Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tìm hiểu sự khác biệt trong truyền thông thương hiệu của Baemin khi gia nhập thị trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.42 KB, 24 trang )

THÀNH VIÊN NHÓM THẢO LUẬN
Mã sinh viên

Họ và tên
Nguyễn Thị Hồng Thương
Nguyễn Thị Phương Thúy
Phùng Thị Thanh Thủy
Vũ Thanh Trang
Trần Phương Uyên
Bùi Thị Hồng Vân
Lê Hà Vi
Ngô Thị Thanh Xuân
Nguyễn Thị Hải Yến
Trần Thị Hải Yến
Trần Thị Kim Yến

Vị trí
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên


MỤC LỤC



A. MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4
5. Kết cấu của đề tài...................................................................................................4
B. NỘI DUNG..............................................................................................................5
CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết.......................................................................................5
1. Truyền thông và truyền thông thương hiệu...........................................................5
1.1. Truyền thông..........................................................................................................5
1.2. Khái quát về truyền thông thương hiệu................................................................5
2. Các công cụ truyền thông chủ yếu..........................................................................5
2.1 Quảng cáo...............................................................................................................5
2.2 Quan hệ công chúng...............................................................................................6
2.3 Các công cụ truyền thông khác..............................................................................7
3. Vai trò của truyền thông thương hiệu trong phát triển thương hiệu...................7
4. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong truyền thông thương hiệu...........................9
CHƯƠNG II: SỰ KHÁC BIỆT TRONG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
BAEMIN KHI GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.........................................11
1. Tổng quan về thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam và thương hiệu
Baemin........................................................................................................................ 11
1.1 Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam....................................................11
1.2 Thương hiệu Baemin............................................................................................12
1.2.1. Tại thị trường Hàn Quốc..................................................................................12
1.2.2 Baemin gia nhập thị trường Việt Nam..............................................................12

1



2. Sự khác biệt trong truyền thông thương hiệu Baemin khi gia nhập thị trường
Việt Nam..................................................................................................................... 13
2.1. Khác biệt trong lựa chọn công cụ truyền thông..................................................13
2.2. Khác biệt trong lựa chọn mục tiêu truyền thông................................................15
2.3. Khác biệt trong lựa chọn hình thức truyền thơng..............................................16
2.4. Khác biệt trong lựa chọn thời điểm truyền thông...............................................16
2.5. Khác biệt trong lựa chọn địa điểm truyền thông.................................................17
2.6. Khác biệt trong lựa chọn đối tượng truyền thông...............................................18
3. Thành công của Baemin tại thị trường Việt Nam................................................19
4. Khó khăn thương hiệu gặp phải tại thị trường Việt Nam...................................20
C. KẾT LUẬN............................................................................................................ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................23

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhịp sống hiện đại và bận rộn dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn
uống của nhiều người, thay vì nấu ăn hay ra quán thì họ chọn giải pháp giao hàng tận
nơi. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng này đã và đang tạo ra một cuộc đua giao
đồ ăn trực tuyến của các thương hiệu vô cùng khốc liệt. Thị trường này đang dần nóng
lên từng ngày với một tiềm năng khai thác rất rộng lớn.
Với dân số khoảng 100 triệu dân, trong đó chiếm 60% là người trẻ, Việt Nam
được dự đoán là thị trường đầy tiềm năng trong lĩnh vực Foodtech và Fintech (Công
nghệ Thực phẩm & Cơng nghệ Tài chính). Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá
mới nhưng vô cùng sôi động với những tên tuổi “ sừng sỏ “ nhất đang được đông đảo
người dùng biết đến như Now (tên cũ là Delivery Now), Grab Food và mới đây là
GoJek. Khởi nguồn từ ứng dụng giao đồ ăn khá thành công tại Hàn Quốc, một Baemin
mang hơi thở của “Xứ sở Kim Chi” chính thức “đổ bộ” Việt Nam vào đầu năm 2019.

Tuy mới gia nhập nhưng Baemin nhanh chóng chiếm được cảm tình người Việt và tạo
ra “cơn sốt xanh mint”. Có thể nhận ra cách tiếp cận và cách thức truyền thông thương
hiệu của Baemin đã tạo ra khác biệt rất lớn so với các đối thủ trên thị trường. Đó chính
là lí do chúng em chọn đề tài “Tìm hiểu sự khác biệt trong truyền thơng thương hiệu
của Baemin khi gia nhập thị trường Việt Nam”, từ đó có những đánh giá, nhìn nhận
khách quan về thương hiệu và đưa ra giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển
của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về truyền thơng và truyền thông thương hiệu.
- Thực trạng truyền thông thương hiệu của Baemin tại thị trường Việt Nam.
- Chỉ ra điểm khác biệt trong truyền thông thương hiệu của Baemin so với các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện truyền thông thương hiệu của
Baemin.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các công cụ truyền thông chủ yếu; Hoạt động truyền
thông thương hiệu của Baemin tại thị trường Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam; Công tác
truyền thông thương hiệu tại Baemin ( Công ty TNHH Woowa Brothers Việt Nam ).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng tổng hợp các kiến thức môn quản trị thương hiệu và các môn học
khác vào việc phân tích sự khác biệt trong truyền thông thương hiệu Baemin.
- Phương pháp nghiên cứu là: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
phỏng vấn, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp.
- Dựa trên dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành xử lý dữ liệu và
xác định sự khác biệt trong truyền thông thương hiệu Baemin khi gia nhập thị trường

Việt Nam. Cuối cùng đưa ra giải pháp và kết luận.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia làm 2 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Sự khác biệt trong truyền thông thương hiệu Baemin khi gia nhập thị
trường Việt Nam

