗi thời gian
với mô hình xu thế (tuyến tính và phi tuyến tính) là phù hợp.
Sử dụng phần mềm SPSS để chạy kết quả phân tích ANOVA cho một số mơ hình
hồi quy tuyến tính và phi tuyến cho thấy đa số các mơ hình đều có R 2 và hệ số Sig. đều
thỏa mãn cho mục đích dự báo. Trong đó mơ hình Quadratic (hàm bậc 2) có chỉ số R 2 =
0,997 và RMSE thấp nhất (1.003). Như vậy, nghiên cứu này sử dụng mơ hình Quadratic
để dự báo cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Bình Định

cho giai đoạn 2021-2025. Trong năm 2020 do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát,
dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng hàng hóa trên địa bàn suy giảm đột
ngột kéo theo suy gảm thu nhập bình quân đầu người, GRDP của địa phương cũng như
cho tổng doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Bình Định giai đoạn 2021-2025 với mức suy
giảm từ 15-20% bình quân hằng năm cho giai đoạn này. Kết quả dự báo Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025 cụ thể
được dẫn ra ở bảng 5 như sau:
Bảng 5: Dự báo Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
của Bình Định giai đoạn 2021-2025
ĐVT: Tỷ đồng

Năm
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và

2021
87.570

2022
95.529
5

2023
103.836

2024
112.489

2025
121.490



DTDVTD (Bình thường)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
DTDVTD (Covid-19)

72.435

75.700

83.951

92.616

101.267

Nguồn: Tính tốn của BISEDS

2.4. Tổng doanh thu du lịch
Dựa trên nghiên cứu của Wilson & Keating (2009) và Akal (2004) đã chỉ ra mối
quan hệ tương đối lớn và chặt chẽ giữa lượng khách du lịch và doanh thu du lịch trong khi
mối quan hệ giữa các biến độc lập khác đối với biến doanh thu du lịch là khá mờ nhạt và
khơng rõ ràng. Nhằm đơn giản hóa tính chất phức tạp của mơ hình nhưng vẫn đảm bảo
tính chính xác, đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính giữa biến độc lập là lượng
khách du lịch với biến phụ thuộc là Doanh thu du lịch. Kết quả hồi qui tổng doanh thu
ngành du lịch theo lượng khách du lịch tại Bình Định thu được mơ hình tuyến tính giữa
biến phụ thuộc Doanh thu và biến độc lập là lượng khách với các hệ số cụ thể theo mơ
hình như sau: Doanh_thu = 2,4 * Lượng_khách – 5.597
Với các giá trị kiểm định se = (0,000), R 2 = 0,919 và D-W= 1,57. Qua các kiểm
định về khuyết tật, mơ hình phù hợp với mức ý nghĩa là 5%. Bên cạnh đó, ngành du lịch
chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ dịch Covid-19, nên doanh thu du lịch của tỉnh trong

giai đoạn 2021 – 2025 ước sẽ suy giảm khoảng 10% năm 2021 so với mức dự báo trong
trường hợp bình thường, do GDP cả nước giảm dẫn đến nhu cầu du lịch trong nước giảm,
bên cạnh đó lượng khách du lịch Quốc tế giảm theo. Các năm tiếp theo từ 2022 – 2025 sẽ
trở lại tốc độ tăng trưởng bình thường. Sử dụng mơ hình hồi qui này để dự báo cho tổng
doanh thu ngành du lịch của Bình Định cho giai đoạn 2021-2025 thu được kết quả dự báo
được dẫn ra ở bảng 6:
Bảng 6: Dự báo Tổng doanh thu du lịch Bình Định giai đoạn 2021-2025
ĐVT: Tỷ đồng

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng doanh thu du lịch (Bình thường)

8.725

9.942

11.263

12.696


13.603

Tổng doanh thu du lịch (Covid-19)

7.765

8.947

10.249

11.807

12.786

Nguồn: Tính tốn của BISEDS

2.5. Thu ngân sách
Nghiên cứu của Cinar & cộng sự (2014) và Risti & cộng sự (2013) cũng đã chỉ ra
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của một số quốc gia được nghiên
cứu là khá chắc chắn. Ngoài ra trong hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ này
là cùng chiều, chỉ một số ít các trường hợp chỉ ra điều ngược lại nhưng chỉ trong một
khoản thời gian ngắn do ảnh hưởng của "độ trễ thời gian" và sau đó mối quan hệ này sẽ
quay về cùng chiều.
Phân tích bước đầu bằng phương pháp đồ thị chuỗi dữ liệu thời gian giữa GRDP và
Thu ngân sách của Bình Định trong giai đoạn từ 2005-2019, nghiên cứu đã phát hiện ra
mối quan hệ đồng biến khá chặt chẽ giữa thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế địa phương
trong giai đoạn này. Sử dụng mơ hình hồi quy nhân quả gữa GRDP và thu ngân sách để
6



