Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu thăm dõ cơn đau đai chậu liên quan đến thai kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.36 KB, 7 trang )

NGHIÊN CỨU THĂM DÕ CƠN ĐAU ĐAI CHẬU
LIÊN QUAN ĐẾN THAI KỲ
Dương Thị Nhan, Phạm Phước Vinh,
Châu Hữu Hầu
TÓM TẮT. Nghiên cứu thăm dò cơn đau đai chậu liên quan đến thai kỳ. Trong nghiên
cứu thăm dò trên 91 thai phụ tại bệnh viện Nhật Tân, số tuổi trung bình 28,7 ± 6.0. Kết
quả thu được qua nghiên cứu này cho thấy: tổng số thai phụ có ĐLDTK và ĐĐCTK
chiếm 62 (68,1%), trong đó ĐLDTK là 49 (53,8%), ĐĐCTK chiếm 24 (26,4%), ĐĐCTK
kèm ĐLDTK là 13 (14,3%). Tuổi thai phụ không ảnh hưởng đến ĐĐCTK, nhưng tuổi thai
càng cao càng có nguy cơ ĐĐCTK với p=0,016, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
<0,05. ĐĐCTK cần được nghiên cứu sâu hơn để giảm thiểu các cơn đau liên quan đến
thai kỳ.
SUMMARY. The pilot study of the pelvic girdle pain associated with pregnancy
(PPGP). In a cross-section study of 91 pregnant women in Nhat Tan hospital, the mean
age was 28.7 ± 6.0. The results from this study show that the total number of women with
PPGP and PLBP (Pegnancy related Low Back Pain) is 62 (68.1%), of which the PLBP is
49 (53.8%), the PPGP is 24 (26.4%), and PLBP+PLBP is 13 (14.3%). Maternal age did
not affect with PPGP, but the higher the gestational age, the greater the risk of PPGP
with p = 0.016, the difference was statistically significant at p <0.05. Conclusion: The
PPGP should be further researched to reduce the pain associated with pregnancy.
MỞ ĐẨU
Đau đai chậu liên quan đến thai nghén đã từ lâu gây bối rối cho y học. Đánh giá hiện nay
tập trung vào thuật ngữ, bệnh cảnh lâm sàng và tần suất hiện mắc. Nhiều thuật ngữ được
sử dụng, nhưng chỉ là một và là thực thể tương tự. Wu và cs đề xuất ''đau đai chậu liên
quan đến thai kỳ (ĐĐCTK)'', và ''đau lưng dưới liên quan đến thai kỳ (ĐLDTK)”, bằng
chứng hiện nay cho thấy cả hai cộng thêm vào cơn ''đau lưng-chậu'', và cả hai là các thực
thể khác nhau (dù các cơ chế nền có thể tương tự)(6).
Đau lưng-chậu do thai nghén đã được mơ tả từ thời Hippocrates (460-377 trước giáng
sinh). Ơng cho rằng do khung chậu giãn rộng không hồi phục xảy ra với lần mang thai
đầu tiên làm mất ổn định của các khớp cùng chậu dẫn đến triệu chứng viêm(7). Y văn gần
đây cho thấy khoảng một nửa phụ nữ mang thai bị đau thắt lưng-chậu có thể tồn lưu, hoặc


nặng nề hơn sau khi sanh.
Các cơ chế chính xác dẫn đến sự phát triển của ĐĐCTK vẫn chưa chắc chắn. Nhiều giả
thuyết được đưa ra: hormon, sinh học, chấn thương, trao đổi chất, di truyền và thoái
biến(7)… Các yếu tố nguy cơ bao gồm: công việc vất vả, tiền sử đau lưng, đau gân vùng
chậu hoặc chấn thương trước đó đến xương chậu được xác định liên quan chặt chẽ đến
PPGP(8). Theo Melzack và cs(3), đau lưng liên tục là do sự căng thẳng và đè ép lên các cấu
trúc nội tạng và thần kinh liền kề phúc mạc, khác với các cơn đau nhịp nhàng rõ ràng liên
quan đến các cơn co tử cung.
Tỷ lệ mắc ĐĐCTK dao động từ 4% đến 76,4% tùy thuộc vào định nghĩa hay chẩn đoán
được sử dụng và thiết kế các nghiên cứu (hồi cứu hoặc tương lai)(8). Theo hướng dẫn chẩn
đoán và điều trị cơn đau đai chậu của châu Âu(8) vào năm 2008, cơn đau đai chậu ở phụ
nữ mang thai chiếm khoảng 20%.
Björklund và cs(9) nghiên cứu về cơn đau đai chậu ở phụ nữ mang thai vùng Scandinavia
nhận thấy cơn đau này xảy ra không liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội của các nước.
10