4


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết
1. Truyền thông và truyền thông thương hiệu
1.1. Truyền thông
Truyền thông được hiểu là q trình chia sẻ thơng tin chia sẻ thơng tin, là một
kiểu tương tác xã hội, trong đó có ít nhất 2 tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các
quy tắc và tín hiệu chung.
1.2. Khái quát về truyền thông thương hiệu
- Truyền thông thương hiệu ( Brand Communication ) là q trình tương tác và
chia sẻ thơng tin về thương hiêu giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, cộng đồng.
- Truyền thông thương hiệu là một bộ phận của truyền thông marketing nhằm
mục tiêu gia tăng tác động của thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm đến các công
chúng mục tiêu.
Các dạng truyền thông thương hiệu:
 Truyền thông thương hiệu nội bộ: Truyền thông bên trong doanh nghiệp
 Truyền thông thương hiệu ngoại vi: Truyền thông ra bên ngồi
2. Các cơng cụ truyền thơng chủ yếu
2.1 Quảng cáo
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến cơng chúng sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ khơng có mục đích

sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ
tin thời sự; chính sách xã hội; thơng tin cá nhân. ( Điều 2, khoản 1, Luật quảng cáo
2012 )
Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa,
dịch vụ, bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ khơng có mục đích sinh lời.
( Điều 4, khoản 1, Pháp lệnh quảng cáo 2001 )
Quảng cáo được xem là một hình thức ưu tiên hàng đầu khi các doanh nghiệp sử
dụng để quảng bá sản phẩm đến gần hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. Các hình
ảnh quảng cáo được lặp đi lặp lại với tần suất ổn định sẽ giúp khách hàng ghi nhớ

5


những thông tin của sản phẩm hoặc thông điệp thương hiệu mà doanh nghiệp muốn
truyền tải.
Các hình thức quảng cáo:
 Quảng cáo ngoài trời
 Quảng cáo trực tiếp
 Quảng cáo trên mạng internet
 Quảng cáo qua tờ rơi, báo chí, ấn phẩm
2.2 Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên hệ một
cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn tượng; một quan niệm,
nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đó giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối
quan hệ cùng có lợi giữa doanh nghiệp với công chúng.
Ưu điểm :
 PR là q trình thơng tin hai chiều
 PR có tính khách quan cao
 PR chuyển tải lượng thông tin nhiều hơn
 PR mang đến lợi ích cụ thể cho khách hàng

 PR có chi phí đơi khi thấp hơn
Hạn chế:
 Hạn chế số lượng đối tượng tiếp nhận
 Thông điệp thường khơng gây ấn tượng mạnh
 Khó ghi nhớ thơng điệp
 Khó kiểm sốt nội dung
Các phương tiện PR:
 Marketing sự kiện và tài trợ
 Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thơng
 Các hoạt động vì cộng đồng
 Đối phó với rủi ro và xử lý các tình huống
 Ấn phẩm của công ty
 Hội chợ triển lãm
6


 Các hoạt động phi thương mại với khách hàng
2.3 Các công cụ truyền thông khác


Xúc tiến bán: là các biện pháp có thể làm khách hàng mua ngay, mua nhiều

hơn, tăng lượng bán ngay lập tức nhờ cung cấp được những lợi ích vật chất hay tinh
thần bổ sung cho người mua. Cơng cụ xúc tiến bán có thể là các quảng cáo, khuyến
mãi chương trình quảng bá sản phẩm


Bán hàng cá nhân: Là quá trình hoạt động giới thiệu trực tiếp hàng hóa và dịch

vụ tới khách hàng qua cá nhân nhân viên bán hàng, từ đó xây dựng mối quan hệ gần

gũi với khách hàng và thực hiện mục đích bán hàng. Bán hàng trực tiếp thường có khả
năng thành cơng cao hơn các cơng cụ cịn lại.


Marketing trực tiếp: Đây là sự liên kết trực tiếp với cá nhân từng khách hàng

mục tiêu nhằm thúc đẩy những phản ứng đáp lại ngay tức thì và duy trì mối quan hệ
bền vững với họ qua các hình thức như qua thư điện tử (Email Marketing), bán hàng
qua điện thoại (Telemarketing), phiếu thưởng hiện vật (Couponing), marketing tận
nhà. Khách hàng tương tác, đánh giá, và được giải đáp thắc mắc về sản phẩm nhanh
chóng.


Marketing tương tác trên internet: Mạng xã hội phát triển là cơ hội nhằm đưa

thương hiệu sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Tương tác càng lớn thương hiệu
càng có giá trị, mọi người càng có sự tin tưởng và lựa chọn.


Product Placement: là cách sử dụng tích hợp giữa sản phẩm hay thương hiệu

cần quảng cáo với kênh truyền thơng giải trí khơng nhằm mục đích tiếp thị trực tiếp
đối với sản phẩm. Nói một cách dễ hiểu hơn, PP là khi doanh nghiệp chi trả 1 số tiền
cho nhà sản xuất phim nhằm khuếch trương sản phẩm và thương hiệu của mình trong
phim.
3. Vai trò của truyền thông thương hiệu trong phát triển thương hiệu
Vai trò của truyền thông thương hiệu đối với doanh nghiệp:
Truyền thông thương hiệu là hoạt động không thể thiếu để xây dựng thương hiệu
của doanh nghiệp và phát triển doanh nghệp. Truyền thông thương hiệu là công cụ để
khách hàng đánh giá chất lượng và dịch vụ của doanh nghiệp giúp họ không ngừng cải

tiến để những sản phẩm ngày càng hoàn thiện.

7


Truyền thơng thương hiệu có vai trị thu hút sự chú ý của người tiêu dùng với sản
phẩm thương hiệu, qua đó sẽ cho khách hàng thấy sự chuyên nghiệp, uy tín của doanh
nghiệp. Một số vai trị của truyền thông thương hiệu đối với doanh nghiệp:


Xác lập giá trị dài hạn cho thương hiệu: xây dựng và thể hiện giá trị hình ảnh

của sản phẩm một cách hiệu quả nhất, có được sự tin tưởng lâu dài từ phía khách hàng.
Một kênh truyền thông tốt sẽ đem lại giá trị lâu dài cho thương hiệu.


Kích cầu tiêu thụ sản phẩm: xác lập con đường thuận lợi và hiệu quả nhất, đưa

sản phẩm đến với khách hàng nhanh nhất.


Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp: đánh bóng thương hiệu, tạo hiệu ứng đám

đơng tác động tích cực tới khách hàng từ đó khách hàng có cái nhìn rõ ràng nhất về lợi
ích của sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vai trò của truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp:
Truyền thông nội bộ là công tác quản trị nhằm tạo dựng và phát triển mối quan
hệ gắn bó và bền vững giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Truyền tải
thơng điệp, thơng tin chính thống từ phía đại diện doanh nghiệp tới chính tồn thể cán
bộ nhân viên trong nội bộ nhằm xây dựng mối quan hệ gắn bó, gắn kết từng cá nhân

vào bức tranh chung của tập thể.
Ngày nay, truyền thông nội bộ là yếu tố cốt lõi, giữ vai trị quan trọng trong việc
định hình và phát triển văn hoá nội bộ doanh nghiệp. Một số vai trị của truyền thơng
nội bộ đối với doanh nghiệp:


Thông tin được trao đổi rõ ràng, đa chiều: Nhờ nắm được thông tin, nhiệm vụ

cụ thể, nhân viên từ đó hiểu được nhiệm vụ của mình cần làm gì và chủ động hơn
trong cơng việc.


Nâng cao tinh thần đồn kết: “Đoàn kết là sức mạnh” gắn kết các thành viên

với nhau từ đó thống nhất mục tiêu chung, hỗ trợ và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm
vụ.


Nâng cao giá trị, tầm nhìn và văn hố doanh nghiệp: Truyền thơng nội bộ củng

cố tầm nhìn, giá trị văn hố cho nhân viên từ đó tạo nên mơi trường làm việc tích cực,
thân thiện.


Tạo dựng và phát triển hình ảnh doanh nghiệp: Mỗi một thành viên trong

doanh nghiệp là hình ảnh thu nhỏ của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, truyền thông nội
8



bộ trong doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc hình thành và gắn kết từng
thành viên. Từ đó củng cố và phát triển hình ảnh doanh nghiệp.


Đầu tư cho sự phát triển doanh nghiệp vững mạnh: Quan tâm đến truyền thơng

nội bộ chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, góp phần nâng
cao sức cạnh tranh, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn. Hiểu rõ vai trị của
truyền thơng nội bộ, lãnh đạo sẽ có kế hoạch hợp lí để đẩy mạnh phát triển nội bộ
doanh nghiệp cho lợi ích lớn của cơng ty.
4. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong truyền thông thương hiệu
- Bám sát ý tưởng cần truyền tải: Mỗi thương hiệu đều có ý nghĩa, thơng điệp mà
doanh nghiệp muốn gửi đến cơng chúng. Do thương hiệu chính là bộ mặt của doanh
nghiệp nên khi truyền thông thương hiệu cần phải nắm rõ được nội dung thông điệp
mà doanh nghiệp muốn truyền tải đi là gì. Bám sát ý tưởng cần truyền đạt là một trong
những yêu cầu trong truyền thơng thương hiệu. Để người đón nhận thơng tin không
hiểu sai, hiểu nhầm, hiểu lệch lạc về nội dung thơng điệp thì việc truyền thơng điệp
phải đảm bảo truyền đúng nội dung, thể hiện được ý tưởng cần truyền đạt một cách rõ
ràng, cụ thể.
- Đảm bảo tính trung thực và minh bạch: Vì truyền thơng thương hiệu là sự chia
sẻ tương tác thông tin giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng gia tăng nhận thức về
doanh nghiệp cũng như sản phẩm thúc đẩy quá trình mua của khách hàng. Vì vậy
truyền thơng phải đảm bảo cung cấp những thông tin xác thực, đúng đắn về doanh
nghiệp và sản phẩm, là cơ sở giúp người tiêu dùng tham khảo thơng tin, nắm bắt đặc
tính của sản phẩm, cân nhắc sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của họ để đưa ra
lựa chọn tốt nhất.
- Hiệu quả của hoạt động truyền thông: Hiệu quả là vấn đề cần được quan tâm ở
bất kỳ hoạt động nào, trong đó có hoạt động truyền thơng thương hiệu. Hiêu quả được
xác định không chỉ đơn thuần là tương quan giữa kết quả hoạt động và tính trên chi phí
mà quan trọng hơn nhiều đối với quá trình xây dựng là nhận thức về thương hiệu và

những liên tưởng thương hiệu mà doanh nghiệp có được sau q trình truyền thơng
thương hiệu.
- Mang lại lợi ích cho các bên liên quan và cộng đồng: Truyền thông, đặc biệt là
hoạt động quan hệ cơng chúng khơng chỉ mang lại lợi ích cho chủ thể truyền thông mà

9


quan trọng hơn cần mang đến lợi ích cho các bên liên quan như khách hàng, các nhà
quản lý, công chúng.
- Thỏa mãn các yêu cầu về văn hóa và thẩm mỹ: Truyền thơng thương hiệu địi
hỏi phải đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ và văn hóa. Các yếu tố văn hóa, sự tơn trọng
những giá trị văn hóa cộng đồng và những giá trị thẩm mỹ được ghi nhận sẽ là thước
đo sự thành công của các chương trình truyền thơng thương hiệu.

10


CHƯƠNG II: SỰ KHÁC BIỆT TRONG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU
BAEMIN KHI GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
1. Tổng quan về thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam và thương
hiệu Baemin
1.1 Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, thị trường giao đồ ăn nhanh tại
Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu
dùng này đã và đang tạo ra một cuộc đua giao đồ ăn trực tuyến của các thương hiệu vô
cùng khốc liệt với tiềm năng khai thác cực lớn.
Là quốc gia giàu tiềm năng trong phát triển thương mại điện tử trong khu vực, thị
trường giao nhận đồ ăn trực tuyến ở Việt Nam cũng đang phát triển sơi động khi ngày
càng có nhiều doanh nghiệp tham chiến. GrabFood, Now và Gojek có thể được coi là

những “ ông lớn” tại Việt Nam, tuy nhiên sự có mặt của Baemin hứa hẹn sẽ trở thành
một đối thủ “ đáng gờm” trong ngành.
Theo báo cáo mới nhất của IMARC Group chỉ ra thị trường giao đồ ăn trực tuyến
Việt Nam tăng trưởng 38% mỗi năm trong giai đoạn 2014-2019 và được dự báo sẽ
tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2020-2025. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại
dịch Covid-19 cùng lệnh giãn cách xã hội cũng đã góp phần thúc đẩy dịch vụ này tăng
trưởng mạnh mẽ hơn.
Theo khảo sát được Q&me thực hiện với 1.046 người có độ tuổi từ 18-45 tại Hà
Nội và TP.HCM mới đây, 62% người được hỏi cho biết có sử dụng dịch vụ giao đồ ăn
trực tuyến. Trong đó, 82% sử dụng qua các app (ứng dụng). Phần lớn (72%) lý do đưa
ra cho việc sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến là tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó,
các khuyến mãi hay việc đảm bảo an tồn trong mùa Covid cũng được 49-58% người
đồng tình.
Trong số 1.046 người thực hiện khảo sát, tỷ lệ sử dụng Grab Food và Now đều
lên tới 73%. Baemin và GoFood (Gojek) khiêm tốn hơn, khoảng 46%. Doanh nghiệp
nội duy nhất góp mặt trong báo cáo là Loship hiện chỉ được 14% người sử dụng. Tuy
nhiên, so sánh với kết quả khảo sát vào tháng 4/2020, GrabFood là ứng dụng duy nhất
ghi nhận sự suy giảm trong khi cả 4 app còn lại đều tăng trưởng từ tương đối đến vượt
trội.

