Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.76 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Mĩ Thuật Lớp 5 Tuần 13
Ngày soạn: 6/11/2013; Ngày dạy: 21/11/2013
I. MỤC TIÊU:
Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng người đang hoạt động.
Tập nặn một dáng người đơn giản.
* <i>Hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động.</i>
II. CHUẨN BỊ:
Gv: Tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động. Bài nặn mẫu ……
Hs: Sách giáo khoa, đất nặn ….
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
3. Giới thiệu bài:
Thời
gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5/ <sub>1. Quan sát nhận xét: </sub>
<b>MT: Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng</b>
người đang hoạt động.
<b>CTH: Hướng dẫn hs quan sát tranh, ảnh về các </b>
dáng người đang hoạt động và nêu câu hỏi gợi ý
liên quan đến nội dung bài.
Kể tên các bộ phận chính của cơ thể người
mà em biết ?
Nêu một số dáng hoạt động của con người ?
(<i>đi, đứng, chạy nhảy, cúi, ngồi </i>….)
Em thích dáng hoạt động nào nhất, vì sao?
=> Gv nhận xét – chốt lại.
Quan sát các tranh ảnh và
trả lời các câu hỏi
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Lắng nghe
5/ <sub>2. Cách nặn:</sub>
<b>MT: Biết được cách nặn dáng người.</b>
<b>CTH: Lựa chọn hình dáng u thích để nặn-> </b>
nhào đất kĩ cho mềm dẻo.
<i><b> Nặn các bộ phận chính của con người trước</b></i>
( đầu, mình chân) rồi nặn các chi tiết (mắt, mũi,
miệng…) sao đó gắn lại với nhau-> Tạo dáng
cho thêm sinh động hấp dẫn.
Có thể nặn thêm một số hình dáng khác như
cây, nhà, hàng rào…và xếp chúng thành nhóm
cho bài tập nặn thêm sinh động.
1 2 3
20/ <sub>3. Thực hành:</sub>
<b>MT: Tập nặn một dáng người đơn giản.</b>
<b>CTH: Gợi ý hướng dẫn học sinh nặn theo các </b>
bước đã chỉ dẫn.
Động viên khuyến khích học sinh hoàn
thành bài nặn.
Tự nặn dáng người theo ý
thích.
* <i>Hình nặn cân đối, giống </i>
<i>hình dáng người đang hoạt</i>
<i>động.</i>
5/ <sub>4. Nhận xét đánh giá:</sub>
<b>MT: Học sinh tự nhận xét đánh giá bài nặn </b>
thông qua hình nặn, bố cục, màu sắc……
<b>CTH: Cho hs trình bày các sản phẩm đã nặn </b>
được lên bảng và tự NXĐG bài theo các yêu
cầu của giáo viên.
Giáo viên khen ngợi một số bài nặn đẹp
bổ sung góp ý một số bài chưa đẹp.
Xếp loại -> Kết luận chung.
Tự nhận xét đánh giá bài
theo các yêu cầu của gv.
GDTM: Cảm nhận được vẻ đẹp của các tượng thể hiện về con người…….
<i>Dặn dò</i>: Quan sát các đường diềm ở chén bát, khăn, gạch bông…..
NHẬN XÉT TIẾT DẠY: