TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
NGUYÊN TẮC DẠY HỌC CHÍNH TẢ
HỌC PHẦN: PP DH CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ Ở TIỂU HỌC
ĐỒNG THÁP, NĂM 2021
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Điểm của Giảng viên chấm 1:
Điểm của Giảng viên chấm 2:
Nội dung
Nội dung
Mở đầu
Nội dung 1
Nội dung 2
Kết luận, tài
liệu tham
khảo, phụ
lục
Hình thức
trình bày
TỔNG
ĐIỂM
Thang
điểm
1.0
3.0
5.0
0.5
0.5
10.0
Điểm chấm
Mở đầu
Nội dung 1
Nội dung 2
Kết luận, tài
liệu tham
khảo, phụ
lục
Hình thức
trình bày
TỔNG
ĐIỂM
Thang
điểm
1.0
3.0
5.0
Điểm chấm
0.5
0.5
10.0
Điểm toàn bài của Học viên 1:…..………………………………………………
Điểm toàn bài của Học viên 2:…..………………………………………………
Điểm toàn bài của Học viên 3:…..………………………………………………
Giảng viên chấm 1
(ký và ghi rõ họ tên)
Đồng Tháp, ngày ……tháng …..năm 2021
Giảng viên chấm 2
(ký và ghi rõ họ tên)
1
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
- Nêu tổng quan về môn học………………………………………
- Giới thiệu tóm tắt nội dung ………………………………………
PHẦN NỘI DUNG
Nội dung 1: Nguyên tắc dạy học chính tả
1.1. Nguyên tắc dạy học chính tả theo khu vực..............................
1.2. Nguyên tắc kết hợp giữa chính tả có ý thức và khơng có
ý thức trong dạy học chính tả..........................................................
1.3. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp xây dựng cái
đúng và loại bỏ cái sai trong dạy học chính tả...............................
Nội dung 2: Soạn giáo án 01 tiết Chính tả. Chỉ ra các phương
pháp, biện pháp dạy học Chính tả được thể hiện qua giáo án....
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………
PHỤ LỤC………………………………………………………….
2
2
3
3-6
6
7-9
10
11
12
2
MỞ ĐẦU
Phân mơn Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả, phát triển năng lực
sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức viết trong hoạt động giao tiếp. Nếu tập viết dạy học sinh
biết viết chữ thì chính tả dạy cách tổ hợp, kết hợp các chữ đúng quy ước của xã hội để
làm chất liệu hiện thực hóa ngơn ngữ.
Khơng biết chữ hoặc khơng viết đúng chuẩn, con người tự hạn chế hoạt động giao
tiếp, làm ảnh hưởng đến năng lực tư duy. Vì thế, day chính tả cho học sinh tiểu học cịn
giúp cho việc hình thành năng lực tư duy. Trẻ em đến tuổi học thường bắt đầu quá trình
học tập bằng việc học chữ. Trước tuổi đi học, trẻ em chưa biết chữ và hồn tồn khơng có
khả năng giao tiếp bằng ngơn ngữ viết. Q trình dạy chữ và học chữ ở tiểu học chính là
q trình giúp học sinh hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ viết vào việc học tập
trong nhà trường, cũng như dần dần mở rộng phạm vi giao tiếp bằng ngơn ngữ viết ra
ngồi xã hội. Nhờ biết chữ, học sinh mới có thể tiếp thu các kiến thức khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội khác. Biết chữ được hiểu ở góc độ biết đọc thơng, viết thạo một ngơn
ngữ, hay nói cách khác, để biết chữ, học sinh cần phải nắm được chính tả, nắm được kĩ
năng viết. Kĩ năng này thể hiện qua việc nhận dạng chữ (hệ thống chữ viết đang được xã
hội sử dụng), tạo ra chữ và tiến tới dùng chữ để diễn đạt ngôn ngữ. Qua đó, có thể thấy,
Chính tả là mơn học có tính chất cơng cụ, có vị trí vơ cùng quan trọng trong học tập của
học sinh. Chính tả cũng là mơn học đặt nền móng cho sự phát triển ngơn ngữ, văn hóa nói
chung.