11


Cũng theo báo cáo, GrabFood được cho là phổ biến với người dùng lớn tuổi hơn,
trong khi Baemin lại được đánh giá là thích hợp cho người trẻ. Đồng thời, startup đến
từ Hàn Quốc nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ các đối tác, thương hiệu F&B,
vượt cả đàn anh kỳ cựu GrabFood, Now hay Gojek.
1.2 Thương hiệu Baemin
1.2.1. Tại thị trường Hàn Quốc
Baemin là tên viết tắt của “Bae-dal-e-min-jok” - ứng dụng giao đồ ăn hàng đầu

tại Hàn Quốc, được sáng lập vào năm 2010 bởi Tập đồn Woowa Brothers Corp, có trụ
sở chính đặt tại thủ đơ Seoul.
Với tầm nhìn “Sử dụng sức mạnh của Cơng nghệ thông tin để phát triển ngành
Công nghiệp giao hàng”. Sự ra đời của ứng dụng này đã tạo ra một trải nghiệm giao
nhận đồ ăn online với tương tác 2 chiều giữa người tiêu dùng và cửa hàng cung cấp,
mang đến sự cách tân cho ngành giao đồ ăn.
Sau đó, Baemin tiếp tục phát triển với tầm nhìn lớn hơn, đó là “Thưởng thức
những món ngon ở nơi bạn muốn”. Đây là tiền đề để Baemin mở rộng thêm các mảng
mới như “Baemin riders”, “Baemin kitchen”, “Cửa hàng Baemin”,… và dần chinh
phục vị trí “app delivery quốc dân” được yêu thích tại thị trường Hàn Quốc, và điền
tên Woowa Brothers vào nhóm startup kỳ lân của thế giới.
1.2.2 Baemin gia nhập thị trường Việt Nam
9 năm sau khi ra mắt người dùng tại quê nhà, tháng 6/2019, Baemin chính thức
bước chân vào thị trường Việt Nam và phủ sóng dịch vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy đã có đến 9 năm kinh nghiệm tại thị trường quê nhà, nhưng khi tới Việt Nam,
Baemin vẫn chỉ là “kẻ đến sau” trước những ơng lớn đã có vị thế từ trước, có thể kể
đến như GrabFood, Now, Gojek hay Loship. Chính vì thế,việc Baemin “lấn sân”sang
Việt Nam được xem là nước đi táo bạo.
Đầu tháng 6/2020, Baemin đã tiến quân ra Hà Nội.
Đầu tháng 3/2021, Baemin tiếp tục tấn công vào Đà Nẵng, mở rộng địa bàn và
thị trường hoạt động cho riêng mình.
Mặc dù gia nhập sau, đối mặt với sức cạnh tranh gay gắt từ hai đối thủ lớn là
Now và Grabfood, Baemin vẫn không hề bị lép vế và thậm chí cịn có chút nhỉnh hơn
khi nhận được sự ưa thích của tập khách hàng trẻ, ưa thích sự mới lạ và sáng tạo.

12


Sau gần 2 năm hoạt động, Baemin đã vượt qua giai đoạn thua lỗ và tiến tới giai
đoạn tăng trưởng, bước đầu mở ra chỗ đứng và thị trường hoạt động cho riêng mình.

2. Sự khác biệt trong truyền thơng thương hiệu Baemin khi gia nhập thị
trường Việt Nam
2.1. Khác biệt trong lựa chọn công cụ truyền thông

 Product Placement
Chẳng có bất kỳ yếu tố quảng cáo nào xảy ra, tất cả đơn giản chỉ là một video
nhạc/ bộ phim bình thường. Có thể nói, Product Placemt chính là một cấp độ cao hơn
trong cách truyền thông và định vị thương hiệu.
Youtube được xem là một mảnh đất màu mỡ đối với các marketer. Họ chắc chắn
khơng dễ dàng gì mà bỏ qua miền đất này. Quảng cáo trên Youtube đã khơng cịn xa lạ
gì với những video rất đa dạng. Đó có thể là các đoạn quảng cáo chèn vào đầu hoặc
giữa các video, hay thậm chí là nhãn hàng cho sản phẩm của mình “ chình ình” ngay
trong video, hay cịn gọi là Product Placement.
Rất nhanh chóng, trong vòng 3 năm hoạt động tại Việt Nam, Baemin đã kịp thời
nắm bắt xu hướng này khi sở hữu cho mình 2 MV ca nhạc đình đám trong giới trẻ là
“Em bé” ( Amee x Karik ) và “Ngọt” (JustaTee x Rhymastic ). Một số điểm nổi bật
đem lại từ

 Target “chuẩn” hơn vào giới trẻ: Đối tượng mà các nhãn hàng giao đồ ăn trực
tuyến hiện đang hướng tới chủ yếu là giới trẻ. Baemin đã rất thông minh khi xây dựng
chiến lược truyền thơng của mình target vào giới trẻ một cách rất “chuẩn”. Người trẻ
thời nay dành rất ít thời gian để xem TV, do vậy quảng cáo trên truyền hình giờ đây
khơng hiệu quả cho lắm khi đối tượng mục tiêu của họ là giới trẻ. Trong khi đó
Youtube thì lại là một mạng xã hội chia sẻ video được giới trẻ ưa chuộng, hơn nữa,
những MV đình đám của nghệ sỹ trẻ dĩ nhiên sẽ thu hút toàn người trẻ. Xuất hiện
trong những nội dung ưa thích của đối tượng mục tiêu trên một platform họ thường
ghé đến, chắc chắn sản phẩm. dịch vụ đó sẽ có khả năng cao hơn được người xem nhớ
mặt gọi tên.

