Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giá trị thương hiệu mạng di động vinaphone trên thị trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 23 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG



TÓM TẮT
LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ


GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM


NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.05





TÊN HỌC VIÊN
LỤC BÙI ANH DŨNG





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ MINH AN




HÀ NỘI -2010
i


MỤC LỤC
MỤC LỤC i
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ GIÁ TRỊ
THƯƠNG HIỆU 3
1.1 Tổng quan về thương hiệu 3
1.1.1 Khái niệm về thương hiệu 3
1.1.2 Vai trò của thương hiệu 3
1.1.2.1 Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dung: 3
1.1.2.2 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp: 4
1.1.3 Các yếu tố làm nên một thương hiệu mạnh: 4
1.2 Giá trị thương hiệu và các thành phần của giá trị thương hiệu 4
1.2.1 Khái niệm về giá trị thương hiệu 4
1.2.1.1 Đánh giá trên góc độ tài chính 4
1.2.1.2 Đánh giá trên góc độ người tiêu dùng 5
1.2.2 Các thành phần của giá trị thương hiệu 5
1.2.2.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới 5
1.2.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao giá trị thương hiệu đối với một
tổ chức kinh doanh: 6
1.3 Một số kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu 6

1.3.1 Samsung – Thương hiệu toàn cầu của Châu Á: 6
1.3.2 Cà phê Trung Nguyên - “Khơi nguồn sáng tạo” 6
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU MẠNG DI
ĐỘNG VINAPHONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 7
2.1 Quá trình phát triển thương hiệu mạng di động VinaPhone 7
2.1.1 Quá trình phát triển Công ty VinaPhone 7
2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh 7
2.1.3 Thương hiệu mạng di động VinaPhone tại Việt Nam 8
2.2 Thực trạng giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone 10
2.2.1 Các mạng di động trên thị trường Việt Nam 10
2.2.2 Thực trạng giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone 11
2.2.2.1 Nhận biết thương hiệu 11
2.2.2.2 Lòng ham muốn thương hiệu 11
2.2.2.3 Chất lượng cảm nhận 12
2.2.2.4 Lòng trung thành thương hiệu 13
2.2.2.5 Thái độ của người tiêu dùng đối với các hoạt động xúc tiến
hỗn hợp 13
2.2.3 Các chính sách Công ty đã thực hiện để nâng cao giá trị thương
hiệu mạng di động VinaPhone 14
2.2.3.1 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mới: 14
2.2.3.2 Chính sách sản phẩm, dịch vụ: 14
ii


2.2.3.3 Chính sách xúc tiến hỗn hợp: 14
2.2.3.4 Chính sách chăm sóc khách hàng: 15
2.3 Đánh giá chung về giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone 15
2.3.1 Những kết quả đã đạt được 15
2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 15
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ

THƯƠNG HIỆU MẠNG DI ĐỘNGVINAPHONE TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM 16
3.1 Định hướng phát triển thương hiệu mạng di động VinaPhone 16
3.2 Một số giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu mạng di động
VinaPhone trên thị trường Việt Nam 16
3.2.1 Nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu mạng di động
VinaPhone 16
3.2.2 Đổi mới phương thức truyền thông 16
3.2.3 Khẳng định chất lượng vượt trội 17
3.2.4 Xây dựng khách hàng trung thành 17
3.2.5 Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ nhân viên của Công ty
VinaPhone 17
3.2.6 Đánh giá lại thương hiệu 17
3.2.7 Xây dựng văn hóa VinaPhone 18
3.3 Kiến nghị khác 19
3.3.1 Kiến nghị với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam 19
3.3.2 Kiến nghị với Nhà nước 19
KẾT LUẬN 20








- 1 -


LỜI MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài:
Thương hiệu là một yếu tố góp phần đáng kể vào việc nâng cao một cách hiệu
quả năng lực cạnh tranh của một sản phẩm, một doanh nghiệp nói riêng và cả nền
kinh tế quốc dân nói chung. Do vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu là một
việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay để giúp doanh nghiệp đứng vững trên
thị trường nội địa cũng như muốn vươn ra thị trường thế giới.
Mạng di động VinaPhone là một trong ba mạng cung cấp dịch vụ thông tin di
động hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển, mạng di động
VinaPhone đã không ngừng được nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng những đòi
hỏi khắt khe của thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Mặc dù mạng di động
VinaPhone đã nỗ lực không ngừng trong chiến lược xây dựng thương hiệu nhằm
chiếm lại thị phần nhưng vẫn chưa đạt được những kết quả như mong đợi.
Chính vì thế việc nghiên cứu thị trường, so sánh và đánh giá thông tin của
người tiêu dùng Việt Nam về giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone đã và đang
là nhu cầu bức thiết của Ban Lãnh đạo Công ty. Xuất phát từ nhu cầu đó tôi đã lựa
chọn đề tài “Giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone trên thị trường Việt
Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản trị kinh doanh.
2- Mục đích nghiên cứu của luận văn:
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thương hiệu, giá trị thương hiệu và
các thành phần tạo nên giá trị thương hiệu.
- Đánh giá thực trạng giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone, phân tích
quá trình tạo dựng thương hiệu VinaPhone.
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao giá trị thương hiệu mạng di
động VinaPhone, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với cấp trên.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thương hiệu mạng di động VinaPhone.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển thương
hiệu mạng di động VinaPhone từ năm 2000 đến 2009.
4- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp lý luận với

thực tiễn.
- Phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng thông qua các số liệu sẵn có
và các số liệu khảo sát thống kê riêng cho luận văn.
- Sử dụng các công cụ phân tích, so sánh, đánh giá, dựa trên số liệu thu thập
được.

- 2 -


5- Đóng góp chủ yếu của luận văn:
- Trình bầy một cách hệ thống về thương hiệu, giá trị thương hiệu và các
thành phần của giá trị thương hiệu.
- Qua phân tích và đánh giá thực trạng giá trị thương hiệu của mạng di động
VinaPhone giúp cho Công ty VinaPhone đánh giá được thực trạng thương hiệu mạng
di động VinaPhone trên thị trường để có những chiến lược phát triển thương hiệu cụ
thể.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giá trị thương hiệu
mạng di động VinaPhone trên thị trường Việt Nam.
- Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu không chỉ đối với các Công ty kinh
doanh dịch vụ di động mà còn là tài liệu tham khảo cho các công ty cung cấp các sản
phẩm dịch vụ tương tự như: Internet, điện thoại cố định, …
6- Kết cấu của luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương


- 3 -


Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ GIÁ TRỊ

THƯƠNG HIỆU
1.1 Tổng quan về thương hiệu
1.1.1 Khái niệm về thương hiệu
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): thương hiệu là một dấu hiệu (hữu
hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào
đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Theo quan điểm truyền thống mà đại diện là quan điểm của Hiệp hội
Marketing Hoa Kỳ thì “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc
hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt
hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch
vụ của các đối thủ cạnh tranh”.
Theo quan điểm mới – quan điểm tổng hợp, thương hiệu không chỉ là một cái
tên hay một biểu tượng mà nó phức tạp hơn nhiều.
Hai quan điểm về thương hiệu và sản phẩm

Hình 1-1: Hai mô hình về mối quan hệ giữa sản phẩm và thương hiệu
Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi các phần: Tên thương hiệu
(Brandname). Dấu hiệu đặc trưng của thương hiệu. Nhãn hiệu hàng hoá. Bản quyền.
Bằng sáng chế, giấy chứng nhận giải pháp hữu ích.
1.1.2 Vai trò của thương hiệu
1.1.2.1 Vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dung:
Giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng sản phẩm cần mua trong muôn
vàn các hàng hoá, dịch vụ cùng loại khác, góp phần xác định được nguồn gốc xuất xứ
của sản phẩm. Giúp khách hàng biểu đạt vị trí xã hội của mình.
Quan đi
ểm truyền thống
:

Thương hiệu là 1 thành phần
của sản phẩm.

SẢN PHẨM
Thương
hi
ệu

Quan đi
ểm tổng hợp
:

Sản phẩm là 1 thành phần
c
ủa th
ương hi
ệu.

THƯƠNG HIỆU
Sản
ph
ẩm


- 4 -


1.1.2.2 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp:
Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu
dùng.Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thương
hiệu nhằm phân đoạn thị trường. Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong quá trình
phát triển của sản phẩm.Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp
1.1.3 Các yếu tố làm nên một thương hiệu mạnh:

 Phải đảm bảo tính nhất quán khi chuyển tải “Lời hứa thương hiệu”;
 Thương hiệu mạnh phải có sản phẩm và các quy trình tối ưu;
 Thương hiệu mạnh phải biết định vị đặc biệt và kinh nghiệm hiểu biết về khách
hang;
 Thương hiệu mạnh phải đảm bảo sự kết nối các cam kết bên trong và bên
ngoài; Thương hiệu mạnh có khả năng luôn thích hợp
Bảng 1-1: Mười thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2009
Thứ hạng

Thương hiệu Quốc gia Giá trị (tỉ USD)
1

United States 68,73
2

United States 60,21
3

United States 56,64
4

United States 47,77
5

Finland 34,86
6

United States 32,27
7


United States 31,98
8

Japan 31,33
9

United States 30,63
10

United States 28,4
(Nguồn: www.interbrand.com)
1.2 Giá trị thương hiệu và các thành phần của giá trị thương hiệu
1.2.1 Khái niệm về giá trị thương hiệu
1.2.1.1 Đánh giá trên góc độ tài chính
- J.Walker Smith thuộc Yakelovic Clancy Schudman cho rằng: Giá trị thương
hiệu là trị giá có thể đo lường được về mặt tài chính của công việc kinh doanh một
sản phẩm hay dịch vụ thông qua các hoạt động và chương trình kinh doanh thành

- 5 -


công;
- Theo John Brodsky thuộc tập đoàn NPD Group: Giá trị thương hiệu là sự
hiệu quả về mặt doanh thu và lợi nhuận mà công ty thu được từ kết quả của những nỗ
lực marketing trong những năm trước đó so với thương hiệu cạnh tranh;
- Peter Farquhar thuộc Trường Claremont Graduate phát biểu: Giá trị thương
hiệu là phần giá trị tăng thêm cho công ty và khách hàng của sản phẩm được gắn
thương hiệu đó…
1.2.1.2 Đánh giá trên góc độ người tiêu dùng
- Theo Market Facts, giá trị thương hiệu là sự hài lòng của khách hàng có tiếp

