Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.24 KB, 84 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
~~~~~~*~~~~~~
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ
Sinh viên thực hiện : ĐỖ THỊ NGỌC TÚ
Lớp : KẾ TOÁN A
Khóa : 46 (2004 - 2008)
Hệ : CHÍNH QUY
Giáo viên hướng dẫn : TRẦN ĐỨC VINH
Hà Nội, 04/2008
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BH : Bảo hiểm
2. BHXH : Bảo hiểm xã hội
3. BHYT : Bảo hiểm y tế
4. CN : Công nhân
5. CPSX : Chi phí sản xuất
6. CPSXKD : Chi phí sản xuất kinh doanh
7. DT : Doanh thu
8. ĐG : Đơn giá
9. ĐGTP : Đơn giá tổ phó
10. ĐGTT : Đơn giá tổ trưởng
11. ĐM : Định mức
12. HĐKD : Hoạt động kinh doanh
13. KH : Khấu hao


14. KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
15. NVL : Nguyên vật liệu
16. PKT : Phiếu kế toán
17. PNK : Phiếu nhập kho
18. PXK : Phiếu xuất kho
19. PXM : Phân xưởng may
20. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
21. TSCĐ : Tài sản cố định
22. TK : Tài khoản
23. VNĐ : Việt Nam đồng
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
1. Sơ đồ số 01 : Quy trình sản xuất hàng may mặc tại công ty TNH Minh Trí
2. Sơ đồ số 02 : Quy trình sản xuất theo đơn hàng xuất khẩu
3. Sơ đồ số 02 : Quy trình gia công đơn hàng
4. Sơ đồ số 04 : Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Minh Trí
5. Sơ đồ số 05 : Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Minh Trí
6. Sơ đồ số 06 : Hạch toán CPSXvà tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí
7. Sơ đồ số 07 : Trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí
8. Biểu số 01 : Phiếu xuất kho vải
9. Biểu số 02 : Phiếu theo dõi bàn cắt
10. Biểu số 03 : Phiếu nhập kho
11. Biểu số 04 : Phiếu xuất kho nguyên vật liệu
12. Biểu số 05 : Định mức chỉ quý 4/2007
13. Biểu số 06 : Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hóa
14. Biểu số 07 : Bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh theo yếu tố
15. Biểu số 08 : Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh
16. Biểu số 09 : May

17. Biểu số 10 : Bảng thanh toán tiền lương
18. Biểu số 11 : Bảng thanh toán tiền lương
19. Biểu số 12 : Bảng báo giá quý 4/2007
20. Biểu số 13 : Bảng tính lương và bảo hiểm cho từng mã
21. Biểu số 14 : Sổ tài sản cố định
22. Biểu số 15 : Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
23. Biểu số 16 : Bảng phân bổ dịch vụ mua ngoài và CP khác bằng tiền
24. Biểu số 17 : Sổ cái tài khoản 154
25. Biểu số 18 : Sổ nhật ký chung
26. Biểu số 19 : Bảng tổng hợp CPDD cuối kỳ
27. Biểu số 20 : Thẻ tính giá thành sản phẩm
28 Biểu số 21 : Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm hoàn thành
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì bất cứ ngành
sản xuất kinh doanh nào cũng phải đối mặt với những thách thức và cơ hội rất
lớn. Ngành dệt may của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó.
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công
nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi
nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực may mặc ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Sự phát triển mạnh
mẽ của thị trường đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng phát triển, mở
rộng quy mô hoạt động để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Muốn tồn tại và phát triển, muốn đứng vững trên thị trường thế giới, muốn
cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp
trong nước cần phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tăng
doanh thu và lợi nhuận.Việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính chính

xác giá thành sản phẩm vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tế, tạo điều
kiện cho việc xác định giá bán sản phẩm hợp lý nhất.
Công tác kế toán trong bất cứ thời kỳ nào luôn giữ vị trí quan trọng
trong công tác quản lý. Đó là một công cụ đặc biệt để tăng cường quản trị
doanh nghiệp. Vì vậy từng bước tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm với việc tập hợp đúng đủ chi phí, tính toán chính xác chi phí sản xuất là
chìa khóa thành công.
Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Minh Trí, nhận thấy được
tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,
em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: "Hoàn thiện hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Minh Trí". Chuyên
đề thực tập tốt nghiệp này của em gồm có hai chương:
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất vf tính giá thành tạo
công ty TNHH Minh Trí
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MINH TRÍ
1.1. Đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động
kinh doanh tại công ty TNHH Minh Trí ảnh hưởng đến hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1.1 Khát quát chung

- Tên công ty: Công ty TNHH Minh Trí
- Tên giao dịch: Minh Trí limited company
- Trụ sở chính: Khu công nghiệp Vĩnh Tuy - quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Hình thức hoạt động:
+ May công nghiệp.
+ Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá dịch vụ và thương mại.
+ Dịch vụ thương mại.
+ Vận tải hàng hoá.
+ Vận chuyển hành khách.
+ Dịch vụ cho thuê kho bãi.
Nhưng hiện nay hình thức hoạt động chủ yếu là may công nghiệp: sản
xuất hàng may mặc xuất khẩu và nhận gia công theo các đơn hàng
- Tình hình tài chính: Vốn điều lệ tới năm 2007: 50.000.000.000 VNĐ.
- Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ.
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Minh Trí là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập
ngày 26 tháng 05 năm 1995 theo giấy phép số 1906/GP-UB của UBND
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội cấp ngày 22/06/1995, giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 049480 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 27/06/1995.
Khi mới thành lập công ty có số vốn điều lệ là 400.000.000 VNĐ với
456 cán bộ công nhân viên đặt trụ sở tại số 6 ngõ Thịnh Hào 1 Phố Tôn Đức
Thắng - Quận Đống Đa – Hà Nội. Nhưng do nhu cầu sản xuất, tháng 11/1995
công ty đã chuyển tới Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội. Từ đó tới nay,Công
ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất.
Năm 2000 công ty đã tăng vốn điều lệ lên gần 4.000.000.000 VNĐ, đến
tháng 7/2003 công ty chuyển tới khu công nghiệp Vĩnh Tuy – Hoàng Mai –
Hà Nội và khi đó vốn điều lệ của công ty đã là 8.000.000.000 VNĐ. Đó có

thể cho thấy một xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty. Đến
năm 2006 thì vốn điều lệ của công ty là 25.000.000.000 VNĐ. Sự tăng vốn
điều lệ như trên đã góp phần mở rộng quy mô sản xuất, cải thiện các trang
thiết bị kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm
cũng như uy tín của công ty đối với các bạn hàng. Trên đà phát triển đó thì
đến tháng 9/ 2007 sau 7 lần thay đổi vốn điều lệ thì số vốn điều lệ của công ty
TNHH Minh Trí là 50.000.000.000 VNĐ.
Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế như hiện nay, yêu cầu về
mẫu mã và chất lượng hàng dệt may càng nghiêm ngặt hơn. Đó vừa là thách
thức vừa là cơ hội cho những công ty dệt may năng động như công ty TNHH
Minh Trí
Sau hơn 10 năm sản xuất và kinh doanh mặt hàng may mặc xuất khẩu,
các sản phẩm của Minh Trí đã dần khẳng định được sự uy tín của mình với
khách hàng. Vì các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu. Thị trường
tiêu thụ với yêu cầu về chất lượng sản phẩm khá cao đòi hỏi công ty không
ngừng tiếp tục cải thiện về mặt kỹ thuật và nâng cao trình độ các nhân viên.
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.1.3. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong năm 2004, 2005 và 2006
Đơn vị: Đồng
STT Các chỉ tiêu tài chính Nắm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Doanh thu bán hàng 34.300.250.210 65.217.705.264 64.049.800.280
2 Các khoản giảm trừ DT 1.408.438.798
3 Doanh thu thuần 34.300.250.210 63.809.266.466 64.049.800.280
4 Giá vốn hàng bán 29.613.448.462 57.462.727.752 55.621.619.036
5 Lợi nhuận gộp 4.686.801.748 6.346.538.714 8.428.181.244
6 Doanh thu tài chính 255.184.353 73.135.431
7 Chi phí tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay
992.642.597 865.393.952
582.245.561
596.643.490
369.709.529
8 Chi phí quản lý kinh doanh 3.324.313.650 5.186.166.002 7.171.503.504
9 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 369.845.501 550.163.113 733.169.681
10 Thu nhập khác 3 1.017.064.708 276.072.475
11 Chi phí khác 1 1.009.983.192 356.306.110
12 Lợi nhuận khác 2 7.081.516 (80.233.635)
13 Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
369.845.503 557.244.629 652.936.046
14 Số nộp Ngân sách 125.781.803 196.893.245 201.013.234
15 Số vốn kinh doanh 31.372.989.446 26.952.421.192 52.996.346.407
16 Số lao động (người) 865 947 963
17 Thu nhập bình quân tháng
của một lao động
1.425.350 1.798.560 2.256.230
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Từ bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính trên, ta thấy quy mô sản xuất
kinh doanh của công ty tăng rõ rệt qua 3 năm qua. Doanh thu thuần của năm
2007 tăng gần 2 lần so với năm 2005.
