Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TC VĂN 7 - TIẾT 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.49 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày 28 / 1 / 2020 Tiết 22 LUYỆN TẬP: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận. - Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. 2.Kĩ năng: - KNS: + Suy nghĩ: phê phán sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặ điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận. + Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng… khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn nghị luận. 3. Thái độ: Yêu văn chương, sử dụng văn nghị luận trong tạo lập văn bản nghị luận và trong đời sống hàng ngày tạo sức thuyết phục. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tаi liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, thực hiện soạn bаi ở nhа có chất lượng), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiên và phân tích được giá trị của câu rút gọn trong 1 VB NT ), năng lực sáng tạo , năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học - GD các giá trị sống: hòa bình, tôn trọng, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, tự do - Giáo dục môi trường: đưa ra vấn đề nghị luận có liên quan đến môi trường. - Giáo dục đạo đức: có nhận thức và thái độ đúng đắn, tính cực trước các vấn đề văn học và đời sống; hợp tác, đoàn kết, thuyết phục người khác đồng thời tôn trọng sự trình bày, chia sẻ của các cá nhân khác. II. Chuẩn bị: - GV: Soạn giáo án, SGV, SGK,TLTK, một số đề bài văn nghị luận - HS: ôn lại kiến thức tiết 80, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên. III. Phương pháp: - PP: Vấn đáp, thuyết trình, thực hành có hướng dẫn thảo luận nhóm; - KT: chia nhóm, động não IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1- Ổn định tổ chức (1’) Lớp. Ngày giảng. Sĩ số. 7C. 30. 7B. 34. 7A. 34. Vắng. 2- Kiểm tra bài cũ (5p) ? Thế nào là văn nghị luận? Hãy nêu các dạng văn bản nghị luận thường gặp trong cuộc sống? - Văn nghị luận: Văn bản đưa ra những luận điểm khẳng định một ý kiến hoặc một quan điểm nào đó. Vấn đề trong văn nghị luận đưa ra phải đề cập tới cuộc sống, xã hội - Hình thức: xã luận, bài bình luận, ý kiến phát biểu trên truyền hình... 3- Bài mới 3.1. Khởi động: - Thòi gian: 2p PP: thuyết trình. Văn nghị luận bao giờ cũng nhằm mục đích hướng tới giải quyết một vấn đề, một tư tưởng, tình cảm, quan điểm nào đó. Vì hướng tới mục đích ấy, mỗi văn bản nghị luận bao giờ cũng phải có luận điểm, luận cứ và lập luận . Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý cho bài văn nghị luận. 3.2. Hình thành kiến thức: - Mục tiêu: Hướng dẫn HS ôn tập, củng cố lý thuyết. - Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình. - KT: động não - Hình thức: cá nhân - Thời gian: 10p ? Thế nào là lập dàn ý cho bài văn nghị luận? - HS suy nghĩ trả lời - Gv chốt kiến thức Lập dàn ý cho bài văn nghị luận là xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và các lập luận cho đoạn văn. ?Luận điểm, luận cứ, lập luận là gì? - HS suy nghĩ trả lời - Gv chốt kiến thức * Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định) , được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối + Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng được nhu cầu thực tế * Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. + Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu * Lập luận: Là cách nêu lên luận cứ để dẫn đến luận điểm + Lập luận phải chặt chẽ và hợp lí. 3.3. Luyện tập - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học. -Phương pháp: thuyết trình,, thực hành có hướng dẫn, nhóm - Hình thức : cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 23p Bài tập 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn bản nghị luận để biểu đạt? Vì sao? a/ Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn . b/ Giới thiệu về người bạn của mình. c/ Trình bày quan điểm về tình bạn . - HS suy nghĩ trả lời - Gv chốt kiến thức * Đáp án: Trường hợp (c) vì người viết phải dùng lí lẽ dẫn chứng để thuyết phục người đọc về quan điểm tình bạn . Bài tập 2: “Qua ca dao, người bình dân VN đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quí của mình”. Lấy dẫn chứng từ những bài ca dao đã học và đã đọc, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. a, Hãy đưa ra luận điểm, luận cứ bài văn . b, Dựa trên những luận điếm và luận cứ, em hãy lập luận bằng cách viết một đoạn văn ngắn cho cho một luận cứ mà em lựa chọn . - HS thảo luận thảo luận Gợi ý: -Luận điểm: Ca dao đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quí của người bình dân VN. -Luận cứ: * Thể hiện được tình yêu quê hương đất nước..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Gắn bó ca ngợi, tự hào với bao cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Đó cũng là lòng yêu nước, thể hiện tình nghĩa đồng bào . * Thể hiện tình yêu thương gia đình . - Tình cảm sâu nặng nhất, thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, ơn sinh thành . - Tình vợ chồng gắn bó thiết tha, chung thuỷ *Thể hiện tình yêu thiết tha với cuộc đời . - Gắn bó với lao động . - Yêu lao động, người nông dân yêu cả ruộng vườn, gắn bó với thiên nhiên . -> Chính tình yêu sâu nặng đối với cuộc đời, lạc quan vui sống đã khiến người lao động vượt lên tất cả khó nhọc gian lao . -Lập luận: Điều tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của ông cha ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chon rau cắt rốn. Điều này dễ hiểu. Thời xưa điều kện đi lại khó khăn, hiểu biết của mõi con người có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sông trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau tấc đất của mình. 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình - Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ - Thời gian:2 phút - Đọc, sưu tầm những bài văn nghi luận xuất sắc 4. Hướng dẫn về nhà (2p) * Đối với tiết học này: - Học, tìm đọc thêm về văn bản nghị luận, chỉ ra được luận điểm, luận cứ và lập luận. Xác định được luận điểm trong một đề bài cụ thể. * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị: Luyện tập Câu đặc biệt.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×