tục mua thương hiệu của công ty hay không.
- Theo định nghĩa của David A. Aaker (Trường Đại học California - Mỹ) đưa
ra vào năm 1991 là khá phổ biến và được nhiều học giả, nhiều nhà quản trị tán đồng
trong nghiên cứu và phân tích về giá trị thương hiệu.
- K.L Keller tại Darthmouth College cho rằng: giá trị thương hiệu là kiến thức
của khách hàng về thương hiệu (brand knowledge).
1.2.2 Các thành phần của giá trị thương hiệu
1.2.2.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới
K.L Keller tại Darthmouth College cho rằng giá trị thương hiệu gồm hai thành
phần là: nhận biết thương hiệu (brand awareness) và ấn tượng về thương hiệu (brand
image).
David A. Aaker (Trường Đại học California - Mỹ) đề nghị bốn thành phần của
giá trị thương hiệu là: Lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty); Nhận biết
thương hiệu (brand awareness); Chất lượng cảm nhận (perceived quality); Các thuộc
tính đồng hành (brand associations)
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam: giá trị thương hiệu trên thị
trường Việt Nam gồm 05 thành phần như sau:


- 6 -



Hình 1-2: Các thành phần của giá trị thương hiệu
1.2.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao giá trị thương hiệu đối với một tổ chức
kinh doanh:
Thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị.
Duy trì được những khách hàng cũ trong một thời gian dài.Thiết lập một chính sách
giá cao và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi.Tạo một nền tảng cho sự
phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu. Mở rộng và tận dụng tối đa kênh

phân phối. Mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là sẽ tạo ra rào cản để hạn chế sự
thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.
1.3 Một số kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu
1.3.1 Samsung – Thương hiệu toàn cầu của Châu Á:
Samsung đã sử dụng tất cả các kênh truyền thông có thể để truyền tải vị thế và
cá tính của thương hiệu. Nó giúp tái định vị Samsung thành một thương hiệu cao cấp,
mang đẳng cấp quốc tế về chất lượng, độ tin cậy và thiết kế. Hơn nữa, nó giúp
Samsung được nhìn nhận và chấp nhận là thương hiệu ngang hàng với những thương
hiệu như Sony.
1.3.2 Cà phê Trung Nguyên - “Khơi nguồn sáng tạo”
Trung Nguyên là thương hiệu Việt Nam đầu tiên được xây dựng và quản lý
một cách bài bản trên thị trường cà phê Việt Nam. Trung Nguyên là thương hiệu Việt
Nam đầu tiên thực hiện chiến lược nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam và vươn
ra thế giới.

GIÁ TRỊ
THƯƠNG
HIỆU
Nhận
biết thương
hiệu
Lòng ham
muốn
thương
hiệu
Chất
lượng cảm
nhận
Lòng trung
thành

thương
hiệu
Thái độ của
người tiêu
dùng đối
với các hoạt
động xúc
tiến hỗn hợp

- 7 -



Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
MẠNG DI ĐỘNG VINAPHONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

2.1 Quá trình phát triển thương hiệu mạng di động VinaPhone
2.1.1 Quá trình phát triển Công ty VinaPhone
VinaPhone là một trong ba mạng thông tin di động lớn nhất tại Việt Nam, được
xây dựng bằng 100% nguồn vốn và nhân lực của Việt Nam. Mạng điện thoại di động
VinaPhone đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện về mọi mặt để bắt kịp với xu thế
phát triển của công nghệ thông tin hiện đại, hòa nhập với môi trường cạnh tranh của
nền kinh tế thị trường, tiến tới từng bước hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty VinaPhone ngay từ đầu đã xác định sẽ phải là một trong những nhà
cung cấp dịch vụ thông tin di động tốt nhất tại Việt Nam. Cùng với đó là trọng trách
là một trong những đơn vị chủ lực của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.
Công ty đã không ngừng kiện toàn bộ máy hoạt động để đảm bảo đáp ứng yêu cầu
hoạt động sản xuất kinh doanh. Sơ đồ bộ máy hoạt động của Công ty VinaPhone
được thể hiện qua Hình 2-1

VinaPhone luôn tự hào là mạng di động có vùng phủ sóng và chất lượng mạng
tốt nhất trên thị trường Việt Nam. Điều đó được thể hiện
Bảng 0-1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty VinaPhone
Năm
Số lượng
thuê bao phát
triển mới
Tổng số
thuê bao đang
hoạt động
Tỉ lệ
phát triển
thuê bao
Doanh thu
(triệu đồng)

2007 3.037.066 9.570.830 46,48% 10.535.000
2008 7.477.618 17.048.448 78,13% 13.517.000
2009 10.006.552 27.055.000 58,69% 20.519.000
2010
(kế hoạch)
6.000.000 33.055.000 22,18% 27.000.000
(Nguồn: Phòng Kinh doanh tiếp thị - Công ty VinaPhone)


- 8 -



Hình 0-1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty VinaPhone

2.1.3 Thương hiệu mạng di động VinaPhone tại Việt Nam
Tháng 6/2006, mẫu biểu tượng mới của Công ty VinaPhone đã ra đời. Nhìn về
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Trung tâm điều hành thông
tin
Ban triển khai dự án
Trung tâm dịch vụ khách
hàng
Trung tâm phát triển dịch
vụ
CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
Phòng Thi đua tổng hợp
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Tổ chức CB- LĐ
Phòng PT cơ sử hạ tầng
Phòng KHCN&PT mạng
Phòng Quản lý KTNV
Phòng chất lượng mạng
Phòng Đầu tư phát triển
Phòng KT TK Tài chính
Phòng Kế hoạch
Phòng Kinh doanh Tiếp thị
Phòng Chăm sóc khách hàng
Trạm Y tế
CÁC TRUNG TÂM KHU VỰC
TRUNG TÂM VNP1
(Miền Bắc)
TRUNG TÂN VNP2
(Miền Nam)

TRUNG TÂM VNP3
(Miền Trung)

- 9 -


mặt tổng thể, mẫu biểu tượng mới đã đáp ứng được các tiêu chí trong việc thể hiện.
Phần chữ (logo type) “VinaPhone” đã được đơn giản hóa bằng việc viết bằng kiểu
chữ thường, đơn giản, dễ đọc. Biểu tượng (icon) được tạo hình bởi những vòng tròn
hình giọt nước liên kết với nhau một cách mềm mại nhưng rất chặt chẽ và có ý nghĩa.