Nội dung “Ngun tắc dạy học chính tả” gồm 3 phần:
- Nguyên tắc dạy học chính tả theo khu vực;
- Ngun tắc kết hợp giữa chính tả có ý thức và khơng có ý thức trong dạy học chính tả;
- Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp xây dựng cái đúng và loại bỏ cái sai trong dạy
học chính tả.
3
NỘI DUNG
Nội dung 1: Nguyên tắc dạy học chính tả
1.1. Nguyên tắc dạy học chính tả theo khu vực
Nguyên tắc này địi hỏi nội dung dạy chính tả phải sát với phương ngữ, nghĩa là xuất
phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng
miên để hình thành nội dung giảng dạy. Có xác định được những trang điểm chính là cần
dạy cho từng khu vực, từng địa phương thì mới tối ưu hóa việc dạy chính tả được. Chẳng
hạn:
- Phương ngữ Bắc Trung Bộ: Chưa phân biệt rõ hai thanh hỏi và ngã.
- Phương ngữ Nam Bộ: Có hiện tượng đồng hoá hai phụ âm đầu v và z khi phát âm. Cũng
tương tự, đồng hoá hai cặp phu âm cuối: n và ng, t và c.
Trong tình hình bức tranh chung về phương ngữ của từng vùng miền cịn có những
diễn biến phức tạp, chúng ta chưa xây dựng được bản đồ phương ngữ cho từng khu vực
thì việc đối chiếu cách phát âm của từng vùng, miền với hệ thống chính âm để tìm ra
những sai biệt là việc làm đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng đối với từng giáo viên. Bên
cạnh việc nắm vững các trọng điểm chính tả, giáo viên cần có sự mềm dẻo, linh hoạt,
sáng tạo trong giảng dạy những nội dung cụ thể sao cho sát hợp với đối tượng học sinh
mình dạy học. Trong một chừng mực nào đó, có thể giảm bớt những nội dung giảng dạy
trong sách giáo khoa không phù hợp, đồng thời bổ sung những nội dung thấy cần thiết mà
sách giáo khoa chưa đề cập đến.
1.2. Nguyên tắc kết hợp giữa chính tả có ý thức và khơng có ý thức trong dạy học
chính tả
- Chính tả khơng có ý thức là việc giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả
từng trường hợp cụ thể mà không học quy tắc, không cần biết với nghĩa nào thì được viết
với hình thức như thế. Học sinh viết được đúng là do thói quen và viết nhiều nên nhớ
được trường hợp chính tả đó đã được viết như thế. Đây là cách dạy cho HS viết chính tả
khơng cần sự tham gia của ý thức, có tác dụng củng cố trí nhớ. Mặt khác, cách dạy này có
nhược điểm là khơng tổ chức và chọn những trọng điểm chính tả để tập trung giải quyết,
khơng giúp người học nắm được lí do, căn cứ khách quan để xác định cách viết đúng
trong các trường hợp có quy luật. Điều này có thể hạn chế đến hiệu quả của việc học
chính tả.
- Chính tả có ý thức là việc giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập chính
tả dựa trên những hiểu biết về ngữ âm, chữ viết, về từ vựng, ngữ nghĩa có liên quan đến
chính tả. Phương pháp này địi hỏi người viết phải có những hiểu biết nhất định về ngữ
4
âm và ý thức về nghĩa từ, đòi hỏi nhiều công sức trong suy xét, ghi nhớ hơn là phương
pháp khơng có ý thức nhưng bù lại nó giúp người học nắm được vấn đề một cách có căn
cứ, có hệ thống. Do đó, phương pháp này có hiệu quả vững chắc hơn. Nhà trường chính là
nơi có điều kiện và trách nhiệm nhiều nhất trong việc dạy chính tả theo phương pháp có ý
thức.