Vermani và cs(10)nghiên cứu cơn đau đai chậu có liên quan đến thai kỳ (ĐĐCTK) và đau
lưng dưới liên quan đến thai kỳ (ĐLDTK) là những vấn đề thường gặp với các tác động
về mặt vật lý, tâm lý và xã hội. Các can thiệp như giáo dục bệnh nhân, mang đai vùng
chậu, châm cứu và các bài tập hậu sản dưới nước có thể mang lại lợi ích cho những bệnh
nhân này.
Berg và cs nghiên cứu các thai phụ ở một khu vực được khám tiền sản thì thấy 79/862
thai phụ khơng thể tiếp tục cơng việc vì đau lưng dưới nghiêm trọng do rối loạn chức
năng của khớp cùng-chậu. Công việc vất vả và tiền sử đau lưng trước đây là những yếu tố
liên quan và đa số bệnh nhân bắt đầu bị đau lưng giữa tháng thứ 5 và thứ 7 của thai kỳ(2).
Theo Orvieto và cs(4), các yếu tố có liên quan: kinh tế xã hội thấp, bệnh sử ĐLD tiền thai
và thai lần đầu.
Cơn ĐĐCTK: đau (như dao đâm, âm ỉ, như bị bắn, như bị bỏng) ở vùng chung của khung
chậu, hoặc gần phía sau các khớp cùng-chậu và kéo dài đến vùng mông hoặc trước vùng

lân cận của khớp mu. Cơn đau có thể lan tỏa đến khớp háng, đáy chậu hoặc sau đùi,
không theo một phân bố rễ thần kinh rõ ràng. Định vị chính xác cơn đau thường khó thực
hiện và hay thay đổi(7).
Cần chẩn đoán phân biệt ĐĐCTK với các bệnh lý nội tạng gây đau của xương chậu (niệu
sinh dục, đường tiêu hóa), hội chứng đau lưng dưới (tổn thương đĩa thắt lưng, trượt đốt
sống, thấp khớp, đau thần kinh tọa, hẹp cột sống hoặc thắt lưng viêm khớp cột sống),
nhiễm khuẩn xương hoặc mô mềm (như bệnh lao hoặc bệnh giang mai khớp vệ), nhiễm
trùng đường tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch đùi, biến chứng sản khoa (sinh non, đột quỵ,
đau dây chằng tròn, viêm ối-màng mạch), vỡ ung thư biểu mô, và các khối u mô xương
hoặc mơ mềm(1).
ĐĐCTK là một dạng của ĐLDTK, có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp với ĐLDTK. Như
vậy có thể có 3 thể: ĐĐCTK, ĐLDTK và ĐĐC và ĐLDTK(8). Năm 2011, Kanakaris và
cs(7) lại chia làm 5 loại dựa trên việc định vị cơn đau: (1), hội chứng đai chậu, gồm đai
chậu trước và sau, khớp mu và các khớp cùng chậu 2 bên; (2), hội chứng cùng chậu hai
mặt, gồm đai chậu sau và hai bên khớp cùng-chậu; (3), hội chứng cùng-chậu một bên,
gồm đai chậu sau và khớp cùng chậu 1 bên; (4), tách rời xương vệ, gồm đai chậu trước và
khớp mu; (5), linh tinh, gồm các phát hiện khác.
Sự khởi phát của ĐĐCTK thay đổi đáng kể và được ghi nhận từ cuối tam cá nguyệt đầu
tiên đến tháng đầu sau sanh. ĐĐCTK có thể xảy ra từ từ hoặc xuất hiện bất ngờ. Cơn đau
sau sinh có thể nhẹ hơn so với khi mang thai. Đỉnh điểm của các triệu chứng gần với tam
cá nguyệt thứ ba giữa tuần thứ 24 và thứ 36 của thai kỳ. Khoảng 93%, ĐĐCTK lắng
xuống và tự nhiên biến mất sau tháng thứ 6 sau sinh. Một số bệnh nhân còn lại (8%), cơn
đau vẫn tồn tại và thành mãn tính(7).
Các nghiên cứu trước đây tập trung hơn vào việc khám lâm sàng và hình ảnh X quang,
trong khi gần đây đã chuyển sang các xét nghiệm khơi gợi đau chuyên biệt. Đối với các
thành phần sau của đai chậu và các khớp cùng-châu, khảo sát đáng tin cậy nhất là kiểm
tra khơi gợi đau vùng chậu sau (P4/đẩy đùi)(11), FABER của Patrick (co, dạng, xoay ngoài
ở ở khớp hông) (12), giơ chân thẳng chủ động (ASLR) (13), khảo sát dây chằng lưng dài và
thử nghiệm Gaenslen(14). Đối với khớp mu, chẩn đoán dựa chủ yếu vào sự ấn sâu và xét
nghiệm Trendelenburg sửa đổi(15).