dự báo chỉ tiêu thu ngân sách Bình Định giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên trong năm 2020
do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế của địa phương,
từ đó làm thu ngân sách cũng suy giảm đáng kể. Kết quả dự báo Thu ngân sách của Bình
Định trong giai đoạn 2021-2025 ở điều kiện bình thường và trong trường hợp chịu ảnh
hưởng của dịch bệnh được dẫn ra ở bảng 7 cụ thể như sau:
Bảng 7: Dự báo Thu ngân sách Bình Định giai đoạn 2021-2025
ĐVT: Tỷ đồng
Năm

2020*

2021

2022

2023

2024

2025

Thu NS (Bình thường)

9.856,9

14.918,9

16.265,2


17.668,9

19.129,9

20.648,2

Thu NS (Covid-19)

9.856,9

11.433,4

12.980,1

14.681,9

16.550,2

18.367,6

Nguồn: Tính tốn của BISEDS
* Sớ liệu năm 2020 từ Qút định 108/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 9/1/2020

Dựa trên kết quả phân tích ANOVA của mỗi mơ hình Linear và Quadratic cho thấy
các chỉ tiêu thống kê đều rất tốt cho mục đích dự báo. Kiểm định tiền nghiệm cho giai
đoạn 2015-2019 cho thấy mơ hình dự báo của hàm xu hướng là rất tốt khi độ lệch giữa giá
trị dự báo và giá trị thực là 2,8%. Đối với trường hợp dự báo do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, mức suy giảm thu ngân sách là khá lớn.
2.6. Vốn đầu tư
Theo mơ hình kinh tế về vấn đề các nguồn lực tăng trưởng kinh tế Solow đưa ra

mối quan hệ hàm số rất chặt chẽ giữa yếu tố vốn đến quá trình tăng trưởng sản lượng của
một địa phương hay quốc gia. Vì vậy, đề tài sử dụng mơ hình nhân quả giữa biến độc lập
GRDP và biến phụ thuộc vốn đầu tư để dự báo cho chỉ tiêu vốn đầu tư Bình Định trong
giai đoạn 2021-2025, trong đó giá trị của biến GRDP trong giai đoạn 2021-2025 dùng để
dự báo được tính tốn trong phần trước.
Kết quả hồi qui biến vốn đầu tư theo biến GRDP tại Bình Định thu được mơ hình
tuyến tính với các hệ số cụ thể theo mơ hình như sau: Vốn_đầu_tư = 0,427 * GRDP –
333,748. Với các giá trị kiểm định se = (0,000), R 2 = 0,991 và D-W= 1,616. Qua các kiểm
định về khuyết tật, mơ hình phù hợp với mức ý nghĩa là 5%. Sử dụng mơ hình hồi qui này
để dự báo cho tổng vốn đầu tư của Bình Định (theo giá hiện hành) cho giai đoạn 20212025 trong 2 trường hợp bình thường và dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đối với
trường hợp vốn đầu tư chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng với tỷ lệ sụt giảm rất cao trong
năm 2020 và 2021, các năm sau có sự phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao dần nhưng thấp
hơn so với trường hợp không có dịch bệnh do yếu tố này có độ trễ khá cao. Kết quả tính
tốn chỉ tiêu này thu được kết quả dự báo được dẫn ra ở bảng 8 như sau:
Bảng 8: Dự báo vốn đầu tư Bình Định giai đoạn 2021-2025
ĐVT: Tỷ đồng

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

BQ


Vốn đầu tư (Bình thường)

41.696

45.312

49.082

53.005

57.083

49.236

Vốn đầu tư (Covid-19)

28.770

32.625

36.812

40.814

45.096

36.823

7



Nguồn: Tính tốn của BISEDS

2.7. Hệ số ICOR
Hệ số ICOR là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn
đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội của vùng hay địa phương. Hệ số ICOR được gọi là hệ
số sử dụng vốn, hệ số đầu tư tăng trưởng hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm.
Với dữ liệu dự báo về GRDP đã được dự báo, nghiên cứu tiến hành hồi quy chuỗi
số liệu về vốn đầu tư. Nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến
chỉ số ICOR của địa phương, trong điều kiện này cả 2 chỉ tiêu vốn đầu tư và GRDP của
Bình Định đều suy giảm (GRDP giảm mạnh hơn vốn) khiến chỉ số này có cao hơn trường
hợp bình thường nhưng khơng đáng kể. Kết quả dự báo chỉ số ICOR của Bình Định trong
giai đoạn 2021-2025 theo 2 hàm dự báo vốn đầu tư cụ thể được dẫn ra ở bảng 9 như sau:
Bảng 9: Dự báo chỉ tiêu ICOR của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025
Năm

