Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lựa chọn phương án sử dụng ván khuôn trong thi công nhà cao tầng bằng phương pháp AHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.98 KB, 6 trang )

PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Lựa chọn phương án sử dụng ván khuôn trong
thi công nhà cao tầng bằng phương pháp AHP
Application of AHP method to select formwork options in high-rise building construction
> NGUYỄN QUỐC TOẢN*, NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH
Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
* Email:

108

TĨM TẮT
Lựa chọn phương án sử dụng ván khn hợp lý, phù hợp với đặc
điểm của cơng trình và năng lực của nhà thầu thi cơng đóng vai
trị quan trọng trong việc phần đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng
chất lượng và giảm chi phí xây dựng. Do vậy, đây luôn là mong
muốn của các nhà thầu thi công. Bài báo này sử dụng phương pháp
AHP để so sánh các giải pháp sử dụng ván khuôn trong thi công
nhà cao tầng hiện nay tại Việt Nam nhằm lựa chọn được phương án
tốt nhất. Thông qua các tổ chuyên gia bảy người, tiêu chí lựa chọn
được xác định là sự tối ưu về kinh tế; Tính cơ giới hóa trong sử
dụng công cụ thiết bị kỹ thuật cao; Tổ chức lao động hợp lý và hiệu
quả; Tiêu chuẩn hóa và định hình hóa thi cơng. Phân tích cho thấy
phương án sử dụng ván khuôn nhôm trong thi công các dự án nhà
cao tầng có ưu thế vượt trội so với các phương án cịn lại. Kết quả
nghiên cứu đóng góp quan trọng cả về phương diện khoa học và
thực tiễn trong việc lựa chọn phương án sử dụng ván khn, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà
thầu xây dựng nói chung.
Từ khóa: Ván khn thép định hình; ván khn gỗ cơng nghiệp; ván
khn nhơm AHP; tiêu chí, nhà thầu thi cơng



ABSTRACT
Choosing a construction formwork used option suitable to the
project's characteristics and the construction contractor's capacity
is vital to speeding up the construction schedule, boosting quality, and
reducing construction costs. Therefore, it is always the desire of
building contractors. Based on the comparison of using formwork
alternatives in constructing high-rise buildings, this study suggests
applying the AHP method to be able to select the best one. A group of
seven experts determines the selection criteria that are (i) economic
optimization, (ii) high level of mechanization in using tools and
equipment, (iii) organizing the usage of labor reasonable and
effective, and (iv) the standardization of construction processes. The
analysis shows that using aluminum construction formwork for
constructing high-rise projects has outstanding advantages
compared to others. Thus, the research outcomes significantly
contribute to science and practice in selecting construction
formwork in high-rise building projects. They also contribute to
improving the efficiency of production and business activities of
construction contractors.
Keywords: Steel formwork; industrial wood formwork; aluminum
formwork; AHP; criteria; construction contractor

1. MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, theo Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 2011 - 2020, ngành Xây dựng là ngành kinh tế có vị trí, vai trị
chiến lược quan trọng trong cơng cuộc xây dựng và phát triển
đất nước. Cùng với sự hồi phục của thị trường bất động sản
trong giai đoạn 2014 - 2018, lĩnh vực xây dựng, xây lắp và phát
triển hạ tầng đã phát triển mạnh với tăng trưởng trung bình

9.15%/năm so với mức 4.75% giai đoạn trước 2013 [6]. Trong
những năm gần đây, những tiến bộ trong công nghệ thi công
xây dựng đã dẫn đến nhiều đổi mới và xu hướng mới nổi do tốc
độ xây dựng và độ bền vững cơng trình. Trong số các dây chuyền
thi cơng chính quyết định đến tiến độ, chất lượng, an tồn và

hiệu quả kinh tế thì dây chuyền thi cơng ván khn đóng vai trị
quan trọng bởi nó đẩy nhanh tiến độ thi cơng làm giảm giá
thành cơng trình và tạo ra chất lượng sản phẩm cao, đồng thời
nó thể hiện trình độ xây lắp của nhà thầu. Ván khn cần phải
đảm bảo chịu lực, ổn định và dễ tháo lắp, vận chuyển để mang
tới thuận tiện cho các công việc về sau. Ván khn phải được
ghép kín, khít để khơng làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê
tông. Công nghệ ván khuôn hiện nay trên thế giới rất phong phú
cả về chủng loại và vật liệu chế tạo, đặc biệt là công nghệ ván
khuôn sử dụng vật liệu nhẹ. Các loại ván khn điển hình như:
ván khn trượt, ván khuôn tấm mảng lớn, ván khuôn bay, ván
khuôn nhôm định hình là những ván khn được sử dụng cùng

10.2021

ISSN 2734-9888


với sự phát triển cũng như cơ giới hóa kỹ thuật thao tác mang
những đặc thù riêng trong thi công cơng trình.
Vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành xây dựng, là một
trong các chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá lựa chọn phương
án thi công xây dựng cơng trình [12]. Do đó, trước tình hình cạnh
tranh hết sức khốc liệt trong thị trường xây dựng, việc nghiên cứu,

tìm kiếm giải pháp ván khn phù hợp là hết sức cần thiết đối với
mỗi nhà thầu xây dựng. Vấn đề đặt ra của mỗi nhà thầu liên quan
đến bài tốn ra quyết định đa tiêu chí (MCDM). Trong đó, phương
pháp AHP là một trong các phương pháp định lượng có cấu trúc và
phân tích các quyết định phức tạp, giúp cho nhà thầu xây dựng
đưa ra quyết định tốt hơn [10]. Bài báo đưa ra phân tích lựa chọn
giải pháp ván khuôn cho thi công xây dựng nhà cao tầng ở Việt
Nam trên cơ sở đánh giá bằng phương pháp AHP.

