Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

ĐẢNG BỘ TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2015. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.12 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒNG THỊ NHUNG

ĐẢNG BỘ TỈNH LAI CHÂU
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2015

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 9 22 90 15

HÀ NỘI – 2020


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS,TS. Nguyễn Thị Thanh
2. TS. Đặng Kim Oanh

Phản biện 1:

...............................................................................

...............................................................................

Phản biện 2:


...............................................................................

...............................................................................

Phản biện 3:

...............................................................................

...............................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp
tại Học việc Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ......... ngày........ tháng....... năm 20......

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Kinh tế lâm nghiệp là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, khơng chỉ có chức năng phát triển, quản lý, khai thác, chế
biến lâm sản, mà còn phát huy các chức năng phòng hộ, văn hóa, xã hội của
rừng. Bên cạnh đó, kinh tế lâm nghiệp cịn đóng vai trị rất quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, xố đói, giảm nghèo
cho người dân miền núi, bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với vùng biên
giới, hải đảo.
Lai Châu là một tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc,

có vị trí địa chính trị, quân sự chiến lược trọng yếu, là quê hương của 20
dân tộc anh em sinh sống. Lai Châu có khí hậu đa dạng tạo nên nguồn tài
nguyên động, thực vật rất phong phú. Đây là điều kiện quan trọng để phát
triển nền sản xuất hàng hoá với nhiều lâm sản quý. Rừng Lai Châu có nhiều
loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao, các vạt rừng nguyên sinh còn tồn tại ở
những vùng núi cao, xa và địa hình hiểm trở. Lai Châu là tỉnh đầu nguồn
sông Đà, nơi cung cấp và điều tiết nguồn nước cho các thủy điện Hịa bình,
Sơn La, Lai Châu và nhiều cơng trình thủy điện khác. Do vậy, phát triển
kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là một u cầu bức thiết có ý nghĩa
sống cịn đối với vùng Tây Bắc và cả nước, là vấn đề chiến lược lâu dài
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh
của tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của kinh tế lâm nghiệp, với vị trí
chiến lược quan trọng trong khu vực rừng đầu nguồn, Đảng bộ tỉnh Lai
Châu đã có những chỉ đạo thiết thực, tạo nên bước chuyển biến căn bản
trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Tuy nhiên, kinh tế lâm nghiệp Lai Châu đang đứng trước những khó
khăn, thách thức lớn như: Việc quản lý sử dụng đất rừng chưa bền vững;
nhu cầu rất lớn về khai hoang đất rừng và lâm sản cho phát triển kinh tế xã hội, nên diện tích và chất lượng rừng của tỉnh trong những năm trước
đây tăng chậm. Ngành Lâm nghiệp của tỉnh tăng trưởng thấp và thiếu bền
vững. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển


2

kinh tế Lâm nghiệp từ năm 2004 đến năm 2015, từ đó tìm ra giải pháp
phát huy ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng bộ đối với ngành Lâm nghiệp của tỉnh trong những
năm tới là việc làm cần thiết. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh
Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế Lâm nghiệp từ năm 2004 đến năm
2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản

Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh tế
Lâm nghiệp từ năm 2004 đến năm 2015. Luận án đúc rút một số kinh
nghiệm để vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp
của tỉnh Lai Châu nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án hệ thống hóa, khái qt hóa một số cơng trình nghiên cứu
có liên quan đến đề tài.
- Làm rõ những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Lai Châu về phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2004 đến năm 2015.
- Nghiên cứu làm rõ các quan điểm, chủ trương và giải pháp phát
triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Lai Châu từ năm 2004 đến
năm 2015.
- Khẳng định những ưu điểm, chỉ rõ những hạn chế và đúc rút một số
kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng
bộ tỉnh Lai Châu từ năm 2004 đến năm 2015.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp
của Đảng bộ tỉnh Lai Châu từ năm 2004 đến năm 2015
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Lai Châu trong phát triển kinh tế Lâm nghiệp qua 2 giai đoạn


3

2004 - 2010 và 2010 - 2015. Trong đó, luận án tập trung vào một số lĩnh

vực chủ yếu sau:
+ Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
+ Chỉ đạo xây dựng kinh tế lâm nghiệp, phát triển hiệu quả và bền vững
+ Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và kinh doanh nghề rừng.
+ Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường ứng dụng các tiến bộ
khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 2004 (là năm chia tách
tỉnh) đến năm 2015 (là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XII).
- Về không gian: Luận án nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Lai Châu.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng
Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp
4.2. Nguồn tư liệu
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài luận án;
- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Lai Châu về
phát triển kinh tế lâm nghiệp;
- Nguồn tài liệu được lưu trữ ở Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND)
tỉnh, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh; Báo cáo và số liệu thống kê của Cục
Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT); Sở Tài
Nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu có liên quan đến đề tài.
- Các cơng trình khoa học được xuất bản, công bố trên các tạp chí
chuyên ngành; luận án Tiến sĩ và luận văn thạc sĩ viết về kinh tế lâm nghiệp
khác có liên quan.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgic là chủ
yếu. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp khác như: Phương
pháp phân tích, tổng hợp, thống kê; so sánh…và các phương pháp nghiên
cứu liên ngành.



4

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án góp phần hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo thực
hiện của Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm
2004 đến năm 2015.
- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quá
trình lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Lai Châu,
luận án đúc rút một số kinh nghiệm, cung cấp thêm cơ sở thực tiễn giúp
Đảng bộ tỉnh Lai Châu hoạch định chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp
nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung; từ đó đề ra chủ trương,
chính sách cụ thể, sát thực đối với phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhằm đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên
cứu về kinh tế lâm nghiệp và những địa phương có điều kiện kinh tế - xã
hội tương đồng như tỉnh Lai Châu, đồng thời là tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Đảng bộ địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp một số tư liệu
khoa học để Đảng bộ tỉnh Lai Châu vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo phát
triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình của tác giả liên
quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
được cấu trúc thành 4 chương, 8 tiết.



