Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI. TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT HÌNH SỰ. Đề bài: BÀI TẬP SỐ 04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------

TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1
Đề bài: BÀI TẬP SỐ 04
Họ và tên: LẠI THẢO MY

HÀ NỘI - 2019


MỤC LỤC
Trang bìa

Số trang

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 2
Câu 1: Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại
tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS. ....................................................... 2
Câu 2: Phân tích, xác định, dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện
tội phạm trong tình huống nêu trên. ............................................................................. 3
Câu 3:Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu trong tình huống nêu
trên. ................................................................................................................................ 10
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 12
DANH MỤC THAM KHẢO........................................................................................... 13



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLDS

Bộ luật Dân sự

CTTP

Cấu thành tội phạm

QHNQ

Quan hệ nhân quả

TNHS

Trách nhiệm hình sự


MỞ ĐẦU
Hiện nay, tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ở nước ta đang ngày càng gia tăng
và nghiêm trọng. “Hành vi phạm tội của nhóm đối tượng này khơng cịn đơn giản do
bồng bột thiếu suy nghĩ mà đã có sự tính tốn, chuẩn bị kỹ càng thậm chí hình thành
nhóm tội phạm có tính chất chun nghiệp”1.
Chính vì vậy, em xin chọn đề bài tập số 04 để làm rõ vấn đề tội phạm ở người dưới 18
tuổi cụ thể với tội cướp tài sản thông qua tình huống sau:

“Để có tiền chơi game, A, B, C (đều 15 tuổi) bàn nhau mang dao, gậy gộc đi cướp tài
sản. Vào buổi tối, thấy đơi tình nhân đang ngồi tâm sự trên đường vắng, A dùng dao đe
dọa và yêu cầu người thanh niên đưa ví tiền. Người thanh niên phản ứng, thì bị B vung
gậy, đánh mạnh vào đầu (gây thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân 15%). Dù
bị đánh nhưng người thanh niên vẫn chống trả quyết liệt. Cùng lúc đó có chiếc ô tô chiếu
đèn sáng đi đến, chưa lấy được tài sản nhưng cả ba tên phải bỏ chạy. Ba tên A, B, C sau
đó bị bắt và bị xét xử theo khoản 2 Điều 168 BLHS.
Câu hỏi:
1. Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại tội nào
theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS.
2. Phân tích, xác định, dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện tội
phạm trong tình huống nêu trên.
3. Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu trong tình huống nêu trên.
4. Giả sử khi thực hiện hành vi nêu trên B mới 13 tuổi thì B có phải chịu TNHS cùng
với A, C không? Tại sao?”

1

Nguyễn Minh Đức (2014), Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự và giải pháp phịng
ngừa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr5.

1


NỘI DUNG
Trước khi đi vào giải quyết tình huống trên, chúng ta cần hiểu rõ hơn về tội cướp tài
sản. “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”1. Pháp luật quy định những
biện pháp khác nhau để bảo vệ tài sản của chủ sở hữu. Do đó, hành vi cướp tài sản là
hành vi vi phạm pháp luật. Đó là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng thể tự vệ được

nhằm chiếm đoạt tài sản; được quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết tại Điều 168 BLHS.
Trong tình huống này, A, B, C bị xử lý theo khoản 2 Điều 168 BLHS là hồn tồn có căn
cứ và chính xác.
Câu 1: Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại
tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS.
Theo khoản 1 Điều 9 BLHS thì dựa vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội được quy định trong BLHS, tội phạm được phân thành 04 loại: tội
phạm ít nghiêm; tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Tội cướp tài sản mà A, B, C thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc loại
tội phạm rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS. Bởi:
Thứ nhất, mức cao nhất của khung hình phạt mà A, B, C bị xét xử theo khoản 2 Điều
168 BLHS là 15 năm tù. Do đó theo điểm c khoản 1 Điều 9: “Tội phạm rất nghiêm trọng
là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm
tù” thì tội cướp tài sản của A, B, C là loại tội rất nghiêm trọng.
Thứ hai, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trên rất lớn. Hành vi
phạm tội của A, B, C có nhiều tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 168
như: phạm tội có tổ chức, gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể là
15%; sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm. Tuy chưa lấy được tài sản nhưng hành vi
này được xem là rất nghiêm trọng bởi cả ba đối tượng đều là người dưới 18 tuổi – người
chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm hồn. Cả ba “cố ý cùng tham gia phạm tội cướp tài
1

Khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015

2


sản, có sự thống nhất với nhau về ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau trong quá trình
phạm tội”1 như: cùng nhau bàn bạc, chuẩn bị phương tiện, công cụ gây án từ trước, lợi

dụng thời gian buổi tối, đường vắng ra tay với nạn nhân. Việc phạm tội của các đối tượng
như vậy đã tác động rất lớn tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt hành vi đó gióng
lên hồi chng cảnh báo về đạo đức, về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc để tình trạng người phạm tội dưới 18 tuổi ngày càng gia tăng.
Câu 2: Phân tích, xác định, dấu hiệu thuộc mặt khách quan và giai đoạn thực hiện
tội phạm trong tình huống nêu trên.
2.1. Dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong tình huống nêu trên
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngồi của tội phạm. Đó là
“những biểu hiện diễn ra bên ngồi mà con người có thể nhận biết trực tiếp được, bao
gồm: hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu gắn liền với hành vi như: công cụ,
phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội” 2. Cần
phải xác định mặt khách quan trong tình huống vì: “Khơng có những biểu hiện ra bên
ngồi thì khơng có những yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng khơng có tội phạm” 3.
a. Hành vi khách quan
Trong các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện
cơ bản nhất; là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới
những hình thức nhất định. Ở đây, ta nhận thấy hành vi khách quan trong tình huống trên
chính là hành vi xâm hại quan hệ nhân thân (đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và dùng
vũ lực của các đối tượng) và hành vi xâm hại quan hệ sở hữu (chiếm đoạt).
Thứ nhất, về hành vi xâm hại quan hệ nhân thân, ta xét hành vi đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc và dùng vũ lực. Trước hết, hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là
1

/>Lê Phương Thùy (2011), Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm, Luận văn thạc sĩ,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 3.
3
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà
Nội, tr 83.
2


3


hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe doạ người bị hại nếu khơng đưa tài sản thì
vũ lực sẽ được thực hiện ngay. Việc xác định thế nào là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
là dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản, nếu đe doạ
dùng vũ lực nhưng khơng ngay tức khắc thì đó là là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.
Trong tình huống này, A đã dùng dao đe dọa và yêu cầu người thanh niên đưa ví tiền nếu
khơng sẽ bị đâm ngay lập tức. Đó là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Vì hành
vi này được thực hiện ngay lập tức không chần chừ, khi nhận thấy thời gian, khơng gian,
người bị hại hồn tồn có lợi cho việc phạm tội. Đó là đơi tình nhân đang ngồi tâm sự
trên đường vắng. Khả năng xảy ra việc A dùng vũ vũ lực với người bị hại là tất yếu,
khơng phụ thuộc vào lời nói hoặc hành động của A mà nó tiềm ẩn ngay trong hành vi.
Nếu người thanh niên không giao tài sản hoặc không để cho A lấy tài sản thì vũ lực sẽ
được thực hiện. Còn hành vi dùng vũ lực là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, tác
động vào cơ thể của nạn nhân hay là hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài
sản. Ở tình huống trên, sau khi người thanh niên phản ứng, không chịu giao tài sản thì đã
bị B vung gậy, đánh mạnh vào đầu (gây thương tích, tỷ lệ tổn thương cơ thể cho nạn nhân
15%). B đã có hành vi dùng vũ lực vì đã làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến
sức khoẻ (tỷ lệ tổn thương cơ thể 15%). Đối với vụ cướp này, có nhiều người cùng tham
gia (A, B, C), (yếu tố đồng phạm), mặc dù chỉ có mình B dùng vũ lực, cịn C khơng dùng
vũ lực, A chỉ đe doạ dùng vũ lực, nhưng tất cả những người cùng tham gia đều bị coi là
dùng vũ lực. Bởi mỗi người tham gia đều có hành vi tham gia vào việc thực hiện tội
phạm. Nó có thể là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện tội phạm. Hành vi của mỗi
người là điều kiện hỗ trợ cho sự hoạt động chung. Hành vi của người này bổ sung, là điều
kiện cho hành vi của người khác, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Trong tình huống này,
hành vi đe dọa dùng vũ lực của A chính là điều kiện, tác động cho B thực hiện hành vi.
Thứ hai, hành vi xâm hại quan hệ sở hữu của các đối tượng là hành vi chiếm đoạt ví
tiền của người thanh niên với mục đích để có tiền chơi game. Hành vi này xâm hại quan

hệ sở hữu của chủ sở hữu bởi tài sản trên không phải thuộc sở hữu của người phạm tội.
Ví tiền là của người thanh niên, hành vi chiếm đoạt của A, B, C là hành vi trái với quy
4