2021

2022

2023

2024

2025

ICOR (Bình thường)

7,27


7,03

6,92

6,68

6,42

ICOR (Covid-19)

7,39

7,18

7,09

6,89

6,65

Nguồn: Tính tốn của BISEDS

2.8. GRDP bình quân đầu người
Đối với chỉ tiêu GRDP bình quân đầu người, nghiên cứu cần 2 số liệu bao gồm
tổng GRDP (theo giá hiện hành) và tổng dân số của Bình Định trong giai đoạn 20212025. Về số liệu tổng GRDP đã được dự báo theo phương pháp hồi quy chuỗi thời gian
đối với mẫu quan sát là quy mơ GRDP của Bình Định theo giá hiện hành trong giai đoạn
2021-2025. Đối với số liệu dự báo về tổng dân số trung bình của tỉnh trong giai đoạn
2021-2025 đề tài dự báo theo phương pháp chuyển tuổi.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến GRDP

Bình quân đầu người trong giai đoạn 2021-2025 và sự ảnh hưởng này là khá đáng kể. Kết
quả dự báo dân số và chỉ tiêu GRDP/người của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025 cụ
thể được dẫn ra ở bảng 10 như sau:
Bảng 10: Dự báo dân số và chỉ tiêu GRDP/người của Bình Định giai đoạn 2021-2025
ĐVT: Triệu/người
Năm

2021

2022

2023

2024

2025

BQ

GRDP/người (Bình thường)

62,71

67,82

73,09

78,53

84,12


73,26

GRDP/người (Covid-19)

60,15

64,99

69,83

74,83

79,72

69,90

Nguồn: Tính tốn của BISEDS

2.9. Năng suất lao động
Năng suất lao động là một thuật ngữ để ám chỉ mức độ hiệu quả của việc sử dụng
lao động. Năng suất lao động bằng đầu ra chia cho đầu vào lao động. Trong đó, các yếu tố
tác động đến năng suất lao động bao gồm một số yếu tố như: Trình độ phát triển nguồn
nhân lực của địa phương, tái cơ cấu nền kinh tế, khoa học-công nghệ... Đối với chỉ tiêu
này có thể được tiếp cận theo 2 phương pháp. Phương pháp thứ nhất là hồi quy chuỗi số
8


liệu theo các hàm xu hướng do số liệu mẫu tăng trưởng ổn định qua các năm và không có
nhiều biến động cho nên sử dụng cách tiếp cận sử dụng chuỗi thời gian với mơ hình xu

thế (tuyến tính và phi tuyến tính) là khá phù hợp. Phương pháp thứ hai là tính tốn năng
suất lao động của địa phương thông qua công thức: NSLĐ t = GRDPt/LLLĐt. Trong
nghiên cứu này, phương pháp thứ hai được sử dụng vì đảm bảo tính chính xác cao cũng
như mức độ sẵn có của số liệu phù hợp cho mục đích tính tốn dự báo năng suất lao động
bình qn trên người của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025.
Dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động địa phương
trong ngắn hạn, tuy nhiên sự ảnh hưởng này mang tính ngắn hạn và sẽ nhanh chóng quay
lại năng suất của địa phương. Bên cạnh đó sự thay đổi này không phản ánh bản chất
NSLĐ của địa phương nên nghiên cứu không đánh giá sự thay đổi NSLĐ của địa phương
trong giai đoạn này. Kết quả dự báo NSLĐ của Bình Định trong giai đoạn 2021-2025 cụ
thể được dẫn ra ở bảng 11 như sau:
Bảng 11: Dự báo NSLĐ của Bình Định giai đoạn 2021-2025
ĐVT: Triệu đồng
Năm

NSLĐ

2021

94,17

2022

101,54

2023

109,25

2024


2025

117,38

125,98

BQ

109,66

Nguồn: Tính tốn của BISEDS

2.10. Chỉ số HDI
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh,
định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc
gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển của một quốc gia.
Chỉ số này được phát triển bởi một kinh tế gia người Pakistan là Mahbub ul Haq và nhà
kinh tế học người Ấn Độ Amartya Sen vào năm 1990. HDI là một thước đo tổng quát về
phát triển con người, chỉ tiêu này được cấu thành từ chứa đựng ba yếu tố phản ánh tương
ứng ba khía cạnh thuộc về năng lực phát triển của con người, đó là: năng lực tài chính
(thu nhập), năng lực trí lực (giáo dục) và năng lực thể lực (y tế và chăm sóc sức khỏe).
Tuy nhiên nội hàm của 3 yếu tố cấu thành HDI và phương pháp tính đã có nhiều lần thay
đổi trong suốt giai đoạn từ năm 1990 cho đến nay. Hiện nay phương pháp tính chỉ số HDI
được sử dụng theo phương pháp được UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc)
công bố vào năm 2010 với công thức như sau: HDI =
Dựa trên kết quả hồi quy chuỗi thời gian theo các hàm xu thế cho thấy Hàm
Quadratic là phù hợp nhất cho mục đích dự báo với R2 và hệ số Sig. đều thỏa mãn (với R2
của hàm Quadratic đạt 0,99). Qua quá trình kiểm định ANOVA và kiểm tra tiền nghiệm
cho thấy mơ hình hồi quy chuỗi thời gian theo hàm xu hướng bậc hai là phù hợp nhất với

