Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.61 KB, 13 trang )

PHÁT TRIỂN KINH TẾ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÃ HỘI
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
ECONOMIC DEVELOPMENT ASSOCIATED WITH SOCIAL, CULTURAL
DEVELOPMENT AND ENVIRONMENTAL PROTECTION IN THE CURRENT
PERIOD IN VIETNAM
TS. Trần Quốc Tuấn
Trường Đại học Hải Phịng
Tóm tắt
Thời gian gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển
kinh tế đất nước, góp phần vào sự bình ổn đi lên của xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh
quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp khơng ít những thách thức, khó khăn,
đặc biệt là giải quyết hài hòa, hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển
văn hóa, xã hội đất nước. Bài viết đề cập tới tình hình phát triển kinh tế và văn hóa trong
giai đoạn hiện nay ở Việt Nam và đề xuất một số các giải pháp về mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế gắn với xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội một cách hài hòa, nhằm tạo sự
phát triển bền vững cho Việt Nam trong tương lai.

Từ khóa: phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ mơi trường
Abstract:
Recently, Vietnam has achieved many remarkable achievements in the economic
development of the country, contributing to the stabilization of society and national
security. However in that process of economic development, Vietnam has also encountered
many challenges, hardships, especially resolving the relationship between economic
development and social - cultural development of the country harmoniously and effectively
in the current situation. The article refers to the situation of economic and cultural
development in the current period in Vietnam and proposes a number of solutions on the
relationship between the economic development and the cultural - social development in a
harmonious way, aiming to create sustainable development for Vietnam in the future.

Key words: economic development, cultural development, society
NỘI DUNG


1. Kinh tế và tình hình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
1.1. Các lý luận về phát triển kinh tế
Có thể nói rằng, chỉ thơng qua lao động làm ra của cải vật chất, con người mới thực
sự tiến hóa, hồn thiện và phát triển bản thân mình. F. Engel đã chỉ ra hai đặc điểm quan
trọng nhất để phân biệt sự khác biệt giữa con người với các loài vật khác đó là lao động và
ngơn ngữ, trong đó yếu tố thứ nhất đó là lao động quan trọng hơn cả. Trong cuốn sách có
tiêu đề Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người, Engel
viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, và như thế

998


đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra chính
bản thân con người”.
Lịch sử lồi người từ khi hình thành đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn của các
phương thức lao động, sản xuất nhằm mang lại một năng xuất lao động ngày càng nhiều
hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội. Theo Marx, xã hội loài
người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức
sản xuất, cụ thể là các phương thức: Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy; Phương
thức sản xuất châu Á; Phương thức sản xuất Slavơ; Phương thức sản xuất phong kiến;
Phương thức sản xuất tư bản; Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa và Phương thức sản
xuất cộng sản. Cũng theo Marx, các phương thức sản xuất trên đây lần lượt ra đời và thay
thế nhau trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Các phương thức sản xuất này thể
hiện sự tiến hóa, đi lên của việc lao động sản xuất làm ra của cải, vật chất của con người và
nó trở thành sự phát triển kinh tế trong các xã hội ở những thời điểm nhất định.
Phát triển kinh tế suy cho cùng là sự là sự gia tăng của cải vật chất hoặc quy mô sản
lượng của một quốc gia, vùng, lãnh thổ tính bình qn trên đầu người trong một thời gian
nhất định, và đồng thời có sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc
sống con người. Trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển kinh tế trên thế giới, tính đến
nay đã có nhiều lý thuyết về nó, có thể kể ra đây như: 1. Lý thuyết Linear-Stages (trong

những năm 1950 và 1960); 2. Lý thuyết các mơ hình thay đổi về cơ cấu (trong những năm
1960 và đầu những năm 1970); 3. Lý thuyết Phụ thuộc thế giới (International
Dependency), bao gồm: Mơ hình phụ thuộc tân thuộc địa, Mơ hình biến hóa sai (False
Paradigm Model) và Luận điểm phát triển kép (Dualistic Development Thesis); 4. Lý
thuyết Cách mạng tân cổ điển (Những năm 1980), trong đó bao gồm thuyết Tiếp cận thị
trường tự do (Free Market Approach), thuyết Lựa chọn công cộng (Public Choice), thuyết
Tiếp Cận Nền Kinh Tế Chính Trị Mới (New Political Economy Approach), thuyết Tiếp cận
thị trường thuận lợi (The Market Friendly Approach); 5. Lý thuyết tăng trưởng mới (hay
còn gọi là Lý thuyết tăng trưởng ngoại sinh cuối những năm 1980 và 1990). Các lý thuyết
này đã tổng kết, nhận xét, chỉ ra thực tế hoặc đề xuất đường hướng phát triển kinh tế điển
hình của một số quốc gia trên thế giới tại những thời điểm khác nhau. Mỗi một lý thuyết
đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, nhưng điểm chung là đều đề xuất những
cách thức ưu việt nhất trong việc làm ra nhiều của cải, sản phẩm phục vụ nhu cầu của con
người trong xã hội.

