Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

THUỐC ĐIỀU TRỊ TIM MẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.18 KB, 13 trang )

Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

Chương 11
THUỐC TIM MẠCH
Mục tiêu:
1. Trình bày được thuốc điều trị 5 bệnh tim mạch: Loạn nhịp tim, suy tim, đau thắt
ngực, tăng huyết áp và chứng tăng mức lipid máu.
2. Trình bày được cấu trúc, cơ chế và hiệu lực tác dụng, tác dụng không mong muốn
của các nhóm thuốc cùng điều trị một loại bệnh tim mạch.
3. Trình bày được cơng thức, điều chế, tính chất lý hóa, phương pháp định tính và
định lượng, cơng dụng của các thuốc điển hình của mỗi nhóm thuốc.
Chương 11 đề cập đến các loại thuốc tim mạch sau:
- Thuốc chống loạn nhịp tim
- Thuốc trợ tim
- Thuốc chống đau thắt ngực
- Thuốc chống tăng huyết áp
- Thuốc hạ mức lipid/máu

A. THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM
NHỊP TIM VÀ LOẠN NHỊP: Tim đập tự động do thần kinh thực vật điều khiển:
Nhĩ thu
(0,1 s)
60 s / 0,8 s  70 nhịp

Tâm trương tồn bộ
Thất thu
(0,4 s)
(0,3 s)
Bình thường: 60-80 nhịp / phút. Loạn nhịp: > 85 nhịp / phút


* Các yếu tố ảnh hưởng nhịp tim:
a. Các yếu tố chủ yếu làm tăng nhịp tim:
+ Thần kinh giao cảm và các chất tác dụng giao cảm
+ [Ca++] cao ở dịch ngoài tế bào cơ (tim)
+ Hormon thượng thận và hormon tuyến giáp
b. Các yếu tố làm giảm nhịp tim :
+ Thần kinh phó giao cảm và các chất tác dụng phó giao cảm
+ [K+] cao ở dịch ngồi tế bào cơ (tim)
+ Sức cản mạch ngoài cao (động mạch chủ và ngoại vi).
* Sinh bệnh cảnh loạn nhịp tim:
1


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

- Bẩm sinh; tuổi cao; phẫu thuật…
- Ngộ độc (cây độc tim) và tác dụng phụ của thuốc.
THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM
Tác dụng: Tác động vào yếu tố điều hòa nhịp tim: trao đổi Na+, K+ và Ca++ qua màng
tế bào cơ tim; điện tim (nút và các bó dẫn truyền ).
Phân nhóm: Căn cứ vào khả năng tác động vào điện tim của thuốc
Nhóm I: Thuốc ức chế kênh Na+ nhanh (ổn định màng)
Tác dụng:
- Làm chậm dẫn truyền nhĩ-thất và ngoại nút
- Kéo dài thời gian khử cực: Chia thành các phân nhóm:
I(a). Kéo dài thời gian tái phân cực
I(b). Rút ngắn thời gian tái phân cực
I(c). Không ảnh hưởng thời gian tái phân cực

Nhóm II: Thuốc phong bế -adrenergic: Atenolon, propranolol….(Ch. 10)
Nhóm III: Thuốc làm giảm lưu thông kali:
Tác dụng: Giảm dẫn truyền nút, bó; kéo dài thời gian khử cực màng tế bào.
Danh mục: Amiodaron, Flecainid, Acecainid…
Nhóm IV: Thuốc phong bế kênh calci (các CEB) (CEB = Calcium Entry Blocking
Drugs)
Tác dụng: Giảm lượng Ca++ vào nội bào cơ. Với tim: Chậm quá trình khử cực,
kéo dài tâm trương (giãn cơ tim).
Chỉ định chung thuốc CEB:
1. Chống đau thắt ngực: Ưu tiên giãn động mạch vành: Diltiazem ưu thế hơn
các CEB khác.
2. Chống tăng huyết áp: Giãn động mạch toàn thân, hạ huyết áp.
3. Chống loạn nhịp tim: Verapamil ưu thế hơn CEB khác.
* Một số thuốc:
QUINIDIN SULFAT
H2C CH

