Đường (đường hấp thu nhanh): Nên kiêng hoàn toàn.
Gồm:
- Đường cát, đường thốt nốt, mía, mật ong.
- Bánh kẹo, mức, siro, kem, chocolate ngọt, sữa đặc có đường.
- Soda, nước ngọt, nước tăng lực và các nước có gas.
- Chất béo:
- Mỡ động vật (trừ mỡ cá), da gà, da vịt, da heo: Chứa nhiều cholestorol, gây xơ
vữa mạch máu, nên kiêng hoàn toàn. - Lòng đỏ trứng: Chứa nhiều Cholesterol,
chỉ nên ăn từ 1-3 quả/tuần, tùy theo lượng mỡ trong máu từng người.
- Óc heo, gạch cua, lòng, dồi trường, gan, cật nên ăn càng ít càng tốt. - Phô
mai, bơ nên ăn càng ít càng tốt.
- Chất bột (Đường hấp thu chậm):
Có nhiều trong gạo, nếp, khoai, mì là nguồn cung cấp năng lượng chính cho
cơ thể bạn, nên ăn đủ 50-55% tổng số năng lượng trong ngày. Cụ thể:
- Mỗi ngày khoảng 4-5 chén cơm, chia đều làm 3 bữa (tương đương mỗi bữa 1-
1,5 chén cơm).
- Nếu bữa nào bạn không thích ăn cơm, có thể thay thế nuôi, bún phở, hủ tiếu,
bánh mì, bánh ướt Nghĩa là bạn phải trừ bớt cơm đi.
- Có thể đổi ra tương đương như sau: 01 chén cơm # 02 chén bún, hủ tiếu, phở
# 01 ổ bánh mì # 01 dĩa bánh ướt.
- Trái cây
- Là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Đường trái cây
là đường fructose, hấp thu chậm hơn đường mía và đường thốt nốt. Do đó bạn
vẫn được phép ăn trái cây, dù chúng có vẻ ngọt.
- Ăn trái cây, tốt nhất nên chia nhỏ và ăn tráng miệng vào sau các bữa cơm.
Nên thường xuyên chọn các loại trái cây tươi, vị ngọt vùa phải. Ví dụ: Cam, quýt,
bưởi, chuối, lê, táo, pom, đu đủ, dưa hấu, ổi, mận
Những trái quá ngọt: Sầu Riêng, Mít, nho Mỹ, xoài cát nên ăn thường xuyên.
Nước ép trái cây tươi không tốt bằng ăn nguyên cả xác, vì nước ép trái cây chứa
ít chất xơ, làm tăng nhanh đường huyết.
- Không nên ăn trái cây sấy khô.
- Bia rượu: Nên hạn chế
- Có thể dùng 1 ít rượu khai vị.
- Bia chỉ nên uống mỗi lần # 250 ml.
- Thuốc lá: Nên kiêng hoàn toàn
- Rau, quả, củ: Bạn cứ ăn như người bình thường, gồm:
Rau tươi các loại
Khổ qua, đậu bắp, đậu que, su hào, bắp sú, dưa leo, cà chua, cà rốt, bí chanh,
bầu, nấm, măng, giá,
- Hành tây, hành củ, su lơ
- Chất đạm:
Thịt nạc heo, bò, gà vịt bỏ da, cá, mực, nạc cua, sò, đậu hũ, đậu Petits pois
đều nên vừa phải như người bình thường.
Bạn có thể chọn uống tất cả các loại sữa không béo, không đường từ 1-2 ly mỗi
ngày. Ví dụ: Anlenne, Obelac, sữa đậu nành không đường, sữa không béo
không đường, glucerna, diabcare
- Ngoài ra có thể ăn yaourt không đường hoặc bỏ thêm đường Aspartam.
-Nước:
Nước sôi nguội, nước chè xanh, nước suối không gas, nước dừa tươi Mỗi ngày bạn nên
uống # 2 lít
- Mỗi ngày có thể uống 1ly cafe.