1.2. Phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Đối với Việt Nam, việc phát triển kinh tế từ sau khi thống nhất tổ quốc năm 1975
đã trải qua 2 giai đoạn cơ bản. Giai đoạn trước năm 1986 (thường được gọi là giai đoạn
trước đổi mới hay thời kỳ bao cấp), với đường lối kinh tế chủ đạo của thời kỳ này là cơng
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân
dân lao động. Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế
hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà
thực hiện làm việc để đạt chỉ tiêu đề ra. Thành phần kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ. Nơng
dân làm việc trong các hợp tác xã nông nghiệp tập trung. Tuy nhiên do khuyết điểm, sai
lầm về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội dẫn tới chủ quan, nóng vội, đề ra những

999


nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả năng, những chủ trương

sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về
sức người, sức của...Kết quả là nền kinh tế đất nước giai đoạn này rơi vào tình trạng khủng
hoảng nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới sự an tồn của
xã hội và tình hình an ninh, chính trị đất nước.

Đứng trước một thực tế là phải thay đổi phương thức quản lý và phát triển kinh tế,
sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới, thay đổi
cách quản lý và phát triển kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước, trong đó kinh tế quốc
doanh là chủ đạo, cịn các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh và tập thể được thừa nhận
và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Kể từ
đây, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến theo chiều hướng tốt. Sản lượng
và năng xuất lao động gia tăng trong từng năm. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt
Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất, nhì thế giới trong nhiều năm qua. Xuất
khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, nước ta bắt đầu xuất khẩu dầu
thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn cho nền kinh tế đất nước, lạm phát được dần kiềm
chế. Có thể nói cơng cuộc đổi mới từ năm 1986 tới nay đã mang lại nhiều thành tựu to lớn
về phát triển kinh tế, xã hội cho Việt Nam, tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều khó
khăn, thách thức, hạn chế nhất định làm ảnh hưởng tới xu hướng hội nhập, phát triển và đi
lên của nền kinh tế đất nước. Sau đây chúng ta có thể điểm qua một số những nét cơ bản
nhất về những thành tựu và những hạn chế gặp phải trong quá trình đổi mới phát triển kinh
tế đất nước.
• Về thành tựu:
- Từ chỗ kinh tế đất nước bị khủng hoảng, đời sống nhân dân khó khăn thì đến năm
1990, GDP bình quân đầu người đã đạt mức 98 USD.
- Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991), với đường lối phát
triển kinh tế được Đảng xác định là: “đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”; “gắn liền
với phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện”; “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước” và “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã

giúp cho Việt Nam gặt hái được nhiều thành cơng, làm thay đổi tồn diện nền kinh tế theo
chiều hướng tốt. Tăng trưởng kinh tế tại một số thời điểm trong quá trình đổi mới là 9%
(năm 1995); 9,34% (năm 1996); 6,89% (năm 2001); 7,08% (năm 2002); 7,34% (năm
2003); 7,79% (năm 2004); 8,43% (năm 2005) và 8,17% (năm 2006) [7]. Từ năm 2007,
cũng như các nước trên thế giới, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn khi gặp phải tình
trạng khủng hoảng tài chính tồn cầu, nhưng do có sự điều hành khéo léo của nhà nước
nên cơ bản chúng ta cũng đã vượt qua được thời khắc khó khăn để tiếp tục vững bước tiến
lên. Chúng ta đã giữ được sự bình ổn nền kinh tế với những số liệu đáng ghi nhận về tăng
trưởng kinh tế trong thời gian gần đây là 6,24% (năm 2011); 5,25% (năm 2012); 5,42%
(năm 2013); 5,98% (năm 2014) [8].
- Về hội nhập kinh tế quốc tế sau đổi mới, chúng ta cũng đạt được nhiều thành tựu
to lớn. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở

1000


rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường các nước và vùng
lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư. Chúng ta cũng mở rộng hợp tác đa phương bằng các mối quan hệ
tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ
tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới, tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và
thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương...
- Đối với nước Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, từ chỗ là một quốc gia bị cấm
vận, bao vây kinh tế, chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với quốc gia này vào năm 1995;
năm 2000 Mỹ và Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại song phương; năm 2007 Hoa Kỳ
chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam.
Năm 1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ
chức này. Chúng ta đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực
hợp tác của ASEAN, đặc biệt là trong vấn đề phát triển kinh tế với việc chính thức tham
gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996, mở ra một giai đoạn hợp tác