H
3

2
4
7
5

1

N

8


HO

9

H

H3C O

H

6

. H2SO4 , 2 H2O

2
1

2

N

Công thức: (C20H24N2O2)2 .H2SO4 .2H2O
ptl: 782,9

Tên khoa học: 6 -Methoxy cinchonan-9-ol sulfat (2 : 1) dihydrat
2


Mơn: HĨA DƯỢC 1


Khoa: Dược

Nguồn gốc: Chiết từ vỏ cây Cinchona hoặc bán tổng hợp từ alcaloid đi kèm (2 đồng
phân đối quang: Quinin và quinidin cùng tồn tại trong cây).
Dược dụng: Chứa  20% hydroquinidin có hoạt tính, khơng độc.
Tính chất:
Bột kết tinh hình kim, vị rất đắng. Biến màu khi để lâu trong khơng khí, ánh
sáng.
Độ tan: Dễ tan trong ethanol (1 g/10 ml); tan trong nước (1 g/100 ml);
[]D20 = +275o đến +287o (quinin quay trái)
Định tính: Các phản ứng chung alcaloid Cinchona:
- Dung dịch / nước + H2SO4  huỳnh quang xanh lơ / UV 365 nm.
- Phản ứng thaleoquinin: Quinidin /nước + nước Br2  màu vàng; thêm NH3:
xuất hiện màu hồng  xanh lục bền.
- Phản ứng ion SO42- (với BaCl2 cho tủa BaSO4, màu trắng).
Định lượng: Acid-base/ acid acetic khan; HClO4 0,1 M; đo điện thế.
Tác dụng: Làm chậm nhịp tim do tác động trên điện tim.
Dược động học: Uống dễ hấp thu, thải trừ chủ yếu qua đường mật-ruột
Chỉ định: Loạn nhịp tim; ưu thế loạn nhịp nhĩ.
Liều thường dùng: Người lớn uống 200-400 mg/lần; 3-4 lần/24 h. Cấp: Tiêm IM dung
dịch quinidin gluconat: 600 mg; sau 2 giờ: 400 mg. Tiếp sau uống duy trì.
Dạng bào chế:
Viên 100; 200 và 300 mg; Viên giải phóng chậm 300 mg.
Thuốc tiêm quinidin gluconat 80 mg/ml ( 50 mg quinidin).
Hội chứng Cinchona: Do quá liều hoặc khơng chịu thuốc:
Trung bình: ù tai, mờ mắt loạn màu, đau đầu.
Nặng: Phong bế tim; hoảng loạn; tăng co bóp tử cung.
Chống chỉ định: Khơng đáp ứng thuốc cinchona, mang thai.
Thận trọng: Rối loạn thính, thị giác; loạn công thức máu.

Bảo quản: Tránh ánh sáng.
PROCAINAMID HYDROCLORID

H2N

CONH

CH2CH2 N(Et)2 . HCl

Công thức: C13H21N3O .HCl ptl: 271,8
Tên khoa học: p-Amino-N-[2-(diethylamino) ethyl] benzamid hydroclorid
Điều chế:
Ngưng tụ p-nitrobenzoyl với -diethylaminoethylamin;
Khử nitro bằng H thành amin thơm I  procainamid base.

3


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

Hịa tan procainamid base vào dung mơi, sục luồng khí HCl qua dung dịch; để
kết tinh procainamid hydroclorid:
Cl
O2N

C
O


+H

Et
H2N

Et

H2N CH2 CH2 N ( Et ) 2 O N
2
HCl

CO NH CH2 CH2 N

CO NH CH2 CH2 N

+ HCl

Et

Et

Procainamid
hydroclorid

Tính chất:
Bột kết tinh màu trắng, không mùi; biến màu do khơng khí, ánh sáng. F = 166o
170 C.
Dễ tan trong nước, ethanol; khó tan trong cloroform.
Định tính:
- Nhóm amin thơm I: tạo phẩm màu nitơ, màu đỏ (xem procain).

