Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Luận văn hv chính sách và phát triển giải pháp tăng cường thu hút FDI của EU vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.05 KB, 69 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT
FDI CỦA EU VÀO VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Giang
Mã sinh viên: 5083106537
Lớp: CLC 8.2

Hà Nội, tháng 6/2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Dưới
sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc và sự giúp đỡ của ThS. Nguyễn
Thị Thùy Linh các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung
thực không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất cứ một hình thức nào.
Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài
liệu tham khảo đúng quy định.


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................. 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 3
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 5


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 5
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
3.1. Về thời gian ..................................................................................................... 5
3.2. Về không gian ................................................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 6
5. Kết cấu của khóa luận ........................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÒNG VỐN FDI ............. 7
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................... 7
1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngồi ...................................................... 7
1.3. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi .......................................................... 8
1.3.1. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đi đầu tư và doanh
nghiệp đi đầu tư ...................................................................................................... 8
1.3.2. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với nước nhận đầu tư và doanh
nghiệp trong nước................................................................................................... 9


1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi theo hình thức thực hiện............ 11
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ phía nước
nhận đầu tư ........................................................................................................... 13
1.5.1. Yếu tố thị trường ........................................................................................ 13
1.5.2. Yếu tố lao động .......................................................................................... 13
1.5.3. Yếu tố cơ sở hạ tầng ................................................................................... 14
1.5.4. Yếu tố chính trị, chính sách, pháp luật....................................................... 14
1.5.5. Yếu tố điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý ....................................................... 15
1.6. Các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài .................... 16
1.7. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia ........ 16
1.7.1. Ưu đãi về thuế ............................................................................................ 16
1.7.2. Các hình thức hỗ trợ đầu tư ........................................................................ 18
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI CỦA EU VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020 .......................... 19

2.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua ............................... 19
2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thu hút FDI ................ 19
2.1.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn
2017-2020............................................................................................................. 23
B 2.2. Thực trạng thu hút vốn FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn 2017-2020 29
2.2.1. Tổng quan về quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam ................................ 29
2.2.2. Công tác quản lý và xúc tiến các dự án FDI của EU vào Việt Nam.......... 43
2.2.3. Kết quả thu hút vốn FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn 2017-2020 ...... 45


2.4. Đánh giá tình hình thu hút vốn FDI của EU vào Việt Nam.......................... 51
2.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 51
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 52
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI CỦA
EU VÀO VIỆT NAM .......................................................................................... 54
3.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU vào Việt Nam giai
đoạn 2021-2030 .................................................................................................... 54
3.1.1. Định hướng chung về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
.............................................................................................................................. 54
3.1.2. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài từ EU vào Việt Nam
.............................................................................................................................. 56
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI từ EU vào Việt Nam giai đoạn
2021-2030............................................................................................................. 58
3.2.1. Giải pháp cải thiện môi trường đầu tư ....................................................... 58
3.2.2. Giải pháp xúc tiến đầu tư ........................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu: Giải thích

FDI: Foreign Direct Investment
EVFTA: EU-Vietnam Free Trade Agreenment
EU: European Union
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
BCC: Business Cooperation Contract
BOT: Build-Operate-Transfer
BTO: Buid – Transfer – Operate
BT: Build – Transfer
GDP: Gross Domestic Product
VAT: Value Added Tax
EDB: Economic Development Board
BOI: Ủy ban đầu tư Thái Lan
TNCs: Transmission Network Control System
USD: United States dollar
EUR: Đồng tiền chung châu Âu
M&As: Multi Agent system
CHLB: Cộng hòa liên bang
MNEs: Ministry of Non-Conventational Energy Sources
IFR: International Federation of Robots
AI: Artificial Intelligence
1


VDMA: German Engineering Federation
IoT: Internet of Things
3D: 3-Dimension
EC: ConformitéEuropéene
FCA: Free Carrier
PCA: Partnership and Cooperation Agreement
SMEDF: Small and Medium Enterprise Development Fund

EU-MUTRAP: European Trade Policy and Investment Support Project
WTO: World Trade Organization
ASEAN: Association of South East Asian Nations
ASEANStats: Association of South East Asian Nations Stats
CPTPP: Comprehensive and Progressive Agreement for Transpacific
Partnership
FALMI: Center of Forecasting Manpower Needs and Labor Market
Information HCMC