hữu nghị cùng phát triển trong khu vực.
- Thu nhập bình quân đầu người thời kỳ đầu đổi mới là trên dưới 100 USD thì sau
khoảng 20 năm là 919 USD (năm 2007) và 1145 USD (năm 2008) [9]. Đây là lần đầu tiên
nước ta thoát khỏi nhóm các nước nghèo trên thế giới, khẳng định hướng đi đúng đắn trong
phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho nhân
dân. Từ 2010, thu nhập bình quân đầu người các năm liên tiếp là 1273 USD (năm 2010),
1517 USD (năm 2011), 1749 USD (năm 2012) [9], 1960 USD (năm 2013) [10], 2028 USD
(năm 2014) [11], 2109 USD (năm 2015) [12].
• Về hạn chế:
Tuy chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế từ sau đổi mới năm
1986, đặc biệt là thành tựu về kinh tế và ngoại giao trong những năm gần đây, song bên
cạnh đó cũng tồn tại khơng ít khó khăn, bất cập và những hệ lụy về mất cân bằng xã hội
trong phát triển kinh tế gây ra.
- Thứ nhất, song song với sự phát triển kinh tế là vấn đề về khoảng cách giàu –
nghèo và phân hóa xã hội đang diễn ra một cách sâu sắc. Vấn đề này không mới đối với
nhiều nước phát triển trên thế giới bởi vì họ cũng đã từng trải qua thời kỳ phát triển kinh tế,
đặc biệt đối với các nước có nền kinh tế thị trường hay tư bản chủ nghĩa, nhưng đối với
Việt Nam đây là vấn đề mà chúng ta phải tính tới trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện
nay. Theo nghiên cứu nhận định của tiến sĩ Đỗ Thiên Kính trong bài viết “Xu hướng bất
bình đẳng về mức sống ở Việt Nam và khu vực nông thôn trong giai đoạn 1992 – 2012” đã
chỉ ra rằng qua 20 năm đổi mới (từ 1992 đến 2012), tình trạng bất bình đẳng trong phạm
vi cả nước ngày càng tăng lên và ở mức cao nhất và sự phân cực giàu – nghèo trong xã hội
theo con số thống kê so sánh trong khoảng thời gian 10 năm (từ 2002 đến 2012) về thu
nhập kinh tế giữa hai nhóm là 5,5% thu nhập đối với nhóm người nghèo và 51,2% thu
nhập đối với nhóm người giàu trong tổng số thu nhập kinh tế tồn xã hội [4]. Cịn kết quả
cuộc khảo sát PAPI 2015 (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh) của
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và các đối tác thực hiện năm 2015 đã chỉ
ra rằng 18,04% trong số gần 14.000 người thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước được

1001



khảo sát đã chọn đói nghèo là vấn đề hệ trọng nhất mà Nhà nước cần tập trung giải quyết
sau đó mới đến việc làm, giao thơng...và kết quả cuộc khảo sát “Cảm nhận của người dân
về Nhà nước và thị trường Việt Nam” được thực hiện vào tháng 7/2015 cũng cho thấy 47%
người dân được khảo sát cho biết họ bức xúc về tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng
gia tăng ở Việt Nam hiện nay [17].
Thực tế lịch sử đã cho thấy với bất kỳ xã hội nào, nếu khoảng cách phân cực giàu –
nghèo càng lớn thì càng tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn xã hội và đây là lý do chính dẫn đến tình
trạng mất ổn định xã hội. Khoảng cách giàu – nghèo cộng với tình trạng lộng quyền, lợi ích
nhóm, tham ơ, lãng phí, tiêu cực trong xã hội hiện nay ở Việt Nam đã là nguyên nhân dẫn
đến tình trạng một bộ phận nhân dân chưa thực sự được hưởng những thành quả của công
cuộc đổi mới và sự công bằng xã hội. Đây chính là lý do chứa đựng nhiều tiềm ẩn của xung
đột xã hội và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Nhận định về vấn đề này,
Hội nghị Trung ương 7 khóa XI của Đảng đã chỉ ra: “Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng
xã hội, cùng với tệ quan liêu, tham nhũng, xa dân, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân,
làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, là thách thức đối với mối quan hệ giữa
nhân dân với Đảng” [3; 39].
- Thứ hai, trong phát triển kinh tế đã nảy sinh nhiều yếu tố tiểm ẩn và hiện hữu về
mất an ninh – trật tự và an toàn xã hội. Chúng ta có thể chỉ ra đây một số các yếu tố sau:

+ Hội nhập thế giới và phát triển kinh tế đã nảy sinh phổ biến những phương thức,
thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm mang tính quốc tế ở Việt Nam, ảnh hưởng trực
tiếp tới an ninh quốc gia và an toàn xã hội như: tội phạm buôn bán vận chuyển trái phép
các chất ma tuý giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, tội phạm rửa tiền, tội phạm
mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, tội phạm công nghệ cao...
+ Hội nhập thế giới và phát triển kinh tế, những nước nhỏ và nghèo thường bị các
nước lớn điều tiết, khống chế không chỉ đơn thuần là kinh tế, mà cịn về chính trị, xã hội,
thậm chí bị xâm phạm chủ quyền quốc gia. Trong trường hợp này Việt Nam cũng khơng là
ngồi lệ.

+ Hội nhập thế giới và phát triển kinh tế luôn gắn liền với sự cạnh tranh trong làm
ăn, buôn bán thương mại. Trong mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp,
công ty với nhau luôn tiềm ẩn yếu tố ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Đây là điều kiện
thuận lợi nhất cho các thế lực phản động tuyển dụng người Việt Nam làm tay sai hoặc đưa
người của chúng vào Việt Nam hoạt động tình báo, phá hoại an ninh chính trị đất nước.
+ Hội nhập thế giới và phát triển kinh tế chứa đựng yếu tố phụ thuộc lẫn nhau,
trong đó yếu tố về khả năng phụ thuộc nước ngoài là rất lớn, điều này đã làm ảnh hưởng
đến an ninh quốc gia, từ an ninh chính trị đến an ninh kinh tế, an ninh văn hoá, an ninh xã
hội, an ninh môi trường...
+ Hội nhập thế giới và phát triển kinh tế cũng đã làm trầm trọng thêm những bất
công xã hội, đào sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo. Nguyên nhân của tình trạng này xuất
phát từ những tiêu cực xã hội ngày một gia tăng như: lợi dụng chức vụ, lợi ích nhóm, tham
nhũng, lãng phí, thất nghiệp phát sinh trong quá trình hội nhập đang gây ra những bức xúc
căng thẳng trong nhân dân. Sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo đã là một trong

1002


những ngun nhân chính từng bước làm giảm lịng tin của quần chúng nhân dân lao động
đối với chế độ và ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia.
Thứ ba, trong thời kỳ phát triển kinh tế đã xuất hiện tình trạng văn hóa bị lai
căng, đạo đức xã hội bị xuống cấp ngày một gia tăng trong một bộ phận nhân dân, đặc biệt
đối với giới trẻ hiện nay. Có lẽ chưa bao giờ chúng ta thấy tình hình an ninh, trật tự và an
tồn xã hội do những hành vi thiếu ðạo ðức, nhân phẩm của một số người, đặc biệt là một
bộ phận giới trẻ trong xã hội đã gây nên ngày một gia tăng trong giai đoạn hiện nay. Các
vụ giết người cướp của, giết người vì xung đột mâu thuẫn, giết người vì tình cảm riêng tư
với số lượng lớn nạn nhân trong mỗi vụ mà thủ phạm đặc biệt là những người trẻ tuổi,
thậm trí là đang ở độ tuổi vị thành niên với tính chất nghiêm trọng thời gian gần đây là kết
quả biểu hiện của lối sống sa đọa, ích kỷ, thực dụng, bạo lực của một bộ phận thanh thiếu
niên không được quan tâm, giáo dục, chạy theo cuộc sống vật chất, thực dụng.

Thứ tư, trong phát triển kinh tế đã nảy sinh nhiều yếu tố tác động và gây nên
tình trạng tài ngun thiên nhiên, khống sản của quốc gia bị khai thác bừa bãi, tình trạng ơ
nhiễm mơi trường ngày một gia tăng và mang mức độ trầm trọng hơn. Chúng ta không phủ
nhận nhiều thành quả trên con đường phát triển kinh tế từ sau đổi mới mà nước ta tiến
hành. Đổi mới trong làm ăn kinh tế đã giúp cho Việt Nam từ một nước thuộc nhóm những
nước nghèo nhất thế giới đã thốt nghèo và trở thành quốc gia có thu nhập trung bình sau
30 năm phát triển kinh tế, nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng
song song với thành tựu về kinh tế đã đạt được trong thời gian vừa qua thì những tác động
tiêu cực và hệ lụy của nó đối với vấn đề mơi trường là khơng nhỏ. Nhận định về vấn đề
này, gần đây trong hội thảo “Quản lý tài nguyên và môi trường hướng tới phát triển bền
vững” do Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi
trường) phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức
(GIZ) tổ chức sáng 15 – 09 – 2016, ông Võ Tuấn Nhân – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường đã nhận định: “Ở nước ta, sau 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều
thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, sau 30 năm tập trung ưu tiên vào tăng
trưởng kinh tế để thốt nghèo, tài ngun và mơi trường nước ta cũng đã bị xuống cấp
nghiêm trọng”. Còn PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính
sách tài nguyên và môi trường trong Hội thảo cũng cho rằng: “Mặc dù đã đạt được tăng
trưởng kinh tế nhưng chúng ta phải trả giá cho tài nguyên và môi trường” [13]. Tình trạng
mơi trường bị tàn phá và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi đang là
nguyên nhân chính gây nên sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng. Tổ chức Germanwatch cơng bố trong nghiên cứu về thiên
tai trên thế giới giai đoạn 1990 – 2009 thì mười nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai
đều là các nước đang phát triển, trong đó Việt Nam là nước đứng thứ năm về thiệt hại do
thiên tai theo chỉ số rủi ro về khí hậu, kéo theo thiệt hại về kinh tế bình quân hàng năm ở
nước ta là 1,9 tỷ USD – tương đương với 1,3% GDP [14]. Trong Hội nghị trực tuyến Tổng
kết cơng tác phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2016, Ban Chỉ đạo Trung
ương về Phòng chống thiên tai cho biết, thiệt hại do thiên tai gây nên ở nước ta là 11 người
chết, 41 người bị thương; 475.580 hộ dân bị thiếu nước; 290.368 ha lúa, hoa màu và
161.365 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị thiệt hại; 19.804 con gia súc và 44.272 gia cầm