5

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.1.1. Cơng trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở nước ngoài.
Tác giả Roger Hayter với cuốn sách Flexible Crossroads: The
Restructuring of British Columbia's Forest Economy; (Tái cấu trúc nền kinh
tế rừng của British Columbia); cuốn sách A global view of markets for
forest environment services and their impact on the poor (Quan điểm toàn
cầu về thị trường dịch vụ môi trường rừng và tác động của chúng đến người
nghèo), của tác giả Natasha Landell - Mills; Tác giả Barr, C và cộng sự
trong cuốn Decentralization of forest administration in Indonesia:
implications for forest sustainability, economic development and community
livelihoods, (Phân cấp quản lý rừng ở Indonesia: ý nghĩa đối với tính bền
vững của rừng, phát triển kinh tế và sinh kế cộng đồng); Bài viết
“Transition to Timber Plantation Based Forestry in Indonesia: Towards a
Feasible New Policy”, (Chuyển đổi sang lâm nghiệp dựa vào trồng rừng ở
Indonesia: Hướng tới một chính sách mới khả thi), của các tác giả
K.Obidzinski và M.Chaudhury. Cơng trình nghiên cứu: Payments for
environmental services, (Chi trả cho các dịch vụ môi trường), của tác giả
Sven Wunder.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp trong nước
1.1.2.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp của
cả nước
* Một số cuốn sách
David M.Cameron với cuốn sách Lâm nghiệp trồng rừng ở Việt Nam

(Afforestation forestry in Vietnam); cuốn sách Một số chủ trương chính
sách mới về Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản; Cuốn sách Lâm nghiệp
Việt Nam 1945 - 2000, do tác giả Nguyễn Văn Đẳng (chủ biên); Ấn phẩm
Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới,
phần 2 (Tập 5: Lâm nghiệp), của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam của các tác giả Đỗ Đình Sâm,


6

Ngơ Đình Quế, Vũ Tấn Phương; tác giả Trần Hải với cuốn sách Chi trả
dịch vụ mơi trường (PFES) vì người nghèo ở Việt Nam; Bộ sách Cẩm nang
Lâm nghiệp Việt Nam, với 64 chương, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và JICA tổ chức biên soạn và phát hành; cuốn sách Lâm nghiệp
Việt Nam - nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đổi mới cùng đất nước của
Câu lạc bộ Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ NN&PTNT
* Một số đề tài nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo khoa học và các bài viết
đăng trên các tạp chí chuyên ngành
Bài báo “Vài nét về quá trình hình thành và phát triển ngành Lâm
nghiệp Việt Nam” của tác giả Phan Thanh Xuân; Kỷ yếu hội thảo khoa
học Chính sách và thực tiễn phục hồi rừng ở Việt Nam, do Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn hợp tác với IUCN xuất bản, trong Hội thảo
Quốc gia “Chính sách và thực tiễn phục hồi rừng ở Việt Nam” ngày 04 05/11/1999; Tác giả Nguyễn Ngọc Lung với bài báo “Suy nghĩ về rừng và
nghề rừng Việt Nam thế kỷ XXI”; Tác giả Lưu Văn Thịnh với Báo cáo
tổng kết khoa học kỹ thuật của Đề tài Nghiên cứu cấp Bộ Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất quy mô hợp lý sử dụng đất nơng lâm nghiệp có hiệu quả
của hộ gia đình (Viện nghiên cứu Địa chính); Tác giả Đinh Đức Thuận
cùng một số nhà khoa học đã nghiên cứu về Lâm nghiệp, giảm nghèo và
sinh kế nông thôn Việt Nam, trong Chương trình Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp
và Đối tác - FSSP&P; Bài viết “Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững”

của tác giả Vũ Long; Bài viết của Hồng Sỹ Động “Một số giải pháp,
chương trình đột phá chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm
2020”; Tác giả Hồng Hà với bài viết “Lâm nghiệp Việt Nam trước thềm
hội nhập WTO”; Bài viết "Thực trạng và giải pháp cho sự phát triển của
ngành lâm nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trong thời gian tới" của tác giả
Trần Đức Sinh; Báo cáo Đề tài cấp Bộ của Vũ Tấn Phương và nhóm
nghiên cứu, với cơng trình nghiên cứu Giá trị môi trường và dịch vụ môi
trường rừng; Phạm Thu Thủy cùng cộng sự với nghiên cứu về Chi trả dịch
vụ môi trường rừng tại Việt Nam - Từ chính sách đến thực tiễn (Báo cáo
chuyên đề 98 của Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế - CIFOR,
2009); Báo cáo tổng hợp Quy hoạch Công nghệ chế biến gỗ Việt Nam đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2025 của Cục Chế biến - Thương mại


7

Nông - Lâm - Thủy sản và Nghề muối; Bài viết “Giao đất, giao rừng trong
bối cảnh tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp: Cơ hội và thách thức”, của tác giả
Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị (Báo cáo của Tropenbos International
Vietnam và Forest Trends).
* Một số luận án tiến sĩ thuộc các chuyên ngành viết về kinh tế
lâm nghiệp
Luận án tiến sĩ kinh tế Kinh nghiệm phát triển lâm nghiệp xã hội ở
một số nước châu Á và vận dụng vào điều kiện Việt Nam của Đinh Đức
Thuận; Nguyễn Thanh Huyền với luận án tiến sĩ Hoàn thiện pháp luật về
quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay; Đỗ Thị Diệu với
Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển kinh tế lâm nghiệp Việt Nam
từ năm 1991 đến năm 2010
1.1.2.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp
vùng, địa phương