Xét nghiệm máu thường không đặc hiệu. Các phim khung chậu chuẩn được dùng để đo
mức độ tách khớp vệ (symphyseal separation), thối hóa hoặc lỗng xương. Theo các
khuyến cáo gần đây của nhóm nghiên cứu ĐĐCTK châu Âu, chụp X quang thường qui,
quét CT và nhấp nháy đồ khơng được khuyến khích sử dụng trong chẩn đoán ĐĐCTK.
11


Nhưng quét MRI được đề xuất trong chẩn đoán phân biệt ĐĐCTK qua tất cả các giai
đoạn của bệnh. Siêu âm qua ngả âm đạo hoặc qua đáy chậu (transperineal) cũng được
khuyến cáo(7).
Xử trí hội chứng ĐĐCTK thường kết hợp liên ngành. Thuật toán điều trị được đề xuất
cần phân biệt giữa các trường hợp trước và sau sinh(7). Nghỉ ngơi tại giường và chăm sóc
triệu chứng, nhất là ở giai đoạn ban đầu. Thể dục dưới nước và tránh các chuyển động
khơng thích hợp, châm cứu và tập thể dục thể chất vào đầu thai kỳ đã được xác định là có
lợi (7).
Đối với các trường hợp sau sanh vẫn cịn có triệu chứng: dựa trên các bài tập ổn định cụ
thể, phục hồi chức năng và chất lượng cuộc sống và tình trạng thể chất liên quan đến sức
khỏe(7).
Thuốc giảm đau đã được đánh giá rộng rãi. Paracetamol, dù an tồn, nhưng khơng đủ.
Khơng steroid (NSAID): giảm đau tốt hơn, nguy cơ dị tật thai nhi hoặc biến chứng mang
thai. Nhưng mức độ đau nghiêm trọng thường lên cao điểm ở giai đoạn cuối của thai kỳ,
cho phép NSAID sử dụng sau đó hoặc chủ yếu là sau sinh. Opioid bị hạn chế nghiêm
ngặt. Đôi khi việc sử dụng thuốc giảm đau ngoài màng cứng đã được được báo cáo với
kết quả tốt (7). Gây tê tại chỗ có hướng dẫn với corticosteroids đã được thử nghiệm điều
trị(7). Walheim(12) phẫu thuật kết hợp xương chậu hay dùng trong giai đoạn cuối sau khi
các phương pháp không phẫu thuật thất bại. Các liệu pháp bổ sung: xoa bóp, áp nhiệt cục
bộ và/hoặc lạnh, gối đặc biệt, thao tác chung và vận động cùng-chậu, đai vùng chậu… với
kết quả không rõ ràng(7).
Tái phát của ĐĐCTK thường được báo cáo (41% đến 77%), hoặc với một thai kỳ tiếp
theo hoặc liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Tỷ lệ chính xác của tái phát, cũng như các

