Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận các kỹ năng nghề luật cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.81 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN:
KỸ NĂNG NGHỀ LUẬT
Đề tài số 3:
Phân tích các kỹ năng mà một luật sư cần sử dụng trong quá trình
thực hiện nghề nghiệp của mình (lấy ví dụ minh hoạ cho các phân
tích)?

Họ và tên
Ngày sinh
MSSV
Lớp
Ngành

:
:
:
:
:

Hà Nội, ..../2021


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.

Lý do lựa chọn đề tài........................................................................................1


2.

Kết cấu bài tiểu luận........................................................................................1

II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................2
1.

Kỹ năng nghe, đọc, hỏi, lập luận và tranh luận của luật sư..........................2

2.

Kỹ năng nói và viết...........................................................................................4

3.

Kỹ năng tra cứu, sử dụng pháp luật và suy luận luật học.............................4

III. PHẦN KẾT LUẬN...........................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................7


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do lựa chọn đề tài
Nghề luật sư là một trong những nghề luật thuộc xã hội pháp quyền, theo đó

luật sư hành nghề và tổ chức hành nghề luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách
hàng một cách độc lập và chuyên nghiệp; được khách hàng trả thù lao và chi phí
theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp nhằm bảo đảm

quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ cơng lý trong xã hội.
Nghề luật sư là một nghề giữ vai trò quan trọng trong xã hội, ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích về mặt pháp lý của nhiều chủ thể khác nhau. Đồng thời với vai trò
là một ngành dịch vụ, nghề luật sư cũng có những cạnh tranh nhất định, địi hỏi mỗi
người luật sư khi hành nghề vừa phải bồi dưỡng kiến thức pháp lý vừa rèn luyện
cho bản thân những kỹ năng hành nghề cần thiết khác nhau. Tuy nhiên đó là nhữg
ký năng gì và được sử dụng trong những hoạt động nào của nghề luật sư lại là điều
cần phải trải qua q trình tích luỹ, tổng hợp mới có thể xác định được.
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích các kỹ năng
mà một luật sư cần sử dụng trong q trình thực hiện nghề nghiệp của mình (lấy
ví dụ minh hoạ cho các phân tích)?” làm đề tài bài Tiểu luận kết thúc môn Kỹ
năng nghề luật của mình. Qua đó, em có thể tìm hiểu và nghiên cứu rõ hơn các kỹ
năng cần thiết đối với một luật sư trong quá trình thực hiện nghề nghiệp để có thể
áp dụng vào thực tiễn hành nghề của ban thân.
2.

Kết cấu bài tiểu luận
Để triển khai nghiên cứu đề tài này, em chia nội dung bài Tiểu luận theo kết

cấu gồm 4 phần theo từng kỹ năng của luật sư như sau:
Phần 1: Kỹ năng nghe, đọc, hỏi, lập luận và tranh luận của luật sư
Phần 2: Kỹ năng nói và viết
Phần 3: Kỹ năng tra cứu, sử dụng pháp luật và suy luận luật học

1


II. PHẦN NỘI DUNG
Kỹ năng hiểu theo cách đơn giản và chung nhất chính là năng lực, khả năng,
sự thành thạo của một người trong một công việc nhất định, là năng lực, khả năng

của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh, về kiến thức hoặc kinh nghiệm được
sử dụng để giải quyết tình huống hay cơng việc phát sinh trong cuộc sống. Cũng
giống như những ngành nghề khác trong xã hội, để hành nghề luật sư một cách có
hiệu quả, đạt kết quả cao cũng địi hỏi phải sử dụng những kỹ năng nhất định phù
hợp với tính chất cũng như đặc trưng cơng việc.
Để hành nghề luật sư thành cơng, luật sư cần có nhiều kỹ năng khác nhau.
Theo đó, ở góc độ quan hệ giữa cái chung và cái riêng, kỹ năng hành nghề luật sư
được cấu thành bởi Kỹ năng chung hay còn được gọi là kỹ năng bổ trợ chung và Kỹ
năng chuyên ngành khi luật sư hành nghề trong lĩnh vực chuyên mơn cụ thể nào đó
về pháp luật. Kỹ năng mềm bổ trợ là các kỹ năng mà bất kỳ luật sư nào, hành nghề
trên lĩnh vực pháp luật nào cũng phải rèn luyện, tích luỹ. Kỹ năng chuyên ngành là
những kỹ năng chuyên sâu, riêng biệt ở mộ lĩnh vực về pháp luật. Hai loại kỹ năng
này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, kỹ năng mềm bổ trợ cho kỹ năng chuyên
ngành, kỹ năng chuyên ngành làm cụ thể, sâu sắc thêm cho kỹ năng mềm.1
Chính bởi sự đặc trưng, riêng biệt liên quan đến tính chất ngành nghề cụ thể
mà kỹ năng chuyên ngành không cố định đối với bất kỳ ngành nghề nào mà luật sư
theo, ví dụ như: kỹ năng hành nghề tư vấn pháp luật và hợp đồng, kỹ năng tranh
tụng trong vụ án hành chính, đại diện pháp lý. Chính vì vậy, trong phạm vi bài tiểu
luận này sẽ chỉ nhắc và đề cập đến những kỹ năng mềm mà một luật sư cần sử dụng
trong quá trình hành nghề của mình. Cụ thể bao gồm:
1.

