TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI TẬP MÔN ‘’ ĐƯỜNG LỐI CÁCH
MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
‘’
Đề tài: Quan điểm của Đảng phát triển văn hóa vì sự
hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa.
Nhóm : 2
Lớp HC: K54DD
Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Thắm
Hà Nội, 2020
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ
1.Khái niệm văn hố:
Khái niệm chung: Văn hóa là ‘’tổng thể sống động các
hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ
cũng như đang diễn ra trong hiện tại. Qua bao thế kỷ, các
hoạt động sáng tạo ấy đã cấu thành nên một hệ thống các
giá trị, truyền thống thị hiếu thẩm mỹ và lối sống mà dựa
trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Đó chính là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt
động thực tiễn. Mỗi quốc gia, dân tộc, muốn phát triển bền
vững và ổn định phải xây dựng văn hố phát triển văn hóa
và con người, gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển văn
hoá, ổn định chính trị xã hội trên tinh thần tiếp thêm sức
mạnh của nền văn hóa đương thời và nâng nó lên ngang
tầm với sự phát triển kinh tế và sự phồn vinh của xã hội”.
- Khái niệm văn hoá Việt Nam: Là tổng thể những giá trị vật
chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng
tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
-
2.Hai vai trị chính của văn hố :
a. Văn hố giữ một vị trí trung tâm, một vai trị điều tiết
xã hội
- Hồ Chí Minh đã từng viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn
học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sảng
tạo và phát minh đó tức là văn hố”.Theo quan niệm của
Người, văn hóa chính là biểu hiện của sự hiểu biết, tài năng,
trí tuệ, đạo đức, lối sống, tâm hồn,... của con người và của
mỗi cộng đồng dân tộc trong mối quan hệ với xã hội và tự
nhiên. Đó là cách tiếp cận khơng chỉ coi văn hóa đơn thuần
là đời sống tinh thần của con người - xã hội mà từ trong bản
chất của mình : văn hóa chính là linh hồn của một xã hội, là
sức mạnh trường tồn của một dân tộc, là sức sống vươn lên
của thời đại.
- Coi trọng vai trò của văn hóa trong tồn bộ đời sống xã hội,
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết nước
nhà có bốn vấn đề chú ý đến; cũng phải coi trọng ngang
nhau, đó là: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội’’. “Đưa nghệ
thuật vào chính trị. Đúng lắm. Văn hố, nghệ thuật cũng như
mọi hoạt động khác, khơng thể đứng ngồi, mà phải ở trong
kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng phải
nằm trong văn hóa. Người chỉ ra ‘’Năm điểm lớn xây dựng
nền văn hóa dân tộc”, bao gồm:
1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
2. Xây dựng luận lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần
chúng.
3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi
của nhân dân trong xã hội.
4. Xây dựng chính trị: dân quyền.
5. Xây dựng kinh tế: Đồng thời, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Người chỉ rõ: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát
triển kinh tế và văn hóa. Vì sao khơng nói phát triển văn hóa
và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo, vì
thế kinh tế phải đi trước. Phát triển kinh tế và văn hóa để
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta. ‘’
b.Văn hóa là mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội
Văn hoá cần được và cần phải phát triển, bởi vai trò quan
trọng của nó trong phát triển kinh tế - xã hội và giá trị của sự
phát triển này đối với mỗi quốc gia, dân tộc trong hành trình
phát triển. Nhiều học giả, nhiều chuyên gia đã từng nói: Phát
triển kinh tế mà khơng phát triển văn hố là một sự phát triển
què quặt, không cân đối. Nhận thức rõ điều này, trong cơng
cuộc đổi mới tồn diện đất nước, cùng với sự đổi mới trong tư
duy kinh tế và chính trị, Đảng ta đã có những đổi mới quan
trọng trong tư duy về vai trị của văn hóa đổi với sự phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
Theo đó, vai trị của văn hóa với tư cách là bộ phận trọng yếu
của cách mạng tư tưởng và văn hóa, là một động lực mạnh mẽ,
đồng thời là mục tiêu lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội đã được ghi rõ trong Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khố
VI ( 1987 ); ‘’là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời là một mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội” được khẳng định trong Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 4 khóa VII ( 1993 ) và năm 1998, Nghị quyết Trung
ương 5 khóa VIII đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế- xã hội... Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm
mục tiêu văn hóa, vì xã hội cơng bằng văn minh, Con người
phát triển tồn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là
động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải
gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi
phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương...
biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển”.
CHƯƠNG II: Mối quan hệ biện chứng của
văn hố và con người
“Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân
cách con người và xây dựng con người để phát
triển văn hóa”.
Mối liên hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ, khơng thể tách rời
giữa văn hóa với con người, giữa con người với văn hóa. Về thực
chất, phát triển văn hóa là phát triển con người, lấy phát triển
con người là trọng tâm. Phát triển con người không chỉ tạo ra
chất lượng nguồn nhân lực để phát triển văn hóa mà con người
với năng lực sáng tạo, trình độ học vấn, tiềm lực trí tuệ, phẩm
giá đạo đức, lối sống của nó, tựu trung lại là sự phát triển và
hồn thiện nhân cách của con người là tính hướng đích, là mục
đích, mục tiêu của phát triển văn hóa.