 Thoát khỏi nỗi lo “bỏ qua quảng cáo”: Đối với quảng cáo xuất hiên ngay ở đầu

video, người xem sẽ nhanh chóng nhấp “Bỏ qua” vì họ đang rất háo hức để xem thứ
họ muốn xem. Còn nếu quảng cáo chen vào giữa video thì khả năng bị “next” thậm chí
13


còn cao hơn khi khiến cho người xem cảm giác ức chế. Tuy nhiên, khi sản phẩm/ dịch
vụ được lồng ghép một cách khéo léo vào MV, người xem không thể bỏ qua vì nó đã
được bao gồm trong nội dung của video họ đang xem.

 Chiếm trọn sự chú ý của người xem: Các quảng cáo trên truyền hình, dù là
khung giờ vàng, thì quảng cáo vẫn sẽ bị phát theo chuỗi một loạt rất nhiều quảng cáo
khác. Điều này khiến cho người xem không thể tập trung vào sản phẩm đang được
quảng cáo vì có q nhiều sản phẩm xuất hiện liên tiếp nhau trong thời gian ngắn.
Ngược lại, khi sử dụng công cụ truyền thông là Product Placement, thơng thường, sẽ
chỉ có một nhãn hiệu là “ngơi sao” của tồn bộ MV. Khi đó, cơng chúng khơng chỉ nhớ
đến nghệ sỹ, cốt truyện mà còn là sản phẩm/ dịch vụ hay nhãn hàng được nhắc tới. Fan
của Amee khi nhắc tới MV “Em bé” chắc hẳn sẽ liên tưởng ngay tới Baemin.

 Cơ hội “lấy lòng” các “fan cứng” của nghệ sĩ: Nếu một sản phẩm xuất hiện
cùng nghệ sĩ hoặc nhân vật yêu thích của người xem, nhiều khả năng trong vô thức họ
sẽ tự nhiên có cái nhìn thiện cảm hơn về nhãn hàng đó. Chính vì vậy, Product
Placement cũng được coi là một chiến dịch Influencer Marketing – một hình thức
marketing sử dụng những influencer để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường.
Product Placement là một chiến lược quảng cáo đi theo lối khác biệt so với quảng
cáo truyền thống. Dù biết rõ các MV như “Em bé” hay mới đây là “Ngọt” là một sản
phẩm hợp tác nhưng trên hết đó là một sản phẩm âm nhạc được đầu tư nghiêm túc và
khiến rất nhiều khán giả nghe đi nghe lại.

 Quan hệ công chúng:



“Chiều lòng” khách hàng: Sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt “tư duy Kim

Chi” của giới trẻ Việt đã giúp Baemin tung ra “chiến dịch khao vé” để tham gia sự
kiện, góp phần tạo ấn tượng bước đầu với người dùng. Như vậy, nhờ việc “bám càng”
sự kiện âm nhạc nổi tiếng, chỉ trong vòng 1 tháng hoạt động, cái tên Baemin nhanh
chóng trở thành hiện tượng và khắc sâu trong tâm trí khách hàng. Một điều nữa mà
Baemin đã làm dành cho khách hàng là fan Kpop và Vpop chính là Baemin đã chuẩn
bị một quầy đồ ăn chuẩn vị Hàn siêu to khổng lồ, cùng rất rất nhiều món quà đẹp - độc
- lạ để tặng fans đến tham gia trị chơi và chụp hình check in tại gian hàng của Baemin.
Mới đây, tính năng mới mang tên “Tạp hóa Baemin” đã được Baemin ra mắt
chiều lòng khách hàng. Đây được coi là một cửa tiệm chỉ bán tồn những món đồ độc
14


lạ – độc quyền “cộp mác” Baemin Việt Nam, mà vốn dĩ trước đây bạn chỉ có chờ may
mắn mới có được, thì nay có thể dễ dàng rinh về nhà như những chiếc túi ba gang, hộp
cơm, gương thần ai soi xong cũng hóa đẹp gái… Dạo một vịng bình luận trên
Facebook, có thể bắt gặp rất nhiều lời khen dành cho sự sáng tạo này của Baemin : “
Baemin cưng khách hàng như cưng trứng vậy”, “ Baemin làm gì cũng hay ghê’… Đây
chính là những minh chứng cho lối đi khác biệt mang lại thành công khi chiếm được
cảm tình của khách hàng.


Chú trọng quan hệ tốt với đối tác là tài xế : Hàng loạt các chuỗi sự kiện như:

“Trung thu của Bé Min - Gia đình là số 1!” được tổ chức hướng đến các tài xế đối tác
của Baemin. Trung thu là Tết Đoàn viên, nhưng trong dịp này các tài xế của Baemin
lại phải tất bật với những đơn hàng để mang tết đồn viên đến với mọi người. Thấu
hiểu điều đó, Baemin tổ chức chuỗi sự kiện với mong muốn mang Tết Trung thu đến

toàn bộ đối tác tài xế, để tài xế cũng có cơ hội được tụ họp đồn viên cùng gia đình. Sự
quan tâm này là điều mà ít doanh nghiệp nào làm được.
2.2. Khác biệt trong lựa chọn mục tiêu truyền thông


Baemin không như những ứng dụng giao thức ăn trực tuyến mới xâm nhập thị

trường Việt Nam trước đó đã làm (và thất bại) là ngay lập tức tung hết sức chiếm lĩnh
toàn bộ thị trường Việt Nam, thậm chí cũng khơng phải là tồn bộ thị trường Thành
phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu này Baemin phải cạnh tranh với nhiều nền tảng giao
đồ ăn. Mục tiêu truyền thông của Baemin là dẫn đầu địa phương, tấn công từng vùng
một, và chỉ tập trung thu hút cả 2 phía người mua lẫn người bán ở khu vực đó. Khu
vực Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên Baemin lựa chọn.