Hình 0-2: Mẫu biểu tượng của Công ty VinaPhone
Về mặt ý nghĩa, biểu tượng mới được thể hiện theo triết lý của người phương
Đông, những giọt nước liên kết với nhau đã thể hiện được tính kết nối, lan tỏa – đặc
trưng ngành nghề của Công ty VinaPhone. Nước có mặt ở khắp mọi nơi, nước rất
mềm mại, uyển chuyển nhưng cũng có sức mạnh vô cùng to lớn. Hình ảnh 3 giọt
nước liên kết với nhau tạo thế vững chắc mạnh mẽ. Phần vươn lên của 2 nhánh phía
trên của biểu tượng đã tạo nên hình chữ V, chữ cái đầu của chữ “VinaPhone”. Trong
quan niệm của nhiều người, chữ V cũng có nghĩa là chiến thắng (victory), là chất
lượng tốt (dấu chọn
٧
). Hình ảnh các giọt nước đang lan tỏa thể hiện khát vọng vươn
xa, hướng tới tương lai, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp, thể
hiện trong câu khẩu hiệu “không ngừng vươn xa” của VinaPhone.
Về mặt hình khối, dấu hiệu đặc trưng của VinaPhone được tạo nên bởi sự liên
kết mềm mại nhưng chặt chẽ từ ba đơn nguyên lấy cảm hứng từ hình ảnh của Nước
trong triết lý phương Đông - uyển chuyển nhưng đầy sức mạnh, có mặt ở khắp mọi
nơi, vật hướng chuyển động không ngừng vươn xa, tư tưởng năng động, tính lan tỏa
và sức mạnh kết nối của VinaPhone.
Về màu sắc, mẫu biểu tượng mới chỉ sử dụng một màu xanh duy nhất, rất hiện

đại và dễ sử dụng, phù hợp với ý nghĩa biểu tượng hình giọt nước. Nước mang lại sự
sống cho nhân loại. Màu xanh lơ (Cyan) thể hiện mong muốn mang lại cho người sử
dụng cảm giác hiền hoà, ấm ấp, đầy tin cậy khi chọn VinaPhone là nhà cung cấp dịch
vụ điện thoại di động.
Là thành viên của VNPT, VinaPhone tự hào được thừa hưởng và phát triển các
giá trị cốt lõi trong triết lý kinh doanh của VNPT.
- Giá trị mang tính Nhân văn: Giá trị tốt đẹp nhất VinaPhone hướng tới là
phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân viên, mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng. Tất cả “Vì
con người, hướng tới con người và giữa những con người”.

- 10 -


- Giá trị mang tính Kết nối: Nhờ những ứng dụng công nghệ viễn thông tiên
tiến, VinaPhone có mặt ở khắp mọi nơi, mọi cung bậc tình cảm để mang con người
đến gần nhau hơn, cùng nhau trải nghiệm, chia sẻ Cảm Xúc - Thành Công - Trí Thức.
- Giá trị mang tính Việt Nam: Tiên phong trong lĩnh vực phát triển thông tin
di động ở các vùng xa xôi của đất nước, vừa kinh doanh, vừa phục vụ để thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
2.2 Thực trạng giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone
2.2.1 Các mạng di động trên thị trường Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam có 7 mạng di động đang hoạt động đó là: VinaPhone,
MobiFone, Viettel, VietNammobile, Beeline, VNTelecom và S-Fone.
Hình 2-3 biểu thị thị phần của các mạng di động tại Việt Nam tính đến hết quý
IV/2009.

Hình 0-3: Thị phần mạng di động tại Việt Nam
(Nguồn: Phòng KDTT-Công ty VinaPhone)
Tuy nhiên, rất khó để tính toán các con số chính xác của các thuê bao di động.

Để có thể hiểu thêm về các con số thống kê số lượng thuê bao của các mạng ta cần
nắm được một số nội dung sau:
- Thuê bao phát triển mới: là các thuê bao mới kích hoạt vào hệ thống và bắt
đầu sử dụng dịch vụ. Lượng thuê bao này thường được các nhà mạng cập nhật theo
từng đợt để đánh giá hiệu quả của việc triển khai các chương trình như khuyến mãi,
gói cước mới,…
- Thuê bao khóa một chiều: là các thuê bao không có đủ điều kiện để thực
hiện các dịch vụ nhắn tin hoặc thực hiện cuộc gọi có trả phí.
- Thuê bao khóa 2 chiều: là các thuê bao không thể thực hiện nhận cuộc gọi
và thực hiện cuộc gọi đi có trả phí. (Số lượng thuê bao này luôn chiếm một tỉ lệ cao
trên hệ thống và gây lãng phí kho số của các nhà mạng).
Vinaphone
029%
Mạng khác
005%
MobiFone
031%
Viettel
036%

