Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Chuyện về người giàu nhất Canada pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55 KB, 4 trang )

Chuyện về người giàu nhất Canada
Tập đoàn truyền thông Thomson Corp. là một trong
những tập đoàn kinh tế lớn nhất của Canada với tổng giá
trị được định giá trên thị trường là 30 tỉ USD.
Chủ sở hữu tập đoàn này là gia đình Thomson đầy quyền
lực và giàu có nhất Canada. Theo bảng xếp hạng của tạp
chí Forbes thì gia đình Thomson hiện đang nắm giữ một khối lượng tài sản lên đên 19,6 tỉ
USD.
Roy Thomson dường như đã có sẵn trong người cái máu kinh doanh và có được một khả
năng kinh doanh phi thường. Roy Thomson là người đầu tiên nhận thấy tiềm năng thị
trường vô cùng lớn lao của hệ thống đài truyền thanh khi nó mới lần đầu xuất hiện. Nhận
biết đúng vai trò và giá trị kinh doanh của các phương tiện truyền thông, Roy Thomson
đã có chiến lược đầu tư mạnh bạo nhưng sáng suốt vào lĩnh vực này.
Không chỉ trở thành ông chủ kinh doanh truyền thông lớn nhất ở Canada, Roy Thomson
còn rất thành công trong đầu tư ở nước khác, đặc biệt là ở Anh. Roy Thomson còn mở
rộng đầu tư của mình sang các lĩnh vực kinh doanh khác, đáng kể nhất là tập đoàn kinh
doanh du lịch Thomson Travel. Về cuối đời, ông còn tập trung đầu tư vào tập đoàn khai
thác dầu mỏ, khí đốt Nordsee và trở thành cổ đông lớn nhất của tập đoàn này.
Lớn lên trong nghèo khó
Roy Thomson sinh năm 1894 trong một gia đình rất nghèo tại Toronto, Canada. Bố của
ông chỉ là một ông thợ cắt tóc tại làng, thu nhập rất ít, chẳng đủ nuôi sống gia đình.
Vì thế, bản thân Roy Thomson không được học hành đầy đủ. Ngay từ khi còn rất bé, Roy
Thomson đã phải làm thêm rất nhiều để kiếm sống. Mới hơn 10 tuổi, Roy Thomson đã
phải thôi học, khi mới học xong cấp tiểu học. Đầu tiên Roy Thomson làm phụ việc tại
một cửa hàng bán than, cậu khoẻ mạnh và tỏ ra rất chăm chỉ. Roy Thomson thay việc
luôn xoành xoạch nhưng dường như vận may không đến với cậu.
Năm 1914, khi tròn 20 tuổi, Roy Thomson đã có ý định đăng ký làm lính tình nguyện
tham gia chiến tranh thế giới để thoát cảnh nghèo đói đang đeo bám mình.
Không được nhận làm lính tình nguyện. Có lần, Roy Thomson chấp nhận quay về quê,
thuê đất làm vườn nhưng cũng không thành. Và cuối cùng cậu cũng đã nhận thấy mình có
vẻ hợp nhất với nghề bán hàng. Vừa kiếm được tiền và lại dường như có niềm vui rất lớn


khi được lang thang khắp chốn bán hàng rong. Càng ngày Roy Thomson càng chứng tỏ
mình còn có tài buôn bán. Không có điều kiện đi học, nhưng Roy Thomson được biết đến
là một “con mọt sách”.
Roy Thomson là chủ sở hữu
của nhiều tờ báo và tạp chí
Người ta luôn thấy lẫn trong đống hàng hoá của Roy Thomson những cuốn sách nhiều
khi đã cũ kỹ do Roy Thomson mượn được ở đâu đó. Và Roy Thomson đã tranh thủ, ngấu
nghiến đọc những cuốn sách đó mỗi khi cậu có thời gian.
Từ bán hàng rong, Roy Thomson dần dần có cửa hàng riêng. Đầu những năm 1920, với
tất cả tài sản dành dụm, Roy Thomson cùng với một người anh trai mở một cửa hàng
kinh doanh phụ tùng ôtô. Bước ngoặt của cuộc đời Roy Thomson bắt đầu từ đây. Giai
đoạn này, ôtô bắt đầu xuất hiện và phát triển.
Tuy nhiên, phụ tùng ôtô rất chóng hỏng và hay phải thay thế. Roy Thomson đã có được
những nguồn hàng phụ tùng đủ chủng loại cho nhiều kiểu ôtô khác nhau. Cửa hàng phụ
tùng ôtô của anh em nhà Roy Thomson không chỉ nổi tiếng cả Toronto mà còn lan sang
cả các vùng lân cận. Năm 1924, anh em Roy Thomson đã có doanh thu kỷ lục với
700.000 USD nhờ bán phụ tùng ôtô.
Phát hiện thị trường truyền thông từ bán radio
Năm 1930, kinh doanh phụ tùng ôtô không còn thuận lợi, Roy Thomson đã để lại cửa
hàng cho người anh, bỏ lên thành phố Ottawa mở một cửa hàng đại lý bán radio cho hãng
Forest Crosley. Nhưng chỉ nửa năm sau, vào mùa đông năm 1930, tự nhiên radio của Roy
Thomson rất khó bán, dù ông nỗ lực hết mình. Mất công tìm hiểu mãi rồi cuối cùng Roy
Thomson cũng tìm ra được nguyên nhân. Đó là do sóng phát của đài địa phương quá
kém, đặc biệt vào mùa đông.
Biết đây là nguyên nhân bất khả kháng với người bán radio, Roy Thomson nảy ra ý tưởng
tự lập đài phát sóng để thay đổi chất lượng phát. Roy Thomson sôi sục với ý tưởng mới lạ
và quyết tâm tìm cơ hội cho mình, cho dù tới thời điểm bấy giờ ông không hề có một
chút kiến thức gì về lĩnh vực phát sóng đài.
Năm 1931, Roy Thomson thành lập một đài radio riêng cho vùng North Bay thuộc
Toronto. Toàn bộ thiết bị của đài, ông phải mua bằng tiền vay ngân hàng. Ông đã nhanh

