NUÔI CON KHOA HỌC
Thời nay, các cặp vợ chồng thích có ít con để chăm sóc và nuôi dạy tốt hơn. Nhiều
phương pháp tránh thai đã giúp họ thực hiện ước muốn đó. Làm thế nào để “con hơn
cha” là nguyện vọng chính đáng của mọi gia đình, không chỉ các gia đình trí thức.
Những sai lầm thường gặp
Sai lầm của các cặp vợ chồng trẻ là để có thai tự nhiên, thậm chí ngay trong đêm tân hôn.
Trong tiệc cưới chú rể cụng ly liên tu bất tận với thực khách vừa để tỏ lòng biết ơn, vừa
để chứng minh “năng lực nhậu”.
Đêm động phòng chẳng may đúng ngày rụng trứng. Thế là sau hai tuần cô dâu mới đã bắt
đầu nôn ọe, mệt mỏi. Mầm sống được hình thành lập tức bị ngộ độc rượu bia nên quá
trình phân chia không hoàn chỉnh dễ sinh ra quái thai. Thế là cha mẹ và gia đình không
biết đổ lỗi cho ai bèn mang “ông trời” ra mà trách cứ.
Các tác giả nước ngoài đã tính được cụ thể rằng: chỉ cần 3 lon bia hoặc 100 ml rượu
whisky cũng đủ khả năng gây nứt ống tủy sống để dịch não tủy tràn ra vùng xương cùng
làm thành một…dị nhân có đuôi!
Sai lầm thứ hai cũng cần đề cập đến là vợ chồng trẻ có tính toán nên uống thuốc ngừa
thai để tận hưởng những ngày tự do tuyệt đối, chăm sóc nhau hết mình.
Họ ra tiệm thuốc Tây mua thuốc về uống. Chả cần giờ giấc, tự nhiên cô vợ quên luôn 3-4
ngày rồi lại hồn nhiên uống tiếp, đâu biết là trong 3-4 ngày ngưng thuốc đột nhiên trứng
rụng, cái mầm sống vừa hình thành đã bị “xơi” ngay món nội tiết. Kết quả là quá trình
phân chia hỗn loạn, nếu trẻ ra đời có nguyên vẹn thì khi dậy thì giới tính cũng dở dở
ương ương.
Trong hướng dẫn dùng thuốc tránh thai đã ghi rõ: ngưng dùng thuốc trước khi có thai 6
tháng. Vậy mà có những cặp vợ chồng chả cần đọc, ngưng tuần trước, tuần sau có thai
thậm chí theo cơ chế feedback (điều khiển ngược) thì khi thoát ức chế của thuốc ngừa
thai, trứng có thể rụng ngay tức thì, có trường hợp rụng liền 2-3 quả.
Thế là đang tính chuyện “kế hoạch” nay cặp v
ợ chồng trẻ phải nuôi một lúc 2 đứa lại
chẳng biết thuốc có gây sai sót ẩn gì, để khi lớn lên mới xuất hiện thì trời cũng không cứu
nổi.
Sai lầm thứ ba cũng hay gặp ở nước ta là quan hệ tình dục được coi là “đặc quyền” của
các ông chồng. Ban ngày ông đánh vợ, bà vợ bị chấn thương tâm lý nặng nề. Ban đêm
ông “đè” bà ra mà “sinh hoạt”, không “cho” cũng ăn đòn. Cái mầm s
ống hình thành trong
trạng thái tâm lý như thế tất yếu sẽ bị ảnh hưởng. Bạo hành gia đình có từ khi hình thành
bào thai cho đến khi trẻ ra đời và chứng kiến, tránh sao khỏi những tổn thương, những
lệch lạc về tâm lý.
Sai lầm thứ tư thường rơi vào những gia đình khá giả là khi dính bầu phải ăn thật nhiều
để đứa trẻ “thông minh hơn”. Rốt cuộc là ngay từ trong bụng mẹ đứa bé đã bị “bón thúc”
tới mức béo phì. Trẻ ra đời có số cân hơn 3,5 ký; có trẻ năng tới 5 ký là tiền đề của béo
phì sau này.
