Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Nghiên cứu vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.13 KB, 20 trang )

MỞ BÀI
Sinh con theo phương pháp khoa học đã thể hiện sự phát triển vượt bậc của
khoa học kĩ thuật, chính điều đó đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh có thể
có con, niềm mong mỏi tha thiết của họ đã trở thành hiện thực. Các phương
pháp hỗ trợ sinh sản có thể giải quyết được tình trạng vô sinh của phụ nữ và
nam giới do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường, hậu quả chiến
tranh… đáp ứng được nguyện vọng làm cha, làm mẹ của họ, điều đó đã thể
hiện những giá trị nhân bản cao đẹp. Thực tế việc áp dụng biện pháp hỗ trợ
sinh sản không đơn thuần thuộc lĩnh vực khoa học mà còn liên quan đến
nhiều vấn đề về đạo đức, pháp lí, về tâm lí tình cảm… Việc áp dụng các biện
pháp này trong nhiều trường hợp không chỉ trong nội bộ cặp vợ chồng vô sinh
mà còn có thể liên quan đến người thứ ba, đó là người cho tinh trùng, cho
trứng, cho phôi, do đó vấn đề này càng trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn bao
giờ hết. Trước thực tế đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định:
“Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do
Chính phủ quy định” (Điều 63); Để cụ thể vấn đề này, Chính phủ ban hành
Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 về sinh con theo phương pháp
khoa học (sau đây gọi tắt là Nghị định 12). Nghị định này đã quy định việc
thụ tinh nhân tạo; thụ tinh trong ống nghiệm; việc cho, nhận tinh trùng; cho,
nhận noãn; cho, nhận phôi; lưu giữ phôi và xác định cha, mẹ cho trẻ sinh ra
bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản.nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này chúng
tôi
1
NỘI DUNG:
1. Khái quát về vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học
1.1. Khái niệm:
Nghị định số 12/2003/NĐ-CP quy định:
Sinh con theo phương pháp khoa học là việc sinh con được thực hiện bằng
các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống
nghiệm…
Sinh con theo phương pháp khoa học thể hiện sự phát triển vượt bậc của khoa


học kĩ thuật, chính điều đó đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh có thể có
con, niềm mong mỏi tha thiết đó có thể trở thành hiện thực.Các phương pháp
hỗ trợ sinh sản có thể giải quyết được tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam
giới do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như môi trường, hậu quả chiến tranh…
Nhằm đáp ứng nguyện vọng của người làm cha, làm mẹ của họ, điều đó đã
thể hiện những giá trị nhân văn cao đẹp. Thực tế việc áp dụng hỗ trợ sinh sản
không đơn thuần là một lĩnh vực khoa học mà nó còn liên quan đến nhiều vấn
đề khác như : đạo đức pháp lý, tâm lý , tình cảm …Việc áp dụng phương
pháp này không chỉ trong nội bộ những cặp vợ chồng vô sinh mà nó còn liên
quan đến người thứ ba đó là người cho tinh trùng, cho trứng, cho phôi do đó
vấn đề này càng trở lên phức tạp hơn. Trước thực tế đó Điều 63 luật HN-GĐ
năm 2000 quy định :“ Việc xác định cha mẹ cho con sinh ra theo phương pháp
khoa học do Chính Phủ quy định”.
Để cụ thể vấn đề này, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP
ngày 12/2/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học, nghị đinh này đã
quy định việc thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, việc cho và nhận
2
tinh trùng, cho nhận phôi, xác định cha mẹ cho con sinh ra bằng phương pháp
khoa học…
1.2. Các trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học:
Theo điều 2 Nghị định của Chính phủ số 12/2003/NĐ-CP về phương pháp
sinh con theo khoa học quy định:
“ Nghị định này áp dụng đối với các cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ sống độc
thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; người cho tinh trùng, người
nhận tinh trùng, người gửi tinh trùng; người cho noãn, người nhận noãn;
người cho phôi, người nhận phôi; cơ sở lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi; các
cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con
(sau đây gọi là cơ sở y tế).”
a. Trường hợp thứ nhất: Sinh con theo phương pháp khoa học áp dụng cho
các cặp vợ chồng vô sinh:

Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp thường
xuyên đã 1 năm (không tránh thai) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai
nhưng lần nào cũng sẩy. Vô sinh có thể là nguyên phát, tức là từ trước đến
giờ người phụ nữ hay người đàn ông chưa bao giờ có con, cũng có thể là thứ
phát, tức là đã từng có con, nhưng sau mất khả năng đó. Hiện nay tỷ lệ vô
sinh chiếm khoảng 10% đến 18% các cặp vợ chồng. Ðây là một vấn đề lớn
không chỉ riêng cho ngành y tế mà là chung cho xã hội. Từ năm 1993 đến
1997, qua số người đến khám vô sinh tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh cho
thấy nguyên nhân do người vợ chiếm 54,5%, do người chồng là 36,6% và
không rõ nguyên nhân là 9,9%. Nghị định của Chính phủ về "Sinh con theo
phương pháp khoa học" không chỉ tạo điều kiện để mang lại niềm vui cho
những người bị vô sinh mà còn là hành lang pháp lý cho chuyên môn và cho
mọi người muốn điều trị vô sinh.
3
Các nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh có thể ở người đàn ông như chất
lượng, khả năng vận chuyển tinh trùng kém nhưng cũng có thể do người phụ
nữ thể là do người bị rối loạn hoocmôn không rụng trứng được…hoặc là do
cả 2 người dề không thể có khả năg sinh sản.
b. Trường hợp thứ hai: Sinh con theo phương pháp khoa học áp dụng cho
phụ nữ độc thân.
Cuộc sống công nghiệp hiện đại, nhịp sống hối hả, không những cuốn hút
phái nam mà cả phái nữ. Ngày càng nhiều phụ nữ không muốn bị ràng buộc
bởi đàn ông nhưng họ lại muốn có một đứa con để vui vầy về sau đó là một
trong những lý do chính dẫn đến trường hợp này.
Theo khảo sát ban đầu làn sóng sinh con theo phương pháp này xuất hiện ở
các tầng lớp trí thức, giới nghệ sĩ và những người thành đạt, nhưng thời gian
gần đây, khi mà khoa học phát triển, cũng như để không phải dính dáng, rắc
rối về sau, một số phụ nữ độc thân chỉ muốn có con, không muốn có chồng đã
tìm đến biện pháp có con bằng phương pháp khoa học. Những phụ nữ độc
thân có nhu cầu như vậy, họ không chỉ là giới thành đạt mà có cả những

người bình thường.
2. Một số phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học tiêu biểu.
2.1. Thụ tinh nhân tạo
Hiện nay vấn đề được quan tâm và có nhiều tranh luận đó là thụ tinh nhân
tạo. Có nhiều người chưa biết hoặc suy nghĩ sai lệch về vấn đề này vì vậy cần
phải hiểu đúng đắn và nghiêm túc về vấn đề này
Theo quy định tại khoản 2 điều 3 nghị định của Chính phủ số 12/2003/NĐ-
CP về phương pháp sinh con theo khoa học quy định:
4

Thụ tinh nhân tạo là thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho
tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi.
2.2. Thụ tinh trong ống nghiệm
Chúng ta điều biết rằng khi hai người yêu nhau và đi đến quyết định gắn kết
cuộc sống cùng nhau, nguyện vọng chính đáng của họ là có một đứa con
khỏe mạnh và xinh xắn. Chính đứa con đó là nhịp cầu gắn kết cho tình yêu
giữa họ, nhưng không phải cuộc sống hôn nhân nào cũng đơm hoa kết trái và
để cải thiện, duy trì thiên chức làm cha, làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng
phương pháp thụ tinh nhân tạo ra đời như là một vị cứu cho họ.
Theo quy định tại khoản 3, 5, 6 điều 3 nghị định của Chính phủ số
12/2003/NĐ-CP về phương pháp sinh con theo khoa học quy định:
“Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống
nghiệm để tạo thành phôi.
Noãn là tế bào trứng.
Phôi là sản phẩm kết hợp giữa noãn và tinh trùng”
Theo các nhà khoa học thì:
“Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) (In vitro fertilization) là phương pháp
cho giao tử của chồng (tinh trùng) và giao tử của vợ (trứng) gặp nhau và thụ
tinh bên ngoài cơ thể, sau đó chuyển hợp tử hoặc phôi vào buồng tử cung
người mẹ, thường được thực hiện vào ngày thứ 2 sau khi cấy”.

Hiện nay nước ta đã áp dụng được rất nhiều các biện pháp TTTON như thụ
tinh trong ống nghiệm cổ điển, tiêm tinh trùng vào bảo tương trứng hay nuôi
5
trưởng thành trứng trong ống nghiệm… nhằm đáp ứng được nhu cầu của
nhiều người hiện nay.
3. Những trường hợp sinh con bị pháp luật cấm:
Nghị định số 12 đã cấm việc mang thai hộ và sinh sản vô tính.
3.1) Trường hợp mang thai hộ.
Trước đây khi chưa có hành lang pháp lí cho vấn đề này đã có một số trường
hợp mang thai hộ (em bé được mang thai hộ đầu tiên ra đời ở Việt Nam vào
năm 2001) nếu xét về mặt khoa học thì có thể chấp nhận những trường hợp
mang thai hộ vì người vợ trong cặp vợ chồng không thể mang thai được, nếu
có một người phụ nữ đồng ý cho cặp vợ chồng vô sinh cấy phôi vào tử cung
của họ để họ mang thai và sinh con thì capự vợ chồng đó vẫn được một đứa
trẻ mang huyết thống của mình.
Nhưng nếu xét dưới góc độ tình cảm, pháp lý, phong tục tập quán thì vấn đè
này trở nên vô cùng phức tạp, người mang thai hộ trong thời kỳ mang thai sẽ
phát sinh những tình cảm gắn kết với đứa trẻ tương lai vậy nếu sinh con ra mà
họ không muốn trả con thì giải quyết như thế nào?
Nếu những trường hợp người thân mang thai hộ nhau thì việc xác định thân
thích như thế nào đó là một vấn đề phức tạp, Trường hợp mang thai hộ này
hoàn toàn không có yếu tố tài sản giữa các bên. Trường hợp thứ hai,các bên
kí kết hợp đồng thuê mang thai hộ một cách lén lút có sự thông đồng của nhân
viên y tế và người mang thai hộ cũng không muốn trao con cho cặp vợ chồng
vô sinh thì hai trường hợp này đều giống nhau tại một điểm đó là: cặp vợ
chồng vô sinh chỉ muốn nhờ tử cung của người khác để mang phôi thai của
mình. Tuy nhiên ở hai trường hợp này cũng có sự khác nhau có hoặc không
có yếu tố tài sản giữa các bên làm điều kiện kí kết hợp đồng mang thai. Đây
là trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học không đảm bảo được
6

