Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.57 KB, 17 trang )

BÀI THU HOẠCH
(Thay thế Tiểu luận)

Môn: Những vấn đề kinh tế Chính trị đương đại
Đề tài: Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam


MỤC LỤC
TRANG

LỜI MỞ ĐẦU

3

NỘI DUNG

3

I. Một vài khái niệm

3

1. Khái niệm chung về “tri thức”

3

2. Kinh tế chính trị học về Kinh tế tri thức

4

3. Kinh tế tri thức



5

II. Yêu cầu của kinh tế tri thức đối với phát triển nguồn nhân lực

9

1. Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
2. Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của công nghệ
thông tin
3. Phát triển nguồn nhân lực phải đặt trong bối cảnh tồn cầu hố và hội
nhập kinh tế quốc tế

10

4. Nguồn nhân lực trình độ cao

11

5. Mối quan hệ giữa nền kinh tế tri thức với đào tạo nhân lực trình độ cao

12

6. Nước ta tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở nước ngồi
để chủ động tham gia nền kinh tế tri thức
III. Đặc điểm và nội dung phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế
chi thức

13


1. Đặc điểm của nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

14

2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế chi thức

15

KẾT LUẬN

16

2

9

10

14


LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nền kinh tế có đầy đủ thành phần, trong đó cơng nghiệp đang tiến dần
sang cơ khí hố, tự động hố, trong khi đó hệ số sử dụng phương tiện cơng cụ cơ
khí và cơ giới lại q thấp, trung bình khoảng 20% - 30% số máy móc cơng cụ và
máy động cơ; nền sản xuất thủ công với dụng cụ thô sơ chiếm một tỷ lệ khá cao
(70% - 80%). Từ đó yêu cầu đặt ra cho giáo dục là phải tăng cường đào tạo nguồn
nhân lực với trình độ cao, có kiến thức kỹ năng sử dụng máy móc, làm quen với

các quy trình sản xuất hiện đại thay thế cho các phương tiện sản xuất thô sơ.
Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng Khoa học – Công nghệ trên tồn thế giới
phát triển mạnh mẽ; trong đó kinh tế tri thức là một thành phần quan trọng.
NỘI DUNG
I. Một vài khái niệm
1. Khái niệm chung về “tri thức”
Tri thức là sản phẩm của lao động con người, là công cụ quan trọng để cải
tạo hiện thực.
- Ba nguồn sinh ra tri thức : truyền thống, thực nghiệm khoa học, suy
luận từ các tri thức đã có.
- Phân loại tri thức theo sự nhận biết : Biết cái gì (What), biết nguyên nhân
(Why), biết làm thế nào (How), biết người nào (Who), biết nơi nào (Where), biết
khi nào (When), biết có bao nhiêu (How much)… 7 loại biết về sự vật.
- Tri thức có quan hệ mật thiết với thông tin. Xử lý thông tin dẫn đến tri thức
(kết quả xử lý thơng tin – xem tháp trí tuệ).
- Hai loại tri thức : tri thức ẩn và tri thức hiện.
- Trí thức khoa học cơng nghệ và quản lý có vai trị đặc biệt trong sản xuất.
- Tri thức là nguồn lực có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển
kinh tế xã hội
Trong cơ chế thị trường tri thức là tài sản, vốn, hàng hoá đặc biệt : Khơng có
tính đối kháng, khơng có tính loại trừ, bán đi vẫn còn nguyên, dùng nhiều càng tốt,
giá biên tế hầu như bằng khơng.
2. Kinh tế chính trị học về Kinh tế tri thức
- Có khá nhiều quan niệm khác nhau về “Kinh tế tri thức”. Cụ thể như: "Nền
kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó q trình sản xuất, phân phối và sử dụng
tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và
việc làm trong tất cả các ngành kinh tế" (APEC 2000). "Nền kinh tế tri thức là nền
kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri
thức và thông tin" (OECD 1996).
Ngân hàng Thế giới (WB,2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên

phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực
đang nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết
định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố
3


lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về cơng nghệ ngày nay thực sự đã dựa
vào tri thức".
Cịn theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh: Kinh tế tri thức là nền kinh
tế mà việc sản sinh ra và khai thác tri thức có vai trị nổi trội trong quá trình tạo
ra của cải.
- Từ những khái niệm khác nhau nếu trên có thể tạm thời khái quát như sau;
“Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri
thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng
cao chất lượng cuộc sống.”
- Những đặc điểm của nền kinh tế tri thức:
Là nền kinh tế “phi khan hiếm” : hàng hố dồi dào vì dựa trên lực lượng
sản xuất mới có nền tảng là hệ thống cơng nghệ cao làm giảm hẳn lượng tài
nguyên (hoặc thay thế bằng vật liệu khác). Cịn thơng tin và tri thức khi đưa vào
ứng dụng lại càng sinh ra nhiều mà không cạn kiệt nhanh như nguồn lực hữu hình.
Khác với các loại nguồn lực thơng thường, thơng tin và tri thức rất khó định giá vì
rất phụ thuộc vào người và hồn cảnh thực hiện trao đổi. Khi tri thức còn ở trong
đầu óc, chưa đưa ra sử dụng, thì giá trị bao giờ cũng thấp hơn khi đã đưa ra sử
dụng và tạo ra được những sản phẩm đáp ứng nhu cầu con người.
+ Nền kinh tế tri thức mang tính tồn cầu. Vì bản chất của mọi tri thức có
tính tồn cầu. Hệ thống công nghệ cao dẫn đầu bởi công nghệ thơng tin tạo ra
mạng thơng tin tồn cầu (internet). Tính tồn cầu của nền KTTT dẫn tới thương
mại điện tử, ln chuyển vốn trí tuệ, dịng cơng nghệ, sản phẩm chế tạo các bộ
phận từ nhiều nơi…
+ Phương thức phát triển cơ bản của nền KTTT là xã hội học tập, học tập

suốt đời. Học tập và lao động để liên tục sáng tạo tri thức mới. Quyết định tính
cạnh tranh của sản phẩm, của ngành sản xuất. Tích luỹ kho tri thức cả tri thức hiện
và tri thức ẩn, ngày càng phong phú (qua mạng)
+ Nền KTTT bảo đảm tính phát triển bền vững. Tránh được cạn kiệt tài
ngun, loại trừ các cơng nghệ có hại cho mơi trường. Dùng nguồn năng lượng tái
tạo, không ô nhiễm. Giảm tiêu thụ năng lượng.
+ Nền KTTT làm thay đổi cơ bản thị trường truyền thống. Sự xuất hiện các
thực thể kinh tế mới, hình thức hoạt động kinh tế mới : hàng hố ký hiệu, thương
mại điện tử, vốn vơ hình (intangible – ở Hoa Kỳ chiếm đến 60%), doanh nghiệp
KHCN, công viên khoa học.
+ Nền KTTT làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội. Công nhân
tri thức, lao động tri thức trở thành chủ yếu trong sản xuất. Tổ hợp vừa nghiên cứu,
vừa học tập vừa sản xuất làm thay đổi nội dung các cộng đồng. Những ai sản xuất
ra nhiều tri thức sáng tạo, xuất sắc sẽ được đưa lên mức thang giá trị cao. Số vốn
bằng tiền khơng cịn là quyết định nếu nó khơng gắn ovứi các tài năng. Cơng chức
kém về công nghệ quản lý dễ bị đào thải.
+ Chưa có lý thuyết kinh tế đạt được sự thuyết phục rộng rãi về nền
kinh tế tri thức, chủ yếu là chưa có lý thuyết kinh tế về hàng hố tri thức, thông tin
4