* Một số cuốn sách viết về kinh tế lâm nghiệp vùng, địa phương
Cuốn sách Vùng Tây Bắc - Tiềm năng và định hướng phát triển sản
xuất nông nghiệp của Nguyễn Đình Long; Nghiên cứu về kinh tế rừng,
trong 2 cuốn sách Tây Bắc: Vùng đất, con người và Tây Nguyên: Vùng đất,
con người của nhóm tác giả Đinh Văn Thiên, Hoàng Thế Long và Nguyễn
Trung Minh; Sinh kế vùng cao một số nghiên cứu điểm về phương pháp tiếp
cận mới của PGS.TS. Triệu Văn Hùng (Chủ biên); Phục hồi quản lý rừng
phòng hộ đầu nguồn với phát triển bền vững vùng Tây Nguyên của PGS. TS
Trần Văn Con (Chủ biên)
*Một số đề tài nghiên cứu, bài viết về kinh tế lâm nghiệp vùng, địa
phương đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành
Tác giả Trần Thị Thu Thuỷ với Đề tài nghiên cứu Đánh giá hiệu quả
các mơ hình trang trại lâm nghiệp ở Yên Bái và Phú Thọ; Bài viết “Phân
tích vị thế quản lý rừng thuộc quyền sử dụng của thôn, bản ở các tỉnh miền
Bắc Việt Nam” của tác giả Vũ Long
* Một số luận án tiến sĩ về kinh tế lâm nghiệp vùng, địa phương
Luận án PTS khoa học Nông nghiệp Một số đặc điểm đất vùng Tây
Bắc và phương hướng sử dụng trong nông nghiệp của Lê Thái Bạt; Luận án
tiến sĩ Nông nghiệp của Nguyễn Bá Ngãi: Nghiên cứu cơ sở khoa học và


8

thực tiễn cho quy hoạch và phát triển lâm, nông nghiệp cấp xã vùng trung
tâm miền núi phía Bắc Việt Nam; Luận án tiến sĩ của Đinh Ngọc Lan, bảo
vệ tại Đại học Hohenheim - Đức, năm 2005: Forest land allocation to
households in northem Vietnam; Processes, perceptions of the local people
and use of forest land (Giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình ở phía Bắc
Việt Nam; Quy trình, nhận thức của người dân địa phương và việc sử dụng
đất lâm nghiệp); Nguyễn Hồng Lĩnh với Luận án tiến sĩ Phát triển công

nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn các tỉnh vùng Bắc Trung bộ;
Cao Thị Lý với luận án tiến sĩ Những vấn đề liên quan đến quản lý tổng
hợp tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên;
Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp của Bùi Thị Minh
Nguyệt Chính sách cho th mơi trường rừng tại các vườn quốc gia ở khu
vực phía Bắc Việt Nam - Nghiên cứu tại Vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo,
Bến En; Tác giả Phạm Vũ Thắng với luận án tiến sĩ chuyên ngành Lâm sinh
Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giải pháp lâm sinh nhằm phát triển
bền vững rừng tự nhiên là rừng sản xuất tại một số tỉnh miền núi phía Bắc;
Nguyễn Quốc Khương với luận án Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo phát
triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015.
1.1.2.3. Nhóm cơng trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp của
tỉnh Lai Châu
* Một số cuốn sách, bài nghiên cứu về tỉnh Lai Châu và kinh tế lâm
nghiệp của Lai Châu.
Đặc điểm khí hậu Lai Châu do Lý Văn Nẩu (chủ biên); Nguyễn Ngọc
Lung và Lê Ngọc Anh với đề tài nghiên cứu: Khảo Sát về Lâm nghiệp Cộng
đồng và Chính sách Lâm nghiệp tại 2 Tỉnh Sơn La và Lai Châu; Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Lai Châu (1930 - 1975) và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu
(1975 - 2004); Nguyễn Đăng Đạo với bài viết “Phát triển lâm nghiệp vùng
Tây Bắc - Trường hợp tỉnh Lai Châu (Giai đoạn 2007 - 2015)”; Bài viết
“Chương trình 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia đến với Lai
Châu” của tác giả Bích Thủy; “Phát triển nghề rừng ở vùng rừng phịng hộ
tỉnh Lai Châu”, tác giả Đàm Văn Nhuệ; Lê Văn Liêm và cộng sự, Viện Khí
tượng - Thủy văn và môi trường trong Báo cáo kết quả thực hiện đề tài


9

nghiên cứu cấp tỉnh: Nghiên cứu đặc điểm khí hậu và phân vùng khí tượng

phục vụ phát triển nơng - lâm nghiệp bền vững của tỉnh Lai Châu
*Luận án tiến sĩ viết về đề tài lâm nghiệp Lai Châu
Luận án tiến sĩ Địa lý Đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên phục
vụ quy hoạch sử dụng đất lâm, nông nghiệp tỉnh Lai Châu, của Lê Thị
Ngọc Khanh
1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CƠNG TRÌNH KHOA
HỌC ĐÃ CƠNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC
LÀM RÕ

