Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Bai 9 tong ket ve tu vung tu don tu phuc tu nhieu nghia tu dong am truong tu vung hoan chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.34 KB, 23 trang )

Ngữ văn 9
Tiết 34:

TỔNG KẾT
VỀ TỪ VỰNG


V/ Từ đồng âm :
1/ Từ đồng âm là những từ ngữ giống
nhau về âm thanh nhưng nghĩa hoàn toàn
khác nhau, khơng liên quan gì với nhau.
Từ đồng âm
Là những từ có
phát âm giống nhau
nhưng ý nghĩa hồn
tồn khác nhau

Từ nhiều nghĩa
Là một từ có một nghĩa
gốc và nhiều nghĩa
chuyển, các nghĩa này có
liên quan với nhau, tương
tự nhau.


2.Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường
hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp
nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
a) Từ lá trong:
                   Khi chiếc lá xa cành
                   Lá khơng cịn màu xanh


                   Mà sao em xa anh
                   Đời vẫn xanh rời rợi.
               (Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.


2/ Phân biệt :
- (a) là hiện tượng từ nhiều nghĩa
( hai từ lá đầu là nghĩa gốc, từ lá thứ ba là
nghĩa chuyển )


b) Từ đường trong:
                   Đường ra trận mùa này đẹp lắm.
                              (Phạm Tiến Duật, Trường
Sơn Đông, Trường Sơn Tây)
và trong: Ngọt như đường.


VI/ Từ đồng nghĩa :
1/ Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa :
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống
nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa
có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác
nhau.
Từ đồng nghĩa có hai loại : từ đồng nghĩa
hồn tồn ( khơng phân biệt nhau về sắc thái
nghĩa ) và từ đồng nghĩa khơng hồn tồn ( có
sắc thái nghĩa khác nhau ).



2. Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
a) Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn
ngữ trên thế giới.
b) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai
từ, khơng có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.
c) Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa
hồn tồn giống nhau.
d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể khơng thay thế
nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
 Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa có thể thay thế
cho nhau trong một số trường hợp, đa số các trường
hợp là đồng nghĩa khơng hồn tồn, khơng thể thay
thế.


3. Đọc câu sau:
Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao,
sức khỏe càng thấp.
                                       (Hồ Chí Minh, Di chúc)
 Từ "xn" có thể thay thế từ "tuổi" vì từ "xuân" đã
chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một
khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ
phận thay cho toàn thể). Việc thay từ "xuân" cho thấy
tinh thần lạc quan và sự dí dỏm (vì mùa xuân là hình
ảnh sự tươi trẻ, của sức sống mạnh mẽ tránh lặp từ
tuổi với tuổi tác.).


VII/ Từ trái nghĩa :

1/ Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa :
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái
ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể
thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể
đối, tạo hình tượng tương phản, gây ấn
tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.


2. Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có
quan hệ trái nghĩa:
ơng – bà, xấu – đẹp, xa – gần, voi – chuột, thông
minh – lười, chó – mèo, rộng – hẹp, giàu – khổ.
 Cặp từ trái nghĩa :
xấu > < đẹp, xa > < gần, rộng > < hẹp


3/ - Cặp từ trái nghĩa lưỡng phân ( khẳng
định cái này là phủ định cái kia ) : sống ><
chết, chẵn >< lẻ, chiến tranh >< hịa bình, đực
>< cái.
- Cặp từ trái nghĩa thang độ ( thể hiện
mức độ nhiều ít, khẳng định cái này khơng
có nghĩa là phủ định cái kia ) : già >< trẻ, yêu
>< ghét, cao ><thấp, nông >< sâu, giàu ><
nghèo


VIII/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ :
1/ Ôn lại khái niệm cấp độ khái quát

của nghĩa từ ngữ :
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là
phạm vi nghĩa rộng hay nghĩa hẹp của
một từ.
- Nghĩa của một từ ngữ này có thể rộng
hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.


Một từ được coi là :
+ Có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của
từ ấy bao hàm phạm vi nghĩa của từ khác.
+ Có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của
nó nằm trong phạm vi nghĩa của một từ
khác.


IX/ Trường từ vựng :
1/ Ôn lại khái niệm trường từ vựng :
Trường tự vựng là tập hợp của những từ có
ít nhất một nét chung về
nghĩa.


2. Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc
đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau:
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay
chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng
tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
                        (Hồ Chí Minh, Tun ngơn độc lập)
 Các từ cùng trường từ vựng:

- Yêu nước, thương nòi, các cuộc khởi nghĩa: cùng trường
nghĩa về tinh thần yêu nước
→ khơi dậy tinh thần nhân dân, lòng yêu Tổ quốc, tố cáo
thực dân.
- Tắm và bể: cùng tính chất
→ tăng giá trị biểu cảm của câu văn, làm cho câu văn
có sức tố cáo mạnh mẽ.


Luyện tập tổng hợp
Bài tập 1: So sánh hai dị bản của câu ca dao:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.
Râu tôm nấu với ruột bù
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.
Cho biết trong trường hợp này, “gật đầu” hay
“gật gù” thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần
biểu đạt? Vì sao?


Bài tập 1:

- gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay
thường dùng để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý
- gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái
độ
đồng
tình

tán

thưởng.
 Từ “gật gù” phù hợp với ý nghĩa cần biểu
đạt: tuy món ăn rất đạm bạc nhưng đơi vợ
chồng nghèo ăn rất ngon miệng vì họ biết sẻ
chia những niềm vui đơn sơ trong cuộc sống.


Bài tập 2: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ
của người vợ trong truyện cười sau:
Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói:
- Đội này chỉ có một chân sút, thành ra
mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn.
Vợ nghe thấy thế liền than thở:
- Rõ khổ! Có một chân thì cịn chơi bóng
làm gì cơ chứ!


Bài tập 2: Người vợ khơng hiểu được cách nói
theo lối hốn dụ “chỉ có một chân sút” nghĩa là
cả đội bóng chỉ có một cầu thủ giỏi ghi bàn thôi.


Bài tập 3: Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu trong
đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào
được dùng theo nghĩa chuyển? Chỉ rõ nghĩa nào
được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa
nào được hình thành theo phương thức hốn dụ?

Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.


Bài tập 3: Các từ vai, miệng, chân, tay, đầu trong
đoạn thơ, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào
được dùng theo nghĩa chuyển? Chỉ rõ nghĩa nào
được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa
nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?

- Những từ được dùng theo nghĩa gốc:
miệng, chân, tay
- Từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai
(hoán dụ), đầu (ẩn dụ)


Bài tập 4: Vận dụng kiến thức đã học về
trường từ vựng để phân tích cái hay trong
cách dùng từ ở bài thơ sau:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng
Em đi lửa cháy trong bao mắt
Anh đứng thành tro, em biết không?
(Vũ Quần Phương, Áo đỏ)



Bài tập 4:
- Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng
- Trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện
tượng có liên quan đến lửa: ánh, lửa, cháy, tro
* Cái hay: Các từ thuộc hai trường từ vựng lại
có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo đỏ của cô
gái thắp lên trong ánh mắt chàng trai (và bao
người khác)  ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa
trong con người anh, làm anh say đắm, ngất
ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan ra
cả khơng gian, làm không gian cũng biến sắc
(cây xanh cũng như ánh theo hồng), thể hiện tình
yêu mãnh liệt, cháy bỏng, gây ấn tượng mạnh.



×