trong kinh tế thị trường. Chưa có kinh tế chính trị học về nền kinh tế tri thức.
Những cơng trình cố gán ghép hàng hoá tri thức vào thị trường TBCN đều thất bại
(Kinh tế học tân cổ điển, lý thuyết tăng trưởng của J.Schumperter, R.Solow và
Ronner đều không vận dụng được cho KTTT).
3. Kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức là một hình thái kinh tế mới, được phát huy rõ nét trong
thập kỷ 70, khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao nhờ thành tựu của
cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học.
Bộ thương mại và công nghiệp Anh (năm 1998) cho rằng một nền kinh tế

được dẫn dắt bởi tri thức là một nền kinh tế mà việc sản sinh và khai thác tri thức
có vai trị nổi trội trong quá trình tạo ra của cải.
Theo GS.VS Đặng Hữu, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh
ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế,
tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Như vậy, có thể nói kinh tế tri thức là một giai đoạn phát triển mới của các
nền kinh tế sau kinh tế cơng nghiệp với vai trị của sản xuất, phân phối và sử dụng
tri thức trong tăng trưởng kinh tế ngày càng trở nên quan trọng. Tri thức đã trở
thành nhân tố hàng đầu của sản xuất, vượt lên các nhân tố sản xuất cổ truyền vốn
và lao động. Đây chính là cốt lõi của kinh tế tri thức.
Khái niệm “nền kinh tế tri thức” được Liên Hiệp Quốc sử dụng vào cuối
thập kỷ 90 để chỉ “nền kinh tế chủ yếu dựa vào khoa học và tri thức, cốt lõi là
công nghệ cao”.
Sự ra đời của nền Kinh tế tri thức
Đầu thế kỷ 20 có các dấu hiệu cạn kiệt tiềm năng của nền kinh tế công
nghiệp cổ điển : đại khủng hoảng, chiến tranh giành tài nguyên và thị trường v.v…
Đến giữa thế kỷ 20, lực lượng sản xuất mới xuất hiện dựa trên hệ thống các
ngành CNC (CNTT, CNSH, CNVL tiên tiến…), điển hình là máy điện tốn (máy
tính điện tử).
Ở các nước cơng nghiệp phát triển, các ngành cổ điển (thép, xi măng, ô tô...)
suy sụp, các ngành mới của KTTT ra đời : vi điện tử, chip, máy điện tốn., mạng
máy tính, viễn thơng tồn cầu. Chính sự xuất hiện lực lượng sản xuất mới khác hẳn
về chất và đạt trình độ cao hơn hẳn so với lực lượng sản xuất cũ của kinh tế cơng
nghiệp cơ khí địi hỏi phải có quan hệ sản xuất mới phù hợp với nó. Đó là vấn đề
trung tâm của thời đại ngày nay.
Lập luận trên đây đã chứng minh rằng sự ra đời một thời đại kinh tế mới, lấy
tri thức làm nguồn lực chủ yếu, mà ngày nay gọi là kinh tế tri thức, là một tất yếu
lịch sử. Nền kinh tế mới này lần đầu tiên được gọi là kinh tế tri thức bởi nhà kinh
tế học Hoa Kỳ, giải thưởng Nobel, P.F. Drucker. Trong nền kinh tế mới này, việc
sáng tạo ra truyền thông quảng bá nhanh để đưa vào ứng dụng tri thức là động lực

chủ yếu của tăng trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành
kinh tế.
5


Từ những năm 70 của thế kỷ trước, kinh tế tri thức đã xuất hiện rõ rệt ở các
nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Sau đó, nhiều nước
đang phát triển cũng tranh thủ tiếp thu hệ thống công nghệ cao và lực lượng sản
xuất mới để bước nhanh vào kinh tế tri thức. Cho đến nay, những biểu hiện chính
của kinh tế tri thức đã có mặt trên tồn cầu, ví dụ điện thoại di động. Ngân hàng
thế giới đã xác định kinh tế tri thức đã xuất hiện hiện nay ở mức đáng kể tại 130
nước. Có dự báo cho rằng đến khoảng 2050 thì thế giới sẽ tồn cầu hóa kinh tế tri
thức và đó là đặc trưng quan trọng hàng đầu của thế giới đương đại.
Đặc điểm của nền kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang tạo nên bộ mặt mới
của nền kinh tế, tạo tiền đề hình thành nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức có 5 đặc
điểm nổi bật là: Công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin có vai trị quan
trọng – Tri thức khoa học và công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là lực
lượng sản xuất thứ nhất, là lợi thế phát triển quyết định - Cấu trúc mạng toàn cầu
- Tốc độ biến đổi cực kỳ cao - Học hỏi của tổ chức, phương thức phát triển cơ bản
của kinh tế tri thức.
Tri thức được sử dụng để sản xuất hàng hoá, tri thức là đối tượng của sản
xuất, là nguồn gốc và động lực của sự phát triển kinh tế. Còn nền kinh tế truyền
thống lại dựa vào yếu tố vật chất như tài nguyên, lao động và vốn. Trong thập kỷ
50 của thế kỷ trước, khoa học cơng nghệ đóng góp khoảng 30% cho nền kinh tế thì
trong nền kinh tế tri thức, tỷ trọng này lên tới 80%.
Những đặc điểm trên đã phản ánh nền kinh tế tri thức được hình thành và
phát triển trước tiên ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển sớm, vì ở đó kho
báu tri thức của nhân loại đã được khai thác, tận dụng thành công. Như vậy bản
thân nền kinh tế tri thức là thành tựu của nhân loại, vấn đề là ai điều khiển nó, lợi

ích mang lại cho giai cấp nào.
Một số tác động xã hội quan trọng của kinh tế tri thức
Vào những năm 70 của thế kỷ trớc, khi bắt đầu xuất hiện máy vi tính, máy
tính cá nhân và công nghệ thông tin ở các nước cơng nghiệp phát triển như Mỹ,
Tây Âu, Nhật bản... thì thế giới được chứng kiến những đảo lộn bất ngờ ngày càng
dồn dập: Sự sụp đổ của các đế chế gang thép, ô tô... dẫn đến sự phá sản của hàng
loạt doanh nghiệp và làn sóng thất nghiệp dâng cao. Trong khi đó, một số ngành
mới nổi lên như: điện tử, bán dẫn, vi điện tử, máy điện toán, ti vi màu,... Đó là thời
kỳ được nhà tương lai học A.Toffer gọi là sự xuất hiện làn sóng văn minh thứ ba,
cịn đa số các học giả thì cho rằng đã bắt đầu thời đại của kinh tế tri thức. Kinh tế
tri thức tác động ngày càng sâu rộng tới đời sông kinh tế-xã hội của hầu hết các
quốc gia. Trong đó đáng kể nhất là :
- Trước hết về kinh tế chính trị học thì khái niệm trao đổi ngang giá trị của
tri thức vẫn còn bỏ ngỏ. Các tổ chức văn hóa trước đây (phát thanh, truyền hình...)
chuyển thành các tập đồn truyền thơng như CNN, BBC, AP... và nhanh chóng trở
thành tỷ phú nhờ quảng cáo và "chưa bao giờ lại có nhiều người bị khống chế về
mặt thơng tin bởi một số ít người đến thế". Các lực lượng cánh tả kịch liệt phản đối
"thao túng thông tin" đây cũng là một cuộc đấu tranh mới.
6