Việc phối hợp giữa phương pháp có ý thức với phương pháp khơng có ý thức trong
dạy học chính tả có vai trị quan trọng trong quá trình xây dựng và tổ chức giải các bài tập
chính tả. Hệ thống bài tập chính tả phải được tính tốn để phân bố theo các vùng phương
ngữ khác nhau. Người quen nói theo phương ngữ nào thì luyện chính tả theo phương ngữ
đó. Đối với từng vùng, phải tập trung giải quyết những trường hợp gây lẫn lộn (trường
hợp trọng điểm) có tính chất phổ biến, đi sâu vào những từ, những tiếng có tần số xuất
hiện cao (chính tả tần số).
Khi xây dựng các bài tập cần vận dụng phương pháp có ý thức là chủ yếu. Ngoài
việc sắp xếp tổ chức các bài tập theo kiểu loại, theo trình tự có tính tốn (về phía người
soạn), phương pháp này còn thể hiện ở chỗ người học sẽ được giải thích các căn cứ, các
quy tắc để dựa vào đó mà chọn cách viết đúng. Song song với phương pháp có ý thức,
việc xây dựng bảng từ thường dùng có cách viết chính tả cần nhớ cũng có ý nghĩa quan
trọng. Nếu thường xuyên xem đi xem lại bảng từ chính tả đó thì cũng có ích vì học sinh sẽ
ghi nhớ được phần nào bằng trí nhớ máy móc.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số căn cứ để xây dựng các bài tập chính tả dựa
trên sự phối hợp giữa phương pháp có ý thức và phương pháp khơng có ý thức.
Khi nghiên cứu xác lập các quy tắc chính tả để hiện thực hóa phương pháp có ý thức
trong dạy học chính tả, người ta thường xem xét mối quan hệ ngữ âm trong âm tiết, trong
một số kiểu từ nhất định (từ láy và từ Hán Việt). Cũng có lúc người là cịn tìm cơ sở của
cách phát âm, của cách viết chính tả trong nghĩa của từ. Và vận dụng các quy tắc được
phát hiện, chúng ta sẽ thấy rõ những quan hệ đã nêu trong âm tiết, trong từ và trong quan
hệ giữa âm với nghĩa. Dưới đây sẽ nêu một số ví dụ để thấy các kiểu quan hệ đó thể nào.
a. Quan hệ âm - nghĩa: Đây là quan hệ dễ nhìn nhận nhất bởi vì nghĩa (của từ)
là cái hiển nhiên đối với người nói. Ví dụ, để phân biệt s, x, tác giả Phan Ngọc đưa ra
những mẹo chính tả sau:
- Tên các thức ăn thường viết với x: xơi, túc xích, lạp xường, thịt xá xíu...
Tên gọi các đồ dùng liên quan đến chế biến thức ăn cũng viết với x: cái xanh,...
- Ngoài những trường hợp trên, hầu hết các danh từ để viết với s chứ không
viết với x :
5
+ Danh từ chỉ người: ông sư, bà xãi, sứ thân...
+ Danh từ chỉ cây cối: Cây sung, cây sen, cây si…
+ Danh từ chỉ các hiện tượng tự nhiên: sao, sieơng, sông...
+ Danh từ chỉ động vật: cá sấu, con sò, con sếu…
+ Danh từ chỉ đổ vật: cái sọt, súc vải, siêu thuốc...
Ngoại lệ có: cái xe, cái xẻng, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, xưởng, trạm xá,
mùa xuân, xã. Ngoại lệ này dễ nhớ nếu ta thuộc câu: “Mùa xuân đi xuồng gỗ xoang mang
xoài đến xã đổi xẻng ở xưởng để mang về cho trạm xá”.
