Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo phổ cập giáo dục năm 2020 huyện nga sơn, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.77 KB, 11 trang )

1

UBND HUYỆN NGA SƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BAN CHỈ ĐẠO PCGD, XMC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 255 / BC-BCĐPCGD-

Nga Sơn, ngày 13 tháng 11 năm 2020

XMC

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ
PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XÓA MÙ CHỮ
Thời điểm tháng 10 năm 2020
PHẦN THỨ NHẤT
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
PHỔ CẬP GIÁO DC, XểA M CH
1. Đặc điểm tình hình
1.1.Vị trí địa lý
Nga Sơn là huyện ven biển phía Đơng Bắc tỉnh Thanh Hoá, gồm 23 xã và
1 thị trấn, với 39.613 hộ, tổng số dân: 141.906.000 người, trong đó có 9.6% dân
theo đạo Thiên chúa giáo tập trung chủ yếu ở các xã vùng ven biển. Diện tích tự
nhiên 150,54 ha. Phía Bắc giáp Ninh Bình, phía Nam giáp Hậu Lộc, phía Tây
giáp Hà Trung, Bỉm Sơn, phía Đơng giáp biển Đông và được chia làm 3 vùng
kinh tế rõ rệt: Vùng đồng cói gắn với ngư nghiệp, vùng đồng màu và vùng đồng


chiêm trũng.
1.2.T×nh h×nh kinh tÕ-x· héi:
Kinh tế Nga Sơn ở mức độ trung bình và đang có chiều hướng phát triển:
Nguồn thu nhập chủ yếu từ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, VAC ... Mức thu nhập trung bình khoảng 43,1 triệu đồng/người/
năm.
Nhân dân Nga Sơn giàu truyền thống lao động cần cù, u nước và cách
mạng. Tình hình an ninh, chính trị n nh.
1.3. Đặc điểm về văn hóa, giáo dục:


2

Nga Sơn hiện có 28 trường Mầm non (27 cơng lập, 1 tư thục), 26 trường
Tiểu học, 24 trường THCS, 2 trường TH&THCS, 3 trường THPT, 01 trường
trung cấp nghề nghề. Chất lượng giáo dục ở các bậc học trong những năm gần
đây có nhiều chuyển biến, ổn định về số lượng và chất lượng đào tạo. Tỉ lệ học
sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm vì thế sự nghiệp giáo dục Nga Sơn ngày
càng phát triển vững mạnh. Đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp ngày
càng cao, chất lượng đại trà, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp, đậu vào các trường ĐH,
CĐ... mỗi năm đều tăng và kết quả điểm thi của các em đạt chất lượng cao,
ngành giáo dục Nga Sơn ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, từ năm 2015 đến
nay luôn đạt danh hiệu tập thể xuất sắc, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, UBND tỉnh tặng bằng khen

1.4. Thuận lợi
- Là quê hương có truyền thống hiếu học, nhân dân Nga Sơn luôn quan
tâm, chăm lo đến việc học tập của con em. Công tác xã hội hố giáo dục đã phát
triển rộng khắp xóm làng, dịng họ. Hội Khuyến học Nga Sơn đã có nhiều hoạt
động tích cực góp phần vào phong trào khuyến học, khuyến tài.

- Đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường năng động, nhiệt tình, nắm
vững chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác GD&ĐT. Giáo viên
các ngành học đầy đủ, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn khá cao, đội ngũ giáo
viên giỏi các cấp tăng hàng năm, đa số là giáo viên trẻ, có điều kiện để phát huy
năng lực và tham gia công tác giảng dạy tốt. Đội ngũ giáo viên tích cực trong
cơng tác, hiểu rõ được nhiệm vụ của mình trong cơng tác hiện nay.
- Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, tổ chức chỉ đạo của chính quyền,
sự chăm lo của nhân dân trong huyện nên hệ thống trường lớp được quan tâm
đầu tư cho cả bốn cấp học, hiện nay tồn huyện đã có 83.75% số trường đạt
chuẩn Quốc gia, trong đó có 22/28 trường Mầm non, 26/26 trường tiểu học,