Cần tiến hành sàng lọc các phương án để loại bỏ ngay các
phương án không đạt yêu cầu theo tiêu chí sàng lọc. Ví dụ, nếu
một phương án cơng nghệ hoặc phương án tổ chức thi công sử
dụng công nghệ gây ra tiếng ồn lớn trong một dự án thi cơng ở
ngay khu vực có trường học thì tiêu chí hạn chế tiếng ồn có thể là
tiêu chí sàng lọc để loại bỏ phương án này.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Đã có một số nghiên cứu áp dụng AHP để giải quyết vấn đề ở
các khía cạnh khác nhau trong ngành Xây dựng tại VN như: Vũ
Quyết Thắng, Nguyễn Thế Quân (2015) đã vận dụng phương pháp
phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn loại hợp đồng dự án sử dụng
trong dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư [8]. Nguyễn
Thế Quân (2015) áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
để lựa chọn phương án cơng nghệ thi công xây dựng [9]. Phạm
Quang Thanh (2019) áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc
(AHP) để lựa chọn phương thức thực hiện dự án đầu tư xây dựng
[11]. Phạm Hồng Luận và Nguyễn Đình Đạo (2013) ứng dụng
phương pháp AHP (Analytic hierarchy process) xác định các yêu
cầu đối với chất lượng thiết kế thuộc gói thầu thiết kế - thi công
[7]. Nguyễn Văn Châu và cộng sự (2015) đã đánh giá và đo lường

mức độ rủi ro kỹ thuật trong xây dựng cơng trình giao thơng
đường bộ ở Việt Nam thông qua phương pháp Fuzzy Analytical
Hierarchy Process (F-AHP) [2]. Nguyễn Quốc Toản (2020) sử dụng
phương pháp AHP để đánh giá lựa chọn nhà cung ứng vật liệu xây
dựng [13]. Tuy nhiên trong áp dụng phương pháp AHP để đánh
giá lựa chọn giải pháp ván khuôn thi công nhà cao tầng cho các
nhà thầu xây dựng tại Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nội dung phương pháp AHP, người ta cần phải có
được tập hợp các phương án đề xuất và các tiêu chí lựa chọn
phương án trước khi tiến hành các tính tốn cần thiết. Bài báo
nghiên cứu sử dụng quy trình áp dụng phương pháp AHP để lựa
chọn phương án ván khn như Hình 1.
Để có được các đánh giá chính xác về các phương án được đề
xuất, rất cần sự tham gia của các chuyên gia. Vì thế, việc thành lập
tổ chuyên gia của nhà thầu là cực kỳ quan trọng. Tổ chuyên gia là
những cán bộ của nhà thầu và các chuyên gia tư vấn được nhà
thầu mời. Họ được đào tạo theo hướng chuyên sâu, có kinh
nghiệm thực hành cơng việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận
chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể trong phạm vi nghiên cứu hoặc
có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức chung. Trong công
việc họ ln là người cho kết quả chính xác, tinh thơng nghiệp vụ,
am tường về công việc đang làm.
Các chuyên gia sẽ đóng vai trị quan trọng trong việc đưa ra
các tiêu chí sàng lọc, các tiêu chí lựa chọn phương án và quyết
định mức độ ưu tiên tương đối của các tiêu chí trên cơ sở so sánh
cặp. Họ cũng có thể góp phần vào việc đề xuất các phương án
công nghệ và tổ chức thi công mới cho công việc đang xét. Các
mục tiêu, ràng buộc và điều kiện của dự án cũng sẽ là các căn cứ
quan trọng để các chuyên gia ra quyết định liên quan đến các vấn

đề trên.