Kỹ năng nghe, đọc, hỏi, lập luận và tranh luận của luật sư
Đây là nhóm kỹ năng được luật sư sử dụng trong việc thu thập thông tin để

giải quyết vấn đề pháp lý trong công việc. Chi tiết như sau:
Thứ nhất, đối với kỹ năng nghe.
Trong nghề luật sư, với vai trò là một ngành nghề dịch vụ, điều quan trọng đầu
1 GVC.ThS. Nguyễn Hữu Ước và TS. Nguyễn Văn Điệp (chủ biên) (2020), Giáo trình luật sư và nghề luật
sư, tr193.


2


tiên là phải thấu hiểu khác hàng. Để làm tốt điều này, luật sư cần phải biết cách lắng
nghe. Nếu biết cách lắng nghe, khơng những luật sư có thể thu hoạch nhiều thông
tin từ những đối tác xung quanh mà cịn tạo ra được hình ảnh của một người biết
lắng nghe, tơn trọng người khác. Đó cũng là hình ảnh và phẩm chất tốt của một luật
sư chuyên nghiệp.
Ví dụ khi luật sư tiếp xúc với khách hàng để khai thác thơng tin vụ việc thì cần
phải có cách nghe chọn lọc, nghe đúng trọng tâm thông tin cần thiết để, đồng thời
phải biết cách lắng nghe để cho khách hàng cảm nhận được sự quan tâm từ phía luật
sư và tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Thứ hai, đối với kỹ năng đọc.
Đây cũng là một trong những kỹ năng, phương tiện quan trọng giúp luật sư thu
thập thông tin. Có kỹ năng đọc tốt, tức là biết cách tiếp cận thơng tin theo hình thức
đọc một cách phù hợp sẽ giúp luật sư tìm kiếm thơng tin cần thiết để giải quyết vấn
đề. Đọc là một kỹ năng quan trọng bởi luật sư cần phải biết lựa chọn tài liệu, nội
dung để đọc, có cách thức đọc phù hợp để hiểu và tìm được thơng tin mình tìm
kiếm.
Ví dụ khi luật sư đọc một bộ hồ sơ pháp lý thì cần phải có kỹ năng đọc để lựa
chọn phương pháp đọc phù hợp với từng mục tiêu, nội dung vụ việc như: tuần tự
theo thời gian hay đọc theo nhóm tài liệu liên quan, đọc những nội dung về vấn đề
cụ thể nào đó,...
Thứ ba, đối với kỹ năng hỏi.
Không đơn thuần là đọc văn bản hay nghe thông tin từ khác hàng, nghề luật sư
cần phải khai thác nhiều thông tin, vấn đề từ nhiều chủ thể khác nhau có liên quan.
Tuy nhiên việc khai thác thơng tin sao cho có hiệu quả, đúng trọng tâm và có giá trị
lại phụ thuộc nhiều vào kỹ năng hỏi của luật sư.
Ví dụ trong một vụ án hình sự, để luật sư có thể tìm kiếm được thơng tin từ

những nhân chứng, bị cáo hay người bị hại hay những chủ thể có liên quan khác,
cần phải biết cách đặt câu hỏi sao cho phù hợp với từng đối tượng được hỏi để chủ
thể đó đưa ra câu trả lời đúng trọng tâm, mục đích của luật sư.
Thứ tư, đối với kỹ năng lập luận và tranh luận.
3


Kỹ năng lập luận giúp luật sư có thể tư duy, tổng hợp, kết nội vấn đề một cách
phù hợp nhất để đem lại hiệu quả cuối cùng. Trong khi đó, tranh luận là kỹ năng để
luật sư bày tỏ quan điểm của mình, là một cách bàn bạc để tìm ra vấn đề đúng đắn,
thể hiện sự phân tích lý lẽ của luật sư. Hai kỹ năng này được sử dụng rất nhiều
trong hoạt động hành nghề của luật sư bởi vậy cũng trở thành những kỹ năng vô
cùng quan trọng.
Ví dụ trong hoạt động tranh tụng tại tồ dân sự, luật sư cần phải sử dụng kỹ
năng lập luận của mình thơng qua các luận điểm, chứng cứ, lỹ lẽ thuyết phục và thể
hiện nó qua phần tranh luận với luật sư đối phương để bảo vệ được quyền và lợi ích
cho khách hàng của mình.
2.

