Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác – lênin về hàng hóa và vấn để sản xuất hàng hóa hiện nay ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.68 KB, 36 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong
hình thái xã hội tư bản. Mác đã từng nói: “Trong những xã hội do phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối, thì của cải xã hội biểu hiện ra là “một đống
khổng lồ những hàng hóa chồng chất lại””.
Thứ hai, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong
đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
Thứ ba, nghiên cứu hàng hóa nghĩa là nghiên cứu giá trị - phân tích cái cơ
sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề hàng hóa và sản xuất hàng hóa khơng mới và đã được rất nhiều các
ngành khoa học từ trước đến nay quan tâm tìm hiểu.
Hơn nữa nó cũng được nói đến rất nhiều qua báo chí, sách vở, các phương
tiện thơng tin. Tuy là vấn đề không mới nhưng đây là vấn đề mang tính thời đại
và có ỹ nghĩa là lớn lao cho người lao động nói riêng và người tiêu dùng nói
chung. Ngồi ra nó cịn là nội dung có ý nghĩa quan trọng của chủ nghĩa Mác
Lênin, là vấn đề thực tiễn đòi hỏi phải được giải quyết đúng đắn và thận trọng.
Khi quyết định làm đề tài này bản thân tơi cũng muốn có một đóng góp nhỏ vào
lĩnh vực trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Thứ nhất, tìm hiểu về khái niệm hàng hóa, sản xuất và các thuộc tính của
hàng hóa để từ hiểu rõ về bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
1


Thứ hai, tìm hiểu quan điểm triết học Mác Lênin về hàng hóa để từ đó có
những hiểu biết sâu sắc thêm về hàng hóa và sản xuất hàng hóa.


Thứ ba, tìm hiều về vấn đề hàng hóa và sản xuất hàng hóa của Việt Nam để
phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay.
Với những lý do trên nên vấn đề “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về hàng hóa và vấn để sản xuất hàng hóa hiện nay ở Việt Nam” được chọn làm
đề tài để nghiên cứu vì tính quan trọng và cấp thiết của nó đối với thực tiễn phát
triển vững chắc nền kinh tế hiện nay ở nước ta.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được viết nhờ trên cơ sở pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin với
phương pháp logic lịch sử. Hệ thống hóa, phân tích tổng hợp và liên hệ thực tiễn.
5. Ý nghĩa của đề tài
Hàng hóa và sản xuất hàng hóa là hai yếu tố quan trọng và cần thiết đối với
con người dù là ở bất cứ một hình thái xã hội nào. Hàng hóa là để trao đổi, mua
bán, sản xuất hàng hóa ra cũng nhằm mục đích trao đổi và mua bán. Hàng hóa và
sản xuất hàng hóa có mối quan hệ khăng khít với nhau, chúng đều được làm ra để
cho con người.
6. Bố cục đề tài
Đề tài gồm có 2 chương :
Chương 1: Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về hàng hóa
Chương 2: Hàng hóa và sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay

2


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ HÀNG HĨA

1. Hàng hóa
1.1 Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa trước hết là những vật phẩm có ích do con người sản xuất ra, mà
nó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người và nó

được sản xuất ra là để bán, để trao đổi trên thị trường.
1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa
Đã là hàng hóa thì hàng hóa nào cũng có hai thuộc tính là giá trị sử dụng
và giá trị trao đổi, hoặc giá trị.
Bề ngoài trên thị trường, hàng hóa thể hiện ra, một mặt là giá trị sử dụng
và mặt khác là giá trị trao đổi.
Với tư cách là giá trị sử dụng, hàng hóa trước hết “là một vật nhờ thuộc
tính của nó mà thoả mãn được bất cứ loại nhu cầu nào của con người”, khơng kể
nhu cầu đó được thoả mãn một cách trục tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sinh hoạt
hay gián tiếp, nếu vật ấy là một tư liệu sản xuất, khơng kể những nhu cầu đó do
ảo tưởng mà có và chúng được thoả mãn như thế nào.
“ Là giá trị sử dụng, thì các hàng hố trước hết khác nhau về chất lượng”
Giá trị của than khác với sắt, của sắt khác với giấy về chất…và ngay như
mỗi một vật cũng có thể nhiều thuộc tính tự nhiên và do đó có nhiều giá trị sử
dụng khác nhau : than có thể dùng để đốt lị, cũng có thể dùng làm nguyên liệu
trong ngành luyện kim, trong ngành sản xuất phân đạm. Số giá trị sử dụng của
một vật được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật.
Về lượng, giá trị sử dụng được đo lường bằng các loại thước đo khác
nhau : đường sắt được đo bằng km, vải – m 2, nước – m3,….Sở dĩ có sự khác nhau
như vây, một phần là do bản chất khác nhau của các đối tượng cần đo lường và
một phần là do tập quán.
3


Mác viết “công dụng của một vật làm cho vật ấy thành một giá trị sử
dụng”. Bản thân công dụng ấy là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hố
quyết định. Thuộc tính tự nhiên của gạo là ni sống con người và chính thuộc
tính tự nhiên này đã quyết định thơng dụng của gạo. Chính nhờ có cơng dụng đó,
gạo trở thành một giá trị sử dụng. Cho nên giá trị sử dụng của gạo không thể tách
rời gạo. Bản thân vật thể gạo là một giá trị sử dụng. Nếu vật thể gạo mất đi, thì