1.2.1. Khái qt kết quả nghiên cứu của các cơng trình được trình
bày trong tổng quan
Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án khá phong
phú về nội dung, đa dạng về chuyên ngành, dưới những góc độ tiếp cận
khác nhau đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản, đó là:
- Khẳng định vai trị quan trọng của kinh tế lâm nghiệp đối với đời
sống của con người. Do đó, đầu tư cho phát triển kinh tế lâm nghiệp, đặc
biệt là chính sách quản lý rừng bền vững là một trong những chủ trương,
chính sách của hầu hết các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Một số cơng trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá những kết quả
đạt được, đồng thời rút ra những kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả phát triển ngành Lâm nghiệp của cả nước, một
số vùng kinh tế cùng một số địa phương trong thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Đó cũng chính là cơ sở để chứng minh sự đúng đắn của Đảng, Nhà nước
trong việc đề ra những chủ trương, đường lối, chính sách phát triển ngành
Lâm nghiệp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước trong thời
kỳ mới.
- Các cơng trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp ở tỉnh Lai Châu đã
làm rõ những lợi thế của tỉnh về phát triển kinh tế lâm nghiệp; sự phát
triển kinh tế lâm nghiệp trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội đã góp

phần nâng cao đời sống nhân dân tỉnh Lai Châu.
Với mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên
cứu sinh kế thừa các cơng trình nghiên cứu trên, đó là:


10

- Về tư liệu: Các cơng trình nghiên cứu về kinh tế lâm nghiệp với
khối lượng tư liệu tương đối lớn và phong phú sẽ là nguồn tư liệu quý về
cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình
triển khai nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
- Về nội dung: Một số công trình nghiên cứu đã bước đầu hệ thống
hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế lâm nghiệp;
phân tích thực trạng kinh tế lâm nghiệp của Việt Nam nói chung và Lai
Châu nói riêng; đề xuất định hướng, giải pháp để phát triển kinh tế lâm
nghiệp. Đây là những nội dung quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo.
- Về phương pháp: Các cơng trình trên đã sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau như: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh,
phương pháp liên ngành…Đó là những phương pháp nghiên cứu sinh có
thể kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.
Tuy nhiên, từ việc nghiên cứu, tìm hiểu các cơng trình khoa học được
trình bày trong tổng quan, tác giả thấy chưa có cơng trình khoa học nào đi
sâu nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Lai Châu lãnh đạo phát triển kinh
tế lâm nghiệp từ năm 2004 đến năm 2015. Do đó, tác giả luận án cần đi
sâu nghiên cứu và làm sáng rõ hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lai
Châu đối với phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2004 đến năm 2015.
Việc hệ thống, tập hợp các công trình nghiên cứu trên đây là những tài
liệu tham khảo quan trọng, cung cấp những luận cứ khoa học để tác giả
tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận án.
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung làm rõ

Với nhiệm vụ khẳng định vai trò của Đảng bộ tỉnh Lai Châu trong
lãnh đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 2004 đến năm 2015, luận
án tập trung làm rõ một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, luận án làm rõ những yếu tố tác động đến sự phát triển của
kinh tế lâm nghiệp tỉnh Lai Châu từ năm 2004 đến năm 2015, bao gồm
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng kinh tế lâm nghiệp tỉnh
Lai Châu trước năm 2004; chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về
phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Thứ hai, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Lai Châu vận dụng chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế lâm


11

nghiệp vào thực tiễn của Lai Châu và quá trình Đảng bộ tỉnh Lai Châu
chỉ đạo thực hiện chủ trương đó trên địa bàn tỉnh từ năm 2004 đến
năm 2015.
Thứ ba, đưa ra một số nhận xét về ưu điểm, hạn chế và đúc rút một
số kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn lãnh đạo phát triển kinh tế lâm
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2004 - 2015, góp phần thúc
đẩy kinh tế lâm nghiệp Lai Châu phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững.
Tiểu kết chương 1
Những cơng trình khoa học, bài viết và nguồn tư liệu trên đây là tài
liệu tham khảo rất quan trọng của luận án. Nhiều nội dung, vấn đề luận án
có thể kế thừa. Từ đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn những vấn đề
luận án đặt ra về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lai Châu trong
phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh.
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
LÂM NGHIỆP CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LAI CHÂU

TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
BỘ TỈNH LAI CHÂU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP

2.1.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hoạch định chủ
trương của Đảng bộ tỉnh Lai Châu
2.1.1.1. Đặc điểm và vai trò của sản xuất lâm nghiệp
* Khái niệm Lâm nghiệp và kinh tế lâm nghiệp
- Khái niệm lâm nghiệp: “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật
đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch
vụ từ rừng như, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản
và cung cấp các dịch vụ mơi trường có liên quan đến rừng; ngành Lâm
nghiệp có vai trị rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng


12

sinh học, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần
ổn định xã hội và an ninh quốc phòng”.
- Khái niệm kinh tế lâm nghiệp
Hiện nay, chưa có sự thống nhất về khái niệm kinh tế lâm nghiệp. Tuy
nhiên, từ khái niệm lâm nghiệp trên đây có thể thấy, kinh tế lâm nghiệp
được coi là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động
sản xuất và chế biến lâm sản, trao đổi thương mại, tiêu thụ các loại hàng
hóa lâm sản và dịch vụ môi trường rừng. Kinh tế lâm nghiệp cũng phải tuân
thủ sự chi phối, dẫn dắt của các nguyên tắc và bản chất của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
* Đặc điểm và vai trò của kinh tế lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Đặc điểm: Sản xuất lâm nghiệp có đặc điểm chủ yếu là chu kỳ sản
xuất dài. Quá trình tái sản xuất tự nhiên của kinh tế lâm nghiệp xen kẽ với

