Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu TIỂU LUẬN: Các mục tiêu và quan điểm của Đảng trong chiến lược phát triển thương mại xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2001 đến 2010 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.93 KB, 21 trang )



z










TIỂU LUẬN:

Các mục tiêu và quan điểm của Đảng
trong chiến lược phát triển thương
mại xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn
2001 đến 2010





Lời mở đầu

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế thế giới, nhu cầu trên thị trường
xuất khẩu ngày càng cao, tất yếu kéo theo những đòi hỏi cần được đáp ứng. Nhu cầu
về giầy dép là một nhu cầu cơ bản vì vậy cơ hội phát triển trong tương lai của ngành
giầy dép là rất lớn. Việc nghiên cứu phân tích: “thực trạng hoạt động thương mại
quốc tế của nước ta trong nghành hàng giầy dép, các quan điểm mục tiêu của Đảng


trong chiến lược phát triển thương mại xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2001 đến
2010 đối với nghành hàng này và các biện pháp thực hiện nó” là rất cần thiết để từ
đó chúng ta xây dựng được định hướng phát triển và phương hướng khắc phục khó
khăn trong hoạt động xuất khẩu giầy dép những năm tới.
phần mở đầu và kết luận, bài viết gồm có ba phần chính:
Chương I: Tình thế và thực trạng hoạt động thương mại quốc tế ở nước ta trong
ngành hàng giầy dép.
Chương II: Các mục tiêu và quan điểm của Đảng trong chiến lược phát triển thương
mại xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2001 đến 2010.
Chương III: Các biện pháp phát triển ngành hàng giầy dép ở nước ta.





Chương 1
Tình thế và thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của nước ta trong ngành
hàng giầy dép
** Về mặt xuất khẩu
I. Kim ngạch xuất khẩu
Giầy dép là mặt hàng có sự khác biệt so với những hàng hoá tiêu dùng khác ví dụ
như thực phẩm . Mặt hàng này chỉ phát triển được khi đời sống của nhân dân đã đạt
được một mức nhất định. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, những năm
gần đây nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo kinh tế thị
trường. Nhờ sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế này mà đời sống nhân dân được nâng cao
rõ rệt . Do đó, phát triển và mở rộng sản xuất hàng tiêu dùng có chất lượng cao là
vấn đề được quan tâm hàng đầu để đáp ứng nhu cầu trong nước và nhu cầu xuất
khẩu.
Sau khi nước ta tiến hành chính sách mở cửa vào năm 1992, ngành da giầy nước ta

đã có bước phát triển mạnh và trở thành một trong số những ngành có triển vọng
xuất khẩu cao. Thời kỳ 1991-1993 xuất khẩu giầy dép đứng hàng thứ 10 trong số các
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 1994 giầy dép đã vươn lên hàng thứ 6
và hiện nay giầy dép đứng hàng thứ 3 trong số những mặt hàng xuất khẩu chỉ sau dầu
khí và dệt may.
Và từ đó ta cũng thấy một điều rõ ràng là lĩnh vực xuất khẩu giày dép hiện nay đang
chiếm một phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Theo số liệu
của tổng công ty da giầy Việt Nam, năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1,4
tỷ USD, tăng 30% so với năm 1998. Góp phần vào sự tăng trưởng này là một hệ
thống các doanh nghiệp, công ty hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất giày
dép nói chung và xuất khẩu giày dép nói riêng bao gồm:
+ Doanh nghiệp quốc doanh trung ương chiếm 25% số lượng sản phẩm và 18,8%
tổng kim ngạch xuất khẩu.


+ Doanh nghiệp quốc doanh địa phương chiếm 19,5% số lượng sản phẩm và 14,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 37,5% số lượng sản phẩm và
52,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong hệ thống doanh nghiệp sản xuất giày dép thì tổng công ty giầy da Việt Nam là
đơn vị dẫn đầu trong vấn đề định hướng phát triển sản phẩm và tìm kiếm thị trường
xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của ta là khá rộng lớn nhưng do nguồn đầu vào còn
thiếu nên đầu năm 1999, tổng công ty đã triển khai thực hiện dự án sắp xếp lại những
cơ sở sản xuất da ở phía bắc bao gồm:
+ Tiếp nhận nhà máy thuộc da Nghệ An (đã ngừng sản xuất 10 năm nay).
+ Tiến hành giải thể một số đơn vị sản xuất thuộc da ở phía Bắc, chuyển toàn bộ
trang thiết bị vào nhà máy thuộc da Vinh để tập trung sản xuất đồng thời tiến hành
nhập khẩu bốn dây chuyền sản xuất da cao cấp của Italia, trang bị thêm cho nhà máy
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất của nhà máy.
+ Cải tạo lại nhà xưởng, trang bị thêm một số thiết bị máy móc mới.

Ngành giầy dép của ta đã có từ lâu đời nhưng trước đây chỉ chú trọng đến gia công
giầy vải và giầy thể thao, giầy da chỉ được sản xuất với kỹ thuật lạc hậu để tiêu thụ
nội địa với số lượng không nhiều.
Bên cạnh những công ty thuộc tổng công ty da giầy Việt Nam hiện đang hoạt động
rất có hiệu quả, trong thời gian gần đây các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang
phát triển với quy mô lớn, số lượng và giá trị xuất khẩu ngày càng cao. Hiện nay ở
nước ta có khoảng hơn 100 nhà máy sản xuất giầy trong đó chiếm phần lớn là các
doanh nghiệp quốc doanh ngoài ra là xí nghiệp liên doanh, nhà máy tư nhân, xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài với số vốn đầu tư
hàng chục triệu USD và hàng loạt những cơ sở sản xuất tư nhân khác Điều này
chứng tỏ rằng thành phần kinh tế quốc doanh vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sản
xuất nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng. Đây có lẽ là một điều dễ hiểu vì
ngành giầy dép có vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta nên được đầu tư


nhiều và được nhà nước coi trọng. Mặt khác đây cũng là ngành đòi hỏi kỹ thuật công
nghệ cao nên thành phần kinh tế cá thể không thể có đủ vốn, kinh nghiệm cũng như
trình độ để tham gia vào lĩnh vực này.
II. Thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.
Hiện nay, các sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Việt Nam bao gồm giầy thể thao,
giầy nữ, giầy da, dép đi trong nhà, sandal chất lượng khá tốt. Sản phẩm của chúng
ta thường được xuất khẩu sang thị trường những nước tư bản như Tây Âu và Bắc
Mỹ. Thị trường chủ yếu của giầy dép xuất khẩu là các nước thuộc liên minh châu âu
do sản xuất giầy dép tại châu âu đang ngày càng giảm sút đồng thời hàng xuất khẩu
giày dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi theo hệ thống ưu đãi phổ cập GSP. Ngoài
ra Việt Nam còn đang nhìn thấy Mỹ là một thị trường tiềm năng cho dù hiện nay Mỹ
và Việt Nam mới ký hiệp định thương mại các điều kiện còn chưa ổn định nhưng hai
hãng giầy thể thao danh tiếng là Nike và Reebok đã thành công trong việc sản xuất
giầy thể thao tại Việt Nam.
Ngoài ra, một khối lượng lớn sản phẩm giầy dép của Việt Nam còn được xuất khẩu

sang một số nước châu á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông tuy nhiên
phần lớn những số này được sử dụng để tái xuất khẩu.
Tóm lại, thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
Hiện nay, Việt Nam là một trong 5 nước có lượng giầy dép được tiêu thụ nhiều nhất
tại châu âu không chỉ vì giá rẻ mà còn là vì chất lượng và mẫu mã chấp nhận được.




III. Cơ cấu xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, ngành giầy-đồ da Việt Nam đã có sự tăng trưởng khá
nhanh. Sản phẩm của ngành công nghiệp này đã chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim
ngạch xuất khẩu, lý do chủ yếu là chất lượng hàng hoá nhưng một khía cạnh không
kém phần quan trọng là mẫu mã và chủng loại đa dạng và phong phú. Sau nhiều năm
phát triển, hiện nay sản phẩm giầy dép đã tăng lên khá nhiều về số lượng với hình
thức mẫu mã đẹp và chất lượng tốt. Có thể nói một cách khái quát rằng trong những
năm gần đây, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của giầy dép Việt Nam là giầy thể thao,
giầy nam nữ, giầy vải, cặp túi các loại. Theo tổng công ty da giầy Việt Nam thì năm
2002 các loại giầy thể thao sẽ vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất và chiếm tỷ lệ
cao nhất trong tất cả các loại sản phẩm giầy dép tiếp theo đó là giầy vải. Các loại sản
phẩm trên là các loại hàng hoá có khả năng phát triển cao trong những năm tới.
IV. Tình hình xuất khẩu giầy dép của tổng công ty da giầy Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của ngành giầy da nói chung và sự phát triển của xuất khẩu
giầy dép nói riêng, số lượng cũng như chất lượng sản phẩm của các công ty sản xuất
giầy dép đã tăng lên rất nhanh trong những năm gần đây do Việt Nam được hưởng
khá nhiều các ưu đãi về xuất khẩu của các đối tác nước ngoài nên thị trường xuất
khẩu giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam là rất rộng. Các doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau về mẫu mã, giá cả, uy tín vì thế có thể nói rằng sự cạnh tranh hiện nay
trong nội bộ ngành giầy dép nội địa là khá quyết liệt. Trong số những công ty đang
ngày càng phát triển đó, tổng công ty da giầy Việt Nam là đơn vị dẫn đầu trong hoạt

