Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN THIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.75 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU……………………………………………………………………………..
PHẦN I:LÝ THUYẾT…………………………………………………………………
PHẦN II: VẬN DỤNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH……………………………………………………………………………
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CƠNG TY TNHH
DƯỢC PHẨM AN
THIÊN……………………………………………………………………
1.1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHƯƠNG PHÁT
TRIỂN…………………………
.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CƠNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN
THIÊN………………………………
2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH
THU…………………………………………
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI
PHÍ…………………………………………………
2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN THUẦN BÁN
HÀNG……………………
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢi
PHÁP………………………………………………………...


PHẦN III: TỔNG KẾT…………………………………………………………………
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi
hỏi người lãnh đạo cần phải có hiểu biết về tổ chức, phối hợp, kiểm tra, ra quyết định và điều


hành mọi hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu là hướng cho doanh nghiệp hoạt động
đạt hiệu quả cao nhất. Để làm được điều đó các doanh nghiệp cần phải nắm được các nhân
tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh. Muốn vậy ta cần phải làm gì để có được những thơng tin hữu ích về họat động kinh
doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp kịp thời để giúp cho các nhà quản trị ra quyết định
đúng. Để giải quyết vấn đề đó chỉ có một cách là thơng qua phân tích, nghiên cứu đánh giá
tồn bộ q trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên số liệu kế tốn
và tài chính, chỉ có thơng qua phân tích doanh nghiệp mới khai thác hết những khả năng tiềm
ẩn của doanh nghiệp chưa được phát hiện. Qua phân tích hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp
mới thấy rõ nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và các giải pháp cụ thể để cải
tiến quản lý. Có thể nói việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là cái nhìn


tổng qt về tồn bộ doanh nghiệp cũng như nói lên sự vững vàng của doanhh nghiệp trong
môi trường cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
Hiện nay, đất nước ta đang ngày càng phát triển, cụ thể năm 2007 Việt Nam trở thành
thành viên của WTO đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và
sôi động hơn nữa. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt không chỉ với các doanh nghiệp
trong nước mà cịn có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong một sân chơi
chung, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng như nhau. Vì vậy, nó địi hỏi các doanh nghiệp phải
tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững. Cũng như, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải chủ động kinh doanh hơn và không ngừng đưa ra những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong tình hình kinh tế hiện
nay. Vì vậy, mà việc phân tích hoạt động kinh doanh là một công việc hết sức cần thiết giúp
cho nhà quản lý có được cơ sở vững chắc trong việc ra quyết định, cung cấp thơng tin, khẳng
định vị trí doanh nghiệp trên thương trường, xây dựng chiến lược phát triển ổn định và hợp
lý trong kinh doanh. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra
các biện pháp xác thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm
huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai,… vào quá trình sản xuất kinh doanh,
nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngồi ra, phân tích kinh doanh còn là những

căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược phát
triển và phương án kinh doanh có hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích từ việc phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp nên tơi đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty dược An Thiên” làm nội dung nghiên cứu.
PHẦN I: LÝ THUYẾT
I. Sản xuất hàng hóa
1.1.1: Khái niệm
-Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ơ đó những người sản xuất ra sản phẩm khơng
nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi mua bán.
1.1.2: Các loại sản xuất hàng hóa
-Sản xuất tự cung tự cấp (Kinh tế tự nhiên):
+ Là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm để thỏa mãn nhu cầu của
chính bản thân người sản xuất.
+Người sản xuất cũng chính là người tiêu dùng.
+Lực lượng sản xuất kém phát triển.
-Sản xuất hàng hóa (Kinh tế hàng hóa):


+Là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc mua bán trên
thị trường.
+Người sản xuất không phải là người tiêu dùng.
+Lực lượng sản xuất phát triển.
1.1.3: Điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa
-Phân cơng lao động xã hội: Là sự phân chia lao động trong xã hội thành cá ngành, các lĩnh
vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chun mơn hóa của những người sản xuất thành những
ngành, nghề khác nhau.
-Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất: Chỉ có sản phẩm của những lao động
tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa.

1.2 Hàng hóa
-Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của
con người thơng qua trao đổi mua bán.
1.2.1: Thuộc tính hàng hóa
1.2.1.1: Các thuộc tính hàng hóa
-Giá trị sử dụng: là cơng cụ của vật phẩm, có thể thoản mãn một nhu cầu nào đó của con
người.
-Giá trị hàng hóa: Là lao động xã hội của con người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.



Hao phí lao động đó được xã hội chấp nhận (người mua chấp nhận): Hao phí lao động
xã hội.
Chỉ có hao phí lao động sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị.

+Đặc trưng của giá trị:




Giá trị biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là
thuộc tính hàng hóa.
Giá trị hàng hóa là phạm trù lịch sử.
Giá trị là nội dung cơ sở của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên
ngoài của giá trị.

1.2.1.2: Mối quan hệ giữa hai thuộc tính hàng hóa
-Tính thống nhất: Cùng tồn tại trong một hàng hóa, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản
phẩm đó khơng là hàng hóa.

-Tính mâu thuẫn:
+Người sản xuất hàng hóa chỉ quan tâm tới giá trị.
+Người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng.


+Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện trong lĩnh
vực tiêu dùng.
+Biểu hiện của mâu thuẫn - thể hiện rõ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, người bán hủy sản
phẩm đi vì nó khơng được trả giá trị mặc dù có cơng dụng.
1.2.2. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tơ ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
-Thời gian lao động xã hội cần thiết: Là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng
nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình,
cường độ lao động trung bình.
-Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa:
+Năng suất lao động: Là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí đê sản xuất
ra một đơn vị sản phẩm.
+Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động:



Lao động giản đơn: là lao động khơng địi hỏi quá trình đào tạo một cách hệ thống,
chuyên sâu về chun mơn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
Lao động phức tạp: là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình
đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chun mơn nhất
định.

1.2.3: Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

-Lao động cụ thể: là lao động có ích duối một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chun mơn nhất định.Phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc
sản xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu…
-Lao động trừu tượng: là lao động xã hội của người sản suất hàng hóa khơng kể đến hình
thức cụ thể của nó. Phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động
của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động
xã hội.
1.3: Tiền
1.3.1: Nguồn gốc của tiền
-Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự
phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao
1.3.2: Bản chất của tiền
-Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa làm vật ngang
giá chung thống nhất.


*Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt:
-Là một hàng hóa vì nó có hai thuộc tính
+Giá trị: Do hao phí lao động xã hội của người sản xuất vàng quyết định.
+Giá trị sử dụng: Công dụng của vàng như: Làm đồ trang sức, mạ đồ dùng, trang trí,…
-Đặc biệt: Vì ngồi những cơng dụng thơng thường gắn với thuộc tính tự nhiên thì nó cịn
có một cơng dụng đặc biệt mà tất cả các hàng hóa đều khơng có đó là có thể dùng để biểu
hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác.
1.3.3: Chức năng của tiền
-Thước đo giá trị: tiền được dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa
khác nhau.Để đo lường giá trị hàng hóa thì tiền cũng phải có giá trị.
-Phương tiện lưu thơng: tiền được dùng làm mơi giới cho q trình trao đổi hàng hóa
-Phương tiện cất trữ: Tiền là đại diện cho giá trị, đại diện cho của cải vật nên khi tiền xuất
hiện, thay vì cất trữ hàng hóa người dân có thể cất trữ bằng tiền.
-Phương tiện thanh toán: Tiền là khâu bổ sung cho quá trình trao đổi, vận động tách rời sự

hoạt động hàng hóa.
-Tiền tệ thế giới: Tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các
nước với nhau.
1.4: Dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt
1.4.1: Dịch vụ
-Khái niệm: là một loại hàng hóa, nhưng đó là hàng hóa vơ hình.Nó giải quyết các mối quan
hệ với khách hàng với tài sản do khách hàng sở hữu mà khơng có sự chuyển giao quyền sở
hữu.
-Đặc điểm:
+Tính vơ hình: thể hiện ở chỗ người ta không thể nào dùng các giác quan để cảm nhận được
tính chất cơ lý hóa của dịch vụ. VD: dịch vụ bưu chính viễn thơng
+Tính khơng thể tách rời: Quá trình cung ứng và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng thời.
+Tính khơng đồng nhất: khó có thể có một tiêu chuẩn chung nào để đánh giá được chất
lượng của dịch vụ.
+Tính khơng thể cất trữ: là hệ quả của tính vơ hình và khơng thể tách rời. Nhà cung cấp dịch
vụ sẽ không cất trữ những dịch vụ nhưng họ cất trữ những khả năng cung cấp dịch vụ cho
lần tiếp theo.
+Tính khơng chuyển quyền sở hữu được
1.4.2: Một số hàng hóa đặc biệt


-Quyền sử dụng đất đai: quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát
sinh trên cơ sở quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các giao dịch nhận chuyển quyền sử dụng đất.
-Thương hiệu: trong thực tế ngày nay, thương hiệu cũng có thể được trao đổi, mua bán, được
định giá, thậm chí chúng có giá trị cao.
-Chứng khốn, chứng quyền và một số giấy tờ có giá: Do các công ty, doanh nghiệp, cổ
phần phát hành, chứng quyền do các cơng ty kinh doang chứng khốn và một số loại giấy
tờ có giá cũng có thể mua bán, trao đổi và đem lại lượng tiền lớn hơn cho người mua bán.
PHẦN II: VẬN DỤNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CƠNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN
THIÊN
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CHƯƠNG PHÁT TRIỂN
1.1.1 Giới thiệu chung
- Tên công ty (viết bằng tiếng Việt): CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN THIÊN
- Tên cơng ty (viết bằng tiếng nước ngồi): AN THIEN PHARMACEUTICAL COMPANY
LIMITED
- Tên công ty viết tắt: ANPHARCO LTD
- Địa chỉ trụ sở chính: 314 Bơng Sao, Phường 5, Quận 8, TP.HCM
- Chi nhánh: B2 Lô TT 18, khu đô thị Văn Quán, Yên Phúc- Phục La, Quận Hà Đông, TP.
Hà Nội
- Vốn điều lệ: 20,000,000,000 VNĐ (hai mươi tỷ đồng)
- Người đại diện pháp luật: Giám Đốc TRẦN NGỌC DŨNG
- Điện thoại: (08) 54308549
- Fax: (08) 54308476
- Website: www.anthienpharma.com.vn
- Mã số thuế: 0305706103
- Ngành, nghề kinh doanh: sản xuất, phân phối các loại dược phẩm trong và ngoài nước.
1.1.2 Q trình hình thành và phát triển
CƠNG TY TNHH DƯỢC PHẨM AN THIÊN được thành lập ngày 15/05/2008. Công ty đã
đạt chuẩn thực hành phân phối thuốc (GDP) do sở y tế thành phố Hồ Chí Minh cấp. Do
mới được thành lập gần đây nên công ty luôn cố gắng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm sản xuất, mở rộng quy mô phân phối và đầu tư trang thiết bị hiện đại để ngày


càng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, nhằm mục tiêu thỏa mãn
nhu cầu của kháchhàng một cách tốt nhất.
* 03/01/2014
Công ty được BQL Các khu chế xuất và Công nghiệp TP. HCM cấp giấy chứng nhận
đầu tư xây dựng nhà máy dược tại Lô C16, đường số 9, KCN Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè,

TP.Hồ Chí Minh.
* 26/02/2014
Dự án của Công ty được UBND thành phố phê duyệt tham gia chương trình kích cầu:
số 852/QĐ-UBND theo quyết định số 33/2011/QĐ-UBND, 38/2013/QĐ-UBND của
UBNDTP
* 28/03/2014
Dự án được cấp giấy phép xây dựng và khởi công xây dựng gần 10.000m2
*10/2014
Hồn thành tịa nhà văn phịng và chuyển bộ phận sản xuất thử, kiểm nghiệm về làm
việc.
*06/02/2015
Chuyển đổi loại hình hoạt động từ Công ty trách nhiệm hữu hạn sang CƠNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC PHẨM AN THIÊN.
*17/12/2015
Cơng ty đã được Bộ Y Tế cấp giấy chứng nhận Công ty đạt chuẩn GMP – WHO,
GLP, GSP.

1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Quản lý tốt về tình hình tài chính của cơng ty, nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo hiệu quả sử
dụng vốn, giảm chi phí tới mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt đơng, tối đa hóa
giá trị của cơng ty.
- Ln đảm bảo uy tín chất lương sản phẩm hàng hóa đối với khách hàng.
- Chấp hành đúng các luật lệ lao động cũng như các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế.
- Chấp hành tốt việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản
khác.
- Tiếp tục đầu tư để mở rông thị trường sản xuất kinh doanh nhằm duy trì và phát triển cơng
ty.
- Tổ chức tốt nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ đạo điều hành hệ thống phân phối của tồn cơng ty.