- Hai là, những công nghệ cao, lực lợng sản xuất mới, nền kinh tế mới - kinh
tế tri thức trực tiếp tác động làm biến đổi ngày càng sâu đậm đến từng con người,
gia đình, cộng đồng, xã hội, đất nước và cả thế giới. Từ đó, tất yếu các thể chế
chính quyền, luật lệ, cấu trúc xã hội và văn hóa... phải thiết lập lại cũng khơng thể
khơng tính tới đa số dân cư và dư luận xã hội.
- Ba là, nền kinh tế tri thức sẽ tương hợp với loại chính quyền như thế nào
để nó có thể phát triển hết mọi tiềm năng trong một xã hội chuyển đổi thành xã hội
tri thức? Đây đang là một bài tốn khó mà thực chất là bế tắc của các nhà lý luận
phương Tây. Có nhiều dự kiến đưa ra: nào là chế độ hậu tư bản, chế độ tư bản xã

hội, hay chế độ xã hội dân chủ.... nhưng chưa có lập luận cụ thể nào thắng thế.
Theo kinh tế chính trị học mác-xít thì khi quan hệ sản xuất phải thay đổi cho
phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất mới, như vậy tất yếu sẽ xuất hiện một
hình thái kinh tế - xã hội mới. Trong hình thái mới này xuất hiện một xã hội với
cấu trúc mới và thể chế mới hài hòa với kinh tế mới - kinh tế tri thức và nó sẽ phát
triển mạnh mẽ hết mọi tiềm năng. Đó chính là cuộc cách mạng xã hội mà thời đại
ngày nay đang chờ đợi.
- Bốn là, thúc đẩy sự thay đổi về lao động và lực lượng sản xuất mới
Tác động quan trọng đầu tiên là đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay
nghề và được đào tạo ở mức cao. Yêu cầu mới này dẫn đến sự xáo trộn mạnh trong
cơ cấu ngành nghề và làm xuất hiện đa dạng các loại hình lao động. Nguyên nhân
của sự xáo trộn trên đây là do vai trò nguồn lực chủ yếu của tri thức sáng tạo trong
sản xuất. Do đó, những cơng nhân khơng đáp ứng đợc các yêu cầu thành thạo kỹ
năng công nghệ cao sẽ bị sa thải. Chúng ta thấy một làn sóng thất nghiệp ghê gớm
đến hai con số ở các nớc OECD vào các năm từ 1970-1990 của thế kỷ XX.
Thường trong các dây chuyền sản xuất hiện đại, những thao tác tinh vi địi
hỏi trình độ cao - nh viết hoặc sửa các chơng trình phần mềm cho các hệ thống
điện toán trong dây chuyền - đều dành cho các kỹ thuật viên tinh hoa có cổ phần và
có vai trị quan trọng trong doanh nghiệp. Các ông chủ không chịu chi tiền để đào
tạo công nhân làm đợc các việc phức tạp với máy điện tốn.
Tình huống việc làm ổn định suốt đời với một ông chủ đã trở thành lỗi thời.
Để phù hợp với nhiều tình huống mới, xuất hiện nhiều loại việc làm không đều đặn
ở tất cả các ngành sản xuất, nh dới đây.
Lao động tạm thời theo vụ việc: Công nhân theo dõi trên mạng hoặc báo chí,
quảng cáo những u cầu của doanh nghiệp, có thể đến phỏng vấn và ký kết làm
việc trong một thời gian, ngợc lại cơng nhân tự do có thể quảng cáo tay nghề của
mình để cho các doanh nghiệp, có u cầu, có thể thỏa thuận cơng việc trong một
thời gian.
Lao động tại gia cũng là hình thức lao động rất phổ biến và ngày càng tăng ở
các nớc phát triển, nhất là đối với các nghề không bắt buộc phải ở gần các dây

chuyền sản xuất.
- Năm là, ra đời nền giáo dục kỹ thuật số và phải học tập suốt đời
7


Thị trường lao động với tính cạnh tranh quyết liệt về trình độ chuyên nghiệp
và tay nghề, tác động trực tiếp đến lĩnh vực quan trọng hàng đầu xã hội là giáo dục.
Hầu nh ở mọi quốc gia đều đang tiến hành cải cách giáo dục để đáp ứng nhu cầu
của thời đại về số lợng và chất lợng đào tạo.
Sự địi hỏi về vốn tri thức và trình độ hiểu biết của các thành viên trong xã
hội tương lai, hướng tới xã hội học tập, học suốt đời, là rất cao. Bởi vậy, nền giáo
dục quốc gia và các trờng bị xã hội săm soi rất kỹ, khơng ít trờng hợp bị phê phán
nặng nề, kể cả hàng loạt trờng cao đẳng, đại học.
Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng những tri thức phổ biến để trang bị
hành trang cho một công dân khi gia nhập vào lực lợng lao động mới, phải bao
gồm:
+ Biết sử dụng máy vi tính, nghĩa là thành thạo kỹ thuật số (digital
computer),
+ Biết cách tìm kiếm thơng tin, tri thức cần thiết từ các th viện, nhất là
thư viện điện tử, các cơ sở dữ liệu trong nớc và của thế giới thơng qua Internet.
+ Có thói quen xem xét, phân tích, đánh giá các thông tin tri thức mới tiếp
nhận đợc so sánh với cái đã có, để đi đến quyết định tiếp thu hoặc từ chối...
+ Biết ngoại ngữ đủ để giao tiếp với ngời nớc ngoài, để trao đổi thông tin, tri
thức và hợp tác trong công việc.
+ It nhất có một nghề thực hành với tay nghề khá (mộc, gốm, đồ họa, chơi
nhạc, v.v.) để rèn luyện đầu óc sáng tạo.
Vì trong nền kinh tế tri thức sản phẩm thay đổi nhanh, tri thức sáng tạo mới
liên tục xuất hiện, bởi vậy, không thể không liên tục tiếp thu các tri thức sáng tạo
mới, do đó, việc "học suốt đời" khơng phải chỉ là do ý thích mà vừa là yêu cầu. Đó
là một nội dung cơ bản khác trớc của nền giáo dục mới.

