Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bộ chỉ số KPI cho giảng viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.37 KB, 14 trang )

MỤC LỤC

1


BÁO CÁO HỘI THẢO
ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ KPI TRONG GIAO VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÔNG VIỆC TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
1. Cơ sở triển khai xây dựng và áp dụng chỉ tiêu KPI tại các trường cao đẳng,
đại học trên địa bản tỉnh Hải Dương
1.1. Các trường cao đẳng, đại học có phương hướng chiến lược và nhiệm vụ
trọng tâm cụ thể cho từng năm học
Các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương ln có phương hướng
chiến lược và Nhiệm vụ trọng tâm cụ thể cho từng năm học và từng giai đoạn phát triển
của nhà trường. Hằng năm các trường đều có Báo cáo tổng kết năm học vừa qua bao gồm
những kết quả nhà trường đã đạt được (theo phương hướng, nhiệm vụ đã đặt ra từ trước
của năm học đó, cùng với những hạn chế và khó khăn cịn tồn tại để làm cơ sở triển khai
trong thời gian tiếp theo) và bản Phương hướng nhiệm vụ của năm học mới sẽ được
thống nhất bởi Ban lãnh đạo của nhà trường. Hai văn bản này đều được cơng bố cho tồn
thể các đơn vị, cán bộ trong nhà trường để nắm thông tin. Bởi vậy, có thể đảm bảo rằng
các đơn vị và cán bộ trong nhà trường đều nắm được những mục tiêu chiến lược và
nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong năm học tới. Do đó, việc phải làm thế nào để
các cán bộ trong một đơn vị nắm rõ và hiểu được mục tiêu chung của đơn vị, từ đó mới
có thể hiểu rằng họ cần phải làm gì, đóng góp như thế nào cho sự phát triển của đơn vị,
nhà trường là một cơng tác quan trọng trong quy trình đánh giá cán bộ. Vì vậy, đây sẽ là
một cơ sở quan trọng để xây dựng và áp dụng phương pháp đánh giá bằng KPI cho các
đơn vị và các cán bộ trong các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
1.2. Các đơn vị trong nhà trường có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng
- Các đơn vị trong nhà trường có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, luôn được cập nhật
đầy đủ và được ban hành theo quyết định của nhà trường. Chúng ta có thể khái quát


nhiệm vụ chung của các đơn vị trong nhà trường như sau:
* Đối với các phòng chức năng:
1- Chủ trì và phối hợp với đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung, tổ chức các hội
nghị, hội thảo, các buổi làm việc của nhà trường với tổ chức, đơn vị trong và ngồi
trường. Dự thảo, thơng báo kết luận của Hiệu trưởng về các lĩnh vực chuyên môn thuộc
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận của Hiệu
trưởng.
2


2- Chủ trì và phối hợp với đơn vị chức năng xây dựng các văn bản quản lý; hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra đơn vị và cá nhân trong trường thực hiện cơng việc có liên quan.
3- Giúp Hiệu trưởng tổ chức hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan thực hiện mục
tiêu, kế hoạch, chương trình cơng tác, để án, dự án và các nhiệm vụ khác có liên quan.
4- Quản lý hồ sơ, tài liệu, nộp và lưu trữ theo quy định của pháp luật, quy định của
Hiệu trưởng.
5- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công việc liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị.
6- Quản lý và sử dụng tài sản được giao theo quy định của pháp luật và quy chế
của trường.
7- Giáo dục việc chấp hành quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của trường
đối với viên chức, người lao động thuộc đơn vị.
8- Tham mưu cho Ban Giám hiệu các nội dung công việc theo lĩnh vực được phân
công.
9- Đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức trong phỏng; tham gia đánh giá cán bộ
quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngung cấp theo quy định của trường,
10- Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hiệu trưởng phân công.
* Đối với các khoa/Bộ môn:
1- Tổ chức triển khai đào tạo các ngành học, học phần do khoa quản lý.
2- Tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên và các

hoạt động giáo dục khác trong kế hoạch chung của trường
3- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo
và cơ sở vật chất, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội.
4- Tổ chức biên soạn chương trình, đề cương chi tiết, giáo trình các học phần do
khoa quản lý; nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập.
5- Quản lý hồ sơ, tài liệu, nộp và lưu trữ theo quy định của pháp luật, quy định của
Hiệu trưởng.
3