BS. Trương Dạ Uyên
Thông tin được cung cấp bởi Bệnh Viện Hoàn Mỹ
11 lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh
tiểu đường
Người bị tiểu đường nên tránh những thức ăn giàu năng lượng
Ảnh: jupiterimages.com
Người mắc bệnh tiểu đường cần giữ thói quen ăn đúng giờ; chỉ ăn nhiều thịt
(trong khuôn khổ cho phép) trong 2 bữa; các bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm
ngũ cốc.
Các lời khuyên khác:
1. Loại bỏ thức ăn chứa nhiều mỡ.
2. Về cơ cấu bữa ăn, nên có nhiều thức ăn ít năng lượng (như rau, nấm khô,
dưa chuột ).
3. Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
4. Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng khi ăn.
5. Ǎn chậm, nhai kỹ.
6. Không ăn nhiều, phải luôn nhắc nhủ rằng mình đang thưởng thức đồ ăn.
7. Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.
8. Khi cần ăn kiêng và hạn chế số lượng, phải giảm dần thức ăn theo thời gian.
Khi đạt mức yêu cầu, nên duy trì một cách kiên nhẫn, không bao giờ được tăng
lên.
9. Phải tôn trọng các nguyên tắc: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần; ăn đủ để
có trọng lượng vừa phải; hạn chế chất béo, đặc biệt là mỡ động vật; có một
lượng chất xơ vừa phải; hạn chế ăn mặn; tránh các đồ uống có rượu.
10. Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ.
Những loại rau quả tốt cho người bệnh tiểu
đường
Dưa hấu cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Ảnh: jupiterimages.com
Cách đây hơn 2.000 năm, Đông y đã đề cập đến bệnh này trong phạm vi chứng
"tiêu khát". Các lương y tích lũy được nhiều kinh nghiệm sử dụng rau quả để
phòng chống tiểu đường. Tác dụng của nhiều loại rau quả đã được y học hiện
đại chứng minh.
Sau đây là một số cách sử dụng rau quả cho bệnh nhân tiểu đường:
- Mướp đắng (khổ qua) có 3 cách dùng: dạng tươi rửa sạch làm rau ăn hằng
ngày, mỗi ngày 50-100 g hoặc nấu canh với thịt trai; dạng khô tán thành bột uống
mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10 g; dạng trà hãm nước sôi uống hằng ngày, lượng tùy
thích.
- Bí đỏ 250 g, rửa sạch thái miếng, ninh nhừ ăn hằng ngày, liên tục trong 1
tháng.
- Bí đao 100 g, nấu ăn hằng ngày hoặc rửa sạch ép lấy nước uống.
- Củ mài 30 g, bí đao 100 g, lá sen 30 g. Sắc uống hằng ngày.
- Vỏ bí đao 15 g, vỏ dưa hấu 15 g. Sắc uống hằng ngày.
- Dưa hấu 500 g, ăn hằng ngày.
- Củ cải 5 củ, gạo tẻ 60 g, nấu thành cháo, chia làm vài lần ăn trong ngày. Hoặc
củ cải 500 g, bào ngư khô 50 g, nấu ăn cách nhật, liên tục trong 15-20 ngày.
- Cà rốt tươi lượng vừa phải, gạo tẻ 60 g, nấu cháo ăn hằng ngày.
- Đậu đỏ khô (có vỏ) 50 g, nấu ăn hằng ngày.
- Đậu ván trắng 30 g, mộc nhĩ đen 30 g. Sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2-3 lần,
mỗi lần 3-5 g.
- Đậu xanh 30 g, lá hồng 30 g. Sắc nước uống hằng ngày.
- Sắn dây 30 g, gạo tẻ 60 g. Nấu thành cháo chia ăn vài lần trong ngày.
- Hạt quả vải sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 g.
- Lê tươi tùy lượng, rửa sạch giã nát, ép lấy nước nấu cùng với mật ong thành
dạng cao. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa với nước ấm. Hoặc mỗi ngày ăn 1
quả lê.
- Ổi chín ăn mỗi ngày 4-5 quả, hoặc ép lấy nước uống hằng ngày (khoảng 250 g
ổi). Hoặc lá ổi khô 15-30 g sắc lấy nước uống thay trà.
- Mắt mía (giá nhãn) 120 g, sắc lấy nước uống hằng ngày thay trà.
- Rau chân vịt 100-200 g, kê nội kim 15 g. Sắc uống hằng ngày.