động xuất khẩu của toàn bộ ngành da giầy Việt Nam.
Đối với những thị trường xuất khẩu, tổng công ty da giầy Việt Nam đã có một chỗ
đững vững chắc. Sản phẩm của công ty đã có mặt trên thị trường nhiều nước thuộc
liên minh châu Âu, các nước SNG, Đông Âu, Đông á,Băc mỹ…


V. Đánh giá kết quả của hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam trong thời gian
qua.
1. Những kết quả đạt được.
Xuất khẩu giầy dép mở ra một thị trường quốc tế rộng lớn cho nước ta, kim ngạch
xuất khẩu giầy dép ngày càng cao, năm 1999 là1400 triệu USD ,năm 2000 là khoảng
2 tỷ USD, và tiếp tục các năm tiếp theo 2001,2002 kim ngạch xuất khẩu giầy dép
ngày một tăng cao. Xuất khẩu giầy dép phát triển đã góp phần tăng tích luỹ ngoại tệ
cho đất nước, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Có được thành quả này là
do chúng ta đã tận dụng được những lợi thế của các nước đang phát triển, có tiềm
năng về lực lượng lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên nên các đối tác nước
ngoài rất ưa thích trong việc hợp tác với nước ta trong lĩnh vực này. Mặt khác nước
ta đã có uy tín khá lớn trong lĩnh vực xuất khẩu giầy dép. Dưới đây là một số yếu tố
đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam phát triển.
1.1. Chính sách và công cụ vĩ mô.
+ Thuế quan.
Cũng như đối với những doanh nghiệp xuất khẩu khác, các doanh nghiệp xuất khẩu
giầy dép được hưởng mức thuế suất là 0%. Đây là nhân tố thúc đẩy việc xuất khẩu
giầy dép. Mặt khác các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy dép còn có động lực
chính từ phía đối tác. Theo GSP, mức thuế suất nhập khẩu khá thấp, tuỳ theo những
sản phẩm cụ thể trong lĩnh vực giầy dép thì từ dưới 5% đến cao nhất là 19% trong
khi Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia không được hưởng ưu đãi GSP đối với mặt
hàng giầy dép. Có thể nói rằng thuế quan là công cụ tác động tích cực đến sự tiến bộ
trong xuất khẩu giầy dép của nước ta.
+ Hạn ngạch.

Liên minh châu Âu không áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng giầy dép của nước ta
trong khi Indonesia, Trung Quốc thì bị khống chế khối lượng hàng hoá xuất khẩu
bằng hạn ngạch. Đây là một thuận lợi nữa của nước ta.
+ Chính sách đòn bẩy.


Giầy-đồ da là một trong những sản phẩm được nhà nước ưu tiên khuyến khích xuất
khẩu bởi vậy chính sách trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những nguyên nhân
thúc đẩy xuất khẩu.
1.2. Thị trường.
Thị trường là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định đối với việc xuất khẩu giầy
dép.
+ Thị trường hàng hoá.
Với những thị trường khác nhau thì khả năng xuất khẩu giầy của các quốc gia khác
nhau là khác nhau. Chẳng hạn đối với liên minh châu Âu, họ áp dụng mức thuế suất
khác nhau cho những thị trường khác nhau. Lào được hưởng thuế suất là 0% trong
khi ta chỉ được hưởng mức thuế suất khoảng trên 10%. Vì vậy khi ta xuất khẩu giầy
dép sang thị trường liên minh châu Âu sẽ gặp phải sự cạnh tranh của những quốc gia
được hưởng ưu đãi hơn. Hơn nữa giầy dép là hàng hoá có tính chất mùa vụ và yêu
cầu của thị trường phương tây rất khe khắt cho nên việc tìm hiểu và khai thác thêm
những thị trường mới có lợi hơn là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp xuất khẩu
giầy ở Việt Nam.
+ Thị trường lao động.
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào góp phần quan trọng đáng kể trong việc
sản xuất nói chung và xuất khẩu giầy dép nói riêng. Hiện nay, Việt Nam, Lào,
Myanmar có giá nhân công rẻ tương đối so với Thái Lan. Do vậy giá thành giầy xuất
khẩu của Việt Nam rẻ tương đối so với Thái Lan cộng với việc được hưởng GSP thì
việc xuất khẩu sẽ có lợi hơn.
+ Thị trường nguyên vật liệu đầu vào.
Việt Nam chỉ tự túc được vải và cao su nhưng nguyên vật liệu phải nhập khẩu để sản

xuất hàng xuất khẩu cũng không bị đánh thuế. Đây cũng là một lợi thế cho xuất
khẩu.
1.3. Các yếu tố khoa học công nghệ.