cơng dụng của gạo để nuôi sống con người cũng không cịn nữa. Do đó giá trị sử
dụng của gạo cũng mất.
Nhưng nếu vật thể gạo không mất đi mà chỉ biến dạng thành ngun liệu
làm rượu cồn, thì cơng dụng của gạo cũng khơng mất đi, chỉ chuyển hố từ hình
thái để ni sống con người sang hình tháy để sát trùng chữa bệnh cho con
người.
Mác cũng chỉ rõ “ chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng thì giá trị sử
dụng mới được thể hiện”. Miếng thịt có bổ và ngon không chỉ được thể hiện ra
khi người ta ăn nó. Cái áo tốt và đẹp khơng chỉ được thể hiện khi người ta mặc
nó. Ngồi lĩnh vực tiêu dùng cho những nhu cầu cá nhân và sử dụng cho những
nhu cầu sản xuất của con người ra, giá trị sử dụng của các hàng hố dù có tồn tại,
đó cũng chỉ là những giá trị sử dụng tiềm ẩn mà thôi.
Giá trị sử dụng của mọi vật phẩm nói chung có tính chất vĩnh viễn, con
người ở bất kỳ thời đại nào, dù là cộng sản nguyên thuỷ, nô lệ, phong kiến, tử
bản, hay cộng sản văn minh đề cần đến các giá trị sử dụng khác nhau để thoả
mãn những nhu cầu muôn vẻ của minh. Do đó, Mác viết “ Vơ luận hình thái xã
hội của của cải là như thế nào chăng nữa thì giá trị sử dụng cũng vẫn là nội dung
vật chất của của cải đó”.
Giá trị sử dụng của một vật chỉ có thể trở thành hàng hố khi nó được làm
ra để trao đổi. Gạo do người nông dân làm ra đề tự tiêu dùng, đó khơng phải la
hàng hố. Ngay như người nông dân không tiêu dùng số gạo đó, mà đem nộp tơ
cho địa chủ, thì số gạo đó cũng khơng phải là hàng hố, đó chỉ là cống vật. Sở dĩ
như vây, vì trong cả hai trường hợp gạo của người nông dân làm ra đều không
4


phải để trao đổi. Gạo chỉ trở thành hàng hoá, khi người nông dân làm ra không
phải để tự tiêu dùng, mà để bán cho người khác.
Vậy là một vật nếu chỉ có giá trị sử dụng thì chưa đủ để trở thành hàng
hố, giá trị sử dụng đó phải được làm ra để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải

có giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi “trước hết biểu hiện ra là một quan hệ về số lượng, là một tỉ
lệ trao đổi lẫn nhau giữa những giá trị sử dụng thuộc loại khác nhau”. Chẳng hạn
1m vải có thể trao đổi với x kg gạo, y m lụa, z đơn vị hàng hoá khác …. Những
quan hệ tỉ lệ này luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm. Sự thay đổi này
làm cho người ta tưởng rằng dường như giá trị trao đổi là một cái gì đó tuỳ tiện,
ngẫu nhiên. Nhưng thực ra cái vẻ bề ngoài tuỳ tiện ngẫu nhiên ấy đã che dấu cái
tất yếu bên trong. Tại sao 1m vải = x kg gạo = y mét lụa z gr vàng và....?
Sự bằng nhau này có nghĩa là trong những vật khác nhau đó có một cái gì
chung khơng phải là gạo, là vải, là lụa, là vàng.....Nhưng lại là cái mà cả vải, gạo,
lụa, vàng....đều có thể quy về được. Các giá trị trao đổi khác nhau phải được quy
thành cái chung đó, và mỗi giá trị trao đổi đều đại biểu cho một lượng nhiều hay
ít của cái chung ấy.
Vậy cái chung ấy là cái gì ?
Phải chăng là giá trị sử dụng của hàng hóa, nghĩa là hai hàng hóa trao đổi
với nhau được, vì chúng có ích ngang nhau. Lập luận này khơng thể chấp nhận
được, vì khi người thợ dệt mang vải ra thị trường bán, anh ta không thể kể đến
giá trị sử dụng của vải, mà chỉ nghĩ đến 1m vải của anh ta sẽ đổi được bao nhiêu
gạo. Ngược lại, người nông dân mang gạo ra thị trường bán cũng vậy. Mác viết:
“Khi người ta trao đổi hàng hóa thì người ta khơng xét đến giá trị sử dụng của
hàng hóa, và chính việc khơng xét đến giá trị sử dụng là đặc trưng của mọi quan
hệ trao đổi”. Nếu giá trị sử dụng của hàng hóa được xét đến khi trao đổi thì chỉ vì
nó là điều kiện của trao đổi: không ai lại đổi vải lấy vải cùng loại, người ta chỉ

5


đổi một giá trị sử dụng này lấy một giá trị sử dụng khác khi chúng khác nhau về
chất.
Nếu không phải là giá trị sử dụng, thì hàng hóa chỉ cịn một tính chất mà

thơi, tính chất là sản phẩm cuả lao động. Và một khi không kể đến giá trị sử dụng
của lao động đó, có nghĩa nó khơng còn là vải, là gạo, là lụa, là vàng, hay là một
vật có ích nào nữa, nó cũng khơng cịn là sản phẩm lao động của người thợ dệt,
người nông dân, hay là bất cứ một lao động sản xuất nào nữa,thì chỉ cịn lại tính
chất chung của các thứ lao động đó – là sự chi phí sức lao động của con người.
Bóc cái vỏ giá trị sử dụng cũng như tính hữu ích của lao động ra, gạt bỏ cái
vẻ bề ngoài tùy tiện ngẫu nhiên của giá trị trao đổi, thì ta sẽ thấy tất cả các hàng
hóa đều giống nhau hồn tồn, đều có một thực thể xã hội như nhau, đều là
những vật kết tinh đồng nhất – là sức lao động của con người được tích lũy lại.
Mác chỉ rõ: “Vì là những kết tinh của cái thực thể xã hội chung, nên các vật ấy
đều được gọi là những giá trị”. Giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu
hiện của giá trị hàng hóa.
Vậy là sở dĩ 1m vải có thể đổi được x kg gạo, y mét lụa và z gr vàng....
chính là vì tất cả những thứ đó đếu có một cái chung là hao phí là hao phí lao
động của con người kết tinh trong đó và kết tinh với một lượng như nhau.
1.3 Lượng giá trị hàng hóa
Trong xã hội có hàng triệu người sản xuất hàng hóa. Lượng lao động của
mỗi người sử dụng vào việc sản xuất ra hàng hóa gọi là lao động cá biệt và thước
đo của nó là thời gian lao động cá biệt. Điều kiện sản xuất của những lao động cá
biệt này là hết sức khác nhau. Vậy phải chăng lao động cá biệt của người nào
càng lười biếng, vụng về, kém cỏi, phải dùng nhiều thời gian hơn để làm ra hàng
hóa, thì hàng hóa đó càng có nhiều giá trị? Lượng giá trị của mọi hàng hóa phải
do thời gian lao động xã hội tất yếu quyết định. Mác viết “Chỉ có số lượng lao
động, hay thời gian lao động tất yếu, trong một xã hội nhất định để sản xuất một
vật phẩm, mới là cái quyết định số lượng giá trị”.
6


Thời gian lao động tất yếu là gì?
Mác cho rằng, đó là “thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiến hành

với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ trung bình, trong những
điều kiện bình thường so với hồn cảnh xã hội nhất định”. Nhưng trong một xã
hội có hàng triệu người sản xuất hàng hóa hết sưc khác biệt nhau, thì làm thế nào
để xác định được thời gian lao động tất yếu ?
Nếu khơng kể đến quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các nước khác nhau, thì
thời gian lao động xã hội tát yếu để làm ra một hàng hóa phải được xác định trên
cơ sở xem xét hai mối quan hệ sau đây: quan hệ giữa các loại hàng hóa khác nhau
và quan hệ giữa những hàng hóa cùng một loại. Bây giờ chúng ta xem xét cụ thể
hai mối quan hệ này đã tác động như thế nào đến sự hình thành ra giá trị của
hàng hóa.
Quan hệ giữa các loại hàng hóa khác nhau:
Giả định rằng trong xã hội chỉ có ba ngành sản xuất hàng hóa: vải, gạo,
giấy; thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra vải, gạo, giấy đủ cung cấp cho
xã hội là 100 đơn vị, và được phân phối cho ba ngành theo tỷ lệ: vải:20, gạo:70,
giấy:10; số lượng sản phẩm làm ra đủ cung cấp cho xã hội là 100 đơn vị, trong đó
vải:20, gạo:70, giấy:10; giá trị mỗi đơn vị sản phẩm của cả ba ngành trên đều là
một. Ta có bảng sau:

ếu

Loại hàng hóa

Thời gian lao động

Sản phẩm

Giá trị

Vải


20

20

1

Gạo

70

70

1

Giấy

10

10

1

N
do

mất mùa, mặc dù người ta vẫn tiêu phí 70 đơn vị thời gian lao động vào việc làm

7



ra gạo, nhưng chỉ thu được 50 đơn vị sản phẩm, thì giá trị của một đơn vị sản
phẩm sẽ thay đổi như sau:

Loại hàng hóa

Thời gian lao động

Sản phẩm

Giá trị

Vải

20

20

1

Gạo

70

50

1,4

Giấy

10


10

1

Vậy là do mất mùa, giá trị của gạo đã tăng từ 1 lên 1,4 trong khi giá trị của
vải và giấy vẫn như cũ. Nếu được mùa thì giá trị của gạo sẽ giảm xuống.
Nếu những người dệt vải và làm giấy vì một lẽ nào đó. Có thể thấy ngành
sản xuất gạo dễ kiếm ăn hơn, đã chuyển sang làm ruộng, tình hình sẽ như sau:
Loại hàng hóa

Thời gian lao động

Sản phẩm

Giá trị

Vải

15

80

20/15 = 1,33

Gạo

80

80


70/80 = 0,87

Giấy

5

5

10/5 = 2

Trong ngành dệt vải, thời gian lao động giảm xuống còn 15, thấp hơn thời
gian lao động xã hội tất yếu quy cho nó là 5, sản phẩm là ra cịn xuống là 15, thấp
hơn nhu cầu 5, do đó thời gian lao động tất yếu làm ra 1 đơn vị vải đã tăng tự 1
lên 1,33.
Trong ngành sản xuất gạo, thời gian lao động là 80, tăng 10 so với thời
gian lao động xã hội tất yếu quy cho nó, gạo làm gia tăng vượt nhu cầu 10, nên
thời gian lao động xã hội tất yếu làm ra một đơn vị gạo đã giảm từ 1 xuống 0,87.
8


Trong ngành làm giấy thời gian lao động là 5, thấp hơn thời gian lao động
xã hội tất yếu quy cho nó 5, giấy làm ra thấp hơn nhu cầu xã hội 5, do đó thời
gian lao động xã hội tất yếu làm ra 1 đơn vị giấy đã tăng từ 1 lên 2.
Từ hai trường hợp nêu trên, ta thấy rằng giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa
biến đổi theo hai xu hướng; thứ nhất là: - nếu thời gian lao động của một ngành
bằng thời gian lao động xã hội tất yếu quy cho nó, thì giá trị của mỗi đơn vị hàng
hóa tăng, giảm tùy theo số lượng sản phẩm làm ra ít hay nhiều, thứ 2 là: - nếu
thời gian lao động của một ngành sản xuất nhất định tăng hay giảm so với thời
gian lao động xã hội tất yếu quy định cho nó, do đó số sản phẩm làm ra cũng tăng

hay giảm so với nhu cầu xã hội, thì giá trị của mỗi hàng hóa sẽ biến đổi theo
chiều hướng ngược lại.
Quan hệ giữa các hàng hóa trong cùng một loại:
Khi xét quan hệ giữa các loại hàng hóa khác nhau, chúng ta đã tính giá
trị của mỗi đơn vị hàng hóa là tổng số thời gian lao động xã hội tất yếu của cả
một loại hàng hóa chia cho số đơn vị hàng hóa của loại đó. Nhưng trên thực tế
khơng thể làm như thế được. Vậy trong cùng một loại hàng hóa thời gian lao
động xã hội tất yếu của mỗi hàng hóa được quy định như thế nào?
Giả định rằng trong ngành dệt vải có ba nhóm người dệt vải: Nhóm A
sản xuất 1m vải mất 1 giờ và cung cấp cho thị trường 20% số vải, nhóm B sản
xuất 1m vải mất 2 giờ cung cấp cho thị trường 70% số vải, nhóm C sản xuất 1m
vải mất 3 giờ và cung cấp cho thị trường 10% số vải. Trong trường hợp này,
nhóm B quyết định hao phí lao động xã hội tất yếu làm ra 1m vải. Ai tung ra thị
trường đại đa số vải thì người đó quyết định thời gian lao động xã hội tất yếu làm
ra 1m vải.
Ở Anh, khi máy dệt chạy bằng hơi nước cung cấp đại đa số vải ra thị
trường, thì thời gian lao động xã hội tất yếu khoảng 1m vải khơng cịn do những
người thợ thủ cơng quyết định nữa. Mặc dù những thợ dệt thủ công vẫn tiêu phí

