Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÁO CÁO TÓM TẮT : ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔ SỰ KIỆN DAS- 59122-7 ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.98 KB, 23 trang )

QUI ĐỊNH VỀ BẢO MẬT
© 2015 Pioneer Hi-Bred International, Inc. Toàn bộ bản quyền được bảo hộ.
Pioneer Hi-Bred International, Inc. (Pioneer) sở hữu bản quyền và được bảo hộ theo pháp luật
đối với mọi thông tin, dữ liệu hoặc tài liệu khác ("Thông Tin") của Pioneer, được cung cấp như
một phần của hồ sơ này. Bộ Nông nghiệp-PTNT và các thành viên Ủy ban An tồn Sinh học và
Nhóm Cố vấn Kỹ thuật chỉ có thể sử dụng Thơng Tin cung cấp trong hồ sơ này trong việc xét
duyệt, đánh giá hồ sơ theo đề nghị của Pioneer. Bất kỳ sử dụng nào khác đối với Thông Tin đều
được coi là vi phạm trừ phi tuân theo bất kỳ điều luật hiện hành nào của Bộ Tư Pháp Việt Nam về
tiết lộ thông tin; tuy nhiên, miễn là Bộ Nông nghiệp-PTNT và Bộ Tư Pháp Việt Nam tuân thủ mọi
yêu cầu bảo vệ hiện hành dành cho Pioneer và Thông Tin trong hồ sơ này để đáp lại một yêu cầu
cụ thể. Sự đồng ý này là có giới hạn và sẽ không được xem là cho phép Bộ Nông nghiệp-PTNT
tham khảo, sử dụng, hoặc xem xét khác đối với Thơng Tin nói trên, trực tiếp hay gián tiếp, để hỗ
trợ bất kỳ đơn nào được nộp bởi một đương đơn khác nếu khơng có sự đồng ý trước bằng văn bản
của Pioneer và không miễn trừ, dưới bất kỳ hình thức nào, các quyền của Pioneer (bao gồm các
quyền về quyền sở hữu và bồi thường) đối với Thông Tin của Pioneer khi các quyền đó liên quan
đến bất kỳ đơn vị nào khác.


MỤC LỤC
I.

THÔNG TIN CHUNG ................................................................................................................... 3
1. Tổ chứ đ n

ấp Giấy xác nhận: ........................................................................................ 3

2. Tên sự kiện chuyển en đ n
II.

ấp Giấy xác nhận: .............................................................. 3


THÔNG TIN VỀ CÂY CHỦ NHẬN GEN ................................................................................... 3
1. Tên cây chủ nhận gen ................................................................................................................. 3
2. Đặ điểm sinh học của ngô: ........................................................................................................ 4
3.

i
n ệ i
i ư n ựn i n
đ
n in ọ
i iệ
n in
n ận ............................................................................................................................................. 4



III. THÔNG TIN VỀ SINH VẬT CHO GEN ...................................................................................... 5
1. Tên sinh vật cho gen ................................................................................................................... 5
2. Thông tin l ch s tự n i n i n

n đến an tồn thực phẩm, thứ

3. Thơng tin về việc tìm thấy trong tự nhiên các chấ
7

án

in

n

ưỡn

nn

i ................ 6

độc t và chất gây d ứng

4. Thông tin về việ đã
đ n
d ng (nếu có) trong chuỗi thực phẩm, thứ n
nn i
đư n p ơi n iễm khác ngoài s d ng có chủ đí ................................................................ 8

on

IV. THƠNG TIN LIÊN QUAN TỚI Q TRÌNH CHUYỂN GEN .................................................. 9
1. Thơng tin liên quan t i đo n DNA chèn. .................................................................................. 9
2. Miêu tả tính tr ng m i
á đặ điểm của ngô chuyển gen 59122 khi so sánh v i gi n đ i chứng
không chuyển gen ...................................................................................................................... 10
3. Thông tin về hiện tr ng cấp phép và s d ng sự kiện DAS-59122-7 trên thế gi i .............. 11
V. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔ SỰ KIỆN 59122 ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON
NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI ............................................................................................................ 13
1. So sánh sự khác biệt về thành phần in
DAS-59122-7

ưỡng giữa ngô sự kiện....................................... 13

đ i chứng truyền th ng không biến đổi gen:................................................... 13


2. Đán iá ả chuyển hóa các thành phần in ưỡn đặc biệt là các chất m i là sản phẩm biểu
hiện của gen chuyển nế được s d ng làm thực phẩ TĂC ........................................... 14
3. Đán iá ả n n độc tính củ p o ein C y34Ab1 C y35Ab1
PAT đã được cấy vào nếu s
d ng làm thực phẩ TĂC ................................................................................................... 14
4. Đán iá khả n n ây ứng của các chất m i là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nế được
s d ng làm thực phẩm, thứ n
n n i .......................................................................... 19
VI. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TIỀM ẨN CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI
VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI, VẬT NUÔI ............................................................................. 22
VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................................... 23
1. Kết luận: .................................................................................................................................... 23
2. Đề ngh : ...................................................................................................................................... 23


BÁO CÁO TĨM TẮT
ĐÁ H GIÁ RỦI RO CỦA NGƠ SỰ KIỆN DAS-59122-7
ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI, VẬT NUÔI
(Theo Phụ lục 03 Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014
của Bộ trưởng Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn)
I.

THƠNG TIN CHUNG
1. Tổ chức đ n
-

cấp Giấy xác nhận:

Tên tổ chức đăng ký: Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam;

Người đại diện của tổ chức: Nguyễn Thanh Sang, Tổng Giám đốc;
Đầu mối liên lạc của tổ chức: Nguyễn Thanh Sang, Tổng Giám đốc;
Địa chỉ: Tầng 11, Central Plaza Office Building, 17 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84) 8 3825 1610
Fax: (+84) 8 3825 1620
E-mail:

2. Tên sự kiện chuyển en đ n
-

-

II.

ấp Giấy xác nhận:

Tên thông thường: Ngô, bắp (tiếng Việt) và Maize/ Corn(tiếng Anh)
Tên khoa học: Zea mays L.
Tên thương mại: Herculex®
Sự kiện chuyển gen: Sự kiện DAS-59122-7
Tính trạng liên quan đến gen được chuyển: Kháng sâu hại bộ cánh cứng (protein
Cry34Ab1 và protein Cry35Ab1) và kháng thuốc diệt cỏ gốc glyphosate (protein
PAT được sử dụng như chất chỉ thị chọn lọc)
Mã nhận dạng duy nhất (nếu có): DAS-59122-7
Tên tổ chức tạo giống: Pioneer Hi-Bred International, Inc.

THÔNG TIN VỀ CÂY CHỦ NHẬN GEN
1. Tên cây chủ nhận gen
a. Tên thông thường: Ngô, bắp( tiếng Việt) và Maize/ Corn (tiếng Anh)

b. Tên khoa học: Zea mays L.
c. Vị trí phân loại: Cây ngơ (Zea mays L.) thuộc chi ngô (Zea), bộ ngô (Maydeae),


họ phụ hòa thảo (Panicoideae), họ hòa thảo (Poaceae). Chi Zea có 5 lồi bao gồm
cả Zea mays. Lồi Z. mays có bốn phân lồi, trong đó Zea mays ssp. mays là
nhóm duy nhất được thuần hóa (ngơ). Ba phân lồi cịn lại của Z. mays gồm
huehuetenangensis, mexicana và parviglumis, được gọi chung là teosinte. Họ
hàng gần nhất với chi Zea là các loài cỏ thuộc chi Tripsacum.
2. Đặ điểm sinh học của ngơ:
Ngơ là lồi nhị bội thể (2n = 20) với mức độ thuần hóa cao, thuộc bộ Maydeae, họ
hịa thảo, Poaceae. Ngơ được canh tác phổ biến trên tồn thế giới và có lịch sử sử
dụng an tồn lâu dài. Hạt ngơ và các sản phẩm làm từ ngơ là thực phẩm và thức ăn
chính cho một phần lớn dân số trên toàn cầu (CFIA, 1994).
Theo tài liệu sinh vật học về ngô truyền thống của Tổ chức Hợp Tác và Phát Triển
Kinh Tế (OECD, 2003), ngô là một loài cỏ thân cao sinh trưởng quanh năm, thân cây
với các lớp vỏ bọc ngoài xếp chồng lên nhau, bản lá rộng mọc xen kẽ xung quanh
thân. Ngô có một hoặc nhiều hoa cái gồm râu ngơ mọc ra trên một lõi ở khoảng giữa
thân cây và nhiều hoa đực được gọi là bông cờ mọc ở đỉnh của thân cây có chức năng
tung phấn. Cây ngơ sinh sản lưỡng tính trong đó mỗi râu ngơ đều có thể được thụ
phấn để tạo ra một hạt ngô trên bắp. Các hạt ngô xếp thành 8 - 16 hàng dọc theo lõi
ngô và được bao quanh bằng các lớp bảo vệ gọi là bẹ ngơ (OECD, 2003).
Ngơ là lồi thực vật sinh sản lưỡng tính với các cơ quan đực (bông cờ ngô) và cái
(râu ngô) cùng tồn tại trên mỗi cây. Phấn ngô được tạo ra bởi bông cờ, có thể thụ phấn
cho các râu ngơ trên chính cây đó (tự thụ phấn) hoặc cho các cây xung quanh (thụ
phấn chéo). Cả hai quá trình tự thụ và thụ phấn chéo đều chịu ảnh hưởng bởi yếu tố
khoảng cách địa lý, sự phát tán phấn hoa và khả năng thụ phấn. Thơng thường khoảng
95% nỗn được thụ phấn chéo từ các cây lân cận và chỉ 5% được tự thụ phấn (Sleper
và Poehlman, 2006).