mục đích dự báo theo mục tiêu của đề tài. Trong đó độ lệch bình quân giữa kết quả dự báo
của mơ hình với kết quả thống kê về chỉ tiêu HDI của Bình Định trong giai đoạn 20152018 đối với mơ hình Quadratic là 0,32%. Kết quả dự báo chỉ tiêu HDI của Bình Định
trong giai đoạn 2021-2025 cụ thể được dẫn ra ở bảng 12 như sau:
Bảng 12: Dự báo chỉ tiêu HDI của Bình Định giai đoạn 2021-2025
9


Năm

2021

HDI

2022

0,693

2023

0,702

2024

0,711

2025

0,719

0,728


Nguồn: Tính tốn của BISEDS

2.11. Tốc độ tăng trưởng TFP
Hiện nay tính TFP có hướng dẫn của Bộ khoa học và Cơng nghệ 1 và Nghị định của
Chính phủ2. Nghiên cứu sử dụng phương pháp tính theo Nghị định, trong đó sử dụng hàm
sản xuất: Yt = Atf(Kt, Lt) với A là tiến bộ về hiệu quả kinh tế như công nghệ, phương pháp
quản lý, điều hành... (được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp). Các yếu tố chiến
lượt tác động tới tăng trưởng TFP gồm: Chất lượng lao động, thay đổi nhu cầu hàng hoá,
dịch vụ, thay đổi cơ cấu vốn, kinh tế, áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
Trong đó, tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp được xác định qua công thức:
GA= GY - αGK - βGL (Trong đó, GY là tốc độ tăng của GDP; GK là tốc độ tăng trưởng của
vốn; GL là tốc độ tăng trưởng của lao động; α và β là hệ số góc của vốn và lao động.) Dựa
trên kết quả nghiên cứu của BISEDS 2017, sử dụng bình qn của hệ số α và β đã được
tính toán trong giai đoạn 2011-2017 áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 (α = 0,35 và β =
0,65) với các giá trị về tốc độ tăng vốn đầu tư và lao động là các số liệu ước lượng trong
cùng giai đoạn. Số liệu về tốc độ tăng GRDP, vốn và lao động của Bình Định trong giai
đoạn 2021-2025 đã được dự báo ở các phần trước. Sử dụng các số liệu này vào mơ hình
tính tốn cho ra kết quả đóng góp của các nhân tố vào tình hình tăng trưởng của Bình
Định giai đoạn 2021-2025 được dẫn ra ở bảng 13 như sau:
Bảng 13: Đóng góp của vốn, lao động, TFP vào tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Bình
Định giai đoạn 2021-2025
Năm

Tốc độ tăng trưởng
GRDP %

Đóng góp các yếu tố %

Tỷ trọng đóng góp các yếu tố (%)


ɳgTFP

αgk

βgL

GRDP

TFP

K

L

2021

7,14

2,62

3,91

0,61

100

36,65

54,81


8,54

2022

7,27

2,79

3,91

0,57

100

38,34

53,76

7,90

2023

7,28

2,82

3,92

0,54


100

38,71

53,83

7,46

2024

7,32

2,93

3,89

0,51

100

39,98

53,10

6,91

2025

7,39


3,06

3,86

0,47

100

41,37

52,25

6,38

39,01

53,55

7,44

Bình qn đóng góp vào tăng trưởng GRDP Bình Định

Nguồn: Tính tốn của BISEDS

Trong giai đoạn 2021 -2025, nền kinh tế của địa phương tiếp tục chịu ảnh hưởng từ
dịch Covid-19 làm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế suy giảm khá nghiêm trọng, kéo
theo mức độ đóng góp của các yếu tố Vốn, Lao động và TFP đều giảm khá rõ rệt. Dự báo
kết quả đóng góp của các nhân tố vào tình hình tăng trưởng của Bình Định giai đoạn
Công văn số 2389/BKHCN-VCLCS ngày 06/07/2015 của Bộ khoa học và Cơng nghệ về việc hướng dẫn

tính tốn kết quả thực hiện một số mục tiêu của Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn
2011-2020.
2
Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ về việc quy định nội dung chỉ tiêu thống kê
thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
1