1.2 TỔ CHỨC KINH DOANH
1.2.1 Các sản phẩm hàng hóa sản xuất kinh doanh


- Như đã đăng ký khi thành lập công ty thì cơng ty chun sản xuất phân phối các loại dược
phẩm trong và ngoài nước, kinh doanh các trang thiết bị y tế.
- Ngồi ra, cơng ty cịn nhập khẩu và phân phối các loại dược phẩm đặc trị đã được cấp phép
bởi sở y tế. Các sản phẩm mà cơng ty kinh doanh chia được chia làm:
+ Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt
+ Nhóm thuốc đều trị bệnh đường hơ hấp.
+ Nhóm thuốc điều trị bệnh tim mạch.
+ Nhóm thuốc kháng sinh
+ Nhóm thuốc kháng viêm
+ Nhóm thuốc điều trị bệnh xương khớp
+ Nhóm thuốc kháng hitamin
+
1.2.2 Thị trường tiêu thụ

Thuốc

bổ.

- Thị trường tiêu thụ của công ty rông khắp trên cả nước. sản phẩm của công ty đã có mặt ở
trên 50 tỉnh thành trong cả nước và dần khẳng định uy tín với khách hàng bằng chất lượng
sản phẩm và cung cách phục vụ. Ngoài trụ sở chính tại 314 Bơng Sao, Phường 5, Quận 8,
TP. Hồ Chí Minh thì cơng ty cịn có một chi nhánh tại B2 Lô TT 18, khu đô thị Văn Quán,
Yên Phúc- Phục La, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội nhằm tạo thuận lợi cho việc phân phối và
chăm sóc khách hàng.
1.2.3 Sản phẩm sản xuất
- Hiện nay, công ty đang tổ chức sản xuất nhiều mặt hàng. Nhưng tổng hợp lại thì có hai loại

sản phẩm là:
+ Sản phẩm dạng nước (các sản phẩm thuốc bổ, dịch truyền, điều trị đường hô hấp,...)
+ Sản phẩm dạng viên (thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt,...)
- Tuy nhiên dòng sản phẩm chủ yếu mà công ty tư sản xuất là các sản phẩm dạng viên, bao
gồm: viên nén, viên nhộng và viên sủi.
1.2.4.Tổ chức quản lý.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty là kiểu trực tuyến theo hàng dọc, đây là loại hình tơt
chức quản lý phù hợp nhất đối với công ty TNHH dược phẩm An Thiên.


Sơ đồ: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
1.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY
- Cơng ty thiếu sức cạnh tranh với các công ty khác đã có thương hiệu uy tín trên thị trường
như: cơng ty cổ phần dược Nam Hà, công ty cổ phần dược Trafaco, công ty dược Hậu Giang,
công ty dược phẩm trung ương 1,… ( các cơng ty này có vốn mạnh, lại sản xuất kinh doanh
từ lâu có chỗ đứng trên thị trường).
- Hơn nữa công ty lại phải trải qua đợt suy thoái năm 2008-2009, và dư âm của đợt suy thối
này trong những năm tiếp theo. Nhưng cơng ty vẫn có những bước phát triển mạnh mẽ vượt
bậc nhất là trong những năm gần đây.
1.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1.4.1 Thuận lợi
- Ngành dược Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển mạnh với số lượng tiêu thụ ln tăng cao
qua mỗi năm.
- Chính phủ, bộ y tế ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành dược trong nước phát triển,
tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh cơng bằng, các cấp chính quyền ln quan tâm tạo
điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển như miễn giảm thuế, giãn thuế thu
nhập doanh nghiệp,…
- Mạng lưới phân phối bán hàng của cơng ty khá hồn chỉnh, rộng khắp cả nước (sản phẩm
của cơng ty đã có mặt ở 50 tỉnh thành trên cả nước) điều này giúp doanh nghiệp đẩy mạnh
hoạt động bán hàng.

- Hệ thống trang thiết bị máy móc của công khá hiện đại và đồng bộ đảm bảo năng suất và
chất lượng sản phẩm được sản xuất.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty khá dồi dào và luôn tăng cả về số lượng và
chất lượng qua từng năm đáp ứng tốt nhu cầu của cơng ty.
1.4.2 Khó khăn
- Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là từ khi nước ta ra nhập vào tổ chức
thương mại thế giới WTO, thiếu sức cạnh tranh.
- Nguồn vốn kinh doanh của công ty còn thiếu chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng.
- Các sản phẩm của cơng ty chưa có sự khác biệt so với các công ty cùng ngành nên mức độ
cạnh tranh chưa cao.


1.4.3 Phương hướng phát triển
- Nhiệm vụ chiến lược: xây dựng công ty trở thành một trong những công ty dược phẩm
phát triển vững mạnh toàn diện, tăng trưởng lợi nhuận mỗi năm từ 20% trở lên cho các năm
tiếp theo.
- Để đạt được những mục tiêu này công ty đã đề ra những phương hướng cụ thể sau:
+ Phương hướng mở rộng thị trường: công ty đang nghiên cứu và triển khai việc mở thêm
một chi nhánh tại TP. Đà Nẵng và một số đại lý phân phối tại một số tỉnh thành lớn trên khắp
cả nước.
+ Phương hướng điều hành sản xuất- kinh doanh: xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:20000, phấn đấu đạt các tiêu chuẩn GMP,GPP, GSP,
GLP một cách tồn diện, thực hiện chun mơn hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.
+ Phương hướng nâng cao nguồn nhân lực: xây dựng đội ngũ công nhân viên, cán bộ có
trình độ, tay nghề, nâng cao tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại
học. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và hơn hết là thực hiện tốt chế độ tiền lương- thưởng,
chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH DƯỢC PHẨM AN THIÊN
2.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU

2.1.1.Phân tích tổng doanh thu.
- Như đã trình bày ở chương 1, thì ngành nghề kinh doanh chính của cơng ty TNHH dược
phẩm An Thiên là sản xuất và kinh doanh các loại thuốc, trang thiết bị y tế trong và ngồi
nước. Vì vậy tổng doanh thu của cơng ty được hình thành từ ba nguồn là:
+ Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần bán hàng)
+ Doanh thu hoạt động tài chính (DT hoạt động TC)
+ Thu nhập khác
- Dưới đây là bảng thống kê và biểu đồ biểu diễn tình hình tổng doanh thu của cơng ty qua
ba năm, từ năm 2017 đến năm 2019:
BẢNG 2.1: Bảng thống kê tình hình tổng doanh thu qua ba năm 2017, 2018, 2019
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Ch
ỉ tiêu

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị


%

Năm
2018/2017
Giá trị

%

Năm
2019/2018
Giá trị

%


DT
thuần
bán
hàng

93,25
9

99,3
9

217,94
9

99,

7

254,73
9

99

124,69
0

133,
7

36,79
0

16,8
8

DT hoạt
động
TC

34

0,04

198

0,0

1

138

0,00
5

164

482,
4

-60

-30,3

Thu
nhập
khác

538

0,46

636

0,2
9

2,543


0,99
5

98

18,2
2

1,907

299,
8

Tổng
doanh
thu

93831

100

100

124,95
2

133,
2


38,63
7

17,6
6

218783 100 257420

(Nguồn: phịng kế tốn - tài chính)

BIỂU ĐỒ 2.1: thống kê tình hình tổng doanh thu qua 3 năm
- Qua bảng thống kê 2.1 và biểu đồ 2.1, ta có thể nhận thấy rằng, tổng doanh thu của công
ty tăng nhanh qua từng năm, đặc biệt là vào năm 2018. Nếu như vào năm 2017, tổng doanh


thu của cơng ty đạt 93.831 triệu đồng thì sang năm 2018, tổng doanh thu đã nhảy vọt lên tới
218.783 triệu đồng, tức là tăng thêm 124.952 triệu đồng hay tương đương với mức tăng
133,2%. Đây là năm mà công ty đã đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2017-2019. Sang
năm 2018, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 257.420 triệu đồng, tức
là tăng 38.637 triệu đồng so với năm 2017, tương đương với tăng 17,66%. Đây là mức tổng
doanh thu cao nhất mà công ty đạt được trong giai đoạn này.
- Như đã trình bày ở phần đầu chuơng, thì tổng doanh thu của cơng ty được hình thành từ 3
nguồn chính là doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài
chính và cuối cùng là một số khoản thu nhập khác. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào
phân tích kết cấu của từng nguồn hinh thành nên tổng doanh thu của công ty, và sự tăng
trưởng của từng nguồn cũng như mức độ đóng góp của chúng vào tổng doanh thu của cơng
ty:
+ Thứ nhất là: doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (DT thuần bán hàng). Đây là
nguồn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, luôn chiếm từ 99%
tổng doanh thu trở lên ( thấp nhất là vào năm 2019 chiếm 99%, cao nhất là vào năm 2018

chiếm 99,7%). Như vậy, có thể chắc chắn rằng tổng doanh thu của công ty đa phần là do
doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng góp. Điều này có thể suy ra sự biến
động lớn trong nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty. Trong
hai năm qua DT thuần bán hàng luôn tăng trưởng cao đạt trung bình là 75,29%, có được con
số trung bình cao này là do vào năm 2018 cơng ty đã tăng trưởng mạnh mẽ (tăng 133,7%).
Sự tăng trưởng mạnh này vào năm 2018 là dựa vào hoạt động quảng cáo, chiêu thị đã bắt
đầu có hiệu quả, cơng ty đã có vị trí trên thị trường cũng như trong lòng khách hàng hay
người tiêu dùng. Sự tăng trưởng cao của DT thuần bán hàng đã kéo theo tổng doanh thu của
công ty tăng trưởng mạnh mẽ.
+ Thứ hai là: doanh thu từ hoạt động tài chính (DT hoạt động TC). Nguồn thu này chiếm tỉ
trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, chỉ chiếm trung bình 0,018%. Và
đang có xu hướng giảm dần về tỉ trọng từ 0,04% vào năm 2017 xuống còn 0,005% vào năm
2018. Đây cũng là nguồn thu duy nhất trong ba nguồn có sự tăng trưởng âm vào năm 2019.
Nhưng vì chiếm tỉ trọng quá nhỏ nên DT hoạt động TC cũng không ảnh hưởng nhiều đến xu
hướng tăng của tổng doanh thu.
+ Cuối cùng là: thu nhập khác. Đây là nguồn thu chiếm tỉ trọng khá nhỏ và không đều nhưng
đang có xu hướng tăng lên qua các năm, vào năm 2019 lại tăng trưởng đến 299,8 %. Trung
bình trong 3 năm thì thu nhập khác chiếm 0.58% tổng doanh thu của công ty.
=> Như vậy qua 3 năm, tổng doanh thu của công ty luôn đạt giá trị cao và tăng qua hằng
năm. Đặc biệt là nguồn doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụluôn giữ được mức
tăng trưởng mạnh đã kéo theo tổng doanh thu tăng trưởng ổn định qua từng năm hoạt động.
2.1.2.Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Như đã trình bày sơ qua trong phần phân tích tổng danh thu, thì DT thuần bán hàng ln
chiếm tỉ trọng cao nhất hay có thể nói là hầu như tồn bộ tổng doanh thu của công ty TNHH


dược phẩn An Thiên được đóng góp bởi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. để biết rõ
hơn, chúng ta cùng theo dõi bảng sau:
Năm 2017
CHỈ

TIÊU

Năm 2018

Năm 2019

Năm
2018/2017

Năm
2019/2018

Trị giá

%

Trị giá

%

Trị giá

%

Trị giá

%

Trị
giá


%

112,76
2

100

223,14
5

100

222003

100

110,38
3

100

39,03
6

100

Các
19,503
khoản

giảm

17,
3

5,196

2,33

7,442

2,84

-14,307

73,3
6

2,246 43.2
3

DT
thuần
bán
hàng

82, 217,94
7 9

97.6

7

544.73 97,1
9
6

124,69

133,
7

36,79

Doan
h thu
bán
hàng

93,259

16,8
8

=> Thông qua những tính tốn sơ bộ ở trong bảng thống kê trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy
rằng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tang trưởng mạnh mẽ qua các
năm.
Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ của công ty luôn tang mạnh qua cac năm là do
haotj động sản xuất kinh doanh của cơng ty ln được udy trì và mở rộng. Cộng với sự hiệu
quả của chiến lược chiêu thị quảng bá cũng như kênh phân phối rộng khắp, lượng tiêu thụ
luôn tang mạnh qua mỗi năm đã giúp cho cơng ty đạt được mức doanh thu này.