- Phần HCl: kết tủa AgCl với AgNO3.
- Hấp thụ UV: Dung dịch trong HCl 0,1 M cho MAX 273 nm.
Định lượng: Đo nitrit dựa vào nhóm amin thơm I (xem procain).
Tác dụng: Tương tự quinidin, nhưng phát huy tác dụng nhanh hơn. Thường dùng xen
kẽ với quinidin để tác dụng nhanh và kéo dài.
Chỉ định: Loạn nhịp tim.
Với người chức năng thận bình thường:
Người lớn uống 250-500 mg/lần/3-6 h; cần thiết có thể tới 1 g/lần.
Trẻ em uống 12,5 mg/kg/lần; 4 lần/24 h.
Có thể truyền 500-600 mg/ 25-30 phút, dung dịch pha trong glucose 5%.
Dạng bào chế: Viên 250 và 500 mg; dung dịch truyền 1 g/100 ml.
Tác dụng không mong muốn: quá liều gây hạ huyết áp, giảm nhịp tim đe dọa ngừng
tim.
Chống chỉ định: Suy thận, nhược cơ, rối loạn điện tim.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
* Phân nhóm I(b): Rút ngắn thời gian tái phân cực.
1. LIDOCAIN HYDROCLORID (Xem thuốc gây tê)
Chống loạn nhịp thất (phẫu thuật): Tiêm IV, truyền. Người lớn, truyền lần đầu 50100 mg, tốc độ 25-50 mg/phút; sau 5 phút, nếu chưa đạt hiệu quả, truyền nhắc lại cùng
liều.
2. TOCAINID HYDROCLORID
CH3
NH CO CH CH3
CH3

Công thức: C11H16N2O .HCl

NH2

. HCl


ptl: 228,7
4


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

Tên khoa học: 2-Amino-N-(2,6-dimethylphenyl) propanamid hydroclorid
Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, vị đắng; tan trong nước
Tác dụng:
Cấu trúc gần với desethyllidocain (dạng chuyển hoá lidocain).
Làm giảm tính tự động điện tim tương tự lidocain .
Chỉ định: Phòng và điều trị nhanh nhịp thất (do khử cực sớm). Người lớn uống 400
mg/8 h; điều chỉnh tăng, có thể tới 600 mg/8 h.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
* Phân nhóm I(c): Đặc điểm tác dụng:
- Gây chậm phase-O, chậm dẫn truyền nút nhĩ- thất (A-V).
- Không tác động lên thời gian tái phân cực.
Chỉ định: Nhanh nhịp thất.
1. ENCAINID HYDROCLORID
Liều dùng: Người lớn uống 25 mg/lần; 3 lần/24 h.
2. FLECAINID ACETAT
Liều dùng: Người lớn uống 100 mg/lần; 2 lần/24 h.

Đọc thêm:
1. AMIODARONE HYDROCLORID
C4H9
O


O

2
1

3

1

I

2
3
4
5

O

. HCl
N(Et)2

I

Biệt dược: Cordarone; Miodaron
Công thức: C25H29I2NO3 .HCl
ptl: 681,8
Tên khoa học: (2-Butylbenzofuran-3-yl) [4-[2-(diethylamino)ethoxy]-3,5-diiodo
phenyl] methanone hydroclorid
Tính chất: Bột kết tinh màu trắng; bị biến màu chậm do ánh sáng. Tan ít trong nước,
ethanol; tan trong methanol.

Tác dụng: Phong bế lưu thông K+ màng tế bào, làm chậm nhịp tim: Chậm nhịp
xoang, nhĩ-thất (A-V), các bó dẫn truyền điện tim.
Dược động học: Uống: Hấp thu không ổn định. Tích lũy thuốc.
Chỉ định: Loạn nhịp tâm thất và trên thất. Chỉ dùng ở bệnh viện.
Người lớn uống tuần đầu 200 mg/lần; 3 lần/24 h; tuần tiếp 2 lần/24 h.
Duy trì: Uống  200 mg/24 h.
Cấp: Truyền 5 mg/kg/60-120 phút, pha trong 250 ml glucose 5%.
Dạng bào chế: Viên 200 và 400 mg; Dung dịch pha truyền 50 mg/ml.
Tác dụng không mong muốn: Truyền tốc độ nhanh dễ gây chậm nhịp xoang.
5


