Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giáo án địa lý 8 tuần 24 tiết 29 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.81 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 20/2/2021 Tiết 27 Bài 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng - Hiểu được sự hình thành các mỏ khoáng sản chính ở nước ta qua các giai đoạn địa chất: Ghi nhớ một số vùng mỏ chính và một số địa danh có các mỏ lớn: + Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh). + Vùng mỏ BTBộ với các mỏ Crôm (Thanh Hóa), Thiếc, đá quý (Nghệ An),sắt (HàTĩnh) 2. Kĩ năng - Đọc bản đồ khoáng sản VN, nhận xét sự phân bố các mỏ khoáng sản ở nước ta. Xác định dược các mỏ khoáng sản lớn và các vùng khoáng sản trên bản đồ. - KNS: hợp tác, thương lượng, tự tin, khẳng định bản thân. 3. Thái độ - Nhận thức đúng về vai trò của các loại khoáng sản, có ý thức bảo vệ, sử dụng tiết kiệm các loại khoáng sản. * Tích hợp BĐKH: Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Thay thế các nguồn năng lượng khác sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên và giảm thiểu BĐKH. * Tích hợp GD đạo đức: Giáo dục ý thức trách nhiệm tiết kiệm trong sử dụng tiết kiệm năng lượng và trong cuộc sống. Giáo dục ý thức trách nhiệm trong bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, không đồng tình với các việc khai thác khoáng sản bừa bãi. 4. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH 1. Giáo viên - Bản đồ khoáng sản VN - Hộp mẫu một số khoáng sản có ở VN, máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh: Atlat địa lí Việt Nam, vở ghi, SGK III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT - PP: Đàm thoại, trực quan, thuyết trình, gợi mở, thảo luận nhóm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - KT: Động não, chia nhóm, đọc tích cực... IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1’) - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh của lớp Lớp Ngày giảng HS vắng 8A 8C. Ghi chú. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) ? Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta. ? Cho biết ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay . 3. Giảng bài mới: 3.1. Hoạt động khởi động (1’) * ĐVĐ: Đất nước ta có lịch sử phát triển qua hàng trăm triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp. Nước ta lại nằm ở khu vực giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là ĐTH và TBD. Điều đó có ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản của nước ta như thế nào? => Bài học hôm nay 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung * HĐ1: Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản - Mục tiêu: Dựa vào lược đồ trình bày sự phân bố các loại khoáng sản lớn ở nước ta. Nguyên nhân làm cho khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng. - Phương pháp: Thảo luận nhóm - Thời gian: 15- 20’ Cá nhân/ Cặp bàn. 1. Việt Nam là nước giàu tài HS dựa vào sự hiểu biết và thông tin sgk mục nguyên khoáng sản 1 hãy cho biết: 1) Tiềm năng tài nguyên khoáng sản nước ta do ngành địa chất đã khảo sát, thăm dò được - Khoáng sản nước ta phong như thế nào? phú về loại hình, đa dạng về 2) Trữ lượng các mỏ khoáng sản ở mức độ chủng loại, nhưng phần lớn các nào? Kể tên một số khoáng sản có trữ lượng khoáng sản có trữ lượng vừa và lớn mà em biết? nhỏ. Một số khoáng sản có trữ 3) Dựa vào bảng 26.1=> Tìm và xác định các lượng lớn: Than,dầu khí, apatit, mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn trên bản đồ? đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, (YC HS xác định trên lược đồ, Atlat..) bôxit….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - HS báo cáo -> Nhận xét. - GV chuẩn kiến thức. - Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại, nhưng phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: Than,dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit… 4) Tại sao nước ta lại giàu tài nguyên khoáng sản như vậy? - Do nằm ở kv giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng lớn ĐTH và TBD Điều chỉnh, bổ sung:.......................................................................................... .......................................................................................................................... * HĐ 2: Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản - Mục tiêu: Nhận biệt thực trạng vấn đề khai thác khoáng sản và nguyên nhân làm cho khoáng sản