Thay vì tung khuyến mãi và hút cả quán ăn, người giao hàng, lẫn thực khách ở

toàn bộ Thành phố Hồ Chí Minh và chịu chi phí lớn, họ hồn tồn có thể tung khuyến
mãi thu hút chỉ ở từng quận và nhanh chóng chiếm thị phần ở chỉ quận đó mà thơi. Bởi
sở dĩ ngành giao thức ăn trực tuyến lại có thêm một đặc điểm khác của lĩnh vực ăn
uống: tính cục bộ địa phương. Chính sự pha trộn giữa các đặc điểm của nền tảng và
tính cục bộ địa phương đã tạo nên một ngách phù hợp cho một chiến lược truyền thông
đặc trưng của lĩnh vực này. Bằng cách đó Baemin nhanh chóng tạo ấn tượng tích cực
với từng khu vực, thu hút sự chú ý của khách hàng, đồng thời tạo ra sự quan tâm sử
dụng dịch vụ, khi khách hàng có nhu cầu đặt đồ ăn trực tuyến, họ sẽ nhớ tới Baemin.
15


2.3. Khác biệt trong lựa chọn hình thức truyền thơng
Baemin tập trung chủ yếu sử dụng hình thức truyền thơng gián tiếp thay vì

truyền thơng trực tiếp như nhiều nhãn hàng, qua rất nhiều hoạt động: Truyền thông
bằng các phương tiện điện tử như TVC, viral,.. , Baemin đã đạt được kết quả cực kì
cao trong TVC có sự góp mặt của MC Trấn Thành với những thông điệp hay, ý nghĩa.
Nội dung TVC rất lôi cuốn, sáng tạo và có điểm nhấn. Sau TVC này cũng là chính
thức đánh dấu bước ngoặt mới của Baemin được nhiều người công nhận. Bên cạnh đó,
Baemin cịn kết hợp với Amee, Karik cho ra mắt MV “Em bé” rất thành công, mới
đây là MV “Ngọt” hợp tác truyền thông với JustaTee và Rhymastic - 2 nam ca sĩ được
giới trẻ rất yêu thích hiện nay. MV cũng đã giúp hình ảnh của Baemin tới gần khách
hàng hơn và thương hiệu này cũng khơng cịn xa lạ với người tiêu dùng nữa.
2.4. Khác biệt trong lựa chọn thời điểm truyền thơng
Baemin đã có sự tính tốn kỹ lưỡng về thời điểm bắt đầu các chiến dịch truyền
thơng của mình, khơng “ào ào” tung ra các hình thức truyền thơng.
Điển hình như việc tập trung truyền thông chủ đề “Healthy” khác biệt so với đối
thủ . Họ lựa chọn ra mắt chiến dịch vào tháng 9, là thời điểm gần cuối năm, các chị em
có nhu cầu cao trong việc làm đẹp, duy trì vóc dáng thon gọn để đón Tết. Tuy nhiên,
cuối năm cũng là lúc công việc trở nên bận rộn. Điều này khiến cho việc ăn uống trở
nên không được điều độ. Sự xuất hiện của Baemin dường như quá đúng lúc. Giải pháp
của họ “giải quyết” được vấn đề của các chị em đang mong muốn. Có thể thấy, đội ngũ
Marketing Baemin đã tận dụng triệt để những điều kiện “Thiên thời – Địa lợi – Nhân
hòa” để xây dựng được những chiến dịch hết sức thành công một cách rất bài bản.
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp “chao đảo”, tuy nhiên đây lại được
xem là thời điểm “vàng” để Baemin tập trung truyền thông mạnh mẽ các chiến dịch
của mình. Thời điểm dịch bệnh, người dân hạn chế ra ngồi, thay vì đến qn ăn họ sẽ
chuyển sang hình thức order đồ. Khi ấy là lúc các app giao đồ ăn trực tuyến “lên
ngôi”. Chỉ cần ngồi nhà, với vài thao tác, món ăn sẽ được đem đến nhanh chóng.
2.5. Khác biệt trong lựa chọn địa điểm truyền thông
Dù là tân binh nhưng Baemin chơi lớn với việc kí hợp đồng với ChieuDuong
Media đưa thương hiệu của mình xuống phố. Billboard quảng cáo ngoài trời của
Baemin nổi bật cả ngày lẫn đêm ngay nút giao Phù Đổng Thiên Vương ( quận 1, tp
HCM) là vị trí đắc địa cùng hướng đón lưu thơng lớn mỗi ngày ngay thời điểm ra mắt.

Đặc biệt, một sự kiện thu hút rất nhiều bình luận của cư dân mạng là về biển
quảng cáo Baemin và Gojek. Trên mạng xã hội gần đây xuất hiện hình ảnh một tấm

16


bảng quảng cáo của Gojek và Baemin, với nội dung cho thấy hãng gọi xe Indonesia
“đá đểu” ứng dụng từ Hàn Quốc. Tấm ảnh tưởng như một sản phẩm chỉnh sửa nhưng
lại có thật giữa TP.HCM. Đáng chú ý là địa điểm đặt biển quảng cáo của 2 thương
hiệu, bảng quảng cáo của Gojek đặt ngay cạnh quảng cáo của Baemin tại Ngã sáu
Cộng Hòa (TP HCM). Đây là một nút giao thơng lớn dạng vịng xoay, nơi giao nhau
của 6 con đường tại TP HCM, gồm: Nguyễn Văn Cừ, Phạm Viết Chánh, Nguyễn Thị
Minh Khai, Lý Thái Tổ, Hùng Vương và Trần Phú. Đây cũng là nơi tiếp giáp giữa các
quận 1, 3, 5 và 10, mỗi ngày đều đón lưu lượng giao thơng lớn nên cũng là nơi lý
tưởng để đặt biển quảng cáo.
Ngay tại một vòng xuyến mật độ giao thơng đơng đúc giữa Sài Gịn có tấm
quảng cáo với hình ảnh Trấn Thành đang dùng app Baemin, dưới đó có dịng chữ: “Em
ăn gì anh đặt Beamin giao?”. Câu chuyện sẽ khơng có gì nếu cạnh bên đó khơng có
quảng cáo của Gojek: “Ăn gì cũng được, Gojek giao là được”, sử dụng hình ảnh nổi
bật của Hari Won - vợ Trấn Thành. Dường như quảng cáo của Gojek cũng đặt ở một số
địa điểm khác, bên cạnh bảng của Baemin.