Để mở rộng quy mô sản xuất, số lao động được tăng lên qua các năm.
Và tính đến tháng 12/2007 tổng số lao động của toàn công ty là 963 người,
chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng theo.
Năm 2007 cũng là năm đánh dấu sự tăng vốn kinh doanh lớn của công
ty (số vốn điều lệ lên tới 50.000.000.000 VNĐ). Nhờ đó, công ty có thể mở

rông quy mô sản xuất của mình. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của năm
2007 cũng tăng nhiều so với năm 2006 và năm 2005.
Đồng thời đó, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với
nhà nước.
Cùng với sự phát triển của công ty, đời sống của người lao động trong
công ty ngày một nâng cao. Thu nhập bình quân của một người lao động
trong năm 2006 đạt khoảng 1.798.560 VNĐ/tháng và đến năm 2007 là
2.256.230 VNĐ/tháng.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
1.1.2.1 Đặc điểm các loại sản phẩm
Việc sản xuất theo đơn đặt hàng xuất khẩu với sản phẩm là các hàng
may mặc chất lượng cao với nguyên liệu được cung cấp từ bên đặt hàng, còn
một số nguyên vật liệu phục vụ việc sản xuất thì công ty sẽ mua ngoài.
Sản phẩm của công ty bao gồm nhiều loại như:
+ Các sản phẩm chính: quần áo T – shirt, Polo shirt, áo Blouse, áo may-
ô, áo khoác dệt kim, áo sơ mi.
+ Các sản phẩm khác của công ty: váy các loại, quần áo ngủ, áo đồng
phục, áo sơ mi, quần âu…
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2.2 Quy trình công nghệ
Quy trình may công nghiệp của công ty trải qua những bước công đoạn:
chuẩn bị về nguyên phụ liệu, chuẩn bị mẫu mã, cắt, thêu, may, hoàn thiện,
kiểm kim, đóng thùng
Quy trình chi tiết cho mỗi công đoạn như sau:
* Nguyên phụ liệu: làm tủ tục giao nhận nguyên phụ liêu, kiểm tra số
lượng chất lượng…
* Chuẩn bị mẫu và may mẫu: kiểm tra độ co vải, thiết kế trên bìa cứng…
* Cắt: Tở vải và trải vải, cắt và kiểm tra bán thành phẩm…

* Thêu: Thêu trên bán thành phẩm
* May: Thực hiện quy trình may
* Hoàn thiện: Giặt (nếu có), là, bao gói, đóng thùng
Quy trình sản xuất được khát quát thành sơ đồ sau:
Sơ đồ 01: Quy trình sản xuất hàng may mặc của công ty TNHH Minh Trí
Như đã trình bày ở trên, hiện nay công ty mới chủ yếu tiến hành hoạt
động kinh doanh theo hình thức may công nghiệp gồm có 2 loại hình chủ yếu:
sản xuất hàng may mặc xuất khẩu theo đơn đặt hàng và nhận gia công cho
khách hàng trong nước và nước ngoài.
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
10
Nguyên phụ liệu
Kiểm kim (nếu có)
Chuẩn bị mẫu mã
Thêu/ In
(nếu có)
Cắt
May Giặt ( nếu có)
Đóng thùng
Hoàn thiện
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì cơ cấu tổ chức của công ty bao
gồm có 2 cấp:
Cấp thứ nhất: Cấp công ty: có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của cấp
dưới.
Cấp thứ hai: Cấp phân xưởng: có nhiệm vụ trực tiếp tham gia sản xuất
hoặc phụ trợ cho việc sản xuất.
Do công ty chủ yếu là sản xuất sản phẩm hàng may mặc để xuất khẩu
theo các đơn đặt hàng và nhận gia công hàng may mặc cho các khách hàng
nên việc tổ chức hoạt động kinh doanh cho 2 lĩnh vực sản xuất này có khác

nhau
● Quy trình tổ chức hoạt động cho sản xuất may mặc theo đơn hàng
xuất khẩu
Các đơn đặt hàng của khách (Bên A) được giao cho phòng quản lý đơn
hàng phụ trách. Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, phòng kỹ thuật sẽ
tiến hành sản xuất thử. Sau khi Bên A đã chấp nhận sản phẩm chế thử đó thì
phòng kinh doanh tiến hành soạn thảo các điều khoản hợp đồng dựa vào các
định mức về vật liệu và nhân công mà phòng kỹ thuật đã tính toán. Đồng thời
phòng kỹ thuật cũng chuyển cho phòng quản lý đơn hàng các định mức sản
xuất cho đơn hàng đó. Sau khi hợp đồng được ký kết, phòng quản lý đơn hàng
bắt đầu triển khai việc sản xuất theo đơn hàng đó.
Việc lập hợp đồng do phòng kinh doanh chịu trách nhiệm soạn thảo,
trình cho giám đốc ký duyệt, đóng dấu của công ty và gửi cho bên A. Khi
người có thẩm quyền ở bên A ký tên và đóng dấu thì mỗi bên giữ một bản
hợp đồng có giá trị như nhau, lúc này hợp đồng được coi như có hiệu lực.
Để tiến hành thực hiện theo đơn hàng thì trước hết phòng quản lý đơn
hàng sẽ dựa vào hợp đồng và hồ sơ về sản phẩm để phát lệnh chuẩn bị nguyên
phụ liệu. Phòng quản lý đơn hàng sẽ xem xét trong kho có đủ vật tư cần thiết
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
không, nếu thấy có sự thiếu hụt không đảm bảo quá trình sản xuất, phòng sẽ
trình giám đốc xin mua nguyên phụ liệu. Tiếp đó, phòng tài vụ sẽ chuẩn bị
tiền cho phòng kinh doanh tiến hành mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ
việc sản xuất. Khi đã xác định là đủ nguyên phụ liệu cần thiết, phó giám đốc
kế hoạch sản xuất sẽ phát lệnh sản xuất.
Trước hết phòng kỹ thuật tiến hành thiết kế sơ đồ cắt. Công đoạn tiếp
theo là xây dựng định mức vải, nguyên công, nguyên phụ liệu. Sau khi đã xây
dựng xong các định mức cho việc sản xuất thì tiếp tục xây dựng bảng hướng
dẫn công nghệ may, bảng hướng dẫn công nghệ cắt. Sau đó phải điều chỉnh

dây truyền sản xuất cho chuyền may để tiến hành may và hoàn thiện sản
phẩm đạt yêu cầu giao cho khách hàng.
Tại mỗi tổ sản xuất, tổ trưởng sẽ phân công công việc đến từng công
nhân sản xuất để đảm bảo hoàn thành công việc theo đúng tiến độ kế hoạch.
Trước hết đòi hỏi mỗi tổ phải sản xuất thử theo đúng yêu cầu của phòng kỹ
thuật và trong quá trình sản xuất có sự theo dõi, giám sát và đánh giá của cán
bộ kỹ thuật, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Sau khi đã đạt yêu cầu mới
được phép sản xuất hàng loạt theo hợp đồng.
Mỗi sản phẩm thường phải trải qua rất nhiều công đoạn sản xuất khác
nhau, từ phân xưởng này sang phân xưởng khác. Vì vậy để đảm bảo chất
lượng của sản phẩm cũng như đảm bảo sự tiết kiệm hợp lý thì trước khi
chuyển sang công đoạn tiếp theo thì bán thành phẩm được được qua sự kiểm
tra chất lượng kỹ càng của phân xưởng tiếp nhận bán thành phẩm. Việc đánh
giá bán thành phẩm này căn cứ vào các tiêu chuẩn chất lượng được xây dựng
bởi phòng QA. Đó là một bộ phận độc lập với phòng kế hoạch sản xuất để
đảm bảo tính khách quan trong việc kiểm tra sản phẩm, đảm bảo độ tin cậy.
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khi sản phẩm đã hoàn thành ở khâu cuối cùng, bộ phận KCS thuộc phân
xưởng hoàn thiện sẽ kiểm tra chất lượng của sản phẩm. Nếu sản phẩm đảm
bảo những tiêu chuẩn cần thiết thì sẽ nghiệm thu sản phẩm.