3. M i

n ệ i
i ư n
n in ậ n ận

ựn i n

đ

n

in



i iệ

Ngô (Zea mays L.) có nguồn gốc từ Mexico và đã được trồng ở đó lấy thực phẩm
từ năm 2.700 Trước Cơng Nguyên (Salvador, 1997). Khu vực Trung Mỹ và phía nam
Bắc Mỹ (Trung Nam Mexico và Trung Mỹ) được coi là q hương của lồi ngơ
(OECD, 2003). Ngày nay, ngơ được canh tác toàn cầu ở hơn 166 quốc gia trên diện
tích ước tính là 184 triệu héc-ta (FAOSTAT, 2014).
Ngơ có lịch sử lâu đời và an toàn trong sử dụng làm thức ăn chăn ni, nhiên liệu
và thực phẩm, có vai trị quan trọng đối với thị trường tồn cầu. Khi được sử dụng


làm thức ăn chăn ni, tồn bộ bắp ngơ có thể được nghiền trực tiếp, mà không cần
tách hạt, để làm thức ăn cho động vật nhai lại (OECD, 2002b). Hoặc sau khi bắp ngô
được tách hạt, phần lõi cũng có thể được sử dụng làm thức ăn gia súc (OECD, 2002b).

Có thể cho vật ni ăn ngơ ngun hạt hoặc xử lý tối thiểu như xay nghiền hoặc nấu
chín (OECD, 2002b). Ngô hạt được trộn vào thành phần thức ăn chăn ni dưới dạng
xay, nghiền, nấu chính hay nén dạng viên (OECD, 2002b). Phần thân lá ngơ có thể
được ủ chua sử dụng dưới dạng thức ăn tươi cho vỗ béo vật nuôi và gia súc lấy sữa
(OECD, 2002b). Thân cây ngô chứa khoảng một đến một lần rưỡi tổng lượng chất
dinh dưỡng có trong hạt hạt và quy trình ủ chua giúp bảo tồn được trên 90% lượng
dưỡng chất này (OECD, 2002b).
Ngô cũng là một loại thức ăn có tính chất gây dị ứng rất thấp (OECD, 2002b).
Mặc dù có bằng chứng về nguy cơ gây dị ứng của loại protein 9 kDa có chức năng
trong vận chuyển lipit (Pastorello và cs., 2000; Pastorello và cs., 2003) và protein 50
kDa làm giảm mức độ độ hịa tan có trong thành phần ngô hạt (Pasini và cs., 2002),
ngô không được xem là loại thực phẩm hay nguồn thức ăn gây dị ứng đáng kể (Hefle
và cs., 1996; Moneret-Vautrin, 1998) và khơng có tên trong danh sách thực phẩm có
chỉ định gây dị ứng của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA, 2006).
Ngô được sử dụng ở Việt Nam như một nguồn năng lượng chính trong ngành công
nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, sử dụng làm thực phẩm dưới dạng tinh bột ngô và
một phần hạn chế được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác như trong sản xuất
bia, dệt và dược phẩm (USDA-FAS, 2014). Trong sử dụng làm thành phần thức ăn
chăn nuôi, ngô hạt chủ yếu được sử dụng trong chăn nuôi lợn và gia cầm, chiếm
khoảng trên 80% tổng lượng ngô hạt sử dụng trên cả nước (USDA-FAS, 2014). Tuy
nhiên, hiện nay còn hạn chế về số liệu về sử dụng thân lá ngô làm thức ăn tươi trực
tiếp hoặc ủ chua.
Ở Việt Nam, diện tích trồng ngơ vào khoảng 1.2 triệu ha, trong đó khu vực miền
núi phía Bắc với diện tích gieo trồng ước tính 502.000 ha, chiếm 42% tổng diện tích
trồng ngơ. Một diện tích ngơ đáng kể được trồng ở Tây Nguyên (khoảng 247.000 ha),
vùng ven biển Bắc Trung bộ và miền Trung (khoảng 202.000 ha), vùng Đông Nam bộ
(79.000 ha), đồng bằng sông Hồng (86.000 ha) và vùng đồng bằng sông Mekong
(40.000 ha) (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2013).

III.


THÔNG TIN VỀ SINH VẬT CHO GEN

1. Tên sinh vật cho gen
Sinh vật cho gen cry34Ab1 và cry35Ab1


a. Tên thông thường: Vi khuẩn Bacillus thuringensis (Bt) (vi khuẩn đất);
b. Tên khoa học: Vi khuẩn Bacillus thuringensis chủng PS149B1;
c. Vị trí phân loại:
Lớp: Nhóm Bacillus/Clostridium (vi khuẩn Gram dương, ít G + C)
Họ:
Bacillaceae
Chi:
Bacillus
Lồi: B. thuringiensis
Chủng: PS149B1
Sinh vật cho gen pat
a. Tên thông thường: Vi khuẩn Streptomyces viridochromogenes (vi khuẩn đất)
b. Tên khoa học: Vi khuẩn Streptomyces viridochromogenes.
c. Vị trí phân loại:
Lồi vi khuẩn Streptomyces viridochromogenes: theo thứ tự thuộc Giới: Ngành:
Lớp: Bộ: Họ, Chi lần lượt Vi khuẩn, Actiniobacteria, Actiniobacteria,
Actinomycetales, Streptomycineae, Streptomyces
2. Thông tin l ch s tự n i n i n
ni.

n đến an tồn thực phẩm, thứ

n


n

Vi khuẩn Bacillus thuringensis cho gen cry34Ab1 và cry35Ab1
Vi khuẩn Bacillus thuringensis, còn được gọi là Bt, là một loại vi khuẩn đất tự
nhiên. B. thuringiensis thuộc nhóm vi khuẩn tạo nha bào, Gram dương được phát hiện
lần đầu tiên tại Nhật Bản trên con tằm bị bệnh vào năm 1901. Loại vi khuẩn này tồn
tại tự nhiên trong đất và trên các thực vật gồm rau, bông, cây thuốc lá, cây lấy gỗ và
cây rừng (Schnepf và cs., 1998). Vi khuẩn Bt sản sinh ra nhiều loại protein tinh thể
(Cry) có tính độc chọn lọc đối với ấu trùng của cơn trùng thuộc một số Bộ nhất định.
Ví dụ protein Cry1 chỉ hiệu quả đối với côn trung bộ cánh màng, Lepidoptera; protein
Cry3 chỉ hiệu quả đối với côn trùng bộ cánh cứng, Coleoptera (Clark và cs., 2005).
Nói chung, protein Cry có nguồn gốc từ vi khuẩn B. thuringensis có một lịch sử sử
dụng an tồn lâu dài trong làm thuốc trừ sâu sinh học và khơng có bằng chứng ghi
nhận nào về tác hại gây ra bởi protein Cry trên người hay động vật có mạch chính
(US-EPA, 1995, 1996). Trong một đánh giá về tác động của phơi nhiễm của con
người do phun Bt (Otvos và cs., 2005) đã đi đến kết luận Bt là một trong những thuốc
trừ sâu sinh học an toàn nhất được sử dụng, không ghi nhận trường hợp nào nhiễm
độc hay các vấn đề về sức khỏe đối với con người liên quan đến việc sử dụng chúng
làm thuốc trừ sâu kể từ cách đây hơn bốn thập kỷ.