quá trình tái sản xuất kinh tế, trong đó, đóng vai trị quan trọng và quyết
định là quá trình tái sản xuất tự nhiên. Sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính
chất hoạt động sản xuất nơng nghiệp, vừa mang tính chất hoạt động sản
xuất cơng nghiệp đồng thời mang tính chất hoạt động xây dựng cơ bản.
Vai trò: Vai trò cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu xã
hội; Vai trò phòng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái; Vai trị xã hội.
Như vậy, có thể thấy sự phát triển của ngành Lâm nghiệp luôn gắn
liền với sự phát triển tổng hợp về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phịng an ninh của vùng trung du, miền núi.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng kinh tế
lâm nghiệp tỉnh Lai Châu trước năm 2004
* Điều kiện tự nhiên
Lai Châu là tỉnh biên giới, thuộc vùng Tây Bắc của đất nước, cách
Thủ đô Hà Nội khoảng 400 km về phía Đơng Nam, có toạ độ địa lý từ
21°51' đến 22°49' vĩ độ Bắc và 102°19' đến 103°59' kinh độ Đơng. Lai
Châu có 08 đơn vị hành chính và 273 km đường biên giới giáp với
Trung Quốc.
Trên cơ sở trình bày và phân tích những đặc trưng cơ bản của điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lai Châu, luận án chỉ rõ, Lai Châu có
nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng trong đó có


13

kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên, Lai Châu cũng còn gặp khơng ít khó khăn
trong q trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế lâm nghiệp
nói riêng.
* Thực trạng kinh tế lâm nghiệp Lai Châu trước năm 2004
Là một tỉnh miền núi cịn nhiều khó khăn, trong giai đoạn từ 1986
đến 2003, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu đã quyết tâm
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đề ra. Đảng bộ đã phát huy sức

mạnh của toàn dân, khai thác mọi tiềm năng, động viên cao độ mọi nguồn
lực, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh kinh tế lâm
nghiệp để tận dụng hết tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh miền núi, sớm
khắc phục sự chênh lệch lớn giữa các vùng, từng bước đưa Lai Châu sớm
thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
2.1.1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế lâm nghiệp
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định,
ngành Lâm nghiệp đã tăng cường bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên
rừng, đảm bảo mơi trường sinh thái vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Năm 2002, Bộ NN&PTNT đã ban hành “Chiến lược Phát triển lâm
nghiệp giai đoạn 2001 - 2010”. Chiến lược đã khẳng định trong giai đoạn
này, công tác trồng rừng và bảo vệ rừng là mục tiêu, định hướng mà Đảng
và Nhà nước hết sức quan tâm, chú trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) xác định một
số định hướng phát triển ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong giai đoạn
2006-2010.
Tiếp đó, Chính phủ đã thông qua “Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp
giai đoạn 2006-2020”, bổ sung các quan điểm, định hướng mới nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của ngành Lâm
nghiệp Việt Nam. Năm 2004, Quốc hội đã ban hành “Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng”. Đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát
triển, nhất là ở các vùng nông thôn miền núi.
Về công tác tổ chức quản lý trong lâm nghiệp, năm 2004, Chính phủ
ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ - CP ngày 03/12/2004 về sắp xếp,
đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh. Đối với lâm sản ngoài gỗ,


14


Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2366/QĐ-BNN-LN về việc phê
duyệt “Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngồi gỗ giai đoạn 2006-2020”,
Bộ NN&PTNT đã thơng qua “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn” (ban hành kèm theo Quyết định số
71/2006/QĐ-BNN ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT). Ngày
14/01/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 05/2008/NĐ-CP về thành lập
“Quỹ Bảo vệ phát triển rừng”. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
380/QĐ-TTg, ngày 10/4/2008, cho phép thí điểm chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã được
ban hành nhằm triển khai chính sách “Chi trả dịch vụ mơi trường rừng”
trên phạm vi tồn quốc từ ngày 01/01/2011.
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lai Châu về phát triển kinh
tế Lâm nghiệp (2004 - 2010)
Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã xác định
phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai
Châu trong những năm 2006 - 2010. Chủ trương của Đảng bộ trong phát
triển kinh tế nói chung là: “Ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có tiềm
năng, lợi thế. Phát huy tối đa lợi thế cửa khẩu quốc gia trong phát triển
kinh tế, lấy các sản phẩm: thủy điện, khoáng sản, các sản phẩm từ rừng,
chè, thảo quả, chăn ni đại gia súc làm hàng hóa chủ lực của địa
phương”.
Ngày 26/7/2007, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết số 15NQ/TU Về phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2007 - 2015. Đây là cơ sở quan
trọng để Lai Châu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và
nơng thơn nói chung và kinh tế lâm nghiệp nói riêng, góp phần đưa kinh tế
lâm nghiệp trở thành một trong những thế mạnh thực sự của tỉnh. Ngày
5/11/2008, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 24 - NQ/TU về chương trình
phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh, xác định mục tiêu đến năm 2015.
Chủ trương này phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về phát triển lâm nghiệp trong thời kì đổi mới của đất nước
Từ những chủ trương lớn trên đây, Đảng bộ tỉnh Lai Châu tiếp tục

chỉ đạo thực hiện thơng qua những chính sách cụ thể, thiết thực, nhằm phát
triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh.