nước ta bị cạn kiệt. Liên hệ thực tế khai thác than ở Quảng Ninh - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở - Thời gian: 10’ Dựa sự hiểu biết và thông tin sgk mục 3 hãy: 3) Vấn đề khai thác và bảo vệ 1) Cho biết thực trạng việc khai thác tài tài nguyên khoáng sản nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay? a) Thực trạng HS : - Khoáng sản là tài nguyên - Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi không thể phục hồi - Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn - Hiện nay 1 số khoáng sản có kiệt, sử dụng còn lãng phí. nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng - Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô còn lãng phí. nhiễm môi trường - Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường 2) Các biện pháp cơ bản trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản? - Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. - Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của. b) Biện pháp bảo vệ - Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. - Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Nhà nước ta. Liên hệ thực tế tại địa phương: ? Quảng Ninh có những loại khoáng sản nào? Đó là nguyên liệu của các ngành gì? Em hãy nêu một số khó khăn trong khai thác khoáng sản? - HS trình bày theo hiểu biết của bản thân. Điều chỉnh, bổ sung:.......................................................................................... .......................................................................................................................... 3.3. Hoạt động củng cố, luyện tập (1’) Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng? 3) Chọn ý đúng nhất: Đáp án nào sau đây không phải là đặc điểm của tài nguyên khoáng sản Việt Nam: a. Chủ yếu là các khoáng sản quí hiếm. b. Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ. c. Gồm nhiều điểm quăng và tụ khoáng. d. Nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng. 3.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2’) Hãy kể tên các mỏ khoáng sản chính có ở Quảng Ninh mà em biết? 3.5. Hướng dẫn học ở nhà (3’) - Trả lời câu hỏi - bài tập sgk/98 - Làm bài tập bản đồ thực hành bài 26. - Chuẩn bị bài thực hành "Đọc bản đồ VN": Chuẩn bị theo nội dung bài tập 1 và 2 trang 100 sgk ? Tìm hiểu vị trí địa phương em trên bản đồ hành chính Việt Nam? ? Xác định các tỉnh , Thành phố giáp biển ? Các loại khoáng sản và kí hiệu.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngày soạn: 20/2/2021 Từ tiết 28- 31 KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM (Thời gian: 4 tiết) I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT Địa hình Việt Nam rất đa dạng, phức tạp, thay đổi từ bắc tới nam, từ đông sang tây, từ miền núi đến đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa, các đảo và quần đảo. Trong chương trình Địa lí 9, chủ đề địa hình đã được sắp xếp theo thứ tự bài 28 học về các đặc điểm chung của địa hình,bài 30 học về các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa. Tiếp đến bài thực hành đọc bản đồ địa hình Việt Nam trong đó có phần khai thác lát cắt địa lí Việt Nam để hình thành nên sự phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình liên quan đến bài đặc điểm chung . Sự sắp xếp như vậy đã thể hiện có sự lô gic các kiến thức (từ đặc điểm chung đến tìm hiểu các khu vực và rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa hình) tuy nhiên và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập kết hợp với kĩ năng để khắc sâu kiến thức sau mỗi hoạt động. Việc thiết kế lại các bài học trên theo chủ đề có sự kết hợp giữa các nôi dung kiến thức mới với các nội dung rèn kĩ năng đọc bản đồ địa hình tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động học tập được tiếp nối nhau thành một chuỗi các hoạt động, từ việc nghiên cứu "cái chung" (đặc điểm chung của địa hình nước ta) đến nghiên cứu "cái riêng" minh chứng cho cái chung (các khu vực địa hình và những giá trị của nó đối với phát triển kinh tế) sẽ làm cho mạch kiến thức được lô gic hơn, đồng thời trong mỗi hoạt động HS được kết hợp rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ địa hình để làm rõ hơn các kiến thức vừa lĩnh hội. II. LỰA CHỌN NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam 2..Phân tích lát cắt địa hình 3. Khu vực địa hình đồi núi: 4. .Khu vực địa hình đồng bằng 5.