- Cọng rau muống 100 g, râu ngô 50 g. Sắc uống hằng ngày.
BS. Thanh Trà, Sức Khỏe & Đời Sống
Lên thực đơn cho người bị tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (có nhiều trong vỏ
trái cây, gạo không giã kỹ). Chất này có tác dụng chống táo bón, giảm tăng
cường đường huyết, cholesterol và triglycerid sau bữa ăn.
Tùy theo tuổi, tình trạng công việc, cân nặng cơ thể các chuyên gia dinh dưỡng
sẽ xác định nhu cầu năng lượng cho người bị tiểu đường. Thông thường, bệnh
nhân nội trú nam cần 26 Kcal/kg thể trọng mỗi ngày; nữ cần 24 Kcal/kg thể trọng.
Những người điều trị tại giường cần mỗi ngày 20-24 Kcal/kg thể trọng.
Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn:
Lượng protein lý tưởng là 0,8 g/kg mỗi ngày đối với người lớn. Trong chế độ dinh
dưỡng của bệnh nhân tiểu đường, protein có tỷ lệ 15-20% năng lượng của khẩu
phần ăn.
Tỷ lệ lipid không nên quá 25-30% tổng số calo; trong đó chất béo bão hòa nên
dưới 10%, phần còn lại là chất béo không bão hòa. Acid béo không no một nối
đôi 10-15%, acid béo không no nhiều nối đôi dưới 10% tổng năng lượng của
khẩu phần. Ăn ít cholesterol, nên dưới 300 mg/ngày, việc kiểm soát chất béo
cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Tỷ lệ glucid chấp nhận được là 50-60% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các
glucid phức hợp như gạo, khoai củ, hết sức hạn chế đường đơn. Bệnh nhân tiểu
đường có thể ăn không hạn chế (tự do) các thực phẩm có dưới 5% glucid, hạn
chế các loại thức ăn có 10-20% glucid; kiêng hay hạn chế tối đa các loại đường
hấp thu nhanh (mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt), trái cây khô là các loại thức ăn
có trên 20% glucid.
Cần đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng (sắt, iốt ), thường có trong rau quả tươi.
Bệnh nhân nên phân phối năng lượng hợp lý bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, ít
ra là 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa phụ xen kẽ. Mục đích là tránh đường huyết tăng
nhiều sau khi ăn. Người điều trị bằng insulin tác dụng chậm sẽ dễ có xu hướng
hạ đường huyết trong đêm, nên ăn bữa phụ trước khi đi ngủ.
Lạc phòng ngừa bệnh tim mạch và tiểu
đường
Do có hàm lượng acid béo cao nên lạc từng bị coi là một thực phẩm không tốt,
có thể gây béo phì và tiểu đường. Nhưng các nhà khoa học ở Đại học Harvard
(Mỹ) đã kết luận, chính acid béo và các chất khác trong lạc đã làm hàm lượng
cholesterol trong máu trở về mức vừa phải.
Theo các nhà khoa học, arginine trong lạc có tác dụng tích cực trong phòng và
điều trị các bệnh tim mạch. Trong tương lai, arginine có thể sẽ được sử dụng
như một “vũ khí” hữu hiệu giúp phòng và chữa bệnh tim mạch. Ngoài ra, arginine
cũng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất oxit nitơ (NO) - một chất đóng vai
trò quan trọng trong việc huy động khả năng đề kháng của hệ miễn dịch, thông
qua tăng cường sản xuất các đại thực bào. Người ta tin rằng, tình trạng thiếu NO
khiến một số người trở nên nhạy cảm hơn với vi khuẩn. Các nhà khoa học đã
chứng minh, có sự liên hệ giữa nhiễm trùng và nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực,
nhồi máu cơ tim. Vì vậy, có thể đây cũng là một trong những khả năng tích cực
của lạc với căn bệnh tim mạch.