Mạng và ứng dụng kỹ thuật số đã tạo ra một hình thức hồn tồn mới của
giáo dục. Đó là học từ xa với thầy ảo, nhà trờng ảo...
- Sáu là, quan hệ gia đình và văn hóa có những thay đổi rất cơ bản
Thành tựu khoa học - công nghệ cho các cá nhân một khơng gian giao tiếp
rộng lớn cha từng có; nối mạng Internet toàn cầu, điện thoại di động, fax, thư điện
tử...; cho mọi người điều kiện truy cập thông tin hầu như tức thời, giao dịch với
hàng ngàn, hàng vạn đối tác khơng khó khăn.
Gia đình cũng thế, số nghèo giảm dần, nhà cửa với nội thất sang hơn, thực
phẩm dồi dào hơn, tưởng rằng hạnh phúc tràn đầy. Thế nhưng, xu hướng tan vỡ
của gia đình là nguy cơ có tầm cỡ thế giới. Q nhiều thơng tin nhiều chiều, quá
nhiều yêu cầu mới mẻ, rắc rối của cuộc sống làm cho đàn ông, đàn bà, trẻ con,
ngời già rất dễ bất đồng xa nhau. Tồn cầu hóa dẫn đến gia tăng hôn nhân khác
quốc tịch, rồi lại các dịng con ni từ nớc nghèo sang nớc giàu... Đó là những tình
thế hồn tồn mới.
Tai họa "cơ đơn" dẫn đến các hội, đoàn, mọc ra như nấm, trong đó có cả các
giáo phái. ở các nớc phơng Tây, gia đình hạt nhân đang tan vỡ thảm hại. Số phụ nữ
8


trẻ ở Nhật Bản không lấy chồng ngày càng tăng. Năm 2006, trên tổng số 1.1 triệu
trẻ con mới sinh của Nhật Bản có 36.651 là trẻ lai....
Trong tình thế quá độ với nhiều hỗn độn không lờng hết về gia đình, ngời ta
vẫn hy vọng về một xu thế đa dạng về gia đình bảo đảm đợc hạnh phúc và tiến bộ
trong tơng lai.
Về mặt văn hóa, có thể nói cha bao giờ có thể có các điều kiện và phơng tiện
đầy đủ, thăng hoa nh hiện nay để nâng lên tầng cao chót vót cho văn học và nghệ
thuật, cho đạo đức và giao tiếp xã hội, v.v... bằng các thành tựu mới nhất của
Internet, của các công cụ siêu hạng về hình ảnh, âm thanh... nghĩa là của cơng nghệ
thơng tin và truyền thơng (ICT). Có hàng trăm kênh truyền hình kỹ thuật số của
các quốc gia, điện ảnh với phim "bom tấn" và Olympic quốc tế trực tuyến cho cả

thế giới, v.v...
Ấy thế nhưng cái mặt trái cũng rất nham nhở và bi thảm. Sơ hở chút là có
trộm cắp, trên mạng thả virut, rủ rê cưỡng ép,... Thơi thì đủ loại "đạo": "đạo" văn,
"đạo" nhạc, "đạo" họa, v.v.. đã bị trừng phạt thích đáng nhưng vẫn tiếp tục gây tội
ác. Về văn hóa, cịn có vấn đề là vừa tiếp thu văn hóa tốt đẹp của thế giới, đồng
thời phải bảo vệ và nâng cao văn hóa dân tộc. Nhiều người khơng hài lịng với sự
áp đảo của văn hóa ngoại lai đối với văn hóa dân tộc tốt đẹp.Đó cũng là một thách
thức mới.
- Bảy là, ra đời Chính phủ điện tử (E-CP)
Chính phủ điện tử là một ứng dụng thuộc loại quan trọng nhất của CNTT TT vào xã hội. Người ta đã nói đến E-CP từ hàng chục năm nay (ở nước ta có khi
cịn gọi là chính quyền điện tử (E-CQ) hoặc hành chính điện tử (E-HC)). Gần đây
Ngân hàng thế giới đã đa ra định nghĩa sau: "E-CP là các cơ quan của chính phủ
(CP) ứng dụng CNTT (nh mạng diện rộng-WAN, Internet, hệ thống tính tốn di
động) để cải thiện các mối quan hệ với công dân, doanh nghiệp và với các ngành
khác của CP. Những công nghệ này nhằm mục đích cuối cùng là: cung cấp tốt hơn
các dịch vụ của CP cho công dân, cải thiện quan hệ qua lại với doanh nghiệp và
công nghiệp, công dân có quyền tiếp cận thơng tin, hoặc giám sát chính phủ hiệu
quả hơn".
Theo truyền thống, quan hệ giữa công dân và cơ quan chính phủ thờng
tiến hành ở văn phịng của chính phủ. ứng dụng CNTT_TT có thể sắp đặt các
trung tâm dịch vụ ở ngồi văn phịng CP và về gần hơn với công dân. Những
trung tâm nh vậy có thể chỉ là 1 ki-ơt dịch vụ ở gần với khu ở của cơng dân có
cán bộ thờng trực, hoặc một vi tính liên thơng trực tiếp với văn phòng CP.
II. Yêu cầu của kinh tế tri thức đối với phát triển nguồn nhân lực
1. Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
Đây là một trong những yêu cầu quan trọng cần phải chú ý khi phát triển
nguồn nhân lực bởi vì ngay từ khi thực hiện tiến trình Cơng nghiệp hóa - Hiện đại
hóa rút ngắn cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng
cơng nghiệp vả dịch vụ, giảm dần tĩ trọng của ngành nơng nghiệp.

Theo đó, tỉ lệ lao động làm việc trong những ngành này cũng phải có sự thay
9


đổi tương ứng. Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm trong sự so sánh tương đối với
công nghiệp và dịch vụ thì số lượng lao động có thể giảm nhưng do sự tiến bộ của
khoa học công nghệ lượng giá trị của nơng nghiệp tạo ra có thể cịn lớn hơn, sản
phẩm nơng nghiệp có chất lượng cao hơn, sức cạnh tranh tốt hơn. Muốn được như
vậy, đương nhiên lao động ngành nơng nghiệp phải có trình độ chun mơn kỹ
thuật cao hơn, nhiều trí tuệ hơn. Tương tự, lao động nhóm ngành cơng nghiệp, dịch
vụ cũng phải tăng lên về số lượng và chất lượng mới có thể đáp ứng được yêu cầu
của thị trường lao động và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây chính lả một
trong những yêu cầu quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế tri thức bởi nếu q trình chuẩn bị nguồn nhân lực khơng tương thích
về số lượng và chất lượng so với yêu cầu về nhân lực của nền kinh tế sẽ dẫn tới
những hậu quả lâu dài cho đất nước.
Nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo khơng đủ, khơng đáp ứng được
u cầu phát triển thì sẽ khơng khai thác, sử dụng được hết các nguồn lực vật chất
của xã hội, tiềm năng phát triển khơng được giải phóng gây ra sự lãng phí, hạn chế
sự tăng trưởng vả phát triển kinh tế. Ngược lại, nếu như công tác dự báo nhu cầu
nhân lực khơng chính xác, đào tạo vượt q nhu cầu về lao động sẽ gây lãng phí
cho nguồn lực của xã hội trong điều kiện nguồn ngân sách dành cho giáo dục đào
tạo còn nhiều hạn chế như hiện nay. Ngoài ra, nguồn nhân lực đã qua đảo tạo mà
khơng có việc làm có thể dẫn tới một số tác động tiêu cực khác cho xã hội. Chính
vì vậy, phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với cơng tác dự báo chính xác , theo
kịp với u cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển của công nghệ
thông tin
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ
làm thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, làm thay đổi và xuất hiện những