Địa hình bờ biển và thềm lục địa III. MỤC TIÊU KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ, NĂNG LỰC HÌNH THÀNH III.1. Kiến thức - Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam + Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thấp. + Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau + Hướng nghiêng của địa hình là tây bắc- đông nam + Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. - Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. * Khu vực đồi núi. + Vùng núi Đông Bắc :Là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình cacxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh đẹp và hùng vĩ. + Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả hùng vĩ và đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắc- đông nam. + Vùng núi Trường Sơn Bắc từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. Là vùng núi thấp có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển + Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là vùng đồi núi cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên hùng vĩ * Khu vực đồng bằng. + Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng (đặc điểm tiêu biểu) + Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ (đặc điểm tiêu biểu) * Bờ biển và thềm lục địa. + Bờ biển: dài trên 3260 km ( từ Móng Cái đến Hà Tiên); có 2 dạng chính là bờ biển bồi tụ (vùng đồng bằng) và bờ biển mài mòn (chân núi, hải đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu; giá trị xây dựng cảng biển, du lịch… + Thềm lục địa: Mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ. III.2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình, đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa h́ nh ở nước ta. - Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình Việt Nam. III.3. Thái độ - Rèn các kĩ năng sống: đảm nhận trách nhiệm, hợp tác, tư duy.. - Giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên. - Có các hành động cụ thể phù hợp tuyên truyền ý thức trong cộng đồng bảo vệ đối với các dạng địa hình không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên. III.4. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực tự giải.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.Năng lực tự học - Năng lực chuyên biệt: năng lực chỉ bản đồ, năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ, năng lực khai thác tranh ảnh. Năng lực khảo sát thực tế. IV. MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Trình bày - Sử dụng -So sánh sự - Liên hệ được được đặc bản đồ địa khác biệt của giá trị kinh tế điểm chung hình Việt hai khu vực địa của các dạng địa của địa hình Nam để làm hình. hình tại địa Việt Nam. rõ một số - Phân tích lát phương. - Nêu được đặc điểm cắt địa hình - Suy nghĩ đến Địa hình vị trí, đặc chung của Việt Nam để một số hành Việt Nam điểm cơ bản địa hình, chỉ ra tính phân động cụ thể phù của khu vực đặc điểm và bậc và hướng hợp tuyên đồi núi, khu sự phân bố nghiêng chung truyền ý thức vực đồng các khu vực của địa hình trong cộng đồng bằng, bờ địa hình ở Việt Nam. bảo vệ đối với biển và nước ta. các dạng địa thềm lục .- Giải thích hình không làm địa. được đặc tổn hại đến môi điểm chung trường tự nhiên của địa hình tại địa phương Việt Nam. V. BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ V.1. Câu hỏi nhận biết Câu 1: Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta so với diện tích toàn bộ lãnh thổ chiếm khoảng A. 1%. C. 87%. B. 85%. D. 90%. Đáp án: A Câu 2.Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết hướng nghiêng của địa hình nước ta. - Địa hình nước ta hướng nghiêng Tây Bắc – Đông Nam là chủ yếu. Câu 3: Đi từ Bắc vào Nam trên lãnh thổ nước ta lần lượt qua các đèo: A. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông. B. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả, đèo Hải Vân. C. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> D. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả. Đáp án: C Câu 4. Hãy nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta. Đáp án Nêu được 4 đặc điểm chung của địa hình nước ta: - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là dồi núi thấp. - Cấu trúc địa hình khá đa dạng - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người V.2. Câu hỏi thông hiểu Câu 1. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và thông tin sách giáo khoa, hãy điền nội dung thích hợp vào bảng sau: Các khu vực núi Yếu tố Đông Tây Bắc Trường Sơn Trường Sơn Nam Bắc Bắc Giới hạn Hướng núi Độ cao Hình thái cấu trúc Các dãy núi chính Câu 2. Dựa Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, Hãy điền nội dung thích hợp để hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây: Nội dung ĐBSH ĐBSCL ĐBDHMT Diện tích Nguồn gốc Đặc điểm bề mặt Đất đai Câu 3. Dựa vào hiểu biết em hãy cho biết giá trị kinh tế của các khu vực địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Đáp án. - Giá trị của khu vực địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế của nước ta: trồng rừng, trồng cây CN, thủy điện, chăn nuôi gia súc, khai thác khoáng sản, du lịch... - Giá trị kinh tế của khu vưc đaa hình đồng bằng: giao thông thuận tiện đất đai màu mỡ thuận lợi cho cư trú và sản xuất đặc biệt là sản xuất... - Giá trị kinh tế của các khu vực địa hình bờ biển và thềm lục địa: xây dựng cảng biển, du lịch biển , khai thác khoáng sản biển....

<span class='text_page_counter'>(9)</span> V.3. Câu hỏi vận dụng Câu 1. Dựa vào Bản đồ Địa hình trong Atlat Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, hãy cho biết sự khác nhau cơ bản về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Đáp án: Sự khác nhau cơ bản giữa địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc vớivùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam - Giới hạn: Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.còn Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: từ Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ. - Hướng: vùng núi Trường Sơn Bắc có hướng chính là tây bắc - đông nam. Còn vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam có hướng chủ yếu vòng cung, quay lưng về phía đông. - Cấu trúc: vùng núi Trường Sơn Bắc gồm các dãy núi song song và so le còn vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên (dẫn chứng). - Độ cao trung bình: Vùng núi Trường Sơn Bắc thấp hơn Trường Sơn Nam còn vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam có địa hình cao hơn (dẫn chứng) Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học, so sánh đặc điểm địa hình giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Đáp án a. Giống nhau - Là các đồng bằng châu thổ sông, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. - Địa hình tương đối bằng phẳng, trên bề mặt cả 2 đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. b. Khác nhau - Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn đồng bằng sông Hồng (4 triệu km2 so với 1,5 triệu km2). - Đặc điểm địa hình: + Độ cao trung bình: Đồng bằng sông Hồng có độ cao trung bình lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long. + Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn ngập nước thường xuyên, trong khi diện tích này ở Đồng bằng sông Hồng nhỏ hơn nhiều. + Địa hình Đồng bằng sông Hồng bị chia cắt bởi hệ thống đê và phần lớn không chịu tác động bồi đắp của các hệ thống sông, chịu tác động mạnh mẽ của con người và các hoạt động kinh tế. Địa hình Đồng bằng sông Cửu Long bị chia.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ ngập nước trên diện rộng, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn. Câu 3.Dựa vào Bản đồ Địa hình trong Atlat Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm địa hìnhlát cắt AB từ Sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình. Dự kiến đáp án: Lát cắt AB chạy trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, đi từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình, theo hướng TB- ĐN. - Độ cao trung bình: đây là khu vực có độ cao chủ yếu dưới 1000m.nhưng phân thành nhiều bậc khác nhau: + Từ 0-50m gồm toàn bộ khu vực ĐBSH (chiều dài…) + Từ 50-200 m chiếm tỉ lệ nhỏ - Chuyển tiếp giữa vùng đồi núi sang ĐB. + Từ 200-500m đồi thấp nằm giữa cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn + Từ 500-1000m Là bậc địa hình của các cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn + Từ 1000-1500m Sơn nguyên Đồng Văn, kv nằm giữa sông Gâm và sông Năng - Hướng nghiêng chung của địa hình là cao ở tây bắc thấp dần về đông nam. + Từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu: đây là khu vực núi cao, độ dốc và độ chia cắt địa hình lớn. + Từ thung lũng sông Cầu đến sông Thương: địa hình thấp hơn, độ chia cắt địa hình giảm dần + Từ sông Thương đến cửa sông Thái Bình: địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ 5.4. Câu hỏi vận dụng cao Câu 1. a. Dựa vào kiến thức đã học hãy phân tích giá trị của một dạng dạng địa hình đang được khai thác mang lại hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương em. b.Trong quá trình khai thác đó cần phải chú ý vấn đề gì? Tại sao? Câu 2. Suy nghĩ đến một số hành độngnâng cao ý thức trong cộng đồng đối với các dạng địa hình đểkhông làm tổn hại đến môi trường tự nhiên tại địa phương VI.Thiết kế tiến trình dạy học VI.1 Chuẩn bị của giáo viên và HS VI.1.1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính, máy chiếu, nam châm gắn bảng….