- 11 -


2.2.2 Thực trạng giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone
2.2.2.1 Nhận biết thương hiệu
Theo số liệu thống kê kết quả điều tra về thương hiệu của các mạng di động do
Công ty nghiên cứu thị trường nổi tiếng TNS thực hiện trong năm 2009, MobiFone
đạt tỉ lệ 100% về độ nhận biết thương hiệu trong số những người được hỏi, đứng sau
là Viettel và VinaPhone cùng với 99%, S-Fone đứng kế tiếp với 84% và Beeline với
76%. Mức độ nhận biết thương hiệu của Vietnammobile và EVN Telecom đứng cuối

cùng với tỉ lệ lần lượt là 63% và 59%. Trong một thị trường nhiều nhà cung cấp như
hiện nay, để đánh giá sản phẩm và thương hiệu của một nhà cung cấp có là cái mà
khách hàng luôn luôn nghĩ tới đầu tiên hay không người ta sử dụng chỉ số “Top of
Mind”. Để đạt được vị trí Top-of-Mind, doanh nghiệp thường phải có một độ phủ về
mặt truyền thông đủ lớn trong ngành kinh doanh của mình. Tuy nhiên, căn cứ vào số
liệu khảo sát thì chỉ số Top of Mind của VinaPhone chỉ đạt 18%, trong khi đó của
Viettel là 50% và của MobiFone là 30%.

Hình 0-4: Chỉ số Top of Mind của các mạng di động tại Việt Nam
(Nguồn: Vietnam Mobile Insights Report)
2.2.2.2 Lòng ham muốn thương hiệu
Lòng ham muốn thương hiệu của khách hàng đối với các mạng di động tại Việt
Nam được thể hiện trong Hình 2.5.
50%
30%
18%
1% 1%
0%
Viettel
Mobifone
Vinaphone
E
-
Mobile
S
-
fone
HT
-
Mobile


- 12 -



Hình 0-5: Tỉ lệ khách hàng ưa thích các mạng di động tại Việt Nam
(Nguồn: Vietnam Mobile Insights Report)
Đối với dịch vụ thông tin di động, khách hàng cũng luôn có nhiều lựa chọn,
Hình 2-6 biểu thị xu hướng tiêu dùng của khách hàng đối với các mạng di động tại
Việt Nam.

Hình 0-6: Tỉ lệ khách hàng chọn mạng di động đầu tiên
(Nguồn: Vietnam Mobile Insights Report)
2.2.2.3 Chất lượng cảm nhận
Đối với dịch vụ thông tin di động, chất lượng luôn là yếu tố được khách hàng
xem xét đến. Chỉ khi có sóng tốt thì khách hàng mới có thể sử dụng dịch vụ được.
Tăng cường chất lượng phủ sóng và nâng cấp hệ thống tổng đài lên dung lượng cao
hơn là nhiệm vụ trọng tâm của mọi mạng di động nếu không muốn bị coi là kém năng
lực phục vụ.
43%
53%
42%
41%
27%
12%
Tổng Vinaphone Viettel Mobifone S-Fone E-Mobile
0%0%
1%
24%
34%

41%
HT-MobileE - MobileS-foneVinaphoneMobifoneViettel
Lựa chọn đầu tiên

- 13 -



Hình 0-7: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua hàng
(Nguồn: Vietnam Mobile Insights Report)
2.2.2.4 Lòng trung thành thương hiệu
Lòng trung thành đối với dịch vụ thông tin di động là rất quan trọng, khách
hàng tại Việt Nam hiện nay có nhu cầu sử dụng nhiều hơn một số điện thoại và các
nhà mạng đua nhau chiếm thị phần ở phân khúc này.

Hình 0-8: Mức độ trung thành của khách hàng khi lựu chọn mạng di động
(Nguồn: Vietnam Mobile Insights Report)
2.2.2.5 Thái độ của người tiêu dùng đối với các hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Về hoạt động quảng cáo, các hoạt động quảng cáo trước năm 2009 của Công ty
VinaPhone mang tính nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp thậm chí là gây phản cảm cho
người xem.
Về hoạt động khuyến mãi, trước đây các hình thức khuyến mãi đối với dịch vụ
mạng di động thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách hàng. Cuộc chạy đua giữa 3
mạng là Viettel, MobiFone và VinaPhone tạo nên một bước “đại nhảy vọt” cho phát
49%
37%
5%
9%
50%
31%

10%
9%
Chất lượng mạngGiá cảKhuyến mãiKhác
Khách hàng ra quyết định
mua
Khách hàng ra quyết định
mua trong 12 tháng trước
51%
30%
18%
1%
0%0%
30%
38%
30%
1%
0%0%
Viettel
Mobifone
Vinaphone
S
-
fone
E
-
Mobile
HT
-
Mobile
Lựa chọn thứ nhất

Lựa chọn thứ hai

- 14 -


triển thuê bao cũng như sự cạnh tranh gay gắt trong giá cước. Bảng 2-2 cho thấy chất
lượng và giá cả là hai lý do để khách hàng lựa chọn mạng di động.
Bảng 0-2: Lý do lựa chọn mạng di động tại Việt Nam

Vietnam

Total
MobiFon
e
S – Fone

VinaPhone

Viettel E-Mobile

Chất lượng mạng

50% 47% 34% 56% 51% 11%
Giá cả
31% 23% 22% 23% 37% 57%
Khuyến mãi
10% 16% 44%
3%
7% 31%
Khác