3

20/24 trường THCS, 02/02 trường TH&THCS, 02/3 trường THPT đã đạt chuẩn
Quốc gia.
- Thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thơng tư số 07/TTBGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về
điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra cơng nhận đạt chuẩn
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Huyện
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Nga Sơn có được nghị quyết
đúng đắn, kịp thời, cụ thể sát với thực tế tình hình địa phương, chủ yếu tập trung
cao cho công tác PCGD, XMC.
- Đơn vị huyện Nga Sơn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập
giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ năm 1996 và phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi năm 2002, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 năm 2018, chuẩn quốc
gia về PCGD THCS năm 2002; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi năm 2012.
1.5. Khó khăn
Là địa bàn ven biển nên thường xuyên bị thiên tai đe dọa, tỷ lệ con em

vùng công giáo chiếm 01/10 số học sinh của huyện vì vậy cơng tác PCGD gặp
khơng ít khó khăn, do cha mẹ chưa quan tâm đến việc học tập của con em. Một
số học sinh không ổn định học tập thường phải theo bố mẹ đi làm ăn xa, chuyển
đi, chuyển về bất thường.
Nguồn kinh phí cho cơng tác phổ cập cịn hạn hẹp, từ năm học 2017-2018
đến nay khơng cịn kinh phí cho cơng tác này, từ cấp Phịng đến các đơn vị
trường học nên hoạt động điều tra, cập nhập số liệu gặp rất nhiều khó khăn.
Mặc dù cơ sở vật chất của các trường đã từng bước được đầu tư, nhưng
còn nhiều trường thiếu các phòng chức năng, nhà hiệu bộ nên ảnh hưởng khơng
ít đến chất lượng dạy học.


4

2. Quá trình thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
2.1. Sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, HĐND, UBND
- Ban chỉ đạo cấp tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác phổ cập
giáo dục dục, xóa mù chữ;
- Nhằm cụ thể hố các chủ trương của Trung ương và Bộ GD&ĐT, Nghị
quyết của huyện uỷ, HĐND huyện về chỉ đạo công tác PCGD, XMC, hàng năm
UBND huyện, phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn đã ban hành các văn bản quan
trọng chỉ đạo phát triển giáo dục nói chung và cơng tác PCGD, XMC nói riêng.
- Cơng tác tun truyền đã được các cấp ủy, chính quyền, đồn thể đặc
biệt quan tâm, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, tuyên truyền sâu
rộng chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác phổ cập giáo dục, XMC.
Nhờ việc tuyên truyền sâu, rộng, cơng tác PCGD, XMC đã được tồn dân hưởng
ứng mạnh mẽ. Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã đưa nhiệm vụ PCGD, XMC
vào nội dung của nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch hoạt động của
xã. Các đồn thể như Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp
phụ nữ, Hội khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc

đã đưa tiêu chí phổ cập vào nội dung hoạt động.
- Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, XMC cấp huyện gồm 16 thành viên do
đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Mỗi khi có sự thay đổi
nhân sự, Ban chỉ đạo đều được kiện toàn. Đối với thành viên ban chỉ đạo phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí.
Ban chỉ đạo phổ cập cấp xã do Chủ tịch UBND các xã, thị trấn làm trưởng
ban; Hiệu trưởng các trường THCS, TH&THCS, TH, MN làm phó trưởng ban.
Các trường có nhiệm vụ điều tra, điều tra bổ sung, cập nhật các loại hồ sơ sổ
sách theo hướng dẫn của ngành Giáo dục và Đào tạo. Cung cấp danh sách những
học sinh trong diện huy động, phân loại trình độ từng đối tượng, chuẩn bị cơ sở
vật chất, sắp xếp mở lớp và phân công giáo viên giảng dạy.
Các ban ngành đồn thể (Nơng dân, Phụ nữ, Hội cựu chiến binh…) tổ
chức các cuộc họp Đoàn viên - Hội viên phát động, mở rộng cuộc vận động sâu
rộng trong quần chúng nhân dân.