yếu tố rủi ro liên quan hoặc vai trị của nó các biện pháp phịng ngừa, chưa được biết.
Nhiều vấn đề về ĐĐCTK và ĐLDTK vẫn cịn khơng rõ ràng. Hơn nữa, các số liệu về tần
suất được cơng bố cịn rất khác nhau. Cơ chế bệnh lý nền vẫn còn là vấn đề tranh luận, và
khơng có nhất trí trong y văn về chẩn đoán và điều trị(6). Ở nước ta, việc nghiên cứu
ĐĐCTK và ĐLDTK cịn ít. Và cơng trình này bước đầu nghiên cứu về tỷ lệ mắc ĐĐCTK
và ĐLDTK và từ đó có biện pháp giúp giảm thiểu vấn nạn này cho các thai phụ.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành tại Bệnh viện Nhật Tân, Châu Đốc, tỉnh
An Giang.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 15/6/2018 đến ngày 14/7/2018.
Thu thập dữ liệu và kích thƣớc mẫu
Tiêu chí chọn: Tất cả những người tham gia nghiên cứu này phải trên 18 tuổi, từ 14 đến
38 tuần tuổi thai và có đủ trình độ viết và nói. Nếu là người Khmer thỉ phải có người
thơng dịch thơng thạo. Tiêu chí loại trừ sẽ bao gồm bất kỳ biến chứng y khoa hoặc sản
khoa nào ảnh hưởng đến thai kỳ: bệnh lý nghiêm trọng như: tiền sản giật, sản giật, suy
nhược trí tuệ hoặc tâm thần, các bệnh hệ thống, gãy xương cột sống gần đây, chấn thương
hoặc phẫu thuật.
Tuyển chọn: Tất cả thai phụ đến phòng khám tiền sản đều được đưa vào nghiên cứu, trừ
các thai phụ từ chối nghiên cứu hoặc vướn vào tiêu chí loại trừ. Những người từ chối
tham gia vào nghiên cứu sẽ tiếp tục nhận được chăm sóc tiền sản của bệnh viện như bình
thường. Mỗi người tham gia sẽ được đánh giá duy nhất một lần bởi BS vật lý trị liệu hoặc
BS chấn thương chỉnh hình với các thử nghiệm khởi gợi đau.
12


Cỡ mẫu: Trong thời gian này, chúng tôi chọn được 91 thai phụ được đua vào nghiên cứu
Cách tiến hành nghiên cứu
Biện pháp chính(31)








Trong tâm là xác định tỷ lệ hiện mắc của PGP của ĐĐCTK ở phụ nữ mang thai.
Yêu cầu người tham gia cho biết khu vực đang đau hoặc bị đau trong vịng 24 giờ
trước đó.
Những người tham gia đã hay đang trải qua cơn đau ở thắt lưng-chậu khu trú sẽ được
kiểm tra để phân loại liệu chúng có thuộc về ĐĐCTK hay khơng và kết hợp với việc
tự báo cáo về triệu chứng, ảnh hưởng đến các hoạt động của cuộc sống hàng ngày.
Chẩn đoán phân biệt giữa ĐLDTK liên quan đến mang thai và ĐĐCTK. Để được
phân loại là có ĐĐCTK, người tham gia sẽ báo cáo vị trí đau cụ thể trong khu vực xa
đến đốt sống thắt lưng thứ năm và giữa mào chậu sau và nếp gấp mơng có hoặc khơng
có đau khớp vệ.
Biểu đồ đau cho phép chẩn đoán phân biệt mức độ đau giữa ĐLDTK và ĐĐCTK.
Đau lưng dưới
(ĐLDTK)
Đau đai chậu
(ĐĐCTK)
Hình . Biểu đồ đau
giúp chẩn đốn phân
biệt đau lưng dưới
và/hoặc
đau
đai
chậu(17).