Vi khuẩn Streptomyces viridochromogenes cho gen pat:
Gen pat trong sự kiện DAS-59122-7 là phiên bản có sửa đổi trình tự gen so với
gen pat của sinh vật cho gen, S. viridochromogenes dòng Tü494 (Eckes và cs., 1989).
Đây là loại vi khuẩn đất Gram dương, hình thành bào tử và phổ biến, có khả năng
tổng hợp tripeptide, L-phosphinothricyl-L-alanyl-alanine (L-PPT), là chất được sử
dụng để tạo thuốc diệt cỏ không chọn lọc gốc phosphinothricin (OECD, 1999, 2002c).
Tính an tồn của protein PAT đối với con người và động vật được chứng minh
qua các nghiên cứu độc tính đường miệng cấp tính trên chuột với protein PAT và

nghiên cứu kéo dài 90 ngày đối với động vật gặm nhấm ăn ngô sự kiện DAS-591227(Brooks, 2000; MacKenzie và cs., 2007); Khơng có sự tương đồng trong trình tự
chuỗi axít amin giữa protein PAT với các chất gây độc hay dị ứng từng được biết đến
(Krauss, 2013a, b; Meyer, 1999; OECD, 1999); sự nhanh chóng bị phân giải của
protein PAT trong dịch dạ dày mô phỏng (OECD, 1999); và tính khơng bền với nhiệt
của protein PAT (Hérouet và cs., 2005; OECD, 1999). Thông tin chi tiết về protein
PAT có thể được tham khảo trong tài liệu thống nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế về các thông tin chung liên quan đến gen và enzym liên quan tới khả
năng kháng thuốc diệt cỏ gốc phosphinothricin (OECD, 1999).
3. Thơng tin về việc tìm thấy trong tự nhiên các chấ
và chất gây d ứng

án

in

ưỡn độc t

Vi khuẩn B. thuringiensis cho gen cry34Ab1 và cry35Ab1
Trong khoảng hơn 50 năm qua, nhiều loài vi khuẩn Bt có chứa các protein Cry đã
được sử dụng an tồn làm thuốc trừ sâu trong lĩnh vực nông nghiệp và đã được
thương mại hóa (Siegel, 2001) và các sản phẩm có nguồn gốc từ các cây chuyển gen
có chứa các protein Bt đã được thương mại hóa từ năm 1996 và được sử dụng tương
đối rộng rãi và an toàn làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (Hammond và Koch,
2012). Tại thời điểm đó, hồn tồn khơng có bất kỳ ghi nhận nào về các tác động bất
lợi đáng kể gây ra bởi các protein Cry đối với người hoặc động vật có mạch chính
(US-EPA, 1995, 1996).
Sản phẩm Bt thương mại đầu tiên đã được thử nghiệm ngoài điều kiện đồng ruộng
tại Hoa Kỳ vào năm 1958 (Faust, 1974) và các cơng thức có thành phần kết hợp của
một số nhóm protein Cry đã được đăng ký tại Mỹ từ năm 1961 (Betz và cs., 2000;
Schnepf và cs., 1998). Trong lịch sử sử dụng rộng rã và liên tục suốt hơn 50 năm qua,

chưa có báo cáo hay ghi nhận nào về các tác động tiêu cực đáng kể đến con người hay
môi trường môi trường từ việc sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học Bt (Betz và cs.,
2000).


Vi khuẩn S. viridochromogenes cho gen pat
Bản thân S. viridochromogenes được xác định không phải tác nhân gây bệnh đối
với con người và nó cũng khơng liên quan đến các thuộc tính khác (ví dụ tính sinh các
độc tố) được biết có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Một đánh giá an tồn chi tiết
bao gồm đánh giá tính độc và tính gây dị ứng đã đưa đến kết luận rằng việc đưa
protein PAT từ Streptomyces vào thực phẩm hoặc thức ăn chăn ni khơng làm ảnh
hưởng đến tính an tồn đối với con người hay vật ni (Hérouet và cs., 2005).
4. Thông tin về việ đã
đ n
d ng (nếu có) trong chuỗi thực phẩm, thứ
nn i
on đư n p ơi n iễm khác ngồi s d ng có chủ đí

n

Bacillus thuringensis và Streptomyces viridochromogenes là các vi khuẩn phổ biến
trong đất. B. thuringensis được sử dụng như một tác nhân kiểm sốt cơn trùng qua
nhiều thập kỷ. Chế phẩm Bt đầu tiên thương mại hóa được sản xuất tại Pháp vào năm
1938 (OECD, 2002a), sau đó đã có rất nhiều sản phẩm đã được sản xuất từ nhiều
công thức khác nhau được bán và sử dụng cho mục đích kiểm sốt nhiều lồi sâu hại
khác nhau trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Lịch sử lâu dài của việc sử dụng an
tồn có các sản phẩm từ B. thuringensis được sử dụng như trừ sâu sinh học
(Mendelsohn và cs., 2003). Ngoài ra, (Otvos và cs., 2005) đã chứng minh không tồn
tại nguy cơ đáng kể nào đối với sức khỏe của người liên quan đến việc sử dụng sản
phẩm B.thuringensis trên cây trồng. Việc không tồn tại tác động bất lợi đối với động

vật có vú, bao gồm con người, không chỉ bởi do không tồn tại môi trường pH kiềm
trong ruột và các enzym cần thiết để hoạt hóa δ-endotoxin, mà cịn là do sự nhanh
chóng bị phân giải (dưới 1 giờ) của độc chất thành các chất khơng có tính độc (Otvos
và cs., 2005). Ngồi ra, các bào tử hay tinh thể Bt còn lại sau khi đi qua dạ dày sẽ
được bài tiết, thường là trong vịng vài ngày, và khơng gây nên bất kỳ tác dụng bất lợi
nào. Các kết quả có được từ nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy trong tế bào của
động vật có vú khơng có các thụ quan cụ thể để có thể liên kết với độc chất Bt (Otvos
và cs., 2005).
Tương tự, báo cáo của Chương Trình An Tồn Hóa Học Quốc Tế của Tổ Chức Y
Tế Thế Giới (WHO) về các tiêu chí sức khỏe mơi trường đối với Bt kết luận rằng:
“Do cách thức hoạt tính đặc trưng, các sản phẩm Bt khơng có khả năng gây ra bất kỳ
nguy hại nào đối với con người hoặc các lồi động vật có mạch chính khác…” và
“Chưa có bằng chứng nào được ghi nhận về tác động tiêu cực của Bt gây ra đối với
sức khỏe con người khi hiện diện trong nước uống hoặc thực phẩm” (IPCS, 1999).
Các loài Streptomyces được phân bố rộng rãi trong tự nhiên, và là một phần phổ
biến của sinh quyển trên tồn thế giới. Có rất ít lồi Streptomyces liên quan đến các
tác nhân gây bệnh ở người, động vật và thực vật. Có nhiều lồi Streptomyces tương tự
như với S. viridochromogenes và nhiều lồi trong số đó có chứa gen có trình tự tương


đồng với gen pat (Hérouet và cs., 2005). Đặc trưng enzym tương tự như đối với sản
phẩm là biểu hiện của gen pat đã được xác định có trong ít nhất sáu loài vi khuẩn
khác đến từ năm chi vi khuẩn phổ biến trong đất (Bartsch và Tebbe, 1989) và một số
trong các vi khuẩn này có mang các đoạn vật chất di truyền tương đồng với gen pat.
Tuy nhiên, khơng có bất kỳ gen hay đoạn vật chất di truyền tương đồng nào trong số
này được báo cáo là có nguy cơ gây độc hay gây dị ứng ở người hoặc động vật
(Kutzner, 1981). Kết luận, việc chuyển nạp gen vào một loại cây trồng bằng một đoạn
vật chất di truyền có nguồn gốc từ S. viridochromogenes, mã hóa việc tổng hợp nên
protein PAT, dự kiến sẽ không dẫn đến việc tạo ra một loại cây trồng chuyển gen có
khả năng gây bệnh, gây độc hoặc gây dị ứng cho con người hay động vật (Hérouet và

cs., 2005).

IV.

