Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Luật tục của dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.54 KB, 6 trang )

Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường
và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam

LUẬT TỤC CỦA DÂN TỘC THÁI Ở TÂY BẮC VIỆT NAM
TRONG BẢO VỆ TÀI NGUN THIÊN NHIÊN VÀ MƠI TRƯỜNG
Vì Thị Phương Thảo1, Tịng Văn Tọa2, Vì Thị Xn Thủy3*
1
Trường Trung cấp Luật Tây Bắc
2
Trường THPT Chu Văn Thịnh, Mai Sơn, Sơn La
3
Trường Đại học Tây Bắc
*
Email:
Tóm tắt: Để bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc
nước ta đã xây dựng những nguyên tắc ứng xử hài hòa giữa con người và thế giới tự nhiên. Những nguyên tắc,
cách ứng xử đó được ghi nhận trong Luật tục theo hướng khai thác hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên một
cách bền vững. Luật tục Thái được áp dụng một cách tự nguyện trong cộng đồng người dân tộc Thái từ lâu đời.
Theo khảo sát, tỷ lệ người Thái ở xã Chiềng Kheo, xã Chiềng Ban (Mai Sơn, Sơn La) biết rõ về những quy định
bảo vệ tài ngun, mơi trường trong Luật tục của mình đạt 35 % tập trung ở nhóm người cao tuổi (trên 50 tuổi),
trong đó người biết 28,3 %, biết ít 6,7 % và tỷ lệ người không biết là 30 % ở nhóm dưới 30 tuổi nguyên nhân chủ
yếu là khơng biết ngơn ngữ Thái cổ. Nhu cầu tìm hiểu về các quy định này lên đến 86,7 %, nhu cầu gìn giữ là 66,7
%. Vì vậy, để có thể tìm hiểu, gìn giữ, phát huy giá trị của Luật tục Thái chính là gìn giữ ngơn ngữ Thái cho các
thế hệ, phục vụ đời sống.
Từ khóa: Luật tục, dân tộc Thái, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Tây Bắc.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Người Thái ở nước ta có lịch sử cư trú lâu đời, họ đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh quốc gia [1, 2]. Từ xa xưa, các dân tộc thiểu số miền núi nước ta nói chung và dân tộc Thái nói riêng, đời
sống và hoạt động sản xuất đều dựa vào thiên nhiên. Mơi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với đời
sống sinh hoạt của họ, gần như trong tất cả các lĩnh vực ăn, mặc, ở,... và họ cũng ý thức được sự tác động trở lại
của thiên nhiên đến đời sống của mình [3, 4]. Quá trình sinh tồn dựa vào tự nhiên trải qua các thời kỳ lịch sử đã


dẫn đến việc hình thành những quy ước trong cộng đồng dân tộc Thái về cách thức khai thác kết hợp bảo vệ tài
ngun và mơi trường. Những nội dung đó trở thành một phần quan trọng trong Luật tục của dân tộc Thái.
Khi bàn về khái niệm Luật tục, có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng dù nhìn nhận dưới góc độ nào, Luật tục
là hệ thống các quy tắc xử sự chung về mối quan hệ khách quan giữa con người với con người, giữa con người và
thiên nhiên, môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau trong một cộng đồng dân cư nhất định. Luật tục được cả
cộng đồng thừa nhận, thực hiện một cách tự giác, theo thói quen nhưng cũng mang tính bắt buộc đối với những ai
khơng tn theo. Có thể nói, “Luật tục như hình thức phát triển cao của phong tục, tục lệ và hình thức sơ khai của
pháp luật” [5]. Khác với những luật lệ do một tầng lớp đặt ra để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Luật tục
được cả cộng đồng đặt ra để điều hòa các mối quan hệ một cách tự nguyện và dân chủ [3, 4, 6].
Luật tục của dân tộc Thái phần lớn đã được văn bản hóa và được gọi là “Hịt khong”, nghĩa là “Phong tục tập
quán”, là “Lệ tục”, hoặc là “Lệ”, thậm chí cịn có thể được coi là “Luật”. Đa phần mỗi cộng đồng dân tộc Thái đều
có “Hịt khong bản mương” (Luật lệ bản mường). Luật tục của người Thái ở Tây Bắc tập trung ở ba văn bản luật
mường với các tên gọi khác nhau: Luật mường (Mai Châu), Luật lệ người Thái Đen ở Thuận Châu, Luật lệ bản
mường (Mường Mụa - Mai Sơn). Dù có độ dài ngắn khác nhau nhưng ba bản Luật mường đều gồm có các bộ
phận hợp thành là Luật của bản mường và lệ tục của đời sống mỗi con người và cộng đồng [7, 8].
Tây Bắc đã từng được biết đến là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng sinh học cao. Những
năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX, vùng Tây Bắc là một vùng địa lý giàu về các nguồn tài nguyên rừng, độ
che phủ đạt 70 - 80 %, các khu rừng ngun sinh có nhiều lồi gỗ q hiếm là nơi sinh sống của nhiều loài động
vật khác nhau. Tuy nhiên độ che phủ rừng chỉ còn dưới 15 % vào những năm 80 của thế kỷ XX do hoạt động kinh
tế không dựa theo quy luật cân bằng sinh thái tự nhiên, chặt phá rừng khai thác gỗ đã gây những tác động không
nhỏ đến hệ thống sinh thái rừng tự nhiên và tình trạng tài ngun, mơi trường Tây Bắc vẫn đang bị tàn phá nghiêm
trọng [8]. Trong phạm vi bài viết, chúng tơi tìm hiểu các quy định và giá trị hiện nay của Luật tục dân tộc Thái
trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường nhằm tơn vinh, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống


92

Vì Thị Phương Thảo, Tịng Văn Tọa, Vì Thị Xn Thủy

tốt đẹp, góp phần xây dựng văn hóa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường trong cộng đồng người dân tộc

Thái nói riêng và cộng đồng cả nước nói chung.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Thu thập, phân tích các tài liệu có liên quan đến nội dung
nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu điền dã: Nhóm tác giả đã tiến hành đi điền dã, thu thập thông tin với tổng số phiếu
điều tra: 60 phiếu tại xã Chiềng Ban, xã Chiềng Kheo huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La với 3 độ tuổi trên 50 tuổi, 30 50 tuổi và dưới 30 tuổi (mỗi độ tuổi 20 phiếu), những người được khảo sát đều là dân tộc Thái.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quy định bảo vệ tài nguyên, môi trường trong Luật tục của dân tộc Thái Tây Bắc
Từ lâu đời, người dân tộc Thái đã sinh sống dựa vào các nguồn tài nguyên, thiên nhiên mang lại. Việc khai thác,
sử dụng các tài nguyên thiên nhiên cũng có các quy tắc nhất định để không tàn phá, khai thác cạn kiệt và được truyền
lại cho thế hệ sau. Bởi vì người Thái quan niệm rằng, cuộc sống của họ tồn tại được chính là nhờ mơi trường thiên
nhiên, nếu mơi trường thiên nhiên bị hủy hoại, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ [3, 10].
3.1.1. Quy định bảo vệ tài nguyên đất
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự
tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên Trái đất. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, con người
chiếm hữu đất đai, biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Nhận
thức rõ điều này, người dân tộc Thái đã có những quy định về bảo vệ tài nguyên đất.
Đối với đất đai, rừng núi, nhìn chung xã hội truyền thống của dân tộc Thái, do chế độ tư hữu tài sản chưa phát
triển, nên tất cả tài nguyên, của cải đều thuộc về cộng đồng, mỗi cá nhân, gia đình chỉ được quyền sử dụng. Trong
cộng đồng người Thái, ranh giới giữa các mường, các bản được xác định rõ ràng, người mường khác, bản khác
không được tự ý xâm hại: “Bản nào cũng có núi nen bản, mường nào cũng có núi nen mường,...” [9]. Quyền sử
dụng, khai thác đất đai có phân hóa đối với những người có chức sắc “tạo” (quan) theo thứ bậc. Theo quy định của
Luật tục, dân thường cũng được chia ruộng công và chịu gánh vác việc mường: “Đất trong bản cịn bao nhiêu thì
đem chia cho dân gánh vác theo lệ truyền lại. Ai lĩnh ít ruộng thì đi việc mường ít, ai nhận nhiều ruộng thì gánh
vác việc mường nhiều, ai khơng nhận thì khơng phải đi việc mường,...”. Đây chính là cách quản lý đất đai khá tiến
bộ bởi “Án nha, phìa, bơ lão toàn mường là người cầm vận mệnh của mường phải có trách nhiệm coi giữ nen đất
của bản nen nước của mường”. Tương ứng với các quyền lợi, án nha, phìa, bơ lão có trách nhiệm giữ gìn đất đai
trong ranh giới của bản, mường mình. Nếu tranh chấp ranh giới giữa các bản, mường khác nhau thì “Chiếm đất
bản mường thành của riêng mình” bị coi là tội phạm, phải “Tự cắt đất bản mường của mình nhập vào bản khác”
[2]. Tự ý xâm phạm vào vùng đất của bản, quy tội rất nặng, như câu tục ngữ đã khẳng định: “Hiếp bà góa, xâm