Thai phụ được phân loại là có ĐĐCTK sẽ xác nhận qua một cuộc phỏng vấn rằng cơn
đau bắt đầu trong khi mang thai và có đau trong hai hoặc nhiều hơn các hoạt động
sau: đi bộ, đứng, leo cầu thang, mang đồ vật, đẩy xe đi mua sắm, lật qua trên
giường…
Ít nhất 2 trong số các thử nghiệm thực thể sau đây sẽ dương tính ở phía có triệu chứng
được báo cáo: thử nghiệm khơi gợi cơn đau chậu sau (PPP, P4, đẩy đùi), thử nghiệm
FABER (Flexion, Abduction, External Rotation of hip) của Patrick, thử nghiệm nâng
chân thẳng chủ động (ASLR), thử nghiệm Gaenslen và thử nghiệm Trendelenberg đã
sửa đổi.
Tất cả các thử nghiệm này có độ tin cậy và hiệu lực tuyệt vời, với độ đặc hiệu rất cao.
Thử nghiệm ASLR được chọn và đã được sử dụng rộng rãi để phân loại ĐĐCTK.
Thử nghiệm Trendelenberg sửa đổi được dùng như một thử nghiệm khiêu gợi cơn đau
khớp vệ.

Các biện pháp khác


Các biện pháp khác được đưa vào để điều tra về các yếu tố liên quan đến ĐĐCTK.
Các thai phụ sẽ được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi về tình trạng mang thai hiện
tại, bao gồm tuổi tác, mang thai, số lần sanh (được xác định là số lần sanh trước đó
>24 tuần tuổi thai) và loại mang thai (một thai hoặc đa thai, chẳng hạn như song sinh,
sinh ba, v.v.) Thông tin về xã hội học sẽ cũng được ghi lại bằng cách xác định tình
trạng hơn nhân và trình độ giáo dục (tiểu học, trung học, đại học). Các thai phụ cũng
được hỏi về các yếu tố văn hóa dân tộc…
13









Các thai phụ được hỏi có bệnh sử đau lưng dưới trước đó (ĐLD) và/hoặc ĐĐC khơng
liên quan đến thai kỳ. Các thai phụ đã từng sanh đẻ cũng được hỏi có bệnh sử của
ĐLD và/hoặc ĐĐCTK trước đó hay khơng. Có mẹ và/hoặc chị gái có ĐĐCTK khơng.
Trả lời các câu hỏi về các yếu tố nghề nghiệp, bao gồm trạng thái công việc (giờ làm
việc 0, 0–20 giờ, 20-40 giờ và >40 giờ/mỗi tuần), loại công việc (thang điểm 5 từ rất
nặng đến rất nhẹ) và sự hài lịng với cơng việc (thang điểm 5 từ rất xấu đến rất tốt) .
Các thai phụ sẽ được hỏi về thời gian dành cho các vị trí hàng ngày, chẳng hạn như số
giờ để nằm, ngồi, đứng và đi bộ trong một ngày điển hình. Bảng câu hỏi đai chậu,
thước đo đáng tin cậy và giá trị trong đánh giá các triệu chứng và khuyết tật trong
ĐĐCTK, sẽ được dùng.
Cuối cùng, thai phụ sẽ được yêu cầu đánh giá mức độ đau hiện tại và mức độ đau 24
giờ qua sử dụng thang đo tương tự trực quan (VAS) . Đối với VAS, người tham gia sẽ
được hướng dẫn để ghi điểm nỗi đau của họ cường độ trên 0 (khơng đau) đến 100
(đau đớn tồi tệ nhất).