Không đạt Đạt
Sơ đồ 02: Quy trình sản xuất theo đơn hàng xuất khẩu
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
13
Thiết kế loại mẫu cho sản
xuất
May khảo sát (chế thử )
Thiết kế sơ đồ cắt

Xây dựng định mức vải,
nguyên công,phụ liệu
Xây dựng bảng hướng dẫn
công nghệ may
Xây dựng bảng hướng dẫn
công nghệ cắt
Điều chỉnh dây truyền SX
cho chuyền may
Tiến hành may và hoàn
thiện
Thành phẩm theo yêu cầu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
● Quy trình gia công theo đơn đặt hàng
Phòng quản lý đơn hàng sẽ quản lý các đơn hàng gia công của khách
hàng. Khi nhận gia công thì công ty sẽ tiếp nhận nguyên phụ liệu từ phía
khách hàng. Trường hợp gia công cho khách hàng nước ngoài thì phòng quản
lý đơn hàng lên danh mục về định mức từng loại nguyên vật liệu cho đơn
hàng đó giao cho phòng kinh doanh đi đăng ký danh mục nguyên phụ liệu
nhập về với hải quan. Các bước công việc tiếp theo được tiến hành tương tự
như trên
Đặt hàng

Đạt không đạt
Đạt
Kiểm tra

Sơ đồ 03: Quy trình gia công đơn hàng
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
14
Khách

hàng
Kho
vật tư
Phòng quản lý
đơn hàng
Phòng
kỹ thuật
Thiết kế
mẫu
Phân xưởng
SX
Sản phẩm
Hoàn thành
đơn hàng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty là một quá trình
khép kín, liên tục và thông suốt, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng
ban với các phân xưởng sản xuất. Công tác sản xuất được tổ chứ hợp lý và
chặt chẽ sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, đảm bảo
thực hiện được các kế hoạch sản xuất đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng của
khách hàng.
Đối với một công ty sản xuất thì việc tiêu thụ đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên do đặc thù của công ty là sản xuất theo các đơn đặt hàng và hợp
đồng nên công ty không tiêu thụ hàng hoá theo hình thức cửa hàng hay đại lý.
Việc sản xuất và tiêu thụ đều dựa vào các đơn hàng và yêu cầu của khách
hàng.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, trước khi bàn giao cho khách hàng,
sản phẩm phải qua sự kiểm tra của phòng KCS. Còn đối với những sản phẩm
được giao gia công tại các công ty may mặc khác thì phòng QA sẽ tổ chức
đưa các cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra chất lượng.

Khi sản phẩm đã đạt yêu cầu về chất lượng thì sản phẩm đó mới được
đem đi xuất khẩu và vận chuyển cho khách hàng. Việc giao hàng cho khách
hàng được quy định cụ thể theo hợp đồng
Như đã nói trên, đặc điểm tiêu thụ sản phẩm là bán thông qua các đơn
đặt hàng và hợp đồng của khách hàng. Vì vậy, công ty không xác định hệ
thống đại lý giới thiệu sản phẩm. Do đó mà cho phí cửa hàng, quảng cáo là
không đáng kể.
1.1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và họat động kinh doanh
• Sơ đồ tổ chức
Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và có hiệu quả
thì việc tổ chức và hoạt động có khoa học của bộ máy quản lý là hết sức quan
trọng. Do đó công ty TNHH Minh Trí đã tổ chức bộ máy quản lý như sau
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ 04: Tổ chức bộ máy bộ máy quản lý tại công ty TNHH Minh Trí
• Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức quản lý
của công ty:
Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến
chức năng, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Mỗi bộ phận chức năng có
nhiệm vụ cụ thể riêng biệt nhưng giữa các bộ phận chức năng có mối liên hệ
mật thiết, chặt chẽ với nhau. Chức năng của mỗi bộ phận cụ thể như sau:
* Giám đốc: bà Nguyễn Hồng Hạnh
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
16
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ
TÀI CHÍNH
PHÓ GĐ
XUẤT NHẬP

KHẨU
PHÓ GĐ
KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT
PHÓ GĐ
CÔNG
NGHỆ
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
QUẢN LÝ
CHẤT
LƯỢNG
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG
QUẢN

ĐƠN
HÀNG
PHÒNG
LAO
ĐỘNG

HÀNH
CHÍNH
PHÂN
XƯỞNG
MAY I
(TỔ 1 ĐẾN
TỔ 7)
PHÂN
XƯỞNG
MAY II
(TỔ 8 ĐẾN
TỔ 15)
PHÂN
XƯỞNG
MAY III
( TỔ 16
ĐẾN
TỔ 20)
PHÂN
XƯỞNG
THÊU
BAN

ĐIỆN
PHÂN
XƯỞNG
HOÀN
THIỆN
PHÂN
XƯỞNG

CẮT
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty, sắp
xếp tổ chức bộ máy quản lý và công tác cán bộ, chỉ đạo đổi mới doanh
nghiệp, ký kết hợp đồng cho công ty và chịu trách nhiệm trước sự phát triển
của công ty.
