Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

VĂN 8- TUẦN 30- TIẾT 117-120

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.63 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 08/4/2021. Tiết 117 LUYỆN TẬP CỦNG CỐ PHẦN VĂN. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh hiểu được các kiến thức về phần Văn, môn Ngữ văn 8 kì II đã học. 2. Kĩ năng - Tổng hợp kiến thức, Năng lực làm bài. - Rèn luyện và củng cố các Năng lực khái quát, tổng hợp, phân tích, so sánh, lựa chọn, viết văn bản ngắn. - Kĩ năng sống: giải quyết vấn đề, ra quyết định cách làm một bài kiểm tra. 3. Thái độ - Có thái độ cẩn trọng khi làm bài. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực tự quản bản thân. II. CHUẨN BỊ - GV soạn giáo án, máy chiếu. - HS : Ôn tập các văn bản đã học từ đầu kì II. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Tự luận. - Thời gian: 45 phút - Tổng hợp. - Kĩ thuật dạy học: Động não, tư duy, viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 8A 35 8C 31 2. Kiểm tra bài cũ( Không ) 3. Bài mới ĐỀ BÀI Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi : “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” ( Ngữ văn 8 - Tập hai ) a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thể loại của văn bản này là gì? b. Nội dung của đoạn văn trên là gì ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> c. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ? d. Câu chủ đề của đoạn văn là câu nào ? e. Đoạn văn trình bày luận điểm theo cách nào ? Câu 2: Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu trong văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc. Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 - 15 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” (Tế Hanh – Quê hương) Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI Câu 1: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi : “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. ( Ngữ văn 8 - tập hai ) a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thể loại của văn bản là gì? b. Nội dung của đoạn văn trên là gì ? c. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu ? d. Câu chủ đề của đoạn văn là câu nào ? e. Đoạn văn trình bày luận điểm theo cách nào ? Trả lời: a, Văn bản: Chiếu dời đô, tác giả: Lí Công Uẩn, Thể loại: Chiếu. b, Nội dung đoạn văn: Trình bày những lợi thế của thành Đại La để trở thành kinh đô của Đại Việt. c, Phương thức biểu đạt: Nghị luận. d, Câu chủ đề: Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. e, Đoạn văn trình bày luận điểm theo cách quy nạp. Câu 2: Em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề Thuế máu trong văn bản Thuế máu của Nguyễn Ái Quốc. Trả lời Ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công , vô lí. Song có có lẽ, một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Thuế máu là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Cái tên Thuế máu gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân. Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-15 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường giang. Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” (Tế Hanh – Quê hương) Trả lời: Yêu cầu: * Hình thức: Đảm bảo các yêu cầu sau: - Là một đoạn văn từ 10 – 15 câu. - Diễn đạt mạch lạc; từ, câu ngắn gọn, lưu loát trôi chảy, trong sáng, ít mắc lỗi chính tả… * Nội dung: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường giang. Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” a) Mở đoạn: - Giới thiệu được vị trí đoạn trích trong văn bản, nêu khái quát nội dung bài thơ. b) Thân đoạn: Cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về đoạn thơ: Những câu thơ đẹp mở ra cảnh tượng bầu trời cao rộng, trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh; trên đó, nổi bật hình ảnh đoàn thuyền băng mình ra khơi: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường giang.” - Hình ảnh so sánh: con tuấn mã - Một loạt động từ mạnh: hăng, phăng, vượt => diễn tả ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...” - Hình ảnh so sánh độc đáo, bất ngờ: cánh buồm như mảnh hồn làng => Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở thành lớn lao, thiêng liêng, thơ mộng, là linh hồn của làng chài. Câu thơ vừa có hình, vừa có hồn. Gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, lớn lao..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Động từ: rướn.  Cánh buồm được nhân hóa như có tâm hồn, vươn mình hết cỡ ra phía trước tiến lên, giống như người dân chài luôn hăng hái tiến về phía biển. c) Kết đoạn - Nhấn mạnh nội dung đoạn thơ Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... 3.4. Củng cố (1’) GV nhận xét giờ luyện tập, củng cố. 3.5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (1’) - Chuẩn bị bài: “Lựa chọn trật tự từ trong câu”: PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ 1: ?) Có thể thay đổi trật tự từ trong câu gạch chân theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu? ?) Có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ trong câu trên? ?) Vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như thế trong đoạn trích? ?) Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy? ?) Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có giống nhau không? ?) Từ đây, em rút ra kinh nghiệm gì trong việc đặt câu? Ví dụ 2: ?) Trật tự từ trong những câu gạch chân thể hiện điều gì? ?) So sánh tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ trong các câu gạch chân? ?) Qua phân tích, em thấy sắp xếp trật tự từ trong câu có tác dụng gì?. Ngày soạn: 08/4/2021 Tiết 118 Tiếng Việt: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT- Giúp HS.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu được cách sắp xếp trật tự từ trong câu. Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy: + Rèn kỹ năng thay đổi trật tự từ trong đoạn văn.Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong 1 số văn bản văn học. Phát hiện và sửa được 1 số lỗi trong sắp xếp trật tự từ. - Kĩ năng sống: + Ra quyết định lựa chọn trật tự từ trong câu với mục đích giao tiếp; + Giao tiếp : phản hồi, lắng nghe tích cực và trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách lựa chọn trật tự từ trong câu. 3. Thái độ - Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học. - Năng lực giao tiếp, sử dụng Tiếng Việt. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực tự quản bản thân. II. CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu, bảng phụ, máy chiếu. - Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích mẫu. - Kt: động não, thực hành. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 8A 35 8C 31 2.Kiểm tra bài cũ (4’) *CÂU HỎI ? Em hiểu như thế nào về lượt lời trong hội thoại ? Làm bài tập 4 (107) ? *ĐÁP ÁN : Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có 1 người tham gia hội thoại nói được gọi là 1 lượt lời. - Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác. - Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là 1 cách biểu thị thái độ. 3.Bài mới - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: (3 phút ).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> GV vào bài: Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ................................................................................................................................ 3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Thời gian 10’ Mục tiêu: HDHS tìm hiểu nhận xét chung Hình thức tổ chức: cá nhân, theo sự phân hóa học sinh Phương pháp/ KT: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, quy nạp; động não * GV treo bảng phụ -> HS đọc VD I.Nhận xét chung ?) Có thể thay đổi trật tự từ trong câu gạch chân theo 1.Khảo sát, phân tích những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản ngữ liệu * Ví dụ : SGK/110 của câu? (Đối tượng HSTB) ?) Có bao nhiêu cách sắp xếp trật tự từ trong câu trên? * Nhận xét: (Đối tượng HSTB) - Thay đổi trật tự từ: 7 - 7 cách -> 1 HS lên bảng sắp xếp cách 1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn - Hiệu quả: khác nhau khàn của người hút nhiều xái cũ. 2) Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. 3) Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất. 4) Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét. 5) Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét. 6) Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét. ?) Vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như thế trong đoạn trích? (Đối tượng HS khá-giỏi) - Việc lặp lại từ "roi" ở đầu câu có tác dụng liệt kê với câu trước. - Việc dùng từ "thét' tạo -> liên kết với câu sau. - Việc đặt cụm từ "gõ...đất" -> tác dụng: nhấn mạnh sự vị thế XH và thái độ hung hãn của tên cai lệ. ?) Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy? (Đối tượng HSTB) - HS thảo luận -> trình bày ?) Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> giống nhau không?- Không (Đối tượng HSTB) ? Hãy thử lựa chọn 1 trật tự từ và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy? (Đối tượng HSTB) GV hướng dẫn học sinh điền vào bảng dấu (+) nếu có, không thì dấu (-). Câu 2 3 4 5 6 7. Nhấn Liên kết Liên kết mạnh sự với câu với câu hung hãn trước sau + + + + + + +. ?) Từ đây, em rút ra kinh nghiệm gì trong việc đặt câu? (Đối tượng HSTB) - Phải lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp 2.Ghi nhớ (SGK – 102) *GV: Đây là nội dung ghi nhớ 1 GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ/ SGK HS đọc ghi nhớ/ SGK Điều chỉnh,bổ sung giáo án ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Hoạt động 2 Thời gian 10’ Mục tiêu: HDHS tìm hiểu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ Hình thức tổ chức; theo lớp Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích mẫu; KT: động não, trình bày *GV chuyển ý, treo bảng phụ 2 - HS đọc làm bài 1/T II. Một số tác dụng của sự 111 sắp xếp trật tự từ ?) Trật tự từ trong những câu gạch chân thể hiện điều 1. Khảo sát,phân tích ngữ liệu gì? (Đối tượng HSTB) *Ví dụ: SGK/T 111 a) Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động. * Nhận xét: b) Cai lệ (đi trước) và người nhà lí trưởng theo sau -> Thể hiện thứ tự cao thấp của các nhân vật và thứ tự a) Thứ tự trước sau của các xuất hiện của các nhân vật. - Roi song, tay thước và dây thừng -> Thể hiện thứ hành động. tự tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song, người nhà lí trưởng mang tay thước b) Thứ tự cao thấp, thứ tự xuất hiện của các nhân vật. và dây thừng. - HS đọc và làm bài 2.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ?) So sánh tác dụng của cách sắp xếp trật tự từ trong các câu gạch chân? (Đối tượng HS khá) - HS thảo luận -> trình bày - Nhà văn đặt sóng đôi từng cặp: làng - nước, mái nhà - Tạo nhịp điệu cân đối, hài tranh - đồng lúa chín -> tạo nhịp điệu cân đối, hài hoà cho câu văn (hài hoà hoà cho câu văn. về ngữ âm) ?) Qua phân tích, em thấy sắp xếp trật tự từ trong câu có tác dụng gì? (Đối tượng HSTB) - 2 HS nêu -> GV chốt -> 1 HS đọc ghi nhớ 2 2. Ghi nhớ 2/ SGK(T 112) Điều chỉnh, bổ sung giáo án ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Hoạt động 3 Thời gian 14’ Mục tiêu: HDHS luyện tập Hình thức tổ chức: cá nhân,theo nhóm Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, thực hành; KT: động não, trình bày II.Luyện tập - Chia 3 nhóm thảo luận 1. Bài tập 1 (T 112) : -> trình bày - nhận xét a) Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự + xuất hiện các vị ấy trong lịch sử. b) Câu 1: Đẹp...ơi! -> Đẹp vô cùng : đảo lên trước nhấn mạnh cái đẹp của đất nước mới giải phóng. Câu 2: "hò ô" bắt vần với "Sông Lô" -> tạo cảm giác kéo dài -> sự mênh mang của sông nước. Bắt vần chân "ngạt" "hát" để tạo sự hài hoà ngữ âm cho thơ. c) Lặp cụm từ "mật thám, đội con gái" ở 2 câu đầu vế câu để tạo sự liên kết với câu đứng trước. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 3.4. HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG, MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức - Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo * Phương pháp: Dự án.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> * Kỹ thuật: Giao việc * Thời gian: 2 phút - GV hệ thống lại kiến thức bài học. Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Khi tham gia lượt lời trong hội thoại phải chú ý điều gì? Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................... 3.5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Học bài, hoàn thiện các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài: Luyện tập viết bài văn nghị luận..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ngày soạn: 08/4/2021 Tiết 119, 120 TLV: LUYỆN TẬP VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN ( VIẾT Ở LỚP ) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Vận dụng kiến thức trình bày luận điểm vào việc viết bài văn nghị luận chứng minh hoặc giải thích một vấn đề xã hội hoặc văn học gần với các em. - Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về văn bản nghị luận để trình bày về một vấn đề xã hội có yếu tố biểu cảm, tự sự miêu tả. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy: + Vận dụng kinh nghiệm trình bày luận điểm vào việc viết bài văn chứng minh một vấn đề xã hội. - Kĩ năng sống: ra quyết định cách viết một bài văn nghị luận. 3. Thái độ - Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân ,từ đó rút ra kinh nghiệm cần thiết để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực sáng tạo. - Năng lực tự quản bản thân. II.CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: chuẩn bị đề, đáp án, máy chiếu. - Những điều cần lưu ý: Gv cần thông báo sớm với học sinh về các yêu cầu chính của bài văn: phạm vi, nội dung của đề tài, kiểu văn bản phải tạo lập, những điều học sinh cần đạt được và những điều cần tránh trong bài làm. 2. Học sinh: ôn bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Phương pháp thực hành làm bài. IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 8A 35 8C 31 2. Kiểm tra bài cũ( không ) 3. Bài mới Đề bài: Hãy nói không với ma túy 1, Lập dàn ý cho đề bài trên. 2, Viết bài văn nghị luận về vấn đề trên. Hướng dẫn học sinh viết bài.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 1: Trả lời: Lập dàn bài Mở bài : Dẫn dắt vấn đề nghị luận Thân bài : a) Khái niệm : Ma tuý là gì? Các loại ma tuý - Là một loại độc dược gây nghiện... - Gồm : thuốc phiện, cần sa, bạch phiến, Hêrôin, moocphin, ma tuý tổng hợp b) Tác hại : * Ma tuý có tác hại đến sức khoẻ người nghiện * Ma túy ảnh hưởng đến gia đình – xã hội c) Phương hướng : Chúng ta phải làm gì để tránh xa ma tuý, để giúp đỡ người cai nghiện, không để ma túy hoành hành. Kết bài: Khẳng định tác hại của ma tuý, lời khuyên... 2.Viết văn: Yêu cầu chung: + Học sinh viết đúng kiểu bài nghị luận, có lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, rõ ràng; xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ hợp lí; triển khai lập luận mạch lạc, rõ ràng + Vận dụng được một số phương pháp nghị luận phù hợp. + Diễn đạt tốt, hành văn trong sáng, mạch lạc, trôi chảy, có tính liên kết, làm nổi bật chủ đề, dùng từ, dấu câu chính xác, dựng đoạn hợp lí. + Có bố cục 3 phần mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng. + Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả. * Yêu cầu cụ thể: NỘI DUNG - Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận, trích dẫn. - Thân bài: a) Khái niệm : Ma tuý là gì ? Các loại ma tuý - Là một loại độc dược gây nghiện... - Gồm : thuốc phiện, cần sa, bạch phiến, Hêrôin, moocphin, ma tuý tổng hợp b) Tác hại : * Ma tuý có tác hại đến sức khoẻ của người nghiện - Cơ thể suy sụp, gầy yếu, môi thâm.... - Khả năng chống đỡ bệnh tật suy giảm - Dễ mắc căn bệnh thế kỉ HIV – AIDS *Ma túy ảnh hưởng tới gia đình – xã hội : - Suy kiệt giống nòi -Kiệt quệ về kinh tế, phá vỡ hạnh phúc gia đình, suy đồi về đạo đức, không có chí hướng, công danh, sự nghiệp. - Nền kinh tế xã hội sa sút, đạo đức xã hội xuống cấp... c) Phương hướng : chúng ta phải làm gì để tránh xa ma tuý, để giúp đỡ người cai nghiện, không để ma túy hoành hành. - Học tập, tu dưỡng đạo đức thường xuyên - Hiểu rõ tác hại của ma tuý.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Tuyên truyền trong cộng đồng, giúp đỡ người cai nghiện - Kết bài: Khẳng định tác hại của ma tuý, đưa ra lời khuyên, hành động... - Nhắc HS còn 5’ trước khi thu bài. - HS xem lại bài, sửa chữa những lỗi sai. - Nhắc nhở HS thái độ làm bài. Điều chỉnh, bổ sung giáo án ......................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... 3.4. Củng cố (2’) GV thu bài, nhận xét giờ làm bài. 3.5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’) - Ôn lại các kiến thức TLV đã học. - Chuẩn bị bài: “Tìm hiểu các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận”: Trả lời các câu hỏi sau. PHIẾU HỌC TẬP GV hướng dẫn HS tìm hiểu ?) Hãy chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn văn? ?) Đoạn văn (a) có yếu tố tự sự nhưng tại sao lại không phải là văn bản tự sự? * HS đọc VD b: ?) Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn? ?) Tại sao đoạn văn (b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả? ? Nếu ta tước bỏ những yếu tố tự sự và miêu tả trong hai đoạn văn trên thì sao ? ?) Qua đây em nhận xét gì về vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận? * HS đọc BT 2 (115) ?) Hãy chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản? ?) Văn bản kể lại câu chuyện về chàng Trăng và nàng Han để làm gì? ?) Tại sao tác giả không kể chi tiết, đầy đủ toàn bộ truyện mà chỉ kể và tả một số chi tiết kĩ càng trong câu chuyện ? ?) Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý gì? ?) Bài học cần ghi nhớ gì?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×