9


một số thời gian lao động để làm ra 1m vải như trước kia, nhưng buộc anh ta phải
bán nó trên thị trường với giá thấp hơn nhiều.
Thời gian lao động xã hội tất yếu không những tăng, giảm tùy theo mối
quan hệ giữa các loại hàng hoá khác nhau, giữa những hàng hóa trong cùng một
loại,mà cịn tăng giảm tùy theo sự thay đổi của năng suất lao động.
Năng suất lao động tăng lên nghĩa là trong cùng một thời gian làm ra được
nhiều sản phẩm hơn hay làm ra một sản phẩm với hao phí lao động ít hơn, do đó
giá trị hàng hóa giảm đi. “Nói chung, sức sản xuất của lao động càng lớn thì thời

gian lao động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng ngắn; và khối lượng
lao động kết tinh trong vật phẩm đó càng nhỏ, thì giá trị của vật phẩm sẽ càng
ngắn; và khối lượng lao động kết tinh trong vật phẩm đó càng nhỏ, thì giá trị của
vật phẩm đó càng ít. Ngược lại, sức sản xuất của lao động càng ít thì thời gian lao
động tất yếu để sản xuất ra một sản phẩm sẽ càng dài, và giá trị của nó cũng càng
lớn. Như vậy là số lượng của giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận
với số lượng của lao động thể hiện hàng hố đó, và thay đổi theo tỷ lệ nghịch với
sức sản xuất của lao động đó”.
Vậy đến đây chúng ta có được một định nghĩa chính xác:
“Hàng hóa là giá trị sử dụng hay đối tượng sử dụng, và là giá trị” và đồng
thời chúng ta đã thấy rõ thực tế của giá trị: Đó là lao động và thước đo số lượng
của nó: Là thời gian lao động xã hội tất yếu.
Tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị ?
Phải chăng lao động xét về bất kỳ mặt nào: về mặt làm ra vải, gạo..... hay
về mặt chi phí sức lao động của con người, cũng đều là thực tế của giá trị. Những
nhà kinh tế trước Mác đã không đặt ra được câu hỏi này, vì họ khơng thấy tính
chất hai mặt của lao động. Mác là người đầu tiên đã nêu rõ tính chất hai mặt của
lao động, lao động cụ thể và lao động trừu tượng, gắn liền với hai thuộc tính của
hàng hóa.
1.3.1 Lao động cụ thể
10


Lao động cụ thể là lao động có ích tiêu hao dưới một hình thức cụ thể, sử
dụng một loại công cụ nhất định, tác động đến một đối tượng nhất định, bằng
những phương pháp riêng biệt, nhằm làm ra một loại sản phẩm nhất định. Mỗi
một lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, cơng cụ lao động, đối tượng lao
động và kết quả lao động riêng. Chính những cái riêng đó phân biệt các loại lao
động cụ thể khác nhau.
Chẳng hạn, lao động của người thợ may và lao động của người thợ mộc là

hai loại lao động cụ thể khác nhau. Lao động của người thợ may có mục đích là
làm ra quần áo chứ khơng phải là bàn ghế; cũn phương pháp là may chứ khơng
phải là bào, cưa; cịn nghề thợ may thì có công cụ lao động là kim, chỉ, máy may
chứ không phải là cái cưa, cái bào...; và lao động của người thợ may thỡ tạo ra
quần ỏo để mặc, cũn lao động của người thợ mộc thỡ tạo ra ghế để ngồi...
Chính những lao động cụ thể khác nhau ấy tạo ra các giá trị sử dụng khác
nhau về chất. C.Mac đã từng nói “Tương ứng với tồn bộ những giá trị sử dụng
đủ các thứ khác nhau, thì tồn bộ những lao động có ích cũng khác nhau, chia
thành ngành, thành loại. thành thứ khác nhau, - một sự phân cơng xã hội”. Vì vậy,
sự phân cơng lao động này đã tạp điều kiện cho mọi nền sản xuất hàng hóa, tuy
rằng ngược lại thì sản xuất hàng hóa không phải là điều kiện cần thiết cho sự
phân công lao động xã hội. Trong xó hội cú nhiều loại hàng húa với những giỏ trị
sử dụng khỏc nhau là do cú nhiều loại lao động cụ thể khác nhau. Nếu phân cơng
lao động xó hội càng phỏt triển thỡ càng cú nhiều giỏ trị sử dụng khỏc nhau để
đáp ứng nhu cầu của xó hội.
Lao động cụ thể, trong bất cứ xã hội nào đi nữa cũng đều là điều kiện
không thể thiếu được cuả con người, là một sự tất yếu vĩnh viễn, là cái môi giới
cho sự lưu thông vật chất giữa tự nhiên và con người.
Lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất của giá trị sử dụng do
nó sản xuất ra. Giá trị sử dụng của các vật thể hàng hóa bao giờ cũng do hai nhân
tố hợp thành: vật chất và lao động. Lao động cụ thể của con người chỉ thay đổi
11


hình thức tồn tại của các vật chất, làm cho nó thích hợp với nhu cầu của mình mà
thơi.
1.3.2 Lao động trừu tượng
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đó gạt bỏ
những hỡnh thức cụ thể của nú, hay núi cỏch khỏc, đó chính là sự tiêu hao sức
lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói

chung.
Chính lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của
hàng hóa. Như vậy, có thể nói, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của
người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Đó cũng chính là mặt chất của giá trị hàng húa. Nếu khơng kể đến tính chất
có ích của hoạt động sản xuất, thì bất cứ hoạt động sản xuất nào thì cũng đều là
mọi sự tiêu phí sức lực con người, sự tiêu phí của bộ óc, thần kinh, bắp thịt và
khối óc con người. Dù lao động của người nông dân trên đồng ruộng khác với
người lao động của người thợ may ở trong nhà, của người thợ mỏ ở hầm lị...
nhưng tất cả đều có thể quy về một thứ lao động đồng nhất sự tiêu phí sức lực
con người. Sự quy đổi này diễn ra hàng ngày trong qúa trình sản xuất xã hội. Vậy
là nếu lao động cụ thể khác nhau về chất, thì ngược lại lao động trừu tượng lại
đồng nhất với nhau về chất.
Trong mọi chế độ xã hội bất kỳ q trình lao động nào cũng địi hỏi phải
có sự tiêu phí sức lao động của con người xét về mặt sinh lý. Nhưng sự tiêu phí
đó chỉ tạo thành cơ sở vật chất của lao động trừu tượng. Bản thân nó khơng phait
là lao động trừu tượng. Xã hội nào cũng phải tính tốn hao phí sức lao động làm
ra sản phẩm. Người nông dân làm ra gạo để tự tiêu dùng có thể tính ngay được sự
hao phí sức lực của anh ta để làm ra 1kg gạo. Tên chủ nơ tính ngay ra được số nơ
lệ cần thiết để phục dịch cho các nhu cầu của hắn. Nhưng những người sản xuất
hàng háo lại khơng thể tính ngay được hao phí lao động xã hội tất yếu làm ra một
hàng hóa. Họ phải đi con đường vịng gián tiếp qua trao đổi, so sánh các hàng
hóa với nhau, mói có thể thấy được giá trị của hàng hóa biểu hiện bằng tiền tệ
12