6- Quản lý và sử dụng tài sản được giao thc0 quy định của pháp luật và quy chế
của trường. Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị dạy học, thực
hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.
7- Giáo dục việc chấp hành quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của trường
đối với viên chức, người lao động thuộc đơn vị.
8- Tham gia tổ công tác, ban chuyên môn, hội đồng liên đơn vị và thành lập hội
đồng chuyên môn, tư vấn có liên quan.
9- Đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức trong khoa; tham gia đánh giá cán bộ
quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của trường,
10- Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hiệu trưởng phân công.
11- Xây dựng quy chế, tổ chức hoạt động của các thế hệ cựu sinh viên của khoa;
chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của
đơn vị.
- Chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị cũng được đăng tải công khai trên trang
website của nhà trường để tất cả cả mọi người có thể truy cập và tra cứu. Đây cũng là cơ
sở vô cùng quan trọng khi xây dựng hệ thống đánh giá cán bộ bằng KPI, bởi mục đích
của việc thiết lập các chỉ tiêu KPI là hướng các cá nhân trong một tập thể đến mục tiêu
chung của tập thể và đến chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, đơn vị. Căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ chung của đơn vị ta mới có thể xác định được các vị trí việc làm trong
đơn vị, hay nói cách khác là vai trị của từng cá nhân làm việc trong đơn vị. Do đó, các cá

nhân cần phải hiểu được đơn vị mà họ đang làm việc có chức năng, nhiệm vụ gì và các cá
nhân trong đơn vị đóng vai trị như thế nào.
2. Quy trình xây dựng và đánh giá kết quả KPI
2.1. Quy trình xây dựng KPI
Từ cơ sở lý luận về phương pháp đánh giá hiệu suất công việc bằng KPI, dựa trên
thực tế công việc tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhóm tác
giả đề xuất quy trình xây dựng KPI cho các đơn vị trong các trường cao đẳng, đại học
này như sau:
Bước 1: Xác định bộ phận/người xây dựng KPIs
Bước 2: Rà soát lại các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
4


Bước 3: Xây dựng các PIs (Performance Indicators) của đơn vị dựa trên chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị.
Bước 4: Xây dựng các KPIs (Key Performance Indicators) của đơn vị dựa trên các PIs
đã xác định và Phương hướng chiến lược và Nhiệm vụ trọng tâm của từng tháng/năm học.
Bước 5: Rà sốt lại các vị trí cơng việc trong đơn vị và các trách nhiệm chính của
từng cán bộ
Bước 6: Xây dựng các KPIs cho từng cá nhân dựa trên KPIs của đơn vị và nhiệm
vụ của từng cá nhân
Bước 7: Trao đổi, thảo luận về bộ KPIs đã xây dựng được với các cán bộ trong đơn vị
Cụ thể, các bước trong quy trình này được diễn giải như sau:
Bước 1: Xác định bộ phận/người xây dựng KPIs
Người xây dựng KPIs cho đơn vị là người đứng đầu các đơn vị (các Trưởng
Phòng/Trưởng khoa/Giám đốc Trung tâm,...).
Bước 2: Rà soát lại các chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
Mỗi đơn vị trong các trường có những chức năng, nhiệm vụ cụ thể đặc trưng của
đơn vị mình. Bởi vậy, hệ thống các KPIs được xây dựng phải thể hiện, gắn liền với đặc
trưng, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Do tất cả các đơn vị cần rà sốt lại để xem xét các