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số thứ tự
hình/bảng

Tên hình

1

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020

2

Số lượng vốn và dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020

3

Cơ cấu đối tác FDI lớn tại Việt Nam lũy kế đến năm 2020


4

Dịng vốn Đầu tư ra nước ngồi của EU giai đoạn 2000-2019

5

Đầu tư ra nước ngoài của CHLB Đức 2012-2018

6

7

8

9

10

11

Tổng số dự án đăng ký đầu tư vào Việt Nam từ khu vực EU và
từ các nước khách trên thế giới
Tổng số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam từ khu vực EU và từ
các nước khách trên thế giới
Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực của EU vào Việt Nam tính đến
tháng 1/2020
Cơ cấu vốn và dự án FDI của EU vào Việt Nam theo đối tác tính
đến tháng 1/2021
Cơ cấu vốn và dự án FDI của EU vào Việt Nam theo địa bàn
đầu tư tính đến tháng 1/2021

Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực ở Việt Nam

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế Việt Nam
bắt đầu mở cửa, xây dựng những mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế
giới thì việc thu hút FDI đã bắt đầu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế của nước nhà. Cho đến nay, khi nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc
lớn và phát triển nhưng vai trò của FDI vẫn rất quan trọng, đặc biệt là thu hút FDI
từ những đất nước có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển.
Vào tháng 6/2019, Việt Nam và EU đã ký kết hiệp định thương mại tự do
EVFTA, sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến mới trong mối quan hệ ngoại giao
giữa các nước EU và Việt Nam. Trước đó, Việt Nam cũng là điểm đến của Pháp
khi đầu tư vốn tại Việt Nam, sau khi ký kết hiệp định EVFTA thì Việt Nam thu
hút được nhiều nước khác trong liên minh Châu Âu cũng như nhiều nước khác
muốn giao thương với EU thông qua Việt Nam.
Mặc dù hiệp định EVFTA làm lượng vốn FDI từ EU vào Việt Nam đã tăng
hơn so với trước kia nhưng theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số dự án
đầu tư vào Việt Nam từ EU vẫn chỉ là những dự án vừa và nhỏ, lượng vốn đang
ít. Có thể thấy số vốn FDI thu được từ EU của Việt Nam đang thấp hơn so với kỳ
vọng đặt ra khi Việt Nam là một trong những nước có cơ hội và tiềm năng phát
triển hơn.
Mặt khác, trong bối cảnh hai năm nay, dịch bệnh Covid-19 đã tàn phá nền
kinh tế của rất nhiều khu vực trên thế giới, nhưng so với những nước trong khu
vực Asean, Việt Nam là đất nước có kết quả phòng tránh dịch tốt cũng như giữ ổn
định được nền kinh tế khi là một trong những đất nước hiếm có tăng trưởng kinh
tế dương trong năm 2020. Điều này càng khẳng định, so sánh với tiềm năng và cơ

hội thì lượng vốn FDI từ EU vào Việt Nam cịn chưa tương xứng. Nhận thấy được
4


vấn đề trên tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút
FDI của EU vào Việt Nam” nhằm đưa ra một số giải pháp hữu ích.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất những giải pháp để tăng cường thu hút
dòng vốn FDI của EU vào Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan cơ sở lý thuyết về dịng vốn FDI.
- Phân tích thực trạng nguồn vốn FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn 20172020. Từ đó xác định những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại
trong việc thu hút dòng vốn FDI của EU vào Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và tăng cường thu hút vốn FDI
của EU vào Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Về thời gian
Đề tài phân tích thực trạng nguồn vốn FDI của EU vào Việt Nam trong giai
đoạn 2017-2020.
Đề tài đề xuất giải pháp thu hút và tăng cường vốn FDI vào Việt Nam trong
giai đoạn 2021-2030.
3.2. Về khơng gian
Đề tài phân tích thực trạng thu hút nguồn vốn FDI của EU ở Việt Nam.

5


4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tổng, hợp tài liệu nhằm tổng hợp những về lý thuyết
liên quan đến dòng vốn FDI và kế thừa kinh nghiệm nghiên cứu có liên quan. Thu
thập thơng tin, dữ liệu thứ cấp về nguồn vốn FDI của EU vào Việt Nam.
Phương pháp phân tích, tài liệu theo cấp tài liệu và theo nội dung để chỉnh
lý phù hợp, bổ sung những nội dung cần thiết, cũng như phân tích thơng tin, số
liệu liên quan đến tình hình dịng vốn FDI của EU vào Việt Nam.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về dịng vốn FDI.
Chương 2: Tình hình thu hút vốn FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn 20172020.
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI của EU vào Việt
Nam.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ DÒNG VỐN FDI
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ
đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước chủ đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là tiêu chí để phân biệt FDI với các cơng
cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người
đó quản lý ở nước ngồi là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà
đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty
con" hay "chi nhánh công ty".
Theo khoản 3 điều 2 trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2005:
“Đầu tư nước ngoài là là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào
Việt Nam vốn bằng tiền nước ngồi hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt

Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí
nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngồi theo quy định của Luật
này”.
1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
(i) FDI thực chất là việc di chuyển vốn từ nước đi đầu tư đến nước nhận đầu
tư để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
(ii) FDI được thực hiện bằng hình thức bỏ vốn mở doanh nghiệp mới hoặc
liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, mua lại và sáp nhập hoặc mua lại vốn
chứng khoán và năm quyền điều hành.

7


(iii) Chủ nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là chủ sở hữu vốn đầu tư
hoặc đồng sở hữu vốn đầu tư nhưng được chia theo tỷ lệ để có thể tham gia điều
hành hoạt động trực tiếp.
(iv) Là hoạt động kinh doanh theo hướng thương mại quốc tế được điều
hành bởi chủ sở hữu vốn hoặc đồng điều hành bởi các chủ doanh nghiệp trong
nước nên ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động chính trị, xã hội và mối quan hệ giữa
hai nước nhận đầu tư và đi đầu tư.
(v) Đầu tư FDI chủ yếu là các doanh nghiệp xuyên quốc gia thực hiện. Các
doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường sang thị trường nước ngồi và thường
là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn.
1.3. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.3.1. Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với nước đi đầu tư và doanh
nghiệp đi đầu tư
Đối với các doanh nghiệp đi đầu tư, việc thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước
ngồi có vai trị rất quan trọng, cụ thể:
(i) FDI mang lại cho doanh nghiệp đi đầu tư cơ hội mở rộng thị trường,
giảm thiểu chi phí và làm tăng lợi nhuận. Đầu tiên, khi các doanh nghiệp mở rộng

đầu tư sẽ lựa chọn những thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn hoặc sức tiêu dùng
của người dân lớn để làm tăng doanh số của doanh nghiệp cũng như khẳng định
khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường này có cơ hội phát triển. Thứ hai, khi
tham gia đầu tư vào thị trường mới, doanh nghiệp đầu tư sẽ có cơ hội được sử
dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá thành lao động rẻ, … (nếu có). Điều này
sẽ góp phần làm giảm chi phí đầu tư của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và làm
tăng lợi nhuận.

8


(ii) FDI giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng
công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi các doanh nghiệp đi đầu tư
từ các quốc gia có nền kinh tế, khoa học và kỹ thuật kém phát triển hơn đến các
quốc gia có nền kinh tế, khoa học, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến và phát triển hơn thì
sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp đi đầu tư được học hỏi cũng như tiếp cận, áp
dụng những kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức kinh
doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh ở thị trường mới cũng như thị trường nước
đi đầu tư.
(iii) Với việc đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp đầu tư có thể tránh
được các rào cản bảo hộ mậu dịch, phí mậu dịch của nước nhận đầu tư làm giảm
các chi phí khơng đáng có mà chủ đầu tư vẫn có thể tham gia mở rộng doanh
nghiệp vào thị trường tiềm năng. Với nhiều quốc gia phát triển có sử dụng bảo hộ
mậu dịch nhằm nâng cao tiêu chuẩn của một số lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh,
an tồn, mơi trường, lao động, …hay nâng cao thuế xuất nhập khẩu đối với các
mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương
tự trong nước.
1.3.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước nhận đầu tư và doanh
nghiệp trong nước
(i) Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Nguồn vốn ngân sách luôn là một

yếu tố rất quan trọng trong mọi nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vốn FDI sang nước nhận đầu tư đồng nghĩa với việc chuyển vốn từ nước đi đầu tư
sang nước nhận đàu tư. Điều này làm tăng nguồn vốn của nước nhận đầu tư, nguồn
thu ngân sách tăng lên, đồng nghĩa với việc tăng kim ngạch xuất khẩu và thúc đẩy
sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.