dưới hình thái giá cả. Chỉ trong những điều kiện đó, sự hao phí sức lực mới là lao
động trừu tượng.
Nếu lao động cụ thể chỉ là một trong hai nhân tố tạo thành giá trị sử dụng,
thì lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Giá trị của

mọi hàng hóa chỉ là sự kết tinh của lao động trừu tượng.
1.3.3 Lao động tư nhân và lao động xã hội
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư
nhân và tính chất xó hội của lao động của người sản xuất hàng hóa.
Như trên đó chỉ ra, mỗi người sản xuất hàng hoá sản xuất cái gỡ, sản xuất như
thế nào là việc riêng của họ. Vỡ vậy, lao động đó mang tính chất tư nhân, và lao
động cụ thể của họ là biểu hiện của lao động tư nhân.
Đồng thời, lao động của người sản xuất hàng hóa là lao động xó hội vỡ nú là
một bộ phận của tồn bộ lao động xó hội trong hệ thống phõn cụng lao động xó
hội. Phõn cụng lao động xó hội tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người
sản xuất hàng hóa.
Họ làm việc cho nhau, thơng qua trao đổi hàng hóa. Việc trao đổi hàng hóa
khơng thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy lao động cụ thể về lao động
chung đồng nhất - lao động trừu tượng. Do đó, lao động trừu tượng là biểu hiện
của lao động xó hội.
Lao động tư nhân thể hiện ở chỗ: do có quyền tư hữu đối với tư liệu sản
xuất, người sản xuất hàng hóa có quyền quyết định sản xuất cái gì, bao nhiêu, ở
đâu và thời hạn nào... Bản thân lao động tư nhân phải là lao động có ích, phải
thỏa mãn được những nhu cầu xã hội và là những bộ phận khăng khít của lao
động chung, của hệ thống phân công tự phát của xã hội. Mặt khác, lao động tư
nhân cũng là sự tiêu phí sức lực của con người, cũng là lao động của con người
nói chung. Trước khi bán hàng hóa, tính chất xã hội hai mặt này của lao động tư
nhân chỉ phản ánh vào đầu óc những người sản xuất do sự trao đổi sản phẩm quy
định, và chỉ có tính chất tiềm thế.

13


Chỉ đến khi sản phẩm của các lao động tư nhân được bán trên thị trường,
nghĩa là được xã hội thừa nhận, thì tính chất xã hội hai mặt nói trên của lao động

mới được biểu hiện ra đầy đủ: nói một cách khác, các lao động tư nhân mới thực
tế thể hiện thành những lao động xã hội. Tính chất xã hội của các bộ phận xã hội
cấu thành những hệ thống phân công lao động xã hội là sự hao phí lao động xã
hội nói chung.
Lao động tư nhân và lao động xã hội không phải là hai lao động khác nhau,
mà chỉ là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất.
Mâu thuẫn giữa hai mặt: lao động tư nhân và lao động xã hội, là mâu thuẫn
cơ bản của sản xuất hàng hóa nói chung. Mâu thẫn này biểu hiện ra là: giữa cung
và cầu về hàng hóa, giữa hao phí lao động tư nhân và hao phí lao động xã hội là
làm ra hàng hóa có thể khơng ăn khớp vói nhau dẫn đến tình trạng sản xuất bị
đình đốn. Mâu thuẫn này là mầm mống, là cơ sở của mâu thuẫn cơ bản của nền
sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Giữa lao động tư nhân và lao động xó hội cú mõu thuẫn với nhau. Mõu
thuẫn đó được biểu hiện cụ thể trong hai trường hợp sau:
- Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể khơng ăn
khớp với nhu cầu của xó hội (hoặc khụng đủ cung cấp cho xó hội hoặc vượt quá
nhu cầu của xó hội...). Khi sản xuất vượt quá nhu cầu của xó hội, sẽ cú một số
hàng húa khụng bỏn được, tức không thực hiện được giá trị.
- Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa cao hơn so với mức
tiêu hao mà xó hội cú thể chấp nhận, khi đó hàng hóa cũng khơng bán được hoặc
bán được nhưng không thu hồi đủ chi phí lao động bỏ ra.
Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xó hội là mầm mống của mọi
mõu thuẫn trong nền sản xuất hàng hoỏ. Chớnh vỡ những mõu thuẫn đó mà sản
xuất hàng hố vừa vận động phát triển, vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng
1.3.4 Lao động giản đơn và lao động phức tạp

