Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<i><b>Giảng viên: Th.s Trần Dương Quốc Hòa</b></i>
<i><b>Sinh viên : Bùi Thị Tâm</b></i>
<i><b>Lớp : Đại học Tiểu học B – K4 </b></i>
<i><b>MSSV : 1141010149</b></i>
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI</b>
<b>KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON</b>
Trong quá trình đi thực tập lần một tại trường Tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu và được trường
phân vào khối lớp 1, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các thầy cô đặc biệt là giáo
viên hướng dẫn về công tác chủ nhiệm và công tác giảng dạy, cũng như được làm quen với
cách giảng dạy và xử lí các tình huống trên lớp, cách nắm bắt tâm tư tình cảm của các em
trong quá trình dạy học. Thời gian đi thực tập là bốn tuần, tuy không phải là khoảng thời gian
dài nhưng cũng đã giúp em có thêm nhiều nguồn cảm hứng, thêm yêu nghề nhà giáo. Tham
gia thực tập ở trường Nguyễn Khắc Hiếu em đã được trường tạo điều kiện dự các tiết dạy
mẫu và cả các tiết dạy hội giảng của các giáo viên trong trường, được tham gia rút kinh
nghiệm sau mỗi tiết dạy. Và trong khoảng thời gian đó em cũng đã có một số ý tưởng cho
những bài soạn giáo án của mình với việc sử dụng đồ dùng dạy học sáng tạo, có tính trực
quan cụ thể giúp tác động trực tiếp lên giác quan của các em, kích thích nhu cầu hứng thú làm
cho giờ học thêm hấp dẫn, sinh động lôi cuốn được sự chú ý của các em. Vì vậy, sau đây em
xin đưa ra <b>ý tưởng tổ chức hoạt động dạy học rút ra từ ứng dụng trong bài học vần en – </b>
<b>ên</b> <b>và trò chơi giúp các em mở rộng vốn từ</b> (SGK tiếng việt lớp 1 tập 1).
Mục tiêu ý tưởng: Học sinh sẽ rút ra được những từ ứng dụng, và có thể hình dung ra
được các từ thơng qua tranh ảnh minh họa, giúp các em nhớ lâu hơn.
Nội dung ý tưởng: Tiến hành cho học sinh chơi trò chơi “Sóc ăn hạt dẻ”. Luật chơi là
con sóc chỉ ăn những hạt dẻ có từ chứa tiếng mang vần vừa học (sẽ có những hạt dẻ
có từ đã học ở bài trước). Học sinh chơi dưới hình thức trò chơi “Chuyền lá”, học sinh
vừa chuyền hạt dẻ vừa hát bài hát. Khi bài hát kết thúc, trên tay bạn nào đang cầm hạt
dẻ có từ chứa tiếng mang vần vừa học thì sẽ lên cho sóc ăn.
Sau khi học sinh cho sóc ăn xong, sẽ có những hạt dẻ có từ học ở những bài
trước, giáo viên hỏi học sinh vì sao lại ko cho sóc ăn hạt dẻ, học sinh trả lời là
từ ko có tiếng mang vần vừa học tức là học sinh đã có hiểu bài. Nếu học sinh
chưa thể nói được giáo viên sẽ hỏi gợi mở để giúp học sinh hiểu bài.
(+ Ví dụ: Từ có vần gì mà con đã học? Hơm nay chúng ta vừa học vần gì?).
Giáo viên cho học sinh lên gạch chân ở dưới các tiếng có chứa vần vừa học,
giáo viên cho học sinh đọc trơn lại vần vừa học và đọc trơn các từ ứng dụng.
<b>mũi tên</b>
<b>khen ngợi</b>
<b>áo len</b> <b>nền nhà</b>
(đọc theo thứ tự và sau đó là khơng theo thứ tự).Nếu học sinh chưa thể đọc
giáo viên sẽ đọc mẫu cho các em.
Giáo viên trình chiếu hình ảnh minh họa các từ ứng dụng, cho học sinh quan
sát và tự rút ra được từ ứng dụng (áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà).
<b>mũi tên</b>
<b>khen ngợi</b> <b>nền nhà</b>
<b>áo len</b>
áo len
khen ngợi
Cho học sinh đọc lại toàn bộ từ ứng dụng.
Lưu ý: Giáo viên chuẩn bị bài giảng điện tử, đồ dùng dạy học.
Giáo viên cho học sinh chơi trị chơi “Tìm đường về nhà”: (nếu còn thời gian)
Mục tiêu: Mở rộng thêm vốn từ cho các em về các từ có tiếng mang vần
vừa học.
Tiến hành: Giáo viên chuẩn bị bài giảng điện tử là khắc họa nội dung câu
chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”. Trên đường sang nhà bà ngoại, Cô bé
quàng khăn đỏ đã gặp rất nhiều con thú dữ, để vượt qua được những con
thú này cô bé phải trả lời được câu hỏi của chúng. Nhiệm vụ của các em
học sinh là giúp cơ bé tìm ra câu trả lời đúng để cơ bé có thể đến nhà bà
ngoại của mình.
+ Chướng ngại vật đầu tiên là con sói. Con sói đưa ra một hình ảnh và
u cầu cơ bé nói lên được hình ảnh vẽ gì?
nền nhà
Các em giúp cô bé trả lời là con ốc sên. Giáo viên hỏi vậy trong từ có vần
nào mà các em vừa học? Học sinh trả lời là vần ên.
Các chướng ngại vật tiếp theo giáo viên tiếp tục đưa ra các tình huống với
các con vật và hình ảnh có tứ chứa vần mà các em vừa học.
Với hình thức trị chơi như vậy các em sẽ cảm thấy thích thú hơn, giúp các
em “học mà chơi, chơi mà học”, mở rộng được vốn từ cũng như tìm hiểu
thêm và các đồ vật, con vật xung quanh mình với tên gọi của chúng. Giáo
viên cũng có thể thơng qua các hình ảnh như thế mà liên hệ với một số
kiến thức đơn giản bên ngoài nhằm giáo dục kĩ năng sống và mở rộng
hiểu biết cho các em.
Trên đây là hai ý tưởng, một về tổ chức một hoạt động cho một bài dạy, cụ thể là
hoạt động rút ra từ ứng dụng và hai là trò chơi nhằm mở rộng vốn từ cho các em
trong bài học vần en – ên. Mong thầy góp ý kiến, chỉnh sửa để em có thể rút ra
được kinh nghiệm hơn trong những bài sau và trong công tác sau này. Em xin
chân thành cám ơn Thầy đã xem nội dung ý tưởng của em!