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Bản đồ Địa hình Việt Nam - Lát cắt địa hình 30.1 phóng to - Phiếu học tập, bảng biểu, sơ đồ. VI.1.2. Chuẩn bị của HS - Át lát địa lý Việt Nam. - Sưu tầm một số hình ảnh về cảnh quan khu vực đồi núi VI.2. Hoạt động học tập 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số học sinh - Kiểm tra vệ sinh của lớp Lớp Ngày giảng HS vắng Ghi chú 8A 8C A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu - Giúp cho HS tái hiện lại một số đặc điểm địa hình đồi núi, đồng bằng ở các châu lục đã được học ở lớp 6,7 - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, thông qua đó tìm hiểu tìm ra những nội dung HS chưa biết về một số đặc điểm khác về địa hình của Việt Nam. 2. Phương thức: 2.1. Phương pháp: 2.2. Phương tiện: máy chiếu, hình ảnh một số dạng địa hình nổi bật trên thế giới cũng như của Việt Nam. 2.3. Hình thức: cá nhân, căp đôi. 3.Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ (1 phút) - GV chiếu hình ảnh một số dạng địa hình nổi bật trên thế giới cũng như của Việt Nam yêu cầu HS quan sát hình ảnh kết hợp với hiểu biết và kiến thức đã và học ghi ra giấy : a. Một số hiểu biết của em về chủ đề địa hình đã được học, mối liên hệ của địa hình với các thành phần tự nhiên khác... b. Địa hình là kết quả tác động của các nhân tố nào? c. Em muốn tìm hiểu nhũng gì về đặc điểm địa hình của Việt Nam? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (1phút) - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả(2 phút).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - GV gọi HS báo cáo kết quả thực hiện được, trên cơ sở kết quả đó GV dắt dẫn vào bài học. Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức(1 phút) - GV quan sát, đánh giá hoạt động của HS. Địa hình là kết quả tác động của các nhân tố nội lực, ngoại lực và con người. Ngược lại, địa hình cũng tác động mạnh mẽ đến các thành phần khác và là thành phần cơ bản nhất của môi trường tự nhiên. Địa hình nước ta có những đặc điểm cơ bản nào chúng ta cùng nghiên cứu bài ngày hôm nay. B. Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình nước ta (18 phút) 1. Mục tiêu - Kiến thức: biết được và trình bày được các đặc điểm chung của địa hình nước ta trên bản đồ địa hình. - Kĩ năng: sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để giải thích làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình 2. Phương thức 2.1. Phương pháp: - Thảo luận nhóm - Đàm thoại gợi mở. - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. 2.2. Phương tiện: - Bản đồ tự địa hình Việt Nam, atlat - Phiếu học tập. 2.3. Hình thức: nhóm 3. Tiến trình hoạt ðộng Bước 1. giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp/ nhóm dựa vào bản đồ địa hình kết hợp sử dụng thông tin sách giáo khoa và kiến thức đã học, em hãy: a. Hoàn thành sơ đồ về đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Để có kết quả thảo luận cặp, cá nhân HS phải nghiên cứu sơ đồ, đọc bản đồ và SGK, dự kiến các nội dung điền vào sơ đồ và trao đổi với bạn cùng cặp. Trong quá trình cá nhân tìm hiểu, được phép hỏi các bạn trong nhóm và nhóm trưởng.GV quan sát, trợ giúp các nhóm Bước 3. Trao đổi thảo luận Nhóm thống nhất kết quả và báo cáo với GV hoặc báo cáo trước lớp. Bước 4. Đánh giá và chốt kiến thức GV đánh giá quá trình hoạt động của HS. GV chuẩn hóa kiến thức chưa chính xác cho HS, chốt kiến thức. + Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp (dẫn chứng). + Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau (dẫn chứng). + Hướng nghiêng của địa hình là tây bắc- đông nam (dẫn chứng). + Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm (dẫn chứng) Hoạt động 2: Phân tích lát cắt địa hình 1. Mục tiêu - Kiến thức: làm rõ tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình. Giải thích nguyên nhân. - Kĩ năng: đọc lát cắt địa hình 2. Phương thức 2.1. Phương pháp: - Đàm thoại gợi mở. 2.2. Phương tiện: - Bản đồ tự địa hình Việt Nam, Atlat. Phiếu học tập. Máy chiếu 2.3. Hình thức: cá nhân, cặp. 