15
2.2. ĐẢNG BỘ TỈNH LAI CHÂU CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
LÂM NGHIỆP

2.2.1. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
Thực hiện những quan điểm, định hướng của Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã chỉ
đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp theo ba nội dung:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp: Cơ cấu ngành Lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển dịch từ bảo vệ rừng tự nhiên
sang trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng: Tỉnh đã tiến hành quy hoạch tổ
chức thành 3 loại rừng để quản lý và sử dụng lâu dài, đúng mục đích, đó
là: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phần: Tỉnh ủy chỉ đạo sắp xếp, đổi
mới và phát triển lâm trường quốc doanh, tạo điều kiện cho kinh tế hợp
tác, hợp tác xã phát triển; đổi mới và phát triển kinh tế tập thể và có
những chính sách thúc đẩy các thành phần kinh tế khác.
Đây được coi là bước tiến quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và cơ cấu ngành Lâm nghiệp nói riêng. Điều đó
thể hiện, lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu đã từng bước phát triển theo một cơ
cấu hợp lý.
2.2.2. Chỉ đạo xây dựng kinh tế lâm nghiệp phát triển hiệu quả
và bền vững.
Việc giao đất, giao rừng cho các hộ, nhóm hộ và cộng đồng thôn, bản
đã được triển khai. Đây là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện xã hội hố

cơng tác quản lý, bảo vệ rừng. Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 16/7/2007
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu (khóa XI) “về phát triển lâm
nghiệp giai đoạn 2007-2015”, đã được các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai thực hiện nghiêm
túc. Chương trình xóa đói, giảm nghèo được lồng ghép với các chương trình
quốc gia khác và Chương trình 500 bản đặc biệt khó khăn.
Là một tỉnh biên giới, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lai Châu luôn quán triệt
sâu sắc quan điểm, đường lối kết hợp giữa kinh tế - xã hội và quốc phòng,
an ninh của Đảng. Lai Châu đã triển khai nhiều chủ trương, giải pháp đồng


16

bộ để gắn kết hai mặt chiến lược này trong thực tiễn xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và phát triển kinh tế lâm nghiệp nói riêng.
2.2.3. Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và kinh doanh nghề rừng
Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu ra Nghị quyết số 82/2006/NQHĐND, thơng qua Chương trình thí điểm khoanh ni tái sinh và bảo vệ
rừng phịng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới tỉnh Lai Châu năm 2006 2010. Qua quá trình xây dựng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
dịch vụ, mơ hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã của tỉnh Lai Châu đã có tác
động tích cực thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội ở địa
phương, hỗ trợ và đáp ứng một phần nhu cầu của kinh tế lâm nghiệp. Hội
đồng nhân dân tỉnh Lai Châu ra Nghị quyết số 95/2007/NQ-HĐND thông
qua Đề án về phát triển lâm nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2007 - 2015; Ủy
ban nhân dân tỉnh Lai Châu ra Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày
06/5/2008, về Ban hành chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư trên địa bàn
tỉnh Lai Châu Cùng với chính sách phát triển thành phần kinh tế tập thể.
Đảng bộ tỉnh Lai Châu cũng có những chính sách thúc đẩy các thành phần
kinh tế khác tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp của địa phương.
2.2.4. Chỉ đạo xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường ứng dụng các
tiến bộ khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực

Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản
xuất lâm nghiệp và đổi mới trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong
lĩnh vực lâm nghiệp, tập trung thực hiện các đề tài, dự án về phát triển nông
- lâm nghiệp. Đồng thời, tỉnh ủy tập trung đào tạo công nhân và lao động kỹ
thuật cho các lâm trường, các hợp tác xã lâm nghiệp, các chủ trang trại, phát
triển cơ sở hạ tầng - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp của tỉnh
Tiểu kết chương 2
Trong giai đoạn 2004 - 2010, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã tập trung chỉ
đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của tỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông, lâm nghiệp; chỉ đạo giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, phát
triển lâm nghiệp gắn với xố đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường sinh thái và
quốc phịng, an ninh; chỉ đạo các thành phần kinh tế tham gia quản lý, bảo vệ
và kinh doanh nghề rừng và thực hiện các chính sách khoa học cơng nghệ,


17

phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế lâm nghiệp của tỉnh. Từ sự chỉ đạo sát sao trên đây của Đảng bộ tỉnh
Lai Châu, mặc dù những năm đầu tiên tách tỉnh cịn nhiều khó khăn nhưng
kinh tế lâm nghiệp của tỉnh đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.
Chương 3
ĐẢNG BỘ TỈNH LAI CHÂU LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015
3.1. YÊU CẦU MỚI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LAI
CHÂU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP

3.1.1. Yêu cầu mới đối với sự lãnh đạo phát triển kinh tế lâm
nghiệp tỉnh Lai Châu
3.1.1.1. Chủ trương, chính sách phát triển lâm nghiệp theo hướng

bền vững của Đảng và Nhà nước
Đại hội XI xác định trong lĩnh vực lâm nghiệp “Phát triển lâm nghiệp
bền vững. Quy hoạch và có chính sách phát triển phù hợp các loại rừng sản
xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với chất lượng được nâng cao”. Tiếp
đó là Nghị quyết số 30-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển,
nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp của Bộ Chính
trị nêu rõ những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 28NQ/TW, ngày 16-6-2003 của Bộ Chính trị khố IX về sắp xếp, đổi mới và
phát triển nông, lâm trường quốc doanh. Quốc hội ban hành Nghị quyết
112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 về việc tăng cường quản lý đất đai có
nguồn gốc từ nơng trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông
nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân khác sử dụng. Ngày 27/9/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị
số 1685 /CT-TTg, về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ
rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ; thực
hiện nghiêm việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn ra Thông báo 465/TB-BNN-KL kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương
về những vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng


18

và Quyết định 674/QĐ-BNN-KH năm 2011 về phê duyệt Đề cương và Dự
tốn chi phí chuẩn bị đầu tư Dự án “Phát triển giống phục vụ trồng rừng tại
tỉnh vùng Tây Bắc”; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
17/2015/QĐ-TTg, ngày 09/6/2015 về việc ban hành Quy chế Quản lý rừng
phịng hộ.
Cơ chế, chính sách về lâm nghiệp tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là
Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 09/01/2012 về kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quyết định