10


2021-2025 trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được dẫn ra ở bảng 14 như
sau:
Bảng 14: Đóng góp của vốn, lao động, TFP vào tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Bình
Định giai đoạn 2021-2025 trong trường hợp Covid-19
Năm

Tốc độ tăng trưởng
GRDP %

Đóng góp các yếu tố %

Tỷ trọng đóng góp các yếu tố (%)

ɳgTFP

αgk

βgL

GRDP


TFP

K

L

2021

5,71

2,17

3,09

0,45

100

38,03

54,12

7,85

2022

5,82

2,36


3,06

0,40

100

40,50

52,58

6,92

2023

6,02

2,61

3,03

0,38

100

43,41

50,33

6,26


2024

6,15

2,77

3,02

0,36

100

44,98

49,11

5,92

2025

6,29

2,92

3,03

0,34

100


46,45

48,17

5,37

42,67

50,86

6,46

Bình qn đóng góp vào tăng trưởng GRDP Bình Định

Nguồn: Tính tốn của BISEDS

3. Một số chỉ tiêu và giải pháp phát triển kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn
2021 – 2025
3.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của Bình Định
Dự báo trong trường hợp không chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19
- Giá trị tổng sản phẩm địa phương bình quân hàng năm tăng 7,28%; trong đó công
nghiệp - xây dựng tăng 9,9%, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,1%, dịch vụ tăng 6,8%.
- Thu ngân sách bình quân hằng năm đạt 17.725 tỷ đồng.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 6.032 triệu USD.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm đạt xấp xỉ 49.200 tỷ đồng.
- GRDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 73,26 triệu đồng/người.
- Bình quân đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2021
– 2025 ước đạt: TFP đóng góp 39,01; Vốn 53,55; Lao động 7,44.
Dự báo trong trường hợp chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19

- Giá trị tổng sản phẩm địa phương bình quân hàng năm tăng 6,00%; trong đó công
nghiệp - xây dựng tăng 6,9%, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,0%, dịch vụ tăng 5,1%.
- Thu ngân sách bình quân hằng năm đạt 14.803 tỷ đồng.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 4.675 triệu USD.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm đạt xấp xỉ 36.800 tỷ đồng.
- GRDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 69,90 triệu đồng/người.
- Bình quân đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2021
– 2025 ước đạt: TFP đóng góp 42,67; Vốn 50,86; Lao động 6,46.
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế chủ yếu của Bình Định
3.2.1. Phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội và các ngành công nghiệp chế biến chế tạo
chủ lực của địa phương
11


Thứ nhất, tập trung thu hút đầu tư, phát triển những ngành có thế mạnh và giữ vị trí
quan trọng trong nền kinh tế- xã hội của tỉnh như: chế biến gỗ; chế biến thủy sản, súc sản;
sản xuất và chế biến thực phẩm; dệt may và giày da; công nghiệp chế tạo máy, cơ khí; chế
biến lâm sản; chế biến thức ăn chăn nuôi; sản xuất vật liệu xây dựng...
Thứ hai, chú trọng khâu giới thiệu, quảng bá và kêu gọi đầu tư vào KCN, CCN nói
chung và trong khu kinh tế Nhơn Hội nói riêng, đặc biệt phần mở rộng trên địa giới hành
chính xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định, Phân Khu 7 - Khu công nghiệp đô thị Becamex A. Nỗ lực trong mời gọi, thu hút đầu tư dự án FDI có quy mô lớn, công
nghệ hiện đại để làm “đầu tàu” thúc đẩy và tạo vệ tinh thu hút những dự án khác.
Thứ ba, tiếp tục nâng cấp nhanh các tuyến đường từ sân bay Phù Cát kết nối liên
hoàn với KKT Nhơn Hội. Phối hợp chặt chẽ, linh hoạt 4 không gian phát triển cơ bản
KKT Nhơn Hội ( không gian cảnh quan - dự trữ sinh thái, không gian phát triển công
nghiệp, không gian phát triển du lịch, không gian phát triển đô thị - nông thôn), 8 phân
khu chức năng (Khu đô thị, du lịch Tân Thanh, Vĩnh Hội, Khu đô thị cửa ngõ Cát Tiến,
Khu đô thị du lịch Nhơn Hội, Khu công nghiệp đô thị Nhơn Hội, Khu đô thị du lịch
Phương Mai, Đầm Thị Nại, Khu công nghiệp - đô thị Becamex A, Khu đô thị - dịch vụ
Becamex B) theo định hướng lấy KKT Nhơn Hội là hạt nhân phát triển cho thành phố