phạm bờ ruộng”.
Như vậy chúng ta thấy, các quy định này không chỉ cho thấy sự tương xứng giữa quyền và lợi ích của những
người có chức dịch, mà cịn quy định hạn mức khai thác. Cư dân trong mường theo thứ bậc được chia diện tích để
phát rừng làm nương, làm ruộng, phải theo nguyên tắc chung từ án nha, quan lại cho đến dân thường đều không
được khai thác quá hạn định.
Nếu có tranh chấp về đất đai, Luật tục của người dân tộc Thái cũng có quy định rất cụ thể. Tranh chấp giữa
những người cùng bản, mường quy định như sau: “Nếu hai bên tranh chấp nhau thửa ruộng, luật sẽ giải quyết
theo văn tự của thửa ruộng. Nếu không có văn tự, bên nào quen ăn thửa ruộng đó, đã được một đời khơng bỏ, thì
cho bên đó tiếp tục ăn thửa ruộng như cũ” [9].
3.1.2. Quy định bảo vệ tài nguyên rừng
Trong quan niệm của người dân tộc Thái, rừng có vai trị rất quan trọng. Đối với đất, rừng là vật che chở, bảo
vệ đất, nên rừng được ví như cái ơ, là nón, là tóc,... của đất. Đối với con người, rừng là “mỏ” thức ăn, là nhiên liệu
thắp sáng, là nguyên liệu xây dựng nhà cửa, là kho dược liệu quý: “Khảu nặm dú cuông đin, căm cin dú nẳng
pá”(cơm nước ở trong đất, miếng ăn ở trong rừng). Hơn nữa, theo quan niệm người Thái, giữa con người và tài
nguyên rừng có mối quan hệ sống - còn: “Tai pá phăng, nhăng pá liệng” (sống thì rừng ni, chết thì rừng chơn)
[9]. Do đó, đối với từng loại rừng, người Thái phân loại và quy định mức độ khai thác phù hợp, đồng thời có các
biện pháp cụ thể để quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng.


Luật tục của dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam
trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

93

Luật tục của người dân tộc Thái Tây Bắc đã phân loại rừng và quy định hạn mức khai thác, sử dụng khác nhau.
Rừng đầu nguồn (pá hua bók): Theo quan niệm người Thái, rừng đầu nguồn là khu vực đầu nguồn nước, là
nơi trú ngụ của thần “Tô luông” (Thuồng luồng), một vị thần linh thiêng và quyền năng. Nên tuyệt đối cấm khai
thác: “Vùng nước có nơi gọi là Pá Bôm, Pá Muổi, nơi kiêng cấm để cúng, để tế trâu đen, trâu trắng, khấn tới chủ
dòng nước của mường, chủ rắn, chủ thuồng luồng; cạnh đó có khu rừng cấm” [9].
Rừng săn bắn (pá húa): Đây là khu rừng được phép khai thác tre nứa, gỗ, động vật, dược liệu,... để phục vụ

