Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Bải giảng Môi trường và phát triển bền vững - Trường ĐH Khoa Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BẢI GIẢNG
HỌC PHẦN: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Lưu hành nội bộ)

Thái nguyên, 2020


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG
GV biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Tuyết, Khoa TN&MT
Mục tiêu:
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường (khái niệm môi
trường, phân loại môi trường, chức năng cơ bản của mơi trường, suy thối mơi trường, ô
nhiễm môi trường,...) và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.
- Sinh viên hiểu biết về các vấn đề môi trường đang là thách thức hiện nay trên Thế
giới và Việt Nam.
1.1. Khái niệm và phần loại môi trường
1.1.1. Khái niệm mơi trường
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau xung quanh thuật ngữ “môi trường”.
- Môi trường (MT) theo nghĩa rộng là tổng hợp các điều kiện bên ngồi có ảnh
hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện.
- Theo tác giả Hồng Đức Nhuận: Mơi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh
sinh vật, tất cả các yếu tố vơ sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống,
phát triển và sinh sản của sinh vật.
- Theo tác giả Vũ Trung Tạng: Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các
hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,...mà ở đó, cá thể, quần thể, lồi,... có quan hệ trực
tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình
- Định nghĩa về ‘‘mơi trường“ được đưa ra trong Luật BVMT 2014 như sau:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với


sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”
Đối với cơ thể sống thì “Mơi trường sống” là tổng hợp các điều kiện bên ngồi có
ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể (Lê Văn Khoa). MT sống cũng có 2
nghĩa:
- Nghĩa rộng: MT sống là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh
sống và sản xuất của con người như: Tài ngun thiên nhiên, khơng khí, đất, nước,…
- Nghĩa hẹp: MT sống theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: mơi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của


trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội
với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ
truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với
luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.
1.1.2. Phân loại môi trường
Môi trường được phân thành 3 loại sau:
- Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật
lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động, thực vật,
đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
trọt, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất,
tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí,
làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật
lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp
hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức
tơn giáo, tổ chức đồn thể,...
- Mơi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến
đổi theo làm thành những tiễn nghi trong cuộc sống.

1.2. Các chức năng của môi trường
Hệ thống mơi trường có 5 các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật.
- Mơi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất phế thải.
- Mơi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Chức năng bảo vệ con người và sinh vật.
1.3. Quan hệ giữa môi trường và phát triển
Phát triển (hay chính là phát triển kinh tế, xã hội) là quá trình nâng cao điều kiện
sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển sản xuất, cải thiện các quan hệ
xã hội và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Phát triển là mục tiêu trung tâm của mọi


chính phủ, là nhiệm vụ chính trị của các quốc gia. Mục tiêu của phát triển được cụ thể hóa
bằng các chỉ tiêu kinh tế: tổng sản phẩm quốc gia (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP),
lương thực, nhà ở, giáo dục và y tế.
Mơi trường và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường có tác
động cả mặt tích và tiêu cực lên mơi trường và ngược lại (hình 1.1).
Mơi trường

Ngun liệu,
năng lượng

Phát triển

Phế thải đặc
biệt, phế thải
độc hại


Hình 1.1. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
1.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.4.1. Khái niệm tài nguyên và tài nguyên thiên nhiên
* Khái niệm tài nguyên: Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng
để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người.
* Khái niệm tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
TNTN là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự
nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống.
* Thuộc tính của TNTN
- TNTN phân bố khơng đồng đều
- Đại bộ phận TNTN có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của
tự nhiên và lịch sử.
Vì TNTN có hai thuộc tính cơ bản này đã tạo nên tính quý hiếm, lợi thế phát triển
của quốc gia giàu tài nguyên đồng thời vững tạo nên những sự xung đột, tranh chấp tài
nguyên.
1.4.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
* Phân loại theo MT thành phần (hay gọi là Tài nguyên Môi trường)
Gồm các loại:


- Tài nguyên Môi trường đất: Tài nguyên đất nông nghiệp, đất rừng, đất đô thị, đất
hiếm, đất cho công nghiệp.
- Tài nguyên Môi trường nước: TN nước mặt, TN nước ngầm,…
- Tài ngun Mơi trường khơng khí: TN khơng gian, TN ngoài trái đất như mặt
trăng,các hành tinh,…
- Tài nguyên sinh vật: TN thực vật, TN vi sinh vật, TN động vật, TN hệ sinh thái
cảnh quan.
- Tài nguyên khống sản: TN khống sản kim loại (mỏ sắt, chì, đồng,…), TN khoáng
sản phi kim loại (dầu mỏ, than đá, khí đốt,…).
- Tài nguyên năng lượng: TN năng lượng địa nhiệt, TN năng lượng gió, TN năng

lượng mặt trời, TN năng lượng sóng biển,…
* Phân loại theo mục đích sử dụng: TN nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,..
* Phân loại theo khả năng phục hồi của Tài nguyên
- Tài nguyên có khả năng phục hồi (tài nguyên có thể tái tạo): là tài nguyên mà thiên
nhiên có thể tạo ra liên tục và được con người sử dụng lâu dài như: rừng, sơng, hồ, độ phì
nhiêu của đất,…Đây là tài ngun khơng giới hạn.
- Tài ngun khơng có khả năng phục hồi: Gồm các khoáng vật (Pb, Si,…) hay
nguyên – nhiên vật liệu (than, dầu mỏ, gas tự nhiên,….) được tạo thành trong suốt quá trình
hình thành và phát triển của vỏ trái đất. Những tài nguyên này có giới hạn về số lượng.
1.4.3. Một số loại tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
- Có nhiều định nghĩa về đất, nhưng định nghĩa của Đacutraep (1879), một nhà Thổ
nhưỡng học người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất.
“Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tổng
hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian”
Đất “Soil” và đất đai “Land” không đồng nghĩa. Khái niệm về đất đai bao hàm nội
dung mặt bằng lãnh thổ để sử dụng cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân. Còi đất (soil) là
lớp phủ thổ nhưỡng do sự tác động của yếu tố sinh vật tới đá mẹ, xốp, có độ phì nhiêu.
Tài ngun đất có 5 chức năng cơ bản:
- Là MT để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển.


