Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Kỷ năng quản lý trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.38 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ
“Kỷ năng quản lý”
CHO LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ MẦM NON

Hãy phân tích một Kỷ năng quản lý mà anh/chị thấy cần thiết nhất đối với
bản thân và vị trí cơng tác hiện tại của mình.

*******************************

1.


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................3
1. Một số khái niệm, nội dung:..................................................................................................................4
1.1. Khái niệm “Kỷ năng quản lý”..........................................................................................................4
1.2. Khái niệm “Kỷ năng quản lý trường mầm non”.............................................................................4
1.3. Một số kỷ năng quản lý cơ bản:.....................................................................................................4
1.3.1. Kỷ năng tổ chức công việc......................................................................................................4
1.3.2. Kỷ năng ra quyết định.............................................................................................................4
1.3.3. Kỷ năng làm việc nhóm...........................................................................................................5
1.3.4. Kỷ năng đàm phán..................................................................................................................5
1.3.5. Kỷ năng quản lý xung đột.......................................................................................................6


2. Kỷ năng quản lý quản lý tại Trường Mầm non Anh Mỹ.........................................................................6
2.1. Đôi nét về Trường Mầm non Anh Mỹ............................................................................................6
2.2. Một số kỷ năng quản lý quản lý hiệu quả tại Trường Mầm non Anh Mỹ.....................................7
2.2.1. Kỷ năng tổ chức công việc......................................................................................................7
2.2.2. Kỷ năng ra quyết định.............................................................................................................8
2.2.3. Kỷ năng làm việc nhóm...........................................................................................................9
2.3. Những giải pháp để tăng cường kỷ năng quản lý cho đội ngũ quản lý Trường Mầm non Anh
Mỹ trong thời gian tới.............................................................................................................................9
2.3.1. Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ đào tạo đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và kết hợp bồi dưỡng các kỷ năng quản lý cho đội ngũ quản lý, giáo
viên......................................................................................................................................................9
2.3.2. Tiếp tục đổi mới trong công tác quản lý của nhà trường....................................................10
2.3.3. Tiếp tục phát huy vai trò của người đứng đầu nhà trường, nâng cao năng lực Hiệu trưởng.
...........................................................................................................................................................10
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................11
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................13

2


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp quản lý tại các trường
mầm non là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm cải tiến
và nâng cao chất lượng giáo dục.
Quản lý trường mầm non là cơng việc khơng hề đơn giản bởi nó địi hỏi
người quản lý trang bị cho mình nhiều Kỷ năngcần thiết, không chỉ riêng việc
phải luôn sẵn sàng xử lý các tình huống rắc rối trong mọi sinh hoạt của trẻ nhỏ.

Kỷ năng quản lý trường mầm non là hoạt động nghiệp vụ mà bất kỳ người
quản lý mầm non nào cũng phải nắm vững để thực hiện tốt nhiệm vụ của người
quản lý trường mầm non gồm quản lý hoạt động chung của trường, quản lý việc
điều phối chuyên môn, theo dõi, giám sát công việc hằng ngày, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, quản lý mục tiêu và nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ; quản
lý tài chính, cơ sở vật chất…
Những kỷ năng này giúp người quản lý xây dựng hình ảnh, có thể trở
thành người tạo nên các dấu ấn đặc biệt với đội ngũ cấp dưới và cuộc đời trẻ thơ
thông qua hoạt động quản lý, dạy dỗ, chăm sóc của nhà trường.
Với những kiến thức được học qua chuyên đề “Kỷ năng quản lý” cùng
với chút ít kinh nghiệm của bản thân trong q trình cơng tác, tơi xin phép phân
tích một số kỷ năng quản lý cần thiết nhất đối với bản thân và vị trí cơng tác
hiện tại của mình.
Xin cảm ơn quý thầy cô phụ trách lớp, báo cáo viên đã tận tình hướng
dẫn, cung cấp kiến thức, hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện tiểu luận chun đề
này.