chức năng, nhiệm vụ đó đã được cập nhật mới hay chưa và có cần điều chỉnh gì để phù
hợp với tình hình thực tế hay không.
Bước 3: Xác định các PIs (Performance Indicators) của đơn vị dựa trên chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị
Chúng ta biết rằng, PI là các chỉ số đo lường thực hiện công việc, tuy nhiên chưa
phải là các chỉ số “key” – trọng yếu. Tương ứng với mỗi chức năng, nhiệm vụ sẽ có một
loạt các chỉ số PIs. Xác định được các chỉ số PI sẽ giúp người xây dựng các KPIs dễ dàng
sàng lọc hơn những chỉ số thực sự quan trọng (KPI) tại thời điểm hiện tại. Do đó, việc
xác định các PIs sẽ là cơ sở để lựa chọn các KPI ở từng giai đoạn.
Ở bước này, đối với mỗi PI được liệt kê, người xây dựng cần phải xác định được:
- Tần suất đo: Tần suất đo cho biết chỉ tiêu PI này trong bao lâu lại cần phải được
đo lường, đánh giá một lần.
5


- Ý nghĩa: Mỗi chỉ số PI hay KPI đều có một ý nghĩa nhất định. Nếu ta khơng xác
định được vì sao ta cần phải đo lường chỉ số này thì đó là một chỉ số vơ nghĩa, chỉ đơn
thuần là một con số dữ liệu.
- Mục tiêu: Bản chất của các chỉ số đo lường thực hiện công việc là phải gắn liền
với mục tiêu. Bởi vậy, các đơn vị phải xác định được mục tiêu hướng tới của đơn vị mình
trong mỗi nhiệm vụ là gì để làm cơ sở. Để từ đó, khi đánh giá, ta mới có thể xác định
được kết quả thực hiện cơng việc như vậy là tốt hay chưa tốt.
Bước 4: Xây dựng các KPIs (Key Performance Indicators) của đơn vị dựa
trên các PIs đã xác định
Dựa trên các PIs đã xác định, các đơn vị lựa chọn những chỉ số thực sự quan trọng
(KPIs) là những chỉ số gắn liền với mục tiêu chung của nhà trường tại giai đoạn hiện tại.
Khi lựa chọn các KPIs, nên chú ý rằng:
- Không nên có quá nhiều KPI, mỗi đơn vị chỉ nên có tối đa 10 KPIs là vừa đủ.
- Trong số các KPIs được lựa chọn, ta gắn trọng số vào mỗi KPI để xác định
những nhiệm vụ nào cần được ưu tiên hoàn thành hơn trong thời điểm hiện tại.

Bước 5: Rà sốt lại các vị trí cơng việc trong đơn vị
Người được giao trách nhiệm xây dựng bộ chỉ số KPIs cần rà sốt lại các vị trí cơng
việc trong đơn vị và vai trò, nhiệm vụ của các cá nhân đang làm việc tại đơn vị của mình. Điều
này nhằm xác định lại, liệu các cán bộ có đang làm đúng với vai trị, nhiệm vụ của mình hay
khơng? Liệu có đang tồn tại trong đơn vị bất kỳ sự chồng chéo cơng việc nào, có cơng việc
nào mà đang có q nhiều người cùng làm nhưng khơng thực sự cần thiết như vậy và có cơng
việc nào mà lại chưa có ai đứng ra chịu trách nhiệm hay không ?
Bước 6: Xây dựng các KPIs cho từng cá nhân dựa trên KPIs của đơn vị và
nhiệm vụ của từng cá nhân
Dựa trên các KPIs của đơn vị và các nhiệm vụ đã được rà soát lại của từng cá
nhân, người đứng đầu đơn vị lại tiếp tục giao các chỉ số KPIs cho từng cá nhân trong đơn
vị. Các KPIs này luôn phải gắn liền với các KPIs – mục tiêu chung của đơn vị.
Bước 7: Trao đổi, thảo luận về bộ KPIs đã xây dựng được với các cán bộ
trong đơn vị