- Là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng, hữu cơ.
- Nơi cư trú cho các động và thực vật đất.
- Địa bàn cho các cơng trình xây dựng.
- Địa bàn để lọc nước và cung cấp nước.
Tồn thế giới có tổng diện tích bề mặt là 510.065.284km2 trong đó bề mặt nước là
361.126.221 km2 và đất liền: 148.939.063 km2. Tài nguyên đất được sử dụng vào nhiều mục
đích như: Đất trồng trọt và chăn nuôi, chăn thả, trang trại, đô thị, giao thơng, VQG, hồ chứa
nước, giải trí, qn sự và mục đích khác. Trong đó đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp

chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất xấu (hoang mạc, băng tuyết..) chiếm tới 40,5%.
Việt Nam có tổng diện tích bề mặt TĐ là 33 triệu hecta. Chỉ tiêu đến năm 2020, Việt
Nam có diện tích đất nơng nghiệp là 27.038,09, ha, đất phi nông nghiệp 4.780,24 ha và đất
chưa sử dụng 1.310,36 ha. Diện tích đất đang sử dụng là: 21% đất nông nghiệp, 33% đất
lâm nghiệp, 8% đất chuyên dùng và 38% đất còn lại.
b. Tài nguyên nước
Nước là yếu tố chủ yếu của HST và có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế
- xã hội của loài người.
- Nước là một tài nguyên tái tạo. Trong cơ thể con người, nước chiếm 70% khối
lượng cơ thể con người.
- Nước là một trong nhân tố quyết định chất lượng MT sống. Ở đâu có nước ở đó có
sự sống. Nước có những tính chất đặc trưng như tỷ trọng, nhiệt độ sôi, nhiệt bốc hơi, …
- Tài nguyên nước bao gồm: nước trong khí quyển, nước mặt, nước dưới đất, nước
biển và đại dương.
Đặc điểm của nước vừa là tài nguyên vật liệu vừa là vật mang năng lượng, MT trung
gian di chuyển vật chất dinh dưỡng (hòa tan, lơ lửng). Nước rửa sạch và pha loãng nhiều
chất thải. Nước rất biến động với nhạy cảm môi trường, dễ ô nhiễm và cạn kiệt. Tài nguyên
nước vừa là hữu hạn vừa là vô hạn.
Trên thế giới trữ lượng nước là 1,45 tỷ km3 phân thành 3 nguồn nước chính: nước
mưa, nước mặt và nước dưới đất. Trong đó nước mặn chiếm 97%, nước ngọt chỉ chiếm 3%.
Nhưng trong 3% nước ngọt thì khoảng 76,3% ở thể băng, 13% nước ngầm, 0,7% là nước
mặt và còn lại là hơi nước).
Việt Nam tài nguyên nước cũng rất phong phú với hệ thống mạng lưới sơng ngịi dày
đặc. Việt Nam có 3 nhóm sơng:


1. Nhóm hệ thống sơng có thượng nguồn lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam
2. Hệ thống sơng có trung và hạ lưu nằm trong lãnh thổ VN
3. Hệ thống sơng có lưu vực nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
Tổng lượng dòng chảy hàng năm bằng tổng lượng dòng chảy thuộc phần phát sinh

trên lãnh thổ Việt Nam (chiếm 37%) cộng phần phát sinh từ nước láng giềng (63%). Sơng
MêKơng, Sơng Hồng-Thái Bình và sơng Đồng Nai (chiếm 80% tổng lượng TN nước VN).
Tuy nhiên, tài nguyên nước ở Việt Nam có tới 2/3 lượng nước chảy vào từ quốc gia thượng
nguồn. Nguồn nước nội sinh đánh giá thấp, tài nguyên nước phân bố không đồng đều và các
con sông thường đầy nước mùa mưa nhưng khô cạn mùa khơ. Đây là những khó khăn của
nước ta vì vậy cần có biện pháp quản lý và bảo vệ tài ngun nước hợp lý.
Bảng 1.1. Nhóm sơng chính ở Việt Nam
STT
1

Nhóm sơng

Sơng

Nhóm hệ thống sơng Kỳ Cùng
có thượng nguồn lưu
vực nằm trong lãnh Nậm Rốm
thổ Việt Nam
Sêsan
Srepok

2

Hệ thống sơng có Hồng
trung và hạ lưu nằm
Thái Bình
trong lãnh thổ VN


Địa phận

Lạng Sơn, Trung Quốc
Điện Biên, Lào
Gia Lai, Kon Tum, Campuchia
Đắc Lắc, Campuchia
Trung Quốc, Việt Nam ra biển Đông
Bắc giang, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải
Phịng và Thái Bình đổ ra biển
Lào, Sơn La,Thanh Hóa và ra biển Đơng

MêKơng

3

TQ, Lào, Myanma, Thái Lan,
Campuchia, VN đổ ra biển đơng
Hệ thống sơng có Gianh (Quảng Bình), Nhật Lệ (Quảng Bình), Thạch Hãn
lưu vực nằm trong (Quảng Trị), Hương (Huế), Ba (KonTum, Gia Nai, Đắc Lắc,
lãnh thổ Việt Nam
Phú Yên), Thu Bồn (KonTum, Quảng Nam), …

c. Tài nguyên khoáng sản
- Khái niệm: Khoáng sản là thành tạo hóa lý tự nhiên được sử dụng trực tiếp trong
cơng nghiệp hoặc có thể lấy ra từ chúng kim loại và khống vật dùng cho các ngành cơng
nghiệp.
- Trạng thái tồn tại:
+ Rắn (quặng, đá)