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

Chống chỉ định: Chậm nhịp tim, huyết áp thấp và suy hô hấp; rối loạn tuyến giáp.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
2. VERAPAMIL HYDROCLORID
CH3
H3CO
H3CO

CH(CH3)2

CH2 CH2 N CH2 CH2 CH2 C CN
. HCl

OCH3
O CH3


Công thức: C27H38N2O4 .HCl ptl: 491,1
Tên khoa học: 5-[N-(3,4-Dimethoxyphenethyl)-N-methylamino]-2-(3,4dimethoxyphenyl)-2-isopropylvaleronitrile hydrocloride
Tính chất: Bột kết tinh màu trắng. F = khoảng 140oC. Độ tan: Tan trong nước,
ethanol, cloroform.
Định tính:
- Hấp thụ UV: MAX 229 và 278 nm; E278/ E229 = 0,35-0,39. (20 mg/100 ml
HCl 0,01 M)
- Sắc ký hoặc phổ IR, so với verapamil hydroclorid chuẩn
Định lượng: Acid-base / ethanol 96%; NaOH 0,1 M; đo điện thế.
Tác dụng: Giảm tính tự động xoang nhĩ, giảm dẫn truyền nhĩ-thất (A-V).
Chỉ định: Loạn nhịp tim; ưu thế nhịp nhanh trên thất.
Liều dùng: Người lớn uống 80 mg/lần; 3-4 lần/24 h. Trẻ em > 2 tuổi uống 20 mg/lần;
2-3 lần/24 h.
Dạng bào chế: Viên 120 mg; ống tiêm 5 mg/2 ml.
Tác dụng không mong muốn: Hạ huyết áp; chậm nhịp quá mức đe dọa ngừng tim.
Chống chỉ định: Suy tim, huyết áp thấp.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
B. THUỐC TRỢ TIM
Tác dụng: Tăng lực bóp cơ tim, điều chỉnh nhịp tim.
Phân loại: Theo nguồn gốc.
- Thiên nhiên: Glycosid trợ tim: Digoxin, digitoxin, uabain.
- Tổng hợp hóa học: Amrinone, enoximone, milrinone.
1. GLYCOSID TRỢ TIM
Cấu trúc:
Genin-O-đường (ose)
Nguồn gốc:
- Digoxin, digitoxin: Chiết từ lá Dương địa hoàng (Digitalis)
- Ouabain: Từ Strophantus sp. (sừng dê).
- Acetylstrophantidin: Đơn thuần genin, từ Corchiorrus sp.

DIGITALIS (Chế phẩm từ Dương địa hoàng)
6


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

Tác dụng:
- Trực tiếp làm tăng lực bóp cơ tim, cường tim.
- Tăng tiết niệu giảm phù, giảm tiết renin thận.
Cơ chế tác dụng: Phong bế Na+/K+-ATP-ase (Na+/K+ adenosin triphosphat)  tăng
Na+, giảm K+;  tăng Ca++ nội bào, tăng lực bóp cơ tim. Chỉ hiệu quả với các dạng
suy tim đáp ứng digitalis.
Liên quan cấu trúc-tác dụng:
Genin: Cấu hình steroid đặc trưng giữ tác dụng chủ đạo.
Ose: Đường hiếm, góp phần tác dụng.
Chỉ định: Suy tim, lực bóp yếu máu khơng ra hết khỏi tâm thất.
Ngộ độc digitalis: Xảy ra do quá liều tích lũy, biểu hiện:
- Dấu hiệu đầu tiên: Buồn nôn và nôn, sợ ăn.
- Đau đầu, mệt mỏi, lơ mơ mất hướng, loạn thị giác.
- Loạn nhịp thất hoặc nhĩ, trụy tim. Hạ mức kali/máu.
Giải độc: Dùng thuốc chống loạn nhịp tim, kết hợp uống KCl để bù kali.
Nặng: Tiêm lidocain, edetat natri
Nhẹ: Uống quinidin hoặc proccainnamid
Một số điều nhắc nhở khi dùng Digitalis:
1. Chỉ sử dụng digitalis cho các trường hợp suy tim đáp ứng thuốc.
2. Liều điều trị gần liều độc; tích lũy thuốc lâu, khó giải độc.
 Mỗi bệnh nhân áp dụng 1 liều dùng riêng, có điều chỉnh.
3. Suy tim cấp, bệnh đường tiêu hóa phải tiêm mới hiệu quả.

4. Sử dụng digitalis luôn bắt đầu liều thấp, tăng dần liều tới hiệu quả.
Chú ý: Các trường hợp suy tim dùng digitalis không hiệu quả: Nhiễm độc cấp, điện
giật, tăng huyết áp kéo dài.
2. THUỐC TRỢ TIM TỔNG HỢP HĨA HỌC (khơng digitalis):
Sự kiện bắt đầu khi sử dụng Amrinone năm 1977.
Cấu trúc: - Dẫn chất bipyridin: Amrinone, milrinone
- Dẫn chất imidazol: Enoximone
Tác dụng: Tăng lực bóp cơ tim kèm giãn mạch.
Cơ chế tác dụng: Phong bế không chọn lọc enzym phosphodiesterase.
Ý nghĩa tìm ra các thuốc tổng hợp hóa:
Đa dạng thuốc điều trị suy tim; khắc phục nhược điểm của glycosid tim.
Bảng 11.1. Thuốc trợ tim tổng hợp
Tên thuốc
Amrinone
Enoximone
Milrinone

Chỉ định
Suy tim nặng
Suy tim nặng
Suy tim nặng

t1/2 (h)
4-6
1-4
2,3

7

Liều tối đa 24 h

IV: 10 mg/kg
IV: 3 mg/kg
IV: 1,13 mg/kg


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

O

N

O

NH
MeS

H

H

O

O

Me

N


CH3

NC

H2N

H

N

N

N

Enoximone
Amrinone
Milrinone
C12H12N2O2S (248,3)
C10H9N3O (187, 20)
C12H9N3O (211, 22)
Chỉ định: Suy tim cấp: Tiêm IV, tiếp theo truyền duy trì.
Chống chỉ định: Đường uống (do nguy cơ tử vong cao).
* Một số thuốc:
DIGITOXIN
Tên khác: Cardigin; Cardioxin
Nguồn gốc: Từ lá Digitalis purpurea (Dương địa hồng tía), Digitalis lanata (Dương
địa hồng lơng).
O
CH3
12


CH3

O

H
R=

11

H

R

H

3

O

CH3

H

O

1
2

O


CH3

O

2

OH

OH
HO

Digitoxigenin

OH Digitoxose

H

Cơng thức: C41H64O13 ptl: 764,9
Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, không mùi. Tan trong nước; tan hơn trong ethanol,
cloroform. []D = +4,8o.
Định tính:
- Chế phẩm/ acid acetic khan có FeCl3 + H2SO4 đậm đặc: màu xanh.
- Phổ IR hoặc sắc ký, so với digitoxin chuẩn.
Định lượng:
- Phương pháp đo quang.
- Phản ứng tạo màu: digitoxin + dung dịch natri picrat kiềm; đo E ở 495 nm.
Dược động học: Uống dễ hấp thu; tác dụng sau uống 4-12 h và kéo dài 14 ngày. (Ngộ
độc sẽ khó xử lý).
Chỉ định: Suy tim đáp ứng digitalis.