b. Quan hệ trong âm tiết
Như đã phân tích ở phần Cơ sở ngôn ngữ học, âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy
đủ nhất gồm có 5 thành phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Các
thành phần này có quan hệ qua lại với nhau và căn cứ vào tác động có tính quy luật đó,
các nhà nghiên cứu đã xác lập được những quy tắc chính âm, chính tả nhất định. Sau đây
là một ví dụ:
Trong âm tiết tiếng Việt, trừ bốn ngoại lệ là: bà góa, khăn voan, nỗn sào, cu
- roa, âm đệm không bao giờ xuất hiện sau các phụ âm môi (b, m, ph, v) và sau các âm: g,
gi, n, r. Dựa vào quy luật này có thể xác lập được quy tắc chính tả sau: "Trước âm đệm,
nếu có băn khoăn giữa gi, r, v với d thì cứ viết “d”. Chính vì vậy người miền Bắc khơng
viết dun nợ thành ruyên nợ, người miền Nam không viết duyệt binh thành việt binh, và
người các miền khác không viết quốc doanh thành quốc gioanh.
c. Quan hệ trong từ
c.1. Trong từ láy âm: Từ láy âm là từ gồm 2 tiếng hoặc 3, 4 tiếng, trong đó
các tiếng xét về mặt ngữ âm có sự lặp lại tồn bộ hay bộ phận hình thức ngữ âm của tiếng
gốc. Ngồi u cầu về thanh điệu, xét về nghĩa, từ láy âm phải có ít nhất một tiếng khơng
có nghĩa. Trong từ láy âm, những tương ứng ngữ âm đều có tính quy luật. Chẳng hạn, quy
tắc chính tả "Luật hỏi - ngã" sau đây là quy tắc vận dụng quan hệ ngữ âm trong từ láy âm:
Quy tắc này chỉ gồm 6 tiếng cần học thuộc là: huyền - ngã - nặng, sắc - hỏi - khơng. Có
nghĩa là gặp một chữ khơng biết viết dấu hỏi hay dấu ngã thì hãy tạo một từ láy âm, nếu
chữ láy lại viết với dấu huyền, ngã hoặc nặng thì chữ đang xét sẽ viết với dấu ngã. Ngược
lại nếu chữ láy lại viết với dấu sắc, hỏi hoặc khơng dấu thì chữ đang xét sẽ viết với dấu
hỏi (so sánh: nghĩ ngợi - ngợi viết dấu nặng thì nghĩ phải viết dấu ngã, nghỉ ngơi - ngơi
khơng dấu thì nghỉ viết dấu hỏi).
Nắm được các quy tắc chính tả dựa vào từ láy âm như thế, người viết sẽ có
6
chỗ đưa khách quan để xác định cách viết đúng chính tả những trường hợp mà mình cịn
lúng túng.
c.2. Trong từ Hán - Việt: Từ Hán - Việt là những từ vay mượn của tiếng Hán
thời kì Đường - Tống (thế kỉ VIII đến thế kỉ X) mà cách đọc hiện nay đã biến đổi theo
quy luật ngữ âm của tiếng Việt. Từ Hán - Việt hiện nay được sử dụng khá phổ biến, theo
H. Maspéro, chiếm tỉ lệ 60% tổng số từ trong tiếng Việt.
Người nói khơng thể phân biệt được nguồn gốc lịch sử của từ ngữ tiếng
Việt, không biết từ nào là gốc Hán, từ nào là hoặc không là từ Hán - Việt. Nhưng các nhà
nghiên cứu dựa trên những quy luật ngôn ngữ học đã đề ra được một số biện pháp đơn
giản để có thể nhận ra từ Hán - Việt mà không cần viện đến những hiểu biết về ngôn ngữ
học lịch sử. Chẳng hạn, gặp một từ trong đó có một tiếng có nghĩa nhưng khơng thể tách
thành từ để dùng độc lập thì đó là từ Hán - Việt, như: trong từ Tổ quốc, ta biết quốc là
nước nhưng không thể đặt câu: “Quốc ta gọi là Việt Nam”, cho nên Tổ quốc là từ Hán Việt.