định của pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản. Tuy nhiên, hành vi
này vẫn chưa được thực hiện thành công do các nguyên nhân khách quan ngoài dự kiến.
Quan trọng nhất, các hành vi được phân tích ở trên mang đầy đủ đặc điểm của hành vi
khách quan của tội phạm. Hai hành vi đó có tính gây thiệt hại cho xã hội. Ở hành vi xâm
hại quan hệ nhân thân đã gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ. Đó là làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ (tỷ lệ tổn thương
cơ thể 15%). Về hành vi thứ hai thì đã đe dọa làm tài sản của nạn nhân suýt rơi vào tay
các đối tượng. Các hành vi trên đều là hành vi trái pháp luật hình sự, là hoạt động có ý
thức và ý chí của các chủ thể tham gia phạm tội. Những biểu hiện bên ngoài của người
phạm tội được ý thức của họ kiểm sốt và ý chí của họ điều khiển. Hơn nữa, hình thức
thể hiện của hành vi khách quan trong tình huống này là hành động (phạm tội). Hành
động của các đối tượng trên là tổng hợp nhiều động tác khác nhau: đe dọa, vung mạnh,
đánh mạnh vào đầu; tác động trực tiếp vào đối tượng của tội phạm là người thanh niên và
thông qua công cụ, phương tiện: dao, gậy. Hành động (phạm tội) được thực hiện cả qua
lời nói và việc làm. Đặc biệt với tình huống trên nếu căn cứ vào đặc điểm cấu trúc đặc
biệt của hành vi khách quan của tội phạm thì tội cướp tài sản của A, B, C là tội phạm
ghép (tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau xảy
ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau). Hành vi khách quan của tội cướp tài sản
bao gồm hai hành vi khác nhau: hành vi xâm hại quan hệ nhân thân (dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc) và hành vi xâm hại quan hệ sở hữu (chiếm đoạt).
b. Hậu quả thiệt hại
Hậu quả thiệt hại là các thiệt hại do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là
khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm; được thể hiện qua
sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. “Đối với tội
cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc cấu thành. Hậu quả của tội phạm

chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình

5


phạt”1. Hậu quả xảy ra trong tình huống trên là thiệt hại về sức khỏe thì người phạm tội
chỉ bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại
sức khỏe của người khác, có tỷ lệ thương tật là 15%. Việc xác định hậu quả chính xác
trong tình huống trên có ý nghĩa trong việc định tội danh của các đối tượng, định khung
hình phạt với tình tiết tăng nặng theo quy định của khoản 2 Điều 168 BLHS. Nó cũng là
căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và đưa ra quyết định hình phạt.
c. Vấn đề quan hệ nhân quả
Tình huống trên cho ta thấy có căn cứ cho phép khẳng định tồn tại QHNQ giữa hành
vi khách quan và hậu quả thiệt hại đã xảy ra. Trước hết, hành vi trái pháp luật (dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực, chiếm đoạt tài sản) đã xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã
hội (gây thương tật cho người bị hại) về mặt thời gian. Hành vi khách quan với tính chất
là nguyên nhân xuất hiện, hậu quả nguy hiểm cho xã hội với tính chất là kết quả. Hơn
nữa, hành vi khách quan ở đây nằm trong mối liên hệ tổng hợp với hiện tượng khác chứa
đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. Khả năng thực tế ở đây là khả năng trực
tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm và gây thiệt
hại cho khách thể: khả năng gây thương tật của việc trực tiếp dùng dao đe doa, dùng gậy
đập mạnh vào đầu của nạn nhân. Từ đó, hậu quả thiệt hại đã xảy ra: tỷ lệ thương tật 15%;
đó là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái luật. Hậu
quả thiệt hại cho khách thể là biểu hiện trong thực tế khả năng làm phát sinh hậu quả
chứa đựng trong hành vi phạm tội. Cuối cùng, có thể thấy dạng QHNQ trong tình huống
này là QHNQ kép trực tiếp (dạng QHNQ có nhiều hành vi khách quan cùng đóng vai trị
là ngun nhân, mỗi hành vi đều có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả).
d. Các biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm
Ngoài những biểu hiện của mặt khách quan trên, tình huống này cịn có những biểu
hiện khác: cơng cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm phạm tội.


