Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

HD hoc tuan 4 khoi 5 vnen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 4B. Trái đất là của chúng mình Mục tiêu 1. Đọc – hiểu bài Bài ca về trái đất. 2. Lập dàn ý và viết được đoạn văn cho bài văn tả ngôi trường. 3. Kể được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.. A. Hoạt động cơ bản. 1. Quan sát bức tranh sau và cho biết tranh vẽ cảnh gì.. 2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:. Bài ca về trái đất Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất quay!.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Cùng bay nào, cho trái đất quay! Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen, … dù da khác màu Ta là nụ, là hoa của đất Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm! Màu da nào cũng quý, cũng yêu! Khói hình nấm là tai họa đấy Bom H, bom A không phải bạn ta Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất Tiếng cười ran cho trái đất không già Hành tinh này là của chúng ta! Hành tinh này là của chúng ta! ĐỊNH HẢI. 3. Nối từ ngữ ở bên trái với lời giải nghĩa thích hợp ở bên phải: a) Hải âu 1) châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương b) Năm châu 2) cột khói trong giống như cây nấm khổng lồ, sinh ra vụ nổ bom H, bom A c) Khói hình nấm 3) loài chim lớn, cánh dài và hẹp, mỏ quặp, sống ở biển d) Bom H, bom A 4) chỉ trái đất và những ngôi sao không tự phát ra ánh sáng, quay xung quanh mặt trời. e) Hành tinh 5) là những loài bom có sức sát trương và phá hoại lớn. 4. Cùng luyện đọc. a) Đọc mẩu: - Trái đất này / là của chúng mình Quả bóng xanh /bay giữa trời xanh - Trái đất trẻ/ của bạn trẻ năm châu Vàng, trắng, đen/ … dù da khác màu - Bom H, bom A /không phải bạn ta Tiếng hát vui /giữ bình yên trái đất Tiếng hát ran /cho trái đất không già b) Đọc đoạn, bài: Mỗi em đọc một khổ thơ tiếp nhau đến hết bài..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Khổ thơ thứ nhất ý nói gì? Em chọn ý đúng để trả lời: a. Mọi người cần bay lên để nhìn rõ trái đất. b. Trái đất rất tươi đẹp, rất đáng yêu. c. Trái đất có hình dáng như một quả bóng. 2) Hai câu thơ cuối khổ thơ 2 nhằm nói điều gì? Em chọn ý đúng để trả lời: a. Tất cả các loài hoa đều đáng quý. b. Mỗi dân tộc có một màu da khác nhau. c. Mọi người trên trái đất đều đáng quý, đáng yêu. 3) Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?. 6. a) Học thuộc lòng bài thơ. b) Thi đọc thuộc lòng bài thơ trước nhóm, trước lớp.. B Hoạt động thực hành. 1. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả trường em. a) Quan sát trường em. Ghi vào vở những điều em quan sát được. b) Lập dàn ý cho bài văn tả trường em. Gợi ý: a) Mở bài Giới thiệu: Trường em nằm ở vị trí nào? Đặc điểm gì nổi bật giúp mọi người dễ nhận ra ngôi trường đó? … (Hoặc: Lí do em muốn tả cảnh ngôi trường đang học). b) Thân bài - Cảnh bên ngoài trường: Lối đi vào có gì nổi bật? Cổng trường thế nào? Biển ghi tên trường ra sao? Hoạt động trước cửa trường vào thời điểm miêu tả có điểm gì đáng nói? … - Cảnh bên trong trường: + Sân trường rộng hay hẹp? Cây cối thế nào? Trên sân trường có những cảnh gì nổi bật (Về âm thanh, về màu sắc, …)? … + Khu vực lớp học (trước mặt em, bên phải, bên trái) được bố trí ra sao? Các phòng học có những điểm gì làm em chú ý (cửa ra vào, cửa sổ …)? … + Các khhu vực khác ở trường em (văn phòng, nhà hiệu bộ, thuw viện, phòng thiết bị dạy học, vườn trường, bồn hoa, cây cảnh, …) có gì nổi bật? c) Kết bài Cảnh trường (vào lúc miêu tả) gợi cho em những cảm nghĩ gì? (Hoặc: Em có suy nghĩ gì về ngôi trường thân yêu của mình? …)..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2. Chọn viết một đoạn văn theo dàn ý trên Gợi ý: - Có thể chọn viết đoạn văn tả sân trường hoặc dãy lớp học / khhu vực văn phòng … - Nên có câu mở đầu đoạn văn nêu ý chung, tiếp theo là các câu miêu tả miêu tả cụ thể cảnh vật. Chú ý lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, chi tiết tiêu biểu, sinh động (thể hiện sự quan sát tinh tế, bằng nhiều giác quan). M: Sân trường không rộng lắm nhưng là khu vực thoáng đãng nhất của trường tôi. Hàng cây xà cừ trồng quanh sân nhhuw những chiếc ô che nắng cho chúng tôi vui đùa lúc ra chơi. Bốn góc sân trường sừng sững bốn cây phượng vĩ trồng đã lâu năm. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ như những chùm lửa lập lòe trong vòm lá. Nếu chú ý lắng nghe, bạn sẽ thấy tiếng chim hót líu lo như dạo khúc nhạc vui. Theo VŨ HOÀNG LINH *****. 3. Kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. a) Nghe thầy cô kể lại chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. b) Dựa vào lời kể của thầy cô và lời ghi dưới mỗi bức tranh, em hãy giới thiệu thêm về mỗi hình ảnh dưới đây..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vụ thảm sát Mỹ Lai bị báo chí phanh phui trước công luận.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Côn – bơn và Tôm – xơn gặp lại những người dân mà họ đã cứu sống. Côn – bơn và Tôm – xơn gặp lại những người dân mà họ đã cứu sống c) Mỗi nhóm cử đại diện kể lại câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai Gợi ý: - Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào? - Truyện phim có những nhân vật nào? - Quân đội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Mỹ Lai như thế nào? - Những việc làm nào thể hiện còn một số lính Mĩ vẫn có lương tri và ghê sợ hành động của quân đội Mĩ? - Tiếng đàn của Mai – cơ có ý nghĩa gì?. 4. Trao đổi với các bạn về ỹ nghĩa của câu chuyện.. C. Hoạt động ứng dụng. 1. Đọc cho người thân nghe bài thơ Bài ca về trái đất. 2. Đọc cho người thân nghe đoạn văn tả ngôi trường em viết ở lớp. Sau bài học, thầy côn nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bài 4C. Cảnh vật quanh em Mục tiêu 1. Nhận biết được từ trái nghĩa và đặt được câu với từ trái nghĩa. 2. Viết được bài văn tả cảnh.. Hoạt động thực hành. 1. Trò chơi: Thi tìm nhanh từ ghép có hai tiếng mang nghĩa trái ngược nhau: M: to nhỏ Hai đội chơi. Từng người trong mỗi đội ghi một từ lên bảng. Hết thời gian chơi, đội nào ghi được nhiều từ đúng hơn thì thắng cuộc.. 2. Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau và ghi vào bảng nhóm: a) Ăn ít ngon nhiều. b) Ba chìm bảy nổi. c) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. d) Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.. 3. Điền vào chỗ trống một từ trái nghĩa với từ in đậm: a) Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí ….. b) Trẻ ……. Cùng đi đánh giặc. c) ……. Trên đoàn kết một lòng d) Xa-xa-cô đã chết nhưng hình ảnh của em còn ……… mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm họa của chiến tranh hủy diệt.. 4. Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào môi chô trống sau: a) Việc ………, nghĩa lớn. b) Áo rách khéo vá, hơn lành ……….. may. c) Thức ……… dậy sớm..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 5. Tìm và ghi lại các từ trái nghĩa nhau: a) Tả hình dáng M: cao – thấp b) Tả hành động M: khóc – cười c) Tả trạng thái M: buồn – vui d) Tả phẩm chất M: tốt – xấu. 6. a) Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trài nghĩa em vừa tìm được ở trên. b) Trao đổi bài với bạn. *****. 7. Viết bài văn tả cảnh (Kiểm tra). Em chọn một trong ba đề sau: 1) Tả một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trteen cánh đồng, nương rẫy). 2) Tả một cơn mưa. 3) Tả một ngôi nhà (hoặc căn hộ, phòng ở) của gia đình em.. Hoạt động ứng dụng. 1. Sưu tầm các thành ngữ, tục ngữ chứa hai từ trái nghĩa. 2. Tìm đọc những đoạn văn, bài văn tả cảnh. M: Đoạn văn tả cảnh Rừng trưa: …Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà các sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn trong nắng. Mùi hương ngòn ngọt nhứt đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa khiến con người dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàn ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào giấc ngủ chẳng đợi chờ. Theo ĐOÀN GIỎI Trảng: khoảng đất rộng giữa rừng hoặc giữa hai khu rừng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sau bài học, thầy cô nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của học sinh. ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN TUẦN 4. BÀI 17: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC Mục tiêu: Em thực hiện được: - Tính diện tích các hình đã học. - So sánh, xếp thứ tự các phân số, tính giá trị biểu thức có chứa phân số. - Giải các bài toán liên quan đến diện tích. A HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Viết các phân số sau theo thứ tự từ lớn đến bé: 13 15 62 12 3 a) 23 ; 23 ; 23 ; 23 b) 4 ; 2. Tính: a) 3 1 x 5 15 10 13bài toán sau: 3. Giải. b). 