Hình 1. Quy trình áp dụng phương pháp AHP để lựa chọn phương án tổ chức thi công
(Nguồn [5])
Ngoài ra, các phương án đưa vào so sánh cũng cần được xem
xét trên cơ sở chi phí và thời gian, so sánh với các ràng buộc đã
được thiết lập. Sau khi sàng lọc, nếu số lượng phương án còn lại
nhiều hơn 1, khi ấy phương pháp AHP được sử dụng. Các chuyên
gia lại tham gia vào việc đề xuất các tiêu chí lựa chọn phương án,
đánh giá mức độ ưu tiên theo cặp của các tiêu chí cũng như độ ưu
tiên của các phương án theo từng tiêu chí, tính tốn các thơng số
theo phương pháp AHP và từ đó chọn ra được phương án cơng
nghệ ván khn phù hợp nhất.
4. SO SÁNH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VÁN
KHUÔN PHÙ HỢP
4.3.1. Thành lập tổ chuyên gia
Để lựa chọn phương án công nghệ ván khuôn cho nhà cao
tầng, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên gia, là những cán bộ,
kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động xây lắp cơng trình.
Tổ chun gia 07 người gồm 03 cán bộ trình độ kỹ sư xây dựng, có
kinh nghiệm trên 15 năm công tác thi công các công trình dân
dụng, đã và đang giữ vị trí chỉ huy trưởng cơng trường thi cơng
cơng trình nhà cao tầng. Các thành phần còn lại bao gồm 02
chuyên gia đến từ Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 02 chuyên gia
đến từ Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, các chuyên gia này đều

ISSN 2734-9888

10.2021


109


PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

đang giảng dạy và nghiên cứu về kỹ thuật và tổ chức thi công xây
dựng, kinh tế xây dựng.
Trên cơ sở các mục tiêu, ràng buộc và điều kiện của dự án nhà
cao tầng cần thực hiện, các chuyên gia sẽ đưa ra các tiêu chí sàng
lọc, các tiêu chí lựa chọn phương án và quyết định mức độ ưu tiên
tương đối của các tiêu chí trên cơ sở so sánh cặp. Ngồi ra, họ cũng
có thể góp phần vào việc đề xuất các phương án công nghệ thi
công mới cho công việc đang xét.
4.3.2. Lựa chọn phương án công nghệ
Để xây dựng các dự án nhà cao tầng bê tơng cốt thép, hiện nay
ở nước ta đã có nhiều giải pháp công nghệ ván khuôn. Trên cơ sở
những công nghệ ván khuôn đang được sử dụng ở VN: Ván khn
thép định hình, Ván khn gỗ tự nhiên, Ván khn gỗ công
nghiệp, Ván khuôn Composite (Nhựa tổng hợp), Ván khuôn nhôm.
Các chuyên gia đề xuất các phương án ván khuôn phù hợp với
cơng trình nhà cao tầng bê tơng cốt thép như sau:
- PA1: Sử dụng ván khuôn thép định hình
- PA2: Sử dụng ván khn gỗ cơng nghiệp (ván ép)
- PA3: Sử dụng ván khuôn nhôm
Giải pháp công nghệ sử dụng ván khuôn gỗ tự nhiên và nhựa
tổng hợp (Composite) cũng được đề xuất nhưng sau khi phân tích
đã bị loại bỏ do không phù hợp.
Trên cơ sở phân tích điều kiện năng lực, kinh nghiệm thi cơng
của nhà thầu cũng như thực trạng cơng trình, các chun gia đã
đưa ra 4 tiêu chí lựa chọn phương án là:

- Tiêu chí (C1): Hiệu quả kinh tế tối ưu
Tiêu chí này liên quan đến vốn đầu tư ban đầu, số lần luân
chuyển ván khuôn khi sử dụng; thời gian lắp-tháo-vận chuyển
- Tiêu chí (C2): Tính cơ giới hóa, cơng cụ thiết bị kỹ thuật cao
Tiêu chí này liên quan đến máy móc thiết bị trong nâng hạ vận
chuyển, tháo lắp, bảo dưỡng khi sử dụng giải pháp ván khuôn
- Tiêu chí (C3): Tổ chức lao động khoa học
Tiêu chí này liên quan đến việc xây dựng phương án thi công
hợp lý, khoa học khi sử dụng giải pháp ván khuôn (phối hợp giữa
người lao động-vật liệu xây dựng-máy móc thiết bị thi cơng) giúp
tăng năng suất lao động.
- Tiêu chí (C4): Tiêu chuẩn hóa và định hình hóa thi cơng
Tiêu chí này liên quan đến việc chuẩn hóa quy trình thi công
lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn được quy định chi tiết, rõ ràng.
Tiêu chí về an tồn chịu lực của giải pháp ván khuôn được bỏ
qua. Theo tổ chuyên gia, đây là tiêu chí tiên quyết bắt buộc phải
đảm bảo thỏa mãn khi lựa chọn bất kỳ giải pháp ván khn nào.
Tiêu chí về chất lượng cũng được bỏ qua, theo các chuyên gia,
chất lượng ván khuôn sẽ thể hiện thông qua chất lượng của cấu
kiện mà ván khuôn đúc ra (độ phẳng bề mặt, đúng hình dáng, kích
thước, kín khít của bề mặt; khơng bị cong vênh, phình), đây là tiêu
chí bắt buộc khi sử dụng bất kỳ loại ván khuôn nào.
1. Tiến hành lấy ý kiến của 07 chuyên gia bằng phiếu phỏng
vấn về xếp hạng mức độ ưu tiên của các tiêu chí ta thu được kết
quả tại Bảng 1.
Bảng 1. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên của các tiêu chí
Tổng
Yếu tố
Phỏng vấn chuyên gia
hợp

so sánh
cặp
1
2
3
4
5
6
7
C1 và C2
4
5
4
4
3
4
5
4
C1 và C3
3
3
2
2
2
2
2
2
C1 và C4
7
8

