Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bai 31 Van ban tuong trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.45 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề 1 :Cảm nhận về bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương.</b>
<b>I/ Mở bài:</b>


-Nêu vấn đề nghị luận:


“Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”


Thuở sinh thời, Bác Hồ luôn tâm niệm “miền Nam ở trong trái tim tôi” và nhân
dân miền Nam cũng mong ước được gặp tận mặt vị lãnh tụ kính yêu của đất nước.
Thế nhưng, ngày tái ngộ chưa kịp đến thì đất mẹ đã đón Bác về, để lại lịng người
nỗi tiếc nhớ khơn ngi. Cho đến một năm sau ngày giải phóng, Viễn Phương- nhà
thơ đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ tại Nam Bộ, đã ra
Hà Nội để thăm lăng Bác. Cảm xúc trào dâng, ông đã viết nên bài thơ Viếng lăng
Bác.


-Chuyển ý:
<b>II/ Thân bài :</b>


<b>A/ Tổng : Với góc nhìn là người con miền Nam ra thăm lăng Bác sau ngày thống </b>
nhất đất nước, nhà thơ Viễn Phương đã bày tỏ những suy ngẫm sâu sắc về Bác
cũng như thể hiện những tình cảm chân thành đối với Bác. Bài thơ Viếng lăng Bác
gồm 4 khổ, được viết bằng thể thơ tự do, mỗi khổ 4 dòng với số tiếng linh hoạt
cùng nhịp thơ phối hợp đa dạng biểu hiện những cung bậc tình cảm phong phú của
nhà thơ. Trên nền những hình ảnh và ngữ nghĩa mênh mang nổi bật lên cảm hứng
ngợi ca và tấm lịng đầy thương nhớ.


<b>B/ Phân tích:</b>
<b>KHỔ 1:</b>


Mở đầu bài thơ là những lời tâm tình đầy thân thươ ng, xúc động của đứa con miền


Nam khi đứng trước lăng Bác.


-Cách nói “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thương ,cách xưng hô quen thuộc và riêng biệt của nhân dân Việt Nam dành cho
lãnh tụ của mình , bởi vì “Người là Cha ,là Bác ,là Anh…”


+ Cách nói “ con ở miền Nam” vừa thể hiện niềm tự hào của người con miền Nam
thành đồng Tổ quốc “đi trước về sau” trong cuộc kháng chiến vừa bao hàm nỗi đau
lớn lao khi đất nước thống nhất mà Bác lại vĩnh viễn ra đi.


+ Từ “thăm” giản dị mà xúc động vừa kết nối hai chủ thể con người lại gần nhau
( con ra thăm nơi Bác ở, nơi Bác nằm) vừa là cách nói giảm đi nỗi mất mát đau
thương.


-Hình ảnh “hàng tre”


+ Điệp từ luyến láy “ hàng tre bát ngát”, “ hàng tre xanh xanh” vừa cho người đọc
thấy hình ảnh tả thực của những cây tre vút cao mọc thành hàng thẳng lối, vừa gợi
lên hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa về con người Việt Nam. Cây tre là hình ảnh hết sức
thân thuộc của làng quê, biểu tượng cho quê hương , đất nước và con người Việt
Nam với những phẩm chất tốt đẹp : dẻo dai, kiên cường , luôn đứng thẳng hàng
mặc cho bão táp mưa sa.


+ Thán từ “Ôi !” biểu thị bao niềm cảm xúc tự hào bởi tre mang phẩm chất cao quý
của con người Việt Nam “ngay thẳng ,bất khuất” dù trải qua bao “bão táp, mưa
sa”.


<b>KHỔ 2:</b>



Nhà thơ theo dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác, cháu bước đi mà lòng
ngẫm nghĩ, nghĩ về Bác.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×