Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Văn 9 TC Tuần 17 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.07 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 24/12/2020. Tiết 17,18. LUYỆN TẬP VĂN BẢN “CHIẾC LƯỢC NGÀ” I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Ghi nhớ, hệ thống lại những kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Chiếc lược ngà”. 2. Kĩ năng - Kĩ năng bài dạy: + Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong một truyện ngắn. + Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. * Kĩ năng sống : Giao tiếp, tư duy, lắng nghe trình bày. 3. Thái độ - Có thái độ học tập đúng đắn, biết trân trọng những giá trị tinh thần cao quý. - Giáo dục tình cảm trân trọng tình cha con, thái độ cảm thông với những nỗi đau của chiến tranh. 4. Năng lực hình thành - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực giao tiếp tiếng Việt. - Năng lực tự quản bản thân. - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ. II.CHUẨN BỊ - GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV, thiết kế, đọc tư liệu,... - Hs: xem lại kiến thức trong SGK, xem lại bài “Chiếc lược ngà”. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT - Vấn đáp tái hiện, nêu vấn đề, thuyết trình, gợi mở... - KT: động não, trình bày 1 phút, viết tích cực... IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) Lớp 9B. Ngày giảng. Sĩ số 45. Vắng. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS 3. Bài mới (85’) (1’) Giới thiệu bài Hôm nay cô trò chúng ta sẽ củng cố kiến thức và luyện tập văn bản “Chiếc lược ngà”. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: (10’) Mục tiêu: HDHS nhăc lại kiến thức Hình thức tổ chức: học tập theo lớp PP-KT: vấn đáp tái hiện, trình bày 1 phút I. Nhắc lại kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV yêu cầu HS nêu những 1. Tác giả, tác phẩm (SGK) nét ngắn gọn về: - Tác giả Nguyễn Quang Sáng. - Hoàn cảnh ra đời truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. HS trình bày 1 phút. GV chuẩn kiến thức 2. Nội dung, nghệ thuật chính GV yêu cầu HS nêu những Nội dung nét ngắn gọn về nội dung - Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là câu chuyện cảm và nghệ thuật của văn bản? động về tình cha con sâu nặng, đồng thời cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn mà nhân dân ta HS trình bày 1 phút. đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu GV chuẩn kiến thức nước. Nghệ thuật - Tạo tình huống éo le, bất ngờ. - Có cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. - Lựa chọn ngôi kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện. GV yêu cầu 2 HS đứng tại 3. Tóm tắt văn bản chỗ tóm tắt lại văn bản. Chỉnh sửa, bổ sung ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................ * Hoạt động 2 (65’) Mục tiêu: HDHS luyện tập Hình thức tổ chức: học tập theo lớp PP-KT: nêu vấn đề, động não, viết tích cực II. Luyện tập Câu 1 GV cho HS thảo Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Chiếc lược ngà” luận nhóm theo bàn. Gợi ý Thời gian 5’ - Chiếc lược ngà là một chi tiết xuất hiện nhiều lần trong GV yêu cầu 3, 4 truyện và có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương con sâu sắc nhóm bàn cử đại diện của ông Sáu. Chiếc lược ngà không chỉ là lời hứa với con trình bày. mà còn là cầu nối tình cha con trong sự xa cách. Nó mang HS nhận xét, bổ sung chứa tình yêu thương sâu nặng của ông Sáu với Thu – đứa GV chuẩn kiến thức. con bé bỏng, là kỉ vật thiêng liêng duy nhất của tình cha để lại trước lúc hi sinh. Nó như biểu tượng của tình cha con, tình đồng đội mà bom đạn và cái chết không thể chia cắt, hủy diệt được. - Chi tiết này có vai trò dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: tình.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> cha con sâu nặng trong cảnh ngộ chiến tranh.. GV cho HS thảo luận nhóm theo bàn. Thời gian 5’ HS trình bày, nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. - Giáo viên cho học sinh tìm hiểu đề - Lập dàn ý chung toàn lớp - Cá nhân viết bài sau đó giáo viên chấm điểm. Câu 2 Những tình huống nào trong truyện đã bộc lộ sâu sắc và xúc động tình cha con của ông Sáu và bé Thu? Hãy nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật xây dựng tình huống của tác giả? Gợi ý Truyện được xây dựng trên hai tình huống cơ bản: - Tình huống thứ nhất đó là cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường. - Tình huống thứ hai: ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương, mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa thể trao món quà ấy cho con. Nhận xét - Tình huống thứ nhất là tình huống cơ bản, tạo ra sự bất ngờ, trớ trêu đối với người cah. Qua tình huống ấy thái độ, tình cảm, diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu cũng được bộc lộ một cách quyết liệt và đi đến một kết thúc đầy cảm động. - Tình huống thứ hai: ông Sáu hi sinh khi chưa làm trọn lời hứa với con. Tình huống này tuy không gay cấn, dồn bức như 3 ngày ông về phép nhưng nó lại dồn nén tình cha con trong suốt chiều dài ông xa nhà. Ông miệt mài dồn tình yêu thương của mình vào từng chiếc răng lược, mài giũa sao cho bóng đẹp để chải mái tóc dài cho đứa con yêu. Tình huống thứ hai không chỉ nói lên tình cha con sâu nặng mà còn hàm chứa lời tố cáo, lên án chiến tranh. Chiến tranh đã gây ra cảnh cha xa con, vợ xa chồng, người còn kẻ mất, khổ đau bất hạnh. => Cả hai tình huống đều tập trung thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. TIẾT 2 Câu 3 Em hãy viết lại đoạn truyện kể về cuộc chia tay cuối cùng của cha con ông Sáu theo lời hồi tưởng của nhân vật bé Thu – cô giao liên. Gợi ý Gv hướng dẫn Trong truyện, tác giả chọn nhân vật ông Ba kể chuyện. Trong văn bản này, người kể chuyện là bé Thu, cô giao liên nay đã trưởng thành, hồi tưởng lại cuộc chia tay cuối cùng của hai cha con để kể lại. Như vậy, truyện được kể theo.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ngôi thứ nhất – xưng tôi. HS chú ý đến các tâm trạng, suy nghĩ của chính bản thân mình trong cuộc chia tay này. Viết đoạn văn trong khoảng một mặt giấy. Chỉnh sửa, bổ sung ........................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 4. Củng cố: (5’) - Gv đánh giá tiết học 5. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (5’) - Yêu cầu HS hoàn thiện các bài tập. - Xem lại kiến thức về văn bản “Chiếc lược ngà” - Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu lại kiến thức về biện pháp tu từ So sánh – Nhân hóa..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×