8
6
6
7
8
7
C2 và C3 1/2 1/2 1/3 1/4 1/2 1/2
1/2
1/2
C2 và C4
2
3
3
2
3
3
3
3
C3 và C4
4
5
5
6
5
5
6
5

110


10.2021

ISSN 2734-9888

Từ các ý kiến tổng hợp của chuyên gia về mức độ ưu tiên của
các tiêu chí, ta lập ma trận so sánh cặp tại Bảng 2.
Bảng 2. So sánh cặp các tiêu chí
Tiêu
chí
C1
C2
C3
C4
C1
1
4
2
7
C2
1/4
1
1/2
3
C3
1/2
2
1
5
C4
1/7

1/3
1/5
1
Tổng
1,89
7,33
3,70
16,00
Tiến hành tính tốn các dữ liệu theo phương pháp AHP. Trọng
số cho các tiêu chí được thể hiện trong Bảng 3
Bảng 3. Trọng số các tiêu chí khi so sánh cặp
Trọng số tiêu
chí
Tiêu chí
C1
C2
C3
C4
C1
0,528 0,545 0,541 0,438
0,513
C2
0,132 0,136 0,135 0,188
0,148
C3
0,264 0,273 0,270 0,313
0,280
C4
0,075 0,045 0,054 0,063
0,059

Với số tiêu chí n = 4 thì RI = 0,9. Ta tính tốn được các chỉ số sau:
λmax = (0,498*1,88 + 0,120*9,33 + 0,330*3,42 + 0,052*18) = 4,113
CI = (4,113-4)/(4-1)=0,038
CR = 0,038/0,9 = 4,19% < 9% đạt u cầu.
2. Tiếp tục tính tốn độ ưu tiên của các phương án theo từng
tiêu chí, ta thiết lập các ma trận tương ứng có kích thước bằng số
phương án đề xuất nêu ra.
Do có 4 tiêu chí so sánh, vì thế cần tính tốn 4 ma trận với các
số liệu thu được từ việc phỏng vấn tham khảo ý kiến chun gia.
Thiết lập ma trận tính tốn cho tiêu chí C1 (Hiệu quả kinh tế tối ưu):
Bảng 4. Ma trận mức độ ưu tiên của các phương án đối với tiêu chí
C1
Phương án
PA1
PA2
PA3
PA1
1
1/4
1/7
PA2
4
1
1/3
PA3
7
3
1
Tổng
12,00

4,25
1,48
Tính tốn trọng số cho các phương án theo tiêu chí C1 và thể
hiện trong Bảng 5:
Bảng 5. Trọng số các phương án theo tiêu chí C1
Phương
Trọng số
PA1
PA2
PA3
án
phương án
PA1
0,083
0,059
0,097
0,080
PA2
0,333
0,235
0,226
0,265
PA3
0,583
0,706
0,677
0,656
Với số tiêu chí n = 3 thì RI = 0,58. Ta tính tốn được các chỉ số sau:
λmax = (0,074*1 3 + 0,257*4,25 + 0,669*1,458) = 3,028
CI = (3,028-3)/(3-1)=0,0142

CR = 0,0142/0,58 = 2,44% < 5% đạt yêu cầu.
- Tương tự, tổng hợp các ý kiến tham khảo chuyên gia và lập
Bảng 6 tính tốn cho tiêu chí C2:
Bảng 6. Ma trận mức độ ưu tiên của các phương án đối với tiêu
chí C2
Phương án
PA1
PA2
PA3
1
PA1
1/4
1/6
4
1
PA2
1/2
6
2
PA3
1
11,00
Tổng
3,25
1,67


Tính tốn trọng số cho các phương án theo tiêu chí C2 được
kết quả sau:
Bảng 7. Trọng số các phương án theo tiêu chí C2

Phương
Trọng số
án
PA1
PA2
PA3
phương án
PA1

0,091

0,077

0,100

0,089

PA2

0,364

0,308

0,300

0,324

PA3
0,545
0,615

0,600
0,587
Tương tự, ta tính toán được các chỉ số:
λmax = (0,080*12 + 0,265*4,25 + 0,656*1,476) = 3,049
CI = (3,049-3)/(3-1)=0,024
CR = 0,024/0,58 = 4,21 % < 5% đạt yêu cầu.
- Tiếp tục lấy ý kiến chun gia để tính tốn và lập bảng mức
độ ưu tiên của các phương án đối với tiêu chí C3 như sau:
Bảng 8. Ma trận mức độ ưu tiên của các phương án đối với tiêu
chí C3
Phương án
PA1
PA2
PA3
PA1
1
1/3
1/5
PA2
3
1
1/2
PA3
5
2
1
Tổng
9,00
3,33
1,70