Mọi sản phẩm khi được áp dụng công nghệ mới đều được nâng cao chất lượng, hợp
thị hiếu người tiêu dùng và giá thành lại thấp hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu giầy
dép nước ta khi nhập khẩu máy móc công nghệ phục vụ sản xuất không phải chịu
thuế nhập khẩu cũng như thuế giá trị gia tăng. Đây cũng tạo ra một ảnh hưởng tích
cực khuyến khích xuất khẩu.
1.4. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
Để có thể xuất khẩu thì hàng hoá của doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như công nghệ, vốn, lao động và
các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp giầy có tốc độ
phát triển cao nhưng nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Gần đây, nhà nước đã giải quyết
bằng cách cho chuyển từ nguồn vốn trung hạn sang dài hạn. Trong những yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu thì đây chính là nhân tố gây cho doanh nghiệp gặp nhiều khó
khăn nhất.
2. Những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam và nguyên
nhân.
Trong hoạt động xuất khẩu giầy dép, bên cạnh những ưu điểm chúng ta cũng có
những hạn chế. Về phía khách quan có thể nói rằng hoạt động xuất khẩu giầy dép
nước ta đang gặp những khó khăn sau:
+ Không chỉ riêng nước ta mà các nước khác trong khu vực có điều kiện tương tự
như chúng ta cũng phát triển ngành giầy dép để tận dụng những điều kiện thuận lợi
của họ. Do đó chúng ta phải cạnh tranh rất gay gắt với những nước đó về mọi mặt:
mẫu mã, giá cả, chất lượng.
+ Khó khăn về nguồn nguyên liệu. Hiện nay đây là một khó khăn cho toàn bộ ngành
xuất khẩu giầy dép của nước ta. Các đối tác nước ngoài dù liên doanh với chúng ta
hay đặt hàng gia công xuất khẩu đều rất hiếm khi cung cấp nguyên vật liệu cho các

doanh nghiệp Việt Nam để sản xuất. Hầu như phía Việt Nam đều phải tự lo về phần
nguyên vật liệu. Và khó khăn của chúng ta chính là khó khăn trong thu mua nguyên
vật liệu hoặc nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. Lượng da trâu, da bò trong


nước chỉ mới đáp ứng được gần 50% nhu cầu của ngành da giầy, lượng còn lại phải
nhập khẩu là chủ yếu.
Về phía chủ quan mà nói thì có những hạn chế sau:
+ Thứ nhất là sự thiếu vốn và công nghệ: Tình trạng thiếu vốn ngặt nghèo khiến cho
không ít doanh nghiệp buộc lòng phải mua thiết bị với công nghệ lỗi thời nên ngay
cả khi khách hàng đặt hàng cao cấp có lợi nhuận cao, chúng ta cũng không đủ khả
năng thực hiện.
+ Thứ hai là không có hệ thống phân phối trực tiếp tại các thị trường nước ngoài và
lãng quên thị trường trong nước: Cái yếu cơ bản của các doanh nghiệp da-giầy Việt
Nam là không có hệ thống phân phối trực tiếp tại các thị trường tiêu thụ, nên thường
xuyên phải bán sản phẩm của mình cho các công ty trung gian với giá rẻ. Bên cạnh
đó, hướng đầu tư cho sản xuất của ngành da-giầy Việt Nam là xuất khẩu và gia công
sản phẩm cho nước ngoài cho nên thị trường nội địa hầu như bị quên lãng. Mặt hàng
giầy đang chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam là giầy Trung Quốc được nhập vào
qua nhiều đường khác nhau (cả hợp pháp lẫn phi pháp). Một điều khá quan trọng là
để hoạt động xuất khẩu một mặt hàng có hiệu quả và tạo được uy tín thì mặt hàng đó
cần phải chiếm lĩnh được thị trường trong nước.
+ Thứ ba là tính chất nội hoá trong từng đôi giầy vẫn còn quá ít: Nguyên liệu da, giả
da và các phụ liệu khác như dao cắt, keo dán, khoá chủ yếu phải nhập ngoại. Da nội
địa chỉ để sản xuất giầy cấp thấp hoặc chỉ được dùng làm da lát hoặc da đế. Phụ liệu
của giầy thể thao phải nhập gần hết và để sản xuất những đôi giầy da cao cấp thì phải
nhập cả da mũ, da đế.
Qua các phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng xuất khẩu giầy dép của nước ta là một
lĩnh vực tuy còn nhiều khó khăn nhưng đã là một lĩnh vực có tiềm năng. Vì vậy để
phát huy hết những thuận lợi và hạn chế những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu

giầy dép, nỗ lực tự hoàn thiện mình song song với sự hỗ trợ của nhà nước là cần
thiết. Một số những biện pháp thực hiện mục tiêu này sẽ được trình bày ở chương 3.
** Về mặt nhập khẩu


Trước đây nước ta nhập khẩu những mặt hàng giầy dép củu tầu là chủ yếu nhưng
hiện nay đă có giảm bớt rất nhiều bởi vì nước ta đă có những công ty giầy dép khá
nổi tiếng như công ty giầy dép thưọng đình , công ty giầy dép sai gòn vv bởi vậy
ngoài việc nhập khẩu các mặt hàng giầy dép của các hãng nổi tiếng trên thế giới như
Nike,Adidas,Rebox vv chúng ta còn nhập khẩu nhưng công nghệ tiên tiến để có thể
làm ra các mặt hàng giầy dép tốt có chất lượng cao không những chỉ tiêu dùng trong
nước mà còn xuất khẩu sang các nước bạn.Việc ngày càng phát triển của các công ty
giầy dép đã mở ra cho nước ta tiềm năng xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu , chúng ta
chỉ tiến hành nhập khẩu các máy móc thiết bị hiện đại để chế tạo ra các miếng da
tốt,đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Với những tiềm năng sẵn có như về
nhân công thuộc da vv và việc nhập khẩu có lựa chọn đã ngày càng đưa mặt hàng
giầy dép trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta
Chương II
Các mục tiêu và quan điểm của Đảng trong chiến lược phát triển thương mại
xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2001 đến 2010
I. Định hướng phát triển ngành giầy dép Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước
Trong chiến lược phát triển đến năm 2010, Đảng đã xác định mục tiêu “hướng ra
xuất khẩu” để thu hút ngoại tệ, tự cân đối các điều kiện để sản xuất và phát triển. Với
mục tiêu đó ngành giầy da sẽ tập trung vào những quan điểm sau
1. Quan điểm hướng ra xuất khẩu và chuyển từ gia công sang mua nguyên vật liệu,
bán thành phẩm đảm bảo nâng cao hiệu quả, tăng nhanh tích luỹ, nâng cao chất
lượng và đa dạng hoá những mặt hàng xuất khẩu.
2. Ưu tiên phát triển những cơ sở sản xuất nguyên liệu phụ, hoá chất phục vụ cho
ngành nhằm tiết kiệm ngoại tệ, hạn chế sự phụ thuộc và tạo thế chủ động trong

sản xuất kinh doanh.
3. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với bộ phận thuộc da.


4. Coi trọng thị trường nội địa, khai thác tối đa năng lực nhằm khai thác nhu cầu
ngày càng tăng của tiêu dùng trong nước lẫn tiêu dùng quốc tế.
5. Chú trọng khâu thiết kế và triển khai những mẫu mã mới đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của thị trường nội địa cũng như quốc tế.
6. Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề để
đảm bảo sự tiếp thu nhanh chóng chuyển giao công nghệ, phấn đấu làm chủ trong
sản xuất và không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.
7. Chú trọng đầu tư chiều sâu để đồng bộ hoá các dây chuyền sản xuất, bổ sung các
thiết bị lẻ, thay thế những thiết bị lạc hậu, đổi mới công nghệ làm tăng sản lượng,
tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và hạn chế ô
nhiễm môi trường.
Trong giai đoạn tới, ngành giầy da Việt Nam tiếp tục tham gia vào quá trình quốc tế
hoá lực lượng sản xuất, chịu sự phân công lao động quốc tế góp phần tạo nên một thị
trường rộng lớn. Đồng thời các thành phần kinh tế trong ngành nên chú trọng làm
cho nhãn hiệu của những mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam có chất lượng cao (ứng
dụng theo tiêu chuẩn ISO 9000, 9002) nhằm tạo cho ngành giầy da Việt Nam có vị
trí cao trên thị trường quốc tế.
Với quan điểm định hướng trên, ngành giầy da Việt Nam cần có chiến lược phát
triển tập trung mọi nguồn lực về khoa học công nghệ và nhân lực để có thể thực hiện
được những mục tiêu đề ra.
II. Dự báo về xuất khẩu giầy dép trong những năm tới ở nước ta dưới sự
lãnh đạo của Đảng và nhà nước
1. Dự báo về thị trường.
Mỹ, châu Âu và Nhật Bản là ba thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất thế giới. Chỉ
tính riêng trong năm 1996, tổng giá trị nhập khẩu giày dép của Mỹ là trên 12 tỉ USD.
Trong thời gian tới, nhất là sau khi hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Mỹ được