Từ Hán - Việt có những đặc điểm riêng về chính tả, ví dụ khơng có từ Hán
Việt nào viết với vần “iu”. Dựa vào đặc điểm này, một người miền Bắc khi băn khoăn
không biết nên viết bưu điện hay biu điện thì lời giải đã rõ ràng: phải viết bưu vì đó là yếu
tố Hán - Việt. Và quan hệ ngữ âm và ngữ nghĩa trong từ Hán - Việt cũng là cơ sở để xây
dựng các bài tập theo phương pháp có ý thức trong dạy học chính tả.
1.3. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp xây dựng cái đúng và loại bỏ cái sai
trong dạy học chính tả
- Phương pháp xây dựng cái đúng: Phương pháp này cung cấp cho học sinh các quy
tắc chính tả, hướng dẫn học sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính
tả.
- Phương pháp loại bỏ cái sai: Phương pháp này đưa ra các trường hợp viết sai chính
tả, hướng dẫn học sinh phát hiện sữa chữa rồi từ đó hướng đến cái đúng, loại bỏ các lỗi
chính tả.
Có thể thấy, cả hai phương pháp trên đều có ưu, nhược điểm riêng nhưng ưu điểm
bên này sẽ khắc phục được nhược điểm bên kia cà ngược lại. Do đó, trong dạy học chính
tả cần chú ý phối hợp cả hai phương pháp. Như thế việc dạy học sẽ đạt hiệu quả cao và
vững chắc hơn.
7
Nội dung 2: Soạn giáo án 01 tiết Chính tả. Chỉ ra các phương pháp, biện pháp dạy
học Chính tả được thể hiện qua giáo án.
Người thực hiện:
Chính tả lớp 2- Kết nối tri thức với cuộc sống (trang 120-121)
NGHE – VIẾT: TRÒ CHƠI CỦA BỐ (trang 120-121)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
1. Khởi động:
- Hát
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi:
+ Đoạn chính tả ta cần viết có mấy câu
+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
Vì sao phải viết hoa những chữ đó?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
Hoạt động của HS
PP-BP
học
dạy
- Cả lớp hát “hai bàn tay
của em”
Phương pháp
giao tiếp
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2 câu
- Đến, Hường, Mẹ
- Các chữ tên riêng và các
chữ đứng đầu câu phải viết
hoa
- Tay; bát; ngay...
- GV phân biệt, giải thích tay và tai -HS lắng nghe
( tay là bàn tay để vận động cịn tai là lỗ
Phương pháp
phân tích ngơn
8
tai là bộ phận để nghe) và phát âm cho
học sinh nghe chữ tai và tay để học sinh
phân biệt được cách phát âm từng chữ
- Tương tự GV phân biệt, giải thích các
chữ dễ viết sai cịn lại như: bác hs dễ
nhầm lẫn với bác; ngay với ngai...
- GV đọc từ khó cho học sinh viết bảng
con
- Nhận xét, sửa cho các bạn viết chưa - HS luyện viết bảng con.
chính xác
- GV lưu ý vị trí đặt dấu chấm , dấu - Lắng nghe
phẩy
- YC học sinh nhắc tư thế ngồi viết
- Lưng thẳng, khơng tì
ngực vào bàn; đầu hơi cúi,
mặt cách vở 25 - 30cm....
- GV đọc cho HS nghe viết.
- HS nghe viết vào vở.
- Theo dõi, giúp đỡ học sinh viết chậm
- GV đọc lại đoạn chính tả: chậm
- Sốt bài của mình
- YC HS đổi vở sốt lỗi chính tả.
- HS đổi chéo theo cặp.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
*Hoạt động 2:Viết địa chỉ nhà em
- GV cho HS quan sát : Số nhà 25,
đường Sông Thao, thị trấn Cổ Phúc , -HS quan sát
huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-GV hỏi : Những từ nào viết hoa?
-1-2 HS trả lời
-GV nói:
+Cần viết hoa tên riêng của thơn / xóm, -HS lắng nghe
xã / phường, quận/huyện, tỉnh/thành
phố,…nơi em ở.