Các nhà khoa học của Đại học Linkoeping đã nghiên cứu trên 120 bệnh nhân lao
cấp tính ở Ethiopia. Họ được chia làm hai nhóm. Một nhóm dùng arginine dưới
dạng thuốc (với hàm lượng 1 g/ngày, tương đương ăn 30 g lạc) và nhóm thứ 2
dùng giả dược. Tất cả đều được điều trị bằng hóa chất chống lao. Kết quả thu
được sau 4 tuần: Ở nhóm dùng arginine, triệu chứng ho giảm nhanh hơn so với
nhóm dùng giả dược. Hàm lượng vi khuẩn lao trong đờm của nhóm 1 cũng thấp
hơn so với nhóm 2.
Ăn lạc giúp ngăn chặn được bệnh đái tháo đường. Đây là kết quả nghiên cứu
của Đại học Y tế công cộng Harvard trên 83.000 phụ nữ ở độ tuổi 34-59 và được
theo dõi trong 16 năm. Phụ nữ ăn lạc ít nhất 5 lần mỗi tuần làm giảm nguy cơ
mắc bệnh đái tháo đường tới 20% so với những người ăn ít hoặc không ăn lạc
và sản phẩm chế biến từ lạc. Theo các nhà nghiên cứu, điều này cũng đúng với
cả nam giới.
Trong lạc có sắt và magne, giúp cân bằng lượng insulin và glucose trong cơ thể,
phòng đái tháo đường. Bác sĩ Fennell (thuộc nhóm nghiên cứu) cho rằng, chúng
ta nên ăn lạc thay vì ăn các loại hạt đã được tinh chế bởi lạc rất tốt cho cơ thể,
giúp giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Ông còn nhấn mạnh: “Điều đó
không có nghĩa là chúng ta phải ngừng ăn các loại thức ăn khác và chỉ ăn lạc,
trái lại cần phải biết điều hòa thì mới mong có được một cơ thể khỏe mạnh và
không bệnh tật”.
Một nghiên cứu cho biết, bơ lạc rất có lợi cho tim, vì chúng sẽ thay thế cho
những lipid có hại và những lipid chưa bão hòa. Ngoài ra, nó còn cung cấp chất
dinh dưỡng bổ ích cho máu. Ron Eitenmiller, nhà nghiên cứu của Đại học
Georgia, đã phát biểu: “Bơ lạc chứa lượng vitamin E cao như tất cả các loại đậu
sống khác, thành phần dầu chủ yếu trong bơ lạc cũng có tác dụng tốt vì giữ
được hàm lượng vitamin". Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng: khi được rang
lên, lạc sẽ mất đi một lượng vitamin E. Nhưng với bơ lạc, lượng vitamin này lại
được xay nhuyễn, còn những lượng bị mất đi sẽ được bổ sung bằng những chất
ổn định và những thành phần khác trong lúc được sản xuất.
Tuy nhiên, trong lạc mốc có chứa độc chất có thể gây ung thư. Vì vậy, cần chú ý
lựa chọn lạc và các sản phẩm chế biến từ lạc để tránh ăn phải lạc mốc.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Nguy cơ khi tập luyện ở người đái tháo
đường
Tập yoga tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
Duy trì hoạt động thể lực là biện pháp quan trọng giúp cơ thể phòng ngừa được nhiều
bệnh tật, nâng cao tuổi thọ. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là týp 2, tập luyện
là yếu tố giúp cho cơ thể cải thiện rất nhiều tình trạng bệnh tật, nhưng bên cạnh đó cũng
có những vấn đề xảy ra khi luyện tập mà người bệnh cần chú ý.
Những lợi ích từ tập luyện
Hoạt động thể lực đều đặn ở người bệnh đái tháo đường có thể giảm nồng độ đường máu
cả trong và sau khi tập luyện. Người ta thấy rằng nếu tập đều đặn có thể cải thiện mức
cân bằng lượng đường trong máu một thời gian dài và kiểm soát mức đường hằng ngày.
Tập luyện còn giúp cơ thể tăng độ nhạy với insulin máu, do vậy nhu cầu insulin bổ sung
hằng ngày có thể được giảm đi. Đây là tác dụng rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo
đường týp 2, vì tình trạng giảm độ nhạy với insulin là nguyên nhân chính gây tăng đường
huyết ở người bệnh.