đời sống hằng ngày của cộng đồng. Tuy nhiên, trong Luật tục cũng quy định hạn định khai thác và đặc biệt là khai
thác có chọn lọc: “Không được khai thác những cây, cỏ mà các con thú thích ăn, khơng được chặt phá những cây
sống trên vách đá là thuốc chữa bệnh” [9]. Đây có thể nói là biện pháp, quan điểm khai thác rất tiến bộ, góp phần
khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
Rừng thiêng: Rừng để phục vụ đời sống tâm linh, linh thiêng của người Thái. Đặc biệt, theo quan niệm của
người Thái, rừng thiêng được canh giữ bởi các vị thần, bởi các lực lượng siêu nhiên. Rừng thiêng bao gồm:
- Rừng nguyên sinh (pá đồng xổng cốt): Đây là những nơi cách xa bản mường, ít người lui tới, thường chỉ có
những người gan dạ mới dám đến săn bắt hoặc tìm dược liệu. Nhưng để lấy đồ ở những khu rừng này, thường họ
phải làm nghi lễ cầu xin thần núi, thần rừng.
- Rừng ma (pá heo): Luật tục Thái Mường Muổi (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) có ghi đây là khu rừng
hồn tồn kiêng cấm, chỉ khi nào có người mất mới được vào rừng chặt cây phục vụ cho mai táng [9].
- Rừng thiêng (pom minh mương - núi hồn mường): Đây là ngọn núi được chọn để cúng khí thiêng của đất,
mang ý niệm “Phi bốc” (siêu linh trên cạn). Bề mặt của núi được phủ bởi rừng thiêng. Theo quan niệm của
người Thái, những cây cổ thụ trong rừng thiêng này là những phần cịn sót lại từ thi thể của những người bị thú
dữ ăn thịt biến thành. Chính vì vậy, khơng ai dám khai thác gỗ ở đây, vì sợ oan hồn của những người đã chết
nổi giận [9].
Với vai trò to lớn của rừng, người dân tộc Thái Tây Bắc đã có những quy định và biện pháp phòng, tránh cháy
rừng. Họ ý thức được tai họa lớn của cháy rừng: “Không nạn nào hơn nạn lửa, nạn nước - Dùng nước phải biết
tránh luồng nước - Dùng lửa hãy giữ gìn nạn cháy”. Theo luật lệ, kinh nghiệm của người Thái, trước khi đốt
nương rẫy, phải phát xung quanh rẫy từ 2 đến 3 sải tay để giữ khoảng cách, tránh lửa bén đến rừng. Những ngày
gió, tuyệt đối cấm đốt nương,... [9].
Mường - đơn vị hành chính xưa của dân tộc Thái, dù to hay nhỏ, đều có 06 khu rừng là: rừng vào mường, rừng
ra mường, rừng cấm, rừng cúng, rừng kiêng và rừng ma. Trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và sử dụng nguồn tài
nguyên rừng thuộc về cộng đồng, tránh được tình trạng “cha chung khơng ai khóc”. Do đó, các quy định này được
thực hiện một cách tự nguyện, thành thói quen. Bởi họ quan niệm, nếu năm khu rừng này đều có mng thú sinh
sơi, mường đó sẽ có được sự yên ổn, ấm no [5, 9].
3.1.3. Quy định bảo vệ tài nguyên nước trong Luật tục của dân tộc Thái Tây Bắc
“Côn Tay kin toi nặm” (người Thái ăn theo nước) đó là quan niệm chọn nơi để làm nhà lập bản của người dân
tộc Thái. Người Thái coi nước có giá trị và vai trị to lớn trong đời sống của mình, nên bản, mường của dân tộc
Thái thường được đặt ở nơi gần nước, như mó nước, suối, sơng,... Trong Luật tục Thái Mường Muổi đã khẳng

định: “Có thỏi bạc, thỏi vàng dài tới chín sải tay, dày bằng chín nắm tay để chồng. Khơng bằng có con mương
dẫn nước to bằng bịch thóc đổ vào ruộng,... Làm ruộng mương phai tốt. Ắt có thóc đầy bồ, đầy bịch. Chẳng làm
gì, “gác chân ăn mỏ vàng bằng trái núi cũng hết” [9]. Nước là nguồn sống vô tận của con người, dù cho có tiền
rừng bạc bể cũng khơng bằng có nguồn nước cho sản xuất.
Để bảo vệ tài nguyên nước, người Thái đã quy định chặt chẽ về các vùng nước, các khúc sông suối như đối
với tài nguyên rừng. Những vùng nước linh thiêng như “vũng cấm” (văng hảm) hay “vũng mường” (văn mường),
là những vùng sơng, suối nước sâu thẳm, xanh biếc, có rừng che phủ. Theo tín ngưỡng, đây là nơi các siêu linh
dưới nước trú ngụ và nơi tế chủ nước và tổ chức lễ hội đánh cá. Những vùng nước linh thiêng này gắn với rừng
phòng hộ, nằm ở khu vực đầu nguồn nước, tuyệt đối cấm khai thác.
Trong Luật tục mường của người Thái ở Mai Châu, coi trộm nước lã là tội phạm được quy định tại “Luật đối
với người ăn cắp”. Luật tục Thái quy định mức phạt rất nghiêm khắc “phạt 15 lạng bạc, kèm theo rượu, trâu, phải
cúng vía cho chủ nước 3 đồng cân bạc và trả lại số nước đã lấy”. So sánh mức phạt này với quy định của pháp luật
hiện hành, người phạm tội trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự
[9], có thể thấy hình phạt trong Luật tục Thái trong bảo vệ nguồn nước khá nghiêm khắc. Chính vì vậy, ý thức bảo
vệ nước của người dân tộc Thái rất cao.