Liều dùng (Tham khảo): Bắt đầu bằng liều thấp, tăng dần tới liều phù hợp.
Thông thường: Người lớn uống 0,2 mg/lần; 2 lần/24 h; đợt 4 ngày. Cấp: Uống
liều đầu 0,6 mg; sau cứ 4-6 h tăng thêm 0,2-0,4 mg; đến tổng liều 1,6 mg/24 h. Duy trì
uống 0,05-0,3 mg/lần/24 h. Trẻ em 1-2 tuổi uống 0,04 mg/kg/24 h; chia 2-3 lần.
8


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

Chú ý: Điều chỉnh liều phù hợp cho từng bệnh nhân.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
DIGOXIN
Tên khác: Cardioxil; Dolanacin
Công thức: C41H64O14
ptl: 780,9
Là digitoxin thêm –OH ở C12 (phần genin là digoxigenin).
Nguồn gốc: Từ lá cây dương địa hồng lơng Digitalis lanata.
Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, khơng mùi. Tan trong ethanol, cloroform; tan ít
trong nước.
Định tính, định lượng: Tương tự digitoxin.
Chỉ định: Suy tim đáp ứng digitalis.
Đặc điểm:
- Dịch cồn uống hấp thu tốt hơn dung dịch nước.
- Phát huy tác dụng sau uống 1-2 h, kéo dài 6 ngày (< digitoxin)
 ngộ độc sẽ ít phức tạp hơn → do đặc điểm này digoxin được ưa dùng hơn
digitoxin
Chống chỉ định: Nhịp tim chậm, viêm cơ tim, rối loạn nhĩ-thất.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.

Đọc thêm:
1. OUABAIN
Nguồn gốc: Glycosid từ hạt Strophantus gratus, hoặc từ thân (gỗ) cây Acokanthera
oubalo (Apocynaceae).
O
HO

H

HO
HO

HO

Me
H

H

H
H

O
Me

O

OH
. 8 H2O


O
H

OH

OH OH

Công thức: C29H44O12 .8H2O ptl: 728,8
Tên KH: 3-[(6-Deoxy--L-mannopyranosyl)oxy]-1,5,11a,14,19-pentahydroxy5,14-card-20(22)enolide
Tính chất: Bột kết tinh màu trắng. Tan ít trong nước, ethanol tuyệt đối.
Tác dụng: Tăng lực bóp cơ tim, điều hòa nhịp tim (như digoxin). Phát huy nhanh,
khơng tích lũy thuốc.
Chỉ định: Suy tim đáp ứng thuốc.
Thận trọng: Tránh thoát mạch khi tiêm IV.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
9


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược
H

2. AMRINONE
O

N

H2N
N


Biệt dược: Inocor, Amcoral
Cơng thức: C10H9N3O ptl: 187,2
Tên khoa học: 5-Amino-[3,4’-bipyridin]-6(1H)-on
Tính chất: Bột kết tinh màu vàng nhạt; F  295o C. Khó tan trong nước; amrinon
lactat tan trong nước, dùng pha tiêm.
Tác dụng: Tăng lực bóp cơ tim và giãn mạch. t1/2 khoảng 4 h.
Chỉ định: Suy tim, điều trị thời hạn ngắn.
Lần đầu: Tiêm IV chậm (trong 2-3 phút) 0,75 mg/kg.
Duy trì: Truyền 5-10 g/kg/phút; tới tổng liều 10 mg/kg/24 h.
Tác dụng không mong muốn:
Hạ huyết áp quá mức, tăng nhịp thất, cơn đau thắt ngực.
Cảnh báo: Đường uống có nguy cơ tử vong cao (Khơng cịn dùng flosequinan vì lý do
này.)
Thận trọng: Bệnh phổi nặng. Trong q trình dùng thuốc ln theo dõi nhịp tim,
huyết áp; đảm bảo cân bằng nước và điện giải.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
C. THUỐC CHỐNG ĐAU THẮT NGỰC
PHÂN LOẠI:
1. Các nitrat hữu cơ : Nitroglycerin, isosorbid mono-, (di-) nitrat…
2. CEB: Diltiazem hydroclorid và các CEB khác.
3. Thuốc phong bế -adrenergic: Atenolol…
4. Thuốc khác: Trimetazidine, bepridil….
CÁC NITRAT HỮU CƠ
Cấu trúc:
Các polyester giữa HNO3 với polyalcol (3-6 C): (R-O-NO2)n
Điều chế : Theo nguyên tắc chung như sau:
Nhỏ từng giọt alcol vào hỗn hợp HNO3 + H2SO4 lạnh/nước đá:
HNO3 + H2SO4  NO2+ + HSO4- + H2O
NO2+ + R-OH  R-O-NO2 + H +