14


Khi nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, ta thấy

cịn có vấn đề là: phải chăng trong một đơn vị thời gian lao động, bất cứ ai làm
nghề gì, chữa đồng hồ hay rửa bát, đều tạo ra lượng giá trị như nhau?
Thực tế không phải như vậy. Trong một giờ lao động, người thợ chữa đồng
hồ tạo ra nhiều giá trị hơn người rửa bát. Vì sao? Vì lao động của người rửa bát là
lao động giản đơn, lao động phổ thơng. Có nghĩa là bất kỳ một ngươi bình
thường nào, khơng phải trải qua đào tạo, khơng cần có sự phát triển đặc biệt,
cũng có thể làm được. Cịn lao động của người thợ chữa đồng hồ là lao động
phức tạp đồi hỏi phải có sự đào tạo, phải có thời gian luyện tay nghề. Giá trị sản
phẩm của lao động phức tạp được tính tốn bằng cách quy thành lao động giản
đơn. Vì “ Lao động phức tạp… chỉ la bội số của lao động giản đơn, hay nói cho
đúng hơn, là lao động phổ thông nhân bội lên…”. Kinh nghiệm chứng tỏ rằng
ln ln có sự đổi ra như vậy. Ngay khi một hàng hóa là sản phẩm của lao động
phức tạp nhất, thì giá trị của nó vẫn phải quy thành giá trị sản phẩm của lao động
giản đơn theo một tỷ lệ nào đó. Những tỷ lệ đó tự xác lập trong xã hội, bất chấp
những người sản xuất.
Sự phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là một
cống hiến kiệt xuất của Mác tự coi là “ cái ưu tú nhất” cảu cả bộ tư bản của mình.
Phát hiện này tạo ra cơ sở vững chắc cho toàn bộ học thuyết giá trị của Mác và
cho việc lý giải tất cả các quan hệ sản xuất chủ yếu của phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bỡnh thường
nào khơng cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Lao động phức
tạp là lao động đũi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chun mơn
lành nghề nhất định mới có thể tiến hành được. Ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa:
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động
giản đơn. Khi sử dụng lao động phức tạp sẽ làm cho số lượng sản phẩm được sản
xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, dẫn đến hao phí lao động trên một
đơn vị sản phẩm giảm xuống. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Các
15



Mác viết "Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa,
hay nói đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên 1". Rỳt ra lời khuyờn: phải
nâng cao năng lực, trỡnh độ công nhân để nâng cao hiệu quả kinh tế. (Một người
hay lo bằng một kho người hay làm).
Trong quỏ trỡnh trao đổi hàng hóa, mọi lao động phức tạp đều được quy thành
lao động giản đơn trung bỡnh, và điều đó được thực hiện một cách tựphát sau
lưng những hoạt động sản xuất hàng hóa, hỡnh thành những tỷ lệ nhất định thể
hiện trên thị trường.
Ví dụ: quy giờ lao động chuẩn cho giỏo viờn: 1 tiết dạy ngoại ngữ = 0,85
tiết chuẩn; 1 tiết dạy kinh tế chớnh trị = 1 tiết chuẩn; 1 tiết thực hành kỹ thuật =
0,5 tiết chuẩn.

2. Sản xuất hàng hóa và điều kiện ra đời, tồn tại của sản xuất hàng hóa
2.1. Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra những vật phẩm để trao đổi thông qua thị
trường trước khi đi vào lĩnh vực tiờu dựng. Ra đời từ hai tiền đề: phân cơng lao
động xó hội và sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Tuy tồn tại từ rất lâu trong lịch
sử, từ khi xó hội cụng xó nguyờn thuỷ tan ró, nhưng chỉ đến khi xuất hiện quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi sức lao động trở thành hàng hoá thỡ sản xuất
hàng hóa mới trở thành phương thức thống trị trong xó hội.
2.1.2 Điều kiện ra đời và tồn tại của hàng hóa
Sản xuất hàng hố ra đời và tồn tại dựa trên hai điều kiện
Thứ nhất: Cú sự phân công lao động xó hội :
Phõn cụng lao động xó hội là sự chuyờn mụn hoỏ sản xuất, phõn chia lao
động xó hội thành cỏc ngành, cỏc lĩnh vực sản xuất khỏc nhau.

16



Phân cơng lao động xó hội làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất
yếu: bởi vỡ mỗi ngành mỗi người chỉ sản xuất một vài thứ, trong khi đó nhu cầu
cuộc sống lại đũi hỏi cú nhiều loại khỏc nhau. Vỡ vậy họ cần trao đổi với nhau
Như vậy: phân công lao động là tiền đề là cơ sở của sản xuất hàng hoá. Nhưng
để sản xuất hàng hố ra đời chỉ có phân cơng lao động xó hội thụi thỡ chưa đủ
mà cần phải có điều kiện nữa (điều kiện đủ) cần có điều kiện thứ hai:
Thứ hai: Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
có nghĩa là những người sản xuất trở thành chủ thể sản xuất, độc lập nhất định
sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Vỡ vậy, người này muốn tiêu dùng
sản phẩm lao động của người khác phải thông qua trao đổi mua bán hàng hoá.
Sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định. Vỡ chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất làm cho tư liệu sản xuất thuộc sở hữu cá nhân, sản
phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ. Vậy người này muốn tiêu dùng sản
phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi mua bán hàng húa.
Trong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này cũn do cỏc
hỡnh thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời quyền sở hữu và
quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.
Vậy điều kiện thứ hai cùng có thể hiểu là: Có chế độ tư hữu và sở hữu
khác nhau về tư liệu sản xuất.
Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai
điều kiện đó thỡ sản xuất hàng hoỏ khụng thể ra đời và cũng không thể tồn tại.
2. 2 Đặc trưng và những ưu thế của sản xuất hàng hóa
2.2.1 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi, mua-bán. Trong lịch sử loài
người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản
xuất hàng hoá. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm
được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản
xuất như sản xuất của người nơng dân trong thời kỡ cụng xó nguyờn thuỷ, sản
17



xuất của những nụng dõn gia trưởng dưới chế độ phong kiến v.v. Ngược lại, sản
xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán
chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản
xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc
trao đổi, mua-bỏn.
Lao động của người sản xuất hàng hố vừa mang tính tư nhân, vừa mang
tính xó hội. Lao động của người sản xuất hàng hố mang tính chất xó hội vỡ sản
phẩm làm ra để cho xó hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xó hội. Nhưng
tồn tại chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thỡ lao động của người sản xuất hàng
hố đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vỡ việc sản xuất cỏi gỡ, như thế nào là
cơng việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể
phù hợp hoặc khơng phù hợp với tính chất xó hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản
của sản xuất hàng hố. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xó hội là cơ
sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hoá.
2.2.2 Những ưu thế của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân cơng lao động xó
hội, chuyờn mụn húa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự
nhiờn, xó hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng,
từng địa phương. Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng húa lại có tác động
trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân cơng lao động xó hội, làm cho chuyờn
mụn húa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày
càng trở nên mở rộng, sâu sắc. Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trỡ
trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xó hội
tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xó hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản xuất
và trao đổi hàng húa mở rộng giữa cỏc quốc gia, thỡ nú cũn khai thỏc được lợi
thế của các quốc gia với nhau.
Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng húa, quy mụ sản xuất khụng cũn bị giới
hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đỡnh, mỗi
cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu

18


và nguồn lực của xó hội. Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng
những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của
sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung - cầu, cạnh tranh... buộc
người sản xuất hàng hóa phải ln ln năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải
tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế, cải tiến hỡnh thức, quy cỏch và chủng loại hàng húa, làm cho chi phớ sản
xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.
Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở
rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước... không
chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng
cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt
trái của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm
ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại mơi trường sinh thái, xó hội,
2.3 Quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá là quan hệ trao đổi
hàng hoá
Những người sản xuất hàng hoá chỉ có thể quan hệvới nhau thơng qua trao
đổi, nghĩa là khi nào họ đặt ra sản phẩm lao động của họ quan hệ với nhau như
những hàng hoá, quan hệ giữa người ta với nhau chỉ có thể biểu hiện ra thơng qua
quan hệ giũa các vật thể hàng hố ấy.
Trong quan hệ trao đổi đó, tất cả các hàng hoá đối với những người sở hữu
hàng hoá chỉ là gía trị, và ngược lại đối với những người mua hàng hoá, chúng
chỉ là giá trị sử dụng. Hàng hoá phải biểu hiện ra giá trị trước khi có thể được
thực hiện thành giá trị sử dụng. Nhưng giá trị sử dụng của hàng hoá phải được
người ta nhận thấy trước khi hàng hố có thể được thực hiện thành giá trị, vì lao
động tiêu phí để sản xuất ra hàng hố chỉ được kể đến chừng nào nó được tiêu

phí dưới hình thức có ích cho kẻ khác.
19


Quan hệ trao đổi vừa là một hành vi cá nhân, vì mỗi người sở hữu hàng
hố chỉ muốn trao đổi hàng hố của mình lấy một hàng hố khác có giá trị sử
dụng thảo mãn được nhu cầu của mình. Nhưng đồng thời quan hệ trao đổi lại là
một hành vi xã hội chung. Bất kỳ người sở hữu hàng hố nào cũng muốn đổi
hàng hố của mình lấy một hàng hố khác hợp với sở thích của mình và có cùng
giá trị, mà khơng cân biết hàng của mình có ích gì cho người khác khơng. Nhưng
hai hàng hố đưng bên canh tranh, khơng thể biết giá trị của nhau. Những người
sở hữu hàng hố chỉ có thể so sánh giá trị hàng hoá của họ bằng cách so sánh
chúng với một hàng hoá thứ ba đứng làm vật ngang giá chung. Vật ngang giá
chung này là kết quả của một hành vi xã hội, nghĩa là do tập quán xã hội hàng
hoá đã tách một hàng hoá ra làm vật ngang giá chung- tiền tệ. Vậy là chính sự
phát triển của các quan hệ trao đổi hàng hoá đã dẫn đến sự xuất hiện của tiền tệ.
Sự trao đổi hàng hoá bắt đầu xuất hiện khi các cộng đồng nguyên thủy tiếp
xúc với các cộng đồng khác hay với các thành viên của các cộng đồng khác.
“Một khi những vật trở thành hàng hóa trong đời sống chung với bên ngồi thì
cũng sẽ do ảnh hưởng ngược lại mà trở thành hàng hóa trong đời sống chung
trong nội bộ”. Lúc đầu tỉ lệ trao đổi hàng hóa có tính chất thuần túy ngẫu nhiên.
Dần dần do nhu cầu hàng hóa từ bên ngồi nhập vào càng tăng thêm nên tỷ lệ
trao đổi càng tự xác lập một cách vững vàng. Do diễn ra thường xuyên nên trao
đổi trở thành một cơng việc xã hội có tính quy tắc, dần dần, một bộ phận sản
phẩm được cố ý sản xuất ra để trao đổi. Từ đó hàng hóa với sự dung hợp của hai
mặt đối lập giá trị sử dụng và giá trị đã thực sự xuất hiện. Tỷ lệ quy định cho các
quan hệ trao đổi bắt đầu bị chính ngay việc sản xuất ra các vật đó quy định. Quan
hệ trao đổi phát triển dần dần phá vỡ những quan hệ thuần túy địa phương và
ngày càng có tính chất tồn quốc và quốc tế.
2.4 Mục đích của sản xuất hàng hóa gắn liền với giá trị sử dụng và giá trị

Hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị, nên sản xuất hàng hóa khơng thể
tách nổi hai thuộc tính này.
20


Đối với người sản xuất nhỏ, anh ta làm ra hàng hóa chỉ cốt để đổi lấy hàng
hóa khác thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của anh ta, do đó mục đích nghĩa là
anh ta khơng quan tâm gì đến giá trị, nhưng sự quan tâm đến giá trị đó cũng chỉ
cốt để làm sao có thể đổi được nhiều giá trị sử dụng hơn.
Ngược lại sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa lại khơng nhằm vào giá trị
sử dụng của hàng hóa. Nhà tư bản làm ra hàng hóa khơng phải chỉ để đổi lấy
hàng hóa khác để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của nó, mà là để bán đi và thu về
nhiều hơn một lượng giá trị mà nó đã ứng ra. Tất nhiên để có được nhiều giá trị
nó phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng đó khơng phải là mục
đích thầm kín của nó.

2.5 Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa
2.5.1 Nội dung và yờu cầu của quy luật giỏ trị.
Quy luật giỏ trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoỏ.
Vỡ nú quy định bản chất của sản xuất hàng hoá, là cơ sở của tất cả cỏc quy luật
khỏc của sản xuất hàng hoỏ
Nội dung của quy luật giá trị: Sản xuất và trao đổi hàng hố phải dựa trên cơ
sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xó hội cần thiết:
- Trong sản xuất, quy luật giỏ trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao
phí sức lao động cá biệt của mỡnh phải phự hợp với mức hao phớ sức lao động
xó hội cần thiết, cú như vậy họ mới có thể tồn tại được.
- Trong trao đổi, hay lưu thông phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai
hàng hoá trao đổi được với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau,
hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thể hiện cả trong trường hợp giá cả

bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giỏ trị.
21


2.5.2 Đặc trưng của quy luật giá trị
Một là, thực thể của thời gian lao động xã hội tất yếu là lao động trừu
tượng của con người kết tinh trong hàng hóa.
Hai là, lượng thời gian lao động xã hội tất yếu được quy định một cách tự
phát trong mối tương quan giữa các hàng hóa của cùng một loại, cũng như giữa
các loại hàng hóa khác trên thị trường.
Ba là, thời gian lao động xã hội tất yếu không thể trực tiếp biểu hiện ra bên
ngồi, mà nói chung phải biểu hiện bằng tiện tệ, dưới hình thái giá cả, mà chính
thơng qua sự thay đổi giá cả mà quy luật giá trị phat huy tác dụng.
Bốn là, tác động điều tiết q trình sản xuất, kích thích cải tiến khoa học –
kỹ thuật, và phân hóa giai cấp của quy luật giá trị.