Tính tốn trọng số cho các phương án theo tiêu chí C3:
Bảng 9. Trọng số các phương án theo tiêu chí C3
Phương
Trọng số
án
PA1
PA2
PA3
phương án
PA1
0,111
0,100
0,118
0,110
PA2
0,333
0,300
0,294
0,309
PA3
0,556
0,600
0,588
0,581
λmax = (0,089*11 ,0 + 0,324*3,25 + 0,587*1,667) = 3,013
CI = (3,013-3)/(3-1)=0,006
CR = 0,006/0,58 = 1 ,08% < 5% đạt yêu cầu.
- Cuối cùng, ta lấy ý kiến phỏng vấn chuyên gia và lập bảng
mức độ ưu tiên của các phương án đối với tiêu chí C4 (Tiêu chuẩn
hóa và định hình hóa thi cơng):

Bảng 10. Ma trận mức độ ưu tiên của các phương án đối với tiêu
chí C4
Phương
án
PA1
PA2
PA3
1
PA1
1/3
1/4
3
1
PA2
1/2
4
2
PA3
1
8,00
Tổng
3,33
1,75
Tính tốn trọng số cho các phương án theo tiêu chí C4 và thể
hiện trong Bảng 11:
Bảng 11. Trọng số các phương án theo tiêu chí C4
Phương
Trọng số
án
PA1

PA2
PA3
phương án
PA1
0,125
0,100
0,143
0,123
PA2
0,375
0,300
0,286
0,320
PA3
0,500
0,600
0,571
0,557
λmax = (0,098*1 0 + 0,334*3,25 + 0,568*1,7) = 3,033
CI = (3,033-3)/(3-1) = 0,016
CR = 0,016/0,58 = 2,81 % < 5% đạt yêu cầu.
3. Sau khi tính tốn được các số liệu trọng số nêu trên, ta thiết
lập Bảng 12 tổng hợp kết quả tính tốn sau đây:

Bảng 12. Tổng hợp kết quả tính tốn
C1
C2
C3
C4
PA1

0,080
0,089
0,110
0,123
PA2
0,265
0,324
0,309
0,320
PA3
0,656
0,587
0,581
0,557

C1
C2
C3
C4

0,513
0,148
0,280
0,059

Nhân hai ma trận thể hiện trong Bảng 12 với nhau, ta có kết
quả đánh giá phương án lựa chọn tối ưu là phương án có giá trị lớn
nhất như sau:
PA1 = 0,0809
PA2 = 0,2841

PA3 = 0,6351
Theo kết quả nghiên cứu và tính tốn nêu trên, phương án có
kết quả lớn nhất là phương án PA3 (Phương án công nghệ dùng
ván khuôn nhôm) là phương án tối ưu nhất trong số các đề xuất
công nghệ tương ứng với các tiêu chí đánh giá mà tổ chuyên gia
đã đề ra.
Vậy ta lựa chọn công nghệ dùng ván khuôn nhôm để tiến hành
thi công các dự án nhà cao tầng.
5. LÝ GIẢI VỀ KẾT QUẢ
5.1. Xu hướng sử dụng ván khuôn nhôm
Tại một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, cốp pha
nhôm sử dụng chủ yếu trong việc thi công nhà cao tầng. Kết hợp
với các loại ván khuôn cho tường bao che hay hệ sàn thao tác. Đã
tạo ra những hệ thống cốp pha thay thế hiệu quả cho cốp pha ván
và Euro form truyền thống. Trong khi đó ở Ấn Độ, Malaysia và một
số nước Châu Phi, cốp pha nhôm được áp dụng cho nhà ở biệt thự
và nhà liền kề có tính trùng lặp, tương đồng lớn.
Hiện nay trên thế giới có rất nhều cơng ty nổi tiếng chuyên về
sản xuất ván khuôn tấm lớn như OURINORD, ALUMA,
DOKA,…Hãng OURINORD là nhà sản xuất chuyên về ván khuôn
tấm lớn với hơn 50 năm kinh nghiệm phát triển, theo nghiên cứu
khi sử dụng các sản phẩm ván khuôn tấm lớn của họ sẽ giảm được
khoảng 15% giá thành sản phẩm, 25% về thời gian thi công. Với
một năng lực sản xuất từ 2.000.000ft2/ năm (tương đương với
1.000 nhà ở/ngày), hãng ALUMA trải qua hơn 4 thập kỷ kinh
nghiệm và phát triển với hơn 50 quốc gia. Sản phẩm của hãng
tăng độ luân chuyển lên 40% và chất lượng sản phẩm cải thiện lên
con số 35%. Sản phẩm của hãng này nhẹ hơn bất kỳ sản phẩm so
sánh trong ngành cơng nghiệp, thời gian lắp ghép nhanh, giảm chi
phí lao động trực tiếp rất nhiều. Cơng ty DOKA có một thương hiệu