5

Hội khuyến học: Tổ chức vận động nhân dân và các doanh nghiệp đóng
góp để giúp đỡ cho học sinh có hồn cảnh khó khăn.
2.2 Hoạt động của ngành giáo dục
Căn cứ vào số liệu thống kê hằng năm, văn bản chỉ đạo của cấp trên,
Phòng GD&ĐT lên kế hoạch và tham mưu Ban chỉ đạo cấp huyện có giải pháp,
chỉ đạo kịp thời, duy trì và phát triển kết quả Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

2.3. Kết quả cơng tác xã hội hố giáo dục
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hố giáo
dục, được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các nhà trường
trong toàn huyện đã từng bước thực hiện tốt cơng tác xã hội hố giáo dục. Việc
thực hiện XHHGD không chỉ dừng lại ở việc huy động sức dân, huy động sự

đóng góp của CMHS trong việc xây dựng, tu bổ CSVC, đầu tư trang thiết bị cho
các nhà trường: thực hiện XHHGD còn ở việc động viên, thuyết phục từng gia
đình, dịng họ, các nhà hảo tâm, các tổ chức doanh nghiệp quan tâm tới việc tạo
điều kiện tốt nhất để học sinh được đến trường, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục.
3. Kết quả thực hiện phổ cập giáo dục
3.1. Phát triển mạng lưới giáo dục
Số trường
Mầm non
Tiểu học
TH&THCS
THCS
THPT

28
26
2
24
03

Số

Số học

lớp

sinh

272
345

36
208

7.728
10.740
1.072
7.135

105

4.302

Trường chuẩn
Quốc gia
Mức 1 Mức 2
20
2
14
9
2
0
20
0
2
0

3.2. Đội ngũ CBQL, giáo viên
Tổng số
giáo viên


Trên chuẩn

Đạt chuẩn

Tỉ lệ bố trí
giáo viên

Ghi chú


6

Mầm non
Tiểu học
TH&THCS
THCS

384
414
60
459

294
383
48
443

90
21
12

16

1.42
1.7
1.7
2.2

3.3 Tổ chức duy trì sĩ số HS, biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng
PCGD, XMC:
- Quá trình vận động đối tượng phổ cập ra lớp; số lượng lớp phổ cập.
Sau khi tổ chức điều tra, các nhà trường tiến hành thống kê, lập danh sách
và đưa ra chỉ tiêu huy động phổ cập và đề ra kế hoạch định hướng cho mục tiêu
công nhận đạt chuẩn về phổ cập, XMC.
Ban chỉ đạo phổ cập, xóa mù chữ huyện phân cơng cán bộ các ban ngành
đồn thể, chuyên viên phòng GD&ĐT phụ trách từng địa bàn để vận động.
Những học sinh thuộc diện gia đình nghèo, khó khăn các trường đã tạo điều kiện
cấp sách vở, bút giấy cho các em đến trường. Sau khi vận động học sinh ra lớp,
Ban giám hiệu các trường phân công giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Để duy trì được chuẩn phổ cập, Ban chỉ đạo phổ cập tập trung vào việc
duy trì sĩ số học sinh, chống học sinh bỏ học giữa chừng và bỏ học trong hè.
Tháng 12 năm 2019, đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; Đạt
chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3. Hiện nay, Ban chỉ đạo đang tiếp tục
triển khai kế hoạch để phát triển và duy trì đ ề nghị kiểm tra kết quả duy trì, cơng
nhận lại.
3.4. Kết quả đạt được:
- Đơn vị được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học
và xoá mù chữ năm 1996, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2002, đạt
phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 năm 2018; đạt chuẩn quốc gia về
PCGDTHCS năm 2002; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

năm 2012.
- Kết quả thời điểm tháng 10 năm 2020: đề nghị kiểm tra kết quả duy trì,
cơng nhận lại đơn vị Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; Đạt