9


(ii) Nước nhận đầu tư sẽ chịu ít rủi ro và ảnh hưởng nếu kết quả đầu tư của
chủ đầu tư không hiệu quả hay thua lỗ. Khi doanh nghiệp chủ đầu tư gặp vấn đề
thì người chịu rủi ro nhiều nhất vẫn là người đi đầu tư khi họ sẽ mất vốn và mất
nhiều chi phí khác khi tham gia đầu tư.
(iii) Ngoài nguồn vốn được chủ đầu tư mang đến, khi nhận đầu tư nước
ngoài, nước nhận đầu tư sẽ được tiếp nhận khoa học, kỹ thuật, công nghệ và
phương pháp quản lý mới… do chủ đầu tư mang đến để tạo ra những sản phẩm
mới cũng như năng suất lao động cao hơn.
(iv) Vốn đầu tư nước ngoài cũng làm tăng cơ hội việc làm tại các nước nhận
đầu tư. Khi các doanh nghiệp đi đầu tư rót vốn cũng như mở rộng kinh doanh tại
thị trường nước nhận đầu tư sẽ cần nhân công hiểu và nắm rõ được văn hóa kinh
doanh tại thị trường này. Điều này cũng khiến các doanh nghiệp đi đầu tư tạo cơ
hội việc làm cho các nguồn lao động tại nước nhận đầu tư.
Bên cạnh những vai trị tích cực như trên, dịng vốn FDI cũng có một số tác
động tiêu cực đến nước nhận đầu tư và doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, khi để
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư một cách tràn lan, khơng có
quy hoạch cụ thể sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng vùng cũng như tài nguyên
bị khai thác cạn kiệt, ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra, khi doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi phát triển mạnh, chiếm lĩnh thị trường trong nước thì sẽ tạo sức ép
cạnh tranh lớn, khiến các doanh nghiệp trong nước không thể phát triển, thậm chí

bị phá sản. Và nghiêm trọng hơn khi đối mặt với nguy cơ mơi trường chính trị sẽ
bị ảnh hưởng do đồng ý với những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp đi đầu tư.

10


1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi theo hình thức thực hiện
Luật đầu tư của Việt Nam quy định các hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngồi như sau:
Thứ nhất, đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hay doanh nghiệp sử dụng 100%
vốn đầu tư nuớc ngồi (Wholly – foreign – owned FDI): Đây là hình thức các chủ
sở hữu doanh nghiệp nước ngoài sử dụng hồn tồn vốn đầu tư của mình để thực
hiện mở doanh nghiệp trong nước. Với hình thức này, chủ doanh nghiệp FDI được
toàn quyền quyết định, sử dụng vốn cũng như định hướng hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong nước. Nhưng để đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư
nước ngoài, doanh nghiệp FDI cần phải đáp ứng đủ số vốn Luật đầu tư nước ngoài
được nước nhận đầu tư quy định, cũng như phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục pháp
luật quy định. Đây là hình thức chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn
khi muốn mở rộng thị trường, tại Việt Nam hình thức này khá phổ biến và được
thực hiện bởi các công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH
Intel Products Việt Nam, Cơng ty TNHH Posco-Việt Nam…
Thứ hai, hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức
kinh tế hay doanh nghiệp liên doanh (Joint Venture): Đây là hình thức đầu tư được
thực hiện bởi các doanh nghiệp FDI kết hợp với một bên là doanh nghiệp của nước
đi nhận đầu tư và một bên nữa là chủ đầu tư ở nước ngoài khác. Một doanh nghiệp
liên doanh được tham gia bởi một hay nhiều chủ sở hữu. Đây là hình thức giảm
thiểu sự rủi ro rất nhiều đối với các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp
tham gia, khi lợi nhuận và rủi ro được chia đều theo tỷ lệ góp vốn. Tại Việt Nam
có khá nhiều các doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam và các doanh nghiệp
nước ngồi, điển hình là một số doanh nghiệp liên doanh Việt Nam – Nhật Bản

như Công ty TNHH Toyota Việt Nam, Công ty TNHH Yamaha Việt Nam, Công
ty TNHH Honda Việt Nam, …
11


Thứ ba, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business
Cooperation Contract -BCC): Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư
được ký kết giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước để hợp tác kinh doanh nhằm
phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm mà khơng thành lập pháp nhân. Hình
thức đầu tư này chỉ thích hợp khi các doanh nghiệp FDI ở nước chưa phát triển
đầu tư vào doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư phát triển hơn. Vì với hình thức đầu
tư này, các doanh nghiệp tại nước sở tại sẽ giữ được cơng nghệ, quyền điều hành
và kiểm sốt hoạt động kinh doanh của công ty. Và đối với doanh nghiệp FDI sẽ
được chia lợi nhuận nhưng lại rất khó kiểm sốt được hoạt động kinh doanh và
đây cũng là hình thức đơn giản nhất khi khơng đồi hỏi nhiều thủ tục.
Thứ tư, các hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT:
BOT (Hợp đồng Xây dựng– Kinh doanh– Chuyển giao) là hình thức đầu tư
được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ tầng trong một
thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hồn cơng
trình đó cho nước nhận đầu tư.
BTO (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh) là phương thức
đầu tư dựa trên văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ
nhà cùng nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh cơng trình kết cấu hạ
tầng. Sau khi kết thúc xây dựng, nhà đầu tư nước ngồi chuyển giao cơng trình
cho nước chủ nhà. Nước nhận đầu tư có thể dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh
cơng trình trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
BT (Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao) là một phương thức đầu tư nước
ngoài trên cơ sở văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước
nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngồi để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng. Sau

khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngồi chuyển giao cơng trình đó cho nước
12


nhận đầu tư. Chính phủ nước nhận đầu tư tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài
thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Nhìn chung các hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT thì một bên ký kết phải
là Nhà nước và lĩnh vực đầu tư chủ yếu đều là các lĩnh vực cơ sở vật chất, cơ sở
hạ tầng như giao thông, cảng, cầu cống và đường…và đều được chuyển giao
khơng bồi hồn khi hết thời hạn. Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn, nâng
cao cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Nhưng mặt khác, việc nhận
đầu tư theo hình thức này, nước nhận đầu tư sẽ không được chuyển giao công nghệ
cũng như tiếp nhận kinh nghiệm quản lý, gây ra rủi ro cao cho nước nhận đầu tư.
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi từ phía
nước nhận đầu tư
1.5.1. Yếu tố thị trường
Một đất nước có chỉ số tổng GDP cao và tốc độ tăng trưởng dương thể hiện
đấy là một thị trường tiềm năng thu hút đầu tư từ nhiều nguồn đầu tư khác, đặc
biệt là nguồn đầu tư FDI. Khi các doanh nghiệp FDI phân tích sự tăng trưởng
dương và GDP cao ở một thị trường, điều này chứng minh tổng sức mua cũng như
chỉ số tiêu dùng ở thị trường này khá khả quan. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy sự
gia tăng đầu từ các doanh nghiệp FDI vào các thị trường tiềm năng, nhằm nắm bắt
cơ hội gia tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm ở thị trường mới.
1.5.2. Yếu tố lao động
Nguồn lao động có tay nghề cao và nhân công giá rẻ sẽ thu hút các doanh
nghiệp FDI đầu tư sản xuất, chế biến vào thị trường này. Đối với những doanh
nghiệp sản xuất, cần sử dụng nhân công nhiều và không yêu cầu tay nghề cao thì
thị trường lao động giá rẻ và đơng nhân lực sẽ rất thu hút các doanh nghiệp đầu tư
để đặt cơ sở sản xuất tại đây nhưng mặt khác, điều này cũng chỉ giải quyết được
13



vấn đề việc làm đối với lao động phổ thông và chưa góp phần nâng cao đời sống
đối với người dân nước nhận đầu tư. Nâng cao hơn, đối với những thị trường có
tay nghề lao động cao và nguồn nhân lực nhiều thì sẽ thu hút những doanh nghiệp
FDI phát triển hơn, sản xuất những sản phẩm kỹ thuật cơng nghệ u cầu trình độ
lao động cao.
1.5.3. Yếu tố cơ sở hạ tầng
Khi một thị trường có cơ sở hạ tầng: đường, cầu cống, cảng, bệnh viện,
trường học… phát triển, thuận lợi giao thương sẽ giúp thu hút các doanh nghiệp
đầu tư FDI hơn. Đối với những thị trường chưa phát triển cơ sở hạ tầng, khi các
doanh nghiệp FDI đầu tư phát triển tại đây sẽ mất nhiều chi phí hơn cho cơng đoạn
xây dựng cơ sở vật chất, giao thương vận chuyển giữa các đối tác khác, chi phí
vận chuyển cũng sẽ bị tăng lên khiến cho chi phí đầu vào gia tăng và giá thành các
sản phẩm tăng lên. Vị vậy, yếu tố cơ sở hạ tầng cũng rất quan trọng trong thu hút
đầu tư FDI.
1.5.4. Yếu tố chính trị, chính sách, pháp luật
(i) Sự ổn định về chính trị, xã hội: Đối với một thị trường ổn định về chính
trị, xã hội sẽ giảm thiểu rủi ro về kinh tế cũng như đảm bảo được mối quan hệ tốt
đối với các đối tác toàn cầu. Điều này khiến cho các nhà đầu tư FDI yên tâm về
khả năng chủ động kiểm sốt dịng vốn đầu tư, tránh tình trạng thị trường bị chững
lại và vốn bị đóng bang khơng thể chuyển ra thị trường khác cũng như đầu tư mở
rộng thị trường.
(ii) Các chính sách: Các chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất và tỷ giá cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư FDI. Khi các chính sách được ổn định
đồng nghĩa với các chủ đầu tư sẽ chủ động nắm bắt và tính tốn được lợi nhuận
và chi phí đầu tư. Số lượng vốn đầu tư FDI được rót vào tỷ lệ thuật với sự gia tăng
niềm tin chủ đầu tư FDI đặt vào các thị trường nhận đầu tư đồng thời lại là tỷ lệ
14