ngành nghề mới, cách thức tư duy quản lý mới. Các sản phẩm của công nghệ thông
tin được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơng
nghệ thơng tin đã làm xố mờ các khoảng cách về địa lý, thời gian làm cho các
hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.
Trong bối cảnh đó, dù muốn hay khơng người lao động, nhất lả lao động có
trình độ chun môn cao đều phải chịu sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin; phải
tiếp xúc và sử dụng các sản phẩm, kỹ thuật của cơng nghệ thơng tin. Điều đó đòi
hỏi đội ngũ nhân lực phải được đào tạo đến một trình độ chun mơn nhất định để
có thể khai thác các thảnh tựu của công nghệ hiện đại một cách có hiệu quả. Đây
chính là một trong những u cầu quan trọng mà việc phát triển mà nguồn nhân lực
phải hướng đến.
3. Phát triển nguồn nhân lực phải đặt trong bối cảnh tồn cầu hố và
hội nhập kinh tế quốc tế
Q trình tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh
mẽ đã làm mờ đi các biên giới quốc gia. Lao động, các nguồn vốn, công nghệ và
kỹ năng quản lý tiên tiến hiện đại có thể dễ dàng tiếp cận với các quốc gia, các chủ
thể của hoạt động sản xuất kinh doanh hơn bao giờ hết. Q trình đó địi hỏi phải
10


có một lực lượng đơng đảo nhân lực có trình độ tay nghề chun mơn cao, có kỹ
năng tiếp nhận, xử lý vả ứng dụng tri thức, công nghệ mới cũng như khả năng hịa
nhập vào mơi trường làm việc quốc tế.
Sự mở rộng của thị trường lao động đã mở ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người lao
động. Chủ sử dụng lao động của họ có thể là các doanh nghiệp Việt Nam, doanh
nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hay tại bất kỳ một
quốc gia, vùng lãnh thổ nào trên thế giới, mỗi năm Viết Nam xuất khẩu hàng chục
ngàn lao động và chuyên gia đi làm việc tại các quốc gia, hầu hết có trình độ phát
triển cao hơn Việt Nam và họ nhận được mức lương cao hơn so với cùng vị trí làm
việc tại Việt Nam. Nguồn ngoại tệ gửi về nước hàng năm lên tới hàng tỷ USD. Đội

ngũ lao động này cịn được tiếp cận với cơng nghệ, kỹ thuật hiện đại và trình độ
quản lý tiên tiến để khi trở về nước họ trở thành những lao động lành nghề đóng
góp năng lực trí tuệ vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động trong nước cũng
như quốc tế đòi hỏi người lao động, nâng cao được sức cạnh tranh của mình từ học
vấn, trình độ chun mơn, tác phong đến phẩm chất đạo đức, lối sống cơng nghiệp
mới có thể tìm được vị trí xứng đáng. Lao động Việt Nam khi ra làm việc ở nước
ngoài thường được đánh giá cao ở khả năng nhanh nhẹn, dễ thích nghi, cần cù chịu
khó nhưng cịn thiếu tác phong cơng nghiệp, tính kỷ luật và kỹ năng sử dụng ngoại
ngữ yếu.
Đối với lao động trong nước thì hiện nay được đánh giá là cịn thiếu công
nhân kỹ thuật lành nghề; Bộ phận đã qua đào tạo thì lại chưa đáp ứng được yêu cầu
làm việc thực tế. Cịn với nhóm nhân lực trí tuệ như các nhà quản lý cao cấp, kỹ sư
công nghệ thông tin thì được coi là thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Điều đó
đã dẫn tới một thực tế có nhiều chủ doanh nghiệp phải đưa nhân lực cao cấp từ nước
ngồi vào Việt Nam làm việc. Tình hình nêu trên địi hỏi cơng tác phát triển nguồn
nhân lực để tiếp cận, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam phải được đặt trong bối
cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng hiện nay.
4. Nguồn nhân lực trình độ cao
Có học giả cho rằng nhân lực trình độ cao theo nghĩa rộng là tất cả những
người lao động kể cả cơng nhân kỹ thuật lành nghề có trình độ cao, phải có trình
độ tương đương cao đẳng và kỹ sư thực hành mới được coi là trình độ cao. Trên
thế giới cịn có nhiều khái niệm lân cận “nguồn nhân lực cao cấp” gồm những ai
trình độ giáo dục ít nhất từ bậc THPT hoặc tương đương trở lên, là những người
nắm giữ vị trí có tầm chiến lược trong xã hội hiện đại, đảm bảo vai trò lãnh đạo
cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.
Theo cách tiếp cận từ cấu trúc hệ thống giáo dục, có thể hiểu rằng nhân lực
trình độ cao là những người đạt trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục đại học
(từ cao đẳng trở lên), nắm vững chuyên mơn nghề nghiệp cả lý thuyết và thực
hành, có khả năng làm việc độc lập, tổ chức triển khai những cơng trình quan trọng

với phương pháp khoa học, cơng nghệ tiên tiến.

11


Đặc điểm của nguồn nhân lực trình độ cao là đội ngũ này được tuyển chọn
và đào tạo bài bản qua các thiết chế giáo dục (các bậc học), có tinh thần làm chủ và
sáng tạo, thường được gọi là đội ngũ trí thức.
Nguồn nhân lực trình độ cao có vai trị làm nịng cốt, có khả năng khởi
xướng và dẫn dắt các đổi mới cơng nghệ, quy trình quản lý sản xuất, giữ vai trò
then chốt trong sự phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh hội nhập và kinh
tế tri thức, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao - nguồn vốn nhân lực quý hiếm của
mỗi quốc gia là vấn đề trọng tâm của chiến lược phát triển của mỗi nước.
5. Mối quan hệ giữa nền kinh tế tri thức với đào tạo nhân lực trình độ cao
Giáo dục và Đào tạo là con đường dẫn đến nền kinh tế tri thức. Yêu cầu của
nền kinh tế tri thức làm thay đổi quan niệm về chất lượng giáo dục và kỹ năng của
người học. Có quan niệm cho rằng ngay từ giáo dục phổ thông, học sinh phải được
trang bị đầy đủ những kỹ năng như đọc, viết, tính tốn và có kiến thức tin học cơ
sở; có năng lực thơng tin như sử dụng ngơn ngữ nói, viết, để thương lượng, thuyết
phục, hướng dẫn, huấn luyện, tư vấn; có tư duy linh hoạt như phân tích, giải quyết
vấn đề, nhận định tình huống, thực hiện các ý tưởng; biết làm việc theo nhóm, biết
hợp tác với người khác; có tri thức tin học, khả năng tìm kiếm, tập hợp, phân tích
và tổ chức thơng tin; có khả năng tự học, tự chịu trách nhiệm, đổi mới, phổ biến và
sử dụng tri thức thích ứng, chấp nhận rủi ro. Những kỹ năng cơ bản nói trên cộng
thêm với động lực và lòng quyết tâm là những đức tính cần thiết để con người
tham gia vào nền kinh tế tri thức. Nếu giáo dục tiểu học và trung học giúp nâng cao
dân trí, vận dụng kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng
cuộc sống, giúp người học tiếp tục học lên bậc cao hơn và để có năng lực học tập
suốt đời, thì giáo dục đại học có vai trị chi phối sự phát triển các ngành kinh tế chủ
lực, là nền tảng tạo ra tri thức cho một xã hội thông tin. Một số nước dù đã phát