6


Người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm xây dựng bộ chỉ số KPIs cho đơn vị mình.
Từ đó, xây dựng và giao KPIs cho các vị trí chức danh trong đơn vị. Tuy nhiên, nên có sự
trao đổi, tham khảo ý kiến với từng cán bộ trong đơn vị để có thể xây dựng các KPIs
đúng đắn và phù hợp cho từng cá nhân. Bởi vì, bản mơ tả công việc thường chỉ liệt kê
những nhiệm vụ, công việc chính. Trong khi đó, các cơng việc trong thực tế do mỗi cán
bộ đảm trách có thể có sự điều chỉnh để phù hợp với khối lượng công việc của đơn vị
trong từng giai đoạn
2.2. Phương pháp đánh giá kết quả KPI
Nhằm đánh giá kết quả thực hiện KPI của các đơn vị và cá nhân, nhóm tác giả đề
xuất đánh giá bằng cách chấm điểm, được xây dựng theo các bước sau:
Bước 1: Thang điểm đánh giá
Thang điểm để đánh giá các chỉ tiêu là thang điểm 4, cụ thể như sau:


Điểm

Diễn giải

1

Không đạt

2

Cần cố gắng (Đạt phần nào so với mục tiêu đề ra)

3

Đạt yêu cầu

4

Vượt yêu cầu

Bước 2: Xác định điểm theo từng mục tiêu
Căn cứ kết quả thực hiện chỉ tiêu so với mục tiêu để xác định điểm cho từng KPI
theo thang điểm và trọng số tương ứng, được tính như sau:
Điểm mục tiêu = (Điểm đạt được theo thang điểm của mỗi tiêu chí) x (trọng số tương ứng
của mỗi tiêu chí).
Bước 3: Xác định điểm KPI
Điểm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch KPI của đơn vị, bộ phận, cá
nhân xác định bằng công thức sau:
Điểm KPI = Tổng điểm mục tiêu/Tổng trọng số.

7


2.3. Quy trình thực hiện đánh giá hiệu quả cơng việc bằng cơng cụ KPI
- Quy trình thực hiện đánh giá hiệu quả công việc bằng công cụ KPI gồm 10 bước: Lập
và triển khai các kế hoạch; Xây dựng mục tiêu KPIs; Phê duyệt mục tiêu KPIs; Tổng hợp
mục tiêu của các đơn vị; Phê duyệt chính thức mục tiêu KPIs; Phân bổ, triển khai KPIs ; Tự
đánh giá kết quả; Tổng hợp kết quả; Phê duyệt kết quả; Lưu hồ sơ.
- Quy trình này được thực hiện hàng tháng.
- Lưu đồ quy trình: Xem lưu đồ quy trình (Phụ lục 1)
3. Xây dựng và áp dụng bộ chỉ số KPI tại một số đơn vị trong các trường cao
đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3.1. Xây dựng bộ chỉ số KPI
3.1.1. Xác định các PIs của các đơn vị
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và kết quả khảo sát (175 chuyên
viên, giảng viên) tại các đơn vị thuộc 4 trường: Đại học Sao Đỏ, Cao đẳng Dược Trung
ương Hải Dương, Cao đẳng cơ giới xây dựng và Cao đẳng Hải Dương, nhóm tác giả đề
xuất xây dựng các chỉ tiêu PIs như sau:
Bảng 1. Bộ chỉ số đo lường hiệu suất cơng việc (PIs) của chun
viên
ST
T

PIs

I

Thực hiện quy định hành chính

1


Đảm bảo ngày công và giờ giấc làm việc

2.

Thực hiện chế độ báo cáo, xin phép theo quy định

3.

Mặc trang phục theo quy định

4.

