Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

“Pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Kiên Giang”LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.28 KB, 19 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Trà Vinh, ngày .... tháng ... năm 2020
Học viên thực hiện

Huỳnh Thị Thùy linh

i


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành Luận văn này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến quý Thầy Cô trường Đại học Trà Vinh đã tận tình giảng dạy, khơng chỉ mang lại
cho em những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực học tập mà còn cả cách sống, cách làm
người khi bước chân ra xã hội.
Đặc biệt, em xin cảm ơn sự quan tâm chỉ dẫn tận tình của Thầy Trần Huỳnh
Thanh Nghị đã tạo điều kiện giúp em có thể hồn thành tốt nhất Luận văn này.
Ngoài ra, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lớp
CH18LDS_KG7_2. Khóa: 7 Đợt 2 - năm 2018 nói riêng và tồn thể các bạn của em đã
quan tâm, chia sẻ, động viên trong thời gian em nghiên cứu đề tài.
Vì kiến thức và thời gian có hạn, thêm vào đó do kinh nghiệm chưa có nhiều
nên Luận văn này khơng thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng
góp của quý Thầy Cô, anh chị để Luận văn được tốt hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc q Thầy Cơ ln dồi dào sức khỏe, gặt hái được
nhiều thành công trong công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................... v
Tóm tắt ........................................................................................................................... vi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............... 3
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 6
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 6
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 6
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 7
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
NGHĨA VỤ CHỨNG MINH CỦA BỊ ĐƠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ............ 9
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH CỦA BỊ ĐƠN TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ ....................................................................................................... 9
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự 9
1.1.1.1 Khái niệm về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự ................. 9
1.1.1.2 Đặc điểm nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự ..................... 10
1.1.2 Ý nghĩa và vai trò nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự ............... 12
1.1.2.1 Ý nghĩa của nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự ................. 12
1.1.2.2 Vai trò của nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự ................... 14
1.1.3 Quy định của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự
qua các thời kỳ tại Việt Nam ......................................................................................... 17
1.1.3.1 Giai đoạn từ 1945 đến 1989 .............................................................................. 17
1.1.3.2 Giai đoạn từ 1990 đến 2004 .............................................................................. 19
1.1.3.3 Giai đoạn từ năm 2004 đến tháng 06 năm 2016 ............................................... 20

1.1.3.4 Giai đoạn từ tháng 07 năm 2016 đến nay ......................................................... 21
1.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CHỨNG MINH CỦA BỊ ĐƠN
TẠI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 ........................................................ 22
iii


1.2.1 Quy định về phương tiện chứng minh ................................................................. 22
1.2.2 Quy định về nội dung chứng minh ....................................................................... 23
1.2.3 Quy định về nguyên tắc chứng minh ................................................................... 24
1.2.4 Một số trường hợp không cần phải chứng minh .................................................. 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA
VỤ CHỨNG MINH CỦA BỊ ĐƠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ... 32
2.1 THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CHỨNG MINH CỦA BỊ ĐƠN TẠI TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG ........................................................................ 32
2.1.1 Thực trạng thực hiện nghĩa vụ chứng minh của bị đơn ở cấp sơ thẩm tại Tòa án
nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ......................................................................... 32
2.1.2 Những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của bị đơn
trong tố tụng dân sự ....................................................................................................... 34
2.1.2.1 Những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của bị
đơn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang ..................................... 34
2.1.2.2 Những vướng mắc, bất cập của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn
trong tố tụng dân sự ....................................................................................................... 37
2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CHỨNG
MINH CỦA BỊ ĐƠN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ................................................... 43
2.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGHĨA VỤ CHỨNG
MINH CỦA BỊ ĐƠN .................................................................................................... 49
2.3.1 Tạo điều kiện để bị đơn có thể tự bảo vệ ............................................................. 49
2.3.2 Mở rộng tranh tụng tại phiên tòa .......................................................................... 53
2.3.3 Giải quyết vấn đề tài chính................................................................................... 54
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 577