Kỹ năng nói và viết
Đây là nhóm kỹ năng liên quan đến hoạt động phân tích, truyền đạt thơng tin

từ phía luật sư ra bên ngồi, là kết quả của q trình thu thập và giải quyết thông tin.
Bao gồm:
Thứ nhất, đối với kỹ năng nói.
Với mơi trường làm việc đặc trưng liên quan đến vấn đề pháp lý trong môi
trường pháp lý như trước Toà án hay trước cơ quan tiến hành tố tụng, trợ giúp pháp
lý cho khách hàng,... vì vậy có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền hoặc lợi
ích của tổ chức, cá nhân khác. Khi nói, luật sư cần phải có sự điều khiển, kiểm sốt
nhất định bằng lý trí, thể hiện tính logic, chặt chẽ và rõ ràng trong ngơn ngữ. Cách

nói của luật sư phải mang tính khách quan, khơng suy diễn theo ý chí chủ quan và
phơ trương, sáo rỗng.
Ví dụ khi luật sư bảo vệ cho thân chủ tại phiên toà, những điều được luật sư
nói ra cần phải rõ ràng, logic để cho các chủ thể khác, đặc biệt là hội đồng xét xử có
thể hiểu và nắm bắt được ý kiến.
Thứ hai, đối với kỹ năng viết.
Kỹ năng viết có vai trò rất quan trọng trong nghề luật sư bởi nó thể hiện đầy
đủ nhất và truyền tải thơng tin nghề nghiệp, thông điệp pháp lý một cách rõ ràng và
chính thức của luật sư. Trong q trình hành nghề luật sư không thể tách rời kỹ
năng viết, luật sư cần phải biết cách để viết ra những văn bản, tài liệu sao cho đúng,
4


chính xác về mặt pháp lý, rõ ràng về mặt nội dung và thể hiện được tính lập luận,
logic, thuyết phục trong đó.
Ví dụ, khi luật sư muốn viết một đơn khởi kiện cho khách hàng thì cần phải có
kỹ năng về về việc viết đơn khởi kiện sao cho đúng quy định của pháp luật, nội
dung đơn khởi kiện phải thể hiện rõ được các vấn đề liên quan: nguyên đơn, bị đơn,
lý do khởi kiện một cách xác đáng để từ đó tồ án có thể xét căn cứ tiếp nhận đơn
khởi kiện đó.
3.

Kỹ năng tra cứu, sử dụng pháp luật và suy luận luật học
Với đặc thù nghề nghiệp luật sư phải tiếp xúc với những quy định của pháp

luật vì vậy luật sư cần trau dồi và rèn luyện cho mình kỹ năng về tra cứu, sử dụng
pháp luật và suy luận luật học để nâng cao hiệu quả hành nghề. Theo đó, việc áp
dụng kỹ năng tra cứu, sử dụng pháp luật giúp luật sư xác định được nguồn luật có
liên quan, các văn bản pháp luật cụ thể nào cần phải nghiên cứu khi tiếp xúc với
một vấn đề pháp lý. Cần phải tra cứu và sử dụng pháp luật làm sao cho hợp lý,

khơng bị bỏ sót, chính xác với nội dung pháp lý đưa ra đó chính là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, luật sư cũng cần có kỹ năng suy luận luật học, trước hết là để
hiểu các quy định pháp luật, sau đó là để giải thích, giải quyết các vấn đề theo
hướng suy luận luật học trong trường hợp khơng có quy định liên quan.
Ví dụ khi khách hàng yêu cầu luật sư tìm hiểu về vấn đề đăng ký doanh
nghiệp, luật sư cần phải biết nguồn luật để tra cứu: luật doanh nghiệp, các thông tư,
nghị định hướng dẫn. Trong nguồn luật đó, luật sư lại cần có kỹ năng để tìm ra nội
dung mà hỗ trợ mình thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

5


III. PHẦN KẾT LUẬN
Trên đây là những kỹ năng nói chung hay cụ thể là kỹ năng mềm bổ trợ
chính cần thiết cho hoạt động hành nghề của một luật sư. Có thể thấy, luật sư với
vai trị là một ngành nghề liên quan đến hoạt động pháp lý trong nhà nước pháp
quyền góp phần bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền và lợi ích của con người, vì vậy đòi
hỏi những yêu cầu rất cao về cả kiến thức cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Bởi vậy,
mỗi luật sư cần phải tự ý thức được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của mình, tự
rèn luyện, nâng cao bản thân.
Những kỹ năng mềm đã được liệt kê ở trên là những kỹ năng chính yếu, có
liên quan mật thiết và sử dụng thường xuyên trong quá trình hành nghề của luật sư,
ngồi ra vẫn cịn những kỹ năng mềm, có tác dụng bổ trợ khác như: kỹ năng làm
việc với với cơ quan quyền thông, kỹ năng làm việc với cơ quan nhà nước,... Để
nâng cao được những kỹ năng này, đồng thời vận dụng một cách nhuần nhuyễn
trong quá trình hành nghề của mình, luật sư cần phải chủ động thực hành, liên tục
tiếp thu và học hỏi cho bản thân. Qua đó, khi đã vận dụng được tốt những kỹ năng
này, bản thân luật sư vừa có thể phát triển bản thân đồng thời giúp tạo được niềm
tin, danh tiếng của luật sư với bạn nghề hay khách hàng trong lĩnh vực hoạt động
của mình.


6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GVC.ThS. Nguyễn Hữu Ước và TS. Nguyễn Văn Điệp (chủ biên) (2020), Giáo
trình luật sư và nghề luật sư, tr193.

7



×