94

Vì Thị Phương Thảo, Tịng Văn Tọa, Vì Thị Xn Thủy

3.1.4. Quy định bảo vệ động vật, thực vật
Trong Luật tục Thái, không quy định riêng biệt về việc bảo vệ, khai thác các loài động vật, thực vật. Tuy
nhiên, trong đời sống hàng ngày, người Thái có các quy định truyền miệng từ thế hệ trước chỉ bảo con cháu về
cách thức bảo vệ các loài động, thực vật. Tục ngữ dân tộc Thái có câu “Đừng ăn mật ong mất phần nàng, đừng ăn
nai mất phần tạo” [9], hay tránh bắt cá vào mùa cá sinh sôi, nảy nở,...
Đặc biệt, trong quy định của “Hịt khong bản mương” [9] đã quy định động vật, thực vật là đối tượng tác động
của tội trộm cắp tài sản. Luật đối với người trộm cắp thể hiện quan điểm nghiêm khắc của dân tộc Thái đối với
hành vi “lặc lảy” (ăn trộm). Đây được coi là hành vi tối kỵ, xấu xa, nếu vi phạm sẽ bị phạt nghiêm khắc: Buộc trả
lại đồ đã trộm cắp, phạt thấp nhất 1 lạng bạc, cao nhất 25 lạng bạc kèm rượu, lợn hoặc trâu cúng. Trong tổng 172

đối tượng cấm trộm cắp, có đến 12 đối tượng cấm trộm cắp là động vật, gồm: trâu, bị, dê, lợn, chó, mèo, gà, vịt,
vũng cá, tổ châu chấu (háng chồm), mỏ tôm (háng củng), tổ ong. Trong đó, tổ ong chia thành: tổ ong trên cây
(phứng mạy), tổ ong trên vách đá (phứng pha), tổ ong dưới đất (phứng tó).
Cùng với những đối tượng tác động quý giá khác như vàng, nhẫn, hoa tai, vải, súng,..., động vật, thực vật
cũng là những thứ bị cấm trộm cắp trong Luật tục Thái. Mạ (mạ đã ngâm - cá ché, mạ cây - cá co, mạ đã nhổ - cá
nhác), lúa, mía, rau “phắc”, quả chua “mắc xổm”, quả ngọt “má ban”, trầu không, cau, quả cà, quả ớt là những đối
tượng thực vật mà Luật mường cấm trộm cắp. Dù giá trị rất nhỏ, nhưng mức phạt đối với hành vi trộm cắp động
vật, thực vật là nghiêm khắc. Ví dụ: ăn cắp quả chua (mác xổm) phải phạt 1 lạng bạc, kèm theo rượu, lợn, phải
cúng vía cho chủ 3 đồng cân bạc và trả lại số quả đã lấy, ăn cắp cau, phải phạt 3 lạng bạc, kèm rượu, trâu, cúng vía
cho chủ cau 1 lạng bạc và trả lại số cau đã lấy.
Theo tín ngưỡng, một số dịng họ của người dân tộc Thái gắn với một số loài động, thực vật. Theo đó, họ quan
niệm các động, thực vật của dịng họ mình thì khơng được giết hại, phá bỏ, ăn thịt,... bởi họ quan niệm rằng đó là
tổ tiên của dịng họ mình. Ví dụ: dịng họ Tịng khơng được chặt, không được ăn, không được nhổ,... cây trạng
nguyên (co Tong); dịng họ Vì (Vi) khơng được giết hại, ăn thịt, đánh bắt,... con chim bói cá (nốc xi ca); dịng họ
Lò “Lo căm tảng” (người họ Lò cấm ăn cây ngũ gia bì). Những quan niệm này góp phần rất lớn trong bảo vệ tài
nguyên đa dạng sinh học.
Người Thái có một kho tàng tri thức về các bài thuốc chữa bệnh từ thực vật. Nên người Thái quan niệm rằng,
nếu hết cây thuốc thì hết sức khỏe, chính vì vậy, khi khai thác, thu hái cây thuốc, có những quy định cụ thể, tránh
thu hái, gây suy giảm các tài nguyên này. Khi hái cây thuốc, không được chặt cả cây, không nhổ cả gốc; nếu lấy rễ
cây, chỉ được lấy rễ phụ, khơng lấy rễ chính, ảnh hưởng đến sự sống của cây,... [9]. Phải thừa nhận rằng, đây là
quan niệm khai thác dược liệu từ lâu đời của người dân tộc Thái, nhưng lại rất tiến bộ, khoa học, mà chúng ta cần
phát huy.
3.2. Mức độ hiểu biết, nhu cầu tìm hiểu, gìn giữ, phát huy những quy định bảo vệ tài nguyên, môi trường
trong Luật tục Thái giai đoạn hiện nay
Bảng 1. Kết quả khảo sát về hiểu biết, nhu cầu tìm hiểu, gìn giữ, phát huy những quy định bảo vệ tài nguyên,
môi trường trong Luật tục Thái giai đoạn hiện nay
Mức độ hiểu biết