1003


bị chết; 7.145 ha thủy sản bị thiệt hại. Tổng thiệt hại khoảng 9.735 tỷ đồng (thiệt hại do rét
đậm, rét hại là 700 tỷ đồng, thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn là 8.906 tỷ đồng, thiệt hại
do dông, lốc, sét, mưa đá là 129 tỷ đồng) [15].
Như vậy, chúng ta thấy rằng tình trạng ơ nhiễm mơi trường và những ảnh hưởng
tiêu cực của nó dẫn đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam khơng cịn là vấn đề xa lạ nữa, mà
ngược lại nó đang hiện hữu và ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên nhiều phương
diện ở Việt Nam. Vấn đề bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách
hợp lí để chống biến đổi khí hậu đã là vấn đề lớn được được đặt ra đối với nước ta nhất là
trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang thực hiện công cuộc phát triển kinh tế đất nước
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất.

2. Phát triển kinh tế trong mối tương quan hài hòa với xây dựng và phát triển văn
hóa, xã hội ở Việt Nam hiện nay
Chúng ta thấy rằng phát triển kinh tế để nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân là việc làm quan trọng của các quốc gia, song nếu chỉ chú tâm phát triển kinh tế mà
không quan tâm đến tính hài hịa trong phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ mơi trường thì
sự phát triển đó là sự phát triển mang tính khơng bền vững, gây nên những mất cân bằng
xã hội và đến một lúc nào đó, nó trở thành phản nhân văn. Để kinh tế đồng hành một cách
hài hòa trên con đường phát triển xã hội, nâng cao thực chất chất lượng cuộc sống của
nhân dân, tạo ra sự phát triển bền vững xã hội, thiết nghĩ chúng ta phải chú tâm đến các
vấn đề sau:

2.1. Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa
Kinh tế và văn hóa là hai mặt quan trọng của một xã hội. Phát triển kinh tế phải
ln chú trọng hài hịa với phát triển văn hóa xã hội là việc làm quan trọng của mọi quốc
gia. Ngay sau khi nước ta được thành lập, trong Hội nghị văn hóa tồn quốc tháng 11 năm

1946, Bác Hồ đã nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 5 Khóa VIII đã xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là động lực vừa
là mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Hội nghị Trung ương 10, Khóa IX tiếp tục
khẳng định “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng,
chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá – nền tảng tinh thần của
xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định để
bảo đảm cho sự phát triển toàn diện bền vững của đất nước”. Như vậy, chúng ta thấy rằng
tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước trong vấn đề phát triển kinh tế ở nước
ta là cụ thể và nhất quán với việc xác định mối quan hệ song song qua lại và biện chứng
với nhau giữa phát triển kinh tế và văn hóa để tạo sự cân bằng xã hội, giúp xã hội ổn định
và phát triển bền vững.
Suy cho cùng, phát triển kinh tế chính là để làm ra nhiều của cải trong xã hội, đáp
ứng nhu cầu của con người trong cuộc sống và chính trong q trình phát triển kinh tế đó,
con người đã sáng tạo nên văn hóa. Bác Hồ đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn,

1004


ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của nhiều phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi
người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
[5; 431]. Như vậy, phát triển kinh tế là vấn đề thuộc về thành quả của sự sáng tạo, phát
minh của con người phục vụ cuộc sống và như vậy chính là hướng tới sự phát triển văn
hóa, mang lại lợi ích cho con người trong cuộc sống. Nếu phát triển kinh tế mà kết quả
cuối cùng khơng mang lại lợi ích cho cộng đồng, phản lại những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, quốc gia thì sự phát triển kinh tế đó là “vơ giá trị”. Sự việc làm ơ nhiễm
trầm trọng môi trường biển gần đây ở Việt Nam xảy ra tại khu công nghiệp Formosa (Hà
Tĩnh) năm 2016 là một ví dụ điển hình về tính thái q trong phát triển kinh tế, lấy lợi

nhuận là trên hết, bất chấp mọi giá mà không quan tâm tới những yếu tố văn hóa ứng xử
với mơi trường và con người.
Vì vậy, chúng ta thấy rằng khi xác định mục tiêu phát triển kinh tế thì phải đồng
thời xác định mục tiêu phát triển văn hóa, hướng tới lợi ích cộng đồng và sự ổn định xã hội
một cách bền vững. Muốn vậy, phải có chính sách phát triển kinh tế trong văn hóa để gắn
văn hóa với hoạt động kinh tế. Đồng thời, xây dựng chính sách văn hóa trong kinh tế để
chủ động đưa các yếu tố văn hóa thâm nhập vào các hoạt động kinh tế, giúp cho sự phát
triển kinh tế đi đúng hướng, mang lại hiệu quả chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