nghịch đối với chênh lệch lãi suất giữa trong và ngoài nước, trong và ngoài khu
vực. Khi lãi suất trong nước nhận đầu tư cao hơn so với lãi suất nước đi đầu tư, thì
các nhà đầu tư nước ngồi sẽ hướng đến sự đầu tư cho vay ngắn hạn và hưởng lãi
suất ngay trên sự chênh lệch đó. Điều này làm giảm đi sự đầu tư dài hạn mà các
nước nhận đầu tư đang hướng tới. Các mức thuế quan cũng ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư, khi mức thuế và hạn mức xuất-nhập khẩu được giới hạn sẽ làm giảm đầu
tư đối với các doanh nghiệp xuất-nhập.
(iii) Luật đầu tư: Luật đầu tư của nước nhận đầu tư cần phải minh bạch, rõ
ràng và đảm bảo được sự phát triển, sở hữu nguồn vốn của các nhà đầu tư FDI.
Các quy định phải đảm bảo được tính trung thực, khách quan khi các doanh nghiệp
FDI hoạt động trên nước sở tại. Nội dung của Luật cần phải cởi mở, đầy đủ và tiên
tiến phù hợp với các Luật đầu tư Quốc Tế thì sẽ thu hút được lượng vốn đầu tư
FDI cao hơn.
(iv) Sự phát triển của nền hành chính quốc gia: Sức cản lớn nhất đối với các
quốc gia nhận đầu tư là các công đoạn thủ tục đầu tư rườm rà, không cần thiết và
tốn nhiều chi phí, thời gian. Sự nâng cấp các hệ thống thủ tục, chứng từ phù hợp
với các thủ tục Quốc Tế sẽ giúp quốc gia sở tại dễ dàng thu hút đầu tư FDI hơn.
1.5.5. Yếu tố điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
(i) Điều kiện tự nhiên: Một quốc gia có điệu kiện tự nhiên tốt, thuận lợi cho
việc nuôi trồng, nhân giống và phát triển nhiều loại sinh, thực vật. Điều này sẽ là
một yếu tố thu hút nhiều nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp, quốc gia chú trọng
đến môi trường sinh thái và ngành nghề nơng-lâm-ngư nghiệp.
(ii) Vị trí địa lý: Vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định thị trường, quốc gia đấy có xu hướng phát triển như thế nào, ngành nghề có
tiềm năng phát triển là gì… Điều này sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn cũng như chất
lượng vốn đầu tư vào thị trường, quốc gia đấy.
15



1.6. Các chỉ tiêu đánh giá việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi
1.6.1. Quy Mơ
Tiêu chí đầu tiên trong đánh giá hiệu quả của các dự án FDI là quy mơ dự
án. Trong đó, Số dự án; Số vốn đăng ký; Số vốn thực hiện là những tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá quy mơ dự án đó có phát triển hay khơng. Tiếp theo là đến
các tiêu chuẩn về tỉ lệ phần trăm vốn thực hiện so với vốn đăng ký và quy mơ vốn
trung bình của mỗi dự án.
1.6.2. Chất lượng
Ngồi tiêu chí về quy mơ vốn, tiêu chí về chất lượng dự án cũng là một
thành phần rất quan trọng trong đánh giá hiệu quả của việc thu hút FDI. Các tiêu
chuẩn để đánh giá chất lượng của dự án FDI sẽ phức tạp và nhiều hơn so với đánh
giá về quy mô. Cụ thể sẽ là đánh giá về cơ cấu số dự án FDI và vốn FDI đăng ký,
cơ cấu số vốn FDI thực hiện..
1.7. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia
1.7.1. Ưu đãi về thuế
Thuế được xem là yếu tố quan trọng trong thu hút đầu tư vốn FDI, khi các
ưu đãi về thuế dành cho các doanh nghiệp FDI càng nhiều sẽ càng thu hút được
lượng vốn FDI càng lớn. Điều này được nhận thấy rõ khi các nước như Singapore,
Indonesia …đã có những chính sách miễn, giảm thuế đối với doanh nghiệp FDI
nhằm thu hút đầu tư FDI.
Singapore là một đất nước có nền kinh tế thị trường tự do với mức độ phát
triển cao và được xếp hạng là nền kinh tế mở cùng mức độ tham nhũng chỉ đứng
thứ ba từ dưới lên của thế giới. Singapore là một trong những quốc gia có nguồn
vốn FDI đến từ các nhà đầu tư và tổ chức quốc tế lớn trong Châu Á nhờ vào mơi
trường chính trị và đầu tư thu hút. Để nhận được sự đầu tư lớn từ các nhà đầu tư
16