Hình ảnh này được truyền đi trong nhiều nhóm tài xế cơng nghệ và các hội nhóm
làm về truyền thơng, quảng cáo. Nhiều ý kiến đã được nêu, trong đó chủ yếu tị mị,
hiếu kỳ, ngạc nhiên về hình ảnh hai bảng quảng cáo đứng cạnh nhau. Như vậy có thể
thấy, cách lựa chọn địa điểm truyền thông này đã thu hút sự chú ý của người qua
đường, và đủ hấp dẫn để tạo ra các cuộc bàn luận trên cả truyền thơng chính thống lẫn
truyền thơng xã hội, một cách tự nhiên và miễn phí. Một nước đi hay từ Baemin và cả
Gojek.
Không chỉ vậy, Baemin còn đổ bộ khắp các trang mạng xã hội với những video,

TVC quảng cáo, bài đăng hay thậm chí là cả MV. Baemin đã kết hợp với các người nổi

17


tiếng như Trấn Thành, Ninh Tito, Châu Bùi, Helly Tống, Amee, Karik… tạo ra những
sản phẩm quảng cáo cùng với các chiến dịch của mình vơ cùng thu hút người xem
thậm chí đạt cả top trending. Nếu là một người sử dụng Internet thì sẽ khơng khó để
bắt gặp Baemin ở đâu đó từ Facebook, Instagram, Youtube ….
2.6. Khác biệt trong lựa chọn đối tượng truyền thông
Đối tượng truyền thông chính của BAEMIN cũng chính là nhóm khách hàng
trẻ, thường xuyên sử dụng smartphone cũng như các dịch vụ đặt hàng online và thanh
toán qua mạng. Đa số các khách hàng nằm trong nhóm đối tượng này ln muốn được
thử các dịch vụ cũng như sản phẩm được “gắn mác” nước ngồi. Chính vì vậy, riêng
cái thương hiệu ứng dụng giao đồ ăn đến từ Hàn Quốc đã thu hút khơng ít các bạn trẻ
tị mị mà tải ứng dụng này về và dùng thử. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Baemin đó
chính là việc họ lựa chọn đối tượng truyền thơng khác nhau, cụ thể hóa cho từng chiến
dịch của mình.
So với các app đặt đồ ăn khác như GrabFood, Gojek… thì Baemin là một
“luồng gió mới” mang hơi thở của xứ sở Kim Chi mà vốn dĩ một bộ phận giới trẻ Việt
Nam đã quá quen thuộc và u thích. Chính vì vậy, đối tượng truyền thơng Baemin
nhắm đến được thể hiện khác biệt rõ ràng trong một số chiến dịch điển hình như
VHEART BEAT tháng 6/2019, “bắt đúng mạch” giới trẻ nhờ văn hóa Hàn Quốc mà họ
đem lại. Đối tượng truyền thơng ở đây chính là những bạn trẻ u thích văn hóa Kim
Chi, những bạn trẻ Việt đam mê K-pops, yêu âm nhạc, thần tượng các “oppa” Hàn
Quốc.
Ngồi ra, với chiến dịch truyền thơng “Healthy”, đối tượng mà Baemin nhắm
đến là các nữ nhân viên văn phòng và những người phụ nữ đang quan tâm về chủ đề
“eat clean” hiện đang nổi lên. Họ là những người bận rộn, nhưng lại muốn ăn uống
healthy, cân bằng vóc dáng, làm đẹp cho bản thân. Bên cạnh đó, Baemin đã thiết kế

giao diện app với cách phân chia đồ ăn healthy thành các mục cụ thể như giảm mỡ
tăng cơ, ăn chay, ăn sao cho da đẹp… hướng tới từng đối tượng cụ thể.
3. Thành công của Baemin tại thị trường Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng của Baemin kể từ khi vào Việt Nam tháng 6 năm 2019 ở
Thành Phố Hồ Chí Minh đã duy trì một tốc độ nhanh chóng. Bao phủ 18 quận trong
thành phố với thời gian giao hàng trung bình là 20 phút và mang đến cơ hội kiếm tiền
cho hàng chục nghìn người lái xe địa phương và người bán trong mạng lưới đối tác
của mình.

18


Khi mới ra mắt, Baemin chỉ có vài trăm đối tác tài xế hoạt động. Nhưng tính đến
tháng 6.2020, Baemin đã có hàng chục ngàn đối tác tài xế thực hiện nhiệm vụ giao đơn
mỗi ngày. Baemin đã coi thành cơng là một hành trình dài và khơng nhấn mạnh đến
những cột mốc ngắn hạn. Cụ thể như:


Ứng dụng đặt đồ ăn hàng đầu tại Hàn Quốc Baemin có độ phủ sóng khá là rộng

so với vị trí một newbie trong thị trường dịch vụ giao đồ ăn online đã giúp cho độ
nhận diện thương hiệu của Baemin hoàn toàn được đánh giá rất cao.


Các ấn phẩm truyền thông của Baemin xuất hiện 1 chú mèo và 1 anh nhân viên

giao hàng với tần suất xuất hiện của 2 nhân vật đáng yêu này trên các phương tiện
truyền thông đã vơ tình (hoặc cố tình) thu hút sự tị mị của các khách hàng mới và đây
là một yếu tố giúp khách hàng phần nào định hình được tính cách trẻ trung, dí dỏm và
đáng yêu của thương hiệu Baemin.



Thay vì chọn các màu truyền thống như vàng, đỏ hay xanh lá cây thì Baemin

chọn màu xanh mint trẻ trung và đúng chất sáng tạo năng động của tuổi trẻ thành công
trong việc để tăng ấn tượng cho khách hàng về thương hiệu của mình.


Baemin đang sở hữu cá kênh truyền thơng như Facebook, Instagram và Website

chính thức. Trên mọi kênh truyền thông này, Baemin luôn cung cấp những content siêu
chất lượng, “đu trend” mọi lúc mọi nơi. Những content này cũng được thiết kế sao cho
phù hợp với đúng tính cách thương hiệu của Baemin: trẻ trung và năng động được
đánh giá rất cao. Bởi lẽ đây cũng chính là trang mạng xã hội được nhóm khách hàng
đối tượng của Baemin sử dụng thường xuyên.