+ Lỏng (dầu, nước khống)
+ Khí (khí đốt)

- Đặc trưng:
+ Là tài ngun khơng tái tạo
+ Giá trị mang tính chất lịch sử - xã hội
+ Khai thác và sử dụng có ảnh hưởng đến MT
- Vai trị:
+ Tạo nên lợi tức kinh tế cho quốc gia
+ Nguồn nguyên, nhiên liệu quan trọng
+ Sự giàu có tài ngun khống sản dảm bảo sự phát triển nhanh về KT-XH
- Phân loại tài nguyên khoáng sản:
Theo chức năng sử dụng, tài nguyên khống sản được chia thành 3 nhóm lớn:
+ Khống sản kim loại gồm: Nhóm khống sản sắt và hợp kim sắt, nhóm kim loại
cơ bản, nhóm kim loại quý hiếm, nhóm kim loại nhẹ, nhóm kim loại phóng xạ.
+ Khống sản phi kim loại: Nhóm khống sản hóa chất và phân bón, nhóm nguyên
liệu sứ, gốm, thủy tinh,..Nhóm vật liệu xây dựng.
+ Khống sản cháy: Than đá, dầu mỏ, khí đốt,…
Việt Nam nằm giữa hai vành đai khoán sản lớn của Thế giới đó là Thái Bình Dương
và Địa Trung Hải. Việt Nam có các loại khống sản như: Than đá; Dầu mỏ (phân bố chủ
yếu ở Vịnh Bắc Bộ, Cửu Long, Vịnh Thái Lan); Sắt (phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc dọc
sơng Hồng, phía Đơng Bắc (tỉnh Thái Nguyên); Mỏ quặng Mn, Crom, Titan, Bauxit, Đồng,
Niken, Kẽm, Chì, Vonfram,…
d. Tài ngun Mơi trường khơng khí
Khí quyển là lớp vỏ ngoài cùng bao quanh trái đất, thường xuyên ảnh hưởng của vũ
trụ, trước hết là mơi trường.Khí quyển có vai trị quan trọng khơng chỉ đối với con người và
cịn đối với sinh vật. Khí quyển cần cho hô hấp, cần cho quang hợp và tổng hợp nên các
chất hữu cơ. Vì vậy khí quyển được xem như một tài ngun.
Đặc trưng của tài ngun khơng khí:
- Rất nhạy cảm với sự thay đổi nhỏ của môi trường.


- Quyền sở hữu chưa được phân định rõ ràng, mới phân định ranh giới bầu trời quốc

gia.
- Nhiều trường hợp là tài sản chung không biên giới.
- Thành phần khơng khí ln thay đổi
- Chịu tác động nhiều của biến đổi khí hậu.
Việc sử dụng tài nguyên khí hậu phụ thuộc nhiều vào tính chất của các ngành kinh
tế và nhu cầu con người.
- Trong nông nghiệp: khai thác điều kiện khí hậu giúp chọn được cây trồng, vật
ni phù hợp.
- Trong y học: nghiên cứu một số bệnh liên quan đến thời tiết để có kế hoạch phịng
tránh, điều chị kịp thời.
- Trong cây dựng: xây dựng tính đến yếu tố khí hậu để chọn vật liệu xây dựng, kiểu
nhà phù hợp chống thiên tai, xây dựng các khu cơng nghiệp phù hợp với hướng gió để giảm
thiểu ô nhiễm.
- Các nghề khác: khai thác nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng
lượng gió,…
1.5. Suy thối, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường
1.5.1. Suy thối mơi trường
a. Khái niệm (Luật BVMT 2014): Suy thối môi trường là sự suy giảm về chất
lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật.
Trong đó, thành phần mơi trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường:
không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lịng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ
sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên,
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
b. Nguyên nhân:
- Các nguyên nhân tự nhiên: Lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần,…Khi xảy ra một
thiên tai lớn có phá hủy hết mọi vật chất của mơi trường đó hoặc do sự xâm lấn của những
loài ngoại lai vào mơi trường đó gây ra sự thối hóa lâu dài.
- Môi trường ô nhiễm: Các dạng ô nhiễm đất, nước, khơng khí,…đều có hại cho mơi
trường. Ơ nhiễm đất là suy giảm chất lượng và số lượng đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến



ngành nơng, lâm nghiệp. Ơ nhiễm nước làm suy giảm chất lượng nước, đặc biệt nguồn nước
dùng trong sinh hoạt. Ơ nhiễm khơng khí làm ơ nhiễm bầu khơng khí hô hấp và ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.
- Mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trưởng kinh tế tiến tới xây dựng một xã hội
tiêu thụ. Mơ hình phát triển này sẽ tạo ra lượng rác thải lớn và hình thành nên nhiều bãi rác.
Bãi rác có nguy cơ lớn gây hại cho môi trường và người dân địa phương. Các bãi rác tạo ra
mùi hôi khi đốt cháy và gây ra sự xuống thối mơi trường rất lớn.
- Bùng nổ dân số: Dân số tăng nhanh gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên
dẫn đến suy thối mơi trường.
c. Tác động
- Tác động đến sức khỏe con người;
- Mất đa dạng sinh học;
- Tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội (phát triển các ngành cơng nghiệp, nơng
nghiệp, du lịch,..)
1.5.2. Ơ nhiễm mơi trường
a. Khái niệm (Luật BVMT 2014): Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành
phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Hình 1.2. Mơ hình ơ nhiễm "yếu tố A” trong hệ thống môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Tiêu chuẩn môi trường là những
chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý mơi trường".
Vì vậy, tiêu chuẩn mơi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn mơi trường là một cơng trình khoa học liên ngành, nó
phản ánh trình độ khoa học, cơng nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính
đến dự báo phát triển