2.2. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội
Hai vấn đề phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội luôn là hai vấn đề lớn
của mọi quốc gia trên thế giới. Lịch sử đã cho thấy nếu xã hội nào mà chỉ chú trọng đến
phát triển kinh tế mà bỏ qua sự quan tâm đến tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội thì xã
hội đó sẽ tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, dẫn đến không phát triển được bền vững, là nguyên
nhân dẫn đến các cuộc cách mạng, đấu tranh của nhân dân. Trong suốt quá trình hình
thành, lãnh đạo và phát triển của sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đã ln có chủ trương nhất
quán về phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội. Đảng ta cho rằng, tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
là hai vấn đề có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế là
điều kiện quan trọng để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội là động lực, điều kiện quan trọng để thúc đẩy, đảm bảo tăng trưởng kinh tế
cao, bền vững. Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế
đi đơi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu
phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi
xã hội”. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, tuy chúng ta đã đạt được những thành tựu phát
triển kinh tế nhất định, đóng góp vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, nhưng khoảng cách
giàu nghèo tại Việt Nam đang ngày một lớn dần. Theo Oxfam công bố số liệu về giàu
nghèo tại Việt Nam năm 2014 thì có 210 người thuộc lớp “siêu giàu” với tổng tài sản trên

20 tỷ USD (tương đương 12% GDP và đồng nghĩa với việc 0.00023% dân số Việt Nam
đang nắm 12% tài sản của cả đất nước). Còn theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (World

1005


Bank), từ 1992 tới 2012 chỉ số Gini37 của Việt Nam đã tăng từ 35,7 lên 38,7 (Tại châu Á,
quốc gia có khoảng cách giàu - nghèo thấp nhất là Nhật Bản với hệ số Gini là 24,9%). Đây
là chỉ số đo chênh lệch thu nhập của các tầng lớp xã hội trong một quốc gia. Gini càng cao
đồng nghĩa khoảng cách giàu nghèo đang càng lớn dần. Như vậy chúng ta thấy rằng
khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang là vấn đề lớn đặt ra, đòi hỏi phải có bài tốn giải
quyết đúng đắn để mang lại sự phát triển bền vững, lâu dài cho đất nước. Sau đây chúng
tôi xin được đưa ra một số các đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế về tình trạng khoảng cách
giàu nghèo và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam như sau:
- Thứ nhất, chúng ta phải xây dựng được hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về chính
sách xã hội, an sinh xã hội để đảm bảo việc thực thi tốt về quyền con người; quyền, nghĩa
vụ cơ bản của công dân.
- Thứ hai, nâng cao trình độ quản lý, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước
một cách hiệu quả để giải quyết hài hòa, thấu đáo các mối quan hệ xã hội, bảo đảm cho
mọi người dân sống trong xã hội đều được tự do, bình đẳng, có cơ hội và điều kiện phát
triển tồn diện.
- Thứ ba, hồn thiện chính sách phân phối và phân phối lại với tinh thần cân đối hài
hịa giữa lợi ích của người lao động, các cơ quan, doanh nghiệp và Nhà nước; mở rộng
chính sách phúc lợi xã hội thành hệ thống chính sách an sinh xã hội đa tầng, trong đó coi
trọng việc phân phối lại qua hệ thống phúc lợi xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo dục.
- Thứ tư, gắn kết chặt chẽ chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội, nâng
cao chất lượng cuộc sống trong nhân dân, bảo đảm để mọi người dân đều được hưởng thụ
ngày một tốt hơn thành quả của sự nghiệp đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đang thực
hiện.
- Thứ năm, đảm bảo việc thực hiện tốt và có hiệu quả cao các chương trình mục

tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phịng chống tội phạm; đưa
thơng tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển văn hóa; Y tế;
khắc phục ơ nhiễm và cải thiện mơi trường; việc làm và dạy nghề; ứng phó với biến đổi khí
hậu; xây dựng nơng thơn mới.
- Thứ sáu, thực hiện tốt việc cân đối khả năng ngân sách để thực hiện việc nâng
mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có cơng, người có đời sống khó khăn, thu nhập
thấp... Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 – 2020, trong đó đặc biệt làm tốt cơng tác chống tái nghèo và duy trì thành quả giảm
nghèo bền vững.

2.3. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ mơi trường, chống biến đổi khí hậu
Phát triển kinh tế để đáp ứng nhu cầu về vật chất ngày càng cao của con người
trong xã hội là một tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi xã hội trong lịch sử
loài người. Nhưng như chúng ta đều biết và như trên đã trình bày, nếu phát triển kinh tế
với mọi giá mà không quan tâm đến các vấn đề khác của xã hội, đặc biệt là với môi trường
tự nhiên – nơi đảm bảo cho mọi sinh vật nói chung và con người nói riêng có thể sống và
37

Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Hệ
số này càng cao, xã hội càng thiếu công bằng.