Độ tuổi


Nhu cầu tìm hiểu

Nhu cầu gìn giữ,
phát huy

Biết rõ

Biết

Biết ít

Khơng biết



Khơng



Khơng

Trên 50 tuổi

18

2

0

0


20

0

20

0

30 - 50 tuổi

3

14

1

2

18

2

18

2

Dưới
30 tuổi


0

1

3

16

14

6

12

8

Tổng

21/60
(35 %)

17/60
(28,3 %)

4/60
(6,7 %)

18/60
(30 %)


52/60
(86,7 %)

8/60
(13,3 %)

40/60
(66,7 %)

10/60
(33,3 %)

Với 60 phiếu khảo sát với 3 độ tuổi khác nhau về giá trị hiện tại của luật tục Thái tại xã Chiềng Ban, xã
Chiềng Kheo (Mai Sơn, Sơn La), kết quả được trình bày ở Bảng 1.


Luật tục của dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam
trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

95

Kết quả Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ người Thái biết rõ về những quy định bảo vệ tài nguyên, môi trường trong Luật
tục của mình đạt 35 %. Trong đó, độ tuổi trên 50 tuổi là chủ yếu, với 18/20 người được hỏi, độ tuổi từ 30 - 50 chỉ
có 3/20 người và độ tuổi dưới 30 tuổi thì khơng có ai biết rõ về những quy định này trong Luật tục Thái. Tỷ lệ
người biết về những quy định bảo vệ tài nguyên, môi trường trong Luật tục Thái chiếm 28,3 %, chủ yếu thuộc
nhóm từ 30 - 50 tuổi và chỉ có 1/20 người được hỏi ở độ tuổi dưới 30 tuổi là biết và người này, là giáo viên dạy
chữ Thái. Tỷ lệ người biết ít chỉ có 6,7 %, tập trung ở độ tuổi dưới 30. Tỷ lệ người không biết là 30 %, tập trung ở
nhóm dưới 30 tuổi. Như vậy, những người biết rõ và biết về những quy định bảo vệ tài nguyên, mơi trường trong
Luật tục Thái nằm trong nhóm trên 30 tuổi và nhóm dưới 30 tuổi chủ yếu là khơng biết. Khi được hỏi về nhu cầu
tìm hiểu, gìn giữ, phát huy về những quy định bảo vệ tài nguyên, mơi trường trong Luật tục Thái, 86,7 % người có