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 59

iv


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn ở cấp sơ
thẩm tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ............................................... 32

v


TÓM TẮT
Trong các vụ án dân sự được giải quyết tại Tịa án ln ẩn chứa những mâu
thuẫn giữa các bên đương sự nói chung, bị đơn nói riêng, bên nào cũng mong muốn
Tịa án quyết định cho mình đúng. Để giải quyết mâu thuẫn đó, pháp luật về tố tụng
dân sự quy định bị đơn có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án
và chứng minh cho sự phản bác của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu
phản tố của mình là có căn cứ và hợp pháp. Như vậy, chứng minh là hoạt động tố tụng
cơ bản trong tố tụng dân sự, mang tính quyết định đến kết quả giải quyết vụ án dân sự,
làm cơ sở cho Tòa án giải quyết vụ án dân sự được chính xác và đúng pháp luật.
Chứng minh trong tố tụng dân sự không chỉ có ý nghĩa đối với Tịa án trong giải quyết
vụ án dân sự mà cịn có ý nghĩa đối với bị đơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình.

Tuy nhiên, từ thực tiễn hoạt động xét xử, các bên đương sự nói chung, bị đơn
nói riêng nhận thức pháp luật về quyền, nghĩa vụ chứng minh của mình cịn nhiều hạn
chế. Việc thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án của bị đơn cịn một số vấn
đề vướng mắc, khó khăn. Với mong muốn làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn những
vấn đề nêu trên, đề tài “Pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng
dân sự từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Kiên Giang” được xây dựng ngoài phần mở đầu,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính gồm 02 chương:
Chương 1: Lý luận chung và quy định của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh
của bị đơn trong tố tung dân sự
Chương 2: Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của
bị đơn và một số giải pháp hoàn thiện

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bộ luật tố tụng dân sự được xây dựng bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp
luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự. Q trình tố tụng kéo dài từ khi Tịa án thụ
lý vụ án dân sự cho đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Bất kỳ vụ án
dân sự nào cũng chứa đựng những mâu thuẫn nhất định giữa các bên đương sự, có khi
những mâu thuẫn này rất phức tạp. Để giải quyết các vụ án dân sự này thì mọi vấn đề
của vụ án đều phải được làm rõ thơng qua q trình chứng minh và tranh tụng. Chính
vì vậy, cần phải có quy định rõ ràng về nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể trong
hoạt động tố tụng dân sự.
Nghĩa vụ chứng minh là một trong những nội dung quan trọng trong tố tụng dân
sự; là cơ sở để các bên tham gia trong các vụ án dân sự đưa ra yêu cầu và tiến hành
tranh tụng tại Tòa án. Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự được quy định nhằm
thỏa mãn nguyên tắc bên nào đưa ra yêu cầu thì bên đó phải chứng minh được u cầu

của mình đúng, phù hợp với quy định của pháp luật bằng chứng cứ. Theo quy định tại
Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì
có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa
án trong q trình tố tụng hoặc do Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ
luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách
quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ
và hợp pháp”. Quy định trên phù hợp hơn với thực tiễn tố tụng so với Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Nhưng, các quy định về giao nộp chứng
cứ; giám định chứng cứ; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ
và bảo vệ chứng cứ được áp dụng trong thực tiễn cịn có sự bất cập, chưa rõ ràng. Thứ
nhất, đối với việc giao nộp chứng cứ; tại khoản 1 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 đã quy định: “Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có
quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng
cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu
cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc
giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tịa án u cầu mà khơng có lý do chính
1


đáng thì Tịa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã
thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự”. Thiết
nghĩ, pháp luật cần quy định rõ những lý do nào được xem là lý do chính đáng hoặc
đưa ra những tiêu chí cụ thể, rõ ràng để một lý do được xem là lý do chính đáng trong
trường hợp nêu trên. Thứ hai, đối với giám định chứng cứ, cũng chưa quy định rõ bên
nào phải chịu chi phí giám định. Thứ ba, về yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung
cấp tài liệu, chứng cứ chưa có quy định đủ mạnh để việc cung cấp chứng cứ được
thuận lợi, thực tiễn cho thấy, việc yêu cầu cung cấp chứng cứ từ cơ quan, tổ chức, cá
nhân còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình giải quyết vụ án
dân sự. Thứ tư, về bảo vệ chứng cứ, đó là tính kịp thời của việc áp dụng các biện pháp
bảo vệ chứng cứ.