9% 14% 0% 18% 5% 1%
(Nguồn: Vietnam Mobile Insights Report)
2.2.3 Các chính sách Công ty đã thực hiện để nâng cao giá trị thương hiệu mạng
di động VinaPhone
2.2.3.1 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mới:
VinaPhone đã xây dựng được bản sắc riêng, một cá tính riêng cho thương hiệu
của mình. Đi cùng với hệ thống nhận diện thương hiệu đó chính là cuốn cẩm nang
thương hiệu, một tài liệu hướng dẫn về cách thức thể hiện hình ảnh của thương hiệu
VinaPhone với khách hàng, với đối tác, với nội bộ và với toàn xã hội. Nó giúp cho
Công ty thực hiện các cam kết đã công bố một cách nhất quán.
2.2.3.2 Chính sách sản phẩm, dịch vụ:
Nâng cao chất lượng dịch vụ là một trong những tiêu chí hàng đầu mà
VinaPhone luôn phấn đấu. Để khẳng định vị trí của mình trên thị trường là một trong
ba nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, VinaPhone đã không ngừng đầu tư vào mạng lưới,
bên cạnh việc mạng vô tuyến được mở rộng dung lượng gần gấp đôi năm 2008, các
thiết bị mạng lõi như HLR, IN, tổng đài cũng được đầu tư mở rộng dung lượng với
quy mô lớn để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao. Hiện nay, hệ thống tổng
đài của VinaPhone có dung lượng 50 triệu thuê bao. Hệ thống nhắn tin của
VinaPhone được các chuyên gia đánh giá có dung lượng lớn nhất ở Việt Nam hiện
nay, có thể chuyển tải 20 – 30 triệu SMS/giờ.
2.2.3.3 Chính sách xúc tiến hỗn hợp:
Công ty VinaPhone cũng đã cho triển khai bán hàng lưu động thông qua các
Trưởng đại diện tại các Tỉnh, Thành phố. Thông qua các gian hàng lưu động, khách
hàng có điều kiện được giải đáp và tư vấn các dịch vụ để có thể lựa chọn cho mình
một hình thức sử dụng phù hợp. Tuy nhiên, việc bán hàng lưu động mới chỉ thực hiện
mang tính chất nhỏ lẻ và theo các chương trình khuyến mãi riêng biệt mức độ tiêu

- 15 -



thụ sản phẩm còn ít mà chi phí tổ chức triển khai thì không nhỏ nên chưa mang lại
hiệu quả cao.
2.2.3.4 Chính sách chăm sóc khách hàng:
Chăm sóc khách hàng sau bán hàng luôn là một trong những vấn đề mà mạng di
động VinaPhone luôn chú trọng nhằm nâng cao giá trị thương hiệu. Chương trình
chăm sóc khách hàng CarePlus được xem là một thành công lớn trong việc xây dựng
khách hàng trung thành và gắn bó lâu dài với thương hiệu VinaPhone. Thông qua
chương trình, khách hàng thường xuyên được hưởng các ưu đãi theo các mức phí mà
khách hàng đã chi trả. Ngoài ra, VinaPhone còn phối hợp với các Viễn thông Tỉnh
thành phố triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng là các thuê bao trả sau có
mức cước cao vào thời điểm cuối năm.
2.3 Đánh giá chung về giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone
2.3.1 Những kết quả đã đạt được
- Ban Lãnh đạo Công ty VinaPhone đã tập trung đầu tư cho xây dựng và phát
triển thương hiệu và đã có những chiến lược đúng đắn để phát triển thương hiệu.
- Khai thác hiệu quả cổng thông tin điện tử VinaPortal
www.vinaphone.com.vn.
- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất và nhanh nhất tới
khách hàng, nhất là việc đưa vào khai thác dịch vụ 3G đầu tiên trên thị trường Việt
Nam càng làm gia tăng giá trị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
- Các chiến dịch quảng bá thương hiệu được triển khai trên diện rộng, biểu
tượng VinaPhone đã xuất hiện ở nhiều nơi hơn.
- Đa dạng hóa các hình thức khuyến mãi cho khách hàng, tạo sự gắn kết lâu
dài giữa khách hàng và mạng di động VinaPhone.
- Đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng, kể cả khách hàng trả sau, nhóm
khách hàng này trước đây thường xuyên bị quên lãng.
2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân
- Mức độ nhân biết thương hiệu cao nhưng chỉ số TOM lại thấp hơn nhiều so
với hai mạng MobiFone và Viettel.
- Lòng ham muốn tiêu dùng thương hiệu VinaPhone cao nhưng khi quyết định

sử dụng thì khách hàng lại tỏ ra khá dè dặt.
- Lòng trung thành của khách hàng đối với Công ty chưa cao, chủ yếu vẫn là
các khách hàng đã do yêu cầu công việc nên không thể thay đổi số điện thoại và vẫn
duy trì mạng cũ.
- Công ty chưa chú trọng đến các chương trình chăm sóc các điểm bán lẻ.