Tuân thủ sự điều động của cơ quan/đơn vị

5.

Thực hiện văn hóa trong giao tiếp, ứng xử

II

Thực hiện cơng việc chun mơn

1

Trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện công việc được giao

8



2.

Hồn thành cơng việc đúng tiến độ

3.

Lưu đầy đủ, chính xác, khoa học hồ sơ cơng việc

4.

Chủ động, tích cực đề xuất, tham vấn cho cán bộ quản lý ở lĩnh vực chuyên
môn

5.

Dám nghĩ, dám làm, dám đề xuất phương án giải quyết công việc mới

III

Thực hiện công việc khác

1

Thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định

2.

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định

3.


Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ

4.

Tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức đồn
thể

5.

Thực hiện các cơng việc đột xuất theo sự phân công của cơ quan/đơn vị.

Bảng 2. Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc PIs của giảng
viên
STT

PIs

I

Thực hiện nội quy cơ quan

1.

Mặc trang phục theo quy định

2.

Thực hiện chế độ báo cáo, xin phép theo quy định


3.

Thực hiện đạo đức, tác phong nhà giáo

II

Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

1.

Giảng dạy
- Đảm bảo số giờ tiêu chuẩn theo quy định
- Đảm bảo chất lượng, hiệu quả giảng dạy theo quy định
- Thực hiện thời khóa biểu và quy định về thời gian ra, vào lớp

2.

Hoạt động chuyên môn
9


- Coi, chấm thi
- Hướng dẫn, chấm đồ án/ luận văn tốt nghiệp
- Hồn thiện, lưu đầy đủ, chính xác, khoa học hồ sơ giảng dạy
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cun mơn, nghiệp vụ
3.

Nghiên cứu khoa học
- Đăng kí, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định
- Kết quả nghiên cứu được công nhận hoặc đánh giá từ mức đạt trở lên


III

Thực hiện nhiệm vụ khác
- Thực hiện công tác tuyển sinh theo quy định
- Tham gia các phong trào, hoạt động tập thể, đồn thể
- Thực hiện các cơng việc đột xuất theo sự phân công của cơ quan/đơn vị.

3.1.2. Xây dựng các bộ chỉ số KPIs
3.1.2.1. Bộ chỉ số KPIs cho các Phòng chức năng
Từ phương hướng chiến lược và nhiệm vụ trọng tâm của các phòng được Ban
giám hiệu nhà trường giao, kết hợp với các PIs được đề xuất ở trên, nhóm tác giả đề xuất
bộ chỉ số KPI đánh giá thực hiện cơng việc của các phịng gồm 3 nhóm bao gồm: Thực
hiện nhiệm vụ chun mơn; Thực hiện nhiệm vụ khác; Thực hiện các quy chế, quy định.
Bảng mục tiêu KPIs của các phòng (Phụ lục 2).
3.1.2.2. Bộ chỉ số KPIs cho các khoa/bộ môn
Từ phương hướng chiến lược và nhiệm vụ trọng tâm của các khoa/bộ môn được
Ban giám hiệu nhà trường giao, kết hợp với các PIs được đề xuất ở trên, nhóm tác giả đề
xuất bộ chỉ số KPI đánh giá thực hiện công việc của các khoa/bộ mơn gồm 4 nhóm bao
gồm: Thực hiện giảng dạy; Thực hiện nghiên cứu khoa học; Thực hiện nhiệm vụ khác;
Thực hiện các quy chế, quy định.
10


Bảng mục tiêu KPIs của các khoa/Bộ môn (Phụ lục 2).
4. Kết quả áp dụng bộ chỉ số KPI trong giao và đánh giá hiệu quả công việc
Trong mục này, nhóm tác giả sẽ trình bày kết quả áp dụng bộ chỉ số KPI trong giao
và đánh giá hiệu quả công việc của 2 tháng gồm tháng 8 và tháng 9 năm 2021, tại 12 đơn
vị trực thuộc 4 trường: Đại học Sao Đỏ, Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương, Cao
đẳng cơ giới Xây dựng và Cao đẳng Hải Dương.