1006


tồn tại một cách bền vững thì sự phát triển kinh tế đó sẽ chẳng mang lại lợi ích cho ai và tất
nhiên đến một lúc nào đó nó sẽ là thất bại. Thực tế cho ta thấy ở Trung Quốc trong những
năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt con số cao và nền kinh tế Trung Quốc từ
một nước nghèo ở tại thời điểm những năm 1950 thì nay đã vươn lên trở thành nền kinh tế
lớn thứ 2 thế giới (sau Mỹ). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế,
Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn là hệ quả của việc phát triển kinh tế

bằng mọi giá gây nên như ô nhiễm môi trường, gia tăng khí thải cơng nghiệp. Ngày
13/1/2013 ngay tại thủ đơ Bắc Kinh đã xảy ra tình trạng ơ nhiễm khơng khí nghiêm trọng.
Một trạm đo chất lượng khơng khí tại Ðại sứ quán Hoa Kỳ đã ghi nhận các hạt phân tử
hay mức PM 2.5, gần 900 microgram mỗi mét khối – vượt 45 lần mức cho phép và khuyến
cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất mức tối đa PM
2.5 mỗi ngày là 20 microgram mỗi mét khối). Tình trạng này nguyên nhân là do khí thải
quá nhiều từ các nhà máy sản xuất, cơng trình xây dựng và khói xe hơi gây ra. Ngày
16/12/2016 Cơ quan phụ trách môi trường Trung Quốc đã ban hành báo động đỏ, mức
cảnh báo cao nhất, kéo dài trong 5 ngày, sau khi chỉ số chất lượng khơng khí (Air Quality
Index viết tắc là AQI) được dự báo sẽ tăng lên mức 200 trong 4 ngày liên tiếp, vượt mức
300 trong hai ngày và đạt mức hơn 500 trong ít nhất 24 giờ khiến Trung Quốc phải hạ lệnh
cho 1.200 nhà máy ngưng hoặc giảm xả khí thải ra mơi trường (trong đó 700 nhà máy bị
yêu cầu ngưng hoạt động ngay lập tức).

Ở Việt Nam trong thời gian qua kể từ sau thời kỳ đổi mới, công cuộc phát triển
kinh tế đất nước đã đạt được một số thành tựu đáng kể dần giúp nước ta thốt khỏi tình
trạng nghèo đói, lạc hậu và đưa đất nước lọt vào tốp những nước có mức thu nhập bình
qn đầu người thuộc hạng trung bình trên thế giới. Xong một thực tế khơng thể phủ nhận
đó là bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế thì cũng đã bộc lộ những điểm hạn
chế nhất định, trong đó có vấn đề gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường tự nhiên do tác
động từ sản xuất và làm ăn kinh tế. Trường hợp Công ty Vedan vào năm 2008 bị phát hiện
suốt 14 năm liền xả thải chất lỏng nguy hại chưa qua xử lí ra sơng Thị Vải (Đồng Nai), làm
ơ nhiễm môi trường nước, tác động tiêu cực tới sức khỏe, việc làm và đời sống nhân dân
trong khu vực; vụ nhà máy Formosa tại Hà Tĩnh năm 2016 bị phát hiện xả thải ra biển chất
độc tố chưa qua xử lí, gây hậu quả nghiêm trọng làm ơ nhiễm mơi trường nước biển các
tỉnh miền Trung Việt Nam, làm các sinh vật biển chết hàng loạt, hủy hoại môi trường biển
một cách nghiêm trọng, tác động tiêu cực tới việc làm ăn kinh tế của ngư dân là những
bằng chứng tiêu biểu trong các vụ gây ô nhiễm môi trường ở nước ta trong thời gian gần
đây từ việc phát triển kinh tế không chú trọng tới bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái tự
nhiên. Hậu quả của việc tác động tiêu cực vào môi trường tự nhiên đã là ngun nhân

chính gây nên tình hình biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực đang hiện hữu trên thế
giới và tác động trực tiếp tới Việt Nam trong thời gian gần đây. Bằng chứng là trong thời
gian gần đây Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ mực nước biển dâng, gây ra tình trạng
xâm mặn và lụt lội xâm thực ở đồng bằng sông Cửu Long. Theo Ủy ban liên chính phủ về
biến đổi khí hậu đã chỉ ra rằng vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập) là 3 vùng châu thổ được xếp trong nhóm
cực kỳ nguy cấp do biến đổi khí hậu gây nên. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cũng cho

1007


thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu
[16].

Đứng trước một thực tế môi trường tự nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt
động làm ăn kinh tế hiện nay gây ra, làm ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển bền vững của
đất nước, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu theo chiều
hướng tiêu cực, ngay từ bây giờ Việt Nam phải có chiến lược phát triển kinh tế một cách
bền vững, trong đó chú trọng tới sự cân đối hài hịa giữa lợi ích từ hoạt động kinh tế và sự
tơn trọng tính tự nhiên của mơi trường cảnh quan sinh thái. Để thực hiện được điều này,
chúng tôi xin được đưa ra một số giải pháp sau đây:
Một là: Sớm hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, các chế tài về hoạt động
kinh tế phải gắn với việc bảo vệ môi trường theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hai là: Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, năng lực trình độ
của cán bộ thực thi về công tác bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt
là cấp huyện, xã để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngày càng phức tạp như
hiện nay.
Ba là: Xử lí nghiêm các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân không tuân thủ các
quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây hậu quả và tác
động xấu đến mơi trường tự nhiên.