Quy Nhơn nói riêng và cả tỉnh nói chung. Quy hoạch Khu kinh tế Nhơn Hội đến năm
2040 trở thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, mà trọng tâm là phát triển du lịch, dịch
vụ, đô thị, công nghiệp, cảng biển, năng lượng tái tạo và thủy sản với trên 3.600 ha đất tại
Khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định dành cho các khu đô thị và khu du lịch ven biển sẽ mở
ra cơ hội phát triển mới cho tỉnh tỉnh nói chung và thị trường bất động sản du lịch nói
riêng.
3.1.2. Phát triển ngành du lịch gắn liền với thị trường bất động sản
Trong giai đoạn 2021 - 2025, sẽ tiếp tục lấy ngành du lịch là điểm tựa để phát triển,
nâng cao giá trị bất động sản của địa phương, đặt biệt là các đô thị ven biển với một số
định hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, đa dạng hóa sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu đa dạng của du
khách, tạo ra sự khác biệt hóa trong các sản phẩm du lịch so với các địa phương khác như:
mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng, giá cả … để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng du khách
có phân cấp thu nhập khác nhau. Đến năm 2025, phát triển Khu du lịch biển đảo Phương
Mai - núi Bà về cơ bản đạt chuẩn Quốc gia, tạo tiền đề để năm 2030 thực sự trở thành khu
du lịch quốc gia, tạo động lực để thu hút khách du lịch đến Bình Định và các tỉnh trong
khu vực nói chung với các loại hình du lịch đa dạng và chất lượng cao như nghỉ dưỡng
biển, thể thao, sinh thái biển, đầm …
Thứ hai, liên kết vùng theo một số định hướng hình thành các (1) Cluster du lịch
Bình Định - Quảng Nam - Đà Nẵng - Huế; (2) Cluster du lịch Bình Định - Phú Yên - Gia
Lai - Kon Tum - Đăk Lăk; (3) Phát triển mới tuyến du lịch gắn với sự ra đời và hình thành
chữ quốc ngữ giữa Bình Định và Quảng Nam; Con đường di sản văn hóa Chăm nối dài từ
Bình Thuận đến Quảng Nam. Đầu tư trùng tu, tôn tạo một số di tích lịch sử, văn hóa có
giá trị để thu hút du khách, không đầu tư tràn lan, thiếu chọn lọc; khôi phục và phát huy
12


các giá trị văn hóa phi vật thể trở thành sản phẩm du lịch chuyên biệt và chuyên nghiệp
như võ cổ truyền, hát bội, hát bài chọn dân gian, một số lễ hội đặc sắc; tổ chức các hoạt
động văn hóa văn nghệ ngoài trời, nghệ thuật đường phố …

Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư nhanh chóng triển khai một số dự án lớn
trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh như: Khu du lịch sinh thái Vũng Chua; Khu du lịch
sinh thái đầm Thị Nại; tổ hợp khách sạn DV-1, DV-2, DV-3 trên các khu đất DV-1, DV-2,
DV-3 của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.
3.1.3. Phát triển ngành Logistics
Thứ nhất, phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ Logistics, hình thành chuỗi cung
ứng dịch vụ logistics tại miền Trung - Tây Nguyên. Phát triển đa dạng các loại hình dịch
vụ logistics theo hướng tích hợp nhiều dịch vụ với cơng nghệ hiện đại, chuyên nghiệp. thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập văn phịng đại diện trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Tập trung phát triển các doanh nghiệp có khả năng trực tiếp thực hiện toàn bộ các khâu
trong chuỗi dịch vụ logistics.
Thứ hai, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng logistics. Nâng cấp hệ thống giao thông kết
nối đến các cảng hàng không, cảng biển, ga đường sắt, các bến thủy nội địa có điều kiện
trở thành đầu mối trung chuyển. Nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng biển, các cầu tàu, hệ thống
bốc dỡ, vận tải. Khơi thông, nạo vét các luồng lạch để tạo điều kiện cho sự lưu thông của
tàu hàng có tải trọng lớn. Xây dựng ICD tập trung theo đúng quy hoạch của quy hoạch
Cảng cạn và tập trung dịch vụ kho bãi hiện nay thành một khu ICD chuyên biệt. Đến năm
2025, hình thành Trung tâm logistics hạng II có quy mô tối thiểu 20 ha trên hành lang
kinh tế QL 19, được trang bị những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt nhất nhu cầu của
khách hàng.
Thứ ba, tiêu chuẩn hóa dịch vụ logistics; thành lập Đại lý hải quan tại Bình Định,
Hiệp hội doanh nghiệp logistics tỉnh Bình Định. Thành lập Hiệp hội Logistics Bình Định,
trên cơ sở đó phát huy vai trò của Hiệp hội trong tư vấn, hỗ trợ các hội viên về các vấn đề
liên quan như đào tạo lao động, tư vấn pháp luật, phổ biến kiến thức và thông tin thị
trường, chia sẻ cơ hội, hợp tác đầu tư, tham gia góp ý, phản biện chính sách … Xây dựng
cơ sở dữ liệu phục vụ cho cộng đồng logistics Bình Định và các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu.
3.1.4. Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng
sạch
Thứ nhất, tập trung phát triển một số ngành, dự án có hàm lượng công nghệ cao,