triển cao về công nghệ, nhưng vẫn đầu tư nhiều để có được nền giáo dục đại học
tiên tiến và những trung tâm nghiên cứu tầm cỡ để tạo ra tri thức mới, những nơi
đó là trung tâm đào tạo lý tưởng và cung cấp nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới.
Nền kinh tế tri thức mang lại nhiều lợi ích cho lồi người, nhưng cũng đặt ra
nhiều thách thức đối với nền sản xuất cịn ở trình độ thấp, chất lượng nguồn nhân
lực chưa cao, ít khả năng sản sinh tri thức. Điều đó đặt ra những thách thức to lớn
đối với giáo dục và đào tạo của mọi quốc gia. Đào tạo nhân lực không chỉ trang bị
tri thức hàn lâm mà phải hướng tới phục vụ nền kinh tế tri thức. Muốn có nền kinh
tế tri thức thì khơng thể khơng coi trọng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để
phát triển và sản xuất tri thức. Như vậy, đào tạo nhân lực trình độ cao là yêu cầu
khách quan của nền kinh tế tri thức. Không chỉ tác động tới giáo dục và đào tạo mà
nền kinh tế tri thức còn tác động ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực xã hội. Nền kinh tế
tri thức tồn tại được là nhờ mạng lưới xí nghiệp liên kết với thị trường tồn cầu, đó
cũng là một ngun nhân dẫn tới tồn cầu hố kinh tế. Do đó chức năng quản lý
của các nhà nước cũng chuyển dịch từ quản lý kiểu truyền thống điều khiển nguồn
lực sang xây dựng chính sách, kế hoạch chiến lược, đàm phán, hợp tác quốc tế để
phát triển kinh tế. Song sự ra đời của nền kinh tế tri thức làm cho các quốc gia đã
mạnh về cơng nghệ thì cũng mạnh cả về kinh tế, quân sự và chiếm giữ phần lớn giá
12


trị sản lượng kinh tế toàn cầu. Ngược lại, các nước nghèo nếu khơng tận dụng được
thời cơ, khơng có đội ngũ nhân lực sản sinh tri thức thì vốn đã nghèo càng trở nên
nghèo khó thêm.
6. Nước ta tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao ở nước
ngoài để chủ động tham gia nền kinh tế tri thức
Cùng với việc xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục đại học trong nước
với mạng lưới hơn 200 trường đại học và cao đẳng, quy mô hơn 1 triệu sinh viên
hàng năm, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đào tạo nguồn nhân lực ở nước
ngoài để chuẩn bị sẵn sàng một đội ngũ chuyên gia giỏi cho các ngành mũi

nhọn. Ngày 01/11/1945, nhân danh Chủ tịch Hội Văn hoá Việt Nam, Hồ chủ Tịch
đã gửi thư cho ngoại trưởng Mỹ Jame F. Byrnes để “bày tỏ nguyện vọng của Hội
được gửi phái đoàn khoảng 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định nghiên
cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên mơn khác”. Từ năm
1962 đến nay đã có trên 100 văn bản và chính sách về quản lý đào tạo lưu học sinh
ở nước ngồi.
Trong khn khổ các hiệp định Liên Xô (cũ) đã giúp Việt Nam đào tạo trên
20.000 sinh viên đại học, 3.500 Tiến sĩ khoa học và Tiến sĩ, trên 11.500 thực tập
sinh khoa học, 20.000 công nhân kỹ thuật, 800 giáo viên dạy nghề, 900 cán bộ
nâng cao nghiệp vụ quản lý giáo dục... Từ 1990 đến nay, hàng năm có gần 500 sinh
viên, nghiên cứu sinh và thực tập sinh Việt Nam đi học tập ở Liên Bang Nga và các
nước Ucraina, Belaruts. Trung Quốc ký hiệp định Viện trợ kinh tế kỹ thuật ngày
23/10/ 1966 và “Thư trao đổi” ngày 01/01/1974 nhận trên 10.000 lưu học sinh
Việt Nam sang học tập. Từ 1992 đến nay, mỗi năm Bạn dành 130 suất học bổng
cho Việt Nam. Ngồi ra mỗi năm có hàng trăm sinh viên và nghiên cứu sinh hưởng
học bổng đào tạo từ các nước Đông Âu cũ và các nước công nghiệp phát triển
khác.
Sau 10 năm đổi mới từ 1986 đến 1997 có 13.685 sinh viên đại học và học
viên sau đại học được cử đi nước ngoài học tập bằng học bổng nước ngoài. Từ năm
1998 đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ có trên 11.000 sinh viên đại học và sau
đại học du học ở 38 nước khác nhau bằng nguồn học bổng của Chính phủ Việt
Nam và của các nước và tổ chức quốc tế khác. Từ năm 2000, Chính phủ phê duyệt
đề án 322 với kinh phí trên 200 tỷ đồng/năm từ nguồn ngân sách nhà nước để đào
tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài. Nhờ đó, số lưu học sinh đi học ở nước
ngồi tăng lên gần 2000 người/năm. Với cơ cấu ngành nghề phân bổ khá hợp lý:
ngành khoa học kỹ thuật chiếm 37,21%, Kinh tế quản lý 14,78%, Khoa học tự
nhiên 14,6%, Nông lâm thuỷ sản 12,52%, Khoa học xã hội và nhân văn 12,71%, Y
dược 7,48%, Nghệ thuật 1,93%.
Ngoài số lưu học sinh diện học bổng nói trên có khoảng trên 31.000 lưu học
sinh đang du học tự túc chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển như Úc, Hoa

Kỳ, Pháp, Anh, Liên Bang Nga, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản. Như vậy từ số
liệu trên đây có thể khái quát rằng so với quy mơ đào tạo trong nước thì đào tạo ở
nước ngồi chiếm gần 3%, có nghĩa cứ 100 sinh viên Việt Nam thì có 3 người du
học nước ngoài (kể cả du học tự túc). Trong số 30 người đi học nước ngồi chỉ có
13