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ
- Giá vốn hàng bán của cơng ty bao gồm các chi phí sản xuất như :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVL TT)
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp (CP NC TT)
+ Chi phí sản xuất chung
+ Giá vốn khác (giá vốn hàng nhập khẩu bán trong năm)
- Sau đây là bảng thống kê thành phần hình thành giá vốn hàng bán trong ba năm qua:
BẢNG 2.2: Giá vốn hàng bán của công ty trong ba năm qua
(Đơn vị tính: triệu đồng)


Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019

Trị giá

Trị giá

Trị giá

Trị giá

CP NVL TT


29,300

52,970

74,345

23,670

80.785 21,375 40,353

CP NC TT

24,191

43,838

56,780

19,647

81.216 12,942 29,522

CP SXC

7,823

8,104

8,460


281

3.592

356

4,3929

Giá vốn khác

16,900

82,187

82,418

65,287

386.31

231

0,2811

Giá vốn hàng
bán

78,214

187,099


222,003

108,885 139.21 34,904 18,655

CHỈ TIÊU

Năm 2018/2017

Năm
2019/2018
Trị giá

%

%

(Nguồn: phịng kế tốn tài chính)
- Và để thuận tiện cho cơng việc phân tích cũng như theo dõi số liệu, sau đây là bảng thống
kê tình hình tổng chi phí trong giai đoạn 2017-2019, tổng chi phí của cơng ty bao gồm giá
vốn hàng bán (GV hàng bán), chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (CP BH-QLDN),
chi phí hoạt động tài chính (CP tài chính), chi phí khác.
BẢNG 2.3: Thống kê tình hình tổng chi phí trong 3 năm
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm 2017
CHỈ
TIÊU

Năm 2018


Năm 2019

Năm
2018/2017

Năm
2019/2018

Trị
giá

%

Trị giá

%

Trị giá

%

Trị giá

%

Trị
giá

%


GV
hàng
bán

7821
4

85,5
1

18709
9

87,4
9

22200
3

88,21
3

10888
5

139,
2

3490
4


18,66
6

CP
BHQLD
N

1120
6

12,2
5

22082

10,3
3

22504

8,942

10876

97,0
6

422


1,911

CP tài
chính

1952

2,13
4

4430

2,07
1

7039

2,797

2478

126,
9

2609

58,89

Chi
phí

khác

100

0,10
9

250

0,11
7

120

0.047
7

150

150

-130

-52


Tổng
chi
phí


9147
2

100

21386
1

100

25166
6

100

12238
9

133,
8

3780
5

17,68

(Nguồn: phịng kế tốn tài chính)
=> Thơng qua hai bảng thống kê trên, ta thấy rằng trong cơ cấu tổng chi phí của cơng ty thì
giá vốn hàng bán chiếm một tỉ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 85% tổng chi phí của cơng ty,
năm có chi phí giá vốn lớn nhất là năm 2019 với giá trị 222.003 triệu đồng tương ứng với

88,2% tổng doanh thu. Và ln có xu hướng gia tăng qua các năm, năm 2018 tăng 139,2%
so với năm 2017, năm 2019 tăng 18,66% so với năm 2018.
=>Với đà tăng của giá vốn hàng bán cộng với tỉ trọng của nó trong cơ cấu tổng doanh thu
đã khiến nó có ảnh hưởng rất lớn tới tổng chi phí của cơng ty, sự biến động tăng của giá vốn
làm cho tổng chi phí của cơng ty tăng theo. Như trong năm 2018 giá vôn hàng bán gia tăng
đột biến (tăng 139,2% so với năm 2017) thì tương ứng tổng chi phí của cơng ty cũng đã tăng
133,8%. Sang năm 2019, giá vốn hàng bán tăng 18,66% thì tổng chi phí cũng tăng 17,68%
(Có sự khác biệt trong tăng trưởng của giá vốn và tổng chi phí là do trong tổng chi phí cịn
có các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí tài chính,.. tuy chiếm tỉ trọng nhỏ hơn
nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến tổng chi phí).
=> Lý do của sự tăng trưởng mạnh của chi phí giá vốn hàng bán trong giai đoạn 2017-2019,
là do năm 2018 và 2019, công ty đã đi vào sản xuất ổn định với sản lượng tăng hằng năm
khiến cho CP NVL TT, CP NC TT,…tăng theo cùng với đó trong giai đoạn này các mặt
hàng dược phẩm nhập khẩu cũng được tiêu thụ mạnh nên công ty gia tăng nhập khiến cho
giá trị mua và chi phí mua tăng theo.
2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN THUẦN BÁN HÀNG
- Lợi nhuận thuần bán hàng là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ với các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lí doanh
nghiệp. Nếu xét về góc độ làm tăng giảm lợi nhuận thuần bán hàng thì ta có thể chia chúng
thành hai nhóm là:
+ Nhóm làm tăng lợi nhuận thuần bán hàng (nhóm tăng): doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ (DT bán hàng).
+ Nhóm làm giảm lợi nhuận thuần bán hàng (nhóm giảm): các khoản giảm trừ doanh thu
(các khoản GT), giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp.
BẢNG 2.3: Thống kê tình hình lợi nhuận thuần bán hàng trong ba năm qua
(Đơn vị tính: triệu đồng)
CHỈ TIÊU