1 2 3 4. -. 3 8. 2 3. 7 ; 12. c) x. (. 3 5 4 5. -. ;. 5 6. 3 )x 20. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 20m, chiều rộng bằng. 3 4. chiều dài.. a) Tính diện tích mảnh vườn. b) Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, cứ 15m2 thì thu hoạch được 10kg rau. Hỏi trên cả mảnh vườn thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau? 4. Giải bài toán sau: Để lát nền một cái sân hình chữ nhật có chiều dài 24m, chiều rộng 18m, người ta dùng gạch hình vuông có cạnh dài 30cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín nền cái sân đó? (Coi phần diện tích mạch vữa không đáng kể). 5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Diện tích miếng bìa có kích thước theo hình vẽ sau là: A. 96cm2 B. 192cm2 2 C. 224cm D. 288cm2 8cm 8cm 8cm 12cm 8cm. Báo cáo với thầy / cô giáo kết quả những việc em đã làm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> B HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. 1 chiều dài. 3 Biết rằng trung bình cứ sơn 1m2 thì hết 200g nước sơn. Em hãy giúp anh Tuấn tính xem cần bao nhiêu ki-lô-gam sơn nước để sơn bức tường đó. Anh Tuấn muốn sơn một bức tường hình chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng bằng. Thầy/ cô giáo nhận xét và ghi nhận kết quả học tập của học sinh. ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN TUẦN 4. BÀI 18: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC Mục tiêu: Em biết:. 1 1 1 1 1 ; và ; và 10 10 100 100 1000 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số. - Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng; tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. A HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH -. Mối quan hệ giữa: 1 và. 1. Trả lời câu hỏi và giải thích cho bạn nghe cách làm: 1 1 a) 1 gấp bao nhiêu lần lần? b) 10 10 1 1 c) gấp bao nhiêu lần lần? 100 1000. 2. Tìm x: a) x +. 3 8. =. 4 3. 1 21 = 9 8 3. Giải bài toán sau: a) X x. a) x a) x +. 4 5. =. 8 3. gấp bao nhiêu lần. 1 100. 7 6. = 5. 2 bể, giờ thứ hai chảy được 5 bình mỗi giờ vòi nước đó chảy được bao nhiêu phần của bể nước? Một vòi nước chảy vào bể. Giờ thứ nhất chảy được. lần?. 1 . Hỏi trung 3.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 4. Giải bài toán sau: Năm nay tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con. Tính tuổi của mỗi người, biết rằng mẹ hơn con 32 tuổi. Báo cáo với thầy/ cô kết quả những việc các em đã làm. B HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Trả lời câu hỏi sau và viết vào vở:. 3 số bột mì đó. Hỏi: 8 a) Mẹ đã dùng hết bao nhiêu ki-lo-gam bột mì? b) Mẹ còn lại bao nhiêu ki-lo-gam bột mì?. Mẹ mua 24kg bột mì, mẹ đã làm bánh hết. Thầy/ cô giáo nhận xét và ghi nhận kết quả học tập của học sinh. ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN TUẦN 4. BÀI 19: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC Mục tiêu: Em nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân có một chữ số ở phần thập phân. A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Chơi trò chơi “Đố bạn”: a) Quan sát hình ảnh dưới đây:. c) Em đố bạn đọc kĩ các kí hiệu 0,2l ; 0,5kg ; 0,5l có trong các hình vẽ trên. 2.a) Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: - Lấy một băng giấy đã chia thành mười phần bằng nhau: - Tô màu vào một phần của băng giấy: - Viết và đọc phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy trên. - Đọc kĩ nội dung sau: 1 được viết thành 0,1 10 1 0,1 đọc là: Không phẩy một; 0,1 = 10.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 0,1 gọi là số thập phân b) Em tiếp tục thực hiện các hoạt động sau: - Lấy một băng giấy đã chia thành 10 phần bằng nhau: - Tô màu vào 4 phần của băng giấy:. - Viết và đọc phân số chỉ phần đã tô màu của băng giấy trên. - Đọc kĩ nội dung sau: 4 4 được viết thành 0,4 ; 0,4 = 10 10 0,4 đọc là: không phẩy bốn 0,4 gọi là số thập phân. 3.a) Viết các phân số thập phân chỉ phần đã tô màu trong các hình vẽ sau: Hình 1: Hình 2: Hình 3: b) Viết các phân số thập phân ở phần (a) thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc các em đã làm. B HOẠT ĐỘNG THHUWCJ HÀNH. 1.a) Đọc mỗi số thập phân sau: 0,2. 