2.5.3 Tác động của quy luật giá trị vào nền sản xuất hàng hóa
Trong nền sản xuất hàng hố, quy luật giá trị có ba tác động sau:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá được thể hiện trong hai trường
hợp sau:
Thứ nhất: Nếu như một mặt hàng nào đó có giả cả cao hơn giá trị, hàng
hố bán chạy và lói cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu
tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng
hố khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất
và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ
vốn. Tỡnh hỡnh đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này
hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao
động ở ngành này giảm đi ở ngành khác lại có thể tăng lên.
22



Cũn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thỡ người sản xuất có thể
tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
Như vậy, quy luật giá trị đó tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản
xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xó
hội.
Tác động điều tiết lưu thơng hàng hố của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó
thu hút hàng hố từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần
làm cho hàng hố giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động,
hạ giá thành sản phẩm:
Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có
mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thỡ cỏc hàng hoỏ
đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xó hội cần thiết. Vỡ vậy người
sản xuất hàng hoá nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao
động xó hội cần thiết, thỡ sẽ thu được nhiều lói và càng thấp hơn càng lói. Điều
đó kích thích những người sản xuất hàng hố cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản
xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao
động, hạ chi phí sản xuất.
Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho cỏc quỏ trỡnh này diễn ra mạnh mẽ
hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thỡ cuối cựng sẽ dẫn đến toàn bộ
năng suất lao động xó hội khụng ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xó hội khụng
ngừng giảm xuống.
- Phân hố những người sản xuất hàng hoỏ thành giàu, nghốo:
Những người sản xuất hàng hố nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp
hơn mức hao phí lao động xó hội cần thiết sẽ thu được nhiều lói, giàu lờn, cú thể
mua sắm thờm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí th lao
động trở thành ơng chủ.
23



Ngược lại, những người sản xuất hàng hố nào đó có mức hao phí lao động
cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xó hội cần thiết, khi bỏn hàng hoỏ sẽ rơi
vào tỡnh trạng thua lỗ, nghốo đi thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm
thuờ.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu
cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước
cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó,
đặc biệt trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xó hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay.

CHƯƠNG II
VẤN ĐỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xó hội ở nước ta, Đảng và Nhà
nước ta đó cú nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nền kinh tế quốc dân.
Trong đó việc phát triển nền kinh tế hàng hố là nhiệm vụ cơ bản nhất. Nước ta là
một nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự
cấp. Ở một số vựng nỳi cũn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên. Lại trải qua
nhiều năm chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi một cỏch
vững chắc, hàng hoỏ sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của
người dân. Hơn thế nữa kinh tế hàng hố ở nước ta lại có một thời gian dài hoạt
động theo cơ chế của nền kinh tế tập trung chỉ huy. Do vậy việc xây dựng một
quan hệ sản xuất mới tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhằm thúc
đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển là một việc làm tối quan trọng của Đảng và
Nhà nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xó hội.
24



Nhận thức mới về chủ nghĩa xó hội đó cho ta kết luận rằng: Nền kinh tế
quỏ độ lên chủ nghĩa xó hội là nền kinh tế hàng hoỏ, thị trường.
Nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xó hội, mà xõy dựng chủ nghĩa
xó hội xột về mặt kinh tế cũng phải xõy dựng nền sản xuất lớn của xó hội chủ
nghĩa. Mà xõy dựng nền sản xuất lớn xó hội chủ nghĩa thỡ khụng thể khụng phỏt
triển nền kinh tế hàng hoỏ.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta cũng thể hiện quyết
tâm phải chuyển nền kinh tế cũn nhiều tớnh chất tự cung, tự cấp sang nền kinh tế
hàng hoỏ nhiều thành phần, sản xuất phải gắn liền với thị trường.
Xuất phỏt từ sự nhận thức rừ về tầm quan trọng của việc phỏt triển kinh tế
hàng hoỏ ở Việt Nam đó khiến em chọn đề tài: “Nền sản xuất hàng hoá ở Việt
Nam sự ra đời, thực trạng và phương hướng phát triển”.

2.1 Thực trạng hàng hóa và sản xuất hàng hóa ở Việt Nam.
2.1.1 Sản xuất hàng hóa trong cơng nghiệp
Khai thác Than - Khống sản (2010): tháng 1 được triển khai rất tích cực,
nhất là cơng tác thăm dũ gia tăng trữ lượng than: khối lượng bóc đất đá ước đạt
trên 19,4 triệu m3, tăng 59,0% so với cùng kỳ; mét đào lũ mới 28,8 nghỡn một,
tăng gần 1,4 lần so với cùng kỳ. Sản lượng than sạch khai thác ước đạt 3,52 triệu
tấn, tăng 36,5% so với cùng kỳ, trong đó, Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng
sản Việt Nam tăng 45,0% so với cùng kỳ năm 2009.
Tiờu thụ trong nước của Tập đồn Cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt
Nam cho các hộ lớn trên 1,8 triệu tấn, tăng 74,0% so với cùng kỳ, trong đó: cung
cấp cho hộ điện ước đạt gần 0,7 triệu tấn, tăng 81,0%; hộ xi măng đạt 0,37 triệu
tấn, tăng 54,0%; .... Xuất khẩu than tăng ước đạt 1,76 triệu tấn, tăng 42,0% so với
cùng kỳ. Lượng tồn kho tính đến nay khoảng 4,43 triệu tấn, trong đó lượng than
cám tồn kho 3,03 triệu tấn.
25



×