b. Nguồn gây ơ nhiễm mơi trường: Có thể là các nguồn tự nhiên như hoạt động núi
lửa, thiên tai, lũ lụt, bão,…hoặc các hoạt động nhân tạo của con người như công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải,…
c. Các dạng ơ nhiễm: Gồm có ơ nhiễm đất, nước, khơng khí, biển và đại dương, ơ
nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm CTR và đặc biệt “Ô nhiễm trắng - túi nilon” đang là vấn đế đáng
báo động hiện nay.
* Ô nhiễm môi trường nước:
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Việc thải các chất thải
hoặc nước thải vào MT nước sẽ gây ô nhiễm về vật lý, hóa học, sinh học và phóng xạ.
Sự ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo: Nguồn tự nhiên là do mưa,
tuyết tan, gió bão, lũ lụt,…Nguồn nhân tạo chủ yếu nước thải từ vùng dân cư, khu CN, hoạt
động bón phân và phun thuốc trừ sâu trong nông nghiệp,…
Các thông số đánh giá ô nhiễm môi trường nước gồm có:
- Các thơng số vật lý (pH, độ màu, độ đục, chất rắn tổng số, độ dẫn điện, độ axit, độ
kiềm, độ cứng).
- Các thơng số hố học (DO, BOD, COD, NH4+, NO3-, NO2-, P, CO2, SO42-, Cl-, các
hợp chất phenol, hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV), lignin, kim loại năng).
- Các thông số sinh học (E.Coli, Coliform, Streptococus feacalis, tổng số vi khuẩn kỵ
khí và háo khí). Bệnh dịch liên quan: tả, lỵ trực khuẩn, thương hàn, phó thương hàn, tiêu
chảy trẻ em, viêm gan siêu vi trùng (có thể truyền qua sị, hến), giun chỉ, sán ruột, giun gan,
sốt rét, sốt xuất huyết,...
* Ô nhiễm khơng khí
Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong
thành phần khơng khí, làm cho nó khơng sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn,...
Nguồn ơ nhiễm khơng khí tự nhiên như đất cát sa mạc,xói mịn do gió, núi lửa phun
trào, cháy rừng. Nguồn nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu do các hoạt động công nghiệp,
q trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (gỗ, củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt,...), hoạt động
giao thơng vận tải.
Một số tác nhân gây ơ nhiễm khơng khí bao gồm:

- SO2: Gây mưa axit ảnh hưởng đến HST, giảm chức năng hơ hấp, viêm phế quản
mãn tính và ảnh hưởng đến các cơng trình xây dựng, di tích lịch sử văn hóa.


- NOx: Gây mưa axit và hiện tượng khói mù quang hóa ảnh hưởng đến thực vât (gây
cháy lá cây có hoa) và ảnh hưởng sức khỏe con người (chảy nước mắt và viêm phế quản).
- CFCs (dung môi máy lạnh, bình xịt,...): Gây hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ơzơn.
- CO (đốt cháy khơng hồn tồn nhiên liệu) : Nhiễm độc hô hấp.
- CO2 ( núi lửa phun, đốt nhiên liệu): Gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính
- Amiăng (công nghiệp luyện kim và xây dựng) : Gây ung thư phổi.
- Hoá chất BVTV (vùng trồng trọt) : Nhiễm độc thần kinh, hại gan, thận, biến đổi di
truyền.
- Hydrơcacbua thơm đa vịng (đốt xăng dầu, sơn, chất thơm): Gây ung thư.
- Chất phóng xạ (nổ hạt nhân, điện hạt nhân, bệnh viện, phịng thí nghiệm) : gây ổn
thương tế bào và cơ chế di truyền.
- Vi trùng, vi rút : Gây lao, bạch hầu, tụ cầu, cúm.
- Tiếng ồn : Đo bằng deciben (dB) gây ảnh hưởng hiệu quả làm việc, nghỉ ngơi và
sức khỏe con người.
* Ô nhiễm đất
Bình thường HST đất ln ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên khi có một số chất và
hàm lượng của chúng vượt quá khả năng chịu tải của đất thì HST đất sẽ mất cân bằng và
MT đất bị ô nhiễm.
Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm đất bao gồm: Núi lửa, ngập úng, đất bị mặn,..Nguồn
gốc nhân sinh do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hoạt động nông
nghiệp,...
Tác nhân gây ô nhiễm đất:
- Các tác nhân gây ơ nhiễm: phân bón vơ cơ, hố chất BVTV, chất phóng xạ, kim
loại nặng, nhiều loại vi trùng và ký sinh trùng (trực khuẩn lỵ, phảy, khuẩn tả,trực khuẩn
thương hàn và phó thương hàn, giun đũa, giun xoắn, giun móc, nấm ăn da, uốn ván, bại liệt,
viêm màng não, sốt phát ban, viêm cơ tim, viêm não trẻ sơ sinh).

1.5.3. Sự cố môi trường, tai biến môi trường
a. Sự cố môi trường
- Khái niệm: Sự cố môi trường là những thiệt hại không mong đợi xảy ra bởi các q
trình tai biến vượt q ngưỡng an tồn của hệ thống môi trường.


Theo Luật BVMT 2014: Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động
của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thối hoặc biến đổi mơi trường
nghiêm trọng.
- Biểu hiện:
Các sự cố mơi trường có thể do:
+ Bão, lũ, lụt, hạn hán, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa
đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
+ Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản
xuất, kinh doanh, cơng trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phịng.
+ Sự cố trong tìm kiếm thăm dị, khai thác, vận chuyển khống sản, dầu khí, sập hầm
lị, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu
và các cơ sở cơng nghiệp khác;
+ Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái
chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.
+ Các sự cố có thể gồm loại cấp diễn: Xảy ra nhanh, mạnh và đột ngột như động đất,
cháy rừng, lũ lụt...(nhanh chóng kết thúc và được xen kẽ bằng một khoảng thời gian dài
bình n khơng sự cố).
+ Sự cố trường diễn: Xảy ra chậm chạp, trường kỳ, từ từ như nhiễm mặn, sa mạc
hoá,...(thường diễn ra liên tục, trường kỳ).
b. Tai biến mơi trường
Q trình tai biến là những q trình gây hại vận hành trong hệ thống mơi trường, đó
là một đặc tính vốn có, phản ánh tính nhiễu loạn, tính bất ổn định của bất cứ hệ thống mơi
trường nào.

Q trình tai biến mơi trường gồm ba giai đoạn:
• Giai đoạn nguy cơ (hay hiểm hoạ): Các yếu tố gây hại tồn tại trong hệ thống,
nhưng chưa phát triển gây mất ổn định. Hệ thống môi trường luôn ln có 2 tính chất:
- Tính chống chịu: Tạo ra khả năng của hệ thống chịu được các hành động phát triển
của con người. Tính chống chịu đồng thời cũng là tính tự điều khiển của mơi trường.
- Tính bất ổn định, cịn gọi là tính bất trắc, tạo ra các quá trình tai biến.


• Giai đoạn phát triển: Các yếu tố tai biến tập trung lại, gia tăng, tạo trạng thái mất
ổn định nhưng chưa vượt qua ngưỡng an toàn của hệ thống mơi trường.
• Giai đoạn sự cố mơi trường: Q trình tai biến vượt qua ngưỡng an toàn, gây thiệt
hại cho con người (sức khoẻ, tính mạng, sản nghiệp). Những sự cố gây thiệt hại lớn được
gọi là tai hoạ, lớn hơn nữa được gọi là thảm hoạ môi trường.
Phân loại tai biến:
- Tai biến xảy ra trong phấn hệ sinh thái tự nhiên, được gọi là tai biến sinh thái (trong
đó chú ý đến tai biến sinh học). Tai biến sinh học là q trình phổ biến nhất, do đó hay gặp
nhất trong đời sống hằng ngày. Ví dụ:
+ Các ổ dịch địa phương: Sốt rét, dịch hạch, sán lá phổi, sốt xuất huyết,...
+ Ni trồng thiếu tính tốn các lồi đã bị biến nạp di truyền (ví dụ: giống ngơ khơng
nảy mầm).
+ Mất cân bằng lồi do đưa vào hệ một lồi lạ có tính cạnh tranh cao (ví dụ ốc bươu
vàng); Lấy ra khỏi hệ một vài loài khiến cho một vài lồi cịn lại trong hệ bùng phá thành
dịch hại (ví dụ dịch chuột,...).
+ Việc sử dụng thuốc BVTV gây bùng phát các lồi thích nghi có khả năng gây hại
do các loài này trở nên quen với mơi trường ơ nhiễm (ví dụ tảo độc, rầy nâu...).
+ Vũ khí sinh hố : Đạn pháo có vi trùng dịch hạch, bom có vi khuẩn than,...
+ Khai thác quá mức (phá rừng, đánh cá bằng chất nổ,....).
c. Giải pháp ứng xử sự cố môi trường
Ứng xử sự cố mơi trường chỉ là giải quyết tình thế. Q trình ứng xử tai biến gồm
hai cách tiếp cận:

- Cách tiếp cận nhằm vào tai biến, để giảm thiểu thiệt hại, giảm mức độ nghiêm
trọng của tai biến, để giúp cho cộng đồng "tránh xa hiểm hoạ".
- Cách tiếp cận nhằm vào cộng đồng với mục tiêu là giảm độ nhạy cảm tai biến của
cộng đồng, tức là tăng sức chống chịu, giúp cho cộng đồng "sống cùng tai biến".


Hình 1.3. Hai cách tiếp cận ứng xử sự cố mơi trường
1.6. An ninh, an tồn mơi trường và tỵ nạn môi trường
An ninh môi trường: Là trạng thái mà một hệ thống mơi trường có khả năng đảm
bảo điều kiện sống an toàn của con người cư trú trong hệ thống đó. Thuật ngữ "an ninh"
thường được hiểu theo quy mô rộng, thường là ở mức quốc gia, khu vực hay quốc tế.
Một hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên (thiên
tai) hoặc do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thải
chất độc vào mơi trường gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường, suy giảm đa dạng sinh học,...)
hoặc phối hợp tác động của cả hai nguyên nhân trên. Trạng thái an ninh của riêng phân hệ
sinh thái tự nhiên được gọi là an ninh sinh thái, do đó an ninh sinh thái là một khía cạnh của
an ninh mơi trường.
An tồn mơi trường: Trong phạm vi các địa phương hẹp, người ta thường dùng thuật
ngữ an tồn mơi trường.
VD: Ví dụ rị rỉ phóng xạ từ một bệnh viện, cháy một khu rừng, một trận lũ quét tại
một huyện, một trận dịch tả do ô nhiễm nước tại một địa phương, một trận ngộ độc thức ăn
do ô nhiễm thực phẩm tại một xí nghiệp,.. thường được coi là thuộc phạm vi "an tồn mơi
trường". Những sự kiện lớn hơn như suy thối tầng ơzơn, hiệu ứng nhà kính, sa mạc hố
diện rộng,... thuộc lĩnh vực "an ninh môi trường". Tuy nhiên, cũng rất khó phân định rạch
rịi giới hạn giữa "an ninh" và "an tồn".
Tỵ nạn mơi trường: Là việc con người buộc phải rời nơi ở truyền thống của mình
tạm thời hay vĩnh viễn do sự huỷ hoại môi trường gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ.
Nguyên nhân của tỵ nạn môi trường là sự tổ hợp của một số yếu tố sau:
- Khơng có đất canh tác, mất đất cư trú;