Xét theo quan điểm giá trị thì hệ giá trị Chân - Thiện - My
của văn hóa cũng chính là hệ giá trị phát triển con người, con
người vừa với tư cách là chủ thể mang nhân cách của chính
mình, phản ánh những chuẩn mực, yêu cầu của mẫu nhân cách
xã hội vừa với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa, sản xuất ra
văn hóa dưới dạng các sản phẩm, các giá trị đồng thời còn là
chủ thể quản lý, cảm thụ, tiêu dùng văn hóa, thực hiện các hoạt
động quảng bá, giao lưu văn hóa, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa
để phát triển xã hội, phát triển chính mình. Chỉ có con người
mới là chủ nhân đích thực của sáng tạo văn hóa, cả văn hóa vật
chất (vật thể) lẫn văn hóa tinh thần (phi vật thể); cũng chỉ có
con người, từ cấp độ cá nhân - cá thể đến cấp độ xã hội - cộng
đồng, dân tộc, rộng nhất là nhân loại, mới tạo dựng nên mơi
trường văn hóa - xã hội để phát triển văn hóa và phát triển xã
hội nói chung, để làm cho hiệu ứng xã hội của văn hóa (nhất là
văn hóa tinh thần), lan tỏa, mở rộng, thấm sâu vào mọi lĩnh vực
của đời sống, nhân lên sức sống, sức phát triển của con người,
của văn hóa, khơng chỉ những thế hệ người trong một dân tộc quốc gia, nền văn hóa của mỗi dân tộc mà cịn là sự phát triển
của các dân tộc, của các nền văn hóa trong thế giới nhân loại.
Dòng chảy của sáng tạo và phát triển văn hóa là liên tục từ quá
khứ đến hiện tại và tương lai. Con đường đi của phát triển, văn
minh, tiến bộ của dân tộc cũng như của thế giới và thời đại là
con đường của sáng tạo, phát triển văn hóa, của hội nhập văn
hóa mà trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, khơng một nước
nào có thể ở bên ngồi tiến trình hội nhập để phát triển.
Mối quan hệ biện chứng
Biện chứng của mối quan hệ văn hóa với con người, con
người với văn hóa là ở tương tác nhân - quả giữa chủ thể và đối
tượng. Con người sáng tạo ra văn hóa và chính văn hóa lại tác
động sâu xa, rộng lớn tới phát triển con người, hồn thiện nhân
cách, nhân tính. Có thể nói, con người là giá trị văn hóa cao
nhất, giá trị của mọi giá trị. Hoàn thiện nhân cách, nhân tính
của con người là sứ mệnh của văn hóa, là nỗ lực cao nhất mà
sáng tạo văn hóa cần đạt đến, mà mọi thành quả, thành tựu
của văn hóa đều góp phần vào sự bộc lộ các năng lực người,
khẳng định sức mạnh bản chất người của con người trong phát
triển, từ cá thể người đến cộng đồng người trong dân tộc và
trong nhân loại. Hồn thiện nhân tính, nhân cách con người rõ
ràng là thước đo văn hóa. Đây là chỗ nói lên bản chất nhân văn
đích thực của văn hóa, cũng là chỗ phân biệt văn hóa với phản
văn hóa, phát triển với phản phát triển. Trong bản chất của nó,
văn hóa chỉ biểu đạt cái tốt đẹp, sự lương thiện và tử tế, sự
chính trực và lẽ công bằng, trọng sự thật và lẽ phải, tôn trọng
chân lý khoa học, đạo lý và đạo nghĩa ở đời và làm người. Văn
hóa có cốt lõi của nó là đạo đức, mà đạo đức là cái gốc của
nhân cách.
CHƯƠNG III: Định hướng xây dựng con
người trong tương lai
1.Mục tiêu
-
-
-
Hướng mọi hoạt động văn hóa vào xây dựng con
người Việt Nam phát triển tồn diện về chính trị, tư
tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo,
tuân thủ pháp luật, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái
khoan dung, trọng nghĩa tình, lối sống văn hóa, quan
hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội, làm
cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự
hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống
và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và
quan hệ con người trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; gắn kết
mối quan hệ giữa văn hóa và xây dựng mơi trường
văn hóa với vấn đề hình thành nhân cách.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát
huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, vừa phát
huy mạnh mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn
hóa các dân tộc anh em, vừa kiên trì củng cố và nâng
cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt
Nam, tập trung xây dựng những giá trị văn hóa mới,
đi đơi với việc mở rộng và chủ động trong giao lưu
quốc tế, tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế
giới, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc, bắt
kịp sự phát triển của thời đại.
Giải phóng mạnh mẽ năng lực và tiềm năng sáng tạo
của mọi người, phát huy cao độ tính sáng tạo của trí
thức văn nghệ sĩ; đào tạo tài năng văn hóa, nghệ
thuật; tạo cơ chế, chính sách và cơ sở vật chất để có
-
-
nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật chất lượng cao
xứng tầm với dân tộc và thời đại; nghiên cứu toàn
diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn việc xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tạo mọi điều kiện để nâng cao mức hưởng thụ và
tham gia hoạt động, sáng tạo văn hóa của nhân dân;
phấn đấu từng bước thu hẹp sự chênh lệch về
hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật giữa thành thị và
nơng thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải
đảo.
Đi đôi với việc tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy
mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động
mọi nguồn lực cho phát triển văn hóa, coi văn hóa là
đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền
vững, gắn giữa nhiệm vụ phát triển văn hóa, làm cho
văn hóa tham gia tích cực vào việc thực hiện mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” của đất nước.
2.Nhiệm vụ
- Xây dựng con người, lối sống văn hóa.
- Xây dựng đời sống văn hóa và mơi trường văn hóa.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
- Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số.
- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật.
- Tăng cường, chủ động hợp tác và giao lưu quốc tế về
văn hóa.
- Hồn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình ‘’ Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam’’ trường đại học Thương Mại (Hà Nội)
2. />
3. />