Phân tích thống kê
Dữ liệu sẽ được thu thấp bằng Excel, xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0. Dùng
crosstabs để so sánh các biến định tính. Dùng ANOVA để phâ tích các biến định lượng.
Số trung bình ± độ lệch chuẩn. Trị số p <0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Các đặc điểm của thai phụ bao gồm trong nghiên cứu (n=91)
Các đặc điểm


Mô tả

Tỷ lệ %

Trung bình (±SD)

Tuổi (năm)

28,7 ± 6.0

Tuổi thai (tuần)

26,1 ± 8,7

Số lần sanh

0

35 (38,5) p >0,05

>1

56 (61,5)

Kinh

84 (92,3)

Khmer


5 (5,5)

Chăm

2 (2,2)

Nội trợ

54 (59,3)

Lao động chân tay

21 (23,1)

Lao động trí óc

16 (17,6)

Tiểu học

16 (17,6)

Trung học

54 (59,3)

Đại học

21 (23,1)


Đau vùng chậu lần
mang thai trước



2 (2,2)

Khơng

89 (97,8)

Chị gái có đau
vùng chậu khi
mang thai?



1 (1,1)

Khơng

90 (98,9)

Mẹ có đau vùng



2 (2,2)


Dân tộc

Nghề nghiệp

Văn hóa

14


chậu khi mang
thai?

Khơng

89 (97,8)

Đau thắt lưng trước Có
lúc mang thai
Khơng

12 (13,2)

Đau đai chậu lúc
nào?

3 tháng đầu

2 (2,2)

3 tháng giữa


8 (8,8)

3 tháng cuối

16 (17,8)

79 (86,8)

Bảng 2. Kết quả các thử nghiệm khơi gợi cơn đau
Thử nghiệm

Kết quả (+) (%)

Thử nghiệm khơi gợi đau chậu sau (thử nghiệm P4)

44 (48,4)

Thử nghiệm na6g chân thẳng chủ động (ASLR)

39 (42,9)

Thử nghiệm Trendelenbourg cải tiến

18 (19,8)

Thử nghiệm FABER

2 (2,2)


Bảng 3. Tỷ lệ mắc đau đai chậu liên quan đến thai kỳ
Cơn đau ở thai phụ

N (%)

Tổng số thai phụ đau lưng + đai chậu

62 (68,1)

Thai phụ đau thắt lưng

49 (53,8)

Thai phụ đau đai chậu

24 (26,4)

Thai phụ vừa đau lưng vừa đau đai chậu

13 (14,3)

Tổng số đau đai chậu liên quan đến thai kỳ

25 (27,4)

Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ của ĐĐCTK
Các thông số

Không ĐĐCTK ĐĐCTK


F

p

Tuổi thai phụ

28,9 ± 5,2

27,9 ± 7,7

0,481

0,490

Tuổi thai (tháng)

24,7 ± 9,2

29,7 ± 6,5

6,017

0,016

Chiều cao thai phụ
(cm)

156,9 ± 0,04

156,1 ± 4,9


0,453

0,503

BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu thăm dị này, chúng tơi tiến hành nghiên cứu trên 91 thai phụ, có số
tuổi trng bình 28,7 ± 6.0, mang thai trung bình 26,1 ± 8,7; số lần sanh: chưa sanh 38,5%,
sanh lần đầu 48,4%, sanh >2 lần 13,2%. Dân tộc Kinh chiếm đa số với 92,3%, Khmer
5,5% và người Chăm 2,2%. Nghề nghiệp nội trợ 59,3%, lao động chân tay 23,1% và lao
đồng trí óc 17,6%. Văn hóa: tiểu học 17,6%, trung học 59,3% và đại học 23,1%. Tiền sử
bản thân, chị gái và mẹ có ĐĐCTK lần sanh trước khơng đáng kể. ĐĐCTK nhiều nhất
vào 3 tháng cuối với 17,8%.
Các thử nghiệm được đề nghị dùng gồm 5 thủ nghiệm: khơi gợi đau chậu sau (thử
nghiệm P4), Thử nghiệm nâng chân thẳng chủ động (ASLR), Thử nghiệm
Trendelenbourg cải tiến, Thử nghiệm FABER và thử nghiệm Gaenslen. Hai thử nghiệm
15