7

chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS
mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2 (có các biểu kèm theo).
4. Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị:
4.1. Bài học kinh nghiệm
- Cơng tác PCGD, XMC phải có sự chỉ đạo sâu sát, liên tục và thường
xuyên của Cấp ủy, chính quyền và hoạt động đồng bộ của Ban Chỉ đạo PCGD
các cấp; nhất là vai trò lãnh đạo, tham mưu của Phịng GD&ĐT, các nhà trường
gắn cơng tác PCGD, XMC với cơng tác xây dựng gia đình văn hóa và nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với trách nhiệm của từng gia
đình và tổ chức để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục và từ đó
có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
- Ban chỉ đạo phổ cập Giáo dục, xóa mù chữ các cấp, Ban giám hiệu các
nhà trường phải nắm vững công tác PCGD, XMC để có sự phân cơng cán bộ và
giáo viên làm cơng tác PCGD, XMC có năng lực chun mơn và khả năng
tham mưu để giúp cho Ban Chỉ đạo PCGD, XMC chỉ đạo có hiệu quả cơng tác
này.
- Phải xác định giáo dục phổ thông là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện việc
quản lý tốt công tác chuyên môn, từng cán bộ và giáo viên cần xác định trách
nhiệm của mình trong cơng tác PCGD, XMC, tích cực đổi mới phương pháp
giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học; huy động tối đa các em trong độ
tuổi đến trường, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng học sinh lưu ban, bỏ
học, xem đây là điều kiện quyết định đến kết quả của công tác PCGD, XMC.
- Công tác PCGD, XMC phải thực hiện một cách thường xuyên, triệt để

mới duy trì và bảo đảm tính bền vững cho công tác PCGD, XMC.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa để huy động sự tham gia đơng đảo
của cộng đồng, tạo một xã hội không ngừng học tập, nhằm hạn chế tối đa hiện
tượng học sinh trong độ tuổi bỏ học.
- Sự phối hợp giữa 3 cấp học MN, TH, THCS là hết sức cần thiết nhằm
kịp thời nắm bắt hoàn cảnh của các học sinh, điều kiện học tập của các em để


8

có giải pháp hổ trợ, tạo mọi thuận lợi cho các em đến trường, đây là một trong
những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và chống hiện tượng
bỏ học trong học sinh.
- Chú trọng công tác điều tra nắm các độ tuổi thật chính xác, cập nhật hồ
sơ kịp thời, các số liệu cần phải thống nhất giữa các bậc học mầm non, tiểu học
và THCS.
4.2. Đề xuất, kiến nghị
- Cần có sự chỉ đạo thống nhất trong việc điều tra, cập nhật; chỉ đạo kiểm
tra, báo cáo của ban chỉ đạo các cấp về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ.
- Mở rộng băng thơng đường truyền của chương trình PCGD, XMC tạo
điều kiện thuận lợi về mặt thời gian cho cơ sở nhập dữ liệu vào phm mm.
- Tăng cờng nguồn kinh phí PCGD, XMC.

PHN TH HAI
PHƯỚNG HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC, XĨA
MÙ CHỮ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Mục tiêu: Duy trì, củng cố, nâng cao kết quả PCGD, XMC.
- Tiếp tục củng cố và duy trì kết quả đạt chuẩn PCGD, XMC.
- Duy trì, cơng nhận lại đơn vị Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho

trẻ 5 tuổi, Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, XMC đạt chuẩn mức
độ 2; Công nhận Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.
2. Chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện PCGD, XMC.
2.1. Chỉ tiêu:
- Đến năm 2021: 100% số xã, thị trấn trong huyện duy trì, đạt chuẩn phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức


9

độ 3; Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, XMC đạt chuẩn mức độ 2
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3
2.2. Kế hoạch thực hiện
- Tổ chức tốt việc huy động trẻ 5 tuổi ra lớp Mẫu giáo, để làm nền tảng
cho việc huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
100% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, hiệu quả đào tạo
hàng năm đạt từ 95% trở lên.
Tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm dưới 0,5%.
Tỉ lệ học sinh hồn thành chương trình tiểu học là 100%, trẻ 11 tuổi hồn
thành chương trình tiểu học đạt 98,5%.
- Tham mưu đầu tư xây dựng thêm phòng chức năng cho các trường chưa
đạt chuẩn.