hoàn chỉnh, Việt Nam sẽ được hưởng quy chế tối huệ quốc thì lúc đó hàng hoá Việt
Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc xâm nhập thị trường Mỹ, kim ngạch buôn bán giữa


hai nước sẽ tăng lên nhiều và triển vọng của giầy dép xuất khẩu của Việt Nam sang
Mỹ là sáng lạn.
Do xu hướng tiêu dùng trên các thị trường cùng với sự phát triển của xã hội nên nhu
cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao. Xu hướng tiêu dùng đồ giầy da sẽ nhằm vào các
chủng loại giầy dép phong phú về mẫu mã và chất lượng bảo đảm, giá cả phù hợp .
Các khu vực kinh tế khác nhau có thị hiếu tiêu dùng giầy dép khác nhau.
+ Thị trường châu Âu: đây là thị trường lớn với dân số hàng trăm triệu người và có
sức tiêu dùng giầy dép cao (khoảng 6-7 đôi/ người/ năm. Hàng năm toàn bộ châu Âu
nhập khẩu một khối lượng lớn giầy dép nhưng nhu cầu giầy dép mẫu mốt thời trang
chiếm tỷ lệ khá cao (trên 65%) và yêu cầu về chất lượng cao. Châu Âu có xu hướng
tiêu dùng giầy da do đời sống kinh tế phát triển, vì vậy đây cũng là thị trường có tiềm
năng cho ngành thuộc da phát triển.
Tuy nhiên, ngành da giầy nước ta cần phải chú ý đến hiện tượng một số nước khác
làm giả giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam để được hưởng quy chế ưu đãi
+ Thị trường SNG và Đông Âu: Đây là thị trường có số dân đông, mức tiêu thụ bình
quân là 5-6 đôi/ người/ năm nhưng có xu hướng tiêu dùng các loại giầy dép phổ
thông với chất lượng không quá cao.
+ Thị trường Nhật Bản: có xu hướng tiêu dùng những loại hàng hoá có tính quốc tế
cao, nhãn mác chuẩn. Trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ giành cho chúng ta quy chế
tối huệ quốc, do đó tiềm năng phát triển của thị trường Nhật Bản là khá lớn.
+ Thị trường Bắc Mỹ: Đây là thị trường có mức tiêu thụ 6-7 đôi/người năm và ưa
thích tiêu dùng những loại giầy dép có mang nhãn mác của những hãng nổi tiếng,
kiểu dáng đẹp và có tính quốc tế cao. Nhu cầu tại Bắc Mỹ cho giầy da thời trang là
khá cao (khoảng 70%).
+ Thị trường các nước trong khu vực: Khu vực Đông Nam á là khu vực sản xuất giầy
dép chủ yếu của thế giới nên mức tiêu dùng chỉ ở mức dư thừa của hàng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng các loại giầy dép thời trang đã trở nên ổn định với
kiểu dáng đa dạng và chất lượng cao.


2. Dự báo về nhu cầu giầy dép xuất khẩu giai đoạn 2000-2010 của Đảng và nhà
nước
Căn cứ vào tình hình xuất khẩu hiện nay, dự báo thị trường và xu hướng tiêu dùng
trên các thị trường, tổng công ty da giầy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà
nước đã dự báo mục tiêu xuất khẩu giầy trong bảng sau:
Bảng 12. Dự báo xuất khẩu giầy dép giai đoạn 2001-2010.
Các sản phẩm Đơn vị tính

Dự kiến 2000

Dự kiến 2010

Giầy thể thao 1000 đôi 110.000 258.086
Giầy vải 1000 đôi 51.250 110.458
Giầy nữ 1000 đôi 43.937 107.611
Giầy da nam nữ 1000 đôi 2.000 10.000
Giầy dép khác 1000 đôi 28.063 74.845
Cặp túi các loại 1000 cái 30.098 77.470
Tổng kim ngạch xuất
khẩu
1000 USD