Năm
2017


Năm
2018

Năm
2019

Trị giá

Trị giá

Trị giá

Năm 2018/2017
Trị giá

%

Năm
2019/2018
Trị giá

%


1.Nhóm tăng

112,762

223,145


262,181

110,383

97,89

39,036

17,49

+ DT bán
hàng

1112,762

223,145

262,181

110,383

97,89

39,036

17,49

2.Nhóm giảm


108,923

214,377

251,949

105,454 96,815 37,572 17,526

- Các khoản
GT

19,503

5,196

7,442

- GV hàng
bán

78,214

187,099

- CP BHQLDN

11,206

3.LNT bán
hàng


3,839

-14,307 -73,36

2,246

43,23

222,003

108,885 139,21 34,904

18,66

22,082

22,504

10,876

97,055

422

1,911

8,768

10,232


4,929

128,39

1,464

16,697

(Nguồn: phòng kế tốn tài chính)
- Nhìn chung, trong 3 năm qua lợi nhuận thuần bán hàng của công ty tăng mạnh, năm sau
cao hơn năm trước. tương tự như chi phí hay doanh thu, vào năm 2018 lợi nhuận thuần bán
hàng của cơng ty có sự gia tăng đột biến tăng 128,39% so với năm 2007 đạt mức tăng cao
nhất trong giai đoạn này, sang năm 2019 thì đã ổn định lại hơn với mức tăng 16,687%. Sau
đây, chúng ta cùng đi phân tích xem các nhóm tăng và nhóm giảm đã ảnh hưởng như thế
nào đến lợi nhuận thuần bán hàng của công ty.
+ Trong năm 2018, lợi nhuần thuần bán hàng của cơng ty tăng 4.929 triệu đồng. Có được
sự tăng trưởng này là do doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ (nhóm tăng) đã tăng thêm
110.383 triệu đồng tức là nhóm tăng đã giúp cho lợi nhuận thuần bán hàng tăng thêm 110.383
triệu đồng. Trong khi đó nhóm giảm đã làm giảm lợi nhuận thuần bán hàng đi 105.454 triệu
đồng khi mà nhóm này đã tăng lên thêm 105.454 triệu đồng so với năm 2017. Trong đó tăng
nhiều nhất là giá vốn hàng bán với mức tăng 139,21% hay 108.885 triệu đồng, và tiếp theo
là chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp, cuối cùng là các khoản giảm trừ với sự tăng
trưởng âm. Như vậy, nguyên nhân làm cho lợi nhuận thuần bán hàng tăng trong năm 2017
là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh, các chi phí trong nhóm giảm cũng
tăng, nhưng có giá trị tăng thấp hơn doanh thu. Điều này cho thấy hoạt động của công ty vẫn
hiệu quả.
+ Trong năm 2019, lợi nhuận thuần bán hàng đã tăng 1.464 triệu đồng. Trong năm này, nhóm
tăng tức là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng 39.036 triệu đồng làm cho lợi
nhuận thuần bán hàng có mức tăng tướng ứng. Và nhóm giảm, năm nay đã tăng 37.572 triệu

đồng, tức là làm cho lợi nhuận thuần giảm đi 37.572 triệu đồng. Hơi khác với năm trước chỉ
có khoản chi phí tăng trưởng dương, năm nay cả ba khoản trong nhóm giảm đều tăng khá
mạnh. Trong đó, giống như năm trước giá vốn hàng bán tăng với giá trị lớn nhất là 34.904


triệu đồng, tiếp theo là các khoản giảm trừ tăng 2.246 triệu đồng, và cuối cùng là chi phí bán
hàng và quản lí doanh nghiệp tăng 422 triệu đồng.
=> Tóm lại, có nhiều nguyên nhân làm tăng lợi nhuận thuần bán hàng, nhưng chung nhất
vẫn là công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng tiêu thụ, phân phối, các chiến lược
quảng cáo, chiêu thị mang lại hiệu quả cao làm cho doanh thu tăng cao và đã không những
đủ bù đắp chi phí mà cịn có lãi.
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
Như chúng ta đã biết, ngày nay ngành dược Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển mạnh với số
lượng tiêu thụ luôn tăng cao theo các năm.
Tuy nhiên, đối với cơng ty dược An Thiên nói riêng và đối với ngành dược của việt nam ta
nói chung bên cạnh những thành tích đó thì cịn vấp phải nhiều những khó khăn trong nước
và cũng như quốc tế. Hiện nay nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, đặt biệt là từ khi
nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại WTO, trong khi đó cơng ty cũng mới được thành
lập, thiếu kinh nghiệm cũng như sức cạnh tranh còn yếu lại phải trải qua đợt khủng hoảng
kinh tế gần đây. Nguồn vốn của công ty còn thiếu và yếu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày
càng gia tăng. Các sản phẩm của công ty chưa có sự khác biệt so với các cơng ty cùng ngành
nên mức độ cạnh tranh chưa cao. Để hịa mình vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, doanh
nghiệp An Thiên phải chịu sức ép rất lớn vì phải hoạt động trog mơi trường cạnh tranh khốc
liệt.
Chính vì những thách thức đó chúng ta phải đề ra và thực hiện một số những giải pháp để
giup công ty dược An Thiên vượt qua những khó khăn hiện tại và phát triển bền vững hơn
trong thời gian sắp tới.
Tuy vậy với tinh thần luôn mong muốn học hỏi và phát triển thì cơng ty đã đề ra nhiệm vụ
chiến lược: xây dựng công ty trở thành 1 trong những công ty dược phát triển vững mạnh
toàn diện, đạt mức doanh thu…………..vào năm nay, và tăng trưởng lợi nhuận mỗi năm từ

20% trở lên cho các năm tiếp theo.
Để đạt được điều đó thì có 1 số phương hướng cụ thể sau:


Phương hướng mở rộng thị trường:
o
Cơng ty đang nghiên cứu và triển khai việc mở thêm một chi nhánh tại TP. Đà
Nẵng và một số đại lý phân phối tại 1 số tỉnh thành lớn trên khắp cả nước.
o Bàn bạc và tìm đối tác nước ngồi, tăng cường liên doanh liên kết doanh nghiệp
để mở rộng đầu ra, phát triển ứng dụng công nghệ số chuẩn bị tốt nhất tham gia
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
o Đề đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, công ty cần: nghiên cứu, tìm hiểu
thâm nhập vào các thị trường mới. Nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả hoạt
động, đẩy mạnh sản xuất các loại sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu lớn,
nghiên cứu phát triển các mặt hàng mới. hoàn thiện hệ thống kênh phân phối,








đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng cường quảng bá sản phẩm và xúc tiến bán
hàng như tham gia các hội trợ, triển lãm, hội thảo, xây dựng trang web phong
phú và chi tiết hơn,… Ngồi ra cơng ty cần mở rộng thị trường sang các nước
bạn như Lào, Campuchia,..bằng cách chủ động tìm kiếm đối tác nước ngồi,
tìm hiểu thơng tin thị trường một cách cụ thể qua đó xác định lượng cầu và cung
đã có trên thị trường để có chiến lược hợp lí.
Phương hướng điều hành sản xuất kinh doanh:

o Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:20000, phấn đấu đạt các tiêu chuẩn GMP, GPP, GSP, GLP một cách toàn
diện , thực hiện chun mơn hóa sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất.
o Đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu sản xuất các loại thuốc đặc trị để có sức
cạnh tranh lớn hơn.
Phương hướng nâng cao nguồn nhân lực:
o Xây đựng đội ngũ cơng nhân viên, cán bộ có trình độ, tay nghề, nâng cao tỷ lệ
nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng ,đại học và sau đại học.
o Thực hiện tốt chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội, chăm lo tốt cho đời sống
vật chất và tinh thần cho người lao động.
o Thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn và trong thời gian dài, dần dần
nâng cao mức tiêu chuẩn lựa chọn nhân viên đầu vào.
o Cơng ty cần có chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao có khả
năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại.
Phương hướng phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
• Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm đưa
ra chiến lược sản phẩm hợp lý cho doanh nghiệp với các mẫu mã được đa dạng
hóa và chủ động tạo ra các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu khách hàng trong
và ngoài nước theo giới tính, độ tuổi, khu vực địa lý… khác nhau.



Phương hướng tăng cường tích lũy, đảm bảo nguồn vốn:
o Tăng cường đấu thầu tập trung, giảm giá thuốc, thiết bị, hóa chất, vật tư y tế,
bảo đảm công khai, minh bạch.
o Sử dụng nguồn vốn hợp lý để đầu tư vào sản phẩm mũi nhọn dần dần chiếm
lĩnh thị trường, muốn vậy thì cần phải có ý thức sử dụng và tích lũy nguồn vốn
của mình, tránh thất thốt lãng phí. Muốn tồn tại và phát triển thì chúng ta cần
phải biết dựa vào chính nguồn lực của mình.




Phương hướng đầu tư đẩy mạnh các trang thiết bị mới
o

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm là công việc thường xuyên và lâu dài của doanh nghiệp. Phát triển
công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại trong tất cả các ngành công nghiệp chế biến
nói chung và dược liệu nói riêng là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hội nhập


o

ngày nay. Các doanh nghiệp cần đầu tư các loại máy móc thiết bị, cơng nghệ
mới với giá cả phù hợp với khả năng tài chính của mỗi doanh nghiệp để sản
xuất - kinh doanh đạt lợi nhuận cao.
Đầu tư đổi máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại với giá cả phù hợp với tiềm
lực tài chính của từng doanh nghiệp (thời gian khấu hao ngắn, chi phí duy tu,
bảo dưỡng thấp) để nhanh chóng đi vào sản xuất ổn định đạt hiệu quả cao.



Phương hướng tích cực triển khai cơng nghệ thơng tin
• Chủ động thiết lập mạng thương mại điện tử để giải quyết có hiệu quả những vấn
đề phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, doanh nghiệp nên áp
dụng mạnh mẽ mạng lưới Internet thông qua việc cập nhật thường xuyên những
thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, công
tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, quy định của nước nhập khẩu hàng
hóa của doanh nghiệp.
• Tổ chức tốt hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp, xây dựng các ngân hàng dữ

liệu phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cơng việc này địi hỏi sự thiết kế
tổng thể bao gồm từ các biểu mẫu báo cáo, cách thức lưu trữ, truy cập và xử lý
thông tin đến các phương tiện lưu giữ và truyền tải thơng tin.



1 số giải pháp khác:
o
Đăng kí sở hữu trí tuệ cùng nhà nước đẩy mạnh phịng, chống bn lậu, sản
xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng.
o Tăng cường kiểm soát chất lượng dược liệu ngoại nhập; giảm dần sự phụ thuộc
vào nguồn dược liệu của nước ngoài.
o Tham gia 1 số tổ chức phi lợi nhuận, hội chữ thập đỏ để phân phát thuốc, khám
chữa bệnh miễn phí từ đó tạo niềm tin tưởng hơn với nhân dân.
o Tìm hiểu kĩ về thị trường, tích cực tham gia các hội chợ, hội thảo,…về dược
để tìm thêm hướng phát triển công ty đồng thời tạo các trang wed, quảng cáo
trên mạng iternet hoặc truyền hình để sản phẩm dễ dàng được quảng bá đến với
người tiêu dùng.
o Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý
và kiểm soát chất lượng sản phẩm, đẩu tư nâng cấp phịng kiểm sốt chất lượng.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm thay thế các sản phẩm nhập khẩu,
đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng
sản phẩm.
PHẦN III: TỔNG KẾT

1. Qua việc phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Dược phẩm Thiên An,
ta thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng lý luận hàng hóa của C.Mác.


2. Đầu tiên doanh nghiệp đã đánh vào giá trị sử dụng của hàng hóa. Dược phẩm (hay cịn

gọi là thuốc) là một loại chất hóa học dùng để chẩn đốn, chữa bệnh, điều trị hoặc phịng
ngừa bệnh. Điều trị bằng thuốc là một phần quan trọng của lĩnh vực y tế và con người ngày
nay thì càng có nhu cầu sử dụng dược phẩm (Việc này thể hiện ở số lượng tiêu thụ thuốc
luôn tăng cao qua mỗi năm), Vì vậy mà chỉ sau 3 năm thì tình hình cơng ty đã ổn định hơn,
hồn thiện được hệ thống phân phối của công ty, làm sản phẩm của công ty vươn tới 50 tỉnh
thành trên cả nước.
3. Công ty đã sử dụng tiền như là phương tiện để thanh tốn. Nhờ có tiền mà các hoạt động
chiêu thị, quảng bá thương hiệu được đẩy mạnh. Các dòng sản phẩm của công ty cũng đến
được với người tiêu dùng, các nhà phân phối trên các tỉnh thành ở nước ta, mục đích là để
hình ảnh cơng ty được biết đến nhiều hơn, khiến hàng hóa cũng được tiêu thụ mạnh hơn.
4. Ngồi ra cơng ty cịn sử dụng tiền để mua đất xây những phịng thí nghiệm, dây chuyền
sản xuất, nguyên vật liệu ... khiến cho sản lượng sản phẩm sản xuất dược của công ty tăng
cao và sản phẩm của công ty được người tiêu dùng sử dụng nhiều làm cho doanh thu cũng
tăng qua từng năm. Và cũng nhờ tiền thì cơng ty mới có thể nhập khẩu các loại thuốc ngoại,
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của cơng ty được hình thành cũng là nhờ vào sản
phẩm sản xuất.