+Chú ý viết dấu phẩy phân tách từng
đơn vị.
-GV yêu cầu HS viết địa chỉ nhà mình
-HS viết
ngữ.
Phương
giao tếp
pháp
Cá nhân/
phương pháp
giao tiếp
9
-YC đổi vở và nhận xét
-GV chữa bài , nx
-HS đổi chéo theo cặp
* Hoạt động 3: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC ý b
- 1-2 HS đọc.
- GV: Các em sẽ chọn điền ao hay au - Lắng nghe
vào chỗ trống. Khi chúng ta thay vào
chúng ta hay suy nghĩ câu chúng ta đã
đúng chính tả chưa, đúng nghĩa chưa?
Ví dụ như chỗ trống đầu tiên chúng ta
điền vào sẽ được “hàng cao” hay “hàng
cau”. chúng ta hay suy nghĩ và thực
hiện chính xác nhé.
- Gv phát phiếu bài tập:
- HS theo nhóm đơi, sau đó
đổi nhóm chéo kiểm tra.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dị:
- Hơm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS chia sẻ.
Nhóm
đơi/
Phương pháp
rèn luyện theo
mẫu
10
KẾT LUẬN
Tính thống nhất của chính tả thể hiện sự thống nhất của một ngôn ngữ. Cũng như hệ
thống ngữ âm, hệ thống chữ viết hoạt động trong giao tiếp theo những quy tắc đảm bảo
cho q trình kí mã và giải mã được thuận lợi và chính xác. Hệ thống quy tắc chính tả quy
định cách viết các từ, viết chữ hoa, chữ thường, cách dùng các dấu câu, cách viết các từ
phiên âm hoặc chuyển từ. Các hệ thống chính tả trên thế giới thường đưa vào một số
nguyên tắc nhất định. Việc dựa trên một nguyên tắc hay phối hợp đồng thời các nguyên
tắc khác nhau của chính chịu sự chi phối bởi các đặc điểm văn hố, ngơn ngữ của quốc
gia trong một thời điểm lịch sử cụ thể.
Để dạy học tốt phân mơn Chính tả cần đảm bảo một số nguyên tắc:
- Nguyên tắc dạy học chính tả theo từng khu vực, từng địa phương chẳng hạn như
phương ngữ Bắc Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ.
- Ngun tắc kết hợp giữa chính tả khơng có ý thức và có ý thức (quan hệ âm –
nghĩa; quan hệ trong âm tiết; quan hệ trong từ láy âm và từ Hán – Việt).
- Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp xây dựng cái đúng và loại bỏ cái sai trong
dạy học chính tả.
Tóm lại, trên cơ sở các mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt, phân mơn Chính tả dạy
trẻ em biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn học khác và để sử dụng trong giao
tiếp. Trong các giờ học Chính tả, học sinh nắm được các quy tắc chính tả, hình thành kĩ
năng, kĩ xảo chính tả, nói cách khác là hình thành ở học sinh năng lực viết đúng chính tả,
thể hiện các văn bản viết trên các chất liệu như: bảng, vở, …từ đó góp phần hình thành
nhân cách và phát triển tư duy cho học sinh.
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga. Phương
pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học tập 1 (tái bản), NXB Đại học Sư phạm, H, 2007
(đọc phần Chính tả).
2. Hồng Văn Thung, Đỗ Xn Thảo. Dạy học chính tả ở tiểu học, NXB Giáo dục, H,
2000.
3. Phan Ngọc. Chữa lỗi chính tả cho học sinh. NXB Giáo dục, H, 1982.
4. Nguyễn Kim Thản. Từ điển chính tả thơng dụng, NXB Đại học và THCN, H,
1984.
5. Đỗ Việt Hùng. Cẩm nang chính tả tiếng Việt tiểu học, NXB Giáo dục, H, 1997.
6. Bùi Mạnh Hùng. Tiếng Việt 2 - Tập một. Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo
dục, H, 2021.
12
PHỤ LỤC