- 16 -


Chương 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
MẠNG DI ĐỘNGVINAPHONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển thương hiệu mạng di động VinaPhone
Trong giai đoạn 2010-2015, Công ty VinaPhone phấn đấu giành lại ngôi vị là
mạng di động lớn nhất tại Việt Nam. Chính vì thế VinaPhone luôn nỗ lực ứng dụng
hiệu quả công nghệ viễn thông tiên tiến để mang dịch vụ thông tin di động đến cho
khách hàng ở bất cứ nơi đâu, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Để trở thành mạng di động lớn nhất tại Việt Nam, Công ty VinaPhone đã đề ra
một số mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2010 – 2015 như sau:
 Tổng số thuê bao thực chiếm 35% thị phần di động của Việt Nam.
 Lọt vào Top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.
 Giữ vững vị trí tiên phong trong công nghệ 3G.
 Xây dựng thành công văn hóa VinaPhone.
3.2 Một số giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu mạng di động VinaPhone
trên thị trường Việt Nam
3.2.1 Nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu mạng di động VinaPhone
Nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu VinaPhone thông qua các đại lý bán
lẻ là một trong những phương thức được nhiều các công ty triển khai. Nhận biết

thương hiệu thông qua các cửa hàng được thực hiện trên hai góc độ. Thứ nhất, tăng
cường sự xuất hiện của hình ảnh thương hiệu VinaPhone bằng các bổ xung các ấn
phẩm, vật phẩm, hệ thống biển hiệu, đảm bảo tính nhất quán và tuân thủ nghiệm ngặt
các hướng dẫn trong cuốn cẩm nang thương hiệu. Thứ hai, cung cấp thông tin cho
người bán hàng để họ hiểu và tư vấn khách hàng sử dụng mạng di động VinaPhone.
Để thực hiện được điều này phải đảm bảo một số yếu tố sau:
- Đảm bảo lợi ích của người bán thông qua các chính sách hoa hồng hợp lý.
- Đa dạng hóa các hình thức khuyến mãi.
- Cung cấp thông tin qua các cuốn tài liệu về các nội dung: sản phẩm dịch vụ
mới, vùng sóng, giá cước,….
- Thực hiện chăm sóc điểm bán thường xuyên để có thông tin hai chiều.
3.2.2 Đổi mới phương thức truyền thông
Đối với hoạt động truyền thông nội bộ, phải đảm bảo mọi nhân viên đều biết và
cập nhật về thương hiệu, những định hướng, thử thách, vị thế cũng như hình ảnh về
thương hiệu mạng di động VinaPhone thông qua việc hiện diện hình ảnh về thương

- 17 -


hiệu ở nhiều nơi: thẻ nhân viên, giấy in, phong bì thư, đồng phục,… Ngoài ra, công
ty VinaPhone có thể tổ chức xe đưa đón cán bộ công nhân viên đi làm theo một số
tuyến nhất định.
Đối với hoạt động truyền thông bên ngoài, Công ty VinaPhone cần áp dụng sự
phối hợp giữa thương hiệu và người bảo chứng.
3.2.3 Khẳng định chất lượng vượt trội
Công ty VinaPhone cần phải thực hiện 3 mảng chính là:
- Chất lượng của các sản phẩm dịch vụ không ngừng được nâng cao và đa
dạng, tạo sự khác biệt.
- Chất lượng mạng lưới đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.
- Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng.

3.2.4 Xây dựng khách hàng trung thành
Công ty cần phải triển khai các nội dung sau:
- Kết hợp với các nhà phân phối máy điện thoại di động như NOKIA, Apple
để xây dựng các gói cước (bao gồm máy và SIM) cho một số phân khúc khách hàng.
Mục đích là tạo sự gắn kết lâu dài giữa khách hàng và mạng VinaPhone.
- Chăm sóc các kênh bán hàng thông qua các đơn vị chuyên nghiệp.
- Áp dụng dịch vụ ứng tiền cho các thuê bao trả trước khi các thuê bao chưa
kịp nạp tiền vào tài khoản. Mức tiền ứng có thể từ 20.000đ đến 40.000đ tùy thuộc vào
thời gian đã sử dụng và mức cước đã sử dụng.
- Áp dụng hình thức thưởng tiền vào tài khoản bằng cách chuyển đổi ngày sử
dụng đối với các khách hàng có thời gian nhận cuộc từ 5 năm trở lên, mức quy đổi có
thể là 1 năm nghe tương ứng với 50.000đ vào tài khoản.
3.2.5 Xây dựng thương hiệu bắt đầu từ nhân viên của Công ty VinaPhone
Công ty VinaPhone cần:
Thứ nhất, xác định việc xây dựng thương hiệu bắt đầu từ nhân viên.
Thứ hai, bộ phận thương hiệu và nhân sự cần hợp tác chặc chẽ với nhau, nếu
không rất khó có thể tạo ra được kết quả mỹ mãn.
Thứ ba, nâng cao hoạt động truyền thông nội bộ và xem đó là chìa khoá thành
công.
- Thứ tư, đào tạo bồi dưỡng các nhân tài và có chính sách thu hút nhân tài
thông qua các chính sách đãi ngộ thỏa đáng và môi trường làm việc thuận lợi, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên.
3.2.6 Đánh giá lại thương hiệu
Đó là quá trình tổng hợp bao gồm bốn giai đoạn chính: phân tích công ty,
khách hàng, đối thủ và cổ đông. Nếu kết quả của việc đánh giá lại cho thấy cần có sự

