Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tài liệu Tên nốt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 23 trang )

TÊN NỐT
Để phân biệt được âm thanh cao thấp khác nhau, người ta dùng 7 tên nốt:
DO RE MI FA SOL LA SI
Ký hiệu: C D E F G A B
KHUÔNG NHẠC
Để ghi những âm thanh cao thấp, người ta sử dụng khuông nhạc.
Khuông nhạc được tạo ra bởi 5 đường kẻ ngang, nằm song song cách đều
nhau tạo thành 4 khe được tính theo thứ tự từ dưới lên .
Khi viết những nốt cao hơn hoặc thấp hơn, vượt ra ngoài các nốt nhạc
trong khuông nhạc chính, người ta sử dụng các đường kẻ phụ và khe phu,
các đường kẻ này được tính theo thư tự từ khuông nhạc tính ra.

KHÓA NHẠC
Ở đầu mỗi khuông nhạc đều có khóa nhạc để xác định tên của các nốt
trên khuông nhạc.
Khi chơi đàn ORGAN người ta sử dụng 2 loại khóa nhạc thường dùng:
Khóa SOL và Khóa FA
Khi viết khóa SOL chúng ta sẽ bắt đầu từ đường kẻ số 2 nên nốt nhạc đặt
ở đường kẻ này là nốt SOL và từ đó sẽ tính ra các nốt khác theo thứ tự
của 7 tên nốt.

Nốt nhạc này nằm ở
đường kẻ 2 là nốt SOL
Khóa FA có dấu hai chấm ở trên và dưới đường kẻ số 4 nên nốt nhạc đặt
ở đường kẻ này là nốt FA. và từ đó sẽ tính ra các nốt khác theo thứ tự của
7 tên nốt.
Nốt nhạc này nằm ở
đường kẻ 4 là nốt FA
HÌNH NỐT VÀ GIÁ TRỊ HÌNH NỐT
Để phân biệt sư dài ngắn của âm thanh người ta sử dụng hình nốt nhạc.
Hình nốt nhạc có giá trị về trường độ không có giá trị về cao độ. Các giá


trị về trường độ giữa các hình nốt như sau:
Hình nốt tròn: có giá trị = 4 phách
Hình nốt trắng: có giá trị = 2 phách
Hình nốt đen: có giá trị = 1 phách
Hình nốt móc đơn: có giá trị = ½ phách
Hình nốt móc kép: có giá trị = ¼ phách
VỊ TRÍ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC KHÓA SOL
NHỊP – PHÁCH
NHỊP
Mỗi bài nhạc được phân chia thành những ô nhịp bằng nhau về trường
độ, ô nhịp được tính theo khoảng cách giữa 2 vạch nhịp, khoảng cách từ
vạch nhịp này đến vạch nhịp kia người ta gọi là ô nhịp và kết thúc 1 đoạn
nhạc hay bài nhạc người ta sử dụng vạch nhịp kép.
PHÁCH
Mỗi nhịp được phân chia ra thành từng phần nhỏ gọi là phách, số lượng
phách có trong ô nhịp sẽ tùy thuộc vào số chỉ nhịp.
SỐ CHỈ NHỊP
Số chỉ nhịp cho chúng ta biết bài nhạc này ở nhịp mấy, mỗi ô nhịp có
mấy phách, mỗi phách có giá trị bằng hình nốt nào.
Số chỉ nhịp được ghi ở đầu bài nhạc, sau khóa nhạc
Nhịp là nhịp có 2 phách trong mỗi ô nhịp.
Trường độ mỗi phách được tính bằng 1 nốt đen.
Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ.

Nhịp là nhịp có 3 phách trong mỗi ô nhịp.
Trường độ mỗi phách được tính bằng 1 nốt đen.
Phách 1 mạnh, phách 2 và phách 3 nhẹ.
Nhịp là nhịp có 4 phách trong mỗi ô
nhịp.
Trường độ mỗi phách được tính bằng 1 nốt

đen.
Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa
Phách 4 nhẹ
TÊN NỐT NHẠC TRÊN PHÍM ĐÀN ORGAN
BÀN PHÍM ĐÀN ORGAN
Bàn phím đàn Organ có 2 dãy phím, dãy phím trắng và dãy phím đen.
Dãy phím trắng là dãy phím nằm liên tiếp nhau màu trắng.
Dãy phím đen được chia thành các nhóm 2 phím đen và các nhóm 3 phím
đen, nằm sát bên trái của các nhóm 2 phím đen là nốt DO phím trắng và
từ đó ta tính ra những nốt khác của phím đàn Organ.
SỐ NGÓN TAY VÀ VỊ TRÍ BAN TAY
Số ngón tay giúp chúng ta tìm đúng ngón đển bấm nốt dễ dàng hơn.
TƯ THẾ NGỒI ĐÀN
Ngồi thẳng lưng, mặt đối diện ngay giữa đàn
Ngồi với độ cao vừa đủ để bàn tay chạm vào phím đàn dễ dàng. Đặt chân
chạm trên sàn nhà để nhịp chân theo nhip – phách, nếu chân không đụng
tới sàn thì phải kê thêm ghế nhỏ để chân.
Tay để tự nhiên lên phím, các ngón tay cong tròn, không đươc duỗi thẳng
hoăc gồng cứng.
BÀI TẬP TRÊN 5 NGÓN TAY
Số ngón tay ở dưới dùng cho tay trái.
Số ngón tay ở trên dùng cho tay phải
TAY PHẢI: DIÊN TẤU CÁC HÌNH NỐT
TRÒN, TRĂNG,ĐEN
TAY TRÁI: PHẦN ĐÊM TỰ ĐỘNG (HỢP ÂM)
TT

BÀI TẬP LUYỆN NGÓN NỐT MÓC ĐƠN

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×