Từ sơ sinh đến 12 tháng
Đây là giai đoạn bé sống tự lập, não và hệ thần kinh phát triển nhanh. Chúng ta thường
nghe “ba tháng biết lẫy (lật), bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” để thấy hệ thần
kinh điều khiển cơ xương phát triển như thế nào.
Đây cũng là giai đoạn bé tăng trưởng cân nặng, chiều cao rất nhanh. Cụ thể: sau 6 tháng
cân nặng tăng gấp đôi, sau 1 năm cân nặng tăng gấp 3 lần lúc mới sinh.
Bú mẹ 3 giờ sau khi ra đời là một biện pháp cần được xem trọng. Nhiều chị sợ ngực xấu
nên buộc bé phải bú sữa bò. Các hãng sữa nhắm trúng đích đã quảng cáo theo kiểu “sữa
mẹ là tốt nhất, nhưng nếu bé không bú mẹ thì sữa của hãng chúng tôi có thành phần
giống như sữa mẹ lại được bổ sung DHA…”.
Con bò và người mẹ là hai loài động vật khác nhau, con bò nhai cỏ mà sữa bò lại tốt
tương đương với sữa mẹ! Ấy vậy mà các bà mẹ cả thế giới đều nghe theo.
Trong 4 tháng đầu trẻ chỉ cần bú mẹ. Cuối tháng thứ tư là bắt đầu cho trẻ ăn dặm (sữa bò,
dầu ăn để trẻ có đủ các acid béo như Omega 3, Omega 6, cho trẻ ăn bột với thịt hoặc cá
xay nhuyễn với ít lá rau xanh, tập cho bé uống nước trái cây tươi…). Một số gia đình còn
nấu một nồi cơm, gạn nước cơm để pha sữa cho bé trong giai đoạn ăn dặm rất tốt. Biểu
đồ tăng trưởng của trẻ sẽ giúp các bà mẹ điều chỉnh chế độ ăn của bé.
Trong việc nuôi trẻ thường xuất hiện cuộc “cạnh tranh ngầm” giữa các bà mẹ. Nếu con
nhà kia bụ bẫm hơn nhờ uống sữa ngoại thì bà mẹ phải mua cho bằng được loại sữa đó
bắt bé uống. Cách “cạ
nh tranh” này rất nguy hiểm và thường là tiền đề của chứng biếng
ăn tâm lý gây suy dinh dưỡng.
Từ 1 - 6 tuổi
Ở giai đoạn này hệ thần kinh của bé tương đối hoàn chỉnh nhưng dây thần kinh chưa
được bọc bởi myelin (chưa myelin hóa) nên động tác còn vụng về, tính tình trẻ thường
bồng bột, nhõng nhẽo hay khóc nhè.
Từ 3 tuổi thường trẻ hết đái dầm, biết gọi mẹ hay cô giáo khi muốn đ
i “tè” vì hệ thần
kinh đã điều khiển được cơ thắt ở cổ bàng quang. Trẻ tập nói, biết nói từng từ “mẹ, bà,
bố…” tiếp đến là những câu đơn giản rồi học theo cách nói của người lớn.
Cho trẻ ăn như chế độ của người lớn và uống sữa mỗi ngày. Cần đảm bảo 1g chất đạm
cho 1 kg cân nặng của trẻ (sữa, thịt, cá, trứng, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến). Cần cho trẻ
ăn tối thiểu 0,5g dầu hoặc mỡ/kg thể trọng. Đối với trẻ, vitamin và chất khoáng cũng rất
cần. Mỗi ngày cho bé ăn 5-7 lá rau bằng bàn tay xòe của bé và 5 miếng trái cây đã gọt vỏ
to bằng nắm tay của bé.
