I. 2. BAN KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN
Chương 4: Polime và vật liệu polime
5 tiết (3 lí thuyết + 1 luyện tập + 1 kiểm tra)
4.1. Đại cương về polime
Khái niệm và phân loại. Cấu trúc, Tính chất. Điều chế (phản ứng trùng hợp, phản
ứng trùng ngưng).
4.2. Các vật liệu polime
Chất dẻo. Khái niệm về vật liệu composit. Tơ sợi. Cao su. Keo dán tổng hợp.
4.3. Luyện tập
Điều chế và cấu trúc polime.
- -
1
Ôn tập kì I
4.4. Kiểm tra viết.
II. NỘI DUNG MỘT SỐ CHƯƠNG, BÀI HOẶC CHỦ ĐỀ TRONG SÁCH GIÁO
KHOA
Chương 4: Polime và các vật liệu polime
6 tiết (4 lý thuyết, 1 luyện tập + 1 kiểm tra)
1. Mục tiêu
- Biến những khái niệm chung về polime và vật liệu polime.
- Hiểu phản ứng trùng hợp và trùng ngưng, nhận dạng được các monome để tổng hợp
polime.
- -
2
- Vận dụng các kiến thức đã học vào việc làm bài tập về tổng hợp các monome để
tổng hợp polime, hiểu biết và sử dụng các vật liệu polime trong cuộc sống.
2. Những điểm mới về nội dung so với sách giáo khoa 12 cải cách giáo dục
- Công thức polime viết theo chuẩn quốc tế:
CH
2
CH
2
n
(dấu móc cong cắt ngang nét gạch ngang)
- Tên gọi: theo quy định mới:
- Hệ số n là hệ số polime hóa hay độ polime hóa (Dùng tổng quát cho cả polime
trùng ngưng).
- Cấu trúc điều hoà và không điều hoà : giới thiệu ở mức độ sơ lược. Bản chất của
sản xuất vật liệu là tính ứng dụng “đầu vào - đầu ra” ít quan tâm đến quá trình.
- -
3
- Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ không bão hòa, không
phải là quá trình cộng hợp liên tiếp các phân tử nhỏ.
Quá trình cộng hợp liên tiếp các phân tử nhỏ là phản ứng trùng - cộng hợp. Thí dụ,
điều chế poliuretan
O=C=N-R-N=C=O + HO-R
1
-OH + O=C=N-R-N=C=O + HO-R
1
-OH…→
n
OCNHRNHCOORO
1
- Thêm các khái niệm cao su (trước ở Lớp 11), vật liệu compozit, keo dán.
3. Những điểm cần lưu ý
- Trình bày khái niệm phản ứng trùng hợp cho đúng, không so sánh với phản ứng
trùng- cộng hợp vì giới hạn chương trình.
- Phân biệt chất dẻo thông thường và vật liệu compozit: chất dẻo thông thường có thể
- -
4
có hoặc không có chất độn; nhưng chất độn không được nghiên cứu kỹ về sự tương hợp
giữa polime và chất độn. Còn vật liệu compozit là hỗn hợp của polime và chất độn,
chúng không hòa tan mà phân tán tốt vào nhau, tương hợp tốt với nhau để làm tăng
những tính chất tốt của polime và chất độn.
4. Những điểm cần lưu ý ở mỗi bài
4.1. Bài đại cương về polime
- Chú ý khái niệm monome: Monome là những phân tử tham gia phản ứng polime
hóa. Như vậy, các phân tử có thể bị polime hóa, nhưng khi không tham gia thực hiện
phản ứng polime hóa hoặc tham gia các phản ứng khác như phản ứng cộng, oxi hóa…
thì không được gọi là monome.
- Cần phân biệt monome và chất phản ứng: phenol và fomanđehit là chất phản ứng
tạo ra ancol o-hiđroxibenzylic; đây mới là chất tham gia phản ứng trùng ngưng.
- -
5
- Định nghĩa phản ứng trùng hợp như sách giáo khoa (viết theo từ điển ABC -
Brockhoes chemie - Đức), không định nghĩa như sách giáo khoa cũ vì sẽ trùng với khái
niệm phản ứng trùng - cộng hợp (phản ứng này không có trong chương trình).
- Phản ứng trùng-cộng hợp là phản ứng cộng hợp liên tiếp hai hoặc ba loại phân tử
nhỏ (monome) với nhau, trong đó có ít nhất một phân tử không bão hòa, thành phân tử
lớn là polime. Thí dụ: cộng các điol vào điisoxianat thành các poliuretan.
- SGK chỉ giới thiệu một số phương pháp học học điều chế polime; hiện nay công
nghệ chế tạo polime bằng phương pháp điện hoá đang rất phát triển và tỏ ra có nhiều ưu
điểm. Phương pháp biến tính polime và phương pháp khâu mạch quang cũng là các
phương pháp công nghệ đang được nghiên cứu nhiều.
- Điều quan trọng là cần chú ý rèn luyện cho học sinh nhận dạng monome trong công
thức của polime và ngược lại từ monome viết được công thức của polime.
- -
6
- Lưu ý: giống tinh bột và xenlulozơ, nilon-6 và capron không phải là đồng phân của
nhau.
4.2. Bài Vật liệu polime
- Chú ý phân biệt chất dẻo và vật liệu compozit; polime và vật liệu polime.
Thí dụ: từ butađien trùng hợp ra polime dùng sản xuất cao su buna / polibutađien
chưa phải là cao su buna như xưa nay nhiều sách vẫn viết.
- Nhựa vá săm vừa là keo dán tổng hợp vừa là keo dán thiên nhiên. Trước đây, nhựa
vá săm chỉ là dung dịch cao su sống trong dung môi hữu cơ. Hiện nay có nhiều loại nhựa
vá săm tổng hợp, khô nhanh, bám chắc. Trong bài chỉ giới thiệu nhựa vá săm thiên nhiên
chỉ cốt để liên hệ thực tế.
5. Phương pháp
- Các vật liệu polime được gặp rất nhiều trong tự nhiên. Vì vậy, giáo viên có thể cùng
- -
7
học sinh thu nhặt các mẫu vật liệu polime để thầy trò cùng quan sát, nghiên cứu từ đó
giúp hình thành các khái niệm. Thông qua đó góp phần giáo dục môi trường về việc sử
dụng các vạt liệu polime khó bị phân huỷ (các màng mỏng polime dùng đựng hàng hoá,
đồ ăn, và các vật liệu phế thải khác)
- Một số tính chất và điều chế:
Nên mô tả các hiện tượng hoặc viết phản ứng cụ thể trước khi hình thành khái niệm
làm học sinh dễ và chủ động tiếp thu hơn.
Phần điều chế: tận dụng kiến thức về tính chất của các hợp chất không no (anken,
ankađien, ) và các hợp chất phân tử có nhiều nhóm chức mà HS đã được học (có thể
giao trước cho HS nhiệm vụ tổng kết trước các kiến thức liên quan).
* Chú ý: Giảng dạy ở lớp 12 – Cơ bản
Các khái niệm như 12- Nâng cao, nhưng ít phản ứng hơn.
- -
8
Phương pháp : có thể diễn giảng nhiều hơn so với ở 12- Nâng cao.
6. Câu hỏi
1. Giảng dạy theo phương pháp nghiên cứu như sách đã viết có thuận lợi, khó khăn
gì?
2. Kinh nghiệm của các thầy cô giáo về giảng dạy chương này có gì khác với phương
pháp đã nêu ở sách giáo khoa 12- Cơ bản và 12 – Nâng cao ?
- -
9