- Mất rừng;
- Hoang mạc hố;
- Xói mịn đất;
- Mặn hoá hoặc úng ngập;
- Hạn hán, thiếu nước;
- Suy giảm đa dạng sinh học;
- Biến động khí hậu và những hiện tượng thời tiết cực đoan;
- Áp lực dân số;
- Suy dinh dưỡng và dịch bệnh;
- Nghèo đói;
- Quản lý nhà nước kém hiệu quả.
Ty nạn môi trường là chỉ thị, là thước đo của sự mất ổn định, phản ánh sự quản lý
kém hiệu quả và là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột. Các yếu tố ẩn dấu đằng
sau hiện tượng tỵ nạn môi trường là đa diện, phức tạp, thường liên kết tác động là rất khó
tách bạch riêng rẽ.
1.7. Dân số, nghèo khổ và môi trường
1.7.1. Dân số và môi trường
Dân số thế giới hiện nay đã đạt gần 8 tỷ người. Một số quốc gia đơng dân nhất thế
giới gồm có Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Indonesia, Brazil,...Dân số tăng nhanh gây áp lực đến
mơi trường do đơng dân, nghèo đói, di dân, thậm chí là sự tiêu dùng quá mức của cư dân
nước công nghiệp tạo nên một xã hội tiêu thụ và đồng nghĩa với xả thải lớn vào môi trường.
Tác động của dân số đến môi trường phản ánh qua cơng thức:
I=P.C.T
Trong đó: P - Số dân ;
C - Tiêu thụ tài ngun bình qn trên đầu người
T - Cơng nghệ (quyết định mức tác động của mỗi đơn vị tài nguyên được
tiêu thụ)
1.7.2. Nghèo khổ và môi trường



Chỉ số đánh giá nghèo khổ có nghèo thu nhập, nghèo toàn diện, nghèo nhân văn và
nghèo đa chiều. Chỉ số nghèo đa chiều được đánh giá thông qua các yếu tố thu nhập, tuổi
thọ, y-tế, giáo dục và điều kiện sống.
Quan hệ giữa nghèo khổ và môi trường bao gồm các mặt sau đây.
- Các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên, trở nên dễ bị tổn
thương do những biến động của thiên nhiên và xã hội.
- Thiếu vốn đầu tư sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho văn hóa giáo dục và các dự
án cải tạo môi trường.
- Khai thác tài nguyên q mức, huỷ diệt tài ngun.
- Mơ hình phát triển chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội
tiêu thụ.
- Góp phần bùng nổ dân số.
1.8. Những vấn đề mơi trường tồn cầu
1.8.1. Hiệu ứng nhà kính và Biến đổi khí hậu
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng nóng dần lên của khí quyển bao quanh Trái đất do sự
hấp thụ bức xạ Mặt trời một cách có chọn lọc bởi một số chất khí như CO2, CH4, CFCs,
SO2, hơi nước, N2O, O3 tầng đối lưu…Các khí này cho phép bức xạ sóng ngắn của Mặt trời
xuyên qua khí quyển nhưng lại ngăn cản bức xạ sóng dài từ mặt đất phát ra. Kết quả là khí
quyển bị nóng lên.
Khí quyển TĐ đang có xu hướng nóng dần lên. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi
này là sự gia tăng đáng kể lượng khí nhà kính từ hoạt động của con người. Trong 4 loại khí
nhà kính được phát thải vào khí quyển (CO2, CH4, N2O, NOx) thì CO2 đóng vai trị quan
trọng nhất.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và TĐ nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho MT sống của con người
và các sinh vật trên TĐ.
- Sự dâng cao mực nươc biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp,
các đảo nhỏ trên biển.



- Mưa lụt gia tăng ở vùng biển trong khi sa mạc hóa tăng cường ở những vùng nằm
sâu trong lục địa.
- Dịch bệnh tăng lên do nóng, ẩm.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của HST,…
1.8.2. Suy giảm tầng ozơn
Trong tầng bình lưu của khí quyển trái đất ở độ cao 18-40 km có một lớp giàu ozơn
gọi là tầng ozơn. Tầng ozơn có vai trị cực kỳ quan trọng đối với đời sống sinh vật trái đất vì
nó có khả năng hấp thụ tồn bộ năng lượng bức xạ cực tím của Mặt Trời với bước sóng
2900Ao - 2200 Ao có tác động hủy diệt mọi sinh vật trên TĐ.
Q trình tổng hợp và phân hủy ozơn trong khí quyển vơ cùng phức tạp. Sự tổng hợp
ozơn theo phản ứng:
O2 + O + M

O3 + M

Điều kiện hình thành tầng ozơn là: nhiệt độ thấp (phản ứng dịch chuyển về bên phía
hình thành ozơn) và nồng độ oxy đủ lớn. Nồng độ ozôn thay đổi theo ngày và theo mùa.
Nồng độ vào buổi chiều cao hơn buổi sáng. Nồng độ ozôn cao nhất vào mùa xuân và thấp
nhất vào mùa thu.
Năm 1991 đã phát hiện tầng ozôn ở bầu trời Nam Cực bị thủng một lỗ rộng 24km2.
Ơzơn có thể bị phá hủy bởi các ngun tử clo, flo hay brơm trong bầu khí quyển. Các
ngun tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là chlorofluorocacbon
(CFC), đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi các tia cực tím.
Quan trọng nhất là các nguyên tử clo được tạo thành như thế sẽ trở thành chất xúc
tác hủy diệt các phân tử ôzôn trong một chu kỳ khép kín. Trong chu kỳ này, một nguyên tử
clo tác dụng với phân tử ôzôn, lấy đi một nguyên tử ôxy (tạo thành ClO) và để lại một phân
tử ơxy bình thường. Tiếp theo, một ôxy nguyên tử tự do sẽ lấy đi ôxy từ ClO và kết quả
cuối cùng là một phân tử ôxy và một nguyên tử clo, bắt đầu lại chu kỳ.

Hậu quả khi ôzôn bị suy giảm là tia vũ trụ sẽ chiếu xuống trái đất nhiều gây ung thư
da, đục thủy tinh thể, ức chế hệ thống miễn dịch ở người và sự sinh trưởng của thực vật
(hạn chế quang hợp), giảm thực vật phù du biển từ đó làm giảm lượng hải sản.
1.8.3. Mưa axit
Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6 do một số chất khí có
tính axit hịa tan trong nước mưa tạo thành.