02 người có học bổng. Qua đó, chúng ta thấy rằng công tác đào tạo cán bộ khoa
học kỹ thuật ở nước ngồi đã góp phần tham gia tích cực vào nền kinh tế tri thức.
Nhiều lưu học sinh sau khi đào tạo về nước làm việc nay đã trở thành những cán
bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài năng, các giáo sư, các nhà khoa học đầu ngành.
III. Đặc điểm và nội dung phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh
tế chi thức
1. Đặc điểm của nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam
Thứ nhất, nguồn nhân lực phải được đào tạo với trình độ chun mơn nhất
định, có phẩm chất trí tuệ. Đây được coi là đặc điếm nổi bật nhất của nguồn nhân
lực phục vụ cho tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức ỡ Việt Nam. Bời có trải qua
q trình đào tạo, có phẩm chất trí tuệ thì mới có khả năng sáng tạo, áp dụng
những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để sáng chế ra các cơng nghệ, sản phẩm mới.
Nguồn nhân lực phải có khả năng thu thập, xử lý thơng tin, có sự nhạy bén, thực sự
làm chủ được kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Ngồi ra nguồn nhân lực đó phải có
khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghệ nghiệp, có kỹ năng lao động
giỏi thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn như câu ca dao
“Một nghề cho chín cịn hơn chín nghề” đã khẳng định.
Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh cùng địi hỏi người lao động làm việc ỡ
vị trí nào cũng phải tinh thơng nghiệp vụ: Người đầu bếp thì phải nấu ăn ngon,
thầy thuốc thì phải giịi trị bệnh, người cơng nhân thì phải giỏi ngành nghề...
Điền đó càng thể hiện rõ trong điều kiện hiện nay khi chúng ta tiến hành sự
nghiệp Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa với sự phân cơng lao động ngày càng sâu

sắc và sự chun mơn hóa ngày càng cao của người lao động.
Ngày nay, trong bối cành tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng, sự chuyển dịch lao động quốc tế cũng như công nghệ kỹ thuật hiện đại
dẫn tới sự cạnh tranh quốc tế giữa những người lao động đề giành được những vị
trí làm việc tốt. Bời vậy người lao động phải có khả năng làm việc thực tế, phải có
khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và
của cách mạng khoa học cơng nghệ; người lao động cịn phải có năng lực tham gia
hoạch định chính sách đưa ra giải pháp và tổ chức thực hiện quản lý sản xuất kinh
doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường và phân còng lao động quốc tế. Những
khả năng đó chỉ có thể có từ nguồn nhân lực có tri thức, có trí tuệ và đã được đào
tạo. Như vậy, nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức phải là nguồn nhân lực
có trí tuệ, có tri thức khoa học và được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật.
Thứ hai, nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức có tính quốc tế hố
cao. Từ khi cơng nghệ thơng tin phát triển bùng nổ, nhất là với sự phát triển của
Internet, đã làm cho không gian, thời gian không chỉ trong phạm vi quốc gia mà
trên phạm vi toàn cầu đã bị rút ngắn, thu hẹp khoảng cách. Các nhân tố tri thức,
cơng nghệ, vốn, lao động.. .khơng cịn bị bó hẹp trong biên giới một quốc gia làm
cho hoạt động kinh tể mang tính tồn cầu. Sự chuyển dịch lao động quốc tế cùng
như công nghệ kỹ thuật hiện đại ngày càng mạnh mẽ dẫn tới sự cạnh tranh quốc tể
giữa những người lao động. Điều đó bắt buộc người lao động phải học tập, trang bị
14


kiến thức kỹ năng về chuyên môn, kỹ năng sử dụng ngoại ngừ mới có thể đáp ứng
được yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Thứ ba, đặc điểm quan trọng của nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri
thức là có tính sáng tạo cao. Sáng tạo là một đặc điểm quan trọng và nổi bật của
nguồn nhân lực hiện đại. Sáng tạo là cơ sở đề phát triển lực lượng sản xuất của xã
hội đồng thời cũng là động lực cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế để thơng qua đó
kinh tế phát triển. Cho dù ở bất kỳ hình thái kinh tế nào thì sự sáng tạo của người

lao động đều có vị trí đặc biệt quan trọng. Đối với kinh tế tri thức thì sức sáng tạo
của nguồn nhân lực lại càng được coi trọng và sáng tạo có thể được coi như một
tiêu chí để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, đánh giá sự phát triển của kinh tế
tri thức.
Nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo mới có thể đưa ra các phương pháp,
cách thức mới để giải quyết một vấn đề cũ hay đưa ra một vấn đề mới, giải pháp
mới. Trong thực tế, năng lực sáng tạo của nguồn nhân lực có thể được thể hiện qua
các cải tiến, các giải pháp hữu ích hay phát minh ra sản phẩm mới. dịch vụ hay
công nghệ quản lý mới.
Trong kinh tế tri thức, khoa học - Cơng nghệ có tốc độ phát triển và thay thế
rất cao, sản phẩm có vịng đời ngắn, thậm chí cơng nghệ phát minh sáng chế cũng
có vịng đời ngắn. Phát triển nguồn nhân lực nếu như khơng có nguồn nhân lực
sáng tạo thì khơng những không sáng tạo ra được công nghệ, sản phẩm mới mà
cịn khơng làm chủ được những cơng nghệ, kỹ thuật trung bình của xã hội và như
vậy sẽ dần đào thải ra khỏi đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao.
Như vậy, sáng tạo là yếu tố, đặc điểm không thể thiếu được của nguồn nhân
lực và có ý nghĩa quyết định đối với sự thành cơng cũng như trình độ phát triển của
kinh tế tri thức.
2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế chi thức
Thời đại ngày nay, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc cùng với làn
sóng tồn cầu hóa đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử: nền kinh tế thế giới bước vào
giai đoạn quá độ từ nền kinh tế dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật là đại cơng nghiệp,
cơ khí hố sang nền kinh tê dựa trên tri thức. Lúc này tri thức đà trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp và việc phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia đóng
vai trị sống cịn đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Các quốc gia phát triển có nền kinh tế dựa trên một nền sản xuất cơng nghệ
cao, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Cơ sở vật chất kỹ
thuật như tự động hoá, tin học hoá đã được hình thành đáp ứng địi hỏi của kinh tế
tri thức. Lực lượng sản xuất phát triển thể hiện bằng việc xuất hiện một số lượng
đơng đảo những lao động trí tuệ ở các nước phát triển và cả những nước công

nghiệp mới (NICs). các nước đang phát triển.
Sự chuyển biến có tính chất bước ngoặt này của lực lượng sản xuất thế giới
khiến cho bất cứ quốc gia nào khi tiến hành cơng nghiệp hố phải gắn liền với hiện
đại hố và đặc biệt muốn tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn thì việc
phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao để tiếp cận, phát triển kinh tế kỹ thuật
giữ một vai trò cực kỳ quan trọng.
15