Dưới giám đốc là các phó giám đốc: Là những người trợ giúp cho giám
đốc và được giám đốc giao cho một số công việc, chịu trách nhiệm trước
giám đốc về những công việc được giao phó. Tại công ty hiện nay có 4 phó
giám đốc:
* Phó giám đốc tài chính: ông Nguyễn Lê Hùng
Chức năng: Là người tham mưu cho giám đốc trong việc sử dụng vốn
của công ty trong quá trình kinh doanh, được giám đốc phân công thực hiện
công tác tài chính của công ty
Nhiệm vụ: Chỉ đạo thu thập thông tin, xử lý thông tin, thực hiện các
quy định của pháp luật về kế toán, lập báo cáo tài chính của công ty.Báo cáo
thường xuyên về xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất, kinh doanh phục vụ
cho việc mở rộng hoạt động và quy mô của công ty.
* Phó giám đốc xuất nhập khẩu: ông Vũ Đình Tân
Chứ năng: Giúp giám đốc trong công tác xuất nhập khẩu
Nhiệm vụ: Ký kết các hợp đồng xuất khẩu, tiến hành các hoạt động
giao dịch với khách hàng và quảng cáo, phát triển và mở rộng thị trường nội
địa và xuất khẩu, kí kết các hợp đồng dịch vụ cung ứng nguyên phụ liệu, dụng
cụ phục vụ phục vụ cho sản xuất, hàng FOB, kinh doanh của công ty.
* Phó giám đốc kế hoạch sản xuất: bà Nguyễn Phương Liên
Chức năng: Tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất
trong năm. Khảo sát nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước và định hướng
cho những năm tiếp theo.
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhiệm vụ: - Chịu trách nhiệm về việc cung ứng vật tư, nguyên phụ
liệu, công cụ và các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh
- Chỉ đạo triển khai sản xuất, chỉ đạo công tác đào tạo
công nhân sản xuất, đồng thời giúp giám đốc quản lý các dự án sản xuất.
* Phó giám đốc công nghệ:
Chức năng: Tham mưa cho giám đốc về lĩnh vực công nghệ sản xuất và
lĩnh vực công nghệ để giúp việc quản lý hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ : Chịu trách nhiệm về công nghệ đối với trang thiết bị trong
công ty, nhằm đáp ứng đòi hỏi của thị trường.
Dưới các phó giám đốc là các phòng ban bao gồm:
● Phòng kế toán tài chính:
Thực hiện các công tác về tài chính và kế toán theo đúng quy định và
chế độ kế toán của nhà nước quy định từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Bao
gồm các nhiệm vụ đặc thù sau:
- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các quy định và chế độ kế toán, chịu
trách nhiệm trong công tác lưu trữ chứng từ.
- Tính toán cân đối thu chi để phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Thực hiện các quyết toán tài chính tính và xây dựng giá thành, hạch toán
các kết quả hoạt động kinh doanh.
● Phòng kinh doanh:
Có chức năng quản lý và điều hành mọi hoạt động xuất nhập khẩu của
công ty để đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra đúng kế hoạch. Bao
gồm các nhiêm vụ chính sau:
- Khai thác và mở rộng thị trường trong và ngoài nước
- Giao dịch với khách hàng, làm văn bản hợp đồng.
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Làm thủ tục hải quan khi có hàng xuất khẩu, nhập khẩu, soạn thảo các

văn bản hợp đồng thông qua giám đốc (hoặc phó giám đốc khi được
uỷ quyền) ký.
- Chịu trách nhiệm giải quyết những phát sinh, tranh chấp trong quá
trình thực hiện hợp đồng
● Phòng quản lý chất lượng:
Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. Có chức năng tổ chức đánh giá
chất lượng của các sản phẩm sản xuất ra có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đặt ra
không. Tiến hành kiểm tra chất lượng bán thành phẩm ở từng giai đoạn trong
quá trình sản xuất.
● Phòng kỹ thuật:
Tiếp nhận và phân tích các thông tin khoa học và kinh tế mới nhất, tiến
hành nghiên cứu và chế thử sản phẩm mới, đồng thời tổ chức đánh giá quản lý
các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của công ty và tổ chức các cuộc kiểm tra trình
độ tay nghề của công nhân viên.