Giống như người lớn, trẻ cần được thay đổi món ăn thường xuyên và ăn ít nhất 5 loại
rau, củ, quả khác nhau. Mỗi tuần nên cho bé ăn chè phổ tai, rau câu chừng 2 lần để tăng
cường iode thiên nhiên. Những chuyện tưởng như “tầm thường” này lại quan trọng bởi
tuyến giáp đủ Iode để tổng hợp hormone thyroxine sẽ làm trẻ thông minh hơn.
Từ 7 - 13 tuổi
Đây là giai đoạn học đường. Trẻ tiếp xúc với bạn bè, nhà trường và hình thành nhân
cách. Trẻ cũng ở giai đoạn phát triển chiều cao tiền dậy thì. Chế độ ăn lúc này phải tương
tự như người lớn. Nhiều gia đình thấy trẻ đi học rồi lại lơ là, không chú ý đến vấn đề dinh
dưỡng mà chăm chăm vào chuyện học, trẻ thích gì ăn nấy.
Đây là giai đoạn chiều cao tăng trưởng nhanh. Nếu không cho ăn đủ các nhóm thực
phẩm (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamine và các nguyên tố vi lượng như can-xi, ma-
nhê, kẽm, sắt..) thì chiều cao sẽ chựng lại. Có gia đình thấy trẻ thích ăn ngọt, ăn béo lại
thỏa mãn ý trẻ rồi lý luận rằng ăn rau sợ dư lượng thuốc trừ sâu. Kết quả là trẻ ăn nhiều,
ăn lệch sẽ dẫn đến béo phì. Mới đây Tổ chức y tế thế giới gọi béo phì là “suy dinh dưỡng
cộng” bởi chúng vẫn thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết.
Bổ thần kinh
Thật ra để các sợi thần kinh được myelin hóa tốt chỉ cần cho trẻ ăn đủ các nhóm thực
phẩm là được. Những thực phẩm công nghiệp như sữa bột, bột dinh dưỡng có công thứ
c
cân bằng dưỡng chất nhưng thường được bổn hãng cường điệu hóa với những từ ngữ
đánh trúng tâm lý của các bậc cha mẹ: “cao hơn”, “thông minh hơn” khiến cho ngay cả
gia đình nghèo cũng kiếm tiền mua cho bằng được.
Thực ra trong thức ăn truyền thống mà các gia đình ở nông thôn đang nuôi con đều có đủ
dưỡng chất. Trẻ nông thôn ăn tôm, cua, ốc, cá, đậu các loại và nhiều rau lấy từ v
ườn nhà,
vậy mà trong các cuộc thi trẻ ở vùng nông thôn lại có điểm cao hơn trẻ ở thành thị.
Những kiện tướng cờ vua, những cầu thủ xuất sắc, những nhà khoa học đang làm việc
cho các công ty đa quốc gia hầu hết đều sinh ra từ vùng nông thôn nghèo khó.
Vậy nuôi trẻ như thế nào?
Bạn đừng chạy theo quảng cáo để hy vọng con mình sẽ trở thành “thần đồng đất Việt”.
Các bà mẹ nên tự trau dồi kiến thức dinh dưỡng để biết điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ như
thế nào.
Chẳng hạn: cho con ăn kẹo thường xuyên dễ bị sâu răng, đến bữa trẻ ngang dạ không
chịu ăn cơm. Khi trẻ rơi vào hội chứng biếng ăn lại dùng những biện pháp thô bạo như đè
ra đổ thức ăn vào miệng hay bịt mũi đổ sữa. Có bà mẹ còn để sẵn một cái roi để “khủng
bố” tinh thần trẻ trong mỗi bữa ăn.
Tất cả sẽ làm trẻ bị ức chế tâm lý, men tiêu hóa không tiết ra, dần dần trẻ bị suy dinh
dưỡng, đêm ngủ hay giật mình vì sợ.
Nuôi trẻ là một nghệ thuật cần kết hợp tình yêu thương, hiểu biết tâm lý và dinh dưỡng,
có vậy mới mong trẻ phát triển tốt về cả thể chất lẫn tinh thần.
(Theo Dân Trí)