Ngun nhân do trong khí quyển có chứa nhiều chất ơ nhiễm có tính axit như SO2,
NOx, HCl. Chúng được phát sinh chủ yếu từ các hoạt động nhân tạo do q trình đốt cháy
các nhiên liệu hóa thạch (trong các ngành cơng nghiệp, nhà máy nhiệt điện, khí thải từ các
phương tiện giao thông vận tải,…) và một phần từ các quá trình diễn ra trong tự nhiên (núi
lửa, cháy rừng, phân hủy sinh học,…).
1.8.4. Ô nhiễm xuyên biên giới gia tăng
- Lan truyền mưa axit, ô nhiễm theo các dịng sơng xun biên giới gia tăng.
- Lan truyền thủy triều đỏ, thủy triều đen trên biển và đại dương.
- Tăng độ phóng của nước biển do đổ chất thải hạt nhân và tai nạn tàu ngầm hạt
nhân.
1.8.5. Xuất khẩu chất thải độc hại
Quá trình xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn môi trường không đồng đều trên toàn
thế giới và sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường. Ở Phương Tây người tiêu dùng có
nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao với ngành công nghiệp sạch, dẫn tới quy trình xử lý, cất
giữ, thải bỏ chất thải độc hại ngày càng nghiêm ngặt. Chi phí và sự thiếu bãi chôn lấp ngày
càng tăng. Các nước nghèo thì đất đai rộng lớn và tiểu chuẩn ít ngặt nghèo hơn.
Việc xuất khẩu chất độc hại vào các nước nghèo dưới dạng hợp đồng và chuyển giao
bất hợp pháp thông quan các công ty tư nhân cũng như chính phủ. Để có thể giảm thiểu
nguy cơ ơ nhiễm từ các chất thải độc hại này, các quốc gia cần có các biện pháp như cấm
nhập khẩu chất thải độc hại hoặc nếu nhập khẩu thì việc nhập khẩu chất thải độc hại phải
đưa ra được bằng chứng về khả năng giải quyết chất thải đặc thù.
1.8.6. Sự gia tăng dân số

Dân số gia tăng sẽ có tác động đến tài nguyên, chất lượng cuộc sống, nảy sinh nhiều
vấn đế môi trường như ô nhiễm, rác thải,…
Dân số tác động đến tài nguyên đất: Tài nguyên đất đang bị suy giảm hiện nay và nó
trở nên bức xúc hơn tại các nước đang phát triển do sức ép về dân số và kỹ thuật canh tác
không phù hợp, khai thác quá sức phục hồi.
Dân số và tài nguyên rừng: Dân số gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai
thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh thái,…Rừng bị tàn phá
khiến cho bề mặt đất rửa trôi hằng năm, thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên.


Dân số và tài nguyên nước: Làm giảm bề mặt ao, hồ, sông, suối. Làm ô nhiễm các
nguồn nước do chất thải, làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy (do phá rừng, xây đập,…)
1.8.7. Suy giảm đa dạng sinh học
a. Vai trò của đa dạng sinh học
Giá trị kinh tế trực tiếp: Cho tiêu thụ và cho sản xuất
Giá trị không sử dụng cho tiêu thụ:
- Khả năng sản xuất của HST, bảo vệ tài nguyên đất và nước, điều hịa khí hậu, phân
hủy các chất thải, mối quan hệ giữa các loài, nghỉ ngơi và du lịch sinh thái, giáo dục và
khoa học, quan trắc môi trường,…
- Tham quan, nơi sống của một loài đặc biệt.
- Tất cả các lồi đều có quyền tồn tại, tất cả các loài đều quan hệ với nhau, Con
người phải chịu trách nhiệm như những người quản lí trái đất. Thiên nhiên có những giá trị
tinh thần và thẩm mỹ vượt xa giá trị kinh tế của nó, đa dạng sinh học là cốt lõi để xác định
nguồn gốc sự sống.
b. Nguyên nhân:
- Khai thác tài nguyên sinh học quá mức;
- Chuyển đổi các khu vực hoang dã sang vùng nông nghiệp;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và biến thành hoặc biến thành vùng trơ trụi;
- Sự du nhập các lồi ngoại lai;
- Sự thay đổi khí hậu tồn cầu.

c. Hậu quả:
Mất dần nguồn tài nguyên quý giá (lương thực, thực phẩm, dược liệu, gen, tiện nghi
môi trường,…). Chống chịu các tái biến sinh thái ngày càng gia tăng,…
1.9. Những vấn đề môi trường bức xúc ở VN (thảo luận)
- Biến đổi khí hậu
- Suy thối đất
- Tài ngun và môi trường nước
- Môi trường biển
- Tài nguyên rừng


- Đa dạng sinh học
- Môi trường đô thị
- Môi trường công nghiệp
- Môi trường nông thôn và nông nghiệp
- Sự cố mơi trường

CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Mơi trường là gì? Nêu các chức năng của hệ thống mơi trường.
2. Trình bày khái niệm tài nguyên thiên nhiên và các cách phân loại tài nguyên thiên nhiên.
2. Trình bày các khái niệm ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, an ninh và an tồn mơi
trường.
3. Thảo luận những vấn đề mơi trường tồn cầu và ở Việt Nam.


CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
GV biên soạn: ThS. Mai Thị Lan Anh, Khoa TN&MT
Mục tiêu:
- Sinh viên sẽ nắm được các kiến thức liên quan đến phát triển và phát triển bền
vững.