Bốn là: Có cơ chế, chính sách thưởng, phạt kịp thời đối với các doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất, các cá nhân trong quá trình thực thi pháp luật, thực thi các quy định về bảo vệ
môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Năm là: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tăng cường cơ hội học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, nắm bắt nhanh những thơng tin về đảm bảo
giữ gìn mơi trường trong hoạt động kinh của các tổ chức, tập đoàn kinh tế quốc tế khi họ
đến Việt Nam làm ăn.
Sáu là: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các doanh
nghiệp, các cá nhân về văn hóa ứng xử thân thiện với mơi trường, có ý thức trách nhiệm với
thiên nhiên, khuyến khích họ làm ăn kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế
xanh.

Kết luận
Phát triển kinh tế là một nhu cầu tất yếu của xã hội loài người trải dài trong suốt
lịch sử hình thành và phát triển để đáp ứng nhu cầu của con người ngày một cao trong xã
hội. Nó cũng thể hiện rõ nét sự tiến hóa của xã hội lồi người trong q trình phát triển đi
lên từ trước tới nay và là mục tiêu của mọi xã hội hướng tới. Ý nghĩa của việc phát triển
kinh tế trong xã hội là rất lớn vì nó làm cho cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội
trở lên tươi đẹp hơn – điều mà mỗi con người sống trong xã hội đều mong muốn.
Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới năm 1986 đến nay, trong phát triển kinh tế đã thu
được nhiều thành tựu đáng kể. Chúng ta từ một nước lạc hậu, nghèo nàn sau chiến tranh
kéo dài đã dần trở thành một nước có thu nhập trung bình trên thế giới, đời sống của nhân

1008


dân được cải thiện đáng kể, tình hình chính trị - xã hội được ổn định, quan hệ làm ăn kinh
tế với các quốc gia trên thế giới được mở rộng giúp Việt Nam có nhiều cơ hội trong hội
nhập để phát triển kinh tế đất nước. Song bên cạnh những thành tựu đã đạt được về kinh tế,
chúng ta cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức mà mặt trái của việc phát

triển kinh tế mang lại như: sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày một lớn là nguyên
nhân có thể gây bất ổn xã hội trong tương lai; sự gia tăng ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai,
xa dời văn hóa truyền thống trong xã hội, đặc biệt là đối với lớp trẻ - chủ nhân tương lai
của đất nước đang đe dọa tới việc gìn giữ và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống,
bản sắc văn hóa dân tộc; ô nhiễm môi trường tự nhiên và làm gia tăng chiều hướng biến
đổi khí hậu theo hướng tiêu cực đang tác động tới Việt Nam một cách rõ nét nhất.

Đứng trước một thực tế như vậy, ngay từ bây giờ Việt Nam cần có chiến lược phát
triển bền vững đất nước đó là phải gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và
cơng bằng xã hội, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường tự nhiên, chống
biến đổi khí hậu, góp phần vào mục tiêu chung của toàn nhân loại trong chiến lược phát triển
thế giới một cách bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Barry Ritholtz (2014), “The Difference Between Rich and Really Rich: Ritholtz
Chart”, (from />
2.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4.


Đỗ Thiên Kính (2015), “Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam và khu vực
nông thôn trong giai đoạn 1992 – 2012”, Nghiên cứu con người, số 5(80), Hà Nội, tr.
3-18.

5.

Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6.

Oxfam Briefing Paper (2014), Working for the Few Political capture and economic
inequality, Columbia University Press, p.5.



Các trang mạng

(trang mạng TÀI LIỆU – EBOOK, Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận
văn, giáo trình tham khảo cho học sinh, sinh viên).
/>Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

1009

mạng


(trang mạng của Báo điện tử Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số ra 10/08/2013).
(trang mạng của Báo Dân trí, số ra ngày 05/12/2013).

(trang mạng chuyên trang Người đồng hành của
Tạp chí điện tử Nhịp Sống, số ra ngày 03/01/2015).
(trang mạng của Tổng
cục thống kê với bài viết “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015”).
(trang mạng của Cục Quản lí tài ngun nước, Bộ Tài ngun và mơi trường, số
ra ngày 15/09/2016)
(bài viết Tác động của biến đổi khí
hậu đối với Việt Nam (21/04/2014), (trên trang mạng của Khoa Công nghệ năng
lượng, Trường Đại học điện lực Việt Nam).
/>(trang mạng InfoNet, Bộ Thông tin và Truyền thông, số ra ngày 13/05/2016).
(trang mạng
của Tạp chí Khoa học Cơng nghệ Việt Nam, số ra ngày 29/08/2016).
(bài viết: “Cảnh báo khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam đang gia
tăng” của Báo mạng Một thế giới, số ra ngày 19/04/2016)

1010



×