07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một
số chính sách tăng cường cơng tác bảo vệ rừng và Quyết định 24/2012/QĐTTg ngày 01/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát
triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp, ngày 17/12/2014 Chính phủ ban
hành Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển, nâng
cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp. Nghị định
75/2015/NĐ-CP ngày 09/09/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo
vệ phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ
trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, đã có tác động mạnh mẽ
đến cuộc sống của người dân sinh sống tại vùng rừng núi.
3.1.1.2. Tình hình và nhiệm vụ của ngành Lâm nghiệp tỉnh Lai Châu
Kết quả đạt được trong bảo vệ và phát triển rừng của Lai Châu là rất
quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng rừng trồng cịn thấp, tỷ lệ thành rừng
khơng cao. Các cơ sở chế biến lâm sản sản xuất với quy mô nhỏ, chưa chủ
động được nguồn nguyên liệu. Yêu cầu cho sự phát triển của kinh tế lâm
nghiệp lai Châu trong những năm tiếp theo là: Lấy nhiệm vụ bảo vệ, khơi
phục rừng phịng hộ đầu nguồn làm trọng tâm; Tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt
diện tích rừng đặc dụng, bảo tồn đa dạng sinh học theo hướng phát triển bền
vững; Rà sốt, hồn thiện cơng tác giao đất lâm nghiệp, khoán rừng và cho
thuê rừng nhằm đảm bảo các khu rừng đều có chủ quản lý; Tập trung
nghiên cứu tuyển chọn tập đồn cây trồng, vật ni đa tác dụng, đẩy mạnh
phát triển lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng; Phát huy
cao nội lực và các nguồn lực trong dân, đồng thời tranh thủ tối đa sự đầu tư
của Trung ương, các nguồn đầu tư của nước ngoài.


19

3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển kinh
tế Lâm nghiệp

Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII chỉ rõ: “Phát triển tồn
diện nơng, lâm nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh quy mô lớn, gắn
với cơng nghiệp chế biến và hình thành các vùng tập trung, cho sản phẩm
hàng hoá lớn”. Về lâm nghiệp, Đại hội xác định: “Tăng cường quản lý,
khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng và trồng rừng mới. Phát triển nông, lâm
nghiệp gắn với triển khai thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới”.
Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 07- NQ/TU, về xây dựng
nông thôn mới đến năm 2020.
Chủ trương phát triển lâm nghiệp toàn diện, theo hướng bền vững cho
thấy Đảng bộ tỉnh Lai Châu nhận thức ngày càng sâu sắc, toàn diện và phù
hợp thực tiễn hơn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế lâm
nghiệp, từ đó có sự chỉ đạo, tạo mơi trường thuận lợi cho ngành kinh tế này
phát triển nhanh và vững chắc hơn.
3.2. ĐẢNG BỘ TỈNH LAI CHÂU CHỈ ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP (2010 - 2015)

3.2.1. Chỉ đạo tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
Đối với cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp
Trong cơ cấu của ngành Lâm nghiệp tỉnh Lai Châu đang có sự chuyển
dịch từ việc khai thác và sử dụng rừng tự nhiên, sang trồng, bảo vệ và phát
triển rừng, tỷ trọng trồng và chăm sóc rừng ngày càng tăng, dịch vụ môi
trường rừng được coi trọng hơn, giảm dần tỷ trọng khai thác lâm sản Do vậy,
đối với lâm nghiệp, mục tiêu đặt ra của Lai Châu là giải quyết hài hịa giữa
mục tiêu bảo vệ mơi trường với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
Nhằm tiếp tục sử dụng đất rừng lâu dài và có hiệu quả, Tỉnh ủy chỉ
đạo đẩy mạnh rà sốt, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phịng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất) trên bản đồ và ngoài thực địa
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; tạo

môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển; có chính sách ưu
đãi và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp; khuyến khích phát


20

triển HTX nông nghiệp chú trọng phát triển kinh tế trang trại; gắn phát
triển kinh tế trang trại với xây dựng nông thôn mới.
3.2.2. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng kinh tế lâm nghiệp phát triển
hiệu quả và bền vững
Đảng bộ tỉnh Lai Châu chỉ đạo đẩy mạnh quy hoạch 3 loại rừng, tăng
cường công tác giao đất, giao rừng cho người dân yên tâm sản xuất. Việc
triển khai chính sách chi trả DVMTR ở Lai Châu đã làm thay đổi nhận thức
của người dân về rừng và tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác bảo vệ, phát
triển rừng, thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời,
kết quả của chính sách này là nâng cao khả năng phịng hộ, điều hịa khí
hậu của rừng. Tỉnh đã tổ chức lồng ghép các chương trình, mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh của địa phương. Chương trình
quy hoạch, điều chỉnh đất đai tại các xã vùng cao nhằm bảo vệ môi trường
sinh thái và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.
3.2.3. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ và kinh doanh
nghề rừng
Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang
trại trên địa bàn. Hộ gia đình, cá nhân được giao cả đất rừng phòng hộ và
đất rừng sản xuất. Việc trồng cây cao su tiếp tục được tỉnh đầu tư, phát
triển, tạo nên sự thay đổi về phương thức sản xuất cho đồng bào các dân
tộc, chuyển từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ, sang phương thức sản xuất
hàng hóa tập trung với quy mơ lớn. Với những chính sách thu hút, ưu đãi
hợp lý, Lai Châu đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào
tham gia trồng và phát triển rừng kinh tế, rừng nguyên liệu phục vụ cho

phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ. Hàng năm, Sở NN&PTNT đều
phối hợp với UBND các huyện, thị xã thông qua lực lượng kiểm lâm xây
dựng kế hoạch bảo vệ diện tích rừng phịng hộ và đặc dụng. Đồng thời,
công tác phối hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, cơng an, qn đội và chính
quyền địa phương được duy trì thường xuyên.
3.2.4. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường ứng
dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ và phát triển nguồn nhân lực
Sở NN&PTNT đã phối hợp với các sở, ban, ngành khác và nhân dân
để lập kế hoạch về xây dựng kết cấu hạ tầng theo từng giai đoạn cụ thể.