sản xuất ván khuôn nổi tiếng trên thế giới, với hơn 10 năm kinh
nghiệm xong họ đã làm hàng ngàn dự án nổi tiếng trên thế giới và
thương hiệu của họ đã được khẳng định qua các cơng trình như
tòa nhà cao nhất thế giới Buri Khalifa tại Ả Rập, nhà máy điện
Bauma tại Trung Quốc,… thế mạnh của hãng chính là ván khn
leo [4].
Xu hướng thiết kế các cơng trình cao tầng đã được tối ưu hơn
rất nhiều. Tối ưu hóa phong cách kiến trúc, kết cấu để phù hợp với
giải pháp cốp pha nhôm. Kết quả rằng trong những năm gần đây
xu hướng kiến trúc đã có nhiều thay đổi. Nhờ đó, kết cấu cũng
được tối ưu hóa, điển hình:
- Thiết kế sàn phẳng nhịp lớn, sàn PT ứng lực trước thay thế sàn
dầm cổ điển với số lượng lớn ơ sàn, dầm phụ.
- Thay vì thiết kế cột vách có kích thước lớn, với số lượng ít, thay
đổi chiều dày nhiều lần khi lên cao. Thì nâng số lượng cột vách, tăng
chiều dài giảm tiết diện. Hạn chế lượng vách thi cơng sau.
- Mơ hình chung mật độ dầm sàn khơng cịn dày đặc như trước
kia nữa.
Những thay đổi như vậy đã đơn giản hóa cơng tác thiết kế, thi
công ván khuôn. Đặc biệt là cốp pha nhôm.

ISSN 2734-9888

10.2021

111


PHÁT TRIỂN X ÂY DỰNG BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG


Bảng 13. Thông tin sử dụng ván khuôn nhôm tại một số dự án
Kết cấu áp
Thời gian thi
Số đợt
Dự án
dụng
công
thi công bê tông
Huyndai Hill State
Cột, vách,
5 ngày/1 sàn
1 lần đổ bê tông -cột-dầm sàn
dầm sàn
1500m2
Hà Đông
304 căn nhà liền kề hai tầng, mỗi
Khu nhà ở hộ gia
Cột, vách,
block khoảng 10 căn liền kề. Cả block
đình Formosa Hà
dầm sàn
sẽ được đổ nguyên khối 1 lần -cộtTĩnh
dầm sàn
5.2. Đánh giá hiệu quả chất lượng xây dựng khi sử dụng
ván khuôn nhôm so với việc sử dụng ván khuôn truyền thống
Với ván khuôn truyền thống chất lượng bề mặt và kích thước
bê tơng phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của công nhân.
Ván khuôn nhôm nhẹ hơn 30% so với ván khuôn thông
thường. Công nghệ sản xuất ván khuôn nhôm hiện đại bắt đầu từ
việc chế tạo các thanh nhôm thông qua quá trình nung chảy phơi

nhơm tạo ra sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn nhẹ, cường độ và hiệu
quả. Giữa các tấm sản phẩm nhôm nhẹ là tám dầm nhôm, cường
độ và trọng lượng nhẹ, tạo thành khối kết cấu hoàn hảo. Với kết
cấu thiết kế hệ giằng trên giàn nhôm nhẹ khung nhôm, khung
tường và ván khuôn trụ,…) dầm ván khuôn nhơm có kết cấu khỏe,
bền vững, dễ tháo dỡ, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn kết
cấu hệ giằng [5].
Khi sử dụng ván khn nhơm thì với bề mặt ván khuôn phẳng,
láng giúp tạo ra bề mặt bê tơng nhẵn mịn.
Bên cạnh đó, với cơng nghệ sản xuất hiện đại, tấm nhôm giảm
tối đa trọng lượng nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu tải cho
phép. Các cấu kiện được liên kết với nhau tạo nên hệ toàn khối
chịu lực tốt, vững vàng và trọng lượng nhẹ.
Tất cả các bộ phận của khuôn mẫu hợp kim nhôm được lắp ráp
bằng tấm nhôm hợp kim. Một khi hệ thống được lắp ráp, nó sẽ
được tạo thành một khn khổ hồn chỉnh với độ ổn định rất tốt
và khả năng chịu lực đến 60kN mỗi mét vuông [5].
Việc ghép ván khuôn bê tơng tồn khối bằng ván khn nhơm
đáp ứng được độ kín khít tiêu chuẩn, hạn chế mất nước xi măng
làm giảm mác bê tông.
Sử dụng ván khuôn nhôm ghép cấu kiện dầm sàn đổ liền khối
hạn chế được mạch ngừng trong xây dựng, chất lượng kết cấu cao
hơn.
5.3. Đánh giá về giá thành khi sử dụng ván khuôn nhôm so
với việc sử dụng ván khuôn truyền thống
Ván khuôn truyền thống hiện nay đa phần là sử dụng tài
nguyên gỗ (gỗ nguyên tấm hoặc gỗ ép). Việc sử dụng đại trà như
hiện nay dẫn đến tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt do số
vịng ln chuyển trong cơng trình thấp. Bên cạnh đó, trong q
trình gia cơng ván khn hay bị cắt bỏ nhiều lãng phí khơng tái sử