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ GV chiếu Bản đồ địa hình trong Atlat Địa lí Việt Nam: Dựa vào Bản đồ địa hình trong Atlat Địa lí Việt Namvà kiến thức đã học, phân tích đặc điểm địa hìnhlát cắt AB từ Sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình theo dàn ý sau: - Lát cắt AB chạy trong miền địa hình nào? - Lát cắt AB chạy theo hướng nào? Đi qua các khu vực địa hình nào?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Độ cao trung bình: - Mô tả rõ đi từ tây bắc xuống đông nam phân thành các bậc địa hình nào? - Từ phân tích trên rút ra nhận xét về hướng nghiêng chung của địa hình và giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân bậc đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Cá nhân thực hiện nội dung nhiệm vụ được giao, trao đổi với bạn. GV quan sát, trợ giúp. Bước 3: Trao đổi, thảo luận: - Cá nhân báo cáo kết quả trước lớp, cá nhân khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: đánh giá, chốt kiến thức.:- Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh - Chốt kiến thức - Lát cắt AB chạy trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, đi từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình, theo hướng TB- ĐN. - Độ cao trung bình: đây là khu vực có độ cao chủ yếu dưới 1000m.nhưng phân thành nhiều bậc khác nhau: + Từ 0-50m gồm toàn bộ kku vực ĐBSH (chiều dài…) + Từ 50-200 m chiếm tỉ lệ nhỏ - Chuyển tiếp giữa vùng đồi núi sang ĐB. + Từ 200 -500m đồi thấp nằm giữa cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn + Từ 500-1000m Là bậc địa hình của các cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn + Từ 1000-1500m Sơn nguyên Đồng Văn, kv nằm giữa sông Gâm và sông Năng - Hướng nghiêng chung của địa hình là cao ở tây bắc thấp dần về đông nam. + Từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu: đây là khu vực núi cao, độ dốc và độ chia cắt địa hình lớn. + Từ thung lũng sông Cầu đến sông Thương: địa hình thấp hơn, độ chia cắt địa hình giảm dần + Từ sông Thương đến cửa sông Thái Bình: địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ Giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân bậc địa hình trên là do sự hoạt động tạo núi giai đoạn tân kiến tạo nâng nên không đều với các pha khác nhau. Hoạt động 3. Tìm hiểu về khu vực địa hình đồi núi 1. Mục tiêu - Kiến thức: nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của các khu vực đồi núi nước ta - Kĩ năng:: sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ một số đặc điểm và sự.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> phân bố các khu vực địa hình đồi núi ở nước ta. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp: Thảo luận nhóm. Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. 2.2. Phương tiện: Bản đồ tự địa hình Việt Nam, atlat. Phiếu học tập. Máy chiếu 2.3. Hình thức: nhóm 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ GV chia lớp theo các nhóm hoàn thành nội dung thảo luận 15 phút Dựa vào hình 28.1 lược đồ địa hình Việt Nam kết hợp với đọc thông tin sách giáo khoa trang 104 – 107 Địa lí 8 kết hợp với hiểu biết thực tế, hãy: a. Lựa chọn thông tin và điền vào bảng dưới đây đặc điểm chính của các khu vực địa hình đồi núi nước ta: Vùng núi Giới hạn Đặc điểm Đông bắc Tây Bắc Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ b. Đi dọc kinh tuyến 1080 độ Đ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải đi qua: - Các cao nguyên nào? - Em có nhận xét gì về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này? - Các cao nguyên thuận lợi cho phát triển ngành kinh tế gì? Bước 2 thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS phải đọc lược đồ địa hình, đọc nội dung SGK, dự kiến các nội dung trả lời điền vào bảng và trao đổi với bạn trong nhóm.GV quan sát, trợ giúp. Bước 3.trao đổi, thảo luận: HS các nhóm báo cáo kết quả kết hợp trình bày trên bản đồ, các nhóm khác theo dõi bổ sung Bước 4. Đánh giá chốt kiến thức: GV đánh giá quá trình hoạt động của các nhóm, đánh giá sản phẩm và chuẩn hóa kiến thức. Vùng Vị trí giới hạn Đặc điểm địa hình Vùng núi Đông - Nằm ở tả ngạn - Vùng núi Đông Bắc :Là vùng đồi núi Bắc S.Hồng, từ núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nổi bật Con Voi đến với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> vùng đồi núi ven cacxtơ khá phổ biến, tạo nên nhiều