THÔNG TIN LIÊN QUAN TỚI Q TRÌNH CHUYỂN GEN

1. Thơng tin liên quan t i đo n DNA chèn.
Ngô 59122 được tạo ra nhờ phương pháp chuyển nạp gen cry34Ab1, cry35Ab1 và
gen phosphinothricin acetyltransferase (pat) bằng cách sử dụng chuyển nạp gen qua vi
khuẩn trung gian Agrobacterium với plasmid PHP17662 có kích thước 50.321 bp; vào
dịng ngơ Hi-II. Vùng T-DNA của PHP17662 kích thước 7.390 bp có chứa ba tổ hợp
gen.
- Tổ hợp gen thứ nhất có chứa gen cry34Ab1 có nguồn gốc từ Bt được điều khiển
bởi promoter ubiZM1. Vùng promoter ubiZM1 này cũng bao gồm vùng khơng được
mã hóa 5’ (UTR) và vùng intron liên quan đến promoter ubiZM1 (Christensen et al.,
1992). Terminator của gen cry34Ab1 có trình tự terminator từ gene ức chế proteinase
(pinII) của Solanumtuberosum (An et al., 1989).
- Tổ hợp gen thứ hai có chứa gen cry35Ab1 cũng từ Bt (Hertig et al., 1991) có
promoter là TAperox có nguồn gốc từ Triticum aestivum và terminator là bản sao thứ
hai của terminator pinII.
- Biểu hiện đồng thời của các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1 mang lại sự bảo vệ
chống lại sự phá hại của các loài bọ cánh cứng.
- Tổ hợp gen thứ ba có chứa một phiên bản được sửa đổi của gen pat từ
Streptomyces viridochromogenes (Wohlleben et al., 1988) được điều khiển bởi các
vùng promoter và terminator 35S (CaMV) nguồn gốc từ vi rút khảm bông cải (Guilley
et al., 1982). Gen pat đã được tối ưu hóa biểu hiện của phosphinothricin
acetyltransferase (PAT) ở cây, đem lại khả năng kháng L-isomer của phosphinothricin
(L-PPT), thành phần hoạt tính ở thuốc diệt cỏ glufosinate-ammonium.



Plasmid PHP17662 được cấu tạo như sau:
- Trước tiên, các gen cry34Ab1 và cry35Ab1 mã hóa các protein Cry34Ab1 và
Cry35Ab1 có nguồn gốc từ Bt chủng PS149B1. Các trình tự mã hóa cry34Ab1 và
cry35Ab1 gốc được sửa đổi để biểu hiện tối ưu ở ngô. Các gen cry34Ab1 và
cry35Ab1 được tối ưu hóa ở ngơ cùng với gen pat được tối ưu hóa thực vật từ
Streptomyces viridochromogenes và các thành phần điều khiển cần thiết sau đó được
tập hợp và cấy vào một vector trung gian để tạo ra plasmid PHP17661.
- PHP17661 có chứa trình tự T-DNA biên phải được liên kết với promoter ubiZM1,
gen cry34Ab1, terminator pinII, promoter TAperox, gen cry35Ab1, bản sao thứ hai
của terminator pinII, promoter CaMV 35S, gen pat được tối ưu hóa biểu hiện ở thực
vật và terminator CaMV 35S được dung hợp với trình tự T-DNA biên trái;
Vector mạch chính bao gồm gen kháng spectinomycin (spc), một trình tự ADN
ori colE1có nguồn gốc vi khuẩn, các vị trí cos của thể thực khuẩn lambda, các gen
kháng tetracycline (tetA và tetR), một trình tự ADN oriT có nguồn gốc vi khuẩn,
operon ctl điều khiển nhân vi khuẩn, một trình tự ADN oriV có nguồn gốc vi khuẩn
và các gen mang độc tính (virB, virC1, virC2 và virG) từ Agrobacterium tumefaciens.
Plasmid PHP17661 chứa trong vi khuẩn Escherichia coli chủng HB101 tiếp hợp
với PHP10523 bao gồm gen kháng tetracycline pSB1 (Komari et al., 1996) chứa
trong vi khuẩn Agrobacterium chủng LBA4404 (Hoekema et al., 1983) bằng tái tổ
hợp tương đồng, tạo thành PHP17662 chứa trong vi khuẩn Agrobacterium chủng
LBA4404. Vùng T-DNA từ plasmid PHP17662 được gắn vào bộ gen ngơ trong q
trình chuyển nạp gen để tạo ra ngơ 59122.
2. Miêu tả tính tr ng m i
á đặ điểm của ngô chuyển gen 59122 khi so sánh
v i gi n đ i chứng không chuyển gen
- Ngô 59122 được tạo ra nhằm kháng lại các loài gây hại bộ cánh cứng bao gồm sâu
đục rễ ngơ có tên gọi là western corn rootworm (WCR, Diabrotica virgifera
virgifera). Tính bảo vệ này được tạo ra bằng cách cấy vào các gen cry34Ab1 và
cry35Ab1 phân lập từ vi khuẩn đất Bacillus thuringensis (Bt). Những gen này lần
lượt mã hóa các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1 và chúng cùng bao gồm một

protein tinh thể trừ sâu hoạt tính.
- Ngơ 59122 cũng có chứa gen pat được phân lập từ Streptomyces
viridochromogenes mà mã hóa protein PAT. Biểu hiện protein PAT ở ngơ 59122
là tính kháng thành phần hoạt tính diệt cỏ glufosinate-ammonium và có chức năng
như một yếu tố đánh dấu để chọn ngô được chuyển nạp gen trong phịng thí
nghiệm.
- Phân tích thành phần hạt ngơ sự kiện 59122 cho thấy có giá trị dinh dưỡng và
thành phần tương đương với hạt ngô nền truyền thống. Trong nghiên cứu thành


-

phần này, các thành phần chính của ngơ ngun hạt sự kiện 59122 được phân tích
và so với thành phần ngơ hạt từ các dịng ngơ khơng chuyển gen và có xét tới yếu
tố khác biệt tự nhiên về thành phần do tính khác biệt về di truyền cũng như các
yếu tố địa lý, mơi trường. Phân tích gần đúng của các mẫu hạt cho thấy hàm lượng
của các thành phần chính trong hạt ngơ sự kiện 59122 và hạt mẫu ngô giống nền
đối chứng không chuyển gen là tương đương và đều nằm trong khoảng giới hạn đã
được công bố trước đây đối với ngô hạt.
Các đặc điểm nông học của ngô sự kiện 59122 cũng đã được đánh giá và chứng
minh là tương đương hay không khác biệt với các đặc điểm nơng học của ngơ
truyền thống có nền di truyền tương đương ( Pauli et al., 2015a). Ngơ 59122 và
ngơ đối chứng có nền di truyền tương đương đã được trồng tại bảy điểm trồng ngô
thương phẩm ở Mỹ và Canada trong mùa vụ 2004 (Buffington, 2005). Các địa
điểm này nằm ở Illinois (hai địa điểm), Iowa (hai địa điểm, Indiana và Ontario,
Canada (hai địa điểm). Theo dõi các đặc điểm nông học (mật độ ban đầu, sức sống
cây con, thời gian phun râu, tung phấn, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, tỷ lệ
gãy đổ, số lượng cây thu hoạch, giá trị xanh, tỷ lệ bệnh, tỷ lệ hại do sâu, ẩm độ
hạt) trong suốt mùa vụ canh tác, dựa trên các so sánh giá trị trung bình của các chỉ
tiêu đánh giá, kết quả là tương đương giữa ngô sự kiện 59122 và ngô nền đối

chứng.

3. Thông tin về hiện tr ng cấp phép và s d ng sự kiện DAS-59122-7 trên thế
gi i
Hồ sơ các phân tích đánh giá tính an tồn của sự kiện DAS-59122-7 được nộp tới các
cơ quan có thẩm quyền của nhiều quốc gia trên thế giới, và cho tới hiện tại sự kiện
DAS-59122-7 được canh tác và/hoặc sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi tại
13 nước (Bảng 1). Các cấp phép đầu tiên của ngô 59122 bắt đầu vào năm 2005 và kể
từ đó các sản phẩm có chứa ngơ 59122 đã được tiêu thụ trên toàn cầu với lịch sử hơn
một thập kỷ sử dụng an toàn. Giấy phép đầu tiên cấp cho sự kiện DAS-59122-7 là vào
năm 2005, và từ đó đến nay sự kiện DAS-59122-7 đã và đang tiếp tục nhận được sự
ủng hộ tích cực sau hơn một thập kỷ sử dụng an toàn của sản phẩm


Bản 1: Danh sách các quốc gia cấp phép trồng và/hoặc sử dụng sự kiện 59122
Lo i hình cấp phép
Qu c gia
i

ư ng

Úc
Canada

Thực phẩm và/hoặc Thứ

n

2005 (Thực phẩm)
2005


Trung Quốc

2005
2006
2011 (Thực phẩm)

Côlômbia

2010 (Thức ăn Chăn nuôi)

EU (Liên minh
Châu Âu)

2007
2005 (Thực phẩm)

Nhật Bản

2006

2006 (Thức ăn Chăn nuôi)

Hàn Quốc

2005

Mexico

2005


Philippin

2006

Singapore

2010

Nam Phi

2011

Đài Loan

2005 (Thực phẩm)
2004 (Thực phẩm)

Mỹ

2005

2005 ức ăn Chăn nuôi)

nn

i


V.


ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔ SỰ KIỆN 59122 ĐỐI
VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI
1. So sánh sự khác biệt về thành phần in
DAS-59122-7

ưỡng giữa ngô sự kiện

đ i chứng truyền th ng không biến đổi gen:

Đánh giá và so sánh thành phần của ngô bị biến đổi gen so với thành phần của
ngô chưa bị biến đổi gen có lịch sử sử dụng an tồn làm thực phẩm và thức ăn chăn
nuôi là một phần quan trọng làm bằng chứng được sử dụng để đánh giá an toàn của
các sản phẩm thực phẩm bị biến đổi gen (Codex Alimentarius Commission, 2008;
OECD, 1993). So sánh thành phần được thực hiện giữa ngô 59122 và ngô đối
chứng chưa bị biến đổi gen để đánh giá liệu ngô 59122 có an tồn và dinh dưỡng
như các giống ngơ khác hay khơng và nó có thể được sử dụng thay thế cho ngơ đối
chứng mà khơng có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và vật nuôi hay
không(Pauli et al., 2015b). Dựa trên cơ chế tác động của tính trạng, nó được dự
đốn là các protein kháng sâu và côn trùng sẽ không làm thay đổi thành phần của
ngơ.
Ngơ đối chứng chưa biến đổi gen, có tính tương đồng về gen lớn hơn 94% so
với ngô 59122 được lựa chọn làm mẫu so sánh. Ngô 59122 và ngô đối chứng được
trồng tại bảy địa điểm cánh đồng (hai tại Canada và năm tại Mỹ). Ba mẫu hạt (tại
giai đoạn R6) và ba mẫu lá (tại giai đoạn R4) được thu gom tại từng địa điểm cánh
đồng (21 mẫu riêng biệt đối với hạt hoặc thân) từ ngô 59122 và ngô đối chứng. Các
mẫu được xử lý và các phân tích thành phần chính được đo trong hạt (nguyên tố,
axit béo, axit amin, khoáng chất, vitamin, chất trao đổi thứ cấp và chất kháng dinh
dưỡng) và trong thân (ngun tố và khống chất).
Các phân tích được chọn để đánh giá thành phần được hướng dẫn bằng các

khuyến cáo và thơng tin trong văn kiện nhất trí của OECD về các xem xét thành
phần đối với các giống ngô mới (OECD, 2002a). Phân tích hạt ngơ bao gồm bất kỳ
sản phẩm đã chế biến từ hạt được sử dụng làm thực phảm và thức ăn chăn ni;
phân tích thức ăn tươi của ngô bao gồm sử dụng thân lá cũng như xử lý trong ủ
xilô. Thông tin chi tiết liên quan đến vật liệu và các phương pháp được sử dụng để
phân tích thành phần dinh dưỡng được trình bày trong Phụ lục I.
Phân tích dữ liệu thống kê thành phần dinh dưỡng để đánh giá những khác biệt
về các giá trị trung bình đối của ngơ 59122 so với ngơ đối chứng. Phân tích thống
kê sử dụng mơ hình kết hợp tuyến tính đối với mỗi phân tích riêng biệt và đối chiếu
với các kết quả dương sai trên tất cả các phân tích bằng cách sử dụng phương pháp
tỷ lệ phát hiện sai (FDR) (Benjamini and Hochberg, 1995; Westfall et al., 1999).
Tổng cộng có 66 phân tích (10 phân tích từ thân lá cây và 56 phân tích từ hạt) được


sử dụng trong đánh giá thành phần dinh dưỡng. Tổng cộng 63 phân tích được thống
kê phân tích bằng mơ hình hỗn hợp tuyến tính. Khơng có thống kê phân tích nào
được thực hiện đối với vitamin B2, β-tocopherol và furfural ở hạt vì tất cả các giá
trị mẫu đều nằm dưới ngưỡng LLOQ.
Khơng có sự chênh lệch nào có ý nghĩa thống kê giữa ngô 59122 và ngô đối
chứng đối với 62 trong số 63 phân tích trên các địa điểm. Đối với nguyên tố P ở
thân lá, quan sát được chênh lệch có ý nghĩa thống kê tại các địa điểm giữa ngô
59122 và ngô đối chứng. Tất cả các giá trị mẫu P đối với thân lá ngơ 59122 đều
nằm trong khoảng biên độ, điều đó cho thấy rằng ngô 59122 nằm trong khoảng
biến thiên thông thường, và chênh lệch thống kê khơng có nghĩa liên quan sinh học.
Nhìn chung, các kết quả đánh giá thành phần đã chứng minh rằng thành phần
dinh dưỡng của hạt và lá ngô 59122 tương đương với của ngô chưa bị biến đổi gen
và ngơ 59122 cũng an tồn và có giá trị dinh dưỡng như ngô chưa bị biến đổi gen
để sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn ni (Pauli et al., 2015b).
2. Đán




ả chuyển hóa các thành phần in

ưỡn

đặc biệt là các chất

m i là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nế được s d ng làm thực
phẩ

TĂC

Đánh giá tương đương về thành phần của một sản phẩm biến đổi gen so với
của một sản phẩm không biến đổi gen, cùng với lịch sử sử dụng an toàn làm thực
phẩm và TĂCN là một phần rất quan trọng bằng chứng được sử dụng để khẳng
định tính an toàn của các sản phẩm cây trồng chuyển gen (Codex Alimentarius
Commission, 2008; OECD, 1993). Các so sánh thành phần được tiến hành và mô tả
chi tiết tại mục V.1. (Pauli et al., 2015b) giữa ngô sự kiện DAS-59122-7 và ngô
nền đối chứng cho kết quả ngô sự kiện DAS-59122-7 có tính an tồn và có dinh
dưỡng tương đương với các giống ngơ truyền thống, hồn tồn có thể được sử dụng
cho các mục đích thay thế mà khơng có nhiều hơn bất kỳ nguy cơ ảnh hưởng tiêu
cực nào đối với sức khỏe con người, vật nuôi. Trên cơ sở các hiểu biết về cơ chế
hoạt động của gen đích trong mỗi sự kiện, có thể dự đốn các protein có đặc tính
kháng cơn trùng và kháng thuốc diệt cỏ sẽ không làm thay đổi thành phần của ngô.
3. Đán iá ả n n độc tính củ p o ein C y34Ab1 C y35Ab1
PAT đã
được cấy vào nếu s d ng làm thực phẩ TĂC
Độc tính tiềm tàng của các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT được đánh
giá bằng cách sử dụng hàng loạt các nghiên cứu bao gồm bằng cách sử dụng các

phân tích độc tính cấp tính đườn miệng, phân tích in silico, cũng như phân tích tính
bền nhiệt


Các kết quả của những nghiên cứu này chứng minh rằng các protein khơng phải là
các độc tố.
Tính tương đương của các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT có nguồn gốc
từ ngơ 59122 và các hệ thống vi sinh vật
Để có đủ lượng các protein tinh khiết cho các nghiên cứu cần thiết để đánh giá
tính an tồn của chúng, các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1 được tạo ra trong
Pseudomonas fluorescens và protein PAT được tạo ra trong Escherichia coli. Sự
tương đương về các đặc điểm sinh hóa và hoạt tính sinh học giữa các protein
Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT có nguồn gốc từ vi khuẩn và các protein Cry34Ab1,
Cry35Ab1 và PAT được biểu hiện ở ngô 59122 được mô tả bằng cách sử dụng
phương pháp điện di gel natri dodecyl sulfate polyacrylamide (SDS-PAGE) và các
kỹ thuật phân tích western blot.
Các kết quả của SDS-PAGE và phân tích western blot của protein Cry34Ab1
được biểu hiện ở mô lá ngô 59122 và Pseudomonas fluorescens. Như dự đốn,
protein Cry34Ab1 được phát hiện là một nhóm đơn xấp xỉ 14 kDa và tương đồng
với nhóm protein Cry34A1 đơn xấp xỉ 14kDa từ vi sinh vật (Schafer et al., 2003;
Figure 4b.2). Khơng có protein miễn dịch được phát hiện trong các mô đối chứng
âm.
Protein Cry35Ab1 phát hiện được bằng SDS-PAGE và phân tích western blot ở
lá ngơ 59122 tồn tại ở cả hai nhóm, một nhóm 44-kDa và một nhóm xấp xỉ 40 kDa,
gọi chung là “doublet”. Nghiên cứu của Gao et al. (2000) đã chỉ ra rằng protein
Cry35Ab1 ban đầu được biểu hiện là một protein đầy đủ chiều dài 44 kDa và
protein sau đó được tách tạo thành đoạn bị cắt ngắn 40 kDa. Như đã biết, các nội
độc tố Bt nhạy cảm với protease tách ra, q trình này có thể tạo ra các dạng bị cắt
ngắn của protein (Schnepf et al., 1998). Phân tích trình tự axit amin đầu N của
protein Cry35Ab1 ngun và được cắt ngắn đã được loại bỏ khỏi mô ngơ chỉ ra