Phát triển nguồn nhân lực bao gồm hai nội dung phát triển về số lượng và
phát triển về chất lượng nguồn nhân lực. về số lượng nguồn nhân lực, mỗi thời kỳ,
mỗi nền kinh tế có những yêu cầu khác nhau về số lượng nguồn nhân lực. Thời kỳ
kinh tế phát triển bùng nổ thì số lượng lực lượng lao động mà nền kinh tế đòi hỏi
tảng cao và đi củng với nó là chất lượng của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn
nhân lực thể hiện thông qua hiệu quả của quá trình lao động do nguồn lao động
thực hiện. Các hoạt động lao động của con người trong quá trình lao động này
được phân thành hai nhóm các hoạt động.
Thứ nhất, người lao động thực hiện những hoạt động đã được lặp đi lặp lại
nhiều lần như những kỹ năng đã được học tập để sản xuất ra các sản phẩm theo
khn mẫu tính sẵn.
Thứ hai, người lao động sáng tạo ra các kỹ thuật công nghệ sản xuất mới
(trước đó chưa có một khn mẫu tính sẵn nào). Những sản phẩm của quá trình lao
động này chứa đựng một hàm lượng giá trị rất cao bởi vì người lao động phải huy
động một năng lực thể chất, năng lực tinh thần, trí tuệ, đạt đến một mức độ rất cao.
Con người lao động phải có đủ trình độ để tìm kiếm, phát hiện thơng tin mới, tri
thức mới; từ đó vật chất hố nó biến nó thành các sản phẩm mới, công nghệ mới.
Như vậy, phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức yêu cầu: về
số lượng phải cung ứng đủ số lượng nguồn nhân lực theo nhu cầu tăng trưởng và
phát triển nền kinh tế; về chất lượng cần phát triển năng lực thể chất, tinh thần sáng
tạo, khả năng tìm kiếm phát hiện và vật chất hố thơng tin thành sản phẩm mới

cơng nghệ mới. Trong số đó, phát triển nguồn nhân lực có năng lực sáng tạo, năng
lực đổi mới thể hiện ra kết quả lao động là những sản phẩm công nghệ mới là nội
dung quan trọng nhất của việc phát triển nguồn nhân lực để tiếp cận và phát triển
kinh tế tri thức.
KẾT LUẬN
Kinh tế tri thức là một nấc thang phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất, là
xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới. Kinh tế tri thức tác động đến sự phát
triển của tất cả các quốc gia với nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế xã hội cũng như tuỳ thuộc vào thái độ, sự quan tâm tới kinh tế tri
thức của mỗi quốc gia. Kinh tế tri thức mở ra cơ hội phát triển to lớn cho tất cả các
nước, đồng thời cũng mang lại khơng ít thách thức, nguy cơ, nhất là đối với những
nước đang phát triển như Việt Nam. Đối với những nước này có thể tiến hành
những bước đi tắt, đón đầu, để tiếp cận phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt ở những
ngành, lĩnh vực có thế mạnh. Muốn tiếp cận phát triển kinh tế tri thức thành công
chúng ta phải chủ động xây dựng được các nguồn lực cần thiết, trong đó nguồn
nhân lực có chất lượng là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất, và phát triển nguồn
nhân lực là giải pháp đột phá và đóng vai trò quyết định.
Phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức là phải cung ứng đủ
nhu cầu ngày càng tăng lên về số lượng nguồn nhân lực có trình độ. Nhất là trong
thời kỳ thực hiện tiến trình Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa hóa rút ngắn và phát
triển kinh tế tri thức hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh đó là tăng lên về chất lượng
nguồn nhân lực thể hiện qua việc tăng cường năng lực thể chất và năng lực trí tuệ
16


của nguồn nhân lực trong việc tìm kiếm, phát hiện thơng tin, sáng tạo thơng tin và
vật chất hố thơng tin thành các sản phẩm vá công nghệ mới phục vụ đắc lực đời
sống kinh tế xã hội của loài người.
Phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức thành công hay không
phần lớn phụ thuộc vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Do vậy phải quan tâm đầu

tư mạnh mẽ nhân tài, vật lực cho giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học từ tiểu
học cho tới cao đẳng đại học và sau đại học. Trong đó các bậc học phổ thơng đóng
vai trị cung cấp kiến thức nền tảng cho việc tiếp cận kinh tế tri thức. Đối với bậc
cao đẳng, đại học và sau đại học tốt hơn. Việc coi trọng bậc đào tạo cao đẳng đại
học và sau đại học sẽ đảm bảo được nguồn cung ứng nhân lực có trình độ khoa học
kỹ thuật cơng nghệ cao, là nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế tri thức. Để làm
được điều đó phải huy động nhiều nguồn vốn đầu tư cho giáo dục đào tạo, đa dạng
hoá hình thức và loại hình đào tạo để cung ứng đầy đủ về số lượng nguồn nhân lực,
nhưng chất lượng giáo dục phải được đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức ngoài việc
tăng cường đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục và đào tạo, còn phải quan tâm tạo ra môi
trường thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực bằng việc sử dụng rộng rãi các
thành tựu của công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Cũng như phải phổ biến sử dụng công nghệ thông tin trong các trường học từ bậc
tiểu học trở lên. Ngồi cơng nghệ thơng tin, phát triển cơng nghệ sinh học, công
nghệ năng lượng, vật liệu mới, phân tử…
Phát triển nguồn nhân lực để phát triển kinh tế tri thức còn phải đặt vào bối
cảnh Việt Nam đang thực hiện tiến trình CNH-HĐH. Tiến trình này góp phần tạo
ra cơ sở để nguồn nhân lực phát triển và đến lượt mình nguồn nhân lực phát triển
sẽ thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH. Đến đích sớm hơn và tạo ra được “bệ phóng”
quan trọng để kinh tế tri thức tăng tốc.
Việt Nam ngày nay đang đứng trước vận hội to lớn, một cơ hội mà theo nhà
sử học Dương Trung Quốc cho rằng: “ngàn năm có một” để phát triển đất nước trở
thành một quốc gia cường thịnh. Phát triển nguồn nhân lực, tiến hành thành cơng
tiến trình CNH-HĐH rút ngắn, phát triển kinh tế tri thức là con đường tất yếu và
đúng đắn để đi tới mục tiêu đó. Lưỡng lự, chần chừ, chậm bước trong bối cảnh
quốc tế hiện nay, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội to lớn và gánh chịu sự tụt hậu như trước
đây hai thế kỷ đã từng bỏ lỡ khi làn sóng cơng nghiệp hố từ phương Tây tràn sang
phương Đơng. Trình độ của nguồn nhân lực Việt Nam hiện còn đang ở xuất phát
điểm thấp đặc biệt là so sánh với yêu cầu của phát triển kinh tế tri thức. Tuy nhiên,

với sự đổi mới tư duy, nhận thức và hành động đúng đắn được giải phóng mọi năng
lực sản xuất, giải phóng mọi khả năng sáng tạo trong một mơi trường được quan
tâm đầu tư đầy đủ, nguồn nhân lực Việt Nam hồn tồn có thể tận dụng thời cơ,
vượt qua nguy cơ, từng bước phát triển kinh tế tri thức thành cơng đưa Việt Nam
đứng vào vị trí xứng đáng trên con đường vươn tới sự cường thịnh của các quốc
gia trên toàn thế giới.

17



×