dụng được [5]. Một loại ván khuôn truyền thống nữa là ván khn
thép định hình, đây là loại ván khn cũng được sử dụng phổ biến
trong xây dựng hiện nay, tuy nhiên khá nặng không tiện cho việc
vận chuyển, và khả năng tạo thành ván khn tấm lớn khó khả thi.
Điều này làm chi phí lắp đặt, tháo dỡ khá lớn.
Trong khi đó, giá thành ván khn nhơm cao hơn hẳn các loại
hình khác nên chí phí đầu tư ban đầu không hề nhỏ. Đồng thời, kỹ
thuật quản lý yêu cầu khắt khe dẫn đến nhiều Công ty xây dựng
trong nước chưa có khả năng đầu tư. Nhưng đổi ngược lại xét tổng
thể một dự án thì khi sử dụng ván khn nhơm chi phí hồn thành
của tồn bộ dự án sẽ giảm đáng kể so với sử dụng ván khuôn
truyền thống. Ván khn nhơm có thể tái sử dụng đến 100 lần
(tức là sản phẩm có thể sử dụng cho 4-5 cơng trình). Thơng

112

10.2021

ISSN 2734-9888

Hư hỏng
Ván khn hầu như khơng bị biến
dạng
Ván khuôn hầu như không bị biến
dạng, sau khi tháo coppha cơng tác
hồn thiện cịn lại chỉ là sơn trang trí

(Nguồn [4, 5])
thường, dự án sử dụng lần đầu tiên sẽ hỏng khoảng 20%, 80% sản
phẩm còn lại sẽ được tái sử dụng cho dự án sau. Ván khuôn nhôm

rất dễ xử lý trong công tác làm sạch công nghiệp với quy trình
khép kín, góp phần bảo quản sản phẩm tốt và vệ sinh môi trường
(không bẩn bụi, an toàn) [5].
Tất cả các bộ phận của tấm lợp hợp kim nhơm đều có thể tái sử
dụng và khơng có rác thải tại chỗ sau khi gỡ bỏ ván khuôn để đảm
bảo mơi trường xây dựng an tồn, sạch sẽ và gọn gàng.
Khi sử dụng ván khuôn nhôm khả năng sai lệch kết cấu khá
thấp, bề mặt bê tông sau thi công thẫm mỹ. Mặt bê tông sử dụng
ván khuôn nhôm không cần tô trát như đối với ván khuôn truyền
thống. Chỉ cần mài nhám và phun sơn để hoàn thiện do đó giảm
đáng kể chi phí hồn thiện cơng trình.
Ví dụ thực tế về phân tích chi phí cho tịa nhà Mỹ Đình Plaza 2.
Tịa nhà này là tịa nhà 28 tầng nổi, diện tích xây dựng 2.340 m2
[5].
Bảng 14. Tóm tắt phân tích so sánh sử dụng giải pháp ván khn
(Tịa Mỹ Đình Plaza 2)
Đơn vị: tỷ đồng
Hệ ván khn
Hệ ván khn
nhơm định hình
thép định hình
6 tháng
12 tháng
Thời gian
7,284
5,463
Chi phí khn
21,397
29,346
Chi phí hồn thiện

6,374
10,243
Chi phí sơ bộ
0
2,959
Chi phí xử lý chất thải
2,049
5,918
Chi phí máy móc
Tổng
37,104 + X
53,929 + X
(Nguồn [5])
Trong đó X là chi phí chung cho tịa nhà (không ảnh hưởng bởi
loại ván khuôn)
Để dễ so sánh các kết quả biểu diễn bằng biểu đồ như sau:

Hình 2. So sánh tổng chi phí của tồn bộ dự án khi sử dụng hai loại ván khuôn
(Nguồn [5])


Bảng 15. So sánh đặc điểm của một số loại ván khn thơng dụng
Đặc điểm chính

Gỗ ván ép

Thép

Nhơm


Đầu tư ban đầu (VND/m2)

153.000

450.000

2.000.000-2.700.000

Luân chuyển (lần)

5-10

200

100

Chất lượng bề mặt

Tốt nhưng giảm nhanh theo số lần
sử dụng

Tốt nhưng giảm do gỉ và
biến dạng

Tốt

Trọng lượng (kg/m2)

5-10


+/-31

+/- 20

An tồn

Bình thường

Nguy hiểm

Tốt

Tốc độ quay vịng

Chậm

Chậm

Nhanh

Chi phí bảo dưỡng

Phụ thuộc thời tiết,
gia cơng

Cao

Trung bình

Khả năng thu hồi


Khơng có khả năng tái chế

Ít

Thu hồi ít nhất 80% giá trị

Bảo quản, bảo dưỡng

Kho kín có mái che tránh mưa,
nắng

Kho có mái che tránh
mưa, nắng

Kho có mái che tránh mưa, nắng
(Nguồn [1, 3, 14])