cảnh biển Quảng Ninh đẹp và hùng vĩ. Vùng núi Tây Bắc. - Nằm giữa Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông S.Hồng và S.Cả Hồng và sông Cả hùng vĩ và đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng tây bắcđông nam.. Vùng núi Trường - Từ phía Nam Vùng núi Trường Sơn Bắc từ sông Cả Sơn Bắc S.Cả đến dãy núi tới dãy núi Bạch Mã. Là vùng núi thấp có Bạch Mã hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển Vùng núi và cao - Từ phía Nam Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn nguyên Trường dãy núi Bạch Mã Nam là vùng đồi núi cao nguyên hùng vĩ, Sơn Nam đến ĐNB lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên hùng vĩ Địa hình bán bình - Là địa hình - Gò đồi trung du bát úp. nguyên Đông Nam chuyển tiếp giữa - Thoải Bộ và vùng đồi miền núi và trung du Bắc Bộ miền đồng bằng. b. Đi dọc kinh tuyến 1080 độ Đ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết: - Ta phải đi qua: các cao nguyên: ........................ - Bề mặt tương đối bằng phẳng. - Đất đỏ ba dan khá màu mỡ => Thuận lợi cho phát triển ngành trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc... Hoạt động 3. Tìm hiểu các khu vực địa hình đồng bằng 1. Mục tiêu - Kiến thức: nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. - Kĩ năng: sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ một số đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình đồng bằng ở nước ta. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp: Thảo luận nhóm. Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. 2.2. Phương tiện: Bản đồ tự địa hình Việt Nam, Atlat. Phiếu học tập. Máy chiếu 2.3. Hình thức: nhóm. 3. Tiến trình hoạt động.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bước 1.GV giao nhiệm vụ cho cá nhân HS đọc nội dung SGK và cho biết căn cứ vào nội dung trong SGK hãy cho biết: a. Nước ta có các dạng đồng bằng nào? b. Với mỗi dạng đồng bằng tìm hiểu về nguồn gốc hình thành, diện tích, đặc điểm địa hình bề mặt, đất? (thể hiện nội theo bảng, sơ đồ, hoặc sơ đồ tư duy) c. Khu vưc địa hình đồng bằng:thuận tiện cho phát triển những ngành gì? Bước 2: Thực hiên nhiệm vụ HS thực hiện thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung. Bước 3: Trao đổi thảo luận Nhóm báo cáo kết quả làm việc với GV, báo cáo trước lớp. Các nhóm bổ sung Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức: Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, GV chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các nhóm để nhận xét, đánh giá. Nội dung ĐBSH ĐBSCL ĐBDHMT 2 2 Diện tích 40 ngìn km 15 ngìn km Nguồn gốc Phù sa hệ thốn sông Phù sa hệ thông sông Phù sa sông, Hồng và sông Thái Mê công bồi đắp biển Bình bồi đắp Đặc điểm bề Tương đối bằng Tương đối bằng Nhỏ hẹp, bị các mặt phẳng bị chia cắt phẳng bị chia cắt bởi nhánh núi đâm thành nhiều ô bởi hệ hệ thống sông ngòi, ngang ra biển thống đê, có các kênh rạch chằng chia cắt tính liên vùng trũng., có nhiều chịt;nhiều vùng tục. núi sót. trũng lớn ngập nước thường xuyên. Đất đai Màu mỡ, đất trong Màu mỡ, được bồi Phù sa pha cát, đê không được bồi đắp hàng năm. kém phì nhiêu. đắp hàng năm. Giá trị kinh tế của khu vưc địa hình đồng bằng: giao thông thuận tiện đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là thâm canh lúa nước. Hoạt động 4. Tìm hiểu khu vực ðịa hình bờ biển và thềm lục địa 1. Mục tiêu - Kiến thức: nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. - Kĩ năng: sử dụng bản đồ địa hình Việt Nam để làm rõ sự phân bố của khu vực.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> địa hình bờ biển và thềm lục địa. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp: - Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ. 2.2. Phương tiện: Bản đồ tự địa hình Việt Nam, atlat. Phiếu học tập. Máy chiếu 2.3. Hình thức: Cặp, đàm thoại gợi mở, cá nhân. 3. Tiến trình hoạt động Bước 1.GV giao nhiệm vụ Đọc thông tin SGK, hình 29.6, kết hợp với bản đồ địa hình Việt Nam, hãy: - Cho biết nước ta các dạng địa hình bờ biển và thềm lục địa nào? - Với mỗi dạng địa hình bờ biển và thềm lục địa ta có thể khám phá được những đặc điểm gì? - Cho biết giá trị của các dạng địa hình bờ biển và thềm lục địa đối với sự phát triển kinh tế. Bước 2.HS thực hiện nhiệm vụ: - Cá nhân thực hiện nhiệm vụ, có thể trao đổi với các bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung. Bước 3.báo cáo kết quả: Cá nhân báo cáo kết quả, có ý kiến nhận xét bổ sung của các cá nhân khác. Bước 4. Đánh giá chốt kiến thức.: Đánh giá nhận xét tiến trình kết quả làm việc của HS, + Bờ biển: dài trên 3260 km (từ Móng Cái đến Hà Tiên); có 2 dạng chính là bờ biển bồi tụ (vùng đồng bằng) và bờ biển mài mòn (chân núi, hải đảo từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu; giá trị xây dựng cảng biển, du lịch… + Thềm lục địa: Mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có các mỏ khoáng sản giá trị (mỏ dầu)… C. Luyện tập 1. Mục tiêu - Kiến thức: Làm rõ một số đặc điểm chung của địa hình, giá trị kinh tế của địa hình. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bản đồ địa hình. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. 2.2. Phương tiện: Bản đồ tự địa hình Việt Nam, atlat. Phiếu học tập. Máy chiếu 2.3. Hình thức:cặp.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ . 1. Điền các nội dung kiến thức chính vừa học vào sơ đồ sau. CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH Khu vực đồng bằng. Bờ biển và thềm lục địa. 2. Cho biết giá trị của các khu vực địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế. 3. Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo lớn nào? Các đèo này có ảnh hưởng đến giao thông Bắc Nam như thế nào? Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó trao đổi với các bạn bên cạnh. Gv quan sát và trợ giúp HS khó khăn Bước 3:Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Gọi 1 HS lên báo cáo kết quả thực hiện được. - Các ý kiến nhận xét, bổ sung - GV hướng dẫn HS điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập. Bước 4:Đánh giá, chốt kiến thức - GV quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của HS về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của HS D. Vận dụng, mở rộng 1. Mục tiêu - Kiến thức: HS biết so sánh khắc sâu đặc điểm của các khu vực địa hình. Liên hệ đánh giá việc khai thác giá trị kinh tế của các dạng địa hình tại địa.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> phương. - Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp. 2. Phương thức 2.1. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở. Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, sơ đồ. 2.2. Phương tiện: Bản đồ tự địa hình Việt Nam, atlat. Máy chiếu 2.3. Hình thức: cá nhân, cặp 3. Tiến trình hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ 1.Dựa vào kiến thức đã học, so sánh đặc điểm địa hình giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Liên hệ một hoạt động khai thác địa hình mang lại hiệu quả nâng cao đời sống tại địa phương 3. Viết một bài (khuyến khích có hình ảnh minh họa) tuyên truyền hành động nâng cao ý thức trong cộng đồng đối với các dạng địa hình để không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên tại địa phương em. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ. Bước 3. Trao đổi thảo luận, bổ sung. Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức. So sánh đặc điểm địa hình giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long a. Giống nhau - Là các đồng bằng châu thổ sông, được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng. - Địa hình tương đối bằng phẳng, trên bề mặt cả 2 đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. b. Khác nhau - Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn hơn đồng bằng sông Hồng (4 triệu km2 so với 1,5 triệu km2). - Đặc điểm địa hình: + Độ cao trung bình: Đồng bằng sông Hồng có độ cao trung bình lớn hơn Đồng bằng sông Cửu Long. + Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn ngập nước thường xuyên, trong khi diện tích này ở Đồng bằng sông Hồng nhỏ hơn nhiều. + Địa hình Đồng bằng sông Hồng bị chia cắt bởi hệ thống đê và phần lớn không chịu tác động bồi đắp của các hệ thống sông, chịu tác động mạnh mẽ của con người và các hoạt động kinh tế. Địa hình Đồng bằng sông Cửu.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Long bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ ngập nước trên diện rộng, về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn. 2. Liên hệ một hoạt động khai thác địa hình mang lại hiệu quả nâng cao đời sống tại địa phương: 3. Viết bài tuyên truyền hành động nâng cao ý thức trong cộng đồng đối với địa hình để không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên tại địa phương em (khuyến khích có hình ảnh minh họa) (hoạt động này giao về nhà).

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

×