nước ngồi như hiện nay, Chính Phủ Singapore đã có nhiều chính sách ưu đãi thu
hút dịng vốn FDI, đặc biệt thành cơng nhất là chính sách ưu đãi về thuế dành cho

các doanh nghiệp FDI. Chính phủ Singapore sử dụng bảng phân loại các xí nghiệp,
các ngành sản xuất ưu tiên cụ thể và rõ ràng. Đi cùng là các chế độ ưu đãi cụ thể
nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực đang
nằm trong kế hoạch mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Các doanh nghiệp
FDI đầu tư vào các ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của Singaore như
ngành chế tạo và dịch vụ thiết yếu cho việc kinh doanh quốc tế sẽ được miễn toàn
bộ mức thuế thu nhập doanh nghiệp tương đương 22% trong vịng từ 5 đến10 năm.
Chính phủ sẽ miễn thuế thu nhập tương đương với một tỷ lệ nhất định lên tới 50%
của vốn đầu tư cố định mới đối với các công ty hoạt động trong các ngành như chế
tạo, dịch vụ, kỹ thuật, nghiên cứu và triển khai, xây dựng, với điều kiện công ty
phải đầu tư một lượng nhất định vốn trong 5 năm. Và sẽ được xem xét để kéo dài
thời gian miễn giảm thuế nếu trong quá trình kinh doanh bị lỗ. Miễn thuế nhập
khẩu đối với các thiết bị phục vụ việc thực hiện dự án đầu tư sẽ được áp dụng đối
với hầu hết các doanh nghiệp FDI nói chung.
Chính Phủ Indonesia cũng có nhiều chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh
nghiệp FDI khi miễn thuế thu nhập từ 3 đến 10 năm đối doanh nghiệp đó đầu tư
vào các ngành mới (tức 22 ngành) vào các đảo Java và Bali và còn miến thuế thu
nhập từ 5-12 năm nếu đầu tư vào các vùng khác. Ngoài thuế thu nhập, Indonesia
còn giảm thuế nhập khẩu đối với các loại tự liệu sản xuất cơng nghệ cao như máy
móc, thiết bị, các bộ phận dự phòng và các thiết bị hỗ trợ. Tiếp đến miến, giảm
thuế đối với các mặt hàng xuất nhập là các nguyên liệu thô phục vụ cho việc sản
xuất trong 2 năm đầu mới hoạt động đối với các doanh nghiệp đang hoạt động
muốn mở rộng công suất của mình lên 30% cơng suất đã lắp đặt. Những mặt hàng
được ủy ban đầu tư phê duyệt trong danh mục quy định sẽ được miến giảm thuế
nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị và phụ tùng. Đối với những FDI hướng vào
17


xuất khẩu sẽ được Chính Phủ Indonesia miễn thuế VAT và những thuế doanh thu
đánh vào hàng xa xỉ phẩm hoặc những nguyên liệu mua ở địa phương; hoàn thuế