sau ít được dùng do độ khó và bệnh nhân khó chịu. Đây cũng là một hạn chế trong nghiên
cứu.
Kết quả thu được qua nghiên cứu này cho thấy: tổng số thai phụ ĐLDTK và ĐĐCTK
chiếm 62 (68,1%), trong đó ĐLDTK là 49 (53,8%), ĐĐCTK chiếm 24 (26,4%), ĐĐCTK
kèm ĐLDTK là 13 (14,3%). Endresen(5) nhận thấy 21% người sanh con so có cả ĐĐCTK
và ĐLDTK và ở người sanh con rạ là 31%. Số liệu này thấp hơn cơng trình của chúng tơi
với 68,1%. Theo Kanakaris và cs thì tỷ lệ đau thắt lưng-chậu dao động từ 4 đến 76,4%
tùy theo định nghĩa và phương tiện chẩn đoán được dùng. Riêng tỷ lệ ĐĐCTK là 26,4%,
cũng tương tự với số liệu theo Kanakaris là 16% đến 25%.
Tuổi và chiều cao thai phụ không ảnh hưởng đến ĐĐCTK, nhưng tuổi thai có ảnh hưởng
với p=0,016, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

KẾT LUẬN. Cơn ĐĐCTK cần được nghiên cứu sâu hơn nhằm giảm thiểu các cơn đau
liên quan đến thai kỳ.
THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.

18.

16

Endresen EH. Pelvic Pain and Low Back Pain in Pregnant Women – an Epidemiological Study.
Scandinavian Journal of Rheumatology. Volume 24, 1995 - Issue 3: Pages 135-14
Berg G, Hammar M, Möller-Nielsen J, Lindén U, Thorblad J. Low back pain during pregnancy.
Obstet Gynecol. 1988 Jan;71(1):71-5.

Melzack R, Schaffelberg D. Low-back pain during labor. Am J Obstet Gynecol. 1987
Apr;156(4):901-5.
Orvieto R1, Achiron A, Ben-Rafael Z, Gelernter I, Achiron R. Low-back pain of pregnancy. Acta
Obstet Gynecol Scand. 1994 Mar;73(3):209-14.
Endresen. Pelvic pain and low back pain in pregnant women--an epidemiological study. Scand J
Rheumatol. 1995;24(3):135-41.
Wu WH, Meijer OG, Uegaki K, Mens JM, van Dieën JH, Wuisman PI, Ostgaard HC. Pregnancyrelated pelvic girdle pain (PPP), I: Terminology, clinicalpresentation, and prevalence. Eur Spine
J. 2004 Nov;13(7):575-89. Epub 2004 Aug 27.
Kanakaris NK, Roberts CS, Giannoudis PV. Pregnancy-related pelvic girdle pain: an update. BMC
Med. 2011; 9: 15. />Vleeming A, Albert HB, Ostgaard HC, Sturesson B, Stuge B. European guidelines for the diagnosis
and treatment of pelvic girdle pain. Eur Spine J 17(6): (2008), 794–819.
Bjorklund K, Bergstrom S. Is pelvic pain in pregnancy a welfare complaint? Acta Obstet Gynecol
Scand 79(1):2000, 24–30.
Vermani E, Mittal R, Weeks A (2010) Pelvic girdle pain and low back pain in pregnancy: a review.
Pain Pract 10(1):2010: 60–71.
Physiopedia. Posterior pelvic pain provocation test. />pelvic_pain_provocation_test_(aka_Thigh_Thrust_aka_Posterior_Shear)
Patricch test. />Raynersmale. ASLR- active-straight-leg-raise. />Physiopedia. Gaenslen Test />GP notebook. Trendelenburg Test. />Ceprnja D, Chipchase L, Gupta A. Prevalence of pregnancy-related pelvic girdle pain and associated
factors in Australia: a cross-sectional study protocol. BMJ Open 2017;7.
Pierce H, Homer CSE, Dahlen HG, King J. Pregnancy-Related Lumbopelvic Pain: Listening to
Australian Women. Hindawi Publishing Corporation- Nursing Research and Practice. Volume 2012,
Article ID 387428.
Robinson HS, Veierød MB, Mengshoel AM, Vøllestad NK. Pelvic girdle pain - associations between
risk factors in early pregnancy and disability or pain intensity in late pregnancy: a prospective cohort
study. Musculoskeletal Disorders 2010, 11:91



×