R-OH + HNO3  R-O-NO2 + H2O
Cơ chế tác dụng: Vào cơ thể giải phóng NO trực tiếp làm giãn mạch.
Các tác dụng đi kèm:
+ Giãn mạch toàn thân : đỏ mặt, đỏ gáy…
+ Tăng tiết thuỷ dịch : tăng áp thuỷ tinh thể (tăng nhãn áp)…
10


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

Định tính, định lượng:
- Phản ứng màu/đo quang: Giải phóng HNO3 , cho phản ứng với acid
phenolsulfonic  màu vàng cam; thêm amoniac đặc  đỏ:
R-O-NO2 + H2O/ CH3COOH  R-OH + HNO3
SO3H
+

HO

SO3NH4

SO3H
HNO3

SO3H

+ NH4OH


H2O O2N
HO

SO3H

O2N
HO

SO3NH4

Với mục đích định lượng:
Đo độ hấp thụ ở 405 nm, so với chất chuẩn là dung dịch KNO3 0,1335 g/ 500
ml nước.
* Một số thuốc:
NITROGLYCERIN

H2C ONO2
H

ONO2

H2C ONO2
Tên khác: Glyceryl trinitrate; Trinitrin
Công thức: C3H5(NO3)3 ptl: 227,1
Tên khoa học: Propane-1,2,3-triol trinitrate
Tính chất:Dạng nguyên chất, ở nhiệt độ phòng:
Chất lỏng dầu màu vàng nhạt; Klr: 1,601 g/cm3;
Dễ bị phân huỷ ở pH acid và kiềm; dễ nổ khi va chạm và nhiệt.
Chế phẩm dược dụng: Dung dịch 9-11% trong ethanol (tránh nổ).
Định tính:

1)- Glycerin: Thuỷ phân /KOH giải phóng glycerin; trộn với Kali sulfat khan,
đốt:  acrolin (mùi khó chịu):
C3H5(O-NO2)3 + H2O/KOH  C3H5(OH)3
To , -H2O

Glycerin

C3H5(OH)3

CH2=CH-CHO
acrolein

2). Nitrat: Phản ứng màu chung.
Định lượng: Đo quang theo phương pháp chung.
Tác dụng: Giải phóng nhanh NO trong cơ thể làm giãn mạch máu (mạch vành).
Dược động học: Uống bị thủy phân ở đường tiêu hóa  kém hiệu quả.
Đặt dưới lưỡi thuốc vào qua tĩnh mạch dưới lưỡi phát huy tác dụng nhanh; thời
hạn ngắn (15-20 phút).
11


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

Chỉ định: Đau thắt ngực.
- Cắt cơn cấp: Đặt dưới lưỡi 0,3-0,6 mg; nhắc lại 2-3 lần, nếu cần hoặc: xịt khí
dung dưới lưỡi 0,4 mg, ngậm miệng vài phút.
- Phòng cơn đau: Ngậm 1 viên giải phóng chậm 2-9 mg; 3 lần/24 h.
- Nhồi máu cơ tim (nhẹ): Tiêm IV 0,005-0,025 mg/phút; tiếp theo ngậm viên.

Dạng bào chế: Nitroglycerin có nhiều dạng bào chế:
Viên đặt dưới lưỡi 0,5 mg; Nang giải phóng chậm 2 - 9 mg;
Khí dung xịt lưỡi định liều: 0,4 mg/liều; bình 200 liều.
Tác dụng khơng mong muốn: Giãn mạch tồn thân: đau đầu, đỏ mặt, hạ huyết áp...
Chống chỉ định: Người cao nhãn áp, huyết áp thấp.
Bảo quản: Tránh nhiệt độ cao, tránh va chạm.
ISOSORBID DINITRAT
H

ONO2
2

O
3

1
6
4

O

5

H
ONO2

Công thức: C6H8N2O8 ptl: 236,1
Tên khoa học: 1,4 : 3,6-Dianhydro-D-glucitol 2,5-dinitrate
Điều chế: Nitro hóa D-glucitol theo nguyên tắc chung.
Tính chất: Nguyên chất: Bột kết tinh màu trắng; F = 69-72o C.