- Sinh viên nắm được các mục tiêu của phát triển bền vững và cách tiếp cận khi đánh
giá phát triển bền vững.
2.1. Khái niệm Phát triển bền vững
- Trong cuốn sách “Tương lai chung của chúng ta” PTBV được định nghĩa là sự
phát triển đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
của thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của họ.
- Trong cuốn “Hãy cứu lấy trái đất” (1991) thì PTBV được định nghĩa là sự nâng
cao chất lượng cuộc sống con người trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổ đảm bảo các hệ
thống sinh thái.
- Lê Thạc Cán cho rằng “PTBV là sự sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong điều kiện
môi trường hiện có để thoả mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng phải
đảm bảo cho các thế hệ tương lai những điều kiện tài nguyên và mơi trường cần thiết để họ
có thể sống tốt hơn ngày nay”.
Phát triển là một quá trình bao gồm nhiều thành tố khác nhau: kinh tế, kỹ thuật, xã
hội, chính trị, văn hóa và khơng gian. Mỗi thành tố ấy lại là một q trình tiến hóa, nhằm
biến một xã hội nông nghiệp - "phụ thuộc” vào thiên nhiên thành một xã hội cơng nghiệp
hiện đại - "ít phụ thuộc" vào thiên nhiên. Ở phần lớn các khu vực trên thế giới, thực tế đã
ngày càng chứng tỏ phát triển là sự tiến hành đồng thời những cuộc tiến hóa trên 4 bình
diện: kinh tế, khơng gian, xã hội chính trị và văn hố, có nghĩa là:


Hình 2.1. Vịng luẩn quẩn của mơ hình phát triển không bền vững
2.2. Các nguyên tắc và yêu cầu của Phát triển bền vững
2.2.1. Các nguyên tắc của phát triển bền vững
- Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân
Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi
trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cách ứng xử
các thiệt hại đó. Ngun tắc này cho rằng, cơng chúng có quyền địi chính quyền với tư
cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố mơi trường.
- Ngun tắc phịng ngừa

Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố mơi trường nghiêm trọng và khơng đảo ngược
được, thì khơng thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hỗn các biện
pháp ngăn ngừa sự suy thối mơi trường. Về mặt chính trị, ngun tắc này rất khó được áp
dụng, và trên thực tế nhiều nước đã cố tình qn. Việc chọn lựa phương án phịng ngừa
nhiều khi bị gán tội là chống lại các thành tựu phát triển kinh tế đã hiện hình trước mắt và
luôn luôn được tụng xưng, ca ngợi theo cách hiểu của tăng trưởng kinh tế.
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng ràng, việc thoả
mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả
mãn nhu cầu của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả
các nguyên tắc khác của phát triển bền vững.
- Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ


Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng
trong khai thác các nguồn tài ngun, bình đẳng chung hưởng một mơi trường trong lành
và sạch sẽ. Nguyên tắc này được áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong
cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều hơn
trong đối thoại quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi một quốc gia, nó cực kỳ nhạy cảm đối với
các nguồn lực kinh tế - xã hội và văn hoá.
- Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền
Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động hoặc
bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Các quyết định cần ở mức quốc gia hơn
là mức quốc tế, mức địa phương hơn là mức quốc gia. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm
soát sự uỷ quyền của các hệ thống quy hoạch ở tầm quốc tế, nhằm cổ vũ quyền lợi của các
địa phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng
của họ, áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự uỷ quyền ngày càng tăng. Tuy nhiên, cần phải hiểu
cho đúng rằng địa phương chỉ là một bộ phận của các hệ thống rộng lớn hơn chứ không
được thực thi chức năng một cách cơ lập. Thường thì các vấn đề mơi trường có thể phát
sinh ngồi tầm kiểm sốt địa phương, ví dụ như sự ơ nhiễm “ngược dịng" của nước láng

giềng hay cộng đồng lân cận. Trong trường hợp đó, nguyên tắc uỷ quyền cần được xếp
xuống thấp hơn các nguyên tắc khác.
- Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm, phải nội
bộ hóa tất cả các chi phí mơi trường nảy sinh từ các hoạt động của họ, sao cho các chi phí
này được thể hiện đầy đủ trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng. Tuy nhiên,
sẽ không tránh khỏi trường hợp là, nếu áp dụng ngun tắc này q nghiêm khắc thì sẽ có xí
nghiệp cơng nghiệp bị đóng cửa. Cộng đồng có thể cân nhắc, vì trong nhiều trường hợp, các
phúc lợi có được do có cơng ăn việc làm nhiều khi cịn lớn hơn các chi phí cho vấn đề sức
khoẻ và mơi trường bị ơ nhiễm. Do đó, cơ chế áp dụng nguyên tắc này cũng cần linh hoạt
và trong nhiều trường hợp phải tạo điều kiện về thời gian để các doanh nghiệp thích ứng
dần dần với các tiêu chuẩn mơi trường.
- Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ giá tài nguyên
cũng như các chi phí môi trường liên quan tới việc chiết tách, chế biến và sử dụng tài
nguyên.
2.2.2. Yêu cầu của PTBV


a. Phân hệ kinh tế
- Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công nghệ tiết kiệm
và thay đổi lối sống;
- Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và mơi trường;
- Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục;
- Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối;
- Cơng nghệ sạch và sinh thái hố cơng nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo
năng lượng đã sử dụng).
b. Phân hệ xã hội - nhân văn
- Ổn định dân số;
- Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị

- Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do đơ thị hố;
- Nâng cao học vấn, xố mù chữ;
- Bảo vệ đa dạng văn hố;
- Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới;
- Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định của các
nhà quản lý, hoạch định chính sách...
c. Phân hệ tự nhiên
- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo;
- Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái;
- Bảo vệ đa dạng sinh học;
- Bảo vệ tầng ơzơn;
- Kiểm sốt và giảm thiểu phát xả khí nhà kính;
- Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm
- Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, không khí, đất, lương thực thực
phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm.
2.3. Các mục tiêu của Phát triển bền vững (định hướng 2030- Liên hiệp quốc)
Mục tiêu 1: Xóa nghèo


×