thân thiện và bền vững với môi trường như: Nhanh chóng triển khai, hồn thiện khu cơng
viên khoa học và trung tâm phần mềm của tỉnh tại Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn để tạo
thuận lợi cho việc thu hút đầu tư vào ngành cơng nghiệp phần mềm, trí tuệ nhân tạo. Đẩy
mạnh thu hút đầu tư vào ngành điện - điện tử, công nghiệp phụ trợ của ngành này tại các
Khu cơng nghiệp Hịa Hội/Cát Trinh nhằm tận dụng lợi thế của sân bay Phù Cát, đáp ứng
yêu cầu vận chuyển nhanh bằng đường hàng không. Khai thác cơ hội từ sự dịch chuyển
các cơ sở sản xuất từ ASEAN và Trung Quốc sang Việt Nam. Phát triển năng lượng gió,
mặt trời tại những vùng đất khô cằn, khó có điều kiện tổ chức sản xuất nông nghiệp; Sớm
13


đưa vào sản xuất hoá chất và dược phẩm các nhà máy tại Khu kinh tế Nhơn Hội; tạo điều
kiện để khuyến khích các doanh nghiệp chế tạo đưa vào các dây chuyền sản xuất các sản
phẩm từ cao su địi hỏi cơng nghệ và kỹ thuật cao như lốp ô tô theo công nghệ radial, săm
ô tô, xe máy bằng cao su tổng hợp và các sản phẩm cao su kỹ thuật khác; túi bao bì và các
trang thiết bị phịng hộ trong ngành y tế bằng vải khơng dệt; phát triển cơ sở in ấn nhãn
mác, bao bì phục vụ các ngành chế biến thực phẩm; chất tẩy rửa có chất lượng...
Thứ hai, tỉnh tiếp tục xây dựng, bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách thu hút đầu tư,
phát triển sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng sạch trên địa bàn
tỉnh. Tiếp tục đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xúc
tiến thương mại, thông tin thị trường. Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
nhỏ có điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật. Ưu đãi về
thuế và tín dụng đối với những cơ sở sản xuất vay vốn với mục đích đầu tư đổi mới công
nghệ.
Thứ ba, phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục tại chỗ
nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, kỷ luật làm việc tốt, phù hợp
với định hướng và nhu cầu phát triển của địa phương trong lĩnh vực công nghệ cao, công
nghiệp năng lượng sạch trong giai đoạn 2021- 2025.
3..1.5. Phát triển ngành ngư nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Thứ nhất, về trồng trọt cần triển khai các mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao,

hình thành chuỗi sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cho các chuỗi sản phẩm nông
nghiệp của địa phương gồm cây lúa giống, cây rau, cây ăn quả có múi, cây mai vàng An
Nhơn, và cây nấm dược liệu có giá trị cao.
Thứ hai, về chăn nuôi cần phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, đầu tư thâm
canh theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Tập trung phát
triển chuỗi giá trị sản xuất thịt bò chất lượng cao; phát triển chăn nuôi lợn thịt hướng nạc
với việc sử dụng giống cao sản đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho thị trường trong nước và
tham gia xuất khẩu; phát triển bị sữa ở quy mơ phù hợp với điều kiện khả năng đầu tư và
thị trường; tích cực xử lý, khống chế các dịch bệnh trên đàn vật nuôi và xử lý môi trường.
Thứ ba, về lâm nghiệp cần phát triển chuỗi giá trị rừng trồng cây gỗ lớn và chuyển
hóa rừng trồng nguyên liệu giấy sang rừng trồng gỗ lớn. Xây dựng chứng chỉ kinh doanh
rừng bền vững (FSC) cho diện tích trồng rừng sản xuất. Xây dựng và phát triển chuỗi giá
trị cây dược liệu và sản phẩm ngoài gỗ dưới tán rừng: trồng cây dược liệu dưới tán rừng
tại An Toàn (huyện An Lão), mở rộng trồng ở huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh có điều kiện
tự nhiên tương đồng.
Thứ tư, cần phát triển mạnh và đồng bộ nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ
hậu cần nghề cá. Hình thành và phát triển các khu sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ
cao ở huyện Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và Hoài Nhơn. Thực hiện hiệu quả Đề án thành
lập Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Mỹ Thành. Tập trung phát triển chuỗi giá
trị cá ngừ đại dương, nhân rộng chuyển giao công nghệ, ngư cụ của Nhật Bản để khai thác
cá ngừ đại dương đạt mục tiêu chuỗi liên kết nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm cá
ngừ Bình Định.
14