21

Tỉnh đã ứng dụng nhiều mơ hình khoa học và công nghệ vào sản xuất và
đời sống, đã đem lại hiệu quả thiết thực. Việc nghiên cứu, ứng dụng các
thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp
được Lai Châu áp dụng rộng rãi với nhiều mơ hình, đề tài, dự án tạo ra hiệu
quả lớn, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm lâm nghiệp. Tỉnh ủy đã chỉ
đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh
Lai Châu giai đoạn 2011 - 2020”. Đội ngũ cán bộ lâm nghiệp được đào tạo
chun mơn hóa ngày càng cao, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành.
Tiểu kết chương 3
Từ chủ trương phát triển kinh tế lâm nghiệp được thể hiện trong
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (2010), Đảng bộ tỉnh Lai
Châu đã chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp;
chỉ đạo đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng gắn với xóa đói, giảm nghèo
nhanh và bền vững; Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ, phát triển và kinh
doanh nghề rừng và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và chỉ đạo đẩy
mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Lâm nghiệp.

Chương 4
NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.1. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH LAI CHÂU
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TỪ NĂM 2004
ĐẾN NĂM 2015

4.1.1. Ưu điểm
Một là, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã xác định rõ vị trí, tầm quan trọng
của kinh tế lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hai là, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo phát triển kinh tế lâm
nghiệp gắn với điều kiện thực tế của địa phương
Ba là, kinh tế lâm nghiệp của Lai Châu phát triển ngày càng toàn diện
và theo hướng bền vững


22

* Nguyên nhân của những ưu điểm
Thứ nhất, có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh
Thứ hai, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành liên quan và
sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Thứ ba, nhận thức về vai trò của kinh tế lâm nghiệp trong các cấp, các
ngành và nhân dân ngày càng được nâng cao
4.1.2. Hạn chế
Một là, về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp
Hai là, về kết quả thực hiện phát triển kinh tế lâm nghiệp
Ba là, sự phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm
năng lợi thế của tỉnh.
*Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Do địa hình đặc trưng của tỉnh diện tích có

rừng cịn lại tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, các xã biên giới. Thị
trường lâm sản mới được hình thành; nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát
triển rừng thấp.
Nguyên nhân chủ quan: Việc vận dụng, cụ thể hóa các nghị quyết của
Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước còn hạn chế. Nhận thức về trách
nhiệm quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở một số nơi chưa cao.
4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LAI CHÂU
VỀ LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP TỪ NĂM 2004
ĐẾN NĂM 2015

Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng, phát huy
sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong q trình phát triển kinh tế lâm
nghiệp
Thứ hai, Chú trọng thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư
và tăng cường liên doanh, liên kết trong, ngoài nước để phát triển kinh tế
lâm nghiệp
Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững
Thứ tư, Phát triển kinh tế lâm nghiệp phải gắn liền với nâng cao
đời sống nhân dân làm nghề rừng và thực hiện xóa đói giảm nghèo
Thứ năm, phát triển kinh tế lâm nghiệp gắn với bảo đảm quốc
phòng-an ninh


23

Tiểu kết chương 4
Với những kết quả đạt được, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh
Lai Châu tiếp tục phát huy những lợi thế trong phát triển lâm nghiệp, khắc
phục những tồn tại, khó khăn, đưa lâm nghiệp Lai Châu bước vào giai đoạn

phát triển theo hướng bền vững. Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo
phát triển kinh tế lâm nghiệp của Đảng bộ tỉnh Lai Châu giai đoạn 2004 2015, tác giả đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo để Đảng bộ
tỉnh Lai Châu tiếp tục hoạch định các chủ trương về kinh tế lâm nghiệp Lai
Châu trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển
kinh tế lâm nghiệp, ngay sau khi tỉnh Lai Châu mới được thành lập (2004),
Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã ban hành những nghị quyết, chương trình hành
động cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế lâm nghiệp của địa
phương. Những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp của
tỉnh được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI
(2005); Nghị quyết Đại hội lần thứ XII (2010); Nghị quyết Đại hội XIII
(2015) của Đảng bộ tỉnh và trong Nghị quyết số 15 NQ/TU ngày
16/7/2007 về phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2007 - 2015.
Từ những chủ trương trên đây, Đảng bộ tỉnh Lai Châu chỉ đạo các
cấp, các ngành thực hiện phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đảng bộ đã xác định
mục tiêu, định hướng, và các chính sách, các giải pháp nhằm phát triển kinh
tế lâm nghiệp như chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách khoa
học - cơng nghệ, chính sách hỗ trợ tài chính và cơng tác thị trường, chính
sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nghề rừng…Từ việc vận dụng
và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ
tỉnh Lai Châu đã lãnh đạo nhân dân trong tỉnh vượt qua những khó khăn
ban đầu của một tỉnh mới thành lập, điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều
khó khăn để đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trong giai đoạn từ 2004 đến 2015, Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã lãnh đạo
phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm


×