Trong khi đó, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự được quy định tại Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể: Tại Điều 91 quy định: “Đương sự có yêu cầu
Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp
cho Tịa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp
pháp…”. Đó là những quy định khoa học, phù hợp. Có thể nói, nghĩa vụ chứng minh
là nghĩa vụ cơ bản, quan trọng nhất mà các chủ thể cần hoặc buộc phải thực hiện.
Thông qua việc thực hiện nghĩa vụ này, bị đơn thực hiện tốt nhất việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình và qua đó Tịa án có căn cứ để đưa ra các phán quyết đúng
đắn. Mục đích của hoạt động tố tụng là chứng minh và bản án, quyết định của Tịa án
chính là kết quả cuối cùng của q trình chứng minh đó.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy nhận thức pháp luật của đương
sự nói chung, bị đơn nói riêng tham gia vụ án dân sự chưa đầy đủ, rõ ràng và việc thực
hiện nghĩa vụ chưa đầy đủ hoặc cố tình thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ chứng minh
của mình, nhất là việc thu thập chứng cứ để chứng minh của bị đơn khi chứng cứ đó
khơng có sẵn mà ở các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc bị đơn không đủ
điều kiện để thu thập chứng cứ hay việc yêu cầu cung cấp chứng cứ của bị đơn đối với
các cơ quan có thẩm quyền hiện nay rất hạn chế... và nghĩa vụ chứng minh của bị đơn
trong những trường hợp vừa nêu là rất khó khăn. Việc chậm, trễ cung cấp chứng cứ
của bị đơn cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tồn đọng
án, làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn chưa được đảm bảo, hiệu quả thực
thi pháp luật chưa cao. Với suy nghĩ đó và mong muốn nghiên cứu để làm sáng tỏ, đầy
2


đủ cả về lý luận và thực tiễn pháp lý về nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh của bị đơn
trong tố tụng dân sự, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị
đơn trong tố tụng dân sự từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Kiên Giang” để làm Luận văn
thạc sĩ Luật học cho mình.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Quá trình nghiên cứu các quy định về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn cho thấy

đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến nghĩa
vụ chứng minh của bị đơn. Tuy vậy, mỗi nhà nghiên cứu có một cách tiếp cận khác
nhau và các nhà nghiên cứu hầu hết chỉ là các bài viết, các bài tham luận trên các báo,
tạp chí chun ngành. Chính vì lý do trên, các tác giả chỉ tiếp cận nghĩa vụ chứng
minh của bị đơn ở một góc độ nhất định, khơng có nhiều bài viết đem đến cho người
đọc cái nhìn tồn diện, chuyên sâu về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn. Sau đây là một
số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu, được coi là tương đối đầy đủ, toàn diện liên quan
đến đề tài nêu trên mà tác giả thu thập được:
Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành có một số bài viết,
cơng trình liên quan như sau :
Về việc cung cấp và thu thập chứng cứ trong giai đoạn giải quyết vụ kiện dân
sự theo thủ tục sơ thẩm, Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Minh Hằng, Trường
Đại học Luật Hà Nội năm 2003. Luận văn này giải thích các quy định của pháp luật
Việt Nam liên quan đến việc cung cấp và thu thập chứng cứ ở giai đoạn xét xử sơ
thẩm. Việc giải thích cũng được làm rõ hơn bằng các quy định hướng dẫn thi hành Bộ
luật dân sự và bằng các ví dụ thực tế. Bên cạnh việc giải thích các quy định pháp luật,
Luận văn cũng có những gợi ý về cách thức và cơ sở pháp lý trong việc giải quyết một
số vấn đề đã hoặc có thể phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Do vậy, Luận văn
sẽ là tài liệu nghiên cứu hữu ích đối với đối tượng nghiên cứu khoa học cũng như với
những nhà hoạt động thực tiễn về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn.
Tuy nhiên, do đề tài này được thực hiện trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2004 nên đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm
1994 và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, các quy định
này đã hết hiệu lực nên chỉ có mang tính chất tham khảo.