Bên cạnh việc sáng tạo các content chuẩn chất lượng dành cho khách hàng mục

tiêu thì Baemin cịn tặng kèm nhiều món q tặng độc lạ khác cho người dùng. Việc
tặng kèm các món quà đã giúp cho Baemin lôi kéo thêm vô số người dùng. Không chỉ
riêng các cửa hàng kinh doanh trên ứng dụng mà cả những người dùng đặt đồ ăn cũng
phải tấm tắc khen những chiến lược marketing chất lừ này của Baemin.
4. Khó khăn thương hiệu gặp phải tại thị trường Việt Nam
Đối với một “lính mới” như Baemin, việc phải đối mặt với rất nhiều thử thách và
bài toán tạo ra lợi thế cho mình trong thị trường đầy cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ
này là điều không thể tránh khỏi. Có thể kể đến như:

19





Những danh mục dài với nhiều sự lựa chọn phương tiện truyền thơng, bao gồm

truyền hình, quảng cáo trên Internet, tiếp thị trực tiếp, tài trợ và rất nhiều phương thức
khác được sáng tạo và thực hiện hằng ngày. Làm sao để duy trì phong độ và khơng
ngừng sáng tạo, thay đổi để trở nên nổi bật giữa “rừng” thương hiệu là điều vô cùng
nan giải.


Việc điều phối càng trở nên khó khăn hơn do các hoạt động hỗ trợ thương hiệu

của Baemin thường được các tổ chức và cá nhân khác nhau tiến hành để đạt được
những triển vọng và mục tiêu khác nhau. Các hoạt động như quảng cáo, PR, tài trợ,
khuyến mãi, triễn lãm, dự trữ hàng hóa, tiếp thị trực tiếp, thiết kế bao bì, thiết kế định
danh doanh nghiệp hay đặc trưng thương hiệu (corporate identity) đều có ảnh hưởng
trực tiếp đến thương hiệu, điều đó có thể dẫn đến sự thiếu phối hợp và xung đột mục
tiêu.


Bên cạnh đó, cơng ty của Baemin cịn phát triển những đặc trưng thương hiệu

khác nhau cho những đoạn thị trường mới. Tuy nhiên, việc phát triển và quản lý các
đặc trưng khác nhau cho cùng một thương hiệu luôn mang đến những rắc rối cho cả
thương hiệu và khách hàng do các thông điệp được gửi đi trên các phương tiện truyền
thông hay bị chồng chéo nhau khiến khách hàng biết đến rất nhiều đặc trưng cho cùng
một thương hiệu.



Việc xây dựng một thương hiệu trong môi trường kinh doanh hiện nay là khơng

dễ dàng. Hình ảnh những nhà quản lý nỗ lực xây dựng một thương hiệu mạnh giống
như người chơi golf trên một sân chơi gồ ghề với những bể lắng cát sâu, những khúc
quanh đầy góc cạnh và những vùng nước cản rộng lớn. Thật khó có thể đánh trúng
được bóng trong điều kiện như vậy. Ngồi ra, những người làm truyền thơng thương
hiệu cịn có thể bị vấp phải những rào cản, những áp lực lớn cả từ bên trong lẫn bên
ngoài. Để phát triển hiệu quả các chiến lược thương hiệu, cần phải hiểu biết về những
áp lực và rào cản này.


Sự phát triển nhanh chóng của các đối thủ cạnh tranh dẫn đến giảm sự lựa chọn

định vị thị trường và khiến việc thực hiện trở nên kém hiệu quả hơn.


Sự phân tán của truyền thông, thị trường, sự phong phú và đa dạng của nhiều

thương hiệu và sản phẩm.
5. Đề xuất giải pháp truyền thông giúp Baemin phát triển
20




Nhân sự của Baemin nên cập nhật thông tin về khách hàng và thị trường, để họ

có thể hiểu nó ảnh hưởng như thế nào đến bản chất công việc. Học hỏi lẫn nhau từ
ngành để trau dồi kỹ năng và phục vụ khách hàng tốt hơn.



Baemin cần có chiến lược truyền thơng có mục đích rõ ràng thì việc phát triển

thương hiệu sẽ tốt hơn.


Tìm hiểu về hành vi mua sắm của khách hàng này thông qua hoạt động của họ

trên mạng xã hội rất quan trọng để có thể dễ dàng phân loại và có chính sách tiếp cận
phù hợp hơn.


Xây dựng nội dung làm tăng khả năng hiển thị và danh tiếng của Baemin và

đảm bảo những gì khách hàng nhận được đều có giá trị, thực sự bổ ích và đáp ứng
được nhu cầu thơng tin đang cần.

21


C. KẾT LUẬN
Một thương hiệu muốn tồn tại được trong tâm trí khách hàng và được cơng
chúng biết đến rộng rãi phải là một thương hiệu có những đặc tính riêng mà các
thương hiệu khác khơng có được. Có thể thấy, Baemin đã rất thành công trong việc
xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình.Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực
cũng cịn tồn tại một vài hạn chế trong q trình truyền thơng thương hiệu. Từ những
nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị mang tính định
hướng cho chiến lược hồn thiện hệ thống nhận diện cũng như truyền thông thương
hiệu của Baemin. Những giải pháp và kiến nghị đã trình bày sẽ góp phần xây dựng
hình ảnh và vị trí thương hiệu Baemin, chủ động cạnh tranh và sớm có chỗ đứng vững

chắc trên thị trường Việt Nam.
Trong khuôn khổ kiến thức và thời gian hạn chế nên bài thảo luận cịn nhiều
thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp từ giảng viên để bài luận được hồn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy!

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PGS, TS Đào Thị Minh Thanh (2016), Giáo trình quản trị thương hiệu, Học viện
Tài Chính
Website:
/> />fbclid=IwAR38tuoCWUJgtDV1LZk486zys6CWJi3Y77PVIkjLR10n_9uN8J_9c6cfO
Rc
/>fbclid=IwAR2vWFmM9oz9J5SMRlm3ZyOmePqFDzYvlx7UwKbTfNiDrVFmqjpvbg
ubH-o
/>Tài liệu tiếng anh:
/>fbclid=IwAR0wCiOCr6yxaTt46oWUy21jCcE7JgCZtgVFcCbB2tqS0MBSiHnlfXp_7
ps



×