1

/>
6


Thứ nhất, công cụ, phương tiện phạm tội là những dụng cụ, đồ vật hoặc quá trình của
thế giới bên ngoài được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Trong CTTP cơ
bản của một số tội phạm, phương tiện phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội. Ngồi
ra, căn cứ vào tính chất của phương tiện phạm tội, trong nhiều CTTP khác, nhà làm luật
quy định phương tiện phạm tội là dấu hiệu của CTTP tăng nặng. Ở tình huống này, các
đối tượng đã sử dụng một trong những loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật
quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ năm 2017 để thực hiện hành vi
cướp tài sản. Đó là loại vũ khí thơ sơ gồm dao và gậy gộc gây sát thương, nguy hại cho
tính mạng, sức khỏe của con người.
Thứ hai, thời gian phạm tội là một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định mà
hành vi phạm tội diễn ra; được quy định là dấu hiệu định tội của một số tội phạm. Trong
trường hợp này, thời gian phạm tội được diễn ra vào buổi tối. Đây là thời điểm phản ánh
tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi phạm tội thông thường.
Thứ ba, địa điểm phạm tội là giới hạn lãnh thổ nhất định mà ở đó tội phạm bắt đầu
được thực hiện, tội phạm kết thúc hoặc hậu quả của tội phạm xảy ra. Có thể thấy địa điểm
phạm tội xảy ra trong tình huống là đường vắng – nơi ít người qua lại, rất dễ để thực hiện
hành vi phạm tội của các đối tượng. Đó là những biểu hiện tạo thành mặt khách quan của
tội phạm trong tình huống này. Việc xác định những biểu hiện trên có ý nghĩa rất lớn
trong việc định tội, định khung hình phạt tăng nặng, mức độ TNHS của người đã thực
hiện hành vi phạm tội trong tình huống trên.
2.2 Giai đoạn thực hiện tội phạm trong tình huống nêu trên
“Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước của q trình thực hiện tội phạm
nhưng khơng phải là của một tội phạm bất kỳ mà là của tội phạm cố ý”1. Quá trình thực

hiện tội phạm (lỗi cố ý) có ba giai đoạn: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, tội phạm
đã hoàn thành. Các giai đoạn thực hiện phạm tội trong tình huống trên được cụ thể như
sau:
a. Chuẩn bị phạm tội
1

Lê Thị Sơn (1995), “Một số vấn đề về các giai đoạn thực hiện tội phạm”, Tạp chí Luật học (6), tr 20.

7


Khoản 1 Điều 14 BLHS năm 2015 quy định:“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa
soạn cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc
thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2
Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này”. Trong tình huống này, giai
đoạn chuẩn bị phạm tội của các đối tượng được thể hiện ở dạng hành vi chuẩn bị, công
cụ, phương tiện phạm tội; tạo ra những điều kiện để phạm tội và thành lập, tham gia
nhóm tội phạm. Trước hết, A, B, C, đã tự chuẩn bị, bàn nhau mang dao, gậy gộc làm
công cụ, phương tiện phạm tội. Việc bàn nhau mang vũ khí của các đối tượng là hành vi
chuẩn bị kế hoạch, tạo ra các điều kiện để phạm tội dễ dàng nhất. Cả ba đối tượng cùng
nhau tạo thành một nhóm để tạo ra sự thuận lợi trong quá trình phạm tội của mình. Việc
chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra tiền đề (điều kiện) cần thiết cho việc thực hiện tội
phạm. Hành vi chuẩn bị phạm tội có một ý nghĩa rất quan trọng đến kết quả của việc thực
hiện tội phạm, chuẩn bị càng chu đáo cơng phu bao nhiêu thì kết quả của việc thực hiện
tội phạm càng đạt kết quả bấy nhiêu. Chính vì vậy vấn đề TNHS đặt ra với chuẩn bị
phạm tội là có cơ sở. Ba đối tượng A, B, C trong tình huống trên 15 tuổi lại có hành vi
chuẩn bị phạm tội cướp tài sản nên theo khoản 3 Điều 14 BLHS thì phải chịu TNHS.
b. Phạm tội chưa đạt
“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng thực hiện được đến cùng
vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” (Điều 15 BLHS 2015). BLHS