3


Xác định địa vị tố tụng của đương sự và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân

sự, của Nguyễn Thế Giai, đăng trên Tạp chí Dân chủ pháp luật số 9/2000.
Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được ban hành, một số bài viết, cơng
trình liên quan như:
Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự của tác giả Hồng Ngọc
Thịnh, đăng trên Tạp chí Luật học năm 2004 góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự;
Chứng cứ và chứng minh - Sự thay đổi nhận thức trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam của Tưởng Duy Lượng cho Hội thảo Bộ luật tố tụng dân sự - Những điểm
mới và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, do Học viện Tư pháp tổ chức tại
Hà Nội ngày 25/12/2004; Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự của tác
giả Nguyễn Cơng Bình, đăng trên Tạp chí Luật học năm 2005 là số Đặc san về Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2004…
Thời gian gần đây có, Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ luật tố
tụng dân sự - Những kiến nghị hoàn thiện của Tác giả Nguyễn Văn Cường đăng trên
Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 02/2010; Một số bất cập và vướng mắc của Bộ luật tố
tụng dân sự chưa được hướng dẫn thi hành của Tác giả Trần Văn Trung, đăng trên tạp
chí Tịa án nhân dân tháng 4/2011; Vai trò chứng minh của đương sự trong tố tụng dân
sự - Vấn đề cơ bản nhất của tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay, Cơng trình dự thi giải
thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” Đại học Luật Hà Nội năm 2009; Nguyên tắc
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật
học của Đinh Quốc Trí, bảo vệ tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012; Phân định
ranh giới giữa nghĩa vụ chứng minh và trách nhiệm chứng minh trong tố tụng dân sự
của Nguyễn Minh Hằng, đăng trên tạp chí Kiểm sát, số 20 năm 2012; Nguyên tắc
trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự,
Luận văn thạc sĩ luật học của Ngũ Thị Như Hoa, bảo vệ tại Khoa Luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2014; Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc
sĩ luật học của Nguyễn Quang Anh, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015; Thu
thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm,
Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Kim Lượng, bảo vệ tại Khoa Luật – Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2015; Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng của Ngô Vĩnh Bạch
Dương, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7 năm 2015….


4


Từ việc nghiên cứu, khái qt các cơng trình nghiên cứu nêu trên cho thấy nhìn
chung các bài viết, cơng trình trên tiếp cận vấn đề chứng minh trong tố tụng dân sự ở
nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau và có giá trị khoa học to lớn.
Sau khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được ban hành cũng có các bài viết,
cơng trình nghiên cứu như:
Những điểm mới cơ bản của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 của Hồng Thị
Quỳnh Chi, đăng trên tạp chí Kiểm sát số 5/2016; Thời hạn giao nộp chứng cứ của
đương sự và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ theo quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 của Bùi Thị Huyền, đăng trên Tạp chí Kiểm
sát số 10/2016; Nguyên tắc chứng minh trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học
của Nguyễn Thị Thanh Nga, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016; Nghĩa vụ thu thập,
cung cấp, giao nộp chứng cứ của đượng sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,
Luận văn thạc sĩ luật học của Lê Thị Thanh Tâm, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam năm 2017; Nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự từ thực tiễn
xét xử của Tịa án nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ
luật học của Trịnh Thị Oanh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2017;
Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ
thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Luận
văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Mai Phương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam năm 2018; Bình luận về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015 của Nguyễn Thị Thu Hà, đăng trên Nghiên cứu pháp luật
số 10/2018; Những khó khăn vướng mắc khi thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 về chứng minh, chứng cứ và một số kiến nghị, đề xuất của Phan Thị
Thu Hà, đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số 08/2018; Một số vấn đề về chứng cứ,
chứng minh trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và thực tiễn áp dụng của Nguyễn
Thị Hương, đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số 11/2018; Một số bất cập về chế định

chứng cứ trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 của Nguyễn Thanh Tùng, đăng trên
Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 02/2019; Vướng mắc về công bố tài liệu, chứng cứ theo
Bộ luât tố tụng dân sự năm 2015 của Dương Tấn Thanh, đăng trên Tạp chí Tịa án
nhân dân tháng 10/2019; Một số bất cập về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân
sự và hướng hồn thiện của Võ Văn Hịa, đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số đặt
biết, số 20/2020…
5