0,8. 0,5. 0,1. 0,9. b) Viết mỗi số thập phân sau: Không phẩy một ; không phẩy sáu ; không phẩy bảy ; không phẩy ba. 2. Viết (theo mẫu): Mẫu: 0,8 4 a) 10. 8 10. =. b). 9 10. c). 3 10. d). 5 10. 3. Đọc các phân số thập phân và số thận phân trên các vạch của tia số:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 0. 1 10 0,1. 2 10 0,2. 0,3. 3 10 0,4. 4 10. 0,5 0,6. 5 10 0,7. 0,8. 6 10. 7 10. 8 10. 9 10. 1. 0,9. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc em đã làm.. C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. 1. Em viết năm số thập phân đã học vào vở, đọc các số thập phân đó cho bố mẹ nghe. 2. Em hãy quan sát hình vẽ dưới đây rồi viết các số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. Nói cho mọi người trong gia đình nghe các thông tin về chiều dài con kiến và con bọ dừa trong hình vẽ.. Chiều dài của con kiến là. Chiều dài của con bọ dừa là. 8 10. 9 10. cm, ta viết thành ……. cm.. cm, ta viết thành ……. cm.. Thầy/ cô giáo nhận xét và ghi nhận kết quả học tập của học sinh.. ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN TUẦN 4. BÀI 20: KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN (Tiếp theo) Mục tiêu: Em nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân với các chữ số ở hàng phần trăm, hàng phần nghìn. A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Chơi trò chơi “Đố bạn”: a) Em viết một số thập phân đã học, chẳng hạn: 0,1 ; 0,3 ; ….. Bạn đọc số thập phân em viết. Em và bạn đổi vai cùng chơi..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> b) Cùng nhau viết các số thập phân mà nhóm em viết được thành phân soosthaapj phân, chẳng hạn: 1 3 0,1 = ; 0,3 = ; …. 10 10 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: a) Viết và đọc các phân số chỉ phần đã tô màu trong các hình vẽ dưới đây:. Hình 1 Hình 2.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hình 3. Hình 4. b) Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn: 1 * được viết thành 0,01. 100 1 0,01 đọc là: không phẩy không một; 0,01 = 100 7 * được viết thành 0,07. 100 7 0,07 đọc là: không phẩy không bảy ; 0,07 = 100 98 * được viết thành 0,98 100 98 0,98 đọc là: không phẩy chín mươi tám ; 0,98,= . 100 Các số ; 0,01; 0,07 , 0,98 cũng là số thập phân. c) Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy / cô giáo hướng dẫn: *. 1 1000. được viết thành 0,001.. 0,001 đọc là: không phẩy không không một; *. 9 1000 195 1000. 1 1000. 0,009 =. 9 1000. được viết thành 0,009.. 0,009 đọc là: không phẩy không không chín; *. 0,001 =. được viết thành 0,195.. 0,195 đọc là: không phẩy một trăm chín mươi lăm; 0,195 =. 195 1000. Các số: 0,001 ; 0,009 ; 0,195 cũng là số thập phân.. 3. Chơi trò chơi “Ghép thẻ”: - Lấy các bộ thẻ đã viết các số thập phân đã học và phân số thập phân tương ứng, chẳng hạn: 0,63. 24 1000. 145 1000. 0,09. 0,145. 9 100. 63 100. 0,024.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> -. Em rút một thẻ bất kì, em đố bạn tìm thẻ thích hợp với thẻ đó. Nói với bạn cách làm của em. Em và bạn đổi vai cùng chơi.. Báo cáo với thầy/cô giáo kết quả những việc các em đã làm. B HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Đọc mỗi số thập phân sau: a). b). 0,02. 0,05. 0,48. 0,63. 0,00. 0,02. 0,31. 0,10. 2. Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân: 68 7 a) = …………. b) = …………. 100 1000 23 231 c) = ………… d) = ………… 1000 1000 3. Viết mỗi số thập phân sau thành phân số thập phân: 0,4 ; 0,02 ; 0,006 ; 0,087 ; 0,555 4. Đọc các phân số thập phân và số thập phân trên các vạch của tia số: 0. 1 100. 2 100. 3 100. 4 100. 5 100. 6 100. 7 100. 8 100. 9 100. 0,01 0,02 0,03 0,04 0,05 0,06 0,07 0,08 0,09 0,1 Báo cáo với thầy/ cô giáo kết quả những việc em đã làm. C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. 1. Em viết năm số thập phân đã học vào vở, đọc các số thập phân đó cho bố mẹ nghe. 2. Em lấy hai tờ giấy, mỗi tờ gồm 100 ô vuông:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tô màu để biểu diễn số thập phân 0,5 ; 0,34 rồi dán vào vở. Thầy/ cô giáo nhận xét và ghi nhận kết quả học tập của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×