3.1.6. Phát triển kinh tế đô thị, đặc biệt là các khu đô thị ven biển
Thứ nhất, tập trung đầu tư phát triển tồn diện kinh tế đơ thị thành phố Quy Nhơn
và vùng phụ cận giai đoạn đến năm 2025 và những năm sau làm động lực mạnh mẽ thúc
đẩy kinh tế toàn tỉnh (9 khu vực), trong đó đối với các đô thị thuộc Khu trung tâm thành
phố Quy Nhơn; Các Khu đơ thị - du lịch phía Bắc sông Hà Thanh và Khu Đô thị mới

Nhơn Hội (thành phố Quy Nhơn) là các đô thị ven biển tiềm năng phải được quy hoạch
phát triển thành khu đô thị phục vụ phân khúc bất động sản cao cấp, nghỉ dưỡng, xây
dựng trụ sở các nhành dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài chính, doanh nghiệp thơng tin
viễn thông, điện tử, phần mềm... Triển khai nhanh quy hoạch khu vực phía Nam đầm Đề
Gi làm 3 vùng: Khu đô thị biển Cát Khánh; Khu trung tâm đô thị du lịch biển (một phần
xã Cát Thành và xã Cát Hải); Khu du lịch xanh và vùng nông nghiệp theo hướng công
nghệ cao (một phần xã Cát Thành).
Thứ hai, phát triển Thung lũng sáng tạo Quy Nhơn thành đô thị khoa học, giáo dục
gắn với hợp tác quốc tế gồm 3 phân khu chức năng cơ bản: Khu đô thị khoa học; Khu
công viên khoa học và công viên phần mềm tỉnh; Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo
dục liên ngành. Nhanh chóng triển khai quy hoạch khu đô thị Long Vân theo hướng là
khu đô thị mới hiện đại về tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan; đồng bộ hệ thống hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với tính chất chính là đơ thị trí tuệ nhân tạo; điều chỉnh
quy hoạch thành khu đô thị trí tuệ nhân tạo để thu hút đầu tư chủ yếu phát triển lĩnh vực
nghiên cứu, sáng tạo, phát triển theo thời đại 4.0; làm cơ sở để quản lý quy hoạch và đầu
tư xây dựng. Nhanh chóng triển khai dự án Tổ hợp giáo dục - trí tuệ nhân tạo và đô thị
FPT Quy Nhơn, theo đó trung tâm AI Quy Nhơn sẽ là hạt nhân liên kết để đào tạo nguồn
nhân lực số và phát triển các sản phẩm AI ở vùng duyên hải miền Trung với mục tiêu xây
dựng và phát triển trung tâm này trở thành một trung tâm AI hàng đầu cả nước, tiến đến là
một trong những trung tâm AI hàng đầu khu vực và có vị trí trên thế giới.
Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư nhanh chóng triển khai một số dự án lớn
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, các bất động sản quan trọng của địa
phương như: Đầu tư phát triển đô thị tại Phân khu số 3, Khu đô thị sinh thái Nhơn Hội;
Khu phức hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung cư cao cấp tại Khu đất C1 Đông
Điện Biên Phủ; Khu phức hợp thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn và chung cư
thương mại tại 72B Tây Sơn; Khu Đô thị - Dân cư - Dịch vụ - Công nghiệp Cát Trinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình phát
triển kinh tế - xã hội năm 2019; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2020, UBND tỉnh

Bình Định (2019).
2. Hệ thống chỉ tiêu phục vụ công tác dự báo kinh tế thành phớ Hồ Chí Minh –
Thực trạng và hướng hoàn thiện, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
(2016).
3. Niên giám Thơng kê Bình Định, Cục Thống kê Bình Định (2016, 2017, 2018)
4. Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy
định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
15


5. Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, HĐND
tỉnh Bình Định (2015).
6. Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm (các năm từ 20102018), HĐND tỉnh Bình Định.
7. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chiến lược phát triển Bình
Định trở thành một cực tăng trưởng phía Nam vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Viện
Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định, Bình Định (2017).
8. Quyết định số 4317/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2017 của UBND tỉnh
Bình Định về việc ban hành Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Bình Định đến năm
2025.
9. Quyết định 108/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định ngày 9/1/2020 Về việc
ban hành một số chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020.
10. Quyết định số 514/QĐ-TTg ngày 8 tháng 5 năm 2019 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh
Bình Định đến năm 2040.

16




×