Từ những cơng trình nghiên cứu trên cho thấy, chưa đề cập đầy đủ các vấn đề
liên quan đến việc thu thập, cung cấp giao nộp chứng cứ chứng minh của bị đơn trong
tố tụng dân sự trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển tố tụng và cải cách tư pháp mà
Đảng đã đề ra, chưa nêu được ý nghĩa quan trọng của nghĩa vụ chứng minh của bị đơn
trong tình hình các tranh chấp dân sự ngày càng nhiều và phức tạp. Các vụ án liên
quan đến tố tụng dân sự ngày càng gia tăng, việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng
minh của bị đơn theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 từ thực tiễn xét xử
các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm tại tỉnh Kiên Giang còn nhiều bất cập dẫn đến
khó khăn trong giải quyết án cịn chậm, chưa chính xác, khách quan. Vì vậy, tác giả
nghiên cứu đề tài “Pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự
từ thực tiễn tại tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm giúp cho quá
trình giải quyết các vụ án nhanh chóng, đúng pháp luật là cần thiết và rất quan trọng.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn
trong tố tụng dân sự” đặt ra những mục tiêu nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý về nghĩa vụ chứng minh của
bị đơn trong tố tụng dân sự.
- Thứ hai, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị
đơn trong tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Qua đó,
nêu lên những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của
bị đơn trong tố tụng dân sự.

Thứ ba, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật
về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng áp dụng pháp luật trong thời gian tới tại Việt Nam.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật Việt Nam về
nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự và thực trạng áp dụng, từ đó, nêu
lên những vướng mắc, bất cập và đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự trong thời gian tới.
5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn về nội dung
6


Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị
đơn trong tố tụng dân sự; các trường hợp phải chứng minh; trường hợp không phải
chứng minh trong giải quyết các vụ án dân sự từ thủ tục xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
theo thủ tục thông thường dựa trên cơ sở các văn bản quy định pháp luật hiện hành
như: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao cũng như các văn bản khác có liên quan.
- Giới hạn về không gian:
Luận văn nghiên cứu pháp luật về nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố
tụng dân sự từ thực trạng giải quyết các vụ án dân sự ở giai đoạn sơ thẩm tại Tòa án
nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Giới hạn về thời gian
Luận văn nghiên cứu pháp luật, thực trạng áp dụng quy định nghĩa vụ chứng
minh của bị đơn trong tố tụng dân sự từ khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu
lực pháp luật cho đến nay.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phân

tích, thống kê, so sánh, chứng minh, tổng hợp là những phương pháp nghiên cứu chủ
yếu của luận văn. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích những vấn đề nhỏ, những yếu tố
cấu thành nghĩa vụ chứng minh của bị đơn và bàn luận về nó. Sau khi phân tách từng
khía cạnh một cách tách bạch, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng qt vào vấn đề, đề tài.
Chính lúc ấy, chúng ta sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm gọn lại những nội dung
chính, những vấn đề cần lưu ý và thơng điệp của đề tài.
- Phương pháp thống kê: Việc sử dụng phương pháp này sẽ khiến cho Luận văn
trở nên khách quan, xác thực. Những số liệu cần được lấy từ những kênh thơng tin nổi
bật, có nguồn gốc rõ ràng. Phương pháp thống kê được sử dụng ở Chương 2 để tập
hợp, xử lý các tài liệu, số liệu... phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp lịch sử được sử dụng để xem xét quá trình hình thành và phát
triển của nghĩa vụ chứng minh của bị đơn từ trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004 đến khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 ra đời và q trình hồn thiện quy định
pháp luật về vấn đề này.
7


- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm tại
Chương 1, các nhận định về thực trạng và các kết cấu, đề xuất phương án xây dựng,
hoàn thiện pháp luật nghĩa vụ chứng minh của bị đơn trong tố tụng dân sự tại Chương
2 của Luận văn.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận
văn chia thành hai chương:
Chương 1: Lý luận chung và quy định của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh
của bị đơn trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về nghĩa vụ chứng minh
của bị đơn trong tố tụng dân sự và một số giải pháp hoàn thiện.


8


thiếu sót, hạn chế nên rất mong mỏi có được sự đóng góp thẳng thắn từ phía những
người quan tâm đến vấn đề quan trọng này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
[1]

Hiến pháp 2013

[2]

Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (Luật số: 24/2004/QH11) ngày 15/06/2004.

[3]

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự (Luật số:
65/2011/QH12) ngày 29/03/2011.