nguyên tắc vô danh , người mang thai và người cho phôi đều chủ động tự
nguyện thoả thuận việc mang thai. Vậy ai là cha mẹ? là con? Vì thế mà việc
xác định cha mẹ cho con là hết sức khó khăn.
Mặt khác nếu mang thai hộ liệu có đảm bảo được một cơ chế giám sát đối với
người mang thai hộ trong suốt quá trình mang thai hay không để đảm bảo sự
an toàn cho thai nhi như hạn chế sự đi lại, không được phép quan hệ tình dục,
có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý…
Ngoài ra việc mang thai hộ có thể biến thành những vụ làm ăn mang tính
thương mại, những vụ tống tiền đối với những cặp vợ chồng đang mong ước
có con, cũng có thể khi nhờ người mang thai hộ mà vợ chồng nhờ mang thai
lại mâu thuẫn muốn li hôn thì phải giải quyết thế nào?...về vấn đề này nhiều
nước trên thế giới đã quy định như Pháp, Anh,Mỹ…đều cho phép mang thai
hộ trên nguyên tắc không lấy tiền nhưng thực tế đã diễn biến khá phức tạp
nên cũng bị cấm.
Nhìn chung việc mang thai hộ còn nhiều điểm hạn chế vì thế cần phải có
nhiều biện pháp xử lý nghiêm minh về vấn đề này.
3.2. Sinh sản bằng phương pháp vô tính.
Sinh sản vô tính là quá trình nhân bản con người, việc xác định cha mẹ cho
con trong trường hợp này là rất khó bởi người nhân bản và người được nhân
bản rất giống nhau bởi lẽ nếu người nhân bản được ra đời là kết quả của quá
trình nhân bản vô tính thì sẽ có mối quan hệ thế nào với người được nhân bản,
là anh chị em sinh đôi. Tại liên hợp quốc vấn đề sinh sản vô tính đã gây ra
nhiều cuộc tranh luận kể từ khi chú cừu đolly- con vật đầu tiên được nhân bản
thành công bằng phương pháp vô tính. Có nhiều ý kiến cho rằng nên cấm sinh
sản vô tính vì vi phạm quyền bất khả xâm phạm đến sự sống của con người
nhưng một ý kiến trái chiều lại cho rằng không nên cấm nhân bản con người
7
mà để từng quốc gia xem xét xem có nên cho phép nhân bản vô tính hay
không việc nhân bản phôi người để lấy tế bào gốc phục vụ cho nghiên cứu
chữa bệnh vì hàng trăm triệu người trên thế giới đang chết dần chết mòn vì

những căn bệnh như Alzheimer, ung thư…hoặc không có nội tạng để cấy
ghép trong khi việc nghiên cứu từ phôi người có nhiều hứa hẹn, tuy vậy hiện
nay nhiều nước trên thế giới đã cấm nhân bản vô tính ở người. Tuyên bố toàn
cầu về bộ gen người cũng như công ước lien minh Châu Âu về y sinh học đều
lên án và cấm nhân bản vô tính ở người vì mục đích sinh sản.
Như vậy pháp luật cấm mang thai hộ và nhân bản vô tính ở người là hoàn
toàn phù hợp trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, đứa trẻ phải được sinh
ra từ người vợ đối với cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân có
nhu cầu sinh con theo phương pháp khoa học.
4). Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Thứ nhất: Các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thứ hai:Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải theo đúng quy trình
kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.
Thứ ba. Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; cho noãn, nhận noãn; cho
tinh trùng, nhận tinh trùng; cho phôi, nhận phôi phải được tiến hành trên
nguyên tắc tự nguyện.
Thứ tư: Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên
nguyên tắc bí mật.
5) Nguyên tắc xác định cha mẹ cho con sinh theo phương pháp khoa học
5.1) Khái niệm xác định cha mẹ cho con
8

×