nhu cầu được tìm hiểu, 66,7 % có nhu cầu gìn giữ, phát huy.
Điều đáng chú ý là, trong số 18/60 người không biết về những quy định bảo vệ tài ngun, mơi trường
trong Luật tục Thái, có 8/18 khơng biết tiếng Thái, 18/18 người khơng biết chữ Thái. Có lẽ đây chính là một
trong những nguyên nhân cơ bản mà những người này không tiếp cận được Luật tục Thái. Chính vì vậy, để
nâng cao giá trị của Luật tục Thái trong giai đoạn hiện nay, việc gìn giữ ngơn ngữ Thái là một biện pháp cấp
thiết, kết hợp với việc phát huy giáo dục trong gia đình, tăng cường sinh hoạt cộng đồng theo các chủ đề,...
4. KẾT LUẬN
Luật tục Thái quy định cụ thể về cách khai thác, sử dụng và bảo vệ các tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài
nguyên nước và động vật, thực vật. Với những quy định nghiêm khắc, trong một thời gian dài, người Thái Tây
Bắc ở nước ta đã thành công trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Mặc dù, những quy định này
vẫn tồn tại một số hạn chế như: thần thánh hóa các lực lượng siêu nhiên, một số quy định khá khắt khe, ảnh hưởng
phần nào đến việc sản xuất, sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, càng về sau, những giá trị của Luật tục càng bị
mai một. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ người Thái biết rõ về những quy định bảo vệ tài ngun, mơi trường
trong Luật tục cịn khiêm tốn, nguyên nhân chính là do người Thái ngày nay phần nhiều không biết chữ Thái.
Trong bối cảnh thiên nhiên, đa dạng sinh học đang bị tác động mạnh mẽ bởi các hoạt động kinh tế và hoạt động
của con người, việc phát huy những giá trị của Luật tục Thái trong bảo vệ tài nguyên và môi trường là điều vô
cùng cần thiết, vừa đảm bảo sinh kế cho người dân, vừa góp phần phát triển bền vững cho cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
[2].
[3].

[4].
[5].
[6].

[7].

[8].


[9].
[10].

Viện Dân tộc học, 1997. Tư liệu lịch sử và xã hội dân tộc Thái. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Phan Hữu Dật, Cầm Trọng, 1995. Văn hóa Thái Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Hồng Văn Quynh, 2015. Luật tục bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam (qua Luật tục
của một số dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên). Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Tập
31, Số 3 (2015): 71-79.
Ngô Đức Thịnh, 1998. Luật tục M’nông. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồng Văn Sơn, 2017. Luật tục Thái với việc thực hiện pháp luật của người Thái tại tỉnh Sơn La hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ Triết học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Lê Hồng Sơn, 2000. Vai trò của phong tục tập quán và việc kế thừa phong tục tập quán trong xây dựng
pháp luật, Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồng Xn Tý, 2000. Vai trị của Luật tục vùng cao trong cơng tác giao đất, khốn rừng và quản lý tài
nguyên thiên nhiên, Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học).
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đặng Huy Hùng, Nguyễn Ngọc Sinh, 2011. Rừng và đa dạng sinh học vùng Tây Bắc với chiến lược phát
triển bền vững ở Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 4.
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội: 642-649.
Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng, 1999. Luật tục Thái ở Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khoản 1,
Điều 134.


96

Vì Thị Phương Thảo, Tịng Văn Tọa, Vì Thị Xn Thủy

CUSTOMARY LAWS OF THE THAI ETHNICITY IN NORTHWEST IN VIETNAM

FOR PROTECTING OF NATURAL RESOURCES AND THE ENVIRONMENT
Vi Thi Phuong Thao1, Tong Van Toa2, Vi Thi Xuan Thuy3*
1
Tay Bac Junior Law College - TJLC
2
Chu Van Thinh High School
3
Tay Bac University - UTB
*
Email:
Abstract: To protect and exploit natural resources in a rational manner, the Thai ethnic communities in the
Northwestern Vietnam have created the codes of conduct that includes a number of principles to ensures harmonious
interactions with surrounding nature and environment. These principles known as customary laws have been applied
among the Thai ethnic communities for a long timeto protect the natural environment and harmonious interaction with
their surrounding nature and environment to exploitation and protection of resources in a sustainable manner.
The rate of Thai people in Chieng Kheo commune, Chieng Ban commune (Mai Son, Son, La) knowing clearly about
the regulations on protection of natural resources and environment in their customary law reaches 35 % (mainly in
people over 50 years old), know 28.3 %, know less 6.7 % and do not know 30 % (mainly in people under 30 years old),
with the main reason being that they do not know Thai language. The rate of wanting to learn about these regulations
was up to 86.7 %, the need to maintain it was 66.7 %. Therefore, to be able to learn, preserve and promote the value of
Thai customary law is to preserve the Thai language for generations.
Keywords: Customary laws, Thai ethnicity,natural resources and the environment, Northwest.



×