[4]

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (Luật số: 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015.

[5]

Luật trợ giúp pháp lý 2017 (Luật số: 11/2017/QH14) ngày 20/6/2017.

[6]


Luật Trọng tài thương mại 2010 (Luật số: 54/2010/QH12) ngày 17/6/2010.

[7]

Nghị quyết số 49 – NQ/ TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.

[8] Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về Chứng minh
và chứng cứ của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo
luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự.
[9] Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết
số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ
luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015
của Quốc hội về việc thi hành luật tố tụng hành chính.
[10] Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐTP ngày 30/12/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bô luật tố
tụng dân sự số 92/2015/QH13 về gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng
cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bắng phương tiện điện tử.
[11] Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại khoản 1 và
khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn
khởi kiện, quyền nộp lại đơn khởi kiện vụ án.

59


[12] Thông tư liên tịch số 08/2008/ TTLT–BTP–BNV ngày 7/11/2008 của Bộ Tư

pháp và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tổ chức và biên chế của Trung tâm
trợ giúp pháp lý nhà nước.
Tài liệu Tiếng Việt
[13] Nguyễn Quang Anh (2015), Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
[14] Châu Việt Bắc (2015), Góp ý một số điều dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi
để cải thiện môi trường kinh doanh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương, tr.2.
[15] Phạm Công Bảy (2010), “Áp dụng các nguyên tắc của tố tụng dân sự trong giải
quyết tranh chấp lao động và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, (7), tr. 55-62.
[16] Nguyễn Cơng Bình (2005), Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự,
Tạp chí Luật học, (15), tr. 4-11.
[17] Hoàng Thị Quỳnh Chi (2016), “Những điểm mới cơ bản của Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, (05).
[18] Đỗ Văn Chỉnh (2015), Chứng minh và thu thập chứng cứ, Tạp chí Tòa án nhân
dân (số 14), trang 24-33.
[19] Nguyễn Văn Cường (2010), “Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện Bộ
luật tố tụng dân sự - Những kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân
tháng 02/2010.
[20] Đặng Quang Dũng và Nguyễn Thị Minh (2016), “Về phiên họp kiểm tra việc
giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ tại cấp sơ thẩm trong Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (14), tr.19-21.
[21] Lưu Tiến Dũng, Đặng Thanh Hoa (Đồng chủ biên) (2020), Lý giải một số vấn đề
của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 từ thực tiễn xét xử, NXB Hồng Đức,
Hà Nội.
[22] Ngô Vĩnh Bạch Dương (2015), “Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (7), tr. 22-31.
[23] Hồ Ngọc Điệp (2006), Chứng cứ và nghệ thuật chứng minh trong các vụ án dân
sự, kinh doanh thương mại, NXB Tư Pháp, Hà Nội.

[24] Lê Minh Hải (2009), “Về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố
tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4), tr.32-40.
60


[25] Nguyễn Thị Hạnh, Lê Thị Nhàn (2015), “Trao đổi về nguyên tắc tranh tụng trong
dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (22), tr.
17- 23.
[26] Nguyễn Thị Thu Hà (2018), “Bình luận về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng
minh trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu pháp luật,
(10).
[27] Nguyễn Minh Hằng (2012), “Phân định ranh giới giữa nghĩa vụ chứng minh và
trách nhiệm chứng minh trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Kiểm sát, (20), tr. 3845.
[28] Nguyễn Quang Hiển (2016), Giải quyết vụ việc dân sự, NXB Lao động, thành
phố Hồ Chí Minh.
[29] Đặng Thanh Hoa (2015), “Xây dựng điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn”, Tạp chí
Tịa án nhân dân, (19), tr. 17-23.
[30] Ngũ Thị Như Hoa (2014), Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá
nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại
học Quốc gia Hà Nội.
[31] Võ Văn Hòa (2020), “Một số bất cập về chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân
sự và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (20).
[32] Bùi Thị Huyền (2016), “Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự và phiên họp
kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ theo quy định của Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát, (10).
[33] Nguyễn Thị Hương (2015), “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của dự
thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự về thụ lý vụ án dân sự”, Tạp chí Tịa án
nhân dân, (22), tr. 3-6.
[34] Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[35] Tưởng Duy Lượng (2017), Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự, Luật trọng tài
thương mại và thực tiễn xét xử, NXB Tư Pháp, Hà Nội.
[36] Nguyễn Kim Lượng (2015), Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố
tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học
Quốc gia Hà Nội.