Có thể thấy khi sử dụng hệ ván khn nhơm định hình thì thời
gian xây dựng ít hơn một nửa so với sử dụng ván khuôn truyền
thống. Tuy chi phí dành cho ván khn nhơm là khá cao nhưng khi
sử dụng ván khn nhơm định hình thì các chi phí về hồn thiện,
máy móc giảm rõ rệt và nhất là chi phí chất thải xây dựng gần như
khơng mất ở khoản này vì ván khn nhơm ít tạo ra chất thải xây
dựng khi thi công dự án. Chính những điều này dẫn đến tồn bộ
chi phí cho thi công dự án giảm.
6. KẾT LUẬN
Việc lựa chọn giải pháp ván khn phù hợp là bài tốn liên
quan đến nhiều tiêu chí có mức độ ưu tiên khác nhau. Rất khó để
đưa ra giải pháp ván khn duy nhất cho tất cả các cơng trình nhà

cao tầng. Với mỗi cơng trình, có một giải pháp thiết kế khác nhau,
một kế hoạch tiến độ cũng như các giải pháp kỹ thuật công nghệ
xây dựng khác nhau. Tuy nhiên AHP là phương pháp lựa chọn đa
tiêu chí, phù hợp với các trường hợp ra quyết định phức tạp (hiệu
quả kinh tế, tính cơ giới hóa, định hình hóa, tiến độ và chất
lượng,…). Bằng việc so sánh cặp các tiêu chí dựa trên mức độ quan
trọng của chúng đối với việc lựa chọn giải pháp ván khn sau đó
so sánh đánh giá từng cặp chỉ tiêu dựa trên mức độ ưu tiên lựa
chọn nếu xem xét riêng từng tiêu chí và kết hợp các góc độ đánh
giá này lại cho kết quả so sánh tổng hợp có độ tin cậy cao. Các tác
giả đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để giải bài
tốn ra quyết định đa thuộc tính giúp nhà thầu xây dựng lựa chọn
được giải pháp ván khn phù hợp với điều kiện riêng của từng
cơng trình. Trong trường hợp có nhiều tiêu chí so sánh hơn, có thể
sử dụng phần mềm chuyên dụng, hoặc nhóm các tiêu chí thành
nhiều nhóm hơn và giải quyết bài tốn kết hợp AHP với một số
phương pháp khác như tích hợp AHP với ANP (Analytic Network
Process), hoặc AHP với TOPSIS,... để tận dụng được lợi thế của mỗi
phương pháp trong giải quyết vấn đề cụ thể.

3. Công ty cổ phần tổng kho cốp pha. 2021. Truy cập ngày 21/02/2021:
/>4. Đặng Hoàng Giang, Đánh giá hiệu quả sử dụng cốp pha nhơm định hình trong thi
cơng nhà cao tầng hiện nay, Luận văn thạc sỹ. 2018, Trường Đại học Thủy lợi.
5. Nguyễn Trường Huy, Nghiên cứu sử dụng ván khuôn nhôm trong thi công xây dựng
tại Việt Nam, Đề tài NCKH cấp bộ, Bộ Xây dựng. 2020.
6. Tổng cục Thống kê, Các báo cáo phân tích và dự báo thống kê năm 2020. Truy cập
ngày 26/8/2021: 2021.
7. Phạm Hồng Luận, Nguyễn Đình Đạo, Ứng dụng phương pháp AHP (Analytic
hierarchy process) xác định các yêu cầu đối với chất lượng thiết kế thuộc gói thầu thiết kế - thi
cơng. Tạp chí Xây dựng, 2013. 1-2013: p. 59-62.

8. Nguyễn Thế Quân, Vũ Quyết Thắng, Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
để lựa chọn loại hợp đồng dự án sử dụng trong dự án thực hiện theo hình thức đối tác cơng tư.
Tạp Chí Khoa Học Cơng Nghệ Xây Dựng (KHCNXD) - ĐHXD, 2015. 9(1): p. 104-109.
9. Nguyễn Thế Quân, Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn
phương án cơng nghệ thi cơng xây dựng. Tạp chí Kết cấu và công nghệ xây dựng, 2015.
17(2/2015): p. 21-26.
10. Saaty, T.L., The Analytic Hierarchy Process. 1980, New York: McGraw-Hill.
11. Phạm Quang Thanh, Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn
phương thức thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Xây dựng-ĐHXD,
2019. 13(3V): p. 125-135.
12. Nguyễn Quốc Toản, Hoàng Thị Khánh Vân, Cơ sở khoa học ứng dụng phương pháp
chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo trong đánh giá phương án tổ chức thi cơng của nhà thầu.
Tạp chí Xây dựng, 2013. 1(10): p. 108-110.
13. Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu cho nhà
thầu xây dựng bằng phương pháp AHP. Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng -ĐHXD, 2020.
14(3V): p. 149-162. DOI: />14. Nguyễn Bá Vỵ, Bùi Văn Yêm, Giáo trình Lập định mức kỹ thuật xây dựng. 2007. Nhà
xuất bản Xây dựng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blog Coppha Nhôm. Aluminum Formwork. 2021 Truy cập ngày 21/02/2021:
/>2. Nguyễn Văn Châu, Bùi Ngọc Toàn, Nguyễn Quang Phúc, Đo lường mức độ rủi ro kỹ
thuật trong xây dựng cơng trình giao thơng đường bộ ở Việt Nam bằng phương pháp F-AHP.
Giao thông Vận tải, 2015. 9: p. 49-52.

ISSN 2734-9888

10.2021

113




×