rằng cả hai đều có trình tự đầu N tương tự, điều đó cho thấy rằng q trình cắt ngắn
đã xảy ra tại đầu C (Gao et al., 2000). Do vậy, doublet tạo ra từ việc cắt đầu C
bằng protease của ngơ biểu hiện protein Cry35Ab1.
Phân tích protein vi khuẩn PAT bằng SDS-PAGE đã chứng minh rằng protein
này có trong mẫu, tạo ra một nhóm với khối lượng phân tử mong đợi là xấp xỉ 21
kDA (Hình 4b.4; Schafer và Collins, 2003; Korjagin 2000; (OECD, 1999a). Ngoài
ra, protein PAT có nguồn gốc từ vi khuẩn và tất cả năm chiết xuất lá của mô lá ngô
59122 đều chỉ ra dấu hiệu dương tính bằng phân tích westn blot. Dấu hiệu phản
ứng miễn dịch của mỗi chiết xuất cây là tương tự nhau. Ngồi ra, khơng quan sát
thấy protein miễn dịch nào trong các mẫu đối chứng và không quan sát thấy protein
kích cỡ tương tự.


Đánh giá độc tính cấp đường miệng của các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và
PAT
Các nghiên cứu độc tính cấp đường miệng được thực hiện với các protein
Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT ở chuột.
Protein Cry34Ab1 được đánh giá về độc tính cấp đường miệng và liều lượng
được thử nghiệm là 5.000 mg Cry34Ab1/mỗi kg thể trọng (giá trị quy đổi ra protein
tinh 54% tinh khiết; (54% pure; Brooks and DeWildt, 2000a) liều lượng sử dụng sẽ
là 2.700 mg protein Cry34Ab1 mỗi kg thể trọng. Trong thời gian quan sát 2 tuần,
ghi chép tỷ lệ tử vong và/hoặc lâm sàng hoặc hành vi của bệnh học cũng như thể
trọng cơ thể được thực hiện trong suốt thời gian nghiên cứu. Các kết quả cho thấy
không ghi nhận trường hợp tử vong nào trong quá trình nghiên cứu. Ngồi ra, cũng
khơng quan sát thấy có biểu hiện lâm sàng tiêu cực nào trong nghiên cứu và không
ghi nhận bằng chứng bất lợi lưu ý nào từ giải phẫu. Vơi liều lượng tương đối cao
được thử nghiệm trong nghiên cứu này hồn tồn khơng gây nên bất kỳ vấn đề nào
về độc tính và do đó khơng thể xác định được LD50 cấp tính đối với protein
Cry34Ab1 ở chuột ngồi việc ước tính được giá trị cao hơn 2.700 mg Cry34Ab1/
mỗi kg thể trọng (Brooks and DeWildt, 2000a).

Protein Cry35Ab1 được đánh giá về độc tính cấp đường miệng và liều lượng
được thử nghiệm là 5.000 mg /mỗi kg thể trọng (Brooks and DeWildt, 2000b), liều
lượng sử dụng là 1.850 mg protein Cry35Ab1/mỗi kg thể trọng. Trong thời gian
quan sát 2 tuần, ghi chép tỷ lệ tử vong và/hoặc lâm sàng hoặc hành vi của bệnh học
cũng như thể trọng cơ thể được thực hiện trong suốt thời gian nghiên cứu. Các kết
quả cho thấy không ghi nhận trường hợp tử vong nào trong quá trình nghiên cứu.
Ngồi ra, cũng khơng quan sát thấy có biểu hiện lâm sàng tiêu cực nào trong
nghiên cứu và không ghi nhận bằng chứng bất lợi lưu ý nào từ giải phẫu. Vơi liều
lượng tương đối cao được thử nghiệm trong nghiên cứu này hồn tồn khơng gây
nên bất kỳ vấn đề nào về độc tính và do đó khơng thể xác định được LD50 cấp tính
đối với protein Cry34Ab1 ở chuột ngồi việc ước tính được giá trị cao hơn 1.850
mg Cry35Ab/ mỗi kg thể trọng.
Hỗn hợp protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1 được đánh giá về độc tính cấp đường
miệng ở chuột và liều lượng được thử nghiệm là 5.000 mg /mỗi kg thể trọng (giá trị
quy đổi ra protein tinh 54% tinh khiết đối với protein Cry34Ab1 và 37% tinh khiết
đối với protein Cry35Ab1; (Brooks and DeWildt, 2000c), hỗn hợp này gồm 482
mg protein Cry34Ab1/ mỗi kg thể trọng và 1.520 mg protein Cry35Ab1/ mỗi kg
thể trọng. Trong thời gian quan sát 2 tuần, ghi chép tỷ lệ tử vong và/hoặc lâm sàng
hoặc hành vi của bệnh học cũng như thể trọng cơ thể được thực hiện trong suốt thời


gian nghiên cứu. Các kết quả cho thấy không ghi nhận trường hợp tử vong nào
trong quá trình nghiên cứu. Ngồi ra, cũng khơng quan sát thấy có biểu hiện lâm
sàng tiêu cực nào trong nghiên cứu và không ghi nhận bằng chứng bất lợi lưu ý nào
từ giải phẫu. Với liều lượng tương đối cao được thử nghiệm trong nghiên cứu này
hồn tồn khơng gây nên bất kỳ vấn đề nào về độc tính. Do đó, khơng thể xác định
LD50 cấp tính đường miệng đối với hỗn hợp các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1 ở
chuột và chỉ ước tính được cao hơn 2.000 mg/kg thể trọng của một hỗn hợp đẳng
phân tử của các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1(Brooks and DeWildt, 2000c).
Protein PAT được đánh giá về độc tính cấp đường miệng và liều lượng được

thử nghiệm là 6.000 mg/ mỗi kg thể trọng (giá trị quy đổi ra protein tinh là 84%
tinh khiết; (Brooks, 2000), liều lượng là 5.000 mg protein PAT/ mỗi kg thể trọng.
Trong thời gian quan sát 2 tuần, ghi chép tỷ lệ tử vong và/hoặc lâm sàng hoặc hành
vi của bệnh học cũng như thể trọng cơ thể được thực hiện trong suốt thời gian
nghiên cứu. Các kết quả cho thấy không ghi nhận trường hợp tử vong nào trong
q trình nghiên cứu. Ngồi ra, cũng khơng quan sát thấy có biểu hiện lâm sàng
tiêu cực nào trong nghiên cứu và không ghi nhận bằng chứng bất lợi lưu ý nào từ
giải phẫu. Vơi liều lượng tương đối cao được thử nghiệm trong nghiên cứu này
hoàn tồn khơng gây nên bất kỳ vấn đề nào về độc tính.. Do đó, khơng thể xác định
được LD50 cấp tính đường miệng đối với protein PAT ở chuột và chỉ ước tính
được hàm lượng cao hơn 5.000 mg PAT/ mỗi trọng lượng cơ thể.
Tóm lại, các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT khơng có độc tính cấp ở
chuột (Hérouet et al., 2005; Juberg et al., 2009; US-EPA, 2010). Thông tin chi tiết
liên quan đến vật liệu và các phương pháp được sử dụng để phân tích độc tính cấp
đường miệng được trình bày trong Ph l c D.
Đánh giá độc tính in silico (tin sinh học) của các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1
và PAT ở ngô 59122
So sánh và sàng lọc với các protein tiềm ẩn độc tính cũng là một tiêu chí quan
trọng được sử dụng trong tìm kiếm bằng chứng chứng minh tính an tồn của các
protein đích trong các sản phẩm cây trồng chuyển gen (Codex Alimentarius
Commission, 2003) . Độc tính tiềm tàng của các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và
PAT được thực hiện bằng cách so sánh các trình tự chuỗi của các protein này với
các chuỗi đã biết trong các cơ sở dữ liệu. Ngân hàng dữ liệu về protein chính được
sử dụng thuộc Viện Thơng Tin Cơng Nghệ Sinh Học Quốc Gia (National Institute
for Biotechnology Information, NCBI) (cập nhật tới ngày 2 tháng 1, 2014)
( Đối với mỗi protein (Cry34Ab1, Cry35Ab1