3


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

1.
Một số khái niệm, nội dung:
1.1. Khái niệm “Kỷ năng quản lý”
Trước khi đi sâu phân tích một số kỷ năng quản lý, tơi xin phép trình bày
một số khái niệm, nội dung liên quan như sau:
“Kỷ năng quản lý” là một trong những Kỷ năng quan trọng nhất của một
nhà quản lý, bao gồm các Kỷ năngliên quan đến quản lý con người, cơng việc…
để đảm bảo cho các tổ chức có thể hoạt động một cách hiệu quả. Kỷ năng quản

lý có thể gồm nhiều kỷ năng như: kỷ năng quản lý tài chính cá nhân, kỷ năng
quản lý thời gian hiệu quả, kỷ năng quản lý nhân sự…Ở giới hạn chuyên đề này,
chúng ta bàn đến 05 kỷ năng cơ bản là kỷ năng đàm phán, kỷ năng tổ chức công
việc, kỷ năng ra quyết định, kỷ năng làm việc nhóm và kỷ năng giải quyết xung
đột.
1.2. Khái niệm “Kỷ năng quản lý trường mầm non”
Kỷ năng quản lý trường mầm non là hoạt động nghiệp vụ mà bất kỳ người
quản lý mầm non nào cũng phải nắm vững. Trong những năm gần đây, đổi mới
phương pháp quản lý tại các trường mầm non là vấn đề được Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3. Một số kỷ năng quản lý cơ bản:
1.3.1. Kỷ năng tổ chức công việc
Kỷ năng tổ chức công việc là khả năng lên kế hoạch, ưu tiên hóa danh
sách cơng việc để lần lượt đạt các mục tiêu nhằm tiết kiệm kinh phí và nguồn
lực. Để tổ chức được như vậy, các nhiệm vụ được ưu tiên hóa theo mức độ: phải
hồn thành ngay lập tức, có thể hỗn lại, có thể giao cho người khác và có thể
cắt giảm. Kỷ năng tổ chức cơng việc giúp giảm thiểu các thói quen làm việc kém
hiệu quả như trì hỗn, mất bình tĩnh, khơng hiểu ý nhau, giúp người quản lý
thích ứng nhanh với mọi sự thay đổi từ kế hoạch chung của đơn vị.
1.3.2. Kỷ năng ra quyết định
Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án
trong nhiều phương án.
Có nhiều loại quyết định như:
- Quyết định theo chuẩn: là quyết định phổ biến thường xuyên, dựa trên
các thủ tục, luật lệ và chính sách đã được quy định sẵn. Đây là quyết định tương
đối đơn giản, người quản lý ra quyết định bằng cách suy luận logic và tham
khảo các qui định có sẵn.
4



TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

- Quyết định cấp thời là quyết định địi hỏi nhanh và chính xác và cần
phải được thực hiện gần như tức thời; quyết định cấp thời cho phép rất ít thời
gian.
- Quyết định có chiều sâu là quyết định khơng thể giải quyết ngay và địi
hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét; quyết định này thường gây
ra nhiều tranh luận, bất đồng và xung đột; cần nhiều thời gian và nhiều phương
án lựa chọn.
Quy trình để ra quyết định là phân tích vấn đề và xác định mục tiêu của
quyết định, xác định các phương án, đánh giá và lựa chọn phương án.
Phương pháp ra quyết định tùy vào năng lực, tính cách, phong cách người
quản lý và tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp cụ thể.
1.3.3. Kỷ năng làm việc nhóm
Nhóm làm việc là tập hợp các thành viên có số lượng từ 2 người trở lên,
có giao tiếp trực diện, có kỷ năng bổ sung cho nhau, có sự chia sẻ mối quan tâm
hoặc mục đích vì hiệu quả cơng việc chung của nhóm.
Kỷ năng làm việc nhóm là sự thực hiện thành thạo và có kết quả một hành
động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để
hành động phù hợp với ngữ cảnh và điều kiện cụ thể của nhóm làm việc.
Làm việc nhóm giúp phân cơng được cơng việc, quản lí và kiểm sốt cơng
việc; giải quyết vấn đề và ra quyết định; thu thập thông tin và những ý tưởng;
phối hợp, tăng cường sự tham gia và cam kết và đàm phán và giải quyết xung
đột.
Khi làm việc nhóm, người quản lý phải đảm bảo các nguyên tắc như trợ
giúp và tôn trọng lẫn nhau; có trách nhiệm với cơng việc được giao; khuyến
khích và phát triển cá nhân; gắn kết, tạo sự đồng thuận giữa các thành viên.
Để làm việc nhóm hiệu quả thì đối với người quản lý phải tự rèn luyện những
kỷ năng cho bản thân như giao tiếp, chất vấn, thuyết phục, tôn trọng, trợ giúp, chia sẻ,
phối hợp. Bên cạnh đó, phải biết xác định mục tiêu, vai trị trách nhiệm của từng thành