- 18 -


thay đổi, cần xem xét nên điều chỉnh yếu tố nào để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ

của Công ty đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Diện mạo tính cách bên ngoài
của thương hiệu có thể biến đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh và đối
tượng khách hàng nhưng bản chất bên trong của nó thì bất biến theo thời gian dựa
trên nền tảng là các giá trị nhân bản vĩnh cửu.
Để đảm bảo việc đánh giá lại thương hiệu đúng và hiệu quả, Công ty cần phải
thuê đối tác có trình độ chuyên môn cao. Như thế mới đảm bảo tính chuyên nghiệp và
giảm chi phí do tự nghiên cứu và đánh giá.
3.2.7 Xây dựng văn hóa VinaPhone
Cần phải xác định rõ cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp bao gồm 5 lớp từ
trong ra ngoài như sau:
- Triết lý quản lý và kinh doanh: Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của
văn hoá doanh nghiệp, bao gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn
bản nhất. Đây là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối
các quyết định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời
gian và ngoại cảnh.
- Động lực của cá nhân và tổ chức: Lớp yếu tố quan trọng thứ hai của văn hoá
doanh nghiệp chính là các động lực thúc đẩy hành động của các cá nhân, và môi
trường “động lực chung” của tổ chức. Các yếu tố động lực này sẽ biểu hiện ra ngoài
bằng những hành vi hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp.
- Qui trình qui định: Qui trình, qui định, chính sách giúp doanh nghiệp hoạt
động ổn định, theo chuẩn. Đây cũng là cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu
cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần tạo
tính ổn định và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách
hàng và xã hội.
- Hệ thống trao đổi thông tin: Đây là lớp cấu thành thứ tư trong văn hoá
doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp
thời. Hệ thống này cần đảm bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đều được
thu thập, truyền đạt, lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thành viên doanh
nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho các hoạt động thường
nhật cũng như công tác lập kế hoạch, xây dựng định hướng chiến lược.

- Phong trào, nghi lễ, nghi thức: Đây là cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh
đời sống, sinh hoạt của công ty. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng rất
lớn. Nó tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của công ty, tạo ra sự khác biệt
của công ty với bên ngoài, tạo hình ảnh tốt cho công ty trước cộng đồng qua đó góp

- 19 -


phần xây dựng thương hiệu.
3.3 Kiến nghị khác
3.3.1 Kiến nghị với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
- Cho phép chia sẻ cơ sở hạ tầng mạng 3G với các doanh nghiệp chưa có điều
kiện khai thác.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Với tiềm
lực kinh tế và kinh nghiệm hiện có, Công ty VinaPhone hoàn toàn có thể kinh doanh
dịch vụ viễn thông trên thị trường thế giới, trước mắt có thể mở rộng kinh doanh ở
một số nước Đông Nam Á như: Lào, Campuchia.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức về mức độ ảnh hưởng của các trạm thu phát
sóng đến sinh hoạt của người dân. Giúp người dân hiểu rõ và phối hợp với Công ty
để đảm bảo chất lượng phủ sóng tốt, tăng cường phủ sóng Indoor tại các tòa nhà tập
trung đông thuê bao.
- Thuê Công ty nước ngoài định giá giá trị thương hiệu VinaPhone nhằm đánh
giá giá trị thương hiệu và đo lường sự lớn mạnh của thương hiệu, mặt khác cũng giúp
Công ty trong quá trình tiến tới cổ phần hóa.
- Mở rộng thương hiệu VinaPhone sang ngành khác như: lĩnh vực tài chính,
bất động sản, tư vấn dịch vụ viễn thông.
- Cho phép kéo dài số thuê bao di động để thuận lợi cho quá trình làm thương
hiệu với đầu số 091 truyền thống.
3.3.2 Kiến nghị với Nhà nước

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các Công ty cung cấp dịch vụ để
đảm bảo tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, có chế tài xử
phạt nặng đối với các hành vi phá sóng, nhiễu sóng, trộm cắp cước viễn thông của
các cá nhân, tổ chức.
- Nhà nước nên quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng nền văn
hóa doanh nghiệp của họ.
- Xây dựng có chế chung cho các doanh nghiệp viễn thông để có thể dùng
chung cơ sở hạ tầng, tránh lãng phí và đảm bảo mỹ quan.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật viễn thông để tạo cơ sở cạnh
tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong phát triển mạng lưới viễn thông đa dạng
hiện nay.



- 20 -


KẾT LUẬN

Có thể nói thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức
mạnh hữu hình, nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ
của các nhà cung cấp, nâng cao tính cạnh tranh và tạo nên sự khác biệt đối với các
doanh nghiệp khác, thậm chí nó còn tác động đến sự thành bại trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Bằng cách phân tích và đánh giá thực trạng thương hiệu VinaPhone, người viết
đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu VinaPhone trên thị
trường Việt Nam. Những giải pháp này được xây dựng dựa trên lý thuyết về giá trị
thương hiệu và đánh giá thực trạng mạng di động VinaPhone. Cùng với việc đánh giá
các mạng di động khác trên thị trường trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu,

các giải pháp đề ra có tính thực tiễn và khả thi cao, có sự gắn kết và bổ xung thêm
trong chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu mạng di động VinaPhone. Là cơ
sở giúp cho Công ty VinaPhone hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương
hiệu trong gian đoạn 2010-2015.
Với niềm tự hào là một nhân viên của Công ty VinaPhone, tôi mong muốn
được đóng công sức nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển Công ty
VinaPhone nói chung và thương hiệu VinaPhone nói riêng. Trong tương lai, thương
hiệu mạng di động VinaPhone không chỉ là thương hiệu có giới hạn trong phạm vi
biên giới Việt Nam mà đã vươn ra thế giới.
Do giới hạn của đề tài và trình độ của người viết còn hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy
giáo, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Em xin phép được bày tỏ
lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Minh An đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp trong Công ty VinaPhone
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn này.


×