61


[37] Trịnh Thị Oanh (2017), Nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong tố tụng dân sự
từ thực tiễn xét xử của Tịa án nhân dân quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
[38] Phạm Thị Mai (2015), “Bàn về quy định nộp tài liệu chứng cứ kèm theo đơn
khởi kiện”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (20), tr.33-36.
[39] Đoàn Tấn Minh, Nguyễn Ngọc Điệp (2011), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng
dân sự, NXB Lao động, Hồ Chí Minh.
[40] Nguyễn Thị Thanh Nga (2016), Nguyên tắc chứng minh trong tố tụng dân sự,
Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[41] Phạm Hữu Nghị (2000), “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố
tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (12), tr.39-40.
[42] Nguyễn Thị Mai Phương (2018), Giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của Tịa án nhân dân
quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
[43] Nguyễn Thị Hồi Phương (2015), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hồ Chí
Minh.
[44] Nguyễn Thị Hồi Phương (2020), Giáo trình Luật tố tụng dân sự năm 2015,
NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Hà Nội.
[45] Lê Thị Thanh Tâm (2017), Nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp chứng cứ của

đượng sự theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
[46] Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang (2019), Báo cáo cơng tác chun mơn năm
2019.
[47] Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng (2015), “Thu thập chứng cứ trong giải quyết
vụ việc dân sự - những khó khăn vướng mắc và giải pháp khắc phục”, Tạp
chí Tịa án nhân dân, (01), tr. 26-30
[48] Lại Văn Trình (2014), “Nghiên cứu bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật
tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, (4), tr. 40-46.
[49] Trần Văn Trung, “Một số bất cập và vướng mắc của Bộ luật tố tụng dân sự chưa
được hướng dẫn thi hành”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (4).

62


[50] Trường Đại học luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội;
[51] Viện Ngôn ngữ học (2019), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức;
[52] Hoàng Thu Yến (2007), “Luật sư với việc thu thập chứng cứ và hòa giải trong tố
tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (09), tr. 68-74.
Tài liệu điện tử
[53] Lê Thị Kim Loan (2018), Những hạn chế và nghĩa vụ chứng minh của đương sự
theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, [ />index.php/news/Trao-doi-nghiep-vu/Nhung-han-che-ve-nghia-vu-chungminh-cua-duong-su-theo-Bo-luat-To-tung-Dan-su-nam-2015-BLTTDS1790/], (Truy cập ngày: 15/2/2020).
[54] Nguyễn Thanh Tùng (2019), Một số bất cập về chế định chứng cứ trong Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015, [ />(Truy cập ngày: 15/2/2020).
[55] Dương Tấn Thanh (2019), Vướng mắc về công bố tài liệu, chứng cứ theo Bộ luật
tố tụng dân sự

năm 2015,


[ />
cuu/vuong-mac-ve-cong-bo-tai-lieu-chung-cu-theo-blttds-nam-2015], (Truy
cập ngày: 12/2/2020).
[56] Nguyễn Thị Thu Thảo (2019), Những vấn đề về thu thập chứng cư trong quá
trình giải quyết vụ án kinh doanh thương mại của Tòa án,
[http://vksbinhphuoc. gov.vn/news/TRAO-DOI-NGHIEP-VU/Nhung-vande-ve-thu-thap-chung-cu-trong-qua-trinh-giai-quyet-vu-an-kinh-doanhthuong-mai-cua-Toa-an-556/], (Truy cập ngày: 15/3/2020).
[57] Lê Thị Kim Loan (2018), Những hạn chế về nghĩa vụ chứng minh của đương sự
theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, [ />/index.php/news/Trao-doi-nghiep-vu/Nhung-han-che-ve-nghia-vu-chungminh-cua-duong-su-theo-Bo-luat-To-tung-Dan-su-nam-2015-BLTTDS1790/], (Truy cập ngày: 11/2/2020).
[58] Đỗ Văn Chỉnh (2019), Chứng cứ và đánh giá chứng cứ trong xét xử của Tòa án,
[ (Truy cập ngày: 21/2/2020).
63



×