nhập khẩu hàng hóa và vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu; nhập khẩu không
hạn chế nguyên liệu thô cần thiết khơng tính đến việc có hay khơng sản phẩm nội
địa tương tự.
1.7.2. Các hình thức hỗ trợ đầu tư
Ngồi các chính sách ưu đãi về thuế quan, các hình thức hỗ trợ đầu tư cũng
được nhiều quốc gia áp dụng nhằm thu hút đầu tư FDI. Các hình thức hỗ trọ đầu
tư có thể đa dạng như về đào tạo, về góp vốn tài sản, về khuyến khích các dịch vụ
đầu tư…Nhiều quốc gia đã áp dụng cơ chế một cửa nhằm giúp các nhà đầu tư FDI
dễ dàng nhận được các hỗ trợ đầu tư.
Tại Singapore, tổ chức EDB (Economic Development Board) sẽ hỗ trợ vốn
để thành lập doanh nghiệp đối với các công ty 100% vốn nước ngồi hoặc cơng ty
liên doanh trong lĩnh vực mũi nhọn tại Singapore. EDB sẽ mua vốn tự có của công
ty khoảng dưới 30% và EDB sẽ bán lại cổ phần cho cơng ty sau khi cơng ty làm
ăn có lãi. Ngồi ra, chính sách hỗ trợ 80% kinh phí hoạt động của EDB dành cho
các quỹ phát triển nguồn nhân lực nội bộ doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp
phát triển nguồn nhân lực nội bộ bằng việc lập Quỹ phát triển kỹ năng với nhiều
chương trình đào tạo đa dạng (chương trình đào tạo cơng nghệ thơng tin, quản trị
kinh doanh, đào tạo cán bộ...).
Ngoài ra, tại Thái Lan các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài đã được
cung cấp bởi Ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI), những dịch vụ đó bao gồm từ lập cơ
quan giúp phát triển mối liên hệ giữa các TNCs và các nhà cung cấp địa phương
đến mở các trang web cung cấp thông tin về đầu tư và lập chế độ một cửa cấp visa
và giấy phép hoạt động trong vòng 3 giờ, lập trung tâm dịch vụ đầu tư cung cấp
các dịch vụ tư vấn...
18


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI CỦA EU VÀO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2017-2020

2.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua
2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thu hút FDI
2.1.1.1. Thị trường Việt Nam
(i) Thuận lợi:
Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định: Trong giai đoạn 2010-2020, Việt Nam
là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế đều và nhanh trên thế giới,
trung bình trên 6%/năm. Đặc biệt năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19
làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam lại là một trong ba nước
có tăng trưởng kinh tế dương và thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới với
2,91%. Ngoài ra, Việt Nam cũng kiểm soát được tỷ lệ lạm phát của những năm
gần đây ở mức ổn định dưới 5% và tỷ giá ngoại hối được kiểm sốt tốt.
(ii) Khó khăn:
Thu nhập bình qn đầu người cịn thấp nên quy mơ thị trường tiêu thụ
tương đối nhỏ: Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức cao
nhưng mức thu nhập bình quân trên đầu người vẫn dưới 3000 USD/năm, là một
trong những nước có thu nhập bình qn đầu người thấp. Điều này khiến cho mức
độ tiêu thụ cũng như chỉ số tiêu dùng của người dân thấp. Đồng thời Việt Nam
được coi như là một thị trường tiêu thụ khơng lý tưởng cho nhiều mặt hàng cao
cấp, điều đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút FDI.

19


2.1.1.2. Lao động
(i) Thuận lợi:
Cơ cấu ngành nghề đang có sựu dịch chuyển tích cực: Những năm gần đây,
ngành chế biến, chế tạo, sản xuất tại Việt Nam phát triển với mức tăng trưởng đạt
khoảng 5,82% vào năm 2020 và đóng góp 1,25 điểm phần trăm vào tăng trưởng
kinh tế chung của cả nước. Đây sẽ là tiền đề thu hút các doanh nghiệp FDI tới Việt
Nam.

Cơ cấu lao động trẻ và chi phí nhân cơng thấp: Nguồn lao động dồi dào của
Việt Nam luôn là một trong những thuận lợi đối với việc trong thu hút FDI.
Khoảng 60% trong tổng số hơn 98 triệu người dân Việt Nam thuộc độ tuổi dưới
35 là một nguồn lao động tiềm năng về khả năng sáng tạo, tiếp thu kiến thức mới
đủ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức.
(ii) Khó khăn:
Trình độ nhân cơng cịn thấp: Mặc dù thị trường nhân công của Việt Nam
dồi dào nhưng chất lượng nhân công vẫn thấp khi cơ cấu lao động trong ngành
nghề đơn giản vẫn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 35% trong năm 2019. Ngược lại,
tỷ trọng nhân công trong những ngành nghề đang phát triển như sản xuất, chế biến,
chế tạo chỉ chiếm 12% trong năm 2019. Ngoài ra, các nghề nghiệp yêu cầu chuyên
môn kỹ thuật bậc trung, bậc cao và nhân viên quản lý vẫn chiếm tỷ trọng dưới
10% trong năm 2019. Những chỉ số này thể hiện sự thiếu hụt nhân cơng có chun
mơn, kỹ thuật phục vụ cho những ngành nghề thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Điều này khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽ
tốn nhiều chi phí cho đào tạo nhân cơng mới.

20


×