● Phòng quản lý đơn đặt hàng:
Công ty TNHH Minh Trí chủ yếu thực hiện sản xuất gia công hàng xuất
khẩu, do vậy sản xuất phụ thuộc vào đơn đặt hàng. Do đó phòng quản lý đơn
hàng có chức năng quản lý các đơn hàng của công ty và trợ giúp cho phòng
kế toán trong công tác hạch toán và kiểm tra các đơn hàng. Tổ chức tiêu thụ
sản phẩm, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cân đối đảm bảo tiến độ sản xuất theo
đơn đặt hàng, kiểm tra mức hoàn thành kế hoạch, tổ chứ chuyên chở sản
phẩm hàng hoá vật tư đạt hiệu quả cao nhất.
● Phòng lao động hành chính:
Có chức năng quản lý công nhân viên và lao động trong công ty, thực
hiện tính lương và lập bảng thanh toán tiền lương cho các tổ, phân xưởng sản
xuất, các bộ phận quản lý trong công ty.
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Dưới các phòng ban là các phân xưởng sản xuất. Bao gồm:

• Phân xưởng may 1, PXM 2 và PXM 3 làm nhiệm vụ kiểm tra các
phôi may đầu vào về các tiêu chuẩn chất lượng.
• Phân xưởng cắt: có nhiệm vụ cắt vải theo mẫu thiết kế do phòng kỹ
thuật chuyển đến.
• Phân xưởng thêu: với nhiệm vụ hoàn thành các mẫu thêu trên các
sản phẩm.
• Ban cơ điện: phụ trách các vấn đề về điện nước phục vụ quá trình
sản xuất.
• Phân xưởng hoàn thiện: gồm có tổ đóng thùng, tổ là, tổ thu hoá, bộ
phận KCS, tổ phục vụ, vận hành lò hơi. Đây là bộ phận làm những
công việc cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm trước khi bàn giao cho
khách hàng.
1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
1.2.1.1 Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của Công ty,
để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, công ty tổ chức kế toán theo
hình thức tập trung. Toàn bộ công việc kế toán của công ty được tập trung tại
phòng kế toán. Theo đó, sẽ bố trí các nhân viên phân xưởng ghi chép các
nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi phân xưởng, cuối tháng chuyển
chứng từ về phòng kế toán. Phòng tài vụ của công ty có nhiệm vụ hướng dẫn
và kiểm tra việc thực hiện thu thập, xử lý thông tin kế toán ban đầu, thực hiện
chế độ hạch toán và quản lý tài chính theo đúng quy định.
Ngoài ra, phòng kế toán còn cung cấp các thông tin về kế toán và tài
chính của công ty một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đó là những thông
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tin hữu ích để giúp ban lãnh đạo công ty đề ra các biệp pháp, các quy định
phù hợp với đường lối phát triển chung.

1.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán bộ máy kế toán
Căn cứ vào quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý của công ty, mức
độ chuyên môn hoá và trình độ nhân viên kế toán mà phòng kế toán đươc tổ
chức sao cho phù hợp nhất.
Hiện nay phòng kế toán có 8 người.
Đứng đầu là Kế toán trưởng: ông Nguyễn Lê Hùng: Là người chịu trách
nhiệm chung về công tác kế toán tại công ty, giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện
công tác kế toán thống kê của công ty, đồng thời lập báo cáo tài chính định kỳ
cung cấp các thông tin tài chính cho các đối tượng có liên quan như ngân
hàng, các nhà đầu tư…
Dưới kế toán trưởng là các nhân viên kế toán. Mỗi người thực hiện
những phần hành kế toán nhất định. Gồm có:
+ Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tiền lương, tài sản cố định, giá thành
và tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh: Là người chịu trách
nhiệm trực tiếp với kế toán trưởng. Phần việc mà kế toán tổng hợp đảm
nhiệm:
• Tổng hợp số liệu của toàn các báo cáo theo tháng, đồng thời phụ trách
việc tập hợp chi phí và tính giá thành; theo dõi cái TK 334 và 338 từ
các chứng từ gốc ban đầu.
• Theo dõi biến động của tài sản cố đinh, phân bổ khấu hao tài sản cố
định vào chi phí để tính giá thành
• Tập hợp chi phí cho các mã hàng
• Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
+ Kế toán nguyên phụ liệu (2 người):
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có nhiệm vụ theo dõi nhập xuất tồn các nguyên vật liệu, công cụ và tài
sản cố định, việc khấu hao cũng như phân bổ chi phí này cho các đối tượng sử
dụng.