viên để phân công nhiệm vụ từng thành viên một cách hợp lý.
1.3.4. Kỷ năng đàm phán
Đàm phán là kỷ năng người quản lý cần có nhưng khơng phải người quản
lý nào cũng có sự quan tâm đúng mức để bồi dưỡng rèn luyện kỷ năng này. Để
đàm phán hiệu quả, phải chuẩn bị nội dung đàm phán, tổ chức hảo luận về vấn
đề đàm phán, đề xuất giải pháp, đàm phán thỏa hiệp từ đó đưa ra thỏa thuận.
5


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

Trong kỷ năng đàm phán cần có kỷ năng giao tiếp, đây là q trình trao
đổi thơng tin, trao đổi cảm xúc, tri giác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chủ thể quản
lý với đối tượng quản lý và các đối tượng liên quan khác trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ của tổ chức.
1.3.5. Kỷ năng quản lý xung đột
Xung đột là một quá trình mà một bên nhận thấy quyền lợi của mình bị
bên kia vi phạm hoặc tác động một cách tiêu cực. Có nhiều loại xung đột như
xung đột chức năng tức là xung đột liên quan đến sự khác biệt trong cơng việc,
cách nhìn nhận vấn đề, là những bất đồng căn bản về mục đích, mục tiêu và
xung đột cảm xúc là xung khắc cá nhân, đề cập đến các vấn đề liên quan đến
quan hệ, biểu hiện bằng các cảm xúc như: tức giận, hoài nghi, e ngại, ốn hận…
Mặc dù xung đột nhưng nó có những tác động tích cực là nâng cao chất lượng
ra quyết định, kích thích sự sáng tạo của các thành viên; tạo lập môi trường cởi mở,
sau xung đột mỗi cá nhân tự điều chỉnh bản thân theo hướng hoàn thiện hơn.
Còn mặt tiêu cực của xung đột là gây mất thời gian, dễ làm tổn thương
các thành viên, gây không khí căng thẳng mệt mỏi. Nguyên nhân gây ra xung
đột này có thể liên quan đến mơi trường cơng việc, hoặc yếu tố tâm lý, văn hóa,
tổ chức.
Để giải quyết xung đột, người quản lý phải tạo mục tiêu chung, cho họ

thấy sự phụ thuộc lẫn nhau hoặc chuyển về đề cho cấp trên để giải quyết nếu
vượt quá thẩm quyền, hoặc tác các đơn vị có xung đột với nhau ra.
2. Kỷ năng quản lý quản lý tại Trường Mầm non Anh Mỹ
2.1. Đôi nét về Trường Mầm non Anh Mỹ
Trường Mầm non Anh Mỹ tọa lạc tại địa chỉ số 4529 Nguyễn Cửu Phú,
Phường Tân Tạo A, Bình Tân. Đến với trường, trẻ được chăm sóc, ni dưỡng,
giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành. Trường sử dụng cơng nghệ thơng tin tiên tiến cùng với trị chơi
được thiết kế phù hợp với độ tuổi để định hình nhân cách làm phát triển trí tuệ,
hướng trẻ theo mục tiêu học tập, trẻ sẽ phát triển được nhiều kỹ năng khi học mà
chơi, chơi mà học.
Trường mầm non Anh Mỹ có khơng gian học thống mát, phịng học rộng
rãi, cách trang trí lớp hiện đại, phong phú. Trường có 64 nhân sự, trong đó có 3
cán bộ quản lí, 22 bảo mẫu và 39 giáo viên đạt chuẩn, giàu kinh nghiệm và tận
tâm với nghề. Đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, năng động
sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện, đồng thời
6


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

hình thành nên cho trẻ những kỷ năng tự phục vụ ứng dụng tốt vào trong cuộc
sống và là tiền đề cho trẻ ở các bậc học tiếp theo. Qua đó đã tạo được sự tin cậy
của các bậc phụ huynh và của cộng đồng xã hội. Tỉ lệ học sinh theo học tại
trường so với các trường tư thục trong khu vực cao hơn. Mức độ ổn định của trẻ
và phát triển của trẻ rất tốt.
Để đạt được những kết quả trên, đội ngũ quản lý nhà trường đã đổi mới
công tác quản lý, áp dụng nhiều kỷ năng quản lý một cách khéo léo, phù hợp
2.2. Một số kỷ năng quản lý quản lý hiệu quả tại Trường Mầm non Anh Mỹ
2.2.1. Kỷ năng tổ chức cơng việc

Ban Giám hiệu có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà
trường, nắm vững chương trình giáo dục mầm non; có phẩm chất đạo đức tốt,
được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín
nhiệm.
Về trình độ, Ban Giám hiệu có bằng cấp Hệ Đại học, Cao đẳng, giáo viên
có bằng Cao đẳng, Trung cấp. Công tác phân công cán bộ nhân viên đúng người
đúng việc, phù hợp chun mơn.
Về số lượng: có 64 nhân sự, trong đó có 3 cán bộ quản lí, 22 bảo mẫu và
39 giáo viên cơ bản trường đáp ứng đầy đủ và đúng chuẩn số lượng giáo viên và
nhân viên tại trường.
Đội ngũ quản lý đã hoạch định kế hoạch, có sự phân cơng, tổ chức thực
hiện cơng việc khoa học, cụ thể như:
Tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo
Thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Tân; 100% cán bộ giáo viên
thực hiện đúng kế hoạch, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày, có
đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, có đủ đồ dùng, giáo án lên lớp và tham gia sinh
hoạt chuyên môn đầy đủ. Chỉ đạo tốt chuyên đề trọng tâm trong năm học, tăng
cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Cải tiến hội họp chun mơn, tránh hội họp nhiều, phải có kế hoạch cho
các cuộc họp trong tháng theo quy định Điều lệ trường mầm non (Họp chuyên
môn 2 lần/tháng; họp tổ 2 lần/tháng…). Các cuộc họp được chuẩn bị trước các
nội dung nên triển khai ngắn gọn, tăng thời gian bàn bạc, thảo luận các giải
pháp, biện pháp thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng các cuộc họp.
7


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”


Bộ phận lãnh đạo, quản lý phân công công việc, giao trách nhiệm, chia sẻ
quyền lực quản lý trong nhà trường; quy trách nhiệm và quyền tự chủ quản lý
cho các Tổ chuyên môn trong nhà trường tham gia vào các hoạt động liên quan
đến hoạt động quản lý chuyên môn của giáo viên trong tổ; giảm dần vai trò
hướng dẫn của Ban giám hiệu và mang lại cơ hội cho các thành viên khác phát
huy tinh thần trách nhiệm và năng lực của mình. Tránh đi sâu vào cơng tác hành
chính, sự vụ, càng không nhằm quản lý con người mà quan trọng là quản lý
chuyên môn, quản lý công việc, quản lý kế hoạch (của chun mơn, của Tổ).
Chỉ có quản lý cơng việc thì người làm việc mới tự chủ, sáng tạo và mang lại
hiệu quả thực sự, còn quản lý con người thì họ sẽ làm việc chỉ với mục đích đối
phó.
Để giáo viên thực hiện tốt nội dung “Đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm”, nhà trường đã thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn nhà
trường, sinh hoạt tại các tổ chuyên môn, qua tham quan, học hỏi kinh nghiệm và tự
học tập. Đồng thời cho giáo viên dự giờ và tăng cường thao giảng các tiết dạy. Giáo
viên lâu năm có trách nhiệm dìu dắt giáo viên trẻ qua cơng việc cụ thể như rút kinh
nghiệm dự giờ, hướng dẫn soạn giảng, nhất là những bài mới, bài khó. Bồi dưỡng
giáo viên qua các chuyên đề, hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Quan tâm thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng và phát huy vai
trò của các giáo viên, nhân viên có tâm huyết, có kinh nghiệm chun mơn
thơng qua chính sách tăng lương, phụ cấp, thưởng, tạo điều kiện về chỗ ở, học
tập nâng cao trình độ. Nhờ đó, hằng năm trung bình có khoảng 02 giáo viên
hồn thành các khóa học liên thơng, đại học; hầu hết nhân viên, giáo viên an tâm
công tác vì mức lương đảm bảo đời sống.
Nhờ đó, nhà trường đã duy trì và giữ vững thành tích đã đạt được nhiều
năm liền, tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 98,5 %, tăng 0,5 % so với năm học trước;
tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 61 % tăng 4,5 % so với năm học trước; tỷ lệ trẻ ăn bán
trú tại trường đạt 98,5 % tăng 1,3 % so với năm học trước, chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ được duy trì ổn định và phát triển, tất cả các tỷ lệ trên đều tăng hơn
năm học trước.

2.2.2. Kỷ năng ra quyết định
Kỷ năng ra quyết định được Ban giám hiệu thể hiện qua việc lãnh đạo,
điều hành công việc của trường. Hầu hết các quyết định được ra kịp thời, phù
hợp với vấn đề cần giải quyết, được sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, nhân
viên, giáo viên nhà trường.
8


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

Các quyết định cũng được tham khảo từ ý kiến đóng góp của giáo viên
qua các cuộc họp, hội thảo, trao đổi ý kiến, thể hiện sự dân chủ, huy động được
sự góp sức, trí tuệ của tập thể.
Hiệu trưởng của nhà trường là người lãnh đạo có năng lực lãnh đạo, năng
lực chun mơn và uy tín. Ngồi việc thiết kế, tổ chức hoạt động ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ một cách khoa học, hợp lý còn quản lý, điều hành các
hoạt động của nhà trường chuyên nghiệp và hiệu quả; chỉ đạo, phân công, phân
cấp, phân quyền cho các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các thành viên của
trường thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng; xây dựng môi trường làm
việc thân thiện, dân chủ; các quyết định từ những vấn đề đột xuất đến những vấn
đề lâu dài đều sáng suốt, đúng đắn.
2.2.3. Kỷ năng làm việc nhóm
Kỷ năng làm việc nhóm được cả đội ngũ quản lý lẫn giáo viên áp dụng trong
thực hiện nhiệm vụ, thể qua những buổi làm việc, họp hành, hội nghị, tọa đàm,
các hoạt động phong trào…Qua quá trình làm việc nhóm, Ban giám hiệu đã lắng
nghe, tạo điều kiện để cấp dưới đề xuất ý kiến tham gia đóng góp xây dựng nhà
trường như Kế hoạch phát triển nhà trường; xây dựng nội quy quy chế; các biện
pháp tổ chức thi đua khen thưởng hàng năm; kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất
của nhà trường…tạo được môi trường sinh hoạt dân chủ, thoải mái, phát huy vai
trò của từng giáo viên, nhân viên.

2.3. Những giải pháp để tăng cường kỷ năng quản lý cho đội ngũ quản lý
Trường Mầm non Anh Mỹ trong thời gian tới.
Có thể thấy, nhờ được trang bị những kỷ năng cơ bản về quản lý nên đội
ngũ quản lý Trường mầm Anh Mỹ đã tự tin, vững vàng khi quản lý, điều hành
cơng việc của nhà trường, từ đó mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Song vẫn có
những hạn chế như việc bồi dưỡng các kỷ năng chưa được thực hiện thường
xun nên đơi khi cịn chậm, lúng túng; một số giáo viên chưa biết vận dụng các
kỷ năng khi xử lý vấn đề trên thực tế; một số kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm
phán còn hạn chế bởi còn tùy thuộc vào khả năng, sở trường của từng cá nhân.
Do đó, trong thời gian tới, Trường Mầm non Anh Mỹ cần tập trung một số giải
pháp như sau:

9


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

2.3.1. Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, chuyên môn
nghiệp vụ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và kết hợp bồi dưỡng
các kỷ năng quản lý cho đội ngũ quản lý, giáo viên
Để có được việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên dài hay ngắn hạn
người quản lý phải lập kế hoạch sát thực tế điều kiện của nhà trường, kế hoạch
từng năm học, kế hoạch theo giai đoạn từ 3 - 5 năm. Nội dung cần tập trung bồi
dưỡng như: Kỹ năng thiết kế bài soạn, kỹ năng tổ chức hoạt động, dạy và học
trên lớp. Ngồi ra cịn cần bồi dưỡng các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin,
giao tiếp ứng xử...để xây dựng hình ảnh người giáo viên chun nghiệp, có đạo
đức, có tay nghề.
Việc tổ chức hội thi cho các cơ giáo là một hình thức có tác dụng rất lớn
cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo
viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao các kỷ năng làm việc nhóm,

giao tiếp, tổ chức cơng việc..
Tổ chức cho cán bộ giáo viên cốt cán đi thăm quan học tập, dự giờ học
hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn trong quận, trong thành phố và các trường
đạt chuẩn quốc gia trong nước giúp giáo viên học tập, tiếp thu những phương
pháp đổi mới trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ những phương pháp mới,
hấp dẫn giáo viên vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế của mỗi đơn
vị
2.3.2. Tiếp tục đổi mới trong công tác quản lý của nhà trường
Quản lý giáo dục không chỉ quản lý con người mà quan trọng là quản lý
công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược. Theo kinh nghiệm của bản thân, đổi
mới quản lý giáo dục không chỉ đổi mới cách làm việc của Ban giám hiệu mà
còn đổi mới cách làm việc từ các tổ chuyên môn, giáo viên và bộ phận chuyên
môn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới công tác quản lý của
nhà trường chính là nâng cao các kỷ năng quản lý của bộ phận quản lý.
2.3.3. Tiếp tục phát huy vai trò của người đứng đầu nhà trường, nâng cao
năng lực Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng của nhà trường phải được trang bị đầy đủ các kỷ năng của
người quản lý, thường xuyên trau dồi, rèn luyện, vận dụng vào thực tế để thành
một phản xạ không điều kiện khi gặp tình huống, vấn đề cần xử lý.
Hiệu trưởng là người điều hành chung, quyết định mọi vấn đề của nhà trường,
do đó phải vận dụng nhuần nhuyễn các kỷ năng vào từng trường hợp cụ thể.
10


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

KẾT LUẬN
Quản lý giáo dục mầm non đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong trường
mầm non. Với trường mầm non tư thục, mầm non cơng lập, mầm non quốc tế,
thì lại có những cách quản lý trường mầm non khác nhau, tuy nhiên người quản

lý mầm non vẫn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng, đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay khi giáo dục mầm non ngày càng được coi trọng.
Kỷ năng quản lý ngồi bồi dưỡng thì cần phải rèn luyện trong thời gian
dài do đó cần sự kiên trì, chịu khó, tự học hỏi của từng cá nhân. Khi vận dụng
cần sự linh hoạt, nhạy bén, tránh cứng nhắc để đạt hiệu quả cao nhất, góp phần
thực hiện dân chủ hố trong trường học, tạo sự cơng bằng khi phân cơng nhiệm
vụ cho giáo viên, xây dựng mối đồn kết nội bộ trong nhà trường.
Mỗi trường mầm non khác nhau sẽ có các cách quản lý khác nhau.
Nhưng, dù là loại nào thì cũng phải cụ thể, thực tiễn và khả thi. Mục tiêu cuối
cùng là xây dựng nên ngôi trường sáng tạo, mang lại giá trị giáo dục và niềm vui
cho trẻ .

11


TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON ANH MỸ

Hình 1: Hoạt động ngoại khóa – Tham quan và thử làm quen với lớp 1

Hình 2: Tiết học mĩ thuật

Hình 3: Bé học tiếng Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO

12



TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ “KỶ NĂNG QUẢN LÝ”

1. Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non: />2. Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ giáo dục và đào
tạo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non
3. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập quốc tế (Đặng Hồng Phương – Đại học sư phạm
Hà Nội; Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 12/2017, tr 130-132)

13



×