Sau khi thực hiện công tác bồi dưỡng KPI cho các cán bộ, giảng viên và chuyên
viên của các đơn vị. Kết hợp với quy trình thực hiện đánh giá hiệu quả công việc bằng
công cụ KPI. Các đơn vị đã triển khai thực hiện, đánh giá kết quả đạt được như sau:
- Số đơn vị triển khai áp dụng KPI: 12 đơn vị (Trường ĐH Sao Đỏ: 6 đơn vị; Trường
Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương: 2 đơn vị; Trường Cao đẳng Cơ giới Xây dựng: 2
đơn vị; Trường Cao đẳng Hải Dương: 2 đơn vị), trong đó gồm 5 khoa, 5 phịng, 01 bộ mơn
và 01 trường Tiểu học (Trực thuộc trường Cao đẳng Hải Dương).
- Tổng số cán bộ, giảng viên, chuyên viên triển khai và áp dụng KPI: 175 người, trong đó:
+ Giảng viên: 98 người.
+ Chuyên viên: 77 người.
- Số đơn vị thực hiện giao và đánh giá đúng quy trình: 12/12.
Bảng 3. Tổng hợp kết quả áp dụng bộ chỉ số KPI trong giao
và đánh giá hiệu quả công việc tháng 8 năm 2021
STT

Trung bình Điểm
trọng số
KPI
2.4
3.0

Đơn vị áp dụng

Trường

Số tiêu chí

Đại học Sao Đỏ

5





6
7

2.5
2.67

2.7
3.1

4.
5.

Phịng Cơng tác sinh
viên
Phịng Quản lý đào tạo
Phịng Quản lý Chất
lượng
Khoa Cơ khí
Khoa Điện




6
6


2.67
2.67

3.0
3.1

6.

Khoa Khoa học cơ bản



6

2.67

3.25

7.

Bộ mơn Hóa dược

Cao đẳng

6

2.67

3.0


1.
2.
3.

11


STT

Đơn vị áp dụng

8.

Phòng Đào tạo

9.

Khoa Máy xây dựng

10.

Phòng Tổng hợp

11

Khoa Giáo dục mầm
non

12


Trường Tiểu học Chu
Văn An

Trung bình Điểm
trọng số
KPI

Trường

Số tiêu chí

Dược Trung ương
Hải Dương


6

2.67

3.0

Cao đẳng Cơ giới
Xây dựng


6

2.67

3.0


5

2.6

3.0

Cao đẳng
Hải Dương


6

2.5

3.0

6

2.5

3.0

Bảng mục tiêu KPI và Bảng tự đánh giá kết quả thực hiện KPI của các các đơn vị
trong tháng 8 năm 2021 (Phụ lục 3).
Bảng 4. Tổng hợp kết quả áp dụng bộ chỉ số KPI trong giao và đánh giá hiệu
quả cơng việc tháng 9 năm 2021

1.


Phịng Cơng tác sinh viên

Đại học Sao Đỏ

Số tiêu
chí
7

2.
3.
4.
5.

Phịng Quản lý đào tạo
Phịng Quản lý Chất lượng
Khoa Cơ khí
Khoa Điện






7
6
6
6

2.57
2.67

2.67
2.67

6.

Khoa Khoa học cơ bản



6

2.67

Cao đẳng Dược
Trung ương
Hải Dương


6

2.5

3.0

6

2.5

3.0


Cao đẳng Cơ giới
Xây dựng

Cao đẳng
Hải Dương


6

2.67

3.0

6
6

2.67
2.5

3.0
3.0

6

2.5

3.0

STT


Đơn vị áp dụng

7.

Bộ mơn Hóa dược

8.

Phịng Đào tạo

9.

Khoa Máy xây dựng

10.