Tập luyện cũng làm gia tăng nồng độ HDL (loại cholesterol tốt), gia tăng sự tiêu hao
năng lượng, giúp giảm trọng lượng cơ thể ở bệnh nhân béo phì. Nguy cơ biến chứng tim
mạch ở những bệnh nhân này là rất cao nhưng luyện tập thể thao có thể hạn chế tốt những
biến chứng này vì hạn chế được tăng huyết áp, giảm được cholesterol có hại, cải thiện
chức năng tim mạch của người bệnh như làm giảm nhịp tim lúc nghỉ, làm tăng khả năng
co bóp tống máu của cơ tim, duy trì sự dẻo dai của cơ xương khớp. Quá trình tập luyện
còn giúp người ta tăng sự hưng phấn, giảm được áp lực bệnh tật và công việc, hạn chế
tình trạng stress. Tập thể dục đều đặn còn có tác dụng cao hơn đối với người có chế độ ăn
với lượng calo vừa phải, nhưng sẽ ít hoặc không có tác dụng nếu bệnh nhân áp dụng chế
độ ăn kiêng với lượng calo thấp (khoảng 600- 800kcal/ngày).
Nguy cơ nào xảy ra trong luyện tập?
Triệu chứng thường gặp nhất là hạ đường huyết xảy ra ở bệnh nhân đang điều trị insulin
hoặc đang dùng thuốc hạ đường huyết. Một số bệnh nhân lại do ăn kiêng quá mức làm
cho cơ thể không đủ năng lượng hoạt động hoặc do tự ý tăng liều insulin mà không theo
sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Lúc này người bệnh sẽ có các biểu hiện như đói, run tay chân,
vã mồ hôi, thậm chí hôn mê Cơn hạ đường huyết có thể xuất hiện ngay trong lúc tập
hoặc sau khi kết thúc bài tập. Thậm chí ở một số bệnh nhân đái tháo đường týp 1 nguy cơ
này có thể xảy ra muộn, sau thời điểm tập là 6 - 14 giờ, thậm chí là 24 giờ nếu cường độ
tập nặng và lâu. Ngược lại, một số bệnh nhân lại bị tăng đường huyết sau khi tập vài giờ,
bệnh nhân đái tháo đường týp 1 có hiện tượng này sẽ bị rơi vào tình trạng nhiễm toan
ceton.
Các cơn đau thắt ngực, loạn nhịp tim thậm chí là nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện.
Bên cạnh đó, các biến chứng khác cũng có thể trầm trọng thêm như gây xuất huyết đáy
mắt hoặc làm bong võng mạc ở những người đã có biến chứng đáy mắt giai đoạn 3. Sự
tiêu hao năng lượng trong luyện tập làm mất thêm chất đạm qua nước tiểu và làm trầm
trọng bệnh lý thận do đái tháo đường gây ra. Đối với những người bị thoái hóa khớp, việc
tập luyện quá mức có thể làm tổn thương khớp.
Tập luyện như thế nào là phù hợp?
Những nguy cơ xảy ra là do người bệnh tập luyện quá mức sức khỏe của mình, trong số
đó có người còn dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hay ăn uống kiêng khem quá mức,
dẫn đến cơ thể bị mất sức khi tập luyện. Một số người lại vận dụng một cách quá máy
móc các bài tập, không kể lúc khỏe, lúc mệt. Do vậy bài tập phù hợp nhất cho người đái
tháo đường là đi bộ hằng ngày, vào buổi sáng và chiều mát, mỗi lần đi khoảng 30 phút.
Người bệnh phải chọn giày vải mềm. Luyện yoga cũng rất tốt cho người bệnh đái tháo
đường. Trong khi tập luyện nếu thấy dấu hiệu chóng mặt hoa mắt cần ngừng tập ngay lập
tức, điều này đặc biệt chú ý đối với người già, người có các bệnh mạn tính đi kèm khác.
Hằng ngày nên đo đường huyết để có sự điều trị và tập luyện phù hợp. Những người mới
mắc bệnh hay bệnh được kiểm soát tốt cũng không nên tham gia những môn thể thao đòi
hỏi nhiều sức như đá bóng, chạy việt dã, tập tạ Bên cạnh tập luyện, người bệnh phải có
một chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh của mình.
BS. Trần Quốc Minh - Sức Khoẻ & Đời Sống