964.000 4.700.000
Nguồn: tổng công ty da giầy Việt Nam.
Mặt khác, trong những năm tới, nhiều quốc gia sẽ trở thành quốc gia phát triển, nhu
cầu tiêu dùng da-giầy ở những nơi đó sẽ gia tăng. Những nước này sẽ mất đi lợi thế

giá nhân công rẻ và các lợi thế khác do phải đưa nền kinh tế hướng theo nền công
nghiệp hiện đại. Các nước này sẽ mất đi những ưu đãi về thuế quan dành cho những
nước đang phát triển và Việt Nam nên tận dụng ưu thế của mình. Luật đầu tư nước
ngoài liên tục được sửa đổi sẽ là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn vào lĩnh
vực da-giầy vốn được xem là một trong những ngành kinh doanh bỏ vốn thấp mà dễ
thu lợi.
Hiện nay khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu giầy dép của Việt Nam là to lớn
cùng với vị trí ngày càng cao của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế,


sự ưu đãi của nhà nước, triển vọng cho ngành xuất khẩu giầy dép của nước ta là rất
to lớn.
Chương III
Các biện pháp phát triển ngành hàng giầy dép của nước ta.
Cho dù kim ngạch xuất khẩu giầy dép chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước, ngành sản xuất giầy dép vẫn là một ngành mới và vẫn đang gặp
khó khăn. Vì vậy, nó cần được bảo vệ và quản lý bằng những biện pháp, chính sách
tích cực của nhà nước. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành là lớn, thị trường tiêu thụ
cũng tương đối rộng nhưng như đã phân tích ở trên, ngành sản xuất giầy dép của Việt
Nam nói chung và xuất khẩu giầy dép Việt Nam nói riêng còn gặp rất nhiều khó
khăn. Dưới đây là một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của
hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam.
1. Về phía doanh nghiệp.
+ Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ: sự tồn tại của doanh
nghiệp là do thị trường quyết định vì vậy các doanh nghiệp cần xác định rõ:
- Nhu cầu thị trường hiện tại.
- Dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai.
- Khả năng chiếm lĩnh thị trường.
- Khả năng cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm.
Trên cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường, doanh nghiệp dần xác định được quy mô

sản xuất hàng năm. Đồng thời doanh nghiệp cần tính đến những yếu tố
- ảnh hưởng của thu nhập đến nhu cầu thị trường.
- ảnh hưởng của giá cả đến nhu cầu thị trường.
- Các ảnh hưởng khác đột biến đối với nhu cầu thị trường.
Quá trình nghiên cứu đó giúp cho doanh nghiệp biết được khả năng tiêu thụ. Nhưng
để tiêu thụ được trong thực tế thì các doanh nghiệp cần phải làm sao cho người tiêu
thụ biết đến sản phẩm của mình bằng cách tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm


hợp lý. Trong lĩnh vực xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải tính đến khả năng sản xuất
của nước nhập khẩu và cả khả năng của những nước xuất khẩu khác xâm nhập vào
thị trường đó. Tất cả những việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có bộ phận nghiên
cứu có hiệu quả.
+ Tạo sự tín nhiệm của khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của mình.
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến uy tín của mình trên thị
trường quốc tế. Giai đoạn hiện nay là giai đoạn cạnh tranh quyết liệt vì vậy chữ tín
cũng là một lợi thế. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tránh tình trạng xuất khẩu
những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn dẫn đến bên đối tác phải huỷ hợp đồng như
trường hợp công ty Thăng Long trước năm 1993.
+ Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh đặc biệt là nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nghiệp vụ kinh doanh là toàn bộ những biện pháp và phương pháp nhằm kích thích
nhu cầu thị trường, vì vậy nếu áp dụng những biện pháp hợp lý trong nghiệp vụ kinh
doanh thì sẽ đạt hiệu quả cao trong tiêu thụ sản phẩm. Đối với mặt hàng giầy dép có
thể sử dụng những biện pháp sau:
- Sử dụng hệ thống cửa hàng để tiêu thụ sản phẩm.
-
Nâng cao khả năng tiêu thụ thông qua quảng cáo, trưng bày mẫu.

-
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng thông qua hệ thống đại lý


-
Tăng cường mở rộng các mối quan hệ với các đối tác nước ngoài.