+ Năm 2018, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng đột biến, tiền- với chức
năng là phương tiện thanh toán đã được dùng để chi trả cho đội ngũ bán hàng, xe
chuyên dụng và chi phí th nhà cửa làm văn phịng,...
Và từ giá trị của bản thân hàng hóa (tức là số thời gian và cơng sức lao động làm ra
nó) cùng với một số yếu tố khác, giúp cho doanh nghiệp có thể định giá đúng được

giá cả của các hàng hóa. Khơng khiến cho hiện tượng tăng giá bất hợp lí xảy ra, tạo
được lịng tin với khác hàng khiến cho doanh thu tăng lên 1 cách ổn định.
Doanh nghiệp cũng đã biết điều chỉnh năng suất lao động sao cho phù hợp. Chúng ta
thấy kết quả năng suất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được phụ thuộc vào 2 nhân
tố: lao động và năng suất lao động. Vào năm 2017, cơng ty có tỉ trọng các khoản giảm
trừ doanh thu rất lớn, là do khoản “hàng hóa bị trả lại”, “giảm giá hàng hóa”,... Nhưng
đến giai đoạn sau thì doanh thu lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khi đó các khoản
giảm trừ doanh thu lại tụt giảm mạnh. Chính là do nhờ có người lao động với năng
suất lao động cao nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhìn vào giai đoạn 2017-2019, ta có thể thấy được doanh thu năm 2019 đạt 257,420
triệu đồng, đây là mức doanh thu cao nhất trong giai đoạn này. Từ đó ta cũng có thể
thấy được sự xuất sắc của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu của mình.
Nhờ việc thương hiệu ngày càng được biết đến, đã tạo dựng được lòng tin đối với
khách hàng, khiến khách hàng trung thành với nhãn hiệu. Từ đó mà doanh thu cũng
sẽ tăng lên qua các năm.
Trong khoảng thời gian này, chi phí nhân cơng trực tiếp cũng tăng cao chính là do tính
phức tạp của lao động đã ảnh hưởng đến hàng hóa. Ngành dược là một ngành địi hỏi
người lao động phải có kỹ năng, nghiệp vụ chun mơn nhất định, vì vậy mà chi phí













bỏ ra để thuê lao động cũng sẽ cao hơn. Cụ thể là năm 2017, doanh nghiệp đã thêm 2
dây chuyền sản xuất, 3 vào năm 2019 , vì vậy lại càng phải th thêm lao động thì
mới có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Chi phí cho việc trả lương cho
người lao động cũng tăng lên.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa cũng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính vì những mâu thuẫn đó mà sản xuất hàng hoá vừa vận
động phát triển tạo nên doanh thu cho công ty, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn khả năng
“sản xuất thừa” khiến cho công ty phải “giảm giá hàng hóa”
Và cũng nhờ chức năng thanh tốn của tiền, cơng ty mới có thể vay vốn được các ngân
hàng BIDV, Techcombank, nhưng cũng chính điều này đã khiến cho sự tăng nhanh
chi phí hoạt động tài chình xảy ra. Vào đến năm 2019, tính đến thời điểm cuối năm số
tiền vay ngắn hạn của công ty là 47465 triệu đồng. Do muốn mở rộng quy mô hoạt
động nên công ty bắt buộc phải vay lãi ngân hàng với lãi suất cao thường trên 16%.
Nhờ có quyền sử dụng đất đai mà doanh nghiệp mới có thể mở rộng thêm chi nhánh,
xây dựng nhà máy dược phẩm gần 10.000m2. Điều này càng kích thích việc sản xuất,
mở rộng chi nhánh giúp cho hệ thống phân phối hoàn thiện hơn, khiến cho sản phẩm
vận chuyển ít bị hư hao hơn. Bằng chứng là vào năm 2019 các khoản giảm trừ doanh
thu chỉ chiếm 2,838% doanh thu bán hàng.
Lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm một phần cũng là do dịch vụ. Nhờ có các
dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, dịch vụ vận chuyển,.. mà lợi nhuận bán hàng chiếm
tỉ trọng không hề nhỏ trong tổng lợi nhuận thuần của cơng ty.
Ngồi ra cịn các yếu tố khác như chứng khoán, một số giấy tờ khác,... cũng ảnh hưởng
đến lợi nhuận của công ty (lợi nhuận từ hoạt động tài chính).


KẾT LUẬN

Qua q trình tìm hiểu thực tế tại cơng ty TNHH dược phẩm An Thiên, bởi
vì thời gian hạn chế,trình độ chun mơn cũng như khả năng phân tích, đánh giá
chưa được sâu sắc và hơn nữa số liệu thực tế thu thập được chưa đầy đủ. Nhưng

em nhận thấy rằng, trong những năm qua công ty hoạt động sản xuất kinh doanh
ln có những phát triển vượt bậc.biểu hiện rõ nét qua sự tăng trưởng về doanh
thu, lợi nhuận, cơ cấu sản phẩm hay quy mô sản xuất. Tình hình trong nước và
thế giới có nhiều điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy sự phát triển của cơng
ty, nhưng có khơng ít những khó khăn thách thức như : chi phí đầu vào tăng cao,
cơng ty mới thành lập nên sức cạnh tranh còn kém trong khi thị trường ngày
càng có nhiều cơng ty tham gia, đặc biệt là các cơng ty có vốn đầu tư nước
ngồi vốn mạnh, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt,… . Tập thể cơng ty ln nỗ
lực và phấn đấu hồn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, cố gắng vượt qua các
khó khăn, thách thức, tận dụng các cơ hội đưa hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty phát triển nhanh và bền vững.
Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy được cơng
ty tích cực chủ động trong việc duy trì, phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh,
tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường, giảm bớt các chi phí không cần thiết,
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, có những giải pháp vượt qua khó
khăn, khủng hoảng, đưa doanh thu và lợi nhuận tăng cao qua hàng năm. Tuy
nhiên, hiệu quả hoạt động của cơng ty cịn có nhiều hạn chế như chi phí nhân
cơng gia tăng nhanh, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khầu,
chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu. Vì vậy trong những năm tới công ty cần khắc
phục các hạn chế này đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin (dành cho bậc đại học – khơng chun lý
chính trị)
2. Phịng kế tốn – tài chính cơng ty dược phẩm An Thiên
3. Và một số tài liệu khác được sưu tầm trên báo, tạp chí và các trang web khác.

luận




×