tay ký hợp đồng li-xăng từ đài phát thanh cũ của vùng North Bay.
Điều mà nhiều người cho là Roy Thomson quá may mắn khi ông chỉ phải trả phí lixăng
với giá tượng trưng là vỏn vẹn 1 USD. Roy Thomson đã trở thành ông chủ của một đài
phát thanh và từ đó bắt đầu một thời kỳ làm bá chủ thế giới truyền thông của dòng họ
Roy Thomson tại Canada. Roy Thomson tập trung vào việc cải thiện chất lượng phát
sóng và đài của ông đã nhanh chóng được ưa chuộng mà chưa cần những thay đổi về nội
dung.
Năm 1932 Roy Thomson mở thêm một đài phát thanh địa phương thứ hai mang tên
CKGB ở vùng Timmins. Năm 1933 đài phát thanh thứ ba của Roy Thomson là CJKL ở
vùng Kirkland Lake cũng đi vào hoạt dộng.
Ông chủ kinh doanh báo chí, truyền thông
Những thành công mới đã làm cho động lực và tham vọng của Roy Thomson càng lớn
hơn. Ông ngày càng tỏ ra gắn bó và nhạy bén với thị trường thông tin và truyền thông.
Nhưng ông thật sự giàu có lại bởi kinh doanh báo chí.
Có được đồng lãi nào từ kinh doanh radio, Roy Thomson đầu tư để mua lại các tờ báo và
tạp chí. Tờ báo đầu tiên mà Roy Thomson mua là tờ báo địa phương Daily Press có cùng
trụ sở với toà nhà mà Roy Thomson thuê cho đài phát sóng radio của mình với cái giá chỉ
có 5.800 USD. Tờ báo Daily Press được cải thiện dưới tay ông chủ mới và ngày càng bán
chạy hơn. Trước kia, báo chỉ ra mỗi tuần một số, đến thời Roy Thomson, từ năm 1936, đã
trở thành báo hàng ngày đúng như tên gọi của nó.
Năm 1939, ông đã gây chấn động làng báo chí và cả giới kinh doanh Canada khi dám liều
lĩnh bỏ ra tới 900.000 USD, một số tiền rất lớn lúc bấy giờ, để mua lại một tờ báo lớn của
cả vùng tây nam Canada.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Roy Thomson lần lượt mua gom nhiều tờ báo khác và
trở thành ông chủ truyền thông có máu mặt và đầy quyền lực từ khi đó. Đầu những năm
1950, Roy Thomson được chính thức thừa nhận là người đang chi phối hệ thống báo chí
ở Canada do đang sở hữu hàng chục tờ báo lớn nhỏ khác nhau. Nhiều tờ báo khi bị mua
là lúc đang khó khăn có nguy cơ phá sản, được Roy Thomson vực dậy và lại phát triển.
Tuy nhiên, có những tờ báo lớn đang hoạt động tốt nhưng cũng bị ông chủ mới Roy
Thomson thâu tóm bởi những tham vọng vô cùng. Roy Thomson đã phải đương đầu với

không ít ý kiến chỉ trích khi bị coi là người chi phối hệ thống báo chí, công luận.
Không dừng ở những thành công ở Canada, năm 1954, Roy Thomson quyết định mở
rộng địa bàn đầu tư của mình sang châu Âu mà trước hết là nước Anh. Roy Thomson đã
đàm phán thành công mua lại tờ báo Scotsman thế nhưng ông đã vấp phải trở ngại đáng
kể. Đó là làn sóng ở Anh phản đối người nước ngoài sở hữu và chi phối hệ thống báo chí
trong nước. Thế nhưng, Roy Thomson đã vượt qua mọi trở ngại để đạt mục đích của
mình.
Chưa hết, năm 1954, Roy Thomson đã dùng chính 400.000 Bảng Anh tiền vay của ngân
hàng thương mại quốc gia Scotland để mua lại kênh truyền hình Scottish Television. Đây
là hiện tượng bán đài truyền hình cho người nước ngoài đầu tiên trên thế giới lúc bấy giờ.
Dù bị doạ kiện nhưng Roy Thomson không nản và đã theo đuổi thành công đến cùng.
Kể từ phi vụ Scottish Television năm 1954, dường như đã không có gì cản được tham
vọng và quyết tâm của Roy Thomson khi đổ bộ vào thị trường truyền thông ở Anh. Năm
1959, với việc mua lại cổ phần của tập đoàn truyền thông Anh Lord Kemsley, Roy
Thomson đã trở thành chủ sở hữu của nhiều tờ báo và tạp chí của đảo quốc sương mù
này, trong đó có nhiều tờ báo lớn như tờ The Sunday Times, tờ Times. Năm 1966, hai
nhà xuất bản có tên tuổi là Thomas Nelson và Michael Joseph cũng bị ông trùm Roy
Thomson "nuốt chửng".
Theo Thời báo kinh tế VN

×