quy định tất cả những người từ đủ 14 tuổi trở lên đều phải chịu TNHS về tội phạm được
thực hiện ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Tình huống trên có đầy đủ những dấu hiệu của
phạm tội chưa đạt.
Thứ nhất, các đối tượng đã thực hiện tội phạm bằng việc A dùng dao đe dọa yêu cầu
người thanh niên giao nộp ví tiền, khi mà nạn nhân khơng chịu giao thì B đã dùng gậy,
đánh mạnh vào đầu. Những hành vi đó là sự bắt đầu, là sự chuẩn bị cho việc cướp tài sản.
Thứ hai, người phạm tội đã không thực hiện tội phạm được “đến cùng” tức là hành vi
chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP. Các chủ thể đã thực hiện được hành vi xâm
8


hại qua hệ sở hữu nhưng chưa gây ra hậu quả thiệt hại về mặt tài sản, không lấy được tài
sản từ chủ sở hữu.
Thứ ba, người phạm tội không thực hiện tội phạm được đến cùng là do nguyên nhân
ngồi ý muốn của họ. Trong tình huống này, ngun nhân đó là do nạn nhân đã chống trả
quyết liệt và sự xuất hiện khách quan của chiếc ô tô chiếu đèn sáng đi đến.
Từ đó, ta thấy phạm tội chưa đạt tỏng tình huống trên thuộc giai đoạn phạm tội chưa
đạt đã hồn thành. Đó là giai đoạn người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà
họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng vì ngun nhân khách quan, hậu quả đó đã
khơng xảy ra. “Đối với hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các
điều của BLHS về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội
phạm không thực hiện được đến cùng”1.
c. Tội phạm hoàn thành
Tội phạm hoàn thành là trường hợp tội phạm đã thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả
trong CTTP. “Hoàn thành” ở đây là sự thỏa mãn tất cả các dấu hiệu pháp lý của tội phạm,
không gắn với mục đích của người phạm tội, có thể hoặc chưa đạt được mục đích của
người phạm tội. Tình huống trên là loại tình huống như vậy. Nó có chứa đầy đủ những
dấu hiệu được mô tả trong CTTP. Tình huống có các dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt
khách quan của tội phạm như đã phân tích ở phần trên. Đặc biệt, tình huống cịn có các

yếu tố mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi trong tình huống này là lỗi cố ý trực tiếp, người
phạm tội đã nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả thiệt hại có thể
gây thương tíc, chiếm đoạt tài sản của nạn nhân nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi
cướp tài sản và mong muốn hậu quả xảy ra. Động cơ, mục đích của các đối tượng trong
tường hợp này là vì có tiền để đi chơi game. Bên cạnh, cịn có dấu hiệu năng lực TNHS
thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm. Các đối tượng phạm tội đều 15 tuổi mà phạm tội quy
định tại Điều 168 BLHS nên phải chịu TNHS theo khoản 2 Điều 12 của luật này.
1

Đinh Văn Quế (2018), “Cấu thành tội phạm và các giai đoạn thực hiện tội phạm: Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp
chí Luật sư Việt Nam (11), tr 10.

9


Câu 3:Hình phạt nặng nhất mà A, B, C có thể phải chịu trong tình huống nêu trên.
Trong tình huống trên, A, B, C bị xử lý theo khoản 2 Điều 168 BLHS với mức khung
hình phạt từ 7 đến 15 năm tù giam. Để biết được mức hình phạt nặng nhất mà A, B, C có
thể phải chịu thì ta cần đối chiếu với Điều 101 BLHS năm 2015 quy định mức phạt tù có
thời hạn đối với người dưới 18 tuổi. Theo đó, A, B, C đều 15 tuổi nên sẽ áp dụng khoản 2
Điều 101: “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được
áp dụng có quy định hình phạt chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất khơng
q ½ mức phạt tù mà điều luật quy định”. Do đó trường hợp của A, B, C là tù có thời
hạn, nên mức hình phạt cao nhất không được quá một phần hai mức phạt từ mà điều luật
quy định. Cụ thể ở đây khung hình phạt mà A, B, C phải chịu là không quá một phần hai
của 15 năm tù giam tức là không quá 7 năm 06 tháng tù giam. Như vậy hình phạt nặng
nhất mà A, B, C có thể phải chịu là bị phạt tù 7 năm 06 tháng. So với Điều 74 BLHS năm
1999, Điều 101 BLHS năm 2015 đã có một điểm sửa đổi, bổ sung từ “người chưa thành
niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây” bằng cụm từ “mức phạt tù

có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi được áp dụng như sau”1. Việc quy định
như trên là một trong những chính sách nhân đạo của Nhà nước nhưng vẫn thể hiện tính
nghiêm khắc của hình phạt này ở chỗ, buộc người dưới 18 tuổi bị kết án “phải cách lý
khỏi xã hội, môi trường sống đồng thời buộc họ phải lao động, học tập và cải tạo để trở
thành cơng dân có ích cho xã hội”2.
Câu 4: Giả sử khi thực hiện hành vi nêu trên B mới 13 tuổi thì B có phải chịu
TNHS cùng với A, C không? Tại sao?
TNHS của người phạm tội được hiểu là: “Trách nhiệm của người phạm tội phải chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình”3. Theo quy định tại Điều
12 BLHS 2015 về tuổi chịu TNHS:

1

Nguyễn Đức Mai (chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (Hiện hành), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 214.
Đặng Thanh Nga – Trương Quang Vinh (2011), Người chưa thành niên phạm tội, đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý, Nxb Tư pháp, Hà
Nội, tr 185.
3
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần luật hình sự), Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr 126.
2

10


1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ
những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134,
141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265,
266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy theo quy định trên đây thì chỉ có người 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi

tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về các tội được quy định. Pháp luật chỉ quy định về
hai độ tuổi của người phải chịu TNHS. Do đó, trong trường hợp này khi thực hiện hành
vi nêu trên B mới 13 tuổi thì sẽ khơng chịu TNHS cùng với A, C vì không đủ tuổi chịu
TNHS.
Độ tuổi này của B cho thấy B thuộc đối tượng là trẻ em theo Điều 1 của Luật trẻ em
năm 2016. Mặc dù B có hành vi phạm tội nhưng lại khơng thể xử lý hình sự bởi vì khơng
đủ tuổi chịu TNHS. Do vậy, đối với trường hợp của B chỉ có thể áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính theo Điều 90, Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể, B
(13 tuổi) thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định
tại khoản 2 Điều 168 tại BLHS 2015 thì sẽ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn. Đồng thời, theo Khoản 2 Điều 586 BLDS năm 2015, trường hợp hành vi của người
dưới 14 tuổi gây ra thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của
cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường
phần cịn thiếu cho người bị thiệt hại theo pháp luật dân sự.

11


KẾT LUẬN
Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý, trình độ
nhận thức và kinh nghiệm sống cịn hạn chế, ln có xu hướng muốn tự khẳng định, được
tôn trọng nhưng lại dễ tự ái, tự ti, dễ bị kích động, lơi kéo, thực hiện những hành vi vi
phạm pháp luật. Đó là những nguyên do khiến tình trạng phạm tội dưới 18 tuổi gia tăng
và diễn biến phức tạp. Do đó việc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cần phải
được đảm bảo những nguyên tắc được quy định tại Điều 91 BLHS năm 2015 nhằm mục
đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành cơng dân có
ích cho xã hội.Việc truy cứu TNHS người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần
thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phịng ngừa tội phạm.

Trên đây là tồn bộ bài làm của em. Bài làm được dựa trên những ý kiến cá nhân nên
vẫn còn nhiều hạn chế. Em hi vọng sẽ nhận được những lời góp ý từ các thầy cô trong tổ
bộ môn để bài làm thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn.

12


DANH MỤC THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
2. Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
4. Luật trẻ em năm 2016.
5. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.
Tài liệu chuyên khảo
6. Nguyễn Minh Đức (2014), Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi phạm
pháp luật hình sự và giải pháp phịng ngừa, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
7. Đỗ Đức Hồng Hà (chủ biên) (2014), Bài tập Luật Hình sự, Nxb. Cơng an nhân dân,
Hà Nội.
8. Nguyễn Ngọc Hoà (2006), “Kỹ thuật xây dựng cấu thành tội phạm và việc hoàn thiện
Bộ luật hình sự”, Tạp chí Luật học, (4), tr 15 -18.
9. Nguyễn Ngọc Hoà (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Tư pháp, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Mai (chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (Hiện
hành), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
11. Đặng Thanh Nga – Trương Quang Vinh (2011), Người chưa thành niên phạm tội, đặc
điểm tâm lý và chính sách xử lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
12. Đinh Văn Quế (2018), “Cấu thành tội phạm và các giai đoạn thực hiện tội phạm:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Luật sư Việt Nam (11), tr 5-10.
13.Lê Thị Sơn (1995), “Một số vấn đề về các giai đoạn thực hiện tội phạm”, Tạp chí Luật
học (6), tr 20-25.

14. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Phần luật
hình sự), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
15. Lê Phương Thùy (2011), Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu
thành tội phạm, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần chung,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
Tài liệu Interet
17. />18. />19. />20. />
13



×