Mặt hàng giầy dép là loại tiêu dùng rộng rãi dưới nhiều hình thức: trang bị hàng loạt
hay chỉ là nhu cầu cá nhân. Vì vậy doanh nghiệp cần phải tăng cường mở rộng hơn
nữa các quan hệ với những đối tác nước ngoài để tìm hiểu nhu cầu nhập khẩu của
những tổ chức cũng như nhu cầu của từng cá nhân, đặc trưng tiêu dùng của những
khu vực nhập khẩu khác nhau.
+ Sử dụng tối ưu năng lực sản xuất của mình.
2. Về phía nhà nước.


+ Nhà nước cần có một số chính sách khuyến khích đầu tư, giành một số vốn ưu đãi
đầu tư vào ngành giầy dép và có biện pháp bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp
hoặc giành những khoản vay ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành giầy dép nhằm tạo
điều kiện cho họ có khả năng về vốn từ đó hoạt động có hiệu quả hơn.
+ Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các doanh nghiệp trong ngành da giầy đang hoạt
động trong tình trạng thiếu vốn và công nghệ thì ngày càng có nhiều những doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài xuất hiện nhằm khai thác nguồn lao động dồi dào của
chúng ta đồng thời hưởng những ưu đãi cho xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam
mới gượng dậy được sau sự sụp đổ của những thị trường truyền thống nên gặp nhiều
khó khăn trong quá trình cạnh tranh với họ. Vì vậy nhà nước nên có biện pháp bảo vệ
quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam.
+ Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động linh hoạt, các cơ quan
nhà nước cần có sự thống nhất phối hợp khi đưa ra các quyết định liên quan để tránh
gây phiền hà chậm chễ, tốn kém không cần thiết ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.






Kết Luận
Trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, đi cùng với nó
là sự xuất hiện của nhiều ngành nghề kinh doanh. Để đứng vững trong môi trường
cạnh tranh khắc nghiệt này, mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình chỗ đứng và tìm ra
hướng phát triển cho mình. Xu thế chung khắp mọi nơi là mọi người đều đổ dồn vào
những lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Sản xuất và xuất khẩu giầy dép là
một trong số những lĩnh vực đó. Do tính cạnh tranh cao, các doanh nghiệp cần phải
tận dụng những ưu thế của mình thì mới có thể tồn tại và phát triển.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có điều kiện thích hợp cho sản xuất và
xuất khẩu những sản phẩm khai thác được lợi thế cạnh tranh là giá nhân công rẻ.
Ngành da giầy Việt Nam nói chung và xuất khẩu giầy dép của Việt Nam nói riêng là
một ngành có cơ hội phát triển mạnh. Tuy có chúng ta có gặp một số khó khăn
nhưng thuận lợi đối với chúng ta cũng không ít: thị trường rộng lớn, mối quan hệ hợp
tác lâu dài với những đối tác nước ngoài , sự khuyến khích của chính phủ. Vấn đề
hiện nay chỉ là sự phấn đấu của bản thân chúng ta, khắc phục những điểm hạn chế,
phát huy những ưu điểm để đưa ngành giầy dép xuất khẩu Việt Nam lên một mức
phát triển cao hơn, chung sức cùng cả nước hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá
hiện đại hoá.











Mục lục
Phần mở đầu
Chương I: Tình thế và thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của nước ta trong
ngành hàng giầy dép.
**Về mặt xuất khẩu
I. Kim ngạch xuất khẩu.
II. Thị trường xuất khẩu.
III. Mặt hàng xuất khẩu.
IV. Tình hình xuất khẩu giầy dép của tổng công ty da giầy Việt Nam.
V. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Nam trong
thời gian qua.
1. Những kết quả đạt được.
2. Những hạn chế và nguyên nhân.
**Về mặt nhập khẩu
Chương II: Các mục tiêu và quan điểm củu Đảng trong chiến lược phát triển thương
mại xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2001 đến 2010
I. Định hướng phát triển ngành giầy dép dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
II.Dự báo về xuất khẩu giầy dép của nươc ta từ năm 2001 đến năm 2010 dưới sự
lãnh đạo của Đảng và nhà nước
1. Dự báo về thị trường.
2. Dự báo về nhu cầu giầy dép xuất khẩu.
Chương III: Các biện pháp phát triển mặt hàng giầy dép ở nước ta
1. Về phía doanh nghiệp.
2. Về phía nhà nước.




Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Thương mại doanh nghiệp-trường đại học Kinh tế quốc dân-NXB

Thống kê 1998.
2. Giáo trình Kinh tế thương mại-trường đại học thương mại
3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất của tổng công ty da giầy Việt Nam.
4. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới.
5. Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
6. Tạp chí Ngoại thương.
7. Tài liệu Chiến lược chính sánh thương mại trường đại học thương mại




















×