3. Các giải pháp thực hiện
- Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân
dân về ý nghĩa tầm quan trọng trong việc thực hiện PCGD, XMC.
Tổ chức triển khai quán triệt từ trong nội bộ Đảng viên, cán bộ và quần
chúng nhân dân biết và hiểu về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về việc thực hiện PCGD, XMC; về Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24
tháng 3 năm 2014 của của Thủ tướng Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù

chữ; Thơng tư số 07/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra
cơng nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phát động bằng nhiều hình thức: các cấp uỷ
Đảng, chính quyền cần tập trung phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể của
địa phương, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện PCGD, XMC
xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên. Từ đó làm cho nhân dân và
các đối tượng trong độ tuổi phải PCGD, XMC hiểu rõ mục đích và tầm quan
trọng của việc thực hiện PCGD, XMC vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của


10

mỗi người trong việc nâng cao mặt bằng dân trí, đóng góp cho sự phát triển
Kinh tế – Xã hội ở địa phương.
- Huy động học sinh ra lớp và nâng cao chất lượng PCGD, XMC:
Trên cơ sở đã điều tra, cập nhật trình độ PCGD, XMC theo từng địa bàn,
Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch huy động học viên ra lớp trong từng năm học,
từng độ tuổi.
Tổ chức tốt ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường” vào đầu năm học mới,
vận động các em bỏ học trong hè ra lớp, thực hiện tốt việc duy trì sĩ số, hạ tỉ lệ
học sinh bỏ học xuống dưới 0,5%.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và phát triển mạng lưới trường lớp
Tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tay nghề và nâng chuẩn đội ngũ giáo
viên.
Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục, đa dạng hố các loại hình trường lớp.
Thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp ở từng địa bàn dân cư đến
năm 2021. Từ đó đề nghị xây dựng đảm bảo đủ phịng học và các phòng chức
năng.
- Tạo điều kiện về cơ chế chính sách, kinh phí và khen thưởng để đẩy

nhanh tiến độ thực hiện PCGD, XMC.
Chi trả kinh phí kịp thời cho người dạy và các khoản khác để khích lệ tinh
thần giáo viên và những người làm công tác PCGD, XMC.
Hằng năm, Ban chỉ đạo các cấp tổ chức sơ kết, tổng kết để tiến độ PCGD,
XMC được đẩy mạnh hơn. Cuối năm tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm, kịp
thời uốn nắn những điểm làm chưa đạt hiệu quả, đồng thời động viên khen
thường những tập thể, cá nhân làm tốt công tác PCGD, XMC.
Trên đây là Báo cáo q trình thực hiện cơng tác PCGD, XMC trong năm
2020 và phương hướng cho thời gian tiếp theo. Bên cạnh những kết quả đạt
được, vẫn còn một số hạn chế, cán bộ và nhân dân huyện Nga Sơn chưa thỏa mãn
với những thành tích đã đạt được. Huyện Nga Sơn sẽ tiếp tục quyết tâm phấn đấu


11

hơn nữa, thực hiện thắng lợi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ngày càng có
chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Nơi nhận:
- Sở GD&ĐT (Để báo cáo);
- BCĐ phổ cập huyện;
- Lãnh đạo PGD&ĐT;

TM.BAN CHỈ ĐẠO PCGD, XMC
KT. TRƯỞNG BAN
PHĨ TRƯỞNG BAN

- Lưu: VT.

TRƯỞNG PHỊNG

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nguyễn Thanh Sơn



×