+ Kế toán thanh toán (2 người):
Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền mặt và
tiền gửi và các khoản công nợ của công ty
Chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ liên quan đến tình hình biến động tiền
mặt, tiền gửi và các khoản công nợ; thực hiện các giao dịch với các ngân
hàng. Theo dõi các khoản vay, trả với ngân hàng và các khoản công nợ đối
với các đối tượng khác.
+ Kế toán thuế (1 người)
Có nhiệm vụ theo dõi nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Theo dõi thuế
gia trị gia tăng của hàng nhập vào và hàng xuất bán, thuế xuất nhập khẩu,
thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài. Cuối năm, lên báo cáo tổng hợp
phản ánh số thuế phải nộp và đã nộp.
Có thể khái quát mô hình tổ chứ bộ máy kế toán tại công ty TNHH
Minh Trí như sau:

Sơ đồ 05: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Minh Trí
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
22
Kế toán trưởng
Kế
toán
thuế
Kế toán
nguyên
phụ liệu
Kê toán
thanh
toán
Thủ
quỹ

Kế toán tổng hợp
kiêm kế toán tiền
lương, TSCĐ, giá
thành và tiêu thụ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tập trung, thống nhất đã giúp
cho việc kiểm tra đôn đốc các bộ phận trong công ty, góp phần nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chung của đơn vị. Bộ máy kế toán luôn cung cấp những
thông tin trực tiếp và kịp thời cho lãnh đạo công ty, cả thông tin chi tiết và
thông tin tổng hợp đáp ứng được yêu cầu quản trị của ban lãnh đạo. Hiệu quả
hoạt động của phòng kế toán tài chính đã đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng và hiệu quả quản lý nói
chung
1.2.2 Chính sách kế toán áp dụng:
• Công tác kế toán của công ty thực hiện theo quyết định số 48/2006/QĐ-
BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 14/ 9/ 2006
• Niên độ kế toán của công ty: bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng
năm
• Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng
• Phương pháp kế toán hàng tồn kho và tính giá hàng tồn kho:
o Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
o Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
● Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo đường thẳng
● Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký chung
● Loại hình kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng: Kế toán máy. Hiện
tại doạnh nghiệp đang áp dụng phần mềm kế toán IFORBUS để phục vụ công
tác kế toán.
1.2.3 Hệ thống chứng từ
Chứng từ là một hồ sơ đặc biệt quan trọng phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài
chính đã phát sinh và hoàn thành, là căn cứ để tiến hành các hoạt động kế

toán. Hiện nay công ty đang áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC
của Bộ Tài Chính ban hanh ngày 14/9/2006. Vì vậy công ty sử dụng mọi
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chứng từ kế toán theo mẫu được quy định trong quyết định này bao gồm các
chứng từ bắt buộc sau:
 Chứng từ về tiền tệ:
+ Phiếu thu
+ Phiếu chi
+Giấy đề nghị tạm ứng
+ Giấy đề nghị thanh toán
+ Phiếu báo nợ, báo có
+ Biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ
 Chứng từ về hàng tồn kho:
+ Phiếu nhập kho
+ Phiếu xuất kho
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
 Chứng từ về TSCĐ:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
 Chứng từ về lao động tiền lương:
+ Bảng chấm công kèm bảng chấm công làm thêm giờ
+ Bảng thanh toán tiền lương
+ Bảng thanh toán tiền thưởng

+ Giấy đi đường
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
+ Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
 Chứng từ về bán hàng:
+ Hợp đồng bán hàng
+ Tờ khai hàng xuất khẩu
+ Hoá đơn GTGT
+ Phiếu xuất kho
1.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Bắt đầu từ năm 2007 công ty đã chuyển từ hình thức chứng từ ghi sổ
sang hình thức nhật ký chung và áp dụng phần mềm kế toán máy inforbus.
Theo đó thì hệ thống sổ kế toán của công ty gồm có: sổ tổng hợp và sổ chi
tiết. Trong đó:
 Sổ chi tiết gồm có: sổ chi tiết tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ
chi tiết công nợ ( sổ chi tiết TK 131 và sổ chi tiết TK 331 ), sổ quỹ tiền
mặt, sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết chi phí, sổ chi tiết thành
phẩm
 Sổ tổng hợp gồm có: sổ nhật ký chung; sổ tổng hợp công nợ, sổ tổng
hợp nhập xuất tồn vật tư hàng hoá; Sổ cái mở cho các tài khoản mà
công ty đang sử dụng
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình
của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng
hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào theo yêu cầu quản
lý), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính.
Đỗ Thị Ngọc Tú Lớp: Kế toán 46A
25

×