và PAT), được tiến hành tìm kiếm so sánh bằng sử dụng cơng cụ phần mềm tìm
kiếm so sánh chuỗi BLASTP (phiên bản 2.2.25) để đưa ra kết quả là số lượng các

chuỗi và mức độ tương đồng giữa protein đích và các protein trong cơ sở dữ
liệu. Chương trình BLASTP được sử dụng với thiết lập ban đầu là các tham số mặc
định, ngoại trừ việc đặt ngưỡng giá trị E là 1.0, thể hiện tính thận trọng cao trong
phép tìm kiếm so sánh (Pearson, 2000). Các kết quả là các chuỗi có trình tự tương
đồng sẽ được kiểm tra thủ công để kiểm chứng lại mối nguy cơ gây độc nếu có
(Baxevanis, 2005; Pearson and Lipman, 1988).
Kết quả tìm kiếm so sánh cho thấy khơng phát hiện có sự tương đồng đáng kể
nào về trình tự các chuỗi protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT với các protein gây
độc đã xác định hay các trình tự đoạn độc tiềm ẩn (ngoại trừ những các kết quả
tương đồng giữa trình tự chuỗi protein Cry1F đích với các trình tự protein Cry như
dự kiến), chứng tỏ khơng có nguy cơ rõ ràng nào về tính độc của các protein
Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT này (Chang and Mirksy, 2014; Mirsky, 2014).
Phân tích tính bền nhiệt của các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT
Sự ngừng hoạt động của các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1 dưới tác động
nhiệt đã được kiểm chứng bằng sự mất đi hoạt tính sinh học, chẳng hạn độc tính
với sâu đục rễ southern corn rootworm (Diabrotica undecimpunctata howardi) sau
khi phơi nhiễm với xử lý nhiệt. Trong một nghiên cứu (Herman, 2000) các công
thức ngậm nước của Bt protein tinh thể trừ sâu (ICP) Cry34/35Ab1 được ủ ở nhiệt
độ 60, 75, hoặc 90oC trong 30 phút. Sau khi ủ, southern corn rootworm non dạng
ấu trùng được phơi nhiễm với các chất nền ăn thô nhân tạo đã được xử lý với các
mẫu được ủ ICP. Sự tử vong và trọng lượng côn trùng được đo sau 6 ngày và sự ức
chế sinh trưởng được tính dựa trên so sánh với các đối chứng âm. Các kết quả chỉ
ra rằng ICP bị mất hoạt tính sau khi phơi nhiễm với các nhiệt độ. Nghiên cứu thứ
hai (Herman, 2002) được thực hiện để kiểm chứng sự không ổn định nhiệt của từng
protein thành phần (Cry34Ab1 và Cry35Ab1) bằng cách tăng cường các mẫu được
gia nhiệt của ICP với các mẫu không được gia nhiệt của từng protein thành phần.
Điều này cho phép xác định sự không ổn định nhiệt của protein bổ sung vì cả hai
protein đều cần thiết để có đặc hiệu tối đa với các sâu đục rễ ngô (Herman and
Hunst, 2002). Dựa trên sự tổn thất đáng kể về hoạt tính của ICP khi có và khơng
có Cry35Ab1 khơng được gia nhiệt tại các nhiệt độ 60, 75 và 90 oC, Cry35Ab1 và

ICP đã chứng minh sự không ổn định nhiệt đáng kể. Protein Cry34Ab1 cũng cho
thấy sự không ổn định nhiệt tương tự trong nghiên cứu này; tuy nhiên, một số chất
dư Cry34Ab1 âm được nhận thấy ở 60 và 75 oC. Hoạt tính này khơng thể phân biệt


với các tác động nền sau khi phơi nhiễm với 90 oC, điều đó cũng chỉ ra có sự khơng
ổn định nhiệt đáng kể đối với protein Cry34Ab1.
Protein PAT được thử nghiệm về tính ổn định lần lượt ở nhiệt độ 60, 75 và 90
°C trong các khoảng thời gian 10, 30 và 60 phút (Hérouet et al., 2005). Các protein
tạo thành được phân tích bằng SDS-PAGE. Protein PAT vẫn có thể phát hiện được
bằng SDS-PAGE, chẳng hạn, khơng có sự suy giảm protein tại tất cả các nhiệt độ
và thời điểm thử nghiệm. Những kết quả này đã được chứng minh bằng các kết
quả mà Wehrmann et al. (1996) thu được cho thấy rằng protein PAT hồn tồn
khơng cịn hoạt tính do tác động nhiệt sau 10 phút ở 50 °C hoặc nhiệt độ cao hơn
bất chấp thực tế là protein không bị suy giảm.
Các kết quả từ các đánh giá tính khơng ổn định nhiệt chứng minh rằng các
protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT không ổn định ở nhiệt độ cao và các protein
Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT sẽ bị mất hoạt tính do nhiều quy trình liên quan đến
chế biến thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi (Herman, 2000; Herman, 2002;
Hérouet et al., 2005).
4. Đán iá ả n n ây ứng của các chất m i là sản phẩm biểu hiện của
gen chuyển nế được s d ng làm thực phẩm, thứ n
nn i
Khả năng gây dị ứng của các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT được đánh
giá bằng cách sử dụng hàng loạt các nghiên cứu bao gồm phân tích in silico (tin
sinh học), tính dễ bị tiêu hóa, phân tích glycosyl hóa. Các kết quả của những
nghiên cứu này chứng minh rằng các protein không phải là các chất gây dị ứng.
Đánh giá in silico khả năng gây dị ứng của các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1
và PAT ở ngô 59122
So sánh và sàng lọc với các protein tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cũng là một

trong những cách thức quan trọng được sử dụng trong tìm kiếm bằng chứng chứng
minh tính an tồn của các protein đích trong các sản phẩm cây trồng chuyển gen
(Codex Alimentarius Commission, 2003). Đánh giá nguy cơ gây dị ứng của các
protein Cry1F và PAT được thực hiện bằng cách so sánh các trình tự chuỗi của các
protein này với các chuỗi là tác nhân gây dị ứng đã biết hoặc với chuỗi tiềm ẩn
nguy cơ gây dị ứng trong các cơ sở dữ liệu (Chang and Mirksy, 2014; Krauss,
2014b; Krauss, 2014a).
Đối với mỗi protein (Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT), các bước tìm kiếm so
sánh được tiến hành theo các hướng dẫn về đánh giá khả năng gây dị ứng hiện


hành (Codex Alimentarius Commission, 2003; FAO/WHO, 2001) bao gồm (1)
Mức tương đồng trong trình tự chuỗi của protein đích với các trình tự chuỗi tác
nhân gây dị ứng tối thiểu phải là 35% và chiều dài chuỗi tìm được phải bằng hoặc
lớn hơn 80 a.a; và (2) có sự giống nhau hồn tồn của ít nhất 8 axit amin liên tục
trong trình tự của cả chuỗi protein đích và chuỗi tác nhân gây dị ứng. Sử dụng
chương trình tìm kiếm so sánh FASTA v35.4.4 với thiết lập là các tham số mặc
định. Phép tìm kiếm kết quả khớp chính xác của trình tự 8 axít amin được tiến bằng
cách sử dụng phần mềm do công ty DuPont Pioneer phát triển, cho phép tìm ra tất
các các đoạn chứa 8 axít amin hồn tồn giống nhau trên cả protein đích và của tác
nhân gây dị ứng và cho phép so sánh trình tự của từng chuỗi protein đích với tồn
bộ các chuỗi tác nhân gây dị ứng có trong cơ sở dữ liệu.
Kết quả so sánh trình tự của từng chuỗi protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT
với trình tự chất gây dị ứng AllergenOnline v14 khơng cho thấy có các liên kết
vượt q ngưỡng và cũng khơng tìm thấy đoạn polypeptide nào chứa đầy đủ trình
tự 8 a.a trùng hợp với trình tự chuỗi protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 hay PAT. Do
vậy, có thể kết luận các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT là sản phẩm biểu
hiện của gen đích khơng có khả năng hay không phải là nguy cơ gây dị ứng khi
được sử dụng làm thực phẩm, TĂCN (Chang and Mirksy, 2014; Krauss, 2014b;
Krauss, 2014a).

Sự phân giải của protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT trong phản ứng mơ
phỏng dịch dạ dày
Khả năng tiêu hóa của các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1 được nghiên cứu
thông qua các thí nghiệm phản ứng mơ phỏng dịch dạ dày (SGF) (Herman et al.,
2003)
Protein Cry34Ab1 được đánh giá bằng cách cho ủ nhiệt với dịch dạ dày mô
phỏng SGF trong những khoảng thời gian nhất định và sau đó được phân tích bằng
SDS-PAGE (Brussock và Currier, 1990) và phân tích lai Western blot. Lý thuyết
enzim cổ điển phát biểu rằng khi enzim (chẳng hạn: pepsin) tồn tại ở nồng độ cao
hơn đáng kể so với chất nền (chẳng hạn: protein Cry34Ab1), sự thoái biến được dự
đoán được thể hiện ở mơ hình bậc 1 và do vậy có thể ước tính thời điểm phân hủy
như các giá trị DT90 (thời gian cho đến khi tiêu hóa 90%) (Rawn, 1989). Như dự
đốn, dữ liệu thực nghiệm thu được từ các thí nghiệm SGF, Cry34Ab1 có khả năng
tái sinh sản cao . Không quan sát thấy đoạn nào được cắt bởi Cry34Ab1 trong SGF
và thu được giá trị DT90 nhỏ hơn 7 phút đối với protein Cry34Ab1 trong SGF.
Phân tích Glycosyl hóa


Các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1
Glycosyl hóa các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1 biểu hiện ở ngô 59122
được xác định bằng cách sử dụng các phương pháp nhuộm glycoprotein (Schafer,
et al., 2003). Các mẫu protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1 có nguồn gốc từ ngô
59122, đối chứng dương (horseradish peroxidase) và đối chứng âm (chất ức chế
trypsin đậu nành) được phân tách bằng SDS-PAGE. Gel sau đó được nhuộm bằng
Bộ GelCode Glycoprotein để phát hiện các glycoprotein. Như đã minh họa ở
Hình 4d.6, kết quả phân tích glycosyl hóa khơng phát hiện dấu hiệu nào chứng tỏ
các protein Cry34Ab1 hoặc Cry35Ab1 có nguồn gốc từ ngơ 59122 khơng bị
glycosyl hố . Những kết quả này khớp với các kết quả từ một nghiên cứu (Gao et
al, 2000) khi khơng phát hiện glycosyl hóa ở các protein Cry34Ab1 và Cry35Ab1
có nguồn gốc từ ngơ 59122 và Pseudomonas fluorescens.

Protein PAT
Glycosyl hóa protein PAT biểu hiện ở ngô 59122 được xác định bằng cách sử
dụng Bộ Glyco-Profile III (Hérouet et al., 2005). Các protein PAT có nguồn gốc từ
Escherichia coli và các thực vật cũng như các đối chứng dương và âm được phân
tách bằng SDS-PAGE. Gel sau đó được nhuộm bằng Bộ Glyco-Profile III để quan
sát các glycoprotein. Chỉ các protein tiêu chuẩn được glycosyl hóa (α´1-acidic
glycoprotein và avidin) cho dấu hiệu rõ ràng với chất nhuộm màu glycoprotein.
Khơng phát hiện glycosyl hóa đối với các protein PAT.
Các kết quả từ các thí nghiệm nhuộm glycoprotein đã chứng minh các protein
Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT không bị glycosyl hóa (Hérouet et al., 2005; Schafer
et al., 2003).

5 Đán iá ả n n
á á động bất lợi

ìn
n á ợp chất m i, khả n n ây bệnh hoặc
á đến sức khoẻ on n ư i và vật nuôi

Qua các phân tích đánh giá, phân tích thành phần chứng minh hạt ngơ sự kiện
59122 giầu dinh dưỡng và có thành phần và hàm lượng chất tương đương với ngô hạt
(giống nền) truyền thống khơng chuyển gen; Khơng có căn cứ hay bằng chứng nào
thể hiện có bất kỳ chất mới nào là sản phẩm của sự kết hợp giữa gen cry34Ab1,
cry35Ab1 và pat trong ngô sự kiện 59122. Kết quả từ các nghiên cứu độc tính cấp
trên chuột sử dụng thức ăn trộn protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT chứng minh
các protein này khơng có nguy cơ gây độc đối với người hay các lồi động vật có
mạch chính (Brooks, 2000; Kuhn, 1998; Shanahan, 1999); Khơng có sự tương đồng


hay trùng lặp trong trình tự chuỗi axít amin của protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT

khi so với các chất gây độc, hay chất gây dị ứng từng được biết tới. Do vậy, có thể kết
luận các protein Cry34Ab1, Cry35Ab1 và PAT, là sản phẩm biểu hiện của gen
cry34Ab1, cry35Ab1 và pat được chuyển nạp vào trong ngô sự kiện 59122, khơng có
khả năng hay khơng phải là nguy cơ gây bệnh hay tác động bất lợi nào khác, nếu có,
đối với sức khỏe con người, vật nuôi khi được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn
nuôi
VI.

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO TIỀM ẨN CỦA THỰC
VẬT BIẾ ĐỔI GE ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CO
GƯỜI, VẬT NI
Phân tích các đặc điểm của ngô 59122 đã chỉ ra rằng rủi ro của tác động tiêu
cực tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và vật nuôi từ việc sử dụng ngô 59122 làm
thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là thấp và khơng cần phải có các chiến lược cụ thể
đối với quản lý rủi ro. Khuyến cáo quản lý ngô 59122 sẽ không khác với ngô
truyền thống, chưa biến đổi gen sau khi được phê duyệt sử dụng làm thương
phẩm.
Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam cam kết tuân thủ đầy đủ các quy
định tại Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT cũng như các quy định hiện hành khác về an toàn sinh học đối
với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen,
các quy định về sản xuất, kinh doanh sản phẩm tại Việt Nam.
Công ty cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu về xây dựng kế hoạch quản lý
ngay khi nhận được yêu cầu từ các cơ quan quản lý của Việt Nam đối với tất cả
các các sản phẩm chuyển gen kiểm sốt cơn trùng của cơng ty, bao gồm sự kiện
59122, trong sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Cụ thể:
- Định kỳ hàng năm báo cáo cập nhật thông tin về cấp phép mới, ra hạn hay thu
hồi cấp phép sử dụng sự kiện 59122 ở các quốc gia trên thế giới, gửi về Bộ Nông
nghiệp và PTNT.
- Báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT cập nhật thông tin khoa học, kỹ thuật mới

liên quan tới rủi ro hay tính khơng an tồn, nếu có, trong sử dụng sự kiện 59122
làm thực phẩm, TĂCN.
- Tuân thủ và thực thi đầy đủ các yêu cầu của pháp luật và các quy định hiện
hành của Việt Nam về an toàn sinh học, quản lý rủi ro đối với sinh vật biến đổi
gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.


- Báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT khi phát sinh vấn đề liên quan đến an toàn
sức khỏe người, vật ni trong sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ ngô sự kiện
59122 và cùng phối hợp xử lý
VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:
Ngô 59122 được phát triển bằng cách sử dụng quá trình chuyển nạp gen gián
tiếp bởi Agrobacterium, tạo ra một sản phẩm chống lại một số loài sâu hại bọ cánh
cứng và kháng glufosinate. Các sinh vật cho gen cung cấp các gen đã được sử
dụng để tạo ra ngơ 59122 có lịch sử sử dụng an toàn làm thực phẩm và thức ăn
chăn ni. Ngơ truyền thống và ngơ 59122 có lịch sử sử dụng an tồn và ngơ
59122 đã được các cơ quan quản lý chính phủ cấp phép tại 13 nước khác nhau.
2. Đề ngh :
Trên cơ sở các số liệu, phân tích và kết luận tại hồ sơ này, cơng ty TNHH
Pioneer Hi-Bred Việt Nam kính đề nghị Bộ Nơng nghiệp và PTNT thẩm định, phê
duyệt và cấp “Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực
phẩm, thức ăn chăn nuôi” đối với sự kiện DAS-59122-7.

Tổ chứ đ n

Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2015
: C n y T HH Pionee Hi-Bred Vietnam




×