Khó tan trong nước; tan trong ethanol, ether, aceton...
Nổ do va chạm và nhiệt cao.
Dược dụng: Chế phẩm pha 20-50% trong các chất trơ: lactose, manitol…
Định tính: Chiết lấy hoạt chất bằng aceton, tiến hành thử:
- Phổ IR hoặc sắc ký, so với chuẩn.
- Phản ứng màu (như nói ở phần chung).
Định lượng: HPLC hoặc đo quang (màu) - phương pháp chung.
Tác dụng: Giải phóng NO trong cơ thể giãn mạch máu, giãn nhanh mạch vành.
- Phát huy tác dụng chậm, kéo dài 4-6 h.
- Uống hấp thu và chậm bị phân huỷ.
Nhai hoặc đặt dưới mơi, dưới lưỡi hấp thu trực tiếp.
Chỉ định: Phịng và trị đau thắt ngực.
- Cơn đau cấp: Ngậm dưới lưỡi hoặc nhai ngậm 2,5-10 mg/lần/ 2-3 h (Xịt dưới
lưỡi nitroglycerin hiệu quả hơn).
- Phòng cơn: Uống 20-120 mg/24 h; chia nhiều lần.
Dạng bào chế: Viên ngậm 10; 20 và 40 mg; Viên giải phóng chậm 20 và 40 mg.
Tác dụng phụ: Tương tự nitroglycerin.
Bảo quản: Tránh va chạm mạnh; tránh ánh sáng.
12


Mơn: HĨA DƯỢC 1

Khoa: Dược

ISOSORBID MONONITRAT: Cùng tác dụng như isosorbid dinitrat, hiệu lực bằng
1/2.
TRIMETAZIDINE
OMe
OMe

N

. 2 HCl

HN

OMe

Biệt dược: Vastarel; Zidimet
Công thức: C14H22N2O3 ptl : 339,3
Tên khoa học: 1-(2,3,4-Trimethoxybenzyl) piperazine hydrochloride
Tính chất: Bột kết tinh màu trắng, hút ẩm nhẹ. Dễ tan trong nước; tan vừa trong
ethanol.
Tác dụng: Giãn mạch vành, chống cơn đau thắt ngực.
Chỉ định: Đau thắt ngực. Người lớn uống 20 mg/lần; 2-3 lần/24 h.
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
Tự đọc: DILTIAZEM HYDROCLORID
H

O CH3

S

H
OCO CH3
N
. HCl
O
CH2 CH2 N(CH3)2


Công thức: C22H26N2O4S .HCl ptl: 451,0
Tên khoa học: 5-(2-Dimethylaminoethyl)-2,3,4,5-tetrahydro-2-(4-methoxyphenyl)-4oxo-1,5-benzothiazepin-3-yl acetate hydroclorid
Tính chất: Bột màu trắng; dễ tan trong nước, ethanol.
Định tính: Phổ IR hoặc sắc ký, so với chất chuẩn.
Định lượng: Acid-base/CH3COOH khan; HClO4 0,1 M.
Tác dụng: Thuốc CEB ưu thế giãn động mạch vành. Phát huy tác dụng chậm, kéo dài.
Hấp thu 80% qua đường tiêu hố.
Chỉ định:
- Phịng, chống đau thắt ngực: Người lớn uống 60 mg/lần.
- Tăng huyết áp: Người lớn uống 60-120 mg/lần; 2 lần/24 h.
Dạng bào chế: Viên 60 mg; viên giải phóng chậm 60 và 90 mg.
Tác dụng không mong muốn: Hạ huyết áp thế đứng; suy tim, có thể ngừng tim.
Chống chỉ định: Người có nhịp tim thấp (< 50 nhịp/phút).
Bảo quản: Tránh ánh sáng.
13



×