Phòng Tổng hợp

11

Khoa Giáo dục mầm non

12

Trường Tiểu học Chu Văn An

Trường

Trung bình
trọng số

2.57

Điểm
KPI
3.0
3.0
3.1
3.0
2.63
3.0

Bảng mục tiêu KPI và Bảng tự đánh giá kết quả thực hiện KPI của các các đơn vị
trong tháng 9 năm 2021 (Phụ lục 4).
12


Từ kết quả thu được trên đây, chúng ta nhận thấy các đơn vị đã bước đầu triển
khai xây dựng và áp dụng có hiệu quả hệ thống đánh giá hiệu quả cơng việc theo KPI góp
phần thực hiện tốt mục tiêu của đơn vị. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện cũng cịn gặp
một số khó khăn, trở ngại như: Xác định KPIs cho mỗi cá nhân, xác định trọng số…cần
được các đồng chí trưởng đơn vị điều chỉnh phù hợp hơn.
5. Một số đề xuất nhằm triển khai thành công hệ thống đánh giá hiệu quả công
việc theo KPI
Từ kết quả thu được sau 2 tháng triển khai áp dụng đánh giá theo KPI, cùng một
số vấn đề khó khăn đã gặp. Để triển khai thành cơng Hệ thống đánh giá cán bộ theo KPI
tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương, theo nhóm tác giả chúng ta
có thể thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
5.1. Kiện toàn bộ máy xây dựng chiến lược, lựa chọn đội ngũ
xây dựng KPI phù hợp
Việc xây dựng chiến lược và hệ thống các chỉ tiêu hiệu suất đo lường KPI là hết sức

quan trọng đối với một đơn vị và cũng khá phức tạp, khó khăn. KPI là thước đo giữa các
chỉ tiêu kế hoạch giao và kết quả thực hiện. Việc xây dựng đội ngũ chuyên làm chiến
lược, KPI chuyên nghiệp, am hiểu là hết sức cần thiết. Bởi có như vậy cơng tác giao xây
dựng và triển khai đánh giá bằng KPI mới chính xác, sát thực tế, cơng bằng và kịp thời
điều chỉnh những sai sót, điều này phát huy được hết tác dụng của KPI.
5.2. Tổ chức đào tạo và truyền thơng đến tồn thể các cán bộ về KPI
Vì KPI là công cụ kết nối giữa các mục tiêu chiến lược của nhà trường với các
hoạt động thực tế phát sinh, hệ thống các chỉ số đo lường hiệu suất KPI nhằm cụ thể
hóa các mục tiêu chiến lược và kết quả đạt được là tổng hòa các yếu tố đó. Để đạt được
mục tiêu kế hoạch đề ra, địi hỏi phải có sự tham gia và đồng thuận của toàn thể các đơn
vị và tập thể cán bộ nhân viên. Một khi chúng ta đào tạo và tuyên truyền được cho các
cán bộ thấu hiểu những kiến thức về KPI, lợi ích và mục tiêu của nó thì tất cả các cán
bộ sẽ tìm thấy vị trí của mình trong phương pháp KPI, họ sẽ đồng lòng, cùng cố gắng
thực hiện những yêu cầu đặt ra. Điều đó sẽ nhanh chóng giúp nhà trường đạt được kết
quả và mục tiêu đặt ra.
5.3. Xây dựng phát triển hệ thống thu thập và thống kê thơng tin trong nhà trường
Việc hồn thiện và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu thu thập và thống kê thông tin giúp
các trường thống kê được đầy đủ các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá các chỉ
tiêu KPI tại đơn vị, giúp cho người quản trị hệ thống KPI có thể giải thích và giúp đỡ các
bộ phận, cá nhân một cách nhanh chóng và kịp thời.
13


Mặt khác, hệ thống này còn giúp người quản lý